Xu Hướng 12/2023 # Món Ăn Bài Thuốc Từ Gà Ác # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Món Ăn Bài Thuốc Từ Gà Ác được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gà ác hay còn có tên là gà đen, ô cốt kê là một giống gà quý có thân hình nhỏ nhưng chắc thịt. Đặc trưng của gà ác là toàn thân, chân đều có màu đen tuyền. Gà ác có giá trị dinh dương cao nên thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh. Cùng tìm hiểu một số món ăn bài thuốc từ gà ác.

1. Giá trị dinh dưỡng của gà ác Gà ác thường có kích thước khá nhỏ, nhiều con chỉ khoảng 3-400g. Không chỉ thân mình, chân mà toàn bộ thịt, xương, nội tạng của gà ác đều có màu đen tuyền, rất dễ phân biệt với các giống gà đen khác.

Trong thịt gà ác rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein với nhiều acid amin quý tốt cho sức khỏe. Hàm lượng chất béo thấp nên rất phù hợp để làm thuốc.

Theo đông y gà ác có vị ngọt, mặn, tính bình, vị thơm, không độc. Có tác dụng bổ gan thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết. Trên lâm sàng dùng trong bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy, người cao tuổi.

2. Các món ăn bài thuốc từ gà ác Gà ác có thể chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hầm và nấu cháo, giúp giữ được trọn vẹn dinh dưỡng và dễ ăn.

Gà ác khoảng 1kg. Đảng sâm 20g, Táo đỏ 5 quả, Kỷ tử 10g, Hạt sen 30g, Hoài sơn 10g. Các gia vị vừa đủ

Cho gà lên hấp cách thủy trong 1 giờ thì bỏ ra ăn nóng

Công dụng: bồi bổ sức khỏe, tăng cường khí huyết

Nguyên liệu: Gà ác 1 con khoảng 1kg. Hạt sen 50g. Nấm hương tươi 5 cái. Gia vị vừa đủ

Cách chế biến: gà ác làm sạch rồi rửa nước muối loãng, sau đó để ráo nước. Đem gà đi nướng sơ cho săn thịt và thơm ngon hơn. Hạt sen rửa sạch luộc sơ qua rồi đổ nước đi để tránh chát. Cho gà và hạt sen vào trong nồi, thêm 1 lít nước đổ ngập rồi đun to lửa đến khi sôi, hớt bọt, nêm các gia vị và cho nấm hương tươi vào rồi cho lửa liu riu khoảng 30 phút cho gà chín mềm là được.

Công dụng: Bồi bổ sức khỏe, tốt cho phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy

Nguyên liệu: Gà ác 1kg, Ngải cứu 1 mớ, Đậu đen 30g

Cách chế biến: Gà ác rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo nước. Đậu đen ngâm với nước ấm trong 30 phút cho nở. Ngải cứu nhặt bỏ cọng già và lá héo úa, đem rửa sạch.

Cho gà vào nồi, cho đậu đen vào bụng gà, cho ngải cứu vò nhẹ phủ lên trên rồi thêm khoảng 100ml nước. Sau đó đem hầm trong 1 giờ cho tất cả đều chín mềm thì có thể ăn

Tác dụng: ôn trung trừ hàn, bồi bổ sức khỏe, rất tốt cho phụ nữ mang thai, người bị đau bụng kinh, người mới ốm dậy tiêu hóa kém

Nguyên liệu: Gà ác 1 con khoảng 500g. Gạo tẻ 1 nắm, gạo nếp 1 nắm. Hành tím, rau ngò, gia vị vừa đủ

Cách chế biến: Gạo vo sạch, gà ác làm sạch để ráo nước. Đem gà ác đi luộc cho chín, sau đó gỡ hết thịt gà ác vào 1 bát tô. Dùng xương gà ác và nước luộc gà đem đi nấu cháo cho đến khi gạo nở và chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Phần thịt gà ác đem phi hành tím cho thơm rồi cho vào xào cho săn lại, nêm gia vị vừa ăn.

Múc cháo ra bát, múc thịt gà ác lên trên, thêm hành khô, rau mùi, hành lá cho thơm. Ăn nóng

Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, tốt cho người mới ốm dậy tiêu hóa kém

Gà ác vừa ngon, bổ lại chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Nhưng cũng chỉ nên ăn 1 tuần từ 1-2 lần không nên ăn quá nhiều.

Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe hãy liên hệ ngay với NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG số 5-7 Khu tập thể Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline: 0943986986 – 0937638282 Bác sĩ Thúy Hường (Thọ Xuân Đường)

Những Món Ăn Bài Thuốc Bổ Dưỡng Từ Thịt Gà Ác

Gà ác là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền còn có thể tạo ra những món ăn bài thuốc giúp chữa trị nhiều bệnh.

Đen đúa, nhỏ bé, xấu xí nhưng gà ác lại loại thực phẩm bổ dưỡng được các thầy thuốc Đông y lưu truyền thành bài thuốc danh bất hư truyền và được y học hiện đại săn đón.

Gà ác món ăn bài thuốc danh bất hư truyền

Tìm hiểu công dụng gà ác – không phải gà nào đen cũng… “ác”Tổng hợp một số kiến thức Y học cổ truyển từ Thư Viện Y Dược, gà ác còn được gọi với tên thuốc là Ô kê nhục, có vị ngọt mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc và có công hiệu đại bổ khí huyết, bổ can thận, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kiết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, đặc biệt là với phụ nữ sau khi sinh.Thịt gà ác ăn thơm ngon hơn thịt gà thường và có nhiều chất dinh dưỡng. Về thành phần hóa học, thịt gà ác có ít lipid, rất giàu vitamin, gồm khoảng 18 loại axit amin, nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Mg, Mn, Cu… Trong 100g thịt gà ác có 22,3 protid (thịt gà thường chỉ có 18,2-20,3g), 2,3g lipid (thịt gà thường có 7,5-10,5g), 17mg canxi, 2,4mg sắt, 210 mg photpho…Đây là một giống gà quí được bà con ta nuôi ở một số vùng để lấy thịt làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh.Bác sĩ Thanh Hậu giảng viên đào tạo hệ Trung Cấp Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược tại TPHCM cho biết: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong gà ác cao hơn nhiều so với các loại thịt khác, bên cạnh hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, cho nên gà ác là món ăn chống suy nhược, chữa đau đầu, bồi bổ cơ thể rất tốt. Gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận, đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xươngTrong thực tế, để nâng cao công dụng của thịt gà ác, người ta thường phối hợp thực phẩm này với một số vị thuốc khác để chế biến thành những món ăn – bài thuốc vừa ngon miệng vừa có tác dụng chữa bệnh tốt.Một số công thức chế biến món ăn bài thuốc từ gà ác thường dùng Công thức 1:Nguyên liệu: 100g thịt gà ác, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g.Cách làm: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho gà vào nồi hầm cùng đông trùng hạ thả và hoài sơn cho thật nhừ, nem gia vị vừa đủ, chia làm vài lần ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng bổ tinh khí, cường gân cốt, những người cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu ăn rất tốt.

Gà Ác: Món Ăn, Bài Thuốc Danh Bất Hư Truyền

Nhỏ bé, đen đúa, xấu xí, nhưng gà ác lại là thực phẩm bổ dưỡng được Đông y nâng niu gìn giữ ngàn đời và giờ lại được y học hiện đại săn đón.

Gà ác là giống gà nhỏ con, trọng lượng chỉ khoảng 200-300g, thịt ngon nhất trong độ 4-5 tuần tuổi, nuôi thêm nữa trọng lượng cũng không tăng. Giống gà này quê hương ở Đồng bằng sông Cửu Long, vốn được nuôi thả rông. Nhưng bây giờ, gà ác đã “phiêu du” nhiều nơi, được nuôi ở nhiều vùng, được đóng hộp xuất sang nước ngoài. Đặc điểm của gà ác là có lông trắng nhưng thịt, xương và nội tạng đều có màu đen. Khác biệt nữa của giống gà này là chúng có 5 ngón chân (ngũ trảo).

Tại một số chợ các tỉnh phía Bắc hiện có không ít hàng bán gà ác loại 600-700g với lời giới thiệu là gà ác từ Trung Quốc. Xin thưa, bên Trung Quốc thương hiệu gà Tây Hoa (Teihei) hay còn gọi là ô kê đã trở thành đặc sản quý giá được mang làm quà biếu cho chính khách ngoại giao, nên thật khó để tin rằng chúng lại xuất hiện trên các quầy chợ nhỏ. Loại gà này có nhiều điểm giống gà ác (lông màu trắng và thịt, xương đen). Song giống gà này cũng có thể trọng lớn, con to lên đến 1,8-2kg. Nên những chú gà ác 600-700g kia chắc chắn là gà ác lậu, nguồn gốc không rõ ràng. Vì vậy để tránh mua gà ác dởm, bạn nên phân biệt nhờ vào thể trọng và ngón chân.

Lợi ích thấy rõ của gà ác

Gà ác nhỏ mình nhưng phẩm chất dinh dưỡng cao: giàu vi khoáng, protein mà ít chất béo. Bạn có thể tưởng tượng rằng, phải mất vài bữa để ăn hết một con gà nặng 2kg thì may ra mới đủ dinh dưỡng bằng 10 phút ăn hết một con gà ác nặng 200g. Chính vì vậy, lợi thế của gà ác không chỉ nằm ở hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn ở việc khiến người ta dễ ăn, thuận lợi trong việc nạp dinh dưỡng nhất là với trẻ em, người mới ốm dậy, kẻ chán ăn…

Gà ác xưa kia được xếp vào hàng “tứ linh hội” (dái dê, rắn, rùa, gà ác) dùng cho bậc quân vương, thế gia để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp… SáchY học cổ truyền viết rằng gà ác có vị ngọt, tính bình, không độc, mùi thơm bổ gan, thận, bổ máu. Do vậy, gà ác nằm trong các bài thuốc chữa khí hư, suy nhược, tiểu đường, tỳ hư, chán ăn, mồ hôi trộm, kinh nguyệt không đều, nóng nực, đau nhức trong xương cốt, chứng huyết áp thấp, chân tay lạnh, da nhợt nhạt…

Trong các tài liệu y học cổ của Việt Nam, danh y Hải Thượng Lãng Ông đã nhắc đến nhiều bài thuốc dùng gà ác. Theo đó gà ác đặc biệt có công dụng với phụ nữ mang thai, sản phụ, trẻ em còi xương, người gầy yếu, ốm dậy, chán ăn… Đặc biệt một số người dễ dị ứng thì khi ăn thịt gà ta có thể nổi mẩn ngứa ngáy nhưng gà ác thì không gây ngứa, dị ứng.

Còn y học hiện đại đánh giá gà ác có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với các giống gà thông thường khác. Trong những năm gần đây, nhằm phát triển các giống gà thịt đen giàu dinh dưỡng, Viện Chăn nuôi Việt Nam (Bộ NN&PTNT) đã nuôi và phân tích dinh dưỡng của gà ác: chúng có nhiều axit amin (khoảng 18 loại) với hàm lượng cao hơn hẳn so với gà thường.

Đồng thời, gà ác giàu nguyên tố vi lượng như sắt, calci, kẽm. Trong 100g thịt thì sắt trong gà ác chiếm 7,9% trong khi gà ri là 3,9%. Đặc biệt, gà ác giàu protein hơn gà thường nhiều lần: gà ác có 22,3g protein/100g thịt trong khi đó gà ta có chỉ số là 7,5-10,5g/100g.

Trứng gà ác chỉ nhỏ như chứng chim cút nhưng hàm lượng dinh dưỡng lớn vì lòng đỏ nhiều. Bởi những đặc điểm trên nên gà ác nhỏ mình nhưng được ca ngợi và đắt giá hơn hẳn gà thường.

1. Chữa thiếu máu (Gà hầm ngũ vị): Gà ác 1 con, sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g. Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng.

2. Phục hồi sức khỏe (Gà tiềm thuốc bắc): Gà ác 1 con, đương quy, kỷ tử, táo Tàu, hoài sơn, xuyên khung, nhân sâm, thục địa, ý dĩ, hạt sen. Các vị thuốc bắc ngâm nở xếp xung quanh gà, nêm gia vị, cho vào nấu cách thủy. Cho thêm một lát gừng (để vỏ, nướng sơ giúp tránh lạnh bụng). Bài thuốc này giúp bổ khí huyết, phục hồi sức khỏe, chống lạnh tay chân, huyết áp thấp, giúp da sáng hồng hào.

Thịt gà ác 1 con, hoàng kỳ 30-50g mang hấp cách thủy có tác dụng điều hòa khí huyết, chữa kinh nguyệt không đều.

4. Tăng cường sinh lý: Gà ác cho vào ngâm rượu uống hàng ngày có tác dụng tráng dương, chữa đau lưng, nhức mỏi.

Đúng điệu thưởng thức

– Chớ ham to mà chọn gà lớn, vì gà ác trong khoảng 180-250g sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.

– Khi làm thịt, bạn nhớ không cắt tiết mà nên bóp gà chết thì dưỡng chất trong gà sẽ không hao tổn.

– Người xưa rất tinh tế và tuân thủy quy củ khi làm món gà ác tiềm cách thủy để giữ trọn vẹn tinh chất của gà. Nhưng thời gian để hấp cách thủy thường lâu (180 phút) nên hiện nay các nhà hàng thường nấu trực tiếp món này trên lửa lớn cho nhanh. Việc nấu trực tiếp làm mất đi đáng kể lượng chất bổ và nước dùng sẽ bị đục. Vì vậy, nếu ăn món gà ác tiềm tại các nhà hàng, bạn nên cho nhà hàng biết rõ yêu cầu của mình.

Lưu ý

– Khi tiềm gà thuốc Bắc, người ta thường bỏ mề, ruột lấy thân, tim gan gà. Nhưng bạn hãy giữ lại mỏ, mề, ruột, móng rửa sạch nướng sơ để ngâm rượu uống sẽ rất tốt cho chức nhức mỏi.

– Vì gà ác giàu dưỡng chất nên không nên ăn quá nhiều. Người lớn dùng 2 con/tuần và trẻ em chỉ nên ăn tuần một lần, mỗi lần nửa con.

Nguồn: SKGĐ

Món Ăn – Bài Thuốc Ngon Lạ Từ Lá Đinh Lăng

Đinh lăng là loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, có nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ. Các món ăn chế biến với lá đinh lăng vừa tạo cảm giác ngon, lạ miệng vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể.

Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…

Theo y học hiện đại, lá đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như Saponin, Glucoxit, Vitamin B1, Flavonoit, Axitamin, Alcaloit…

Trứng chiên lá đinh lăng

Nguyên liệu:

Lá đinh lăng 1 nắm vừa

Trứng 3-4 quả (sử dụng trứng gà sẽ tốt hơn)

Hành khô nửa củ 

Gia vị: Dầu ăn, muối, bột ngọt

Cách làm:

– Lá đinh lăng rửa sạch thái nhỏ.

– Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.

– Đập trứng vào bát tô sau đó cho lá đinh lăng cùng 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, đánh đều hỗn hợp.

– Đổ dầu lượng vừa vào chảo phi thơm hành. Từ từ đổ hỗn hợp trứng và lá đinh lăng vào chiên dưới lửa nhỏ.

– Sau khi vàng một mặt rồi thì bạn khéo tay cuộn tròn trứng lại. Để tầm 2 -3 phút nữa là được.

– Cho ra đĩa, cắt từng khoanh vừa, thưởng thức cùng cơm nóng.

Cháo đinh lăng – tim lợn

Nguyên liệu:

Gạo 100gr

Tim lợn một cái

Lá đinh lăng 1 nắm vừa

Gừng nửa củ

Gia vị: Muối, bột ngọt, nước mắm, tiêu, rượu trắng

Cách làm:

– Tim lợn làm sạch, thái miếng vừa ăn rồi ướp với 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê bột ngọt, gừng (băm nhỏ), 2 thìa cà phê rượu trắng, nửa thìa cà phê tiêu.

– Lá đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ.

– Gạo vo sạch, bỏ vào nồi đem hầm với lượng nước vừa đủ.

– Sau khi cháo chín thì cho lá đinh lăng và tim lợn (đã chắt nước) vào hầm chung.

– Đến khi tất cả nguyên liệu đều chín thì nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp.

– Thưởng thức khi cháo còn nóng sẽ rất ngon.

Món cháo đinh lăng – tim lợn rất thích hợp cho người mới ốm dậy.

Sườn non hầm lá đinh lăng

Nguyên liệu:

Sườn non 200gr

Lá đinh lăng 200gr

Hành khô 1 củ

Gia vị: Dầu ăn, muối, bột ngọt, nước mắm

Cách làm:

– Sườn non rửa sạch, ướp với 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê nước mắm trong tầm 15 phút.

– Hành khô bóc bỏ, rửa sạch băm nhỏ.

– Lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước.

– Bắc nồi lên bếp cùng 1 thìa canh dầu ăn phi thơm hành. Sau đó, đổ sườn vào xào đều tay cho đến khi thịt săn lại thì thêm lượng nước vừa đủ vào.

– Đậy nắp vung kín, tiếp tục đun cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa.

– Đun đến lúc sườn chín mềm thì cho lá đinh lăng vào rồi vặn lửa lớn. Nước canh sôi tầm 2 phút, nêm lại gia vị vừa miệng là tắt bếp.

– Canh sườn non hầm lá đinh lăng thưởng thức cùng cơm nóng sẽ rất tuyệt vời. Đây là món ăn có tác dụng rất tốt đối với sản phụ bị tắc sữa.

– Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

– Chữa đau lưng, mỏi gối: Dùng thân, cành đinh lăng 20-30g sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.  Bạn có thể kết hợp cả cam thảo dây, rễ cây xấu hổ, cúc tần.

– Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

– Bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sữa: Lấy 30-40g rễ cây đinh lăng, sắc với 500ml nước lấy còn 250ml. Uống nóng.

– Chữa đau lưng, mỏi gối: Lấy 20-30g thân và cành đinh lăng, rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây sắc lấy nước, uống 3 lần mỗi ngày.

– Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

– Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g; tam thất 20g; tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version

Những Bài Thuốc Bổ Dưỡng Từ Gà Ác

Theo Dược sĩ CKII Đỗ Huy Bích và các đồng nghiệp trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” (NXB Khoa học và Kỹ thuật), trong y học cổ truyền, gà ác được dùng với tên thuốc là ô kê, chỉ dùng thịt (ô kê nhục) và xương (ô kê cốt). Dược liệu này có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, giúp chóng lại sức.

Thịt gà ác đặc trị bệnh về phổi, thận, đau lưng, mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi, rất tốt cho người tạng yếu, lao lực, người mới ốm khỏi, đang dưỡng bệnh hay phụ nữ sau khi sinh con. Khi dùng riêng, lấy thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi sấy khô giòn, tán bột mịn, làm viên hoặc ngâm rượu để uống hàng ngày.

Dùng phối hợp, lấy gà ác (1 con độ 0,5kg), hạt sen (50g), hoài sơn (20g), đương quy (20g). Bóp chết gà (lưu ý không cắt tiết), làm lông, mổ moi, bỏ ruột, phổi và để lại tim, gan, cật, mề (đã làm sạch). Các dược liệu thái nhỏ cho vào bụng gà, thêm ít muối, khâu lại rồi ninh cho thật nhừ. Ăn cả cái lẫn nước trong một ngày. Có thể áp dụng cách thức khác là lấy thịt gà ác rửa sạch bằng rượu trắng, đồ chín với đậu đen đã ngâm nước một đêm, ăn hết trong ngày.

Để chữa chứng chảy máu tử cung, lấy thịt gà ác (100g) chặt nhỏ, hấp cách thủy với 20g lá ngải cứu, 30ml rượu trắng và 50ml nước cho chín nhừ, ăn cả cái lẫn nước. (Lưu ý, những người có rối loạn kinh nguyệt, máu nóng không dùng bài thuốc này.)

Theo tài liệu nước ngoài, các chuyên gia thực phẩm cho rằng: ăn những thực phẩm có màu đen như gà ác, vừng đen, đậu đen, gạo cẩm có thể điều tiết khả năng sinh lý của con người, kích thích hệ thống bài tiết, tiêu hóa, tuần hoàn, làm tăng hồng cầu, da dẻ hồng hào, tóc đen và kéo dài tuổi thọ.

Xương gà ác từ lâu đã được xem là bài thuốc quý ở một số nước phương Đông. Khi phối hợp với những vị thuốc khác, xương gà ác được nấu thành cao. Đây được xem là một loại thuốc bổ chữa hư nhược, kém ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, sinh dục yếu, bạch đới, băng huyết, kiết lỵ, mồ hôi trộm.

Ở Trung Quốc, gà ác cũng được dùng chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian gia truyền. Để chữa bệnh thiếu máu, lấy gà ác (một con khoảng 500g) làm thịt, hầm nhừ rồi cho sinh địa (15g), đương quy (15g), bạch thược (10g), xuyên khung (7,5g) đã ngâm nước, rồi ngâm với nửa cốc rượu. Tiếp tục hầm cho thịt thật nhừ, ăn hết trong ngày. Để chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, lấy thịt gà ác (1 con nhỏ) hấp cách thủy với hoàng kỳ (từ 30 đến 50g), ăn trong ngày.

Cùng Danh Mục:

Gà Ác (Ô Kê): Món Ăn, Bài Thuốc Danh Bất Hư Truyền

Nhỏ con, đen xấu, nhưng gà ác lại chính là thực phẩm bổ dưỡng – vị thuốc quý được các thầy thuốc Đông y đánh giá cao.

Gà ác, còn được gọi là Ô cốt kê, Ô kê (gà đen), Dược kê, Vũ dương kê, Dương mao kê, Hắc cước kê (gà chân chì), Trúc ty kê, gà ngũ trảo, vì chân có 5 ngón. Thịt gà ác thơm, ngon hơn thịt gà thường và rất giàu dinh dưỡng, có nhiều axít amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Công năng chữa bệnh kỳ diệu

Theo y học phương Đông, gà ác có da đen, lông trắng nên đi vào can thận của con người, vừa bổ cho thận vừa tốt cho phổi. Đặc biệt, thịt gà ác không gây ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Các món ăn từ gà ác có tác dụng bồi bổ rất tốt cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương; người vừa bị bệnh một thời gian dài…

Nhiều y thư cổ như Bản thảo cương mục, Bản thảo kinh sơ, Bản thảo tái tân, Trấn nam bản thảo, Y lâm cải yếu, Thực liệu bảo điển… đều có ghi lại công dụng và những phương thuốc bồi bổ có dùng đến Gà ác với những kiến giải rất đặc sắc.

Trong Lĩnh nam bản thảo nằm trong bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh, đại danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã viết:

“Ô kê cốt là con gà ácNgọt bình không độc, bổ lao kèm.Đàn bà huyết trệ, tim đau nhứcChữa lỵ cấm khẩu của trẻ em”.

Gà ác xưa kia được xếp vào hàng “tứ linh hội” (dái dê, rắn, rùa, gà ác) dùng cho bậc quân vương, thế gia để bồi bổ sức khỏe, làm đẹp…

Theo y học cổ truyền, gà ác vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát (đái đường), đi tả lâu ngày do tỳ hư, lỵ lâu ngày, chán ăn, đới hạ (khí hư), di tinh, hoạt tinh, cốt chưng (nóng âm ỉ trong xương), đạo hãn (ra mồ hôi trộm), kinh nguyệt không đều…

Gà ác nhỏ mình nhưng phẩm chất dinh dưỡng cao: giàu sắt, kẽm, canxi và các vi khoáng, protein mà ít chất béo. Các chuyên gia cho rằng gà ác tuy nhỏ 200 gr nhưng cũng dưỡng chất “cô đặc” thành ra tương đương với 1 con gà 2kg bình thường. Đây cũng là một lợi thế của gà ác, khiến người ta dễ ăn, nhất là với trẻ em, người mới ốm dậy, chán ăn…

Trứng gà ác chỉ nhỏ như chứng chim cút nhưng hàm lượng dinh dưỡng lớn vì lòng đỏ nhiều. Bởi những đặc điểm trên nên gà ác nhỏ mình nhưng được ca ngợi và đắt giá hơn hẳn gà thường.

Trong dân gian, các thầy thuốc kết hợp gà ác cùng một số dược liệu làm thành những món ăn – bài thuốc vừa dễ dùng lại vừa phát huy triệt để công dụng của gà ác.

1. Gà ác tần hạt sen

Gà ác một con, hạt sen trắng 15g, khiếm thực 15g, gạo nếp 150g.

Cách làm: Làm sạch gà, bỏ nội tạng, chặt miếng. Hạt sen bỏ lõi. Rửa sạch khiếm thực và gạo nếp. Cho tất cả vào nồi nấu thành cháo, thêm gia vị vừa đủ, chia làm vài lần ăn trong ngày.

Món ăn này bổ tỳ thận, cố tinh chỉ đới, thường dùng cho những nam giới bị di tinh, phụ nữ có nhiều khí hư.

2. Gà ác hầm với hoàng kỳ

Gà ác một con, hoàng kỳ 100g.

Cách làm: Làm sạch gà và bỏ nội tạng, chặt miếng. Rửa sạch hoàng kỳ, cắt đoạn. Cho tất cả vào nồi hầm thật nhừ, cho thêm gia vị vừa đủ, chia làm 2 lần ăn trong ngày.

Món ăn này bổ huyết, điều kinh, thường dùng cho phụ nữ bị thống kinh trước kỳ kinh 3 ngày. Dùng 5 ngày liền.

3. Gà hầm ngũ vị chữa thiếu máu

Gà ác 1 con, sinh địa 15g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g.

Gà cho vào hầm nhừ. Các vị thuốc thái nhỏ ngâm trong 1/2 cốc rượu sau đó cho vào gà, tiếp tục hầm nhừ, ăn nóng.

4. Gà tần thuốc bắc phục hồi sức khỏe

Gà ác 1 con, đương quy, kỷ tử, táo Tàu, hoài sơn, xuyên khung, nhân sâm, thục địa, ý dĩ, hạt sen.

Các vị thuốc bắc ngâm nở xếp xung quanh gà, nêm gia vị, cho vào nấu cách thủy. Cho thêm một lát gừng (để vỏ, nướng sơ giúp tránh lạnh bụng). Bài thuốc này giúp bổ khí huyết, phục hồi sức khỏe, chống lạnh tay chân, huyết áp thấp, giúp da sáng hồng hào.

Lưu ý: Vì gà ác giàu dưỡng chất nên không nên ăn quá nhiều.

Gà ác là giống gà nhỏ con, trọng lượng chỉ khoảng 200-300g, thịt ngon nhất trong độ 4-5 tuần tuổi, nuôi thêm nữa trọng lượng cũng không tăng. Gà ác là có lông trắng nhưng thịt, xương và nội tạng đều có màu đen. Điểm đặc biệt nữa là gà ác có 5 ngón chân (ngũ trảo).

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Bài Thuốc Từ Gà Ác trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!