Xu Hướng 6/2023 # Lão Nông Hà Tĩnh Gieo “Ngọc Trời” Trên Cánh Đồng Rươi # Top 13 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Lão Nông Hà Tĩnh Gieo “Ngọc Trời” Trên Cánh Đồng Rươi # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Lão Nông Hà Tĩnh Gieo “Ngọc Trời” Trên Cánh Đồng Rươi được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lão nông Hà Tĩnh gieo “ngọc trời” trên cánh đồng rươi

“Bén duyên” với nông nghiệp hữu cơ ở cái tuổi đã ngoài 60, ông Võ Đình Thành (thôn Quy Vượng, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) bước đầu thành công với mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi…

Hạt gạo siêu sạch

Để có thể tạo ra những “hạt gạo vàng”, ông Võ Đình Thành phải xây bờ ruộng cao để chống tràn và hạn chế nguồn nước lạ vào.

Từ ruộng rươi vừa mới thu hoạch, ông Võ Đình Thành bốc lên một vốc gạo trắng, nổi bật và rất dễ phân biệt với những hạt gạo truyền thống trong vùng. “Các cô nhìn xem, đây là hạt gạo siêu sạch vì được trồng ở vùng nước sạch thuần khiết, lại không sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật nào nên thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt là rất đắt hàng!” – ông Thành phấn khởi.

Ấy rồi, phút chốc, ông đi kiểm tra cống ngầm ở ruộng. Cống ngầm mà ông nhắc đến là một trong những yếu tố đảm bảo nước thủy triều lên xuống cho 2,5 ha đất ruộng đang kết hợp sản xuất lúa và nuôi rươi mà gia đình ông đang sản xuất.

2 năm nay, ông Thành là người “mở đường” cho sản xuất gạo ruộng rươi – thứ gạo đặc biệt ở vùng đất ven bờ sông La. Từ dòng La ngọt mát chảy qua hệ thống cống ngầm, rươi theo đó tràn vào ruộng được đắp bờ cẩn thận để sinh sôi nảy nở. Cũng chính trên cánh đồng ấy, ông Thành tiến hành trồng lúa.

Theo ông Thành, rươi là món ăn đặc sản mang lại kinh tế rất lớn, loài này được coi là “lộc trời” đối với bờ hữu sông La. Bởi lẽ, rươi chỉ xuất hiện ở những vùng cửa sông, có điều kiện phù hợp, nó chỉ sống được trong môi trường đất và nước thật sự sạch. Nhờ vậy mà lúa ở đây bắt buộc phải rất sạch.

Ông Thành đầu tư làm cống ngầm cho nước tự nhiên lên xuống và quây lưới để có thể bắt rươi dễ dàng

Trong quá trình sinh trưởng, trước khi ngoi lên mặt nước để thực hiện quá trình giao phối và sinh sản, rươi đã để lại một phần cơ thể trong bùn đất. Phần cơ thể đó cùng phù sa lắng đọng vùng cửa sông sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng tự nhiên nuôi cây lúa mà không cần bất kỳ loại phân bón nào.

Nuôi giấc mơ “gạo ruộng rươi Yên Hồ”

Xuất phát từ nhu cầu gạo sạch của gia đình đến mong muốn có thể tạo ra sản phẩm “có một không hai”, ông Thành bắt tay cùng Công ty CP CED (TP Hà Tĩnh) làm nông nghiệp sạch.

“Trái ngọt” nhận về là những hạt gạo ruộng rươi Yên Hồ trắng trong, thơm ngon, sạch

Bước vào thực hiện vụ lúa đầu tiên, ông như lạc trong “cơn say” thực thụ khi đầu tư hàng tỷ đồng vào san bằng, cải tạo đất hoang hóa kết hợp đất ruộng thành các tầng đất sạch, có độ mùn. Bờ ruộng được đắp cao, tuyệt đối không có nguồn nước lạ vào mà phải sử dụng cống để thủy triều lên xuống.

Chưa hết, ông còn “tay xách, nách mang” đi học hỏi, tìm hiểu về kỹ thuật trồng lúa giống Nhật Bản trên ruộng rươi để cho ra hạt gạo thơm ngon nhất. Tuy nhiên, do không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào, hệ sinh thái được giữ gìn hoàn toàn tự nhiên nên năng suất lúa trồng trên ruộng rươi không cao, chỉ bằng 1/3 ruộng canh tác thông thường, nhưng bù lại thu nhập từ rươi rất cao (năm 2019, ông Thành thu hoạch 7 tạ rươi với giá bán 350 nghìn đồng/kg).

Với giá bán 20.000 đồng/kg, từ vụ lúa đầu tiên ngon hơn mong đợi, ông Thành đã thu về “trái ngọt” khi gạo bán ra bao nhiêu cũng hết. Vụ lúa Đông Xuân năm nay, dự kiến 12 tấn gạo của ông Thành sẽ thu về trên 200 triệu đồng chưa kể thu nhập từ rươi.

Cùng với đó, là “lộc trời” có giá bán từ 400-600.000 đồng/kg

Tự tin với sản phẩm của mình, ông nông dân “tay ngang” tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, liên kết với Công ty CP CED phát triển ý tưởng sản phẩm, mẫu mã bao bì, quy trình sản xuất và chiến lược tiêu thụ “ngọc trời”; giải quyết cho 5-7 lao động địa phương và không quên “nuôi giấc mơ” xây dựng gạo ruộng rươi trở thành đặc sản quê hương.

Với thành công bước đầu, ông Thành đã tạo cảm hứng cho nhiều người dân trong vùng chuyển sang việc trồng lúa trên diện tích canh tác rươi với các giống mới phù hợp.

Ông Bùi Anh Sơn – Chủ tịch UBND xã Yên Hồ cho biết: “Tận dụng sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng mà hiện nay toàn xã có gần 20 ha đất ruộng hữu cơ được người dân tận dụng trồng lúa kết hợp làm rươi. Ngoài những gia đình đầu tư vào ruộng gạo rươi lớn như gia đình bác Võ Đình Thành thì xã còn có trên 15 hộ sản xuất gạo rươi nhỏ lẻ.

Với nhiều tín hiệu tích cực từ hạt gạo hữu cơ, xã cũng đang từng bước phấn đấu đưa gạo ruộng rươi Yên Hồ trở thành sản phẩm OCOP, mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và người tiêu dùng, từ đó từng bước góp phần xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao”.

Sản phẩm gạo ruộng rươi Yên Hồ được Công ty CP CED bao tiêu, đóng gói với mẫu mã đẹp giới thiệu ra thị trường

Say trong những cánh đồng lúa vàng óng, dù không còn trẻ nhưng mỗi ngày, ông Thành lại tha thiết với những hạt gạo sạch Yên Hồ. Bởi với ông, gạo ruộng rươi đem lại cho nông dân nguồn thu nhập xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Hơn hết, đó cũng chính là cách để người nông dân trả nợ hạt lúa quê hương từng nuôi ông khôn lớn.

Ngân Giang- Thành Chung

“Né” Dịch Tả Lợn Châu Phi, Nông Dân Hà Tĩnh Tăng Nuôi Gà Đón Tết

Đầu tư chăn nuôi gà cung cấp cho thị trường tết Nguyên đán 2021 là lựa chọn của nhiều nông dân Hà Tĩnh trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Đã từng thiệt hại nặng nề do DTLCP nên hiện tại, khi dịch bệnh đang hoành hành, gia đình ông Trần Thế Đính (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, Can Lộc) đã chuyển mạnh sang chăn nuôi gà thương phẩm.

Ông Đính cho hay: “Để phục vụ thị trường tết Nguyên đán, thời điểm này những năm trước, chúng tôi nuôi cả trăm con lợn. Nhưng từ năm ngoái lại nay, bị mất trắng hơn 150 triệu đồng do DTLCP nên gia đình giảm đàn lợn và quyết định đầu tư mạnh cho gà để đảm bảo an toàn.

Lứa cũ vừa xuất bán là chúng tôi thả ngay lứa mới nên trong chuồng luôn có gà gối nhau đủ để cung cấp cho thị trường. Hiện nay, nhà tôi có trên 1.000 con gà ri 3 các loại”.

Ông Nguyễn Hải – Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Địa phương đang dẫn đầu toàn huyện với tổng đàn gà (khoảng gần 40.000 con). Hầu hết các hộ dân đều nuôi gà, trong đó khoảng 300 hộ nuôi quy mô từ 100 con/lứa trở lên. Tín hiệu đáng mừng là hiện nay, người chăn nuôi đã chủ động phát triển quy mô lớn.

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Huy Phố (thôn Thanh Mỹ) – một hộ nuôi gà lâu năm đang thuê máy làm đất, chuẩn bị xây dựng chuồng trại quy mô 15.000 – 17.000 con/lứa theo công nghệ cao”.

Ngoài khu vực miền núi thì chăn nuôi gà cũng là sự lựa chọn của nông dân ven biển Hà Tĩnh, nhất là trong giai đoạn DTLCP diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ngoài đàn gà đang nuôi, gia đình bà Trương Thị Nhi (thôn Trung Văn, xã Thạch Văn, Thạch Hà) vừa thả trên 300 con gà cỏ mía Hà Nội để kịp xuất bán vào đúng dịp tết.

Bà Nhi chia sẻ: “Trong khi giá lợn giống còn cao, DTLCP chưa được khống chế thì việc đầu tư chăn nuôi gà sẽ an toàn hơn rất nhiều. Gà bán vào dịp tết cũng được giá hơn”.

Ông Nguyễn Văn Bằng – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Văn (Thạch Hà) cho biết: “Chăn nuôi gà trên cát là một thế mạnh và địa phương đã có những chính sách hỗ trợ người dân trong thời gian qua. Hiện nay, tổng đàn gà toàn xã không ngừng tăng lên để phục vụ nhu cầu dịp tết. Gà Thạch Văn thơm ngon, chất lượng nên được thị trường ưa chuộng”.

Theo ghi nhận, ngoài Can Lộc, Thạch Hà thì Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Nghi Xuân, Kỳ Anh… là những địa phương có số lượng gà lớn.

Ông Trần Hùng – Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh thông tin: “Tránh DTLCP nên hiện nay, nhiều nông dân chuyển mạnh sang nuôi gà. Tổng đàn gia cầm toàn tỉnh hiện đạt trên 9 triệu con, trong đó gà là gần 8 triệu con. Tổng đàn khá lớn cho thấy, việc tổ chức sản xuất, chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và người chăn nuôi khá tốt”.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, hiện nay áp lực dịch bệnh trên đàn gà sau mưa lũ còn rất lớn. Trên thực tế, dịch cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm khác đã xảy ra ở một số tỉnh, thành phố. Vì vậy, để đảm bảo chăn nuôi an toàn, tránh thiệt hại, người dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là tiêu độc khử trùng môi trường, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; tiêm phòng vắc – xin đầy đủ…

Đặc biệt, người chăn nuôi gà, nhất là những cơ sở quy mô lớn cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, phù hợp các điều kiện về kỹ thuật, phòng chống dịch bệnh, điều kiện về kinh tế… để đảm bảo không bị động, tránh thiệt hại trong những tình huống dịch bệnh hay khó khăn về thị trường, giá bán…

Thu Phương – Phan Trâm

Các tin đã đưa

Hà Tĩnh: Nuôi Gà Đông Tảo Mỗi Năm “Đút Túi” Cả Trăm Triệu Đồng

Nuôi gà Đông Tảo mỗi năm “đút túi” cả trăm triệu đồng

Anh Kiều Đình Phúc ở phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) nuôi gà Đông Tảo, mỗi năm “đút túi” cả trăm triệu đồng.

Anh Kiều Đình Phúc nuôi gà Đông Tảo mang lại thu nhập cao

Mặc dù có thu nhập khá từ trang trại chăn nuôi vịt, cá nhưng anh Kiều Đình Phúc ở tổ dân phố Tiên Sơn, phường Trung Lương (thị xã Hồng Lĩnh) vẫn bị “thôi miên” bởi những con gà Đông Tảo chân to xù xì nhưng rất ấn tượng. Cũng từ đó, anh bắt đầu có ý tưởng mua con giống về kinh doanh để tăng thêm thu nhập.

Anh Phúc chia sẻ: Qua báo chí, mạng internet, thấy nhiều người nuôi gà Đông Tảo cho thu nhập cao, năm 2015, anh “khăn gói” ra tận tỉnh Hưng Yên tìm hiểu và mua 100 con giống về nuôi. Bước đầu nuôi cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kinh nghiệm chăm sóc, gà bị bệnh theo nhau chết gần hết. Một số người bàn ra, tán vào cho rằng gà Đông Tảo chỉ dành cho nhà giàu, nuôi rồi không biết bán cho ai vì giá cả đắt đỏ.

Già Đông Tảo chủ yếu bán vào dịp Tết, mỗi kg có giá từ 350 – 400 nghìn đồng

“Vạn sự khởi đầu nan” vẫn không làm anh nhụt chí mà tiếp tục mua con giống về nuôi. Với quyết tâm theo tới cùng, đôi lúc anh nghĩ, chẳng ai thành công mà không một lần thất bại. Rút kinh nghiệm, lần này anh tự mày mò nghiên cứu, học hỏi về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà. Nhờ vậy, đàn gà lứa sau khỏe mạnh, lớn nhanh, thu hút nhiều người đến xem và mua về thưởng thức.

“Sau 3 năm nuôi gà Đông Tảo, gia đình tôi tăng thêm thu nhập nên rất phấn khởi. Mỗi năm tôi xuất chuồng từ 80 – 100 con, bình quân mỗi con nặng từ 3,5 – 4 kg. Gà chủ yếu xuất bán vào dịp Tết nguyên đán để được giá cao, mỗi con bán trên dưới 1,5 triệu đồng. Tính ra, trừ chi phí, đàn gà cho lãi gần trăm triệu đồng”- Anh Phúc cho biết.

Gà Đông Tảo chân to xấu xí nhưng, thịt thơm ngon khác hẳn các loại gà khác

Không chỉ bán gà thịt mà hiện tại anh còn đầu tư chuồng trại để cho đàn gà đẻ trứng, sản xuất con giống. Ngoài con giống nuôi hàng năm thì bán gà giống cũng cho anh thu về từ 30 – 40 triệu đồng.

Thức ăn của giống gà này cũng giống như gà thả vườn, với lúa, bắp tẻ nguyên hạt, hoặc thức ăn của gà trộn rau muống, rau lang thái nhỏ, có thể kèm thêm ngô xay… Nếu muốn nhân giống nhanh thì việc chăm sóc gà Đông Tảo mái là điều rất quan trọng. Vì vậy, không được để gà quá béo sẽ khó di chuyển và khả năng đẻ trừng giảm.

Không chỉ bán gà thịt mà hiện tại anh Phúc còn đầu tư chuồng trại sản xuất gà giống

Gà Đông Tảo thịt rất thơm, khác hẳn với các loại gà khác. Chúng có đôi chân lớn, lớp vảy thịt dày, khi hầm giữ được độ giòn, không bị mềm nhũn. Bởi vậy, dù giá đắt nhưng khách hàng vẫn tìm đến mua. Ngoài ra, cũng có người mua về để nuôi do thú vui sưu tầm loại gà quý hiếm này.

Tuy nhiên, gà Đông Tảo trên địa bàn Hà Tĩnh nói chung chủ yếu phục vụ thị trường vào dịp tết nên đầu ra còn gặp nhiều khó khăn..

Để từng bước nâng số lượng đàn gà, anh Phúc đang tích cực quảng bá trên mạng xã hội, nhờ bạn bè giới thiệu và gắn kết với các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả, bền vững hơn.

Hữu Trung

Chàng Trai Miền Núi Hà Tĩnh Kiếm Hàng Trăm Triệu Đồng Từ Chăn Nuôi Gia Trại

Chàng trai miền núi Hà Tĩnh kiếm hàng trăm triệu đồng từ chăn nuôi gia trại

Bỏ nghề cơ khí, thanh niên Nguyễn Công Hiệp – SN 1994 ở thôn Trung Thủy, xã Sơn Trung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) về quê xây trang trại nuôi gà.

Tốt nghiệp trường cao đẳng nghề, Nguyễn Công Hiệp bôn ba với nghề thợ hàn ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh… Sau gần 1 năm, anh Hiệp nhận thấy công việc bấp bênh nên quyết định về quê đầu tư gia trại chăn nuôi.

Nguyễn Công Hiệp đầu tư nuôi 1.500 con gà ri.

Anh Nguyễn Công Hiệp tâm sự: “Nhận thấy những tiềm năng của quê hương, tôi luôn mong muốn mở trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặc dù trái nghề được học nhưng nếu mình có đam mê thì cũng sẽ thành công.”

Bởi vậy, ngay sau khi về quê, anh Hiệp bỏ vốn đầu tư nuôi 100 con gà lai chọi nhưng thất bại do không nắm vững kỹ thuật chăm sóc. Gà chọi không được cắt mỏ, mổ nhau trụi hết lông nên bán không ai mua, anh mất sạch số vốn đã đầu tư ban đầu.

Nguồn thu nhập từ nuôi gà ri mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không nản chí, anh Hiệp tiếp tục tìm hiểu tại các trang trại nuôi gà trên địa bàn rồi quyết định vay vốn làm chuồng trại để nuôi 1.500 con gà ri. “Năm 2019, khi đầu tư nuôi gà với số lượng lớn, nhiều người bàn lùi vì 100 con không bán được giờ nuôi cả nghìn con thì quá mạo hiểm. Tuy nhiên, trước khi đầu tư tôi cũng đã tìm hiểu kỹ về thị trường đầu ra, đầu tư nuôi nhiều để các thương lái biết đến và có sự lựa chọn” – Anh Hiệp chia sẻ.

Nhờ ở gần chợ Phố Châu (thị trấn Phố Châu) và chợ Rạp (xã Sơn Trung) nên hầu như ngày nào gia trại của anh Hiệp cũng có thương lái ở các xã Sơn Giang, Sơn Phú… vào mua. Mỗi năm, anh Hiệp xuất bán 2 lứa gà, mỗi lứa gần 1.000 con, giá bình quân 90.000 đồng/kg, cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Chuồng nuôi thỏ của anh Hiệp được đầu tư bài bản với quy mô 600 con.

Chưa hài lòng với nguồn thu nhập, đầu năm 2020 anh Hiệp lại bắt tay đầu tư vào nuôi thỏ thương phẩm, thỏ giống. Dù nhiều mô hình nuôi thỏ trên địa bàn thất bại do thời tiết nắng nóng, chuồng trại đầu tư không đảm bảo, thỏ thường mắc bệnh nấm… nhưng anh Hiệp vẫn mạnh dạn bỏ ra gần 200 triệu đồng xây chuồng với quy mô 600 con.

“Với diện tích hơn 100 m2, tôi lắp đặt quạt hơi 2 chiều có hệ thống phun nước tạo môi trường mát mẻ, đảm bảo điều kiện thích hợp cho đàn thỏ sinh trưởng, ngăn ngừa dịch bệnh” – anh Hiệp cho hay.

Sau 4 tháng nuôi, mỗi con thỏ nặng 2,2 kg bán với giá 200 nghìn đồng, lãi gần 100 nghìn đồng.

Cũng theo anh Hiệp, ở môi trường nuôi tốt, đàn thỏ phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt. Mỗi con thỏ có trọng lượng 2,2 kg hiện được bán với 200.000 đồng, lãi được gần 100.000 đồng. Chỉ tính 3 tháng gần đây, anh bán hơn 4 tạ thịt thỏ thương phẩm và 800 con thỏ giống, thu về gần 100 triệu đồng.

Nuôi lợn thương phẩm cũng mang lại thu nhập cao cho ông chủ 9X.

Ngoài ra, gia trại của anh Hiệp luôn duy trì 20 -30 con lợn, trong đó, có 5 con lợn nái. Nhờ đảm bảo quy trình kỹ thuật, phòng ngừa tốt dịch bệnh nên đàn lợn nhanh lớn. Mỗi năm, anh Hiệp thu về trên dưới 100 triệu đồng từ chăn nuôi lợn.

Mở rộng diện tích, chăn nuôi theo quy mô khép kín, an toàn sinh học, đảm bảo môi trường trong khu vực dân cư chính là điều ông chủ 9X trăn trở. Bởi vậy, anh Hiệp mong muốn chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện để thuê đất, di dời đàn vật nuôi sang vị trí phù hợp, thuận lợi để tiếp tục đầu tư phát triển chăn nuôi bền vững hơn.

Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng anh Nguyễn Công Hiệp thực sự là thanh niên năng động, chịu khó học hỏi, dám nghĩ, dám làm vươn lên làm giàu. Đây là mô hình chăn nuôi điển hình của xã cần tuyên truyền nhân rộng, nhất là đối với các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn.

Ông Trần Xuân Thơm – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Trung

Hữu Trung

Cập nhật thông tin chi tiết về Lão Nông Hà Tĩnh Gieo “Ngọc Trời” Trên Cánh Đồng Rươi trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!