Bạn đang xem bài viết Lai Châu: Bỏ Việc Nhà Nước Về Quê Chỉ Vì Đam Mê Nuôi Loài Gà Ham “Đánh Võ” được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
PV đến nhà anh Hưng vào một buổi chiều trung tuần tháng 6. Nhà anh ở trong một ngõ nhỏ, ngay đầu bản Tả Làn Than. Khi chúng tôi đến, anh Hưng đang tỉ mẩn chăm sóc chú gà trống chọi, chuẩn bị cho nó đi “rèn luyện sức khỏe”.
Mở đầu câu chuyện anh Hưng vui vẻ nói: “Nuôi gà chọi vất vả gấp nhiều lần so với gà thường, lọ mọ suốt ngày, hết cho ăn, lại om gà, vần gà, vệ sinh chuồng trại…”.
Dẫn chúng tôi ra thăm khu nuôi gà chọi, chỉ tay vào những chiếc lồng sắt, mỗi lồng nhốt một chú gà trống vạm vỡ, chân cao lênh khênh, anh Hưng cho biết: Đây đều là gà chiến, nếu không nhốt riêng thì chúng đánh nhau suốt ngày. Tôi nuôi gà chọi đã nhiều năm, nhưng chỉ nuôi vài con để chơi thôi, còn nuôi với số lượng gà nhiều như này thì mới được gần 1 năm nay”.
Qua câu chuyện với anh Hưng, chúng tôi được biết, trước khi toàn tâm, toàn ý với gà chọi, anh là cán bộ Chi cục thuế thành phố Lai Châu. Năm 2004, anh Hưng rời thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) xuống thị xã Lai Châu (nay là thành phố Lai Châu) xin vào Cục thuế tỉnh Lai Châu. Một năm sau anh xin chuyển về Chi cục thuế thành phố Lai Châu. Gần 14 năm gắn bó với nghề, đùng một cái anh xin nghỉ việc trước sự ngỡ ngàng của anh em, bạn bè, đồng nghiệp. Khi đó, mức thu nhập của anh đã là 7 triệu đồng/tháng.
“Tôi vốn đam mê gà chọi từ bé. Khi còn là học sinh, tôi đã nuôi gà chọi. Kể cả khi đi làm, lập gia đình, tôi vẫn không từ bỏ sở thích này. Vì muốn dồn hết tâm huyết để thực hiện niềm đam mê của mình, nên tháng 8/2018, tôi đã quyết định xin nghỉ việc ở Chi cục thuế, dành thời gian cho việc nuôi và chăm sóc đàn gà chọi”. – anh Hưng cho hay.
Sau khi nghỉ việc, anh Hưng bắt tay ngay vào xây dựng chuồng trại, sau đó lặn lội khắp nơi để chọn mua gà chọi về nuôi. Cứ nghe nơi nào có dòng gà chọi hay, đá giỏi là anh tìm đến, ở lì vài hôm để theo dõi, kiểm nghiệm thực tế, sau đó mới mua về gây giống.
Hiện nay, anh Hưng đã có 7 dòng gà mái chọi: Nghệ An, Lâm Đồng, Đông Anh, Thường Tín… với 15 con đang đẻ.
Theo anh Hưng, nuôi gà chọi rất công phu, tốn nhiều thời gian, vì vậy đòi hỏi người nuôi phải kiên trì và phải có niềm đam mê thực sự. Để gà sinh trưởng, phát triển tốt, ngoài cho ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng, anh Hưng còn đặc biệt quan tâm đến khâu phòng chống dịch bệnh. Anh tiêm vắc xin phòng các loại bệnh: Rù, tụ huyết trùng, sưng đầu mặt… cho đàn gà mái và gà con mới nở.
“Thức ăn cho gà chọi rất quan trọng. Với mỗi loại gà chọi và ở từng độ tuổi khác nhau mà cho ăn với khẩu phần phù hợp. Tôi chủ yếu cho gà chọi ăn thóc ngâm. Sau khi loại bỏ hạt lép, trấu, tôi cho thóc vào ngâm nước sạch khoảng 1 ngày, sau đó vớt ra phơi cho se rồi mới đem cho gà ăn…”.
Theo kinh nghiệm nuôi gà chọi củaanh Hưng, khẩu phần ăn của gà chiến và gà bình thường (gà mái và gà con sau khi tách mẹ) khác nhau. Đối với gà chiến, anh cho chúng ăn 3 bữa trên ngày. Bữa sáng và nữa trưa cho ăn thóc, còn bữa trưa cho ăn cà chua kèm theo tí mồi (thịt bò, thịt chó đã nấu chín). Với gà bình thường, tôi cho ăn 70% thóc ngâm trộn với cám công nghiệp và rau xanh”.
Trong quá trình nuôi, chăm sóc, anh Hưng không ngừng học hỏi kỹ thuật nuôi gà chọi từ sách báo, mạng internet và tham khảo anh em bạn bè cùng sở thích về kỹthuật om gà, vần gà. Khi gà trống được từ 6 – 7 tháng tuổi, anh Hưng bắt đầu nhốt riêng mỗi con một lồng, đến khi gà được 9 tháng tuổi thì bắt đầu vần.
Việc vần gà chọi hay nói cách khác là “tập võ” cho gà, giúp cho nó nở nang cơ bắp, tiêu mỡ, cổ nở to, mổ khỏe, chịu đòn tốt… Mỗi ngày, anh Hưng cho 2 con gà trống gặp nhau “trau dồi võ nghệ”khoảng 15 phút trong một cái vòng tròn cao su rộng rãi, cao chừng 70cm, để chúng tự luyện võ với nhau. Luyện tập nhiều sẽ giúp gà chọi có lối đá hay, bản lĩnh kiên cường, lì đòn.
“Một con gà đẹp phải hội tụ nhiều yếu tố như: Thế võ hay, dẻo dai, cần cổ to, hình dáng, chân vảy đẹp, mắt sáng… Hiện tôi có hơn 100 con gà chọi, trong đó có 15 con mái chọi đang đẻ, 2 con trống chuyên đạp mái, 10 con gà chiến, và hơn 80 con gà chọi khác có độ tuổi từ 2 – 4 tháng. Tôi có con gà chiến giá lên đến gần 20 triệu đồng. Cuối năm nay, tôi sẽ bán lứa gà chiến đầu tiên, dự kiến thu hơn 60 triệu động. Giá bán gà chiến dao động từ 2 – 10 triệu đồng, thậm chí có con lên đến vài chục triệu đồng” – anh Hưng bảo vậy.
Bỏ Phố Về Quê Nuôi Gà Quý
Với mục đích bảo tồn giống gà tre mã lại, sau gần hai năm âm thầm gây giống, anh Đăng đã lai tạo ra được nhiều chú gà kiểng rất đẹp, nhiều con được đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam, được Hiệp hội gà Lông Vũ thế giới đánh giá cao.
Bỏ phố về quê
Sinh ra ở Phú Nnhuận, từ hồi tám tuổi, anh Đăng đã theo các anh trong vùng ra chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu xem gà và mê gà kiểng từ thời niên thiếu.
Sau này, một lần có người bạn than thở muốn kiếm một con gà kiểng tặng cho con trai nhưng tìm hoài không thấy. Anh Đăng ngạc nhiên: “Trước năm 1975, gà tre nuôi thịnh hành, bán dọc chợ khắp miền Nam mà giờ chả lẽ không có”. Từ đó, anh ấp ủ ý nghĩ sẽ nuôi và phổ biến giống gà tre mã lại. Nói là làm, năm 2006, anh xuống Tây Ninh thuê đất nuôi gà. Tuy nhiên, do công việc kinh doanh còn dang dở nên chủ yếu để vợ chăm sóc. Tháng 12-2009, anh quyết định từ bỏ hẳn việc kinh doanh để đến huyện Hòa Thành (Tây Ninh) thuê đất dồn sức cho đàn gà.
Bán đất nuôi gà
Từ ngày bỏ phố về quê nuôi gà kiểng tới nay, anh đã phải bán hai miếng đất hơn 3.000 m 2 để “cho gà ăn”. “Có người khuyên tôi nên nuôi thêm trăn, con gà nào bệnh thì làm mồi cho trăn ăn luôn để khỏi lây lan bệnh nhưng tôi kiên quyết không chịu. Con nào bệnh, tôi tách riêng ra để chăm sóc tới cùng, nếu chẳng may nó chết thì đem chôn” – anh Đăng chia sẻ.
Vì mặt bằng ở chúng tôi hiếm và đắt nên sau khi mua được gần 40 con gà mã lại, anh Đăng đành phải về đây thuê đất nuôi. “Mỗi chuồng diện tích khoảng 2 x 4 m, chỉ nuôi được bốn con gà mái và một con gà trống. Nếu ở thành phố thì không thể nào phát triển được. Trang trại của tôi hiện có gần 400 con gà mã lại, chi phí cho chúng ăn mỗi ngày lên tới cả triệu bạc” – anh Đăng cười, chia sẻ lý do bán đất của mình.
Chú gà bạch nhạn quý hiếm. Ảnh: HÀN GIANG
Anh mê gà đến mức mỗi buổi sáng nghe tiếng gà gáy, anh có thể biết được con gà nào đang gáy, ở chuồng số mấy. “Nhiều lúc, mình chỉ cần búng tay vào là lông của nó liền xòe ra. Mỗi con có một dáng đi rất vui vẻ, nhanh nhẹn, vừa đi, trong miệng vừa phát ra tiếng cúc cúc rất vui tai”. Tiếng gáy rất to giống gà rừng, mỗi con anh đều đặt tên cho nó: “Anh nhìn xem, con “Cốt Đòn” kia thuộc đuôi một lớp, bước đi mạnh mẽ, còn chú gà “Cốt Lông” này, bộ đuôi hai lớp, dáng đi oai phong, rất đẹp, con “Phụng Vĩ” có tiếng gáy rất thanh thoát”. Vừa nói, anh vừa chỉ vào một chú gà quý đang bươi cát và rồi nói thêm: “Nhìn chúng dễ thương thế, có bán hết cả cơ nghiệp để bảo tồn giống gà này, tôi cũng chấp nhận”.
Bảo tồn gà quý
Anh Đăng cho biết: “Những năm sau 1975, cuộc sống khó khăn, tất cả gà tre bị lai tạo xử thịt, giống gà thuần chủng mất dần. Người ta ghét gà tre vì nó đạp mái lai tạo cho ra giống gà nhỏ con, không có lợi về mặt kinh tế, thấy gà tre là xua đuổi. Hồi đó, không ai nuôi để làm kiểng, mà để lấy thịt thì giống gà đó quá nhỏ”.
Năm 2006, giống gà mã lại đuôi quạt đầu tiên ở chúng tôi được ông Bảy C. (quận 8) đổ giống (phối giống) và cho ra những chú gà đầu tiên cực đẹp. Con gà có hình dáng giống chú công đực đang xòe đuôi tỏ tình với bạn gái. Bộ đuôi của chú gà thẳng đứng, đẹp như đuôi công. Thế nhưng sau một đợt dịch, giống gà này gần như bị chết sạch. Năm 2008, sau khi thành lập Hội Gà cảnh chúng tôi hội đã lấy hình ảnh con gà này làm biểu tượng của hội. Tuy nhiên, hầu hết những người chơi đều không giữ lại được dòng gà mã lại này nữa. “Nhận thấy nguy cơ tuyệt chủng của giống gà này rất cao, tôi mày mò tìm kiếm tài liệu nghiên cứu để kiếm giống. Lần mò khắp các tỉnh miền Nam, sau một năm mới tìm được giống gà này. Trong quá trình đổ giống hàng trăm lần, tôi mới cho ra được những chú gà đuôi quạt đầu tiên.
Anh Nguyễn Hải Đăng bên chú gà mã lại màu xám đuôi quạt quý hiếm của mình. Giá mỗi con lên tới cả ngàn đô. Ảnh: HÀN GIANG
Hiện nay số người nuôi gà kiểng ở chúng tôi còn quá ít, họ lại vướng nhiều thủ tục pháp lý. Nhiều người dạt về các vùng ven chúng tôi như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để chơi. Tôi cũng nhiều lần lên trạm thú y huyện đăng ký các thủ tục pháp lý, kiểm dịch để chăn nuôi một cách hợp pháp. Cán bộ ở đây hỏi số lượng bao nhiêu, tôi trả lời khoảng 400 con. Mấy ổng bảo biết rồi, về đi. Nhiều lúc tôi cũng lo lắng, gà mình tuy số lượng ít nhưng mỗi con rẻ cũng tiền triệu đến vài chục triệu đồng. Nếu không được đăng ký cấp phép chăn nuôi, kiểm dịch lúc xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại rất lớn.
Sau khi phổ biến được giống gà này, tôi có nhã ý tặng lại một vài cặp gà tre mã lại đuôi quạt cho Thảo Cầm Viên để mọi người có thể chiêm ngưỡng giống gà từng một thời tuyệt chủng này”.
Tiêu chuẩn “gà hoa hậu”
Gà tre mã lại gọi là gà mã lại (hoặc gà mái lại theo tên gọi cách đây hơn 50 năm) du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20 từ các vị công sứ người Pháp khi họ sinh sống, làm việc tại Việt Nam và các nước châu Á. Dòng gà mã lại kiểng có đặc điểm chân thấp, bộ đuôi xiên. Dòng gà mã lại đá mang đặc điểm chân cao, bộ đuôi tôm một lớp.
Phần đầu cái mào và cái tích phải cân đối với khuôn mặt, cái tích tai phải màu trắng (có nét đặc trưng của gà rừng); bộ đuôi phải cân đối và phải xòe ra giống hình cây quạt hoặc bộ đuôi của con công trống; mặt phải màu son (đỏ hoặc đỏ sậm).
Về màu sắc, tùy theo thị hiếu người chơi nhưng những chú gà đắt giá thường có bộ lông màu trắng (gà nhạn), đặc biệt là bạch nhạn (lông trắng, mỏ trắng, tích tai trắng, chân, móng, cựa trắng…). Gà bạch nhạn có giá không dưới 20 triệu đồng/con. Ngoài ra, gà ô tuyền cũng được liệt vào danh sách những chú gà vô giá. Toàn bộ cơ thể của giống gà này đều có màu đen. Hiện anh Nguyễn Hải Đăng có hai con gà bạch nhạn và ô tuyền mà theo anh thì ở chúng tôi không thể có con thứ ba.
HÀN GIANG
Phú Yên: Bỏ Phố Về Quê Nuôi Gà, Bán Cho Nhà Hàng, Đám Xá Với Giá Cao
Cuối năm 2013 công ty giao anh phụ trách lắp đặt điện cho một trại gà công nghiệp tại Gia Kiệm, tỉnh Đồng Nai. Từ những chuyến công tác tại trại gà này, anh nảy ra ý định là rời thành phố về lại quê nhà để chăn nuôi gà.
Đầu năm 2014 anh Phúc quyết định rời thành phố sầm uất về lại quê nhà khởi nghiệp trên chính mảnh đất vườn với diện tích 4.000m2. Lứa gà đầu tiên anh thả 500 con gà giống của Công ty gà giống Minh Dư, một tháng sau thả tiếp 500 con nữa.
Nhờ việc tuân thủ áp dụng đầy đủ các quy trình chăm sóc như tiêm vắc-xin ngừa bệnh đúng ngày, sát trùng chuồng trại, cho gà ăn uống đúng giờ, mật độ gà thả nuôi hợp lý, đặc biệt anh là người đầu tiên trong vùng áp dụng quy trình nuôi gà an toàn trên nền đệm lót sinh học bằng men Balasa N01.
Sau 3 tháng nuôi, tỉ lệ sống đạt 95%, gà trống đạt trọng lượng trung bình 2 kg/con, gà mái đạt trọng lượng trung bình 1,7 kg/con. Với mức giá bán khi đó là 70.000 đồng/kg thời gian bán trong vòng 10 ngày, thị trường tiêu thụ tại chợ Lớn Tuy Hòa và chợ Tân Hiệp, sau khi trừ tất cả các chi phí, lứa đầu cho lãi ròng đạt 25 triệu đồng.
Thấy việc nuôi gà thuận lợi, anh thả tiếp lứa thứ 3 với 1.000 con. Lứa thứ 2 xuất chuồng, gà vẫn đạt được trọng lượng như lứa thứ nhất. Gà khi đó giá giảm còn 60.000 đồng/kg, trừ chi phí vẫn còn lãi 10 triệu đồng, thị trường vẫn bán tại chợ Lớn Tuy Hòa và chợ Tân Hiệp.
Khi lứa thứ 3 xuất chuồng 1.000 con gà thịt, giá gà chỉ còn 55.000 đồng/kg nhưng bán rất chậm. Lúc đó anh mới nghĩ phải mở rộng, tìm thị trường mới chứ không thể phụ thuộc vào 2 chợ tại Tuy Hòa. Từ đó anh mới tìm hiểu về các nhà hàng và dịch vụ nấu đám tại Tuy An, đặc biệt là các nhà dịch vụ nấu đám cưới.
Gà bán cho thị trường này được giá hơn so với các chợ ở Tuy Hòa 10.000 đồng/kg. Tổng kết năm đầu tiên số gà nuôi được là 4.000 con, trừ các khoản chi phí anh có lãi ròng là 80 triệu đồng.
Qua năm thứ 2 anh Phúc bắt đầu thả gà theo thời vụ, canh thời điểm xuất chuồng rơi vào các tháng thị trường tiêu thụ mạnh như các tháng đám cưới, cúng nhà…Với quy mô tổng đàn là 4.000 con/năm. Đặc biệt anh luôn áp dụng quy trình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học bằng men Balasa N01 khi gà 10 ngày tuổi tới khi gà xuất chuồng.
Trước khi thả gà anh rải trấu lên diện tích chuồng khoảng 10 ngày. Anh ủmen balasa N01 với bột bắp theo tỉ lệ 1:2. Khi gà được 10 ngày tuổi thì tiến hành rải men lên toàn bộ đệm lót. Tùy theo mật độ và diện tích chuồng nuôi anh Phúc sẽ thay đệm lót trong quá trình nuôi hoặc tới khi xuất chuồng mới thay đệm lót mới.
Anh Phúc cho biết với cách nuôi gà trên nền đệm lót sinh học bằng men Balasa N01 đã mang lại một số lợi ích như: không gây ô nhiễm môi trường, gà ít bệnh, nhanh lớn, giảm bớt chi phí ban đầu và nhân công vệ sinh chuồng trại.
Anh Phúc lưu ý khi phun thuốc sát trùng không được phun trực tiếp lên đệm lót mà chỉ được phun xung quanh chuồng trại, phun khu vực thả gà vận động. Vì phun trực tiếp lên đệm lót sẽ làm chết men, làm mất tác dụng của đệm lót. Trong quá trình nuôi gà không được để nước thấm ước làm hỏng đệm lót sinh học.
Qua 5 năm nuôi gà trên đệm lót sinh học, hiện nay bình quân mỗi năm anh Phúc nuôi từ 4.000 đến 5.000 con gà thịt để phục vụ cho thị trường. Anh đã có được các đầu mối tiêu thụ gà thịt rất ổn định, nhờ nuôi gà mà lợi nhuận hàng năm trên cả 100 triệu đồng.
Ngoài thu nhập từ việc bán gà thịt anh còn tận dụng lượng phân gà thải ra từ các đệm lót tiếp tục ủ thành phân hữu cơ hoai mục để phục vụ trồng hoa màu góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
Điều đáng quý là anh Phúc rất nhiệt tình chia sẻ những kinh nghiệm đúc kết được khi nông dân quanh vùng đến tham quan học tập, giúp đỡ các hộ mới bước vào nghề về cách nuôi và cả đầu ra cho sản phẩm. Ghi nhận những thành tích trong sản xuất của anh, cuối năm 2023 anh đã được UBND huyện Tuy An trao tặng giấy khen là một trong những cá nhân lao động sản xuất tiêu biểu của huyện nhà.
Thú Chơi Gà Rừng Chỉ Có Thể Là Đam Mê
Chơi gà bằng lòng đam mê…
Từ tò mò, chúng tôi đã tìm tới trang trại gà của anh Tô Quốc Thịnh, thôn Phước Lợi, xã Phước Thuận (Ninh Phước) để “khám phá” thêm về thú chơi khá mới mẻ này. Sau tiếng gọi của anh Thịnh, dưới giàn táo, xuất hiện chú gà rừng trống đầy dũng mãnh, những chú gà con chạy lon ton bên mẹ.
Anh Tô Quốc Thịnh (xã Phước Thuận, Ninh Phước) bên đàn gà rừng của mình.
Thoạt nhìn, chúng ta dễ nhận thấy gà rừng có nhiều điểm khác biệt so với gà nhà. Với dáng cao, thon, gọn, gà rừng chỉ nặng tối đa từ 700 gam – 1 ký. Một điểm khá thú vị là gà rừng có mặt trên của đôi cánh cong và chúng có thể bay như một loài chim. Đôi chân màu chì chắc khỏe. Đặc biệt, khi gà trưởng thành, hai tai bắt đầu trắng lên. Anh Thịnh cho biết: Gà rừng trống thường “đánh dấu” lãnh thổ bằng âm thanh. Mỗi buổi sáng, con trống cất lên tiếng gáy báo hiệu sự thống trị vùng lãnh thổ mà nó với các con mái khác đang sinh sống. Gà rừng trống đẹp lạ kỳ bởi bộ lông màu nâu đỏ nhạt kết hợp với màu đỏ và màu xanh lá đậm. Bộ đuôi dài màu xanh trông rất oai vệ.
Vừa dẫn chúng tôi đi quanh trang trại, anh Thịnh vừa kể về cơ duyên đến với gà rừng của mình: “Năm 2010, tôi đến nhà bạn ở Tây Ninh chơi, tình cờ bắt gặp giống gà lạ, rất đẹp mắt. Lân la hỏi chuyện, tôi mới biết giống gà rừng. Qúa thích thú, tôi mua một cặp với giá 1 triệu đồng về nuôi thử. Sau gần 4 năm chăm sóc, tôi đã sở hữu trong tay trên 20 con gà rừng”. Thời gian đầu nuôi gà rừng, người chơi phải chú ý khéo léo, tỉ mỉ. Nên nuôi gà rừng con trong lồng, cách ly mặt đất 60cm, nhằm tránh chuột. Khác với gà nhà, gà rừng có khả năng miễn dịch rất cao nên hạn chế rủi ro khi dịch bệnh đến. Mỗi cặp gà trưởng thành có giá khoảng 400.000 đồng tùy vào sắc đẹp mỗi con. Riêng gà mồi có giá “nhỉnh” hơn từ 800.000 -1.000.000 đồng/con.
Cũng là một dân chơi gà rừng lâu năm, anh Phan Minh Hòa, phường Đông Hải, Tp. Phan Rang Tháp Chàm thích thú chia sẻ: Tôi nuôi gà rừng không phải vì lợi ích kinh tế, mà đơn giản chỉ vì đam mê. Tôi mê tiếng gáy của gà rừng vào mỗi buổi sáng, mê ngắm nhìn bộ lông sặc sỡ, vóc dáng hoang sơ của nó. Và càng thú vị hơn khi thấy cả đàn gà rừng ở ngay trong vườn nhà mình.
Đến thú vui bẫy gà rừng
Có “dân chơi” chịu chi tiền triệu để sở hữu một cặp gà rừng, nhưng cũng có nhiều người không có điều kiện kinh tế nên xem việc đi bẫy gà rừng về để nuôi vừa là một cách để thỏa mãn thú chơi, vừa để có thêm những trải nghiệm quý mà những người dùng tiền để mua gà không có được.
Theo kinh nghiệm của anh Thịnh, mùa bẫy gà “rộ” nhất từ tháng 5 đến tháng 7. Vào khoảng thời gian này, dân chơi bẫy gà lại í ới gọi nhau về các bìa rừng Phương Cựu, Vĩnh Hy (Ninh Hải), núi Chà Bang (Thuận Nam) hay ngược lên Phước Bình (Bác Ái), Hòa Sơn (Ninh Sơn)…để bẫy gà. Bẫy gà được bện bằng sợi thép nhỏ, dài chừng 3 cm, một đầu gắn đinh cắm xuống đất, đầu còn lại nối với đoạn ni lông thắt thòng lọng để thít chân gà khi chúng xông vào con gà mồi. Yếu tố quan trọng quyết định thành công của cuộc bẫy gà chính là con gà mồi. Gà mồi phải là gà lai thì mới dạn dĩ, đập cánh khiêu khích, dụ đối phương được.
Bẫy gà được “ém” sát đất, lẫn vào lớp lá khô, rất khó phát hiện. Mỗi lần phải đặt xung quanh gà mồi mấy chục chiếc bẫy như thế. Công đoạn cuối cùng của việc đặt bẫy là đặt chú gà mồi vào khoảng trống giữa “rừng” bẫy. Chân của chú trống này được cột bằng một sợi ni lông mảnh, một đầu gắn với cây sắt nhọn nhỏ hơn đầu đũa, cắm sâu xuống đất. Bẫy gà mang đến người chơi cảm giác hồi hộp, kiên nhẫn chờ đợi con mồi…để rồi niềm vui vỡ òa khi gà rừng dính bẫy. “Có lúc ngồi canh cả ngày cũng không có con gà rừng nào dính bẫy, có hôm may mắn lại bẫy được 2-3 con. Đường đi xa, vất vả nhưng vui nên có thời gian rãnh tôi lại cùng anh em đi bẫy gà để về nuôi”- anh Thịnh tâm sự. Càng quý hơn, dân chơi gà luôn ý thức được sự khan hiếm của gà rừng nên trong quá trình bẫy hạn chế làm gà bị tổn thương. Sau khi sở hữu được gà, người chơi tỉ mỉ chăm sóc, lai tạo giống để gà phát triển.
Đối với những người nặng lòng với làng quê, khi được nghe tiếng gà gáy, tiếng túc túc gọi bầy, tiếng chú gà trống oai hùng gọi bạn tình, bao ký ức về vùng quê yên bình như đang trở về. Càng đặc biệt hơn, khi tiếng gáy đó cứ mải miết như bản nhạc hoang sơ kéo người nghe về gần hơn với thiên nhiên, với núi rừng. Thú chơi gà rừng không chỉ thõa mãn đam mê của dân chơi, mà còn góp phần bảo tồn giống gà rừng địa phương đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Mỹ Dung
Cập nhật thông tin chi tiết về Lai Châu: Bỏ Việc Nhà Nước Về Quê Chỉ Vì Đam Mê Nuôi Loài Gà Ham “Đánh Võ” trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!