Xu Hướng 6/2023 # Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” # Top 9 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đá gà là thú tiêu khiển trong xã hội loài người từ rất xa xưa, thu hút cả bậc đế vương. Hình ảnh các cuộc đá gà, đấu vật… đã được khắc họa nhiều di tích lịch sử nổi danh thế giới. Một trong những nguyên nhân khiến con gà hiển hách không kém gì anh hùng danh tướng cổ kim như vậy bởi nó “có võ”. Nghe hơi “lạ lỗ tai”! Nhưng nếu có dịp đến trường gà, chúng ta sẽ được thưởng thức không ít chiêu thức độc đáo của mấy chú gà nòi chẳng khác gì võ sĩ nơi sàn đấu.…

Cú “Hồi mã thương”

HLV Tô Xuân Trường (môn phái Vịnh Xuân Kim Long), HCV Hội thi Võ cổ truyền toàn quốc trong thế Kim kê độc lập..

Xem các tuồng tích trên sân khấu hát bội hoặc cải lương, thỉnh thoảng chúng ta sẽ thấy cảnh sau một chập giao đấu nơi chiến trường, 1 trong 2 vị tướng bỗng dưng bỏ chạy 1-2 vòng rồi bất ngờ xoay người đâm thương ngược trở lại phía sau để hạ gục đối thủ đang mải mê đuổi theo. Ở trường gà cũng thế, quần thảo, chèo kéo lẫn nhau một hồi, bỗng một con rút đầu ra giả thua bỏ chạy, con kia “tưởng bở” lật đật rượt theo. Không ngờ, con gà đang chạy bất ngờ dừng chân, quay đầu lại đá thật mạnh vào đầu, cổ, mắt, thân đối phương đang bất cẩn xông đến.

Lãnh đủ một vố đau như vậy, không chịu nổi, con gà đuổi theo bị loại khỏi vòng chiến, bằng không cũng suy giảm thể lực… Thì ra, chú gà đã giở trò trá bại (giả thua) để chơi cú hồi mã thương – miếng võ sở trường của dòng họ La (nổi tiếng nhất là La Nghệ, La Thành, La Thông) trong truyện Thuyết Đường của Trung Quốc.

Còn trên đấu trường thì sao? Người võ sinh thu chân phải vòng qua gối trái để tọa tấn (tấn ngồi), xoay người một vòng ngược chiều kim đồng hồ rồi đứng lên và cùng lúc 2 tay chụp thẳng tam công (ngón trỏ, giữa và cái) vào mặt đối thủ đang xông đến… Hoặc từ đinh tấn, võ sinh nhảy lùi về sau trụ chân phải, chân trái co lên cao, sau đó xoay người, hạ chân trái xuống và xỉa thẳng 2 tay về phía trước… So sánh thường khập khiểng nhưng đó chính là những cú hồi mã thương trong bài Hùng kê quyền!

Hùng kê quyền

Hùng kê là bài quyền (còn gọi là bài thảo) do lão võ sư Ngô Bông (Quảng Ngãi) giới thiệu tại Hội nghị chuyên môn Võ cổ truyền toàn quốc lần thứ nhất năm1993. Tương truyền bài thảo này do Nguyễn Lữ (em của Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc và Vua Quang Trung Nguyễn Huệ) chế tác sau nhiều lần quan sát các trận đá gà. Nguyễn Lữ sinh năm 1754, từng được thầy Trương Văn Hiến truyền dạy miên quyền (nhu quyền) – chuyên dùng sức nhẹ để thắng mạnh-hợp với phụ nữ và người tính khí ôn hòa. Hiện nay, võ phái An Bình (gốc Tây Sơn – Bình Định) tại TPHCM vẫn đang thờ Tướng quân Nguyễn Lữ.

Võ sư Nguyễn Công Tâm (Hội Võ cổ truyền TPHCM) cho biết: “Hùng kê quyền vận dụng nhiều thế miếng của gà nòi (gà đá, gà chọi) thành những đòn thế chiến đấu có giá trị cao: nhanh, biến hóa, phòng thủ, đánh xa, đánh gần, giả thua…”.

…với cú đá bay.

Về thủ, võ sinh đứng theo nhiều thế tấn (tạm hiểu là thế đứng thăng bằng trong võ thuật) khác nhau, trong đó có kê tấn: đứng chân phải, chân trái co lên cao, bàn tay thủ bộ kê thủ (gập 4 ngón: cái, giữa, áp út, út) đồng thời 2 cánh tay dang rộng như 2 cánh gà trông rất oai phong, hùng dũng để vừa ghìm đòn, vừa hù dọa đối phương… Lối thủ này kín toàn thân và đối thủ có thể lãnh trọn ngọn cước cùng cú xỉa vào mắt nếu vô ý xông vào.

Lúc tấn công, võ sinh có thể tung liên tục 2 cú song phi cước bên phải và trái. Khi bay đá, 2 bàn tay vỗ vào nhau như gà tung 2 cánh bay đá 2 chân. Đây phải chăng là miếng xạ rơi (quăng) của gà nòi khi 2 bên vừa xáp độ, sức lực còn dồi dào? Ông Vương Hồng Sển giải thích miếng xạ rơi như sau: “Quăng hay xạ rơi: không cắn gà nọ, chỉ cánh bay lên, chân xạ tới, vừa chân vừa cựa phóng hết, xạ hết vào mình gà địch, không khác trận “vũ bão” của võ sĩ thiện nghệ “ban cho” kẻ đối phương”.

Khi nhập nội (đánh gần), võ sinh thực hiện các thủ pháp (đòn tay) như tấn công (đánh bằng cạnh bàn tay), tam công, nhất chỉ (xỉa, mổ, đâm bằng ngón trỏ hoặc biến thế bằng cách dùng ngón cái như cựa gà) để đánh vào mắt, yết hầu… Cũng có khi chân phải thu về quy tấn (tấn quỳ), xoay người đứng lên tấn công vào mặt đối phương bằng kê thủ phải và trái rồi đánh chỏ thốc vào thân đối thủ. Lối đánh này gần giống như “đòn vỉa” (có nơi gọi là vô vỉa) của gà nòi, nghĩa là luồn đầu vào nách con gà kia, dùng mỏ nắm cổ nắm vai, nắm lông lưng và đá thốc lên. Dính đòn vỉa nhiều lần, con gà kia sẽ bị yếu gân cốt, đá không còn mạnh nữa, thậm chí còn bị gãy cánh…

Các thế võ gà còn xuất hiện ở một số bài quyền khác – Kim kê độc lập trong bài Mai hoa quyền. Mê đá gà và yêu thích thế võ này, ông Đặng Văn Anh (1921-1998) lấy tên võ đường mình là Kim Kê – Tây Sơn Nhạn, đào tạo nhiều võ sĩ đấu đài nổi tiếng tại TPHCM. Ở miền Trung, các võ sư Nguyễn Hồng (Quảng Ngãi), Kim Đình (Bình Định)… cũng là dân chơi gà đòn đồng thời thường trá bại để xoay người tung cú chỏ lật hoặc đá hậu (nghịch lân cước) rất có hiệu quả trong một số trận đấu…

Kê quyền trong võ lâm Trung Quốc

Trong võ thuật Trung Quốc, Trần gia Thái cực quyền cũng có thế Kim kê độc lập và Hàn kê bộ ở Mai hoa Đường lang môn. Tại tỉnh Phước Kiến (miền Nam Trung Quốc), Kê quyền rất nổi tiếng với các thế Kim kê chủy mễ (gà vàng mổ gạo) – một tay khóa tay đối phương, bàn tay kia chụm lại mổ vào mắt; Kim kê song đẩu sí (gà vàng rung 2 cánh) – 2 bàn tay đè 2 tay đối phương xuống rồi thuận lực xỉa đầu ngón tay vào mắt đối thủ; Kim kê đối mục (gà vàng nhìn nhau) – một tay khóa tay đối thủ, cổ tay kia đánh vào hông; Liêu âm thủ – bàn tay vổ vào hạ bộ. Kê quyền cũng sử dụng 2 cánh tay như 2 cánh chim – gạt qua 2 bên và tung chân đá lên hạ bộ. Đá là sở trường của loài gà nên Kê quyền còn dạy cho võ sinh luyện tập Nhật nguyệt cước – nhảy đá liên tục 2 chân.

Ở miền Bắc Trung Quốc, ba chi phái Tâm Ý Lục hợp quyền (tỉnh Hà Nam), Hình Ý quyền (tỉnh Hà Bắc) và Đới thị Tâm Ý quyền (tỉnh Sơn Tây) đều sử dụng Hình kê quyền. Tâm Ý Lục hợp quyền tung chiêu Kê đẩu mao (gà rung lông) – tay tấn công vào hạ bộ biểu thị cho động tác gà dùng cánh để đàn áp đối thủ hoặc Kê bào thực (gà bới đất tìm thức ăn) – kéo tay đối thủ xuống và dùng vai đánh vào thân. Xa thị Hình Ý quyền dùng chân đạp vào vùng hạ đẳng, tay tấn công vào mắt như gà vừa đá vừa mổ. Nói chung, những thế Kê quyền thường bắt chước các điệu bộ mổ, phất cánh và đá rất lợi hại của loài gà.

Võ thuật xuất phát từ nhu cầu tự vệ để sinh tồn. Quan sát hoạt động bản năng của các loài vật, những hiện tượng thiên nhiên… cộng với tư duy, con người đã chế tác ra nhiều thế miếng. Chính vì vậy mới có Hầu quyền, Hạc quyền, Hổ quyền, Xà quyền, Kê quyền… Những chiến binh ngày trước đeo những chiếc móng sắt ở tay hay hiệp sĩ vùng Cận đông sử dụng thanh kiếm cong đều mang hình ảnh cái cựa gà. Hoặc nhìn cây liễu mềm mại quằn thân xuống rủ bỏ lớp băng tuyết nặng trĩu để vươn lên, ông Kano Jigoro (người Nhật) đã sáng tác ra môn võ Judo (Nhu đạo). Mỗi môn võ, thế võ đều có giá trị riêng trong từng tình huống cụ thể, quan trọng nhất đối với người học võ vẫn là sự tinh luyện để vận dụng khi “đụng trận”.  

THIỆN TÂM – HOÀNG THỊNH

6 Món Đồ Không Thể Thiếu Trong Lễ Giáng Sinh Ở Mỹ

Mua vé máy bay đi Mỹ vào tháng 12 bạn sẽ thấy Giáng sinh hay còn gọi Noel là một lễ hội lớn không chỉ đối với các nước châu Âu, mà đó cũng là một ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với người Mỹ. Ngay từ đầu tháng 12, các cửa hàng trên khắp những đường phố nước Mỹ được trang hoàng lộng lẫy hơn bao giờ hết để chào đón ngày lễ này. Vậy bạn có biết, những món đồ không thể thiếu trong dịp lễ Giáng sinh ở Mỹ là gì không?

Cây Giáng sinh

Cây Giáng sinh là một cây xanh, thông thường là cây thông được người ta dùng để trang hoàng trong dịp lễ giáng sinh. Thăm nước Mỹ vào dịp này, khách du lịch có thể nhìn thấy các cây thông lớn nhỏ khác nhau trong các trung tâm thương mại, cửa hàng bên đường cho tới trong gia đình người dân được trang trí lộng lẫy.

Dây tầm gửi

Dây tầm gửi cũng là một trong những biểu tượng Giáng sinh của người Mỹ. Sở dĩ, loài cây này được tôn vinh trong ngày lễ trọng của họ là vì, nó là loài cây mặc dù không có rễ vẫ xanh tươi suốt trong những ngày đông giá rét. Vì vậy, họ tin rằng loài cây này có quyền năng kỳ diệu có thể giải độc và trừ tà ma. Đây cũng là loài cây biểu trưng cho hòa bình theo truyền thuyến Roma. Do đó, người ta treo dây tầm gửi trước nhà như một sự hiếu khách.

Treo Tất Noel

Được bắt nguồn từ một truyền thuyết của người Hà Lan, tuy nhiên, hầu hết các em nhỏ nước Mỹ cũng đều tin rằng, chúng sẽ được nhận quà của ông già Noel thông qua chiếc tất được treo ở cuối giường.

Thiệp Giáng sinh

Giáng sinh là dịp để mọi người gửi đến bạn bè, người thân những tình cảm chân thành. Do đó, thiệp Giáng sinh cũng là một trong những món đồ không thể thiếu vào dịp này. Tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên được tạo ra từ năm 1843 với giá gần 6 bảng Anh. Tuy nhiên, nhờ công nghệ in ấn phát triển, thiệp Giáng sinh có giá ngày càng thấp, và phong tục gửi thiệp Giáng sinh cho nhau vào ngày lễ này đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người châu Âu và người Mỹ.

Gà Tây Bài hát Giáng sinh

Các ca khúc Giáng sinh tuyệt đối là một trong những điều không thể thiếu vào dịp này. Những giai điệu vui nhộn của bài hát Jingle Bell hay bài Silent Night, Holy Night là dấu hiệu rõ ràng và kích thích nhất đối với cả người dân và du khách báo hiệu một mùa Giáng sinh nữa lại đến. Những giai điệu rộn ràng, vui tươi của nó khiến lòng người hân hoan, đất trời rạng rỡ mặc cho mùa đông rét buốt.

Sắm vé máy bay đi Mỹ đón Giáng sinh

Gà Xào Sả Nghệ: Món Ngon Không Thể Thiếu Mỗi Dịp Đông Về

1,474

lượt xem

Gà xào sả nghệ mềm giòn vừa phải, thấm vị đậm đà, thơm lừng mùi nghệ sả bắt cơm vô cùng!

Nguyên liệu:

1 bộ lòng gà

300g thịt đùi gà hoặc phần ức tuỳ sở thích

1 củ nghệ nhỏ băm

2 cây sả băm

Tỏi, ớt băm

Gia vị: Muối, tiêu, đường, bột nghệ, bột cari, tương ớt, nước mắm.

Cách làm:

Lòng làm sạch với muối, rửa sạch để ráo nước, thái miếng vừa ăn. Thịt thái miếng vừa ăn. 

Ướp thịt và lòng khoảng 10 phút với 1 muỗng cafe bột nghệ, 1/2 muỗng bột cari, 1/2 phần sả băm, 1 muỗng tỏi băm, 1/2 muỗng muối, 1,5 muỗng đường, 1 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng cà phê tiêu.

Cho dầu ăn vào chảo, bỏ phần sả, ớt và nghệ băm vào xào thơm, cho hết phần lòng và thịt vào xào săn lên.

Mình cho vào thêm 1/2 chén nước rồi hạ lửa, nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Thấy nước sệt lại là được.

Thành phẩm

Lòng thịt mềm giòn vừa phải, thấm vị đậm đà, thơm lừng mùi nghệ sả bắt cơm vô cùng!

Theo afamily.vn

Tại Sao Gà Tây Là Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Dịp Lễ Ở Anh?

Trước đây, ngỗng là món ăn phổ biến của người Anh trong dịp Giáng sinh. Nhưng ngỗng là loài khó nuôi, giá lại đắt đỏ nên mọi người dùng gà tây thay thế.

Trong đêm giáng sinh, gà tây được bày giữa bàn tiệc thường nặng khoảng 4,5 kg. Hương vị thơm ngon, thịt béo ngậy đậm đà, lại có màu sắc rực rỡ trên bàn tiệc nên người Anh quyết định chuyển hẳn từ ngỗng sang gà tây.

Gà tây là một trong những món ăn chính được phục vụ trong tiệc Giáng sinh do Hoàng tử xứ Wales tổ chức năm 1875. Vào đầu thế kỷ XX, gà tây đã trở thành ‘hoa hậu’ bàn tiệc và truyền thống vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Đầu bếp cá nhân của nữ hoàng sẽ nấu bữa tối hàng năm cho gia đình.

Cựu đầu bếp hoàng gia – Darren McGrady nói rằng các bữa ăn hàng năm cực kỳ nhàm chán. Họ không làm giăm bông hay thêm bất cứ thứ gì, chỉ là gà tây truyền thống.

Dù nổi tiếng, gà tây không phải là món phổ biến ở mọi quốc gia. Món ăn này chủ yếu được tiêu thụ trong dịp Giáng sinh ở Anh, Mỹ, Canada. Người Bồ Đào Nha thích hải sản và cá tuyết; người Đức thường ăn thịt lợn rừng; Thụy Điển có trứng cá muối, cua, cá nấu chín và cá sống, Mexico ăn món hầm birria, menudo, romeritos; Ý luôn có bánh nho khô tráng miệng panettone…

Ở Mỹ, người dân luôn chuẩn bị gà tây vào lễ Tạ ơn – Thanksgiving Day. Ngày lễ Tạ ơn là một kỳ nghỉ hàng năm ở Mỹ kể từ năm 1863 (ngày nay, đây là dịp nghỉ lễ chính thức cho tất cả người lao động theo luật định tại Mỹ và Canada). Ngày lễ Tạ ơn đầu tiên được cho là diễn ra vào năm 1623 để cảm ơn cơn mưa đã kết thúc đợt hạn hán. George Washington, vị Tổng thống đầu tiên của Mỹ đã tuyên bố ngày lễ Tạ ơn trở thành một ngày lễ chính thức của Mỹ vào năm 1789.

Cho đến bây giờ, người dân vẫn ăn mừng lễ Tạ ơn như một ngày mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho con người cuộc sống no đủ và an lành. Ngày này còn được ví von như là ngày chết của những con gà tây. Bởi vì gà tây là thực phẩm không thể thiếu trong ngày lễ Tạ ơn. Kết thúc lễ tạ ơn, gà tây sẽ là món ăn chủ đạo trong những ngày nghỉ đông của người Mỹ.

Tổng thống Trump đọc lệnh ân xá gà tây hôm 26/11 (ảnh cắt từ Youtube)

Gà Tây trở thành món ăn nổi tiếng khi được nhà văn Anh Charles Dickens đưa vào tác phẩm kinh điển “A Christmas Carol” xuất bản năm 1843. Dickens đã viết “A Christmas Carol” trong khoảng thời gian người Anh đang khám phá và đánh giá lại các truyền thống Giáng sinh trong quá khứ, bao gồm các bài hát mừng và các phong tục mới hơn như cây Giáng sinh. Ông bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm của tuổi trẻ của chính mình và bởi những câu chuyện Giáng sinh của các tác giả khác.

“A Christmas Carol” được xuất bản lần đầu tiên ở London bởi Chapman & Hall và được minh họa bởi John Leech. Câu chuyện kể về Ebenezer Scrooge, một người khốn khổ lớn tuổi được hồn ma của đối tác kinh doanh cũ – Jacob Marley và linh hồn của Giáng Sinh (Hiện tại và Vị lai) đến thăm. Sau chuyến thăm của họ, Scrooge biến thành một người đàn ông tử tế, dịu dàng hơn.

Cuốn tiểu thuyết của ông sau đó nổi tiếng khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2009, câu chuyện đã được chuyển thể thành bộ phim hoạt hình 3D “Giáng sinh yêu thương”.

Phim hoạt hình Giáng sinh yêu thương

Người phương Tây không ăn nội tạng nên họ sẽ làm sạch bụng gà để nhồi nhân như vụn bánh mì, hành, thảo mộc, các loại hạt. Lớp bên ngoài được quét mật ong, bơ, các loại gia vị tạo hương. Gà nguyên con sẽ được nướng trong lò đến khi lớp da có màu nâu thẫm, sáng bóng. Đĩa gà tây sẽ được đặt ngay ngắn chính giữa bàn tiệc của gia đình.

Theo trithucvn

Cập nhật thông tin chi tiết về Làng Võ Không Thể Thiếu “Võ Gà” trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!