Bạn đang xem bài viết Lo Bệnh Cúm Từ Gà Đá được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dù đã có quy định cấm nuôi gia cầm trong khu dân cư, nhưng hiện vẫn có nhiều hộ dân ở TP.Biên Hòa nuôi gia cầm, đặc biệt là nuôi gà đá, gà tre cảnh. Người nuôi ít chỉ 1-2 con, còn nuôi nhiều số lượng có thể lên đến 5-7 con. Tình trạng nuôi gà vẫn diễn ra bình thường, bất chấp nguy cơ dịch cúm gia cầm đang bùng phát.
Gà đá, gà tre cảnh được người nuôi đem từ nơi này sang nơi khác để đá ăn tiền, hay trình diễn giải trí dễ trở thành nguồn lây nhiễm cúm gia cầm nhanh và nguy hiểm.
* Gà đá không sợ bệnh?
Tại đường Nguyễn Ái Quốc, đoạn từ nhà sách Nguyễn Văn Cừ đến Công viên 30-4 (phường Hố Nai), chúng tôi ghi nhận việc nuôi gà đá, gà tre cảnh vẫn diễn ra bình thường. Những con gà tre dáng nhỏ bé được người nuôi nhốt vào trong lồng sắt, hoặc thả chạy rong khắp nơi trên vỉa hè.
Người dân thoải mái trao gà đá đã chết cho nhau để đem về làm thịt.
Vào mỗi buổi sáng, nhiều người thản nhiên vệ sinh lồng gà bằng cách mang ra ngoài đường rửa, rồi đổ phân ngay miệng cống thoát nước bên đường, khiến mùi hôi bay khắp khu dân cư, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm rất dễ xảy ra nếu những con gà này mang mầm bệnh. Dịp cuối tuần, đi sâu vào một số con hẻm ở khu vực này, rất dễ bắt gặp cảnh từng nhóm người ngồi quanh những chú gà tre màu sắc sặc sỡ để bình phẩm vật cảnh của nhau.
“Tôi nuôi 2 con gà tre để giải trí khi công việc căng thẳng. Người ta nuôi với số lượng đàn nhiều còn lo vấn đề dịch bệnh, chứ tôi chỉ có vài con thì lo lắng gì. Những lúc rảnh rỗi, tôi vẫn chải lông và cho chúng ăn uống như vật cưng mà có thấy bị bệnh gì đâu?” – ông Nguyễn Văn Tư (ngụ phường Hố Nai) chia sẻ.
Nhiều người dân tại phường Bửu Long cũng cho biết, cứ vào sáng sớm tiếng gà gáy râm ran lại vang lên từ sân vườn của không ít hộ gia đình lân cận. “Thấy giống gà tre bình thường ít khi mắc bệnh, chúng chỉ quanh quẩn trong nhà nên tôi nuôi chúng cho vui. Chuồng gà được nhốt cách ly ở tầng thượng nên vấn đề nhiễm cúm H5N1 tôi thấy không đáng ngại lắm” – ông Đỗ Văn Chí (ngụ phường Bửu Long) cho hay.
Ở các vùng nông thôn, việc nuôi gà đá diễn ra phổ biến hơn. Ngay tại Trạm xe buýt Nhơn Trạch (nằm sát đường tỉnh 25B, thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch), chúng tôi thấy rất nhiều gà đá và có cả gà mái, gà con. Trên bãi đất rộng hơn 20m2, có đến 30 chiếc lồng sắt, mỗi lồng nhốt 1 con gà đá loại lớn. Theo một chủ gà, gà đá có sức đề kháng cao hơn gà nuôi làm thịt. Việc chăm sóc gà đá cũng dễ dàng, người nuôi có thể ở bên gà nhiều giờ mà không ngại về lây nhiễm bệnh tật.
Chải từng sợi lông cho con gà đá màu đỏ nặng hơn 3kg, anh Tuấn (ngụ xã Long Tân) cho biết: “Những lúc rảnh, tôi có thể ôm gà chạy từ đây lên Biên Hòa hay về Vũng Tàu để đá chơi. Nói thật, gà đá tôi ít khi cho sử dụng thuốc, bởi nếu chích thuốc phòng dịch như mấy ông thú y tuyên truyền thì gà không chơi được nữa. Mỗi lần đá xong, tôi sẽ lấy ít nước muối loãng xoa nhẹ vào chỗ da gà bị thương là hôm sau có thể đá tiếp”.
Trong lúc anh Tuấn đang chăm sóc cho con gà “độ” của mình thì bạn của anh xách đến con gà chọi đã chết từ hôm trước rồi buông lời: “Nhậu không mày? Hôm qua con này còn đá sung lắm, vẫn đá ngon ơ. Vậy mà sáng nay kiểm tra thấy nó toi rồi. Bỏ phí lắm, làm thịt nó uống rượu thì ngon hết biết”.
Không dám làm thịt gà bệnh để nhậu, anh Tuấn đã lắc đầu từ chối bạn. Thấy vậy, bạn của anh Tuấn bèn xách con gà chết đi đến chỗ khác.
* Cần nâng cao ý thức
Dịch cúm gia cầm H5N1 đang diễn biến phức tạp, trong khi các cơ quan quản lý đang chỉ đạo gắt gao, kiểm soát tình trạng buôn bán, vận chuyển gia cầm lấy thịt ở quy mô lớn thì vấn đề phòng ngừa, chống lây nhiễm cúm gà từ chăn nuôi lẻ tẻ ở các khu dân cư vẫn đang bỏ ngỏ.
Bên cạnh đó, sự chủ quan và thiếu kiến thức của người dân sẽ tạo điều kiện cho bệnh cúm gà dễ dàng lan truyền trong cộng đồng. Khi có gà mắc bệnh, thay vì báo với chính quyền, cơ quan chức năng để đưa đi tiêu hủy, nhiều người chế biến chúng thành thức ăn. Họ đưa ra lý do hết sức hồn nhiên: “Gà nuôi vài con, chết thì đem thịt, có gì đáng lo đâu?”.
Nuôi gà đá ngay sát đường tỉnh 25B, thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch.
Bà Lê Thị Thu Tâm, Chủ tịch UBND phường Bửu Long, cho biết: “Từ khi có thông tin dịch cúm gia cầm bùng phát ở nhiều địa phương, UBND phường đã tổ chức họp với ban điều hành các khu phố triển khai rà soát lại những điểm nuôi gà. Mỗi khi có cán bộ xuống kiểm tra, người nuôi thường ôm gà bỏ chạy nên rất khó tịch thu, xử lý.
Theo bà Tâm, chính quyền địa phương đã yêu cầu người nuôi gà đá, gà tre cảnh phải có cam kết về các điều kiện nuôi nhốt để không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Một chủ quán nhậu trên đường Bùi Văn Hòa (TP.Biên Hòa) cho biết: “Món gà đá được rất nhiều thực khách ưa chuộng nên nguồn hàng hiện khá khan hiếm. Chúng tôi nhận tiêu thụ tất cả các con gà đá to, nhỏ khác nhau. Gà đá đã chết qua vài kỹ thuật sơ chế vẫn là một món ăn rất ngon”.
Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, khẳng định: “Rất có thể những con gà đá, gà tre cảnh mà người nuôi đảm bảo an toàn với dịch bệnh kia đã nhiễm cúm gia cầm. Tình trạng người nuôi với số lượng rất ít, khi gia cầm bị chết không đem tiêu hủy mà dùng làm thức ăn vẫn còn nhiều. Thực tế, vấn đề kiểm soát việc nuôi gà đá trong khu dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Các hộ nuôi thường không chú ý đến khâu phòng dịch nên nguy cơ bùng phát dịch rất cao”.
Cũng theo ông Quang, tiêm phòng vaccine chỉ là một trong các biện pháp để phòng dịch, vấn đề chính vẫn là người nuôi phải áp dụng đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh luôn được đưa lên đầu. Bên cạnh đó, người dân không nên sử dụng các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch của cơ quan thú y; không tiếp tục chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân về những nguy cơ, tác hại của virus cúm gia cầm có khả năng lây lan trên người và gia cầm, nhằm nâng cao nhận thức tự bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Thanh Hải
Cách Chữa Gà Đá Bị Cúm Chân Hiệu Quả Nhất
Với thời đại 4.0 hiện nay các bạn đam mê đá gà có thể thỏa sức đam mê với các trận chọi gà hấp dẫn mà không phải mất thời gian đến trường gà. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn nhà cái chơi đá gà online uy tín có tỉ lệ ăn cao nhất hiện nay.
Các nguyên nhân gà đá bị cúm chân
Gà chọi tơ chưa được tập luyện nhiều đã mang ra “chiến trường” để thực địa quá sớm
Gà chưa thực sự nở nang hết cơ bắp, sức khỏe yếu, vần đòn và om bóp sơ sài nhưng phải tiếp xúc với đối thủ hạng nặng
Chiến kê của bạn chưa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi dạy
Gà đá bị cúm chân cũng có thể do những tác động bên ngoài. Gà bị xây xước viêm nhiễm nhưng bạn không chữa trị kịp thời dẫn đến gà chọi bị cúm chân.
Gà chọi bị gân hóa, loãng xương và nhiễm độc hoặc viêm da cũng dẫn đến các trường hợp này.
Hãy xác định bệnh của gà chọi bạn đang mắc phải là gì trước khi điều trị. Việc đoán đại và điều trị không có chủ đích sẽ không mang lại hiệu quả.
Cách chữa gà đá yếu chân, cúm chân
Gà đá bị cúm chân, cứng chân sau khi đá. Hãy ngâm chân gà vào nước lạnh 15 phút. Nếu bạn không thực hiện thao tác này thì có thể khiến gà bị rút gân và đi tập tễnh mà khó chữa trị được ngay sau đó.
Nếu gà đá bị cúm chân, yếu chân do dinh dưỡng thì bạn có thể cho ăn một số thức ăn như: Gân bò, thịt bò. Lươn và trạch nhỏ cũng rất tốt. Ngoài ra cũng có thể cho ăn thêm cá chép nhỏ, trứng cút lột và cả sò huyết. Những thức ăn này giúp bổ máu, cứng cơ, sẽ giúp cho gà đá mau khỏe mạnh. Tuy nhiên chỉ nên cho ăn bữa cách bữa, không nên cho ăn liên tục các ngày có thể dẫn đến dư chất và phát triển thành các bệnh khác.
Om bóp gà bằng muối sống, gừng và nghệ. Xả om bóp với lá ngãi cứu. Những phương thức này sẽ giúp tiêu mỡ, săn cơ, rất tốt cho gà chọi.
Trường hợp gà chọi bị cúm chân nặng bạn có thể tiêm cho chúng mũi linco-s 2.5 ml trước. Sau đó nhanh chóng mua thêm thuốc chống bại liệt về tiêm thêm 1 mũi nữa. Lưu ý không tiên quá sâu vào nội tạng của gà đá. Nếu tiêm bên mé lườn khi để ý tiêm cạn. Nếu bạn thấy cách tiêm này thuốc lâu tan thì có thể tiêm chéo qua đùi đều được. Lách cẩn thận để không tiêm vào trúng gân gà.
Các bài tập cho gà đá bị cúm chân, yếu chânGà chọi bị cúm chân, sau khi đã có dấu hiệu bình phục hãy cho gà chọi chạy lồng. Việc chạy lồng sẽ giúp gà tăng cơ bắp dần dần mà không làm tổn thương đến gà.
Bạn cũng có thể chọn gà cùng thể trạng với nhau. Nhốt 2 lồng gần nhau để kích thích gà hăng chiến. Việc này không làm tổn hại đến gà mà chân của chúng sẽ vận động được nhiều hơn.
Tìm các sư kê chuyên chăm sóc gà bệnhKhi gà chọi bị bệnh thì sư kê nào cũng lo lắng. Quan trọng nhất vẫn là tìm kiếm thông tin để xử lý kịp thời. Ngoài việc đem đến các sư kê có kinh nghiệm khác bạn cũng có thể mang đến các bệnh viện thú y. Nuôi gà đá là một công trình nghệ thuật.
Lỗi Lo Vượt Trạng Gà Thay Lông!
Tác giả
nuôi gà thay lông còn phải chờ dài dài
Tôi không bao giờ bỏ cuộc vì mệt mỏi hay khó khăn…Tôi chỉ dừng bước khi thứ khiến tôi cố gắng không còn xứng đáng nữa
Gà này béo nhưng gà thay lông nên để e nó béo cho lông đẹp,r khô lông vào chế độ nó lại xuống,nhưng e này ko còn trạng 2,6kg nữa,
thay nông gà thường có phần tích nước
HÀ SƠN BÌNH SDT Đời chỉ đẹp bên vò rượu tămAnh khắc tên em trên cổ con gà
Còn tùy vào trạng bố mẹ nữa. Chắc k vỡ trạng đc
Ngày nay có rượu ngày nay sayNgày mai sầu bệnh ngày mai sầu0941452079
thay lông xong lại om trườm cho nó xuống
còn phải lên cân nữa !
lo gì chứ vào chế độ chạy lồng, om chườm là xuống thôi
gà này phải đá 2,85 (con gà chút lông rất đều 1 tháng nữa tý tách đc)
Đá gà Là môn tinh hoa Lơ tơ mơ bán nhàcuong tits(HY) LH 0977 553 212
Guests Guest
Lựa chọn cho Bài viết Lượt cám ơn(0) Trích dẫn Phúc đáp Ngày đăng: 10/10/2013 lúc 9:00am
thay lông thì gà tích nc…như thế gà moi đủ chất mà phun lông đầy đủ…cứ ép tu tu thôi bạn ả….ép quá gà k bung lông nổi-khô gà là bỏ luôn đó…lông lá nghiêm chỉnh r mn làm j thì làm…chuyện nhỏ mà
Xamquy viết:
Gà này béo nhưng gà thay lông nên để e nó béo cho lông đẹp,r khô lông vào chế độ nó lại xuống,nhưng e này ko còn trạng 2,6kg nữa,
thấy gà thay lông rất đều nên em nó đang tình trạng tích nước bạn à,khô lông đi đá chắc em nó 28-29 kg trạng đẹp mà bạn.
Nếu bạn muốn thành công, đừng sợ thất bại.Đấu trường là một võ đài vô hình luôn nghiệt ngã …kết thúc tồn tại hai kết quả đối lập
thay lông vụt trạng là chuyện bình thường
(((((((((((((((((((((Móng Cái – Quảng Ninh))))))))))))))))))))))
e cũng nghĩ như bác.
Cung cấp thuốc gà Thái LanĐ/c: Thị xã Gia Nghĩa – Tỉnh Đăk Nông (gến bến xe Buýt)91 Mai Hắc Đế – TP. Buôn Ma Thuột – Đăk LăkĐiện thoại: 0935.879.379 – 0949.20.6767 – 0935.91.3434
Timgahay viết:
thay lông thì gà tích nc…như thế gà moi đủ chất mà phun lông đầy đủ…cứ ép tu tu thôi bạn ả….ép quá gà k bung lông nổi-khô gà là bỏ luôn đó…lông lá nghiêm chỉnh r mn làm j thì làm…chuyện nhỏ mà
Đúng quá a chúng tôi con gà bộ lông cực kỳ quan trọng .Tài mà như chim cánh cụt cũng ko bay đc a ah:)
Guests Guest
Lựa chọn cho Bài viết Lượt cám ơn(0) Trích dẫn Phúc đáp Ngày đăng: 10/10/2013 lúc 12:07pm
Công Dụng Chữa Bệnh Từ Gà Ác Tiềm
Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận…
Gà ác còn được gọi là ô kê (gà đen), ô cốt kê (gà xương đen), dược kê (gà thuốc), hắc cước kê (gà chân chì), gà ngũ trảo (chân có 5 ngón), tên khoa học là Gallus domesti – cus Brisson. Đây là loại gà cỡ nhỏ đặc biệt và là bài thuốc chữa bệnh hay, lông trắng, hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Thịt gà ác thơm, ngon hơn thịt gà thường và rất giàu dinh dưỡng. Thịt gà ác giúp phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể. Theo nghiên cứu hiện đại, thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%.
Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh. Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, nên người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em 1 tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con).
Nhóm gà thịt đen, xương đen, thường được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic cao nên có giá trị làm thuốc, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều…
Để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số vị thuốc như: Nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu; hoặc tam thất, đông trùng hạ thảo, linh chi… tuỳ theo từng mục đích bồi bổ để chế biến thành những món ăn – bài thuốc dễ dùng.
Bài thuốc và công dụng.
1. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Thịt gà rửa sạch, hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế thêm gia vị ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
3. Gà ác trống 1 con, tam thất 5g, rượu vang và gia vị vừa đủ. Tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị; hầm cách thủ cho đến chín rồi ăn. Công dụng: Bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những người bị gãy xương.
4. Gà ác 1 con, hạt sen trắng 15g, khiếm thực 15g, gạo nếp 150g. Nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thường dùng cho những nam giới bị di tinh, phụ nữ khí hư có màu đục.
5. Gà ác 1 con, hoàng kỳ 100g. Hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ huyết, điều kinh, thường dùng cho phụ nữ thống kinh, trước kì kinh 3 ngày nên dùng liên tục trong 5 ngày.
6. Gà ác 1 con, ngải cứu 20g, hoàng tửu 30ml. Hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp tử cung xuất huyết. Những người bị rối loạn kinh nguyệt, máu nóng không được dùng.
Các bài thuốc bổ khí dưỡng huyết (dùng cho mọi lứa tuổi):
1. Gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi sấy khô giòn, tán bột rây mịn (ô kê tán), làm viêm (ô kê hoàn) hoặc ngâm rượu (ô kê tửu) để uống hằng ngày.
2. Gà ác 0,5kg, hạt sen 50g, đương quy 20g, hoài sơn 20g (củ mài). Cách chế biến: Bóp chết gà (không cắt tiết) làm sạch, bỏ ruột, phổi, để lại tim, gan, cật và mề (đã làm sạch). Các dược liệu thái nhỏ cho vào bụng gà, thêm ít muối, khâu lại. Ninh cho thật nhừ. Để nguội, thêm gia vị cho vừa khẩu vị, rồi ăn cái, uống nước 2 – 3 lần trong một ngày.
3. Gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g. Cách chế biến: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo và hoài sơn cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ tinh khí, cường gân cốt, chuyên dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
4. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Cách chế biến: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế biến thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
5. Gà ác trống 1 con, nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, thục địa, bạch thược, ngũ vị tử, bạch truật, bạch linh, xuyên khung, sài hồ, tiền hồ, hoàng liên, hoàng bá, tri mẫu, bối mẫu, sinh địa mỗi thứ đều 15g. Cách chế biến: Gà làm sạch, chặt miếng. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào trong bụng gà rồi đem hầm thật nhừ. Lấy gà và các vị thuốc ra, sấy khô, tán thành bột mịn, dùng nước cốt hầm và một ít bột mì trộn đều với bột thuốc và vê thành những viên hoàn nặng chừng 10g. Đem sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 1 viên với nước cơm hoặc nước đun sôi để nguội. Công dụng: Bổ khí ích tỳ, tư âm thanh nhiệt, thường dùng cho nhữn người bị bệnh lâu ngày, có biểu hiện của chứng can thận âm hư như có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngực bụng buồn bực không yên, vã mồ hôi trộn, lưng đau gối mỏi, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ… Hoặc gà ác rửa sạch bằng rượu trắng, đồ chín với hạt đậu đen đã ngâm nước một đêm, ăn hết trong ngày.
Người dân ở An Giang dùng bài thuốc gia truyền dưới dạng thức ăn – vị thuốc để bồi dưỡng cho trẻ em còi cọc thể hư nhiệt như sau: Thịt gà ác 100g nấu với lá dâu non 20g và gạo nếp 10g thành cháo, cho trẻ ăn làm 3 lần trong ngày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn hoặc làm thành viên hay ngâm với rượu uống để bồi bổ sức khoẻ. Có nơi còn dùng xương gà ác nấu thành cao, gọi là tinh gà đen, uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu sinh lí, băng đới… Mật gà ác còn được dùng để chữa bệnh ho cho trẻ em.
Theo caythuoc
Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook
Cập nhật thông tin chi tiết về Lo Bệnh Cúm Từ Gà Đá trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!