Bạn đang xem bài viết Một Số Điều Về Máy Ấp Trứng Gà Chọi Nhập được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà chọi nhập có nhiều điểm nổi trội nên được dân chơi ưa chuộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi. Để tăng nhanh số lượng đàn gà, người chăn nuôi rỉ tai nhau kinh nghiệm tìm mua máy ấp trứng tốt dành cho gà chọi nhập, giúp đạt hiệu quả cao.
Gà chọi nhập mang lại hiệu quả kinh tế
Nhiều cửa hàng buôn bán động vật cảnh ở TP Hồ Chí Minh cho biết, mấy năm gần đây, xuất hiện nhiều giống gà chọi nhập đá đâu thắng đó nên dân chơi gà đổ xô đi tìm mua. Giá bán loại này khá cao, lên đến 7-20 triệu đồng một con nhưng cuối năm, nhiều đơn vị không có đủ nguồn hàng để bán.
Gà chọi
Gà chọi nhập từ các nước như Mỹ, Anh, Thái Lan chuyên đi đá tại các đấu trường nổi tiếng thế giới, hòng tìm kiếm những chiến kê bất bại. Đặc điểm chung của các loại gà này có thân hình không quá to, cũng không quá bé đạt ở mức trung bình. Tốc độ rất nhanh, ra đòn chớp nhoáng, tính hiếu chiến cực cao và rất hung dữ, đã đấu thì phải đấu đến cùng không bỏ chạy. Những cú đá của gà chọi nhập được ví như những cú đấm của các võ sĩ quyền anh hạng nặng, nhược điểm của gà chọi nhập đó là kỹ năng né thấp hơn so với gà chọi thường.
Có cung ắt có cầu, phong trào nuôi gà chọi nhập phát triển nhanh ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Gà chọi nhập không những đáp ứng thỏa mãn niềm đam mê gà chọi, mà giống gà này còn giúp rất nhiều hộ dân có công ăn việc làm và phát tài một cách chóng mặt, có nhà lầu, xe hơi chỉ trong vài năm.
Kinh nghiệm tìm máy ấp trứng gà chọi nhập chất lượng tốt
Tại những trang trại chăn nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long còn thành lập các cộng đồng gà chọi nhập trên Facebook để chia sẻ kinh nghiệm về con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, trị bệnh cho loại gà đắt tiền này. Với tất cả các loại gà, nếu thuận theo tự nhiên để mái ấp trứng rồi nở, tỷ lệ sẽ không cao và thật lãng phí trứng. Vì thế, dân nuôi gà chọi nhập truyền tai nhau kinh nghiệm tìm mua máy ấp trứng gà chọi nhập chất lượng tốt, hiệu quả ấp trứng lên tới trên 90%. Hai phần quan trọng nhất đối với chiếc máy ấp trứng gà chọi nhập đó là thiết bị cảm biến nhiệt độ và độ ẩm, người mua cần lưu tâm:
Thiết bị cảm biến nhiệt độ
Đối với việc ấp trứng gà chọi nhập, thiết bị cảm biến nhiệt độ (sensor) là phần có tính chất quan trọng vì nó quyết định đến tỉ lệ nở của trứng. Một chiếc máy ấp trứng gà chọi tốt phải đảm bảo được nhiệt độ trong máy và bên ngoài bằng hoặc xấp xỉ nhau.
Hiện nay, thiết bị cảm biến nhiệt độ hàng đầu trên thế giới phải kể đến là Sensor SHT10 chính hãng của Thụy Sĩ. Loại này được các nhà máy ấp trứng gia cầm lớn nhất thế giới sử dụng phổ biến. Bởi lẽ, độ phân giải của cảm biến này đạt đến đơn vị 1/10 nghĩa là thay vì 37.5⁰C, có thể nhận biết chính xác đến 37.50⁰C theo dãy số 37.51⁰C – 37.52⁰C …Từ đó, nhiệt độ sẽ được đảm bảo trong quá trình thuật toán điều nhiệt nhiệt thực thi trong máy.
Thiết bị cảm biến độ ẩm
Cùng với thiết bị cảm biến nhiệt độ, độ ẩm cũng đóng vai trò quan trọng với tỉ lệ nở của trứng. Thiết bị Sensor SHT10 phân giải độ ẩm cũng ở mức 1/10 như nhiệt độ với bước đơn vị 55.1%RH – 55.2%RH. Việc chọn máy ấp trứng có độ ẩm thích hợp và ổn định giúp bạn bảo vệ trứng tránh được hiện tượng sát trứng, đảm bảo việc nở trứng được diễn ra đồng đều.
Ấp Trứng Tự Nhiên (Ấp Trứng Bằng Con Mái)
Ấp trứng tự nhiên là dùng con mẹ (đẻ trứng) hoặc con mái khác để ấp trứng. Thí dụ gà đẻ hết trứng là đòi ấp, nếu nuôi nhiều gà đẻ có thể dồn trứng lại cho một con ấp, hoặc cho gà tây ấp, thậm chí cho ngỗng mái ấp…
Khái niệm ấp trứng tự nhiên
Các giống gia cầm (gà, ngan, ngỗng) địa phương như gà ta, ngan Dé, ngỗng Sen sau khi đẻ hết trứng (một lần đẻ) thường có tính đòi ấp cao. Tính đòi ấp phụ thuộc vào giống, tình trạng sức khoẻ và chế độ nuôi dưỡng. Những giống gà địa phương thân hình nhỏ, hướng trứng như gà Ri, ngỗng Sen… thường có tính đòi ấp cao, nuôi con khéo hơn các giống gia cầm có ngoại hình to hướng thịt như gà Hồ, gà Đông Cảo, vịt Bầu, ngỗng Sư tử, ngan Trâu… Các giống gia cầm công nghiệp hầu như mất tính đòi ấp.
Ở nước ta, gia đình nông dân nào cũng có nghề chăn nuôi gia cầm giống địa phương. Gà, ngan hoặc ngỗng sau một lần đẻ hết trứng, nguòi ta cho con mẹ ấp. Ấp tự nhiên không đòi hỏi thiết bị, không tốn công chăm sóc, tỷ lệ nở khả cao, gà hoặc ngan, ngỗng con nở ra khoẻ mạnh, phù hợp với chăn nuôi tiểu nông. Nhưng ấp tự nhiên có nhược điểm: không ấp được nhiều trứng cùng một lúc, phụ thuộc vào thời tiết và sức khoẻ của con mái ấp. Con mái ấp đi kiếm ăn, chểnh mảng ấp làm trứng mất nhiệt ảnh hưởng đến phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở. Con mái sau khi ấp có thể gầy yếu phải mất thời gian dài mới khôi phục lại sức khoẻ và đẻ trứng tiếp, vì thế năng suất trứng rất thấp. Nếu còn phải nuôi con nữa thì số trứng đẻ ra trong một năm không được là bao.
Chọn con mái ấp
Con mái dùng để ấp phải có bộ lông phát triển, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, cánh rộng, chân cao vừa phải và không có lông chân. Những con ấp khéo thường tự điều chỉnh nhiệt độ ập rất tốt như mùa hè nóng con ấp thỉnh thoảng bỏ ấp trong thời gian ngắn để làm mát trứng, nhưng mùa đông lạnh thường chúng ham ấp, hầu như không bỏ ổ, người nuôi phải đặt thức ăn, nước uống kề ổ ấp. Gia cầm ấp khéo còn biểu hiện tính “cẩn thận” như lên xuống nhẹ nhàng đảo trứng thường xuyên từ trong ra ngoài, ngoài vào trong, mặt trên xuống mặt dưới; tính hung dữ như xù lông, mổ khi có người đến hoặc con vật khác vào gần.
Dùng gà tây để ấp trứng gà, trứng ngỗng, trứng ngan rất tốt, ấp được nhiều trứng, tỷ lệ trứng ấp nở cao do gà tây có bộ lông dày, cánh rộng.
Những gia cầm bị bệnh, yếu loại bỏ, không dùng để ấp trứng.
Làm ổ ấp
Ổ ấp có thể làm bằng sọt tre, thúng, rổ… trong lót rơm hoặc phoi bào. Nếu nuôi nhiều gà đẻ và nhiều con ấp thì nên đóng ổ đẻ 2 tầng, mỗi tầng 3 – 5 ổ, khung làm bằng tre hoặc gỗ, xung quanh ghép cót hoặc phên, tre nứa. Kích thước của ổ mỗi chiều 40 x 40cm hoặc 35 x 40cm đối với gà ấp, còn với ngỗng, gà tây – 60 x 60cm.
Mùa rét lót ổ dầy hơn mùa hè. Lót ổ được làm theo hình lòng chảo để giữ trứng, nhưng không được sâu tránh trứng dồn thành đống.
Ổ gà ấp có thể đặt lên cao khỏi mặt đất 0,5 – 1m nhung ổ gà tây, ổ ngỗng, ổ ngan ấp đặt ngang trên mặt đất. Các ổ phải được buộc chặt vào các giá đỡ để con ấp nhảy lên không bị đổ. Nếu ổ ấp đặt liền nhau thì phải có phên ngăn cách giữa các ổ để tránh ấp nhầm hoặc mổ cắn nhau khi tranh nhau ấp.
Đặt ổ ấp nơi yên tĩnh, thoắng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa. Không nên đặt ổ ấp trong bếp đun nấu hoặc phòng quá lạnh.
Phòng đặt ổ ấp phải có nền và tường bao quanh xây gạch hoặc láng xi măng để tránh chuột, rắn vào ăn trứng, cắn chết con ấp.
Số lượng trứng cho một ổ phụ thuộc vào giống: gà Ri 15 – 18 quả; gà Hồ, gà Đông Tảo 13 – 15 quả; gà tây 15 – 20 quả; ngỗng 10 – 12 quả (trứng của con mẹ đẻ ra). Nếu dùng gà tây có thể ấp được 25 – 30 trứng gà hoặc 15 – 20 trứng vịt, 12 – 15 trứng ngỗng.
Trứng ấp được 6 – 7 ngày có thể đem soi qua bóng đèn dầu hoặc đèn điện để loại những trứng sáng (không phôi), trứng chết phôi. Sau khi loại trứng, nên dồn trứng lại để đủ cho một số con ấp. Nếu còn thừa ra, chăm sóc cho chóng lại sức để đẻ tiếp lứa sau.
Chăm sóc con ấp và ổ ấp
Không nên thay đổi vị trí ổ ấp, vì con ấp thường quen ổ áp cũ. Nếu di chuyển ổ ấp phải tiến hành vào ban đêm, đặt ổ nhẹ nhàng, tránh xáo trộn nhiều.
Hàng ngày con ấp thường chỉ rời ổ 1 – 2 lần để kiếm thức ăn và uống nước và thải phân, vì vậy nếu thấy gà xuống ổ phải cho ăn riêng để gà ăn được nhiều, mau chóng lên ổ. Đối với những con say ấp, nhất là gà tây thường không chịu rời ổ để ăn uống và thải phân, vì vậy phải bắt thả ra sân vườn cho thải phân, ăn uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Chú ý cho ăn lượng và chất đầy đủ, đặc biệt cho ăn thêm rau xanh non, nhất là gà tây và ngỗng. Nhặt phân ở ổ ấp, nếu ổ ấp bẩn phải thay chất lót ổ.
Sau khi gia cầm nở hết, bắt mẹ và con ra khỏi ổ. Nhốt riêng và vệ sinh ổ ấp – đốt bỏ chất lót ổ, ngâm thúng, rổ, rửa sạch, phơi khô để dùng làm ổ cho đợt sau.
Những gia cầm sử dụng để ấp (gà, gà tây) sau khi ấp xong (trứng nở) có thể sử dụng để ấp tiếp mẻ khác nếu chúng khoẻ mạnh. Những con sử dụng chuyên để ấp này phải được chăm sóc tốt – ăn uống đầy đủ. Con ấp có khoẻ, béo mới say ấp và có thể tạo nhiều nhiệt cung cấp cho trứng ấp.
Kỹ Thuật Ấp Trứng Gà Đông Tảo Bằng Máy Ấp Trứng Mactech
Chào các bạn, nhiều bạn hiện nay thắc mắc về kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy như thế nào và làm thế nào để trứng có tỉ lệ nở cao. Thực ra kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy cũng tương tự như cách ấp trứng gà thông thường chứ không có gì đặc biệt. Về vấn đề làm thế nào để trứng gà Đông Tảo có tỉ lệ nở cao thì các bạn cần chú ý trong những ngày trứng sắp nở và cả chất lượng trứng thì tỉ lệ nở mới cao. Trong bài viết này, Mactech sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy ấp trứng Mactech và một số lưu ý để có tỉ lệ nở cao hơn.
Các nội dung chính trong bài viết
Kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy ấp trứng Mactech
Như vừa nói ở trên, trứng gà Đông Tảo hay trứng gà ta thì quy trình và kỹ thuật ấp là tương tự nhau. Khi ấp trứng bằng máy, các bạn cần vệ sinh sạch sẽ sau đó kiểm tra kỹ máy ấp trứng để đảm bảo máy hoạt động bình thường. Các bạn chú ý là trong sách hướng dẫn sử dụng máy ấp trứng của Mactech đã có hướng dẫn chi tiết về cách kiểm tra, test máy nên các bạn hãy làm theo đúng hướng dẫn để đảm bảo máy vẫn đang hoạt động bình thường. Sau khi đã kiểm tra xong, các bạn hãy cài đặt nhiệt độ và độ ẩm để ấp trứng gà Đông Tảo. Nhiệt độ ấp trứng gà Đông Tảo là 37,5 và độ ẩm các bạn đặt 40 – 50% là được.
Sau khi cài đặt xong máy ấp, các bạn hãy bật máy để máy chạy khoảng 1 – 2 giờ cho ổn định nhiệt độ. Trong thời gian chờ máy các bạn hãy chọn trứng để ấp. Nên chọn các trứng đều nhau, không quá to cũng không quá nhỏ, ngoại hình cân đối, vỏ không bị nứt. Nếu bạn có ít trứng quả to nhỏ không đều và vẫn muốn ấp hết thì cũng không sao nhưng thường quả to sẽ nở muộn hơi quả nhỏ một chút. Nói trước vậy để các bạn không lo lắng khi trứng nở không đều.
Sau khi chọn trứng xong, các bạn thực hiện khử trùng cho trứng hoặc dùng khăn bông lau sạch vỏ trứng bên ngoài là được. Xếp trứng vào trong khay đựng trứng sao cho trứng đứng thẳng đầu to của trứng hướng lên trên đầu nhỏ hướng xuống dưới. Một chú ý nhỏ đó là các dòng máy ấp trứng mini của Mactech thì các bạn xếp trứng mới ở khay trên, trứng cũ chuyển dần xuống khay dưới. Đối với các dòng máy ấp trứng công nghiệp của Mactech thì làm ngược lại, trứng mới đặt khay dưới trứng cũ chuyển dần lên trên.
Trong quá trình ấp trứng, tới ngày ấp thứ 7 bạn cần soi trứng để lọc ra các trứng không có trống, trứng chết phôi, trứng có phôi nhưng không phát triển. Đèn soi trứng gà các bạn chỉ cần dùng đèn pin siêu sáng thôi là được chứ không cần phải dùng các loại đèn soi trứng đắt tiền vì hiệu quả như nhau. Các bạn có thể soi trứng vào các ngày 14 hoặc 18 để kiểm tra sự phát triển của trứng.
Trứng gà Đông Tảo ấp khoảng 19 – 21 ngày thì trứng sẽ nở. Khi trứng sắp nở cách khoảng 1 ngày, hãy chuyển trứng vào máy nở hoặc cho trứng xuống phía sàn dưới cùng của máy. Nếu cho trứng xuống dưới sàn, hãy lót một tẩm thảm mút để gà nở ra đi lại không bị trượt chân dễ gây choãi chân.
Sau khi trứng nở, tiếp tục để gà con ở trong máy để gà con khô lông. Sau khoảng khoảng 4 – 5 giờ, gà con khô lông thì bạn chuyển gà ra chuồng úm để úm gà con.
Một vài lưu ý để tăng tỉ lệ nở của trứng
Chất lượng của phôi trứng ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ nở. Thường gà Đông Tảo có đôi chân to nên đạp mái kém dẫn đến chất lượng trứng không cao. Chính vì thế tỉ lệ nở của trứng gà Đông Tảo không bằng được trứng gà ta chứ không phải do máy ấp trứng kém hay do sai sót về kỹ thuật ấp.
Nếu trứng nở muộn: nguyên nhân do trứng thiếu nhiệt, bạn hãy tăng nhiệt độ ấp lên 0,1 – 0,2 độ C.
Nếu trứng nở sớm: nguyên nhân do thừa nhiệt, bạn hãy giảm nhiệt độ cài đặt xuống 0,1 độ C.
Nếu trứng bị sùi nước vàng, gà chết bên trong: nguyên nhân do nhiệt độ quá cao, bạn hãy giảm bớt nhiệt độ cài đặt xuống 0,1 – 0,2 độ C.
Nếu trứng khẻ mỏ mà không đạp được vỏ ra chết ngạt bên trong: nguyên nhân thường vẫn là do thiếu nhiệt, bạn hãy tăng nhiệt độ cài đặt thêm 0,1 độ C.
Với kỹ thuật ấp trứng gà Đông Tảo bằng máy ấp trứng Mactech vừa nêu trên, nếu bạn còn thắc mắc về kỹ thuật ấp hãy liên hệ ngay với Mactech theo số hotline để được tư vấn cụ thể hơn.
Giá Máy Ấp Trứng Gà, Vịt, Ngan,… Các Loại Máy Ấp Trứng Tốt, Giá Rẻ Hiện Nay
Nếu bà con đang sở hữu một trang trại chăn nuôi các loại gia cầm, thủy cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng… và đang cân nhắc về việc đầu tư máy ấp trứng cho trang trại của mình? Bài viết này sẽ giúp bà con giải đáp những ưu và nhược điểm của máy ấp trứng, cũng như giá các loại máy ấp trứng trên thị trường hiện nay.
Nhược Điểm Của Phương Pháp Ấp Nở Trứng Tự Nhiên
Nhiều bà con thường quan niệm rằng để con mái tự ấp nở trứng tự nhiên là cách tốt nhất để trứng nở nhiều, con non sinh ra sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan niệm này là không có cơ sở. Bởi lẽ đối với quy trình ấp trứng tự nhiên sẽ tồn tại những nhược điểm như sau:
– Sức khỏe của con mái không đảm bảo: Thời gian ấp trứng thường kéo dài khoảng 20 đến 30 ngày tùy thuộc từng loại gia cầm. Trong khoảng thời gian này, vì bận ấp trứng, con mái sẽ rất ít ra khỏi tổ để kiếm thức ăn mà chỉ ngồi ấp tại chỗ, khiến chúng giảm trọng lượng và trở nên gầy còm, mất nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe cho lần đẻ tiếp theo.
– Giảm năng suất đẻ trứng: Nếu con mái bận ấp trứng và nuôi con thì hiển nhiên chúng sẽ ngừng đẻ cho đến khi con non ra đời và cứng cáp. Điều này dẫn đến khả năng và số lượng trứng đẻ được trong vòng một năm sẽ giảm, bà con không thu được nhiều trứng thành phẩm gây thiệt hại đến lợi nhuận.
–Trứng nở không đều, giảm tỷ lệ trứng nở: Ấp trứng tự nhiên đi kèm với những nguy cơ như: con mái đạp nát hoặc ăn luôn trứng trong quá trình ấp trứng, những quả trứng nằm ngoài tổ nhận được ít nhiệt từ con mái khiến chúng nở muộn hoặc thậm chí không nở…
– Phụ thuộc vào thời tiết: Yếu tố thời tiết quyết định rất lớn đến tỉ lệ ấp nở thành công. Vào mùa đông, mỗi lần con mái ra ngoài kiếm ăn thì trứng trong tổ sẽ bị nhiệt độ môi trường rất thấp làm cho lạnh đi dẫn đến hỏng trứng. Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 40 0C, trong khi trứng nở ở mức nhiệt 37.5 0 C, điều này khiến trứng nở trước thời hạn, con non sinh ra sức khỏe yếu.
Những nhược điểm kể trên là lý do khiến nhiều trang trại chăn nuôi quyết định đầu tư mua máy ấp trứng. Và thực tế đã chứng minh tác dụng của chiếc máy này trong việc khắc phục những nhược điểm của ấp trứng tự nhiên, đồng thời tăng hiệu quả sản xuất với các ưu điểm như sau:
– Giữ mức nhiệt ổn định: máy ấp trứng vận hành liên tục sẽ không ngừng tỏa nhiệt cho trứng trong lò, cùng với quạt gió sẽ giúp khí nóng lưu thông, khiến toàn bộ trứng đều nhận được nhiệt lượng như nhau. Nhiệt độ của máy được đo tự động bằng cảm biến, được điều chỉnh thông qua bảng điều khiển.
– Có cơ chế đảo trứng tự động: với những máy ấp trứng được trang bị thêm chế độ đảo trứng tự động, chúng sẽ nhận nhiệm vụ đảo trứng liên tục để điều hòa nhiệt độ, độ ẩm và không khí tại mọi vị trí của trứng, đồng thời tránh để phôi dính vào vỏ trứng.
– Duy trì độ ẩm: máy ấp trứng sẽ cung cấp độ ẩm thay thế cho trường hợp trứng được ấp ở môi trường bên ngoài, làm mát trứng khi ấp ở nhiệt độ cao, giúp trứng không bị khô nóng, tránh được tình trạng trứng ung, chết phôi, gà nở sớm và yếu ớt.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều loại máy ấp trứng hiện đại đã ra đời với đa dạng chủng loại và giá cả, tùy thuộc vào công suất máy hay số trứng ấp được trong một lần, chế độ đảo trứng tự động hoặc thủ công, loại vật liệu làm máy, chế độ tạo ẩm…
Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Điều Về Máy Ấp Trứng Gà Chọi Nhập trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!