Xu Hướng 3/2023 # Mẫu Thực Hành Sinh Học 9 Bài 39: Tìm Hiểu Thành Tựu Chọn Giống # Top 7 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Mẫu Thực Hành Sinh Học 9 Bài 39: Tìm Hiểu Thành Tựu Chọn Giống # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Mẫu Thực Hành Sinh Học 9 Bài 39: Tìm Hiểu Thành Tựu Chọn Giống được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

25 Tháng 09, 2019

Chọn giống trong ngành trồng trọt – chăn nuôi là việc ứng dụng chọn lọc nhân tạo (artificial selection), là quá trình mà con người tiến hành chọn lọc ra những cá thể có tính trạng như mong muốn, có đặc tính tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra. Song song với đó là loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu.

Từ đó hoàn thiện giống cây trồng – vật nuôi và nâng cao năng suất. Trong tiết sinh học 9 bài 39, học sinh sẽ được thực hành tìm hiểu về thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng ở Việt Nam. Cụ thể là giống ngô lai LVN092, giống bò sữa Hà Lan, bò Sind, lợn ỉ Móng Cái và lợn Bớc – sai.

1, Thực hành sinh học 9 bài 39 – Giống ngô lai LVN092

LVN092 là giống ngô lai đơn giữa dòng tự phối C502N và dòng C152N, có sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn. Giống được công nhận là giống cây trồng mới tại Quyết định số 140/QĐ-TT-CLT ngày 10 tháng 4 năm 2013. Giống ngô LVN092 có thời gian sinh trưởng từ 110 – 125 ngày, thuộc nhóm chín trung bình. Cây khoẻ, cao trung bình, bộ lá xanh bền. Giống ngô LVN092 có khả năng chống đổ tốt, chịu hạn khá, kháng bệnh gỉ sắt, nhiễm nhẹ các loại sâu đục thân, đục bắp, bệnh khô vằn

Cụ thể nội dung tiết sinh học 9 bài 39 về giống ngô LVN092 như sau: ngô LVN092 dài 20 – 24cm, 12 – 14 hàng hạt, tỷ lệ hạt/ bắp cao, đạt 72 – 78%, dạng hạt bán đá, màu vàng cam phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tiềm năng năng suất cao đạt 80 – 100 tạ/ ha. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật cho giống ngô LVN092 như sau. Cụ thể, nó thích ứng với các vùng trồng ngô ở các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên.

Thời vụ của giống ngô LVN092 bao gồm 2 vụ: vụ xuân kéo dài từ 20/1 đến 20/2 và vụ thu kéo dài từ 15/8 đến 5/9. Mật độ cây từ 6,5 – 7,0 vạn cây/ha, khoảng cách gieo: 70cm x 22 cm/ cây; 65cm x 22cm/ cây. Phân bón cho 1 ha: Phân vi sinh: 2.500 kg; Ure: 320 – 350 kg; Super Lân: 700 – 750 kg; Kali clorua: 200 – 220 kg.

Trong tiết sinh học 9 bài 40, học sinh sẽ tìm hiểu về cách bón.

Cụ thể, bón lót toàn bộ phân vi sinh và phân lân. Bón thúc: Lần 1 khi cây từ 3 – 4 lá, gồm 1/4 đạm + 1/2 Kali; lần 2 khi cây từ 9 – 10 lá, gồm 1/2 đạm + 1/2 Kali; lần 3 trước khi trổ cờ từ 7 -10 ngày, bón nốt lượng đạm còn lại. Khi chăm sóc, cần chú ý tưới nước trước và sau trổ cờ. Rắc Basudin 10H vào nõn ngô giai đoạn xoáy nõn để phòng trừ sâu đục thân. Thu hoạch khi đúng độ chín khi lá bi vàng và chân hạt xuất hiện điểm đen.

Điển hình đã áp dụng giống ngô LVN092 thành công: Tại Sơn Động – Bắc Giang, Yên Mô – Ninh Bình, Kim Động – Hưng Yên, Ba Vì – Hà Nội, Quỳnh Phụ – Thái Bình, các huyện Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ Đồn – Bắc Kạn, các huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh – Thanh Hóa, các huyện Buôn Đôn, Cư’Mgar, Krông Năng, EaKar, Lắk, CưKuin – ĐắkLắk; các huyện tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu…

2, Thực hành sinh học 9 bài 39 – Bò sữa Hà Lan và Bò sind

Bò sữa Hà Lan (tên nguyên gốc là bò Holstein Friz, hay Holstein Friezian, viết tắt là bò HF) là một giống bò sữa năng suất cao có nguồn gốc từ đất nước Hà Lan. Bò sữa Hà Lan HF được chọn lọc gen, phối giống những con mang gen tốt và loại thải những con mang gen kém chất lượng. Việc này nhằm tạo ra giống bò có tính trạng nổi bật là sản lượng sữa cao, khả năng sản xuất ra nhiều sữa nhất có thể. Bò sữa Hà Lan đạt mức sản lượng sữa cao nhất lên tới 5000 – 6000l/ck (Sản lượng sữa trong một chu kì). Tỉ lệ chế phẩm bơ sữa tách từ sữa nguyên gốc là 3,5 – 3,7 %

Có nguồn gốc từ giống bò của Batavian và Friezians gồm bò đen và bò trắng, màu sắc chính của bò HF là lang trắng đen chiếm đa số, tuy nhiên cũng có những con lang trắng đỏ. Đặc điểm bên ngoài của giống bò sữa Hà Lan trong bảng 39 sinh học 9 trang 115 – Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống vật nuôi: Bò đực nặng từ 750kg cho đến 1100 kg, còn bò cái nặng từ 550 kg cho đến 750 kg. Qua nhiều quá trình tiến hóa, chọn lọc di truyền, ứng dụng các thành tựu về di truyền học hiện đại, đã tạo nên giống bò sữa HF trắng đen năng suất cao. Đây là giống bò lấy sữa chủ lực của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam và là một trong những biểu tượng của giống bò sữa.

Bò lai Sind là giống bò hình thành do kết quả tạp giao giữa bò đực là Bò Sindhi đỏ với bò vàng Việt Nam. Bò Red Sindhi hay Shindhi đỏ là một giống bò thịt thuộc giống bò Zebu và xuất xứ từ từ tỉnh Sind của nước Pakistan. Bò lai Sind có tầm vóc trung bình so với các giống bò ở Việt Nam, đa số khỏe mạnh, màu lông vàng hoặc đỏ sẫm. Học sinh tìm hiểu và điền thông tin thực hành vào mẫu như tiết sinh 9 bài 38

Bò Sind có lông màu cánh gián, con đực trưởng thành nặng 450-500 kg, con cái nặng 320-350 kg. Khối lượng sơ sinh 20-21 kg. Đặc điểm nổi bật của bò lai Sind thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng gian khổ, ít bệnh tật. Bò lai Sind được nuôi để lấy thịt và sữa. Bò lai Sind có đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống,yếm và rốn rất phát triển, u vai nổi rõ, lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đa số đuôi dài và đoạn chót không có xương. Đây là giống bò kiêm dụng cho thịt và sữa.

Năng suất sữa khoảng 1200-1400kg/ 240-270 ngày, mỡ sữa: 5­5,5%. Có thể dùng làm nền để lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt. Tỉ lệ thịt xẻ 48­49% (bò thiến). Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hướng thịt. Bò này có khả năng cày kéo tốt: sức kéo trung bình 560-600N, tối đa: cái 1300-2500N, đực 2000-3000N. Bò lai Sind thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật.

3, Thực hành sinh học 9 bài 39 – Lợn ỉ Móng Cái và Lợn Bớc – sai:

Lợn ỉ Móng Cái là giống lợn được lai giữa lợn ỉ và lợn Móng Cái. Về đặc điểm bên ngoài của lợn ỉ Móng Cái, giống lợn này có đầu đen, lưng và mông màu đen, đặc biệt là mảng đen ở hông kéo dài xuống nửa bụng bịt kín mông và đùi. Khả năng nổi bật của lợn ỉ Móng Cái là khả năng tích lũy mỡ sớm hơn so với mặt bằng chung những giống lợn khác.

Lợn ỉ Móng Cái cũng khá dễ nuôi, ăn tạp. Ngoài ra, nó còn có khả năng chịu nóng cực tốt, đây là đặc điểm vô cùng phù hợp với khí hậu đặc trưng của Việt Nam là nhiệt đới gió mùa ẩm, quanh năm có nhiệt độ trung bình tháng cao. Đặc biệt là mùa hè dài, nóng bức, gây khó khăn cho vật nuôi. Lợn ỉ Móng Cái có sức chịu nóng tốt rất phù hợp với tình hình điều kiện thời tiết Việt Nam. Hướng sử dụng của lợn ỉ Móng Cái: Dùng làm con giống.

Lợn Bớc – sai cũng là một giống lợn lai mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân chăn nuôi. Nguồn gốc của giống lợn này là từ nước Anh, cụ thể là vùng Bớc – sai.

Tương tự như lợn ỉ Móng Cái, nó cũng có sức chịu nóng cực kì tốt. Bởi thế nên nó đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam. Trong tiết sinh học 9 bài 39, học sinh sẽ tìm hiểu về tính trạng nổi bật của lợn Bớc – sai còn nằm ở chất lượng thịt. Nó đem lại chất lượng thịt cao cho người chăn nuôi. Tỉ lệ nạc cao, tích mỡ ít là một trong những điểm mạnh đặc trưng của lợn Bớc – sai. Ngoài ra, lợn Bớc – sai còn có sức sinh sản cao, giúp tăng sản lượng thịt. Có thể nói lợn Bớc – sai là giống lợn mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hướng sử dụng của lợn Bớc – sai: Dùng làm con giống để lai với lợn nái ỉ địa phương.

Top 7 Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Mục Đích Học Tập Của Unesco Lớp 9 Chọn Lọc

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 1

Một xã hội muốn phát triển thì giáo dục luôn phải đặt lên hàng đầu. Con người do vậy từ lúc sinh ra đến cuối cuộc đời đều phải học. Học tập không phải là công việc của ngày một, ngày hai mà đó là công việc cả đời. Những người có học vấn thấp thì sẽ khó có được thành công như những người có học vấn cao. Tuy biết rõ điều này nhưng vẫn có rất nhiều người xem nhẹ việc học, không có mục đích học tập. Trước vấn đề này, UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chắc hẳn ý kiến này đã khiến nhiều người giật mình bởi bấy lâu nay họ không nghĩ đến mục đích của việc học.

Mỗi ngày con người học được rất nhiều thứ từ những bài giảng trên lớp, từ cuộc sống, từ sách vở,… Từ xưa đến nay, nhân loại có rất nhiều câu nói hay về vấn đề học tập. Chẳng hạn như Lênin có câu nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hay như ngạn ngữ Trung Quốc cũng có một câu rất hay là “Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời”. Có thể nói, giai đoạn tuổi trẻ chính là giai đoạn quan trọng nhất và ở giai đoạn này con người phải tích cực học tập nhất. Đặt ra những mục tiêu trong học tập chính là cách con người tự thúc đẩy mình để bản thân học tập một cách hiệu quả hơn. Theo bạn chúng ta nên học để làm gì? Học cho người khác hay học cho chính bản thân mình?

Theo tôi, học trước hết là để biết. Đây chính là mục đích đầu tiên và cơ bản nhất của việc học, giống như câu nói “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Khi chúng ta học, chúng ta sẽ được mở mang kiến thức, tăng thêm sự hiểu biết cũng như vốn sống. Đâu phải đủ 6 tuổi chúng ta mới bắt đầu đi học. Ngay từ khi chào đời chúng ta đã phải học bài học đầu đời đó chính là học ăn. Rồi dần dần theo quy luật tự nhiên, con người học lẫy, học bò, học đứng, học đi, học nói,… Mỗi một lần học, con người lại phát triển hơn lên. Khi đã học được những điều cơ bản nhất ấy, con người bắt đầu học chữ, học số, học lễ, học văn,… Con người cần học để trở thành những người có hiểu biết. Minh chứng dễ hiểu nhất là nếu chúng ta không học chữ, chúng ta không thể đọc, không thể viết, không thể tiếp thu những kiến thức mà xã hội nhân loại đã đúc kết. Khi ấy, ta cũng khó có thể giao tiếp được với thế giới và con người như vậy sẽ ngày càng tụt hậu, lạc lõng. Con người từ thời kì đồ đá cũng nhờ sự ham học hỏi mới gây dựng được xã hội phát triển như bây giờ.

Nếu con người chỉ học mà không biết vận dụng thì cũng khó để xã hội phát triển. Đó là lý do chúng ta cần học để làm. Học và hành lúc nào cũng phải song song với nhau. Bác Hồ của chúng ta cũng từng có câu nói rất nổi tiếng: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Như vậy, nếu con người chỉ biết học mà không biết hành thì học vấn sẽ không đem lại giá trị gì cho đời sống. Việc học như vậy sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Chúng ta muốn thực hành tốt thì phải học giỏi, khi đã học giỏi thì hãy cố thực hành cho tốt.

Mục đích tiếp theo nữa của việc học chính là học để chung sống. Con người từ bao đời này đã học tập để hòa nhập, để thích nghi và để phát triển. Một xã hội muốn phát triển thì không chỉ nhờ vào sự nỗi lực của một vài người mà cần vào sự nỗ lực của cả cộng đồng người. Mặc dù trái đất của chúng ta có rất nhiều quốc gia khác nhau nhưng bạn có thể thấy, hiện nay ranh giới về văn hóa, về đẳng cấp giữa các quốc gia đang dần được xóa bỏ. Mối thông thương về kinh tế, giao lưu về văn hóa đang dần mở rộng hơn. Người ở nước này có thể đi sang nước khác. Các quốc gia hợp tác với nhau để toàn xã hội được phát triển.

Và mục đích cuối cùng của việc học theo tôi đó chính là học để khẳng định mình. Chúng ta đang đứng ở đâu trong xã hội này? Bán muốn mình thành công, có chỗ đứng, có tên tuổi hay một kẻ vô công rồi nghề không ai biết tới? Học tập không phải là để nổi tiếng, ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ mà học tập là để chúng ta khẳng định bản thân và vững vàng trong cuộc sống. Một người có kiến thức họ sẽ rất tự tin khi bước ra ngoài xã hội. Ngược lại người không có kiến thức luôn e ngại và sợ hãi.

Dù nhìn về quá khứ hay hướng đến tương lai chúng ta đều nhận thấy một điều rằng đề xướng của UNESCO về mục đích học tập là đúng đắn và toàn diện. Chỉ cần con người xác định được mục đích của việc học, hiểu được ý nghĩa của việc học thì con người sẽ thấy việc học không phải là nghĩa vụ, cũng không phải là gánh nặng. Chúng ta đi học là vì chính bản thân mình chứ không phải học cho thầy cô hay bố mẹ. Chúng ta đi học không phải để lấy thành tích mà là để lấy kiến thức, không phải để sau này kiếm được tiền mà là để khẳng định mình.

Trên thực tế vẫn có những người nghĩa việc đi học là vì ép buộc, đi học chỉ để lấy thành tích nên học tìm mọi cách để có được thành tích tốt. Họ không cố gắng để tích lũy kiến thức cho mình. Những người như vậy sẽ khó có thể thành công được trong tương lai và chính họ lại là người kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Chúng ta, thế hệ tương lai của đất nước, liệu bạn có muốn đất nước Việt Nam phát triển hơn không? Trong số chúng ta sau này có người sẽ làm giám đốc, Bộ trường,… cũng có người chỉ là một nhân viên, một công dân bình thường nhưng nếu chúng ta nỗ lực học tập từ bây giờ thì dù ở bất cứ vị trí nào, trong vai trò ra sao chúng ta cũng có thể cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho đất nước.

Bài văn mẫu Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 2

Darwin đã từng khẳng định: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Học tập chưa và không bao giờ là đủ hay thừa. Bởi “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đó chính là mục đích của học tập được UNESCO đề xướng.

Học là quá trình tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm từ người khác, cuộc sống để làm đầy lên vốn hiểu biết của mình.

Học trước hết là để “biết”. Biết là có những kiến thức, hiểu biết về đời sống, con người xung quanh và có thể lí giải cho những hiện tượng trong cuộc sống. Đúng vậy, bản chất con người chúng ta luôn tò mò và hiếu kì, muốn tìm hiểu về cuộc sống xung quanh. Cuộc sống ngày càng phong phú và mở ra với bao điều diệu kì thì mong muốn tìm hiểu, làm chủ kiến thức và cuộc sống. Vậy những hiểu biết ấy đâu, làm sao mà có? Trên những trang sách, ở mỗi con người và qua từng mảnh đất ta đã từng đi qua, tất cả đều là những bài học của chúng ta. Việc của chúng ta chính là học. Học để mở mang kiến thức, để biết rằng cuộc sống không hề tẻ nhạt mà nó ẩn chứa những triết lí trong những trang sách, và cả tình người qua mỗi mảnh đời. Học từ những cuốn sách lịch sử để biết nguồn gốc và giá trị của cuộc sống hôm nay. Học từ những cuốn sách chuyên môn để trau dồi thêm kĩ năng và trình độ. Học từ những con người khuyết tật nhưng vẫn vươn lên làm người có ích để biết cuộc sống này còn nhiều bất hạnh và cũng nhiều đóa hoa vươn lên giữa vùng sỏi đá khô cằn để nở những bông hoa thật đẹp.

Học còn để làm. Làm là thực hành, ứng dụng những kiến thức đã được học vào trong đời sống, ứng xử hằng ngày. Người ta thường nói: học phải đi đôi với hành. Kiến thức học được trong sách vở, tiếp thu được mà không sử dụng trong thực tiễn thì cũng chỉ là kiến thức chết. Con tàu dẫu có đẹp và vĩ đại đến đâu cũng chỉ vô ích nếu không được vẫy vùng giữa đại dương rộng lớn. Bông hoa có đẹp đến mấy cũng ích gì khi chẳng có ai thưởng thức và chẳng thể làm đẹp cho đời. Kiến thức tiếp thu được chỉ là lí thuyết, căn bản. Làm chính là biến những kiến thức trừu tượng, khô cứng thành sản phẩm, là để chứng thực tính đúng đắn và chân xác của những điều mình học được. Làm để biến những điều mình nhận được thành những thứ có ích cống hiến cho cuộc sống, cho con người và cả chính mình. Học mười mấy năm trong ghế nhà trường để sau này, những sinh viên kia sẽ trở thành những kiến trúc sư kiến tạo, những bác sĩ tận tâm, những cô giáo mang tri thức lại cho thế hệ sau, … Học để làm, và làm cũng để chứng minh ta đã học và tiếp thu như thế nào.

Học còn để chung sống. Chung sống chính là khả năng hòa nhập, thích nghi với môi trường sống, con người xung quanh. Chung sống là trình độ cao hơn khi ta đã “biết”, đã “làm” thuần thục. Cuộc sống của con người là tổng hòa của những mối quan hệ. Chúng ta không thể sống riêng rẽ mà tách khỏi cộng đồng. Vì thế, học để chung sống cũng là điều tất yếu. Học từ cuộc sống để biết những quy luật của nhân tình thế thái, rằng: cuộc sống này không hề dễ dàng, muốn thành công, muốn hạnh phúc, đều phải trải qua những thử thách, gian nan. Học để biết cách đứng lên khi vấp ngã, không nản lòng với khó khăn, để quyết tâm giành lấy hạnh phúc về chính mình. Biết cuộc sống này còn nhiều những số phận khó khăn, học để biết yêu thương, “lá lành đùm lá rách”, để cùng là con người, có thể sống không vội vã, không ganh đua, hòa thuận. Học từ những người xung quanh để biết cách cho đi không cần nhận lại, để những trái tim có thể hòa làm một trong những quỹ từ thiện giúp trẻ em nghèo, trong hành trình đỏ hiến máu cứu người, trong ngay những nụ cười hằng ngày. Học để có thể sống trong cộng đồng, chung sống với khó khăn, gian khổ và chung sống với nhau hòa bình.

Và cuối cùng, học là để khẳng định mình, là để thể hiện và bộc lộ con người mình trong sự ghi nhận của người khác, của cuộc sống. Chúng ta sinh đời để làm gì? Không phải để như giọt nước hòa vào đại dương mênh mông. Không cần như một hạt cát vô danh trong biển người vô tận. Không để chết đi mà không một dấu ấn trong lòng người. Hành trình sống của con người, biết, làm và chung sống, rốt cục cũng để là khẳng định mình với cuộc đời, với chính mình nữa. Học để khẳng định mình là người có kiến thức và suy luận, mình là người có những cống hiến, có thể yêu thương và sống tốt trong mối quan hệ cộng đồng. Và để khẳng định: tôi là chính tôi, không phải một ai khác, không thể quên lãng, dẫu có bình thường nhưng không bao giờ tầm thường. Học tập để có khẳng định tài năng của mình cho khoa học, đem lại tiếng cười cho cuộc sống như Lê Bá Khánh Trình đã in dấu chân của mình trong trái tim mọi người. Học tập, cố gắng và cống hiến để khẳng định: “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo, và “tôi là một điều kì diệu, bạn cũng là một điều kì diệu”- Nick Vujjic.

Có người học nhiều, học ít mà thành vĩ nhân nhưng không có người tài nào lại không học. Bạn có thể không trở thành những ngôi sao sáng trong cuộc đời mọi người, nhưng ít nhất hãy tự tỏa sáng trong cuộc đời chính mình. Bằng con đường học.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 3

Từ lâu, giáo dục đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng được quan tâm nhất của xã hội: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc học tập trở thành nhiệm vụ suốt đời của con người, bởi “người không học như ngọc không mài”. Tuy nhiên, không phải ai cũng xác định được cho mình mục đích học tập đúng đắn. Về vấn đề này, UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Ý kiến của UNESCO đã đem đến cho chúng ta một bài học quý báu về mục đích học tập.

Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ thầy cô, sách vở, từ xã hội và cuộc sống,… Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Ngủ dậy muộn thì phí mất cả ngày, ở tuổi thanh niên mà không học tập thì phí mất cả cuộc đời”. Quả đúng như vậy, bất kì ai cũng có thể hiểu rằng học tập là một công việc quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi con người. Con người học phải có mục đích mới có động lực thúc đẩy quá trình học tập diễn ra hiệu quả. Vậy rốt cuộc học để làm gì?

Trước hết, “học để biết”. Đây là cấp độ đầu tiên của việc học, học để mở mang kiến thức, tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết, từ những điều cơ bản nhất như chữ cái, con số cho đến những thứ lớn lao hơn như những học thuyết của các nhà khoa học, những quy luật của vũ trụ. Nhu cầu hiểu biết là nhu cầu cơ bản của con người. Nhờ quá trình học tập, con người tự làm phong phú thêm cho kiến thức của mình, được trang bị hành trang bước vào thế giới, được hiểu hơn về con người, về cuộc sống, về thế giới, và về chính bản thân mình. Học để biết, con người mới thoát ra khỏi thời kì mông muội, làm chủ cuộc sống của chính mình.

Tuy nhiên, người xưa vẫn thường quan niệm: “Trăm hay không bằng tay quen”. Bởi thế, học không chỉ để biết, mà còn “Học để làm”. Chủ tich Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Học vẫn luôn đi đôi với hành, nếu chỉ biết mà không biết áp dụng kiến thức mình có vào đời sống để làm thì việc học cũng không con ý nghĩa gì cả. Để hoàn thành bất cứ việc gì, bên cạnh lí thuyết, kinh nghiệm thì luôn cần có sự thực hành.

Ở cấp độ tiếp theo, sau khi đã có kiên thức và vận dụng kiến thực, con người lại “Học để chung sống”, có nghĩa là học để hòa nhập, thích nghi, cùng phát triển với cộng đồng, xã hội. Đó là một mục đích đầy tính nhân văn. Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Giá trị của con người chỉ thực sự được khẳng định khi đặt trong mối quan hệ với cộng đồng. Nhờ quá trình học tập, con người được nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử, kĩ năng làm việc nhóm để cùng hợp tác phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Cuối cùng là “Học để tự khẳng định mình”. Đó là học để khẳng định được giá trị và ý nghĩa tồn tại của một cá nhân đối với cuộc đời, từ đó tạo dựng được vị trí, chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Từ những kiến thức tiếp thu từ quá trình học tập, con người lao động, cống hiến, tạo ra thành quả cho cuộc đời, từ đó con người được xá hội công nhận. Đó chính là cách mà ta tự khẳng định giá trị bản thân.

Có thể nói, đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đầy đủ, toàn diện, đúng đắn và có ý nghĩa với mọi thời đại, đặc biệt là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay. Khi xác định được mục đích học tập đúng đắn, con người sẽ có động lực phấn đấu, học tập. Trong thực tế, có không ít học sinh vẫn chưa tìm được ý nghĩa của việc học tập, coi học hành là gánh nặng, là nghĩa vụ, hoặc xác định sai lệch: học để lấy thành tích, học chỉ để kiếm tiền,… dẫn đến những hệ lụy như bệnh thành tích, hiện tượng quay cóp, thái độ sai trong thi cử kiểm tra. Chính những điều đó đang kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Nelson Mandela cho rằng: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Việc học tập vẫn luôn là công việc quan trọng, gian khổ nhưng đầy ý nghĩa. Chúng ta, đặc biệt là người trẻ, cần có thái độ học tập tích cực với một mục đích học tập đúng đắn: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 4

Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.

“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.

Kiến thức là một kho tàng bao la vô tận. Tất nhiên là không một ai có thể nắm giữ hết kho tàng ấy, bởi vì nó quá to lớn và luôn luôn mở rộng không ngừng. Tuy vậy, con người chúng ta luôn có khao khát được chinh phục kho tàng này, dù việc đó chẳng dễ dàng gì. Và chỉ có việc học mới có thể giúp chúng ta thực hiện ước mơ đó. Chúng ta có thể học từ nhiều nguồn, bằng nhiều cách khác nhau. Không có một công thức nào, cũng không có giới hạn nào về thời gian và không gian cho việc học cả. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh; học từ những kinh nghiệm trong cuộc sống,… rồi lại mang những kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống, “làm giàu” cho bản thân ta cả về vật chất lẫn tinh thần và thậm chí giúp đỡ những người khác. Một đất nước có nhiều công dân có trình độ, có tri thức sẽ phát triển rất nhanh và nhanh chóng trở thành một nước phát triển, giàu có, thịnh vượng.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học từ ngàn đời nay. Xưa kia, có không ít những vị Trạng nguyên nhà nghèo nhưng vẫn quyết chí học hành, dùi mài kinh sử, gắng đem công sức, hiểu biết của bản thân ra xây dựng đất nước. Nhiều người trong số họ đã giúp đất nước ta giữ vững độc lập, chủ quyền. Họ đã khẳng định được mình và được lịch sử vinh danh. Ngày nay, hàng ngàn học sinh trên cả nước dù gặp khó khăn về vật chất nhưng vẫn cố gắng đi học vì họ biết rằng học tập là con đường duy nhất có thể thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ chứng tỏ được mình trong xã hội. Thậm chí, cả những người đã có địa vị, có được nhiều thành công trong công việc vẫn phải học. Họ không nhất thiết phải đi học, song họ đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cuộc sống, với công việc, với sự nghiệp của mình. Có lần, một tờ báo đăng một bài viết về lớp học tiếng Việt ở Đức, về việc học tiếng Việt, văn hóa Việt của những người Đức chuẩn bị sang Việt Nam là việc. Không ai yêu cầu họ làm như vậy, nhưng họ biết đó là những điều cần thiết cho cuộc sống của họ ở một đất nước mới với nền văn hóa khác biệt rất nhiều so với văn hóa Đức.

Học hành có ý nghĩa to lớn như vậy, song không phải ai cũng nắm bắt được mục đích của việc học. Có những bạn học sinh chây lười, chán nản, bỏ bê học hành; lại có những bạn học hành qua loa, không nghiêm túc với hy vọng vượt qua được những kỳ kiểm tra mà không chú ý đến việc học thực chất. Như vậy, làm sao các bạn có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho mai sau? Liệu rồi đây, các bạn sẽ đương đầu với những thử thách trong cuộc sống như thế nào nếu không có một nền tảng tri thức vững chắc? Lại còn những bạn học hành rất chăm chỉ, luôn luôn dành thời gian cho việc học mà quên mất thời gian cho thế giới bên ngoài. Có lẽ các bạn quên rằng thế giới ấy luôn ẩn chứa những bài học bất ngờ mà sách vở không bao giờ có thể dạy cho các bạn được. Và cũng chính thế giới ấy mới là nơi các bạn thực hành và trải nghiệm những kiến thức các bạn học được.

Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.

“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 5

Những bài văn mẫu Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO

Nước ta là nước ngàn năm văn hiến, luôn luôn đề cao vai trò của việc học. Song mỗi người lại có những phương pháp, mục đích học tập khác nhau. Nói về cách xác định đúng đắn mục đích của việc học, UNESCO đã từng đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Lời nhận định trên của UNESCO đã một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn đối với mỗi cá nhân.

Học là quá trình con người lĩnh hội kiến thức về khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội và nhất là học để con người học cách chung sống cùng cộng đồng. Quá trình học của con người diễn ra một cách liên tục, người ta học ở mọi lúc và mọi nơi. Như nhà cách mạng vĩ đại nước Nga đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin). “Học để biết” là quá trình con người tiếp nhận tri thức để mở mang hiểu biết cá nhân. “Học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là cách con người ta áp dụng những lí thuyết vào trong thực tế lao động và sản xuất, học cách đối nhân, xử thế trong cuộc sống thường nhật. Và từ việc học để biết, học để làm, học để chung sống sẽ tạo cho mỗi cá nhân một vị thế, một chỗ đứng riêng trong xã hội để tự khẳng định mình.

UNESCO đã khẳng định vai trò to lớn của việc xác định mục tiêu học tập đúng đắn của mỗi cá nhân. Chỉ khi có được mục tiêu học tập đúng đắn con người mới xác định rõ phương pháp học tập để mang lại kết quả tốt nhất. Điều đó đặc biệt quan trọng đối với những thế hệ thanh, thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn thế nữa điều này còn phù hợp với đất nước ta khi đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục đích đầu tiên của việc học mà UNESCO đề cập tới là “học để biết”. Mục tiêu này được đặt lên hàng đầu là bởi: Kho tàng trí tuệ của nhân loại là vô tận mà con người chỉ như một hạt cát giữa sa mạc hay một giọt nước giữa đại dương mênh mông. Con người phải không ngừng học tập để tiếp nhận và bắt kịp với những tri thức đang ngày càng mở rộng của nhân loại. Học mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Học đưa ta vào những thế giới cực lớn như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. Học đưa ta vượt thời gian, tìm về với những biến cố lịch sử xa xưa hoặc chắp cánh cho ta tới ngày mai, và để hiểu sâu sắc hơn về thực tại. Quan trọng hơn cả việc học để biết sẽ tạo nền tảng cho việc thực hiện và áp dụng vào công việc sau này. Vậy nên con người phải không ngừng lĩnh hội những tri thức của nhân loại để làm giàu thêm hiểu biết cá nhân.

Chỉ khi con người đã lĩnh hội tri thức và vận dụng nó một cách thuần thục vào đời sống thì việc học tập đó mới thực sự là có ý nghĩa: “học để làm”. Thực hành bằng chính sức lực của mình sẽ giúp con người kiểm tra được mức độ hiểu biết của bản thân. Không phải bất kì ai học giỏi là sẽ làm tốt. Khi các đề án, dự thảo của những giáo sư, tiến sĩ không được áp dụng vào thực tế thì đó chỉ là những lí thuyết xuông. Những thứ ấy trở nên vô giá trị khi chỉ được lưu giữ trong bảo tàng, trong thư viện như một kỉ niệm lịch sử. Bởi việc học và hành phải đi liền với nhau mới mang lại kết quả cao. “Học để biết” sẽ giúp cho “học để làm” được thuần thục và tránh được những sai sót không đáng có trong việc áp dụng lí thuyết vào thực tế.

Mặc dù không được học tập một cách bài bản như những giáo sư hay tiến sĩ, song những người nông dân lại biết vận dụng một cách sáng tạo những gì họ chứng kiến và họ hiểu rõ mục đích , cái mà họ thực sự cần trong đời sống sản xuất. Họ học trên chính ruộng đồng, trên những luống cày, họ học bằng chính mồ hôi và nước mắt. Họ đúc rút từ quá trình lao động và tự đi tìm kiếm những giải pháp giúp cho cuộc sống đỡ vất vả, khó khăn, để sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao mà lại ít tốn công sức hơn. Nhà khoa học Lương Định Của đã tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt cho những người nông dân. Không những vậy ông còn là người biết áp dụng những gì đã nghiên cứu vào đời sống thực tại. Trong một lần đi trên đường, ông nhìn thấy bà con cấy dưới ruộng ông đã khuyên mọi người cấy ngửa tay cho nhanh và cây lúa sẽ nhanh bén rễ. Mọi người tưởng rằng đó chỉ là những lí thuyết xuông nên đã mời ông xuống cấy thi. Nhà khoa học nhận lời, bước xuống ô tô rồi ông xuống ruộng và cấy. Ông cấy thi với một chị cấy nhanh nhất ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn ông đã bỏ xa chị kia, ông không chỉ cấy rất nhanh mà còn rất thẳng. Từ đó bà con đều khâm phục ông bởi ông không chỉ là nhà khoa học giỏi mà hơn thế nữa ông còn biết áp dụng những điều đó vào trong thực tế một cách thành thạo. Ông thực sự đã trở thành tấm gương cho việc “học để làm” để người khác học tập.

Khi đã học để biết và áp dụng được những điều đó vào trong thực tế cũng là lúc con người phải học cách chung sống với cộng đồng. “Học để chung sống” là cách con người điều hòa các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày và điều đó chỉ thực hiện được khi mỗi cá nhân biết lắng nghe và thấu hiểu cùng mọi người. “Học để chung sống” thực sự thành công khi bạn có khả năng làm cho người khác hiểu, tôn trọng mình. Chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh của nhân vật Giăng Van-giăng trong tiểu thuyết “Những người cùng khổ” với câu nói nổi tiếng: “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là yêu thương nhau”. Chính tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của Giăng Van-giăng dành cho Cô-dét và Ma-ri-úyt đã khiến cho Gia-ve – một gã thanh tra cảnh sát độc đoán, lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Không chỉ vậy, tình cảm cao quý ấy của ông đã giúp cho Phăng-tin, một người mẹ nghèo thất lạc con, được ra đi trong sự yên bình và thanh thản. Bằng ánh sáng của tình yêu thương Giăng Van-giăng đã đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Giăng Van-giăng là hiện thân cao đẹp nhất của lẽ sống tình thương, của sự chung sống hết mình vì cộng đồng, vì người khác. Chính vì vậy, tác giả Huy-gô đã tạo cho tiểu thuyết sức sống mạnh mẽ vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.

Quá trình học tập diễn ra một cách liên tục và lâu dài vì thế đòi hỏi người học phải không ngừng tích lũy kiến thức, làm mới bản thân, và đặc biệt là không bao giờ được bằng lòng với những gì mà mình đã biết. “Học để tự khẳng định mình” là cách con người khẳng định bản thân với chính mình, mới có thể khẳng định mình với mọi người. Khi con người tự khẳng định được mình thì mới được mọi người công nhận, ngưỡng mộ, tôn trọng nhân cách của mình. Năm 2010, giáo sư Ngô Bảo Châu đã mang về vinh quang cho đất nước Việt Nam khi nhận giải thưởng Field về toán học tại Ấn Độ. Đây là giải thưởng cao quý nhất dành cho toán học thế giới. Trước khi giành được giải thưởng này, giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới. Song để khẳng định chính mình với bản thân, với cộng đồng giáo sư vẫn không ngừng học tập và để mang về vinh quang cho Tổ quốc như ngày hôm nay. Mục đích là ngọn đèn chỉ đường cho những việc làm, hành động cho con người. Chỉ khi có mục đích rõ ràng mọi người mới có thể tránh được những thiếu sót, sai lầm, điều chỉnh hành vi của thân. Việc học cũng như vậy, khi con người xác định được mục tiêu học tập đúng đắn là bước đầu cho sự thành công của con đường học vấn.

Ở trên đời có nhiều người đi học, nhưng ít người biết học cho thành tài là do họ thiếu hoặc vẫn chưa xác định được mục đích học tập đúng đắn. Do không xác định được mục tiêu học tập nên những người này dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ngán với việc học, với họ học chỉ mang tính chất chống đối. Tác hại của việc không xác định được mục tiêu học tập đã dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đang diễn ra trong xã hội hiện nay. Đó là hành vi quay cóp, sử dụng tài liệu trong thi cử hay cách sống buông thả của một bộ phận học sinh, sinh viên gây ra những tệ nạn xã hội hiện nay. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, khi đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất cần đến những thanh niên tri thức, giàu hiểu biết về khoa học-kĩ thuật. Họ đang không làm đúng với bổn phận của công dân. Qua đó, ta lại càng thấy được vai trò to lớn của việc xác định mục đích học tập đúng đắn mà UNESCO đã đề xướng.

Là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường tôi càng thấu hiểu vai trò của cách xác định mục đích học tập đúng đắn. Chỉ khi có được điều này ta mới có thể xác định phương pháp và cách thức học tốt nhất để mang lại hiệu quả học tập cao. Những bạn chưa xác định được mục đích học tập thì thường chán nản, bỏ bê việc học điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của họ sau này.

Tục ngữ Nga có câu: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Con người được đi học sẽ mở mang thêm hiểu biết làm giàu thêm tri thức nhân loại. Nên để cho việc học có hiệu quả cao thì mỗi người cần xác định cho mình một mục đích học tập đúng đắn có thể như UNESCO đã đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO lớp 9 – Bài làm 6

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Mục đích học tập mà UNESCO để ra không chỉ phù hợp với thời đại mà luôn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng hai yêu cầu: tiếp thu kiến thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết: “học đế biết”. Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nên tảng cơ bản nhất ây đã dần hình thành nên một hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: “Trăm hay không bằng tay quen”. Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví đụ dễ thấy rằng cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân “chân lấm tay bùn” suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi, xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luvện bản thân.

Như vậy “học” thôi chưa đủ mà còn phải “đi đôi với hành” nữa. Tất nhiên chúng ta ko nên nghiêng phiên diện một phía: “học” quan trọng hơn “hành” quan trọng hơn mà cần biết điều hòa kết hợp giữa hai yêu tố đó. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền đề quan trọng. Để hoàn thành công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa “học” và “hành”, “biết” và “làm”, chúng bổ sung, tương tác với nhau, là hai mặt của quá trình.

Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:” học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Đây chính là mục đích học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. Một bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nhiệm vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chi là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kim hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định hướng học tập dễ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như một cái thang dài vô tận, bước qua một bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người!

Học tập là một công việc đòi hỏi nhiều yếu tố bởi đây là một công việc hết sức quan trọng cho tương lai mỗi người và là một quá trình có đích đến. Mỗi người đều có cho mình một mục đích riêng khi đầu tư học tập một điều gì đó, còn đối với tổ chứ UNESCO thì mục đích học tập chính là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Bài văn hay Nghị luận về mục đích học tập của UNESCO

Mục đích học tập này của UNESCO có nghĩa là gì? Học để biết. Đây vẫn là mục đích truyền thống của việc học. Học là để nắm bắt tri thức, hiểu biết về thế giới, về vạn vật, về con người. Và không chỉ để biết như là một lí thuyết suông, học còn là để làm, để áp dụng những điều mà mình đã được học vào trong đời sống. Còn việc học để chung sống tức là học để hiểu biết những điều mới mẻ, để ta không lạc hậu so với thế hệ, điều này còn có nghĩa là học những nét văn hóa, những đạo lí lễ nghĩa để sống sao cho tốt đẹp, cho hòa đồng và đúng đắn. Và cuối cùng, quan trọng không kém, đó là học để tự khẳng định mình, học những tri thức để tự khám phá bản thân, tìm thấy tài năng của bản thân, bộc lộ tài năng ấy và khẳng định giá trị của bản thân trong lĩnh vực ta muốn và trên hết là khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Hiểu được ý nghĩa những mục đích này, ta thấy việc học thực sự rất quan trọng đối với mỗi người.

Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu đòi hỏi về con người ngày càng cao hơn. Mọi thứ đang biến đổi không ngừng và con người cần học tập khám phá để hiểu hết những điều trước khi ta sinh ra và sự biến đổi khi ta đang được sống thậm chí còn có thể nhìn ra được tương lai. Con người muốn biết phải học hỏi, không có điều gì tự nhiên mà có, con người luôn cần học tập để nâng cao hiểu biết của mình. Nhờ vào hiểu biết đó, con người mới làm được những điều khác. Học tập suy cho cùng cũng là để làm nên một điều gì đó. Ta học không phải là học những kiến thức dập khuôn sáo rỗng mà là học để áp dụng được vào thực tế đời sống làm nên những điều có ích cho cuộc đời. Và ngày nay, khi mọi thứ đều phát triển, con người cùng không thể dậm chân tại chỗ mà cần không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển theo, không thể tụt hậu so với thế giới. Và nhất là khi ta tiếp xúc với một môi trường mới, một quốc gia mới, ta buộc phải học để hiếu biết nền văn hóa của người để chung sống với người nhưng cũng hiểu để gìn giữ bản sắc của riêng ta, hòa nhập nhưng không hào tan. Và trên tất cả, cần học để khẳng định vị thế của bản thân. Con người sinh ra không phải để trở thành một hạt cát vô danh mà sinh ra là để cống hiến cho cuộc đời này, phải khẳng định được giá trị của bản thân mới xứng đáng với những điều mà tạo hóa đã ban tặng cho ta.

Việc học vốn đã giúp ích cho người học, nó nâng cao tầm hiểu biết, sự sáng tạo, mang lại cho xã hội những nhân tài và cơ hội để phát triển. Nhưng mục đích học tập cũng quan trọng không kém, nó tạo động lực và định hướng cho người học trên suốt quá trình theo đuổi tri thức. Không có mục tiêu, con người khó mà hoàn thành điều gì cao cả được.

Tấm gương học tập lớn nhất mà chúng ta không thể quên đó là Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã tự học hỏi để biết, để làm, để du nhập nước người, mang tinh hoa về để giải phóng dân tộc và khẳng đinh sự độc lập trường tồn của toàn lãnh thổ.

Từ đó người học chúng ta cần nhớ đến mục đích của UNESCO để xác định việc học hành quan trọng, luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một con người toàn diện.

Mục đích học tập của UNESCO tuy không thể gọi là hoàn hảo nhưng là một mục đích học tập vô cùng chân xác cho tất cả chúng ta. Mỗi người khi học cần xác định cho mình một mục đích cụ thể để hướng tới, để phát triển và để thành công.

Thu Thủy

Học Kế Toán Thực Hành Ở Đồng Nai

__Niềm tin đến từ chất lượng__

Khi học kế toán thực hành ở Đồng Nai các bạn sẽ được học với chương trình và phương pháp tốt nhất để giúp trang bị được tất cả các kiến thức và kỹ năng cho mình.

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI LỚP KẾ TOÁN THƯC HÀNH ở Đồng Nai

Với phương pháp giảng dạy: Học Kế Toán cơ bản từ những chứng từ sống và tình huống thực tế phát sinh trong các doanh nghiệp, lớp học kế toán thực hành ở Đồng Nai sẽ giúp bạn nắm được các nội dung sau:

Mrs. Tuyết: 0974.089.926 – ‭0962.902.332‬

Giáo viên khi học kế toán thực hành ở Đồng Nai của Kế Toán Hà Nội

Phương pháp giảng dạy khi học kế toán thực hành ở Đồng Nai

Thực hành là phương pháp được chú trọng tại lớp học kế toán thực hành ở Đồng Nai. Đây là yếu tố quan trọng giúp các bạn có được kết quả tốt nhất cũng sẽ đảm bảo sẽ có được các kỹ năng thực tế ngay trong quá trình học.

Các bạn có gì sau khi kết thúc khóa học kế toán thực hành ở Đồng Nai

1 Khóa học = 2 Năm kinh nghiệm

Kế Toán Hà Nội – Hơn cả một khóa học!!!

Sau khóa học Kế toán tại lớp học kế toán thực hành ở Đồng Nai, học viên có thể tự tin khi đi phỏng vấn tuyển dụng và làm chủ công việc kế toán thực tế trong mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể tư vấn cho Giám Đốc về các tình huống kế toán trong doanh nghiệp. Từ đó, biết cách hoạch định kế hoạch phát triển bản thân lâu dài.

Khóa học

Khoá học cho người đã học kế toán

Khoá học cho người chưa học kế toán

Thời gian học

Sáng: 8h30 – 11h; Chiều: từ 14h – 16h30; Tối: từ 18h – 20h30

Thời lượng

Mỗi khoá học từ 28 – 32 buổi tuỳ theo đối tượng học viên

Học phí (C hưa giảm)

3.000.000đ

4.000.000đ

Học phí ưu đãi cho Sinh viên

Học phí ưu đãi cho Đối tượng khác

Mrs. Tuyết: 0974.089.926 – ‭0962.902.332‬

Thủ tục nhanh gọn, nhận tài liệu ngay khi hoàn thành thủ tục đăng ký!

” CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ “

Mọi chi tiết xin liên hệ Phòng đào tạo:

TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI

Tel: Ms. Tuyết 0243 566 8035 – 0243 566 8036

Hotline: Mrs. Tuyết: 0974.089.926 – ‭0962.902.332‬

Cơ sở 2: Đường Liên Cơ (đầu đường Nguyễn Cơ Thạch rẽ phải) – – Cầu Giấy Hà Nội

Cơ sở 3: Đường – Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa Hà Nội

Cơ sở 4: Đường Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Cơ sở 5: Đường –Huỳnh Văn Nghệ -KĐT Sài Đồng – Long Biên Hà Nội

Cơ sở 6: Đường – Ngô Thì Nhậm – Hà Đông Hà Nội

Cơ sở 7: Chợ Tó – Uy Nỗ – Thị Trấn –Đông Anh Hà Nội

Trụ sở chính Miền Bắc: Số 31 Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – TP. Bắc Ninh

Cơ sở 2: Đường Lạch Tray, P. Đằng Giang, Q. Ngô Quyền – TP. Hải Phòng

Cơ sở 3: Đoàn Nhữ Hài, P. Quang Trung – TP. Hải Dương (Đầu đường Thanh Niên rẽ vào)

Cơ sở 5: Đường Trần Nguyên Hán – P.Thọ Xương – TP. Bắc Giang

Cơ sở 7: Đường Lê Phụng Hiểu – P. Đông Ngàn – Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh

Cơ sở 8: Đường Chu Văn An – TP. Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc

Cơ sở 11: Khu 10 – P. Nông Trang – TP. Việt Trì – Phú Thọ Tỉnh

Trụ sở chính Miền Trung : Số 14 Nguyễn Trung Ngạn, Phường Trường Thi, TP. Vinh – Nghệ An

Cơ sở 2: Đường Đình Hương – P. Đồng Cương – TP. Thanh Hoá

Trụ sở chính Miền Nam: Số 41 Vân Côi, phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM

– Cơ sở 2: Lầu 6 – Phòng A16 – T6 – Chung cư Phúc Lộc Thọ – Số 35 Đường Lê Văn Chí – P. Linh Trung – Quận Thủ Đức TP. HCM

Cơ sở 3: Đường Hoàng Hoa Thám – P. Hiệp Thành – TP. Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương

Cơ sở 4: Đường Bà Sa – Khu phố Bình Minh 2 – Thị xã Dĩ An – Bình Dương

Trụ sở chính Miền Tây: Số 390S/9, KV3 (Đường Nguyễn Văn Cừ kéo dài), P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

CS 10: Đường Lê Thị Riêng, Phường 5, TP. Cà Mau (Khu Đô Thị Đông Bắc)

CS 11: Đường Tôn Đức Thắng, Khóm 7, Phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Tìm Hiểu Giống Gà Tây Huba

Gà tây Huba là giống gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, thể trọng lớn, có sức đề kháng cao, đến tuổi trưởng thành, con đực nặng từ 6-16kg/con, con mái nặng từ 4-9kg/con, thịt thơm, ngon.

Gà tây Huba có 2 loại, gà tây màu thiếc và gà tây màu đồng. Gà tây màu thiếc có năng suất trứng/mái/24 tuần đẻ đạt 68, 34 quả. Gà tây màu đồng có năng suất trứng/mái/22 tuần đẻ đạt 40,34 quả.

Anh Vũ Đức Cảnh, Trạm trưởng Trạm Nghiên cứu gia cầm Cẩm Bình cho biết: “Giống gà tây Huba, khi đưa ra sản xuất được đánh giá rất cao ở khả năng thích nghi tương đối tốt ở các điều kiện sinh thái khác nhau như các vùng gò đồi hoặc các vùng đồng bằng có bãi đất rộng. Vì đây là một giống chăn thả nên chất lượng thịt thơm ngon, người dân rất thích.

Ông Bùi Khắc Trí ở phường Chí Minh, TX Chí Linh, tỉnh Hải Dương bắt đầu nuôi gà tây Huba từ 2 năm trước. K hi được nuôi chăn thả ngoài vườn, gà tây cho chất lượng thịt thơm, ngon, săn chắc. Với số lượng gần 200 con gà nuôi thương phẩm và gà nuôi sinh sản, hàng năm ông Trí có thể xuất bán ra thị trường hàng tấn thịt. Với giá bán từ 90-120nghìn/ kg, mỗi năm loại gà tây này cho gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng.

“Hàng năm chúng tôi có thể cung cấp cho thị trường hàng tấn thịt về gà tây này. Và đồng thời cũng tạo ra nguồn thực phẩm và thu nhập tương đối lớn trong kinh tế của gia đình. Hiện nay chúng tôi bán 90nghìn/kg gà tây thịt. Gà giống thì lúc bé mới nở thì là 21-32nghìn một con. “ Ông Trí chia sẻ niềm vui.

Ở giai đoạn gà con, gà tây rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp, mưa, sấm chớp và tiếng động lạ. Vì vậy, thời kỳ nuôi úm gà nhỏ, người nuôi cần duy trì mức nhiệt độ từ 25-30 oC cho đàn gà con. Khi gà được 21 ngày tuổi, thả gà ra bãi chăn thả. Việc kết hợp chăn thả như vậy sẽ giúp gà ăn nhiều sâu bọ, lá cây và phát triển khỏe mạnh hơn, thịt rắn chắc, thơm ngon hơn.

Thức ăn cho gà tây thương phẩm:

Để gà ăn nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt, bà con cần cho gà ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp, đảm bảo thức ăn thường xuyên mới, có mùi thơm và không bị mốc mọt. Như vậy sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn. Đồng thời thức ăn phải cân đối về thành phần giá trị dinh dưỡng để đáp ứng đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển của gà tây trong từng giai đoạn.

Trong giai đoạn úm gà, bà con nên sử dụng loại cám công nghiệp ăn thẳng. Gà ở giai đoạn này đòi hỏi dinh dưỡng cao nên bà con nên chọn loại cám có độ đạm 20-22% protein, năng lượng từ 2800-2900.

Giai đoạn gà sau 21 ngày tuổi rất phàm ăn. Ngoài thức ăn mà gà có thể tự kiểm được ở bãi chăn thả, bà con có thể dùng các loại rau xanh như rau muống, bèo tây, thân chuối, cỏ voi…

Thức ăn cho gà tây giai đoạn này cần phối trộn rau xanh băm nhỏ với các thành phần tinh bột cám phù hợp. Việc cho gà tây ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp với chăn thả ngoài bãi vườn sẽ tiết kiệm được 1 lượng lớn thức ăn công nghiệp. Đồng thời giúp nâng cao chất lượng thịt gà, tăng hiệu quả gà thương phẩm.

Theo kinh nghiệm của ông Bùi Khắc Trí thì ông phối trộn với tỷ lệ là 10 kg rau: 1 kg cám ngô: 1 kg cám gạo: 1 kg thóc.

Phòng một số bệnh thường gặp ở gà tây:

Bà con cần thực hiện nghiêm túc lịch phòng vaccin và thuốc định kì cho đàn gà tây. Đồng thời bà con nên có sổ ghi chép đầy đủ chính xác về các loại thuốc và vaccin sử dụng cho đàn gà tây, thời gian, ngày, giờ cho uống hoặc tiêm vaccin.

Lịch phòng Vaccine và thuốc cho gà tây thịt:

1) 4 ngày tuổi: Phòng bệnh đường ruột bằng một trong các kháng sinh sau: Octamix: 50 mg/ 1kg thể trọng; Gentadox: 50 mg/ 1kg thể trọng; Kết hợp cho uống GlucoK-C hoặc các loại Vitamin tổng hợp.

2) 5 ngày tuổi: Vaccin lasota, nhỏ mắt, mũi (phòng bệnh Newcastle).

3) 7 ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 1 , nhỏ mắt, mũi, chủng đậu, màng cánh.

4) 8- 12ngày tuổi: Phòng bệnh đường hô hấp bằng: Tylanvet 1g/ 1lít nước + Vitamin tổng hợp.

5) 14- 16ngày tuổi: Vaccin Gumboro D78 lần 2. Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Coxymax 1g/ 6 kg thể trọng; Vetpro 1g/ 1lít nước; Baycox 1g/1lít nước. Cho uống 2 ngày liên tục.

6) 15 ngày tuổi: Vaccin cúm gia cầm – tiêm dưới da cổ.

Trong quá trình nuôi gà tây thương phẩm bà con cần chú ý thực hiện 3 sạch: ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Lấy phòng bệnh là chính, khi thời tiết hoặc môi trường thay đổi, cần bổ sung kháng sinh và vitamin cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. Đồng thời thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng trị bệnh kịp thời.

Câu Hỏi Thường Gặp

Cập nhật thông tin chi tiết về Mẫu Thực Hành Sinh Học 9 Bài 39: Tìm Hiểu Thành Tựu Chọn Giống trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!