Bạn đang xem bài viết Món Ăn – Bài Thuốc Ngon Lạ Từ Lá Đinh Lăng được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đinh lăng là loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, có nhiều công dụng tốt đối với sức khoẻ. Các món ăn chế biến với lá đinh lăng vừa tạo cảm giác ngon, lạ miệng vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể.
Theo y học cổ truyền, lá đinh lăng vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…
Theo y học hiện đại, lá đinh lăng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như Saponin, Glucoxit, Vitamin B1, Flavonoit, Axitamin, Alcaloit…
Trứng chiên lá đinh lăng
Nguyên liệu:
Lá đinh lăng 1 nắm vừa
Trứng 3-4 quả (sử dụng trứng gà sẽ tốt hơn)
Hành khô nửa củ
Gia vị: Dầu ăn, muối, bột ngọt
Cách làm:
– Lá đinh lăng rửa sạch thái nhỏ.
– Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.
– Đập trứng vào bát tô sau đó cho lá đinh lăng cùng 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, đánh đều hỗn hợp.
– Đổ dầu lượng vừa vào chảo phi thơm hành. Từ từ đổ hỗn hợp trứng và lá đinh lăng vào chiên dưới lửa nhỏ.
– Sau khi vàng một mặt rồi thì bạn khéo tay cuộn tròn trứng lại. Để tầm 2 -3 phút nữa là được.
– Cho ra đĩa, cắt từng khoanh vừa, thưởng thức cùng cơm nóng.
Cháo đinh lăng – tim lợn
Nguyên liệu:
Gạo 100gr
Tim lợn một cái
Lá đinh lăng 1 nắm vừa
Gừng nửa củ
Gia vị: Muối, bột ngọt, nước mắm, tiêu, rượu trắng
Cách làm:
– Tim lợn làm sạch, thái miếng vừa ăn rồi ướp với 1 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê bột ngọt, gừng (băm nhỏ), 2 thìa cà phê rượu trắng, nửa thìa cà phê tiêu.
– Lá đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ.
– Gạo vo sạch, bỏ vào nồi đem hầm với lượng nước vừa đủ.
– Sau khi cháo chín thì cho lá đinh lăng và tim lợn (đã chắt nước) vào hầm chung.
– Đến khi tất cả nguyên liệu đều chín thì nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp.
– Thưởng thức khi cháo còn nóng sẽ rất ngon.
Món cháo đinh lăng – tim lợn rất thích hợp cho người mới ốm dậy.
Sườn non hầm lá đinh lăng
Nguyên liệu:
Sườn non 200gr
Lá đinh lăng 200gr
Hành khô 1 củ
Gia vị: Dầu ăn, muối, bột ngọt, nước mắm
Cách làm:
– Sườn non rửa sạch, ướp với 1 thìa cà phê muối, nửa thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê nước mắm trong tầm 15 phút.
– Hành khô bóc bỏ, rửa sạch băm nhỏ.
– Lá đinh lăng rửa sạch, để ráo nước.
– Bắc nồi lên bếp cùng 1 thìa canh dầu ăn phi thơm hành. Sau đó, đổ sườn vào xào đều tay cho đến khi thịt săn lại thì thêm lượng nước vừa đủ vào.
– Đậy nắp vung kín, tiếp tục đun cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa.
– Đun đến lúc sườn chín mềm thì cho lá đinh lăng vào rồi vặn lửa lớn. Nước canh sôi tầm 2 phút, nêm lại gia vị vừa miệng là tắt bếp.
– Canh sườn non hầm lá đinh lăng thưởng thức cùng cơm nóng sẽ rất tuyệt vời. Đây là món ăn có tác dụng rất tốt đối với sản phụ bị tắc sữa.
– Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.
– Chữa đau lưng, mỏi gối: Dùng thân, cành đinh lăng 20-30g sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Bạn có thể kết hợp cả cam thảo dây, rễ cây xấu hổ, cúc tần.
– Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
– Bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sữa: Lấy 30-40g rễ cây đinh lăng, sắc với 500ml nước lấy còn 250ml. Uống nóng.
– Chữa đau lưng, mỏi gối: Lấy 20-30g thân và cành đinh lăng, rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây sắc lấy nước, uống 3 lần mỗi ngày.
– Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
– Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g; tam thất 20g; tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp. Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.
Your browser does not support the video tag. Please upgrade to lastest version
Những Món Ăn Bài Thuốc Bổ Dưỡng Từ Thịt Gà Ác
Gà ác là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền còn có thể tạo ra những món ăn bài thuốc giúp chữa trị nhiều bệnh.
Đen đúa, nhỏ bé, xấu xí nhưng gà ác lại loại thực phẩm bổ dưỡng được các thầy thuốc Đông y lưu truyền thành bài thuốc danh bất hư truyền và được y học hiện đại săn đón.
Gà ác món ăn bài thuốc danh bất hư truyềnTìm hiểu công dụng gà ác – không phải gà nào đen cũng… “ác”Tổng hợp một số kiến thức Y học cổ truyển từ Thư Viện Y Dược, gà ác còn được gọi với tên thuốc là Ô kê nhục, có vị ngọt mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc và có công hiệu đại bổ khí huyết, bổ can thận, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kiết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, đặc biệt là với phụ nữ sau khi sinh.Thịt gà ác ăn thơm ngon hơn thịt gà thường và có nhiều chất dinh dưỡng. Về thành phần hóa học, thịt gà ác có ít lipid, rất giàu vitamin, gồm khoảng 18 loại axit amin, nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B6, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Mg, Mn, Cu… Trong 100g thịt gà ác có 22,3 protid (thịt gà thường chỉ có 18,2-20,3g), 2,3g lipid (thịt gà thường có 7,5-10,5g), 17mg canxi, 2,4mg sắt, 210 mg photpho…Đây là một giống gà quí được bà con ta nuôi ở một số vùng để lấy thịt làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh.Bác sĩ Thanh Hậu giảng viên đào tạo hệ Trung Cấp Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược tại TPHCM cho biết: Hàm lượng chất dinh dưỡng trong gà ác cao hơn nhiều so với các loại thịt khác, bên cạnh hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, cho nên gà ác là món ăn chống suy nhược, chữa đau đầu, bồi bổ cơ thể rất tốt. Gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận, đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xươngTrong thực tế, để nâng cao công dụng của thịt gà ác, người ta thường phối hợp thực phẩm này với một số vị thuốc khác để chế biến thành những món ăn – bài thuốc vừa ngon miệng vừa có tác dụng chữa bệnh tốt.Một số công thức chế biến món ăn bài thuốc từ gà ác thường dùng Công thức 1:Nguyên liệu: 100g thịt gà ác, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g.Cách làm: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho gà vào nồi hầm cùng đông trùng hạ thả và hoài sơn cho thật nhừ, nem gia vị vừa đủ, chia làm vài lần ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng bổ tinh khí, cường gân cốt, những người cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu ăn rất tốt.
Thịt Gà Kho Gừng: Một Món Ăn, Một Bài Thuốc!
Thịt gà kho gừng là món ăn giải cảm tuyệt vời
Theo các nhà dinh dưỡng học, thịt gà có rất nhiều các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, sắt, chất béo… có khả năng bồi dưỡng cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thụ được thức ăn.
Bên cạnh đặc tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng và tốt cho phổi, thịt gà còn là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận, giúp trừ phong hàn, cảm cúm.
Gừng từ lâu đã được dùng để chuyên trị các chứng ho sốt không ra mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh,…
Ớt cũng là một loại gia vị giàu vitamin A, C gấp 5 – 10 lần đối với cà chua và cà rốt, có khả năng làm giãn và thông mạch. Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị nhiều bệnh trong y học như: nhức mỏi, sưng trật gân, đau bụng, đau răng, sưng cổ họng, sốt rét…
Cách chế biến món thịt gà kho gừng, ớt cũng không quá phức tạp, chủ yếu ở khâu ướp thịt gà với các loại gia vị.
Ở khâu đầu tiên này, bạn ướp thịt gà với gia vị và gừng khoảng 15 phút. Sau đó đun nóng chảo với một ít dầu rồi cho thịt gà vào xào sơ, đổ nước cho ngập miếng thịt gà rồi đun sôi, vặn lửa riu riu cho tới khi gà chín.
Tiếp đó mới cho ớt các loại ớt (ớt hiểm, ớt tây… đã cắt vuông hoặc thái miếng) bỏ vào chảo xào đều tay, nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Dùng nóng với cơm.
Người bệnh cảm thường thấy nhạt miệng, không muốn ăn cơm hoặc đã ngán món cháo, thì một chén cơm nóng với vài miếng thịt gà đậm đà mùi thơm và vị cay của gừng, ớt, đặc biệt là công năng trị cảm, món ăn này vừa gây kích thích vị giác, bồi bổ sức khỏe, toát mồ hôi, trị cảm rất tốt.
Món Ăn Bài Thuốc Cực Kỳ Nhiều Lợi Ích – Mẹ Tự Nhiên
Gà hầm thuốc bắc là món canh vừa ngon lại bổ dưỡng được người Hoa mang vào Việt Nam. Ngày nay, món canh này ngày càng được mọi người ưa dùng và xem nó là 1 trong những bài thuốc bồi bổ sức khoẻ sau ốm đau. Nhưng thật ra, gà hầm thuốc bắc có tác dụng gì? Chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa rõ.
Giá trị dinh dưỡng
Món canh này mang giá trị dinh dưỡng cao trong từng thành phần nguyên vật liệu. Gà được sử dụng để hầm món canh này thường là gà ác. Đây là loại gà lông đen, bổ dưỡng hơn gà thông thường. Gà ác thường ít mỡ, thịt lại nhiều đạm, chứa đến 18 loại acidamin và vitamin như: A, B1, B2… và các nguyên tố vi lượng như: Ca, Na, K, Fe, Mg… Theo Đông y thì thịt gà ác có tác dụng làm tăng sức dẻo dai, cải thiện công năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
Và tuỳ theo mục đích sử dụng thì bài thuốc dùng cho món gà hầm thuốc bắc cũng sẽ có sự khác nhau trong thành phần. Ví dụ như: để bổ huyết điều kinh thì sẽ gồm: ngải cứu tươi, củ niễng, đậu đen, đương quy, ký tử, thục địa, gừng tươi. Còn nếu dùng để bổ dưỡng an thần thì sẽ là táo hồng, bạch thược, liên tử. Bạn cần tham khảo cẩn thận khi sử dụng để tránh sai tác dụng.
Thịt gà ác được đánh giá cao bởi ít mỡ, nhiều chất đạm hơn các loại khác
Những tác dụng của gà hầm thuốc bắc
Tác dụng trong điều trị cảm cúm: Theo nghiên cứu ở trường Đại học Mỹ cho biết, nước súp gà ác giúp làm tan những chỗ sung huyết, phù nề, làm loãng dịch tiết và giảm tình trạng nghẹt mũi, có tác dụng làm giảm triệu chứng do cúm hoặc cảm lạnh gây ra. Đặc biệt là có khả năng làm loãng và đánh tan những chỗ ngăn nghẹt do đờm dịch đọng lại ở bộ máy hô hấp.
Người mới ốm dậy: Trong y học cổ truyền, thịt gà ác có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm… Có tác dụng bổ dưỡng cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh…
Giúp mau lành xương: Đặc biệt, thịt gà ác không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ trước và sau sinh nở, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác.
Tốt cho người bị bệnh tim mạch: Thịt gà ác giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong gà ác cao hơn nhiều so với các loại thịt khác, bên cạnh hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, tốt cho bệnh tim mạch.
Tốt cho bà bầu: món gà hầm thuốc bắc dành cho bà bầu bổ máu sau khi sinh nhờ chứa hàm lượng sắt cao chứa trong thịt gà.
Gà hầm thuốc bắc vừa là món canh ngon vừa là bài thuốc bồi bổ sức khoẻ
Những lưu ý khi sử dụng món gà hầm thuốc bắc
Tuy rất bổ dưỡng nhưng nếu bạn bị bệnh cao huyết áp hoặc bị viêm nhiễm cấp tính thì tuyệt đối không nên dùng món gà hầm thuốc bắc.
Và vì gà ác rất giàu chất đạm nên việc sử dụng cần có sự liều lượng: 2 lần/tuần cho người lớn và 1 lần/tuần đối với trẻ em. Những trường hợp khác cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
Bật mí 3 công thức hầm gà thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng
Gà hầm thuốc Bắc, hạt sen là một trong những món ăn bổ dưỡng và dễ làm. Món ăn bỗ dưỡng này rất thích hợp để tẩm bổ cho người mới ốm dậy, cho bà bầu hay cho người thiếu dinh dưỡng.
Cách 1:
Nguyên liệu:
– 2 con gà ác
– 15g kỷ tử
– 1 miếng gừng tươi nhỏ, gia vị.
Cách làm:
– Gà ác không cắt tiết, dùng tay bóp chết, làm sạch, bỏ phần lòng, để nguyên con.
– Cho gà vào nồi hầm cùng kỷ tử và gừng tươi đến khi gà mềm, nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. Dùng nóng.
– Có thể giữ lại phần nước, giữ nóng, uống nhiều lần.
Cách làm gà tần cũng tương đối đơn giản, ai cũng có thể làm được
Cách 2:
Nguyên liệu:
– 4 góc phần tư đùi gà, nửa con gà, … tuỳ sở thích
– 4-6 mớ ngải cứu hoặc nhiều hơn, chọn ngải cứu già sẽ làm món gà tần đúng vị hơn
– 1-2 gói gia vị thuốc Bắc hầm gà
– Nghệ tươi
– Dầu ăn, hạt nêm
Cách làm:
– Gà mua về làm sạch, chặt miếng to.
– Nghệ bỏ vỏ, đập dập.
– Cho các miếng gà vào nồi ướp cùng gói gia vị thuốc bắc, nghệ và 2 thìa hạt nêm trong khoảng 1 tiếng.
– Sau một tiếng, bạn gắp gà ra bát. Cho rau ngải cứu đã nhặt rửa sạch vào nồi vừa ướp gà, thêm chút hạt nêm, dầu ăn và đảo đều lên rồi gắp từng miếng gà vào xếp xen kẽ với rau ngải cứu, để thêm 30 phút nữa cho gia vị thấm đều.
– Sau khi ướp xong xuôi bạn đổ khoảng 1-2 bát nước tùy theo lượng nước muốn nhiều hay ít rồi đặt nồi lên bếp to lửa đun đến khi sôi thì giảm lửa vừa đun trong 5 phút rồi tắt bếp, để nguội và lặp lại quy trình đun thêm 2 lần nữa là xong.
– Chú ý rằng trong quá trình đun bạn không nên cho đũa vào đảo khiến rau bị nát, mất ngon. Món gà tần ăn thơm mềm, rau quyện với nước gà và dầu ăn không hề đắng mà lại có vị béo, mềm không nhũn.
– Người Trung Quốc tự hào có món canh gà hầm thuốc bắc là món ăn đặc trưng và khá phổ biến. Và việc chọn nguyên liệu cũng như cách làm cho món ăn này không khó khăn.
Cách 3:
Nguyên liệu
– Gà ác 1 con (hoặc gà non loại khoảng 1kg)
– Gói thuốc bắc (Kỳ tử, đằng sâm, ý dĩ, táo tàu, hạt sen)
– Ngải cứu, gừng. Gia vị.
Cách làm:
– Các vị thuốc Bắc trong gói gia vị hầm gà rửa sạch. Nếu sử dụng gói gia vị gà hầm đóng túi bán sẵn trong siêu thị, mọi người nên bỏ bớt hạt ý dĩ (loại hạt màu trắng hình dạng giống hạt ngô nhưng nhỏ hơn hạt ngô). Không nên dùng nhiều ý dĩ trong món gà hầm bởi lẽ nó có khả năng hút nước cao, sẽ hút hết phần nước ngọt từ gà làm món gà kém ngon.
– Thịt gà có thể chọn gà tre, gà ác nguyên con hoặc đùi gà công nghiệp. Gà rửa sạch, nướng sơ trên lửa. Công đoạn này giúp da gà dai, không bị rách nát khi hầm nhừ và còn làm cho gà thơm hơn.
– Cho gà vào nồi gốm hoặc dụng cụ hầm gà cùng với các vị thuốc bắc đã rửa sạch. Rắc chút gia vị lên khắp mình gà, cuối cùng phủ ngải cứu lên phía trên.
– Đặt nồi gà vào một nồi nước sôi lớn hơn, hầm cách thủy khoảng 1 – 1,5 tiếng tùy độ dày của dụng cụ chứa gà. Nếu dùng nồi áp suất bạn chỉ cần hầm trong khoảng 30 phút.
– Món ăn bỗ dưỡng này rất thích hợp để tẩm bổ khi mới hết bệnh, cho bà bầu hay cho người tiếu dinh dưỡng. Với cách làm gà hầm thuốc bắc đơn giản này, bạn sẽ có món gà hầm thật bổ dưỡng.
Lạc tiên – đem lại cho bạn giấc ngủ ngon và sâu hơn!
Thìa canh – khắc tinh của bệnh tiểu đường
Tía tô – xua tan nỗi lo bệnh gút
Atiso – đẹp da, trị mụn, giải độc rượu bia
Chiết xuất cô đặc Đương quy – món quà dành cho phái đẹp!
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn – Bài Thuốc Ngon Lạ Từ Lá Đinh Lăng trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!