Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Úm Gà Con Giai Đoạn Từ 1 Đến 4 Tuần Tuổi được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong giai đoạn úm, việc chăm sóc gà con mới nở được ví như chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh.
Do đó, gà dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm ngay thời kỳ đầu, dẫn tới tỉ lệ chết cao, con giống còi cọc, không đều, chậm lớn.
Vì vậy, kĩ thuật úm gà đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và khoa học nhằm giúp gà con hoàn thiện cơ thể nhanh chóng, nâng cao sức đề kháng ngay từ đầu, là tiền đề cho sự phát triển tốt nhất trong suốt thời gian chăn nuôi sau này.
Công tác chuẩn bị úm gà Xác định địa điểm, vị trí và diện tích quây úmPhòng úm phải đặt tại đầu hướng gió và cách biệt hoàn toàn với khu chăn nuôi khác. Điều này hạn chế sự lây lan dịch bệnh từ các khu vực khác tới khu vực quây úm.
Lựa chọn vị trí quây úm nên ở vị trí trung tâm phòng úm, tránh cửa ra vào và quá sát tường để hạn chế hiện tượng gió lùa.
Diện tích quây úm sao cho đảm bảo mật độ nuôi thực tế là 60 – 80 con/m2.
Tiến hành vệ sinh khử trùngKhử trùng chuồng trại
Dọn toàn bộ chất bẩn hữu cơ ra khỏi chuồng.Rửa chuồng và các thiết bị bằng nước sạch hoặc vòi nước cao áp. Các bề mặt có chất bẩn bám lâu ngày có thể ngâm vài ngày trước khi rửa.
Người chăn nuôi nên 6 tháng thay đổi thuốc sát trùng 1 lần. Sử dụng lượng thuốc khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải luôn mặc quần áo bảo hộ ( kính, găng tay,…) trong khi làm công việc sát trùng.
Dùng nước vôi trong phun, phụt vào các khe, kẽ của tường, ngâm nền chuồng bằng nước vôi tôi từ 2 -3 ngày, sau đó rửa sạch. Nếu xông chuồng bằng formol thì phải chú ý tới liều lượng và thuốc tím.
Người khử trùng phải được huấn luyện sử dụng hóa chất một cách an toàn, luôn mặc đồ bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc.
Để trống chuồng tối thiểu 14 ngày trước khi nhập gà giống về để làm tăng thêm hiệu quả của việc vệ sinh khử trùng.
Rải chất độn chuồng
Rải chất độn chuồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.
Sau khi khử trùng ít nhất 12 giờ mới rải chất độn chuồng ( thường là trấu). Cần dải chất độn truồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.
Hạn chế tối đa việc vào chuồng để tránh lây nhiễm.
Tập kết đầy đủ dụng cụ cho úm và tạo dựng quây úm.Dùng cót quây có độ cao 70 – 80cm để thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi, chăm sóc. Mỗi ô quây nên có diện tích khoảng 6m2, tương đương quây tròn đường kính khoảng 2,8m hoặc ô chữ nhật kích thước 2mx3m.
Rải chất độn chuồng, thường là trấu để rải nền dày tối thiểu 10cm. Việc rải chất độn chuồng để hạn chế cơ thể gà con (gà thường có tập quán nằm, tãi đất) và đặc biệt gan bàn chân (nơi có rất nhiều mạch máu đi qua) tiếp xúc trực tiếp với đất lạnh, giúp cho hệ các hệ chức năng của gà con được hoàn thiện.
Mặc khác, trấu còn có tác dụng điều hòa nhiệt, vào mùa hè và mùa đông, gà thường dũi mình nằm sâu dưới lớp trấu để làm mát hoặc giữ nhiệt cho cơ thể.
Có thể dùng men vi sinh trộn với chất độn chuồng để hạn chế mùi hôi trong quây úm.
Thiết kế hệ thống sưởi cho gà.Nhiệt độ quan trọng hàng đầu trong kĩ thuật úm gà, đặc biệt 2 tuần tuổi đầu, khi gà con không thể tự điều tiết thân nhiệt. Gà con nếu bị quá nóng hay quá lạnh sẽ để lại hậu quả ở lòng đỏ loãng, không kết dính, căng thẳng, mất nước.
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, khả năng sinh trưởng và hấp thụ thức ăn của gà sau này.
Hệ thống sưởi
Hệ thống sưởi có thể dùng bằng điện, gas hay bếp than
Với phương pháp sưởi bằng gas ít được áp dụng. Đối với bếp than tuy có giá thành rẻ, nhưng lưu ý phải có hệ thống dẫn khí độc ra ngoài để tránh ngộ độc khí, việc điều chỉnh nhiệt tăng chậm và khó kiểm soát.
Trong trường hợp này khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng cách úm gà bằng bóng hồng ngoại loại 100W, tối đa là 175 W để tạo nhiệt.
Bóng hồng ngoại
Nên sử dụng bóng hồng ngoại trong quây úm gà
Bóng hồng ngoại có hai tác dụng chính:
Thứ nhất: là tập trung nguồn nhiệt ngay phía dưới bóng, hạn chế phân tán nhiệt so với bóng đèn tròn thông thường; Thứ hai: là tạo ra tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn và kích thích xương phát triển tốt.
Chúng ta treo đều bóng trong khu quây úm, cách mặt đất 50 – 60cm, với mật độ 60 – 100 gà/bóng tùy theo mùa.
Chuẩn bị máng uống ( bình 2 – 4 lit), máng ăn loại khay đường kính 60 – 70cm với mật độ 60 – 80 con/máng uống, máng ăn. Máng uống, máng ăn bố trí gần nhau và trải đều trong quây úm.
Chuẩn bị rèm phủ ( nên sử dụng chiếu là tốt nhất, đảm bảo giữ nhiệt và thông thoáng, trường hợp không dùng chiếu thì sử dụng bạt nilon loại mỏng) cho quây úm.
Chuẩn bị nước sạch ( không phèn, chua, mặn), thức ăn phù hợp cho gà con, các thuốc bổ trợ và Vitamin.
Tóm lại: Với một ô quây úm 6m2, ta rải trấu dày tối thiểu 10cm, vào mùa đông nên sử dụng 06 bóng hồng ngoại loại 100W, 06 máng ăn đường kính 60 – 70cm, 06 bình uống 2 – 4 lit cho khoảng 400 gà, có rèm phủ trần; còn vào mùa hè, giảm bóng hồng ngoại xuống còn 04 cái, không cần rèm phủ trần và cho khoảng 350 gà.
Tiếp nhận con giống Trước khi tiếp nhận con giốngTrước khi tiếp nhận con giống, chúng ta sưởi ấm quây úm trước khi gà con về ít nhất là 2 giờ.
Việc chuẩn bị trước này nhằm tăng nhiệt và ổn định nhiệt sẵn, giúp cho gà con mới chuyển về có thể thích ứng ngay với nhiệt độ môi trường trong quây úm.
Tiếp nhận con giốngKhi nhận gà về trại cần kiểm tra và lưu giữ giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (bản sao)
Kiểm tra tình trạng hộp gà còn nguyên vẹn, kiểm tra tình trạng niêm phong của đơn vị cung cấp giống, kiểm tra ngày tháng xuất hàng đóng dấu trên hộp đựng gà.
Tiếp nhận con giống
Kiểm tra giấy chứng nhận tiêm phòng và ghi chép vào sổ theo dõi mua gà giống. Tuyệt đối không mua gà chưa có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền.
Kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe đàn gà để khẳng định gà chuyển về đang khỏe mạnh.
Úm gà conThả con giống vào quây úm, cho gà con uống và ăn
Thả gà con nhẹ nhàng, từ từ và phân bổ gần vào gần các máng uống, máng ăn.
Điều chỉnh nhiệt độ trong quây úm theo tiêu chuẩn sau:
Nhiệt độ phù hợp trong quây úm
Cho gà uống nước pha với Vitamin hoặc thuốc bổ tổng hợp với liều lượng 2 – 3g/lit. Nên cho gà ăn ngay sau uống nước để để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cơ thể của gà con. Lượng nước và thức ăn cho gà nên đổ ít một vào khay.
Cho uống, ăn 2 giờ/lần để kích thích thèm ăn cho gà con, gà ăn hết mới đổ thức ăn mới, còn nước uống không hết thì đổ đi thay nước mới vào
Cho ăn uống 2 giờ một lần
Chăm sóc, theo dõi sức khỏe đàn gà trong giai đoạn úm Chăm sóc, theo dõi sức khỏe đàn gà conTrong quá trình chăm sóc và theo dõi sức khỏe đàn gà phải luôn luôn để ý tới 4 yếu tố sau:
Nhiệt độ ngoài việc theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế, ta có thể quan sát tình trạng đàn gà để đánh giá nguồn nhiệt bằng kinh nghiệm và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp
Nước uống, thức ăn: luôn luôn đảm bảo đầy đủ nước uống sạch, thức ăn đúng loại cho gà.Thường xuyên cọ rửa máng uống, máng ăn cho gà được sạch sẽ. Điều chỉnh độ cao của máng uống cho gà được hợp lý.
Môi trường trong quây úm: phải đảm bảo độ thông thoáng, ấm áp, hạn chế tối đa chất độc hại do mùi tạo ra, đặc biệt là mùi amoniac từ phân gà ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà con xõa cánh, khô chân, hấp thu thức ăn giảm, viêm hoại tử đường ruột, lông xù hoặc bết, mặt tái,…
Ánh sáng: Duy trì hệ thống chiếu sáng để kích thích tính thèm ăn và tiêu hóa cho gà con. Thời gian chiếu sáng phụ thuộc vào nhiều loại hình chuồng kín hay hở, mùa hè hay mùa đông.
Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho gà. Nhu cầu chiếu sáng cho gà con như sau:
Nhu cầu chiếu sáng
Ghi chép sổ sách hàng ngày và lưu giữ hồ sơ
Tình trạng đàn gà trong ngày
Số gà chết
Số gà loại
Tổng số gà cuối ngày
Số lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày (kg)
Thuốc/vaccine sử dụng trong ngày
Những lỗi thường gặp trong úm gà
Úm gà con ngay cạnh gà trưởng thành nên dễ lây nhiễm bệnh.
Mật độ nuôi quá dày không đảm bảo diện tích, dễ xô và chết đè.
Bố trí vị trí quây úm sát cửa ra vào dẫn tới hiện tượng gió lùa.
Thực hiện tạo dựng quây úm không đúng kiểu dẫn tới việc khó khăn trong việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe đàn gà: không tách thành các ô quây nhỏ, dây và bóng điện nhằng nhịt gây nguy hiểm.
Rải chất độn quá mỏng khiến gà con dễ bị lạnh thân và bàn chân, cơ thể không hoàn thiện.
Phân bố bóng sưởi không phù hợp: quá dày, quá thưa dẫn đến thừa hoặc thiếu nhiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đàn gà.
Bố trí thiếu máng ăn, máng uống. Vị trí máng ăn, máng uống quá cao so với tầm với của gà con.
Bịt quá kín dẫn đến yếm khí.
Kỹ Thuật Úm Gà Con Và Chăm Sóc Gà Con Giai Đoạn Từ 1
Kính thưa Quý khách hàng, Quý Bà con!
Việc nuôi úm gà con là một trong những khâu rất quan trọng và cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà, nó quyết định đến năng suất, chất lượng đàn gà sau này. Nếu để gà con mới nở trong những tuần đầu thiếu nhiệt, gà sẽ yếu dần, tỷ lệ chết cao. Trung tâm Bảo tồn Phát triển Vật nuôi có Gen Quý hiếm – Hatthocvang Vietnam xin trân trọng giới thiệu bài viết về kỹ thuật úm gà con và chăm sóc gà giai đoạn từ 1 – 28 ngày tuổi, chi tiết như sau:
1. Chuẩn bị tấm quây hoặc lồng úm gà con.
– Rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Dùng cót cao 45cm làm tấm quây với đường kính vòng quây khoảng 2 – 4m tuỳ theo số lượng gà định úm: Nền chuồng có lớp độn chuồng bằng trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
Mật độ chuồng nuôi: Sau khi gà con nở được 18 – 24 giờ (đủ thời gian để gà con khô lông), chọn những gà con đạt tiêu chuẩn như: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông tơi xốp, không bị dị tật.
Mật độ chuồng nuôi thích hợp theo tuần tuổi như sau:
Tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp, gà từ 22 – 28 ngày tuổi nhiệt độ điều chỉnh theo độ mọc lông. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không. (nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại ngoài việc sưởi ấm còn có tác dụng phòng bệnh cho gà).
2. Nhiệt độ sưởi thích hợp cho gà.
Sử dụng bóng sưởi chống rét cho gà con khi úm trong giai đoạn 1 – 28 ngày tuổi.
Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng rất quan trọng đối với gà con. Nếu sử dụng được nguồn chiếu sáng sẽ có tác dụng làm tăng đòi hỏi về thức ăn, kích thích cơ thể phát triển mà không làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Người ta thường dùng bóng đèn treo ở dọc chuồng cách nền chuồng 2,5m với cường độ chiếu sáng (w/m 2 chuồng) như sau:
3. Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng chiếu cho gà:
4. Chăm sóc gà con:
Khi gà mới nhập về (1 ngày tuổi) bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau:
50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g VitaminC hòa với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, nếu sức đề kháng kém khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch
Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới.
7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà.
14 ngày tuổi chộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.
21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.
24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh.
Chú ý: 1 ngày cho ăn từ 3 – 4 lần.
Thức ăn đảo đều.
Độ dày thức ăn vào máng 0,5 – 1 cm.
Biên tập: Bác sỹ Thú Y: Trần Thị Thủy và Các Kỹ sư chăn nuôi Hatthocvang Vietnam.
Tags:
Kỹ Thuật Úm Gà Con Từ 1
Thông thường, gà mới sinh do chưa hoàn thiện về hệ tiêu hoá, tuần hoàn cũng như miễn dịch nên chúng cần được chăm sóc đặc biệt. Gà giai đoạn này sức đề kháng còn yếu, đồng thời, chúng chưa thể thích nghi với điều kiện môi trường ( nhiệt độ môi trường <37 độ C khác với gà mẹ/ máy ấp). Do đó, chúng rất dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống kém, còi cọc, chậm lớn.
Úm gà là biện pháp khoa học – nhằm giúp gà con có được điều kiện sống phù hợp nhất, giúp chúng hoàn thiện cơ thể, nâng cao sức đề kháng từ đó đảm bảo cho sự phát triển sau này.
Khi người nuôi gà áp dụng đúng kỹ thuật úm thì đàn gà con sẽ phát triển tốt, ít bệnh tật và ngược lại, nếu không nắm được quy trình úm gà thì chúng sẽ dễ mắc bệnh, kém ăn, chậm lớn hoặc có thể chết non.
Có 2 loại úm gà cơ bản:
Úm trên lồng: Sử dụng lồng có kích thước 1x2x0,9m/ 100 con gà. Làm cho mặt đáy của lồng chắc chắn. Chú ý, quây kín lồng. Xung quanh lồng cần dùng lưới mắt cáo kết hợp với nẹp tre bao lại nhằm tránh chuột, mèo, chó phá hoại
Úm trong chuồng: Cũng như sử dụng lồng nhưng lúc này bạn phải quây úm thật kín để tránh gió, ngoài ra, nền chuồng cần được độn bằng mộ số chất đặc biệt để gà sinh trưởng tốt nhất.
Trước khi tiến hành úm gà, bà con cần chuẩn bị trước, cụ thể:
Trấu tươi: Đã được sát trùng và phơi khô để rải nền khu vực úm gà
Máng ăn uống: Sử dụng khay ăn uống cho gà có đường kính 60-70cn với mật độ khoảng 60-80 con.
Rèm phủ: Nên sử dụng rèm phủ là chiếu để giữ chuồng gà thông thoáng. Nếu mùa đông hay mùa mưa thì có thể thay thế bằng nilong.
Sát trùng chuồng trại cùng các khu vực xung quanh chỗ quây úm
Chú ý: Chọn môi trường quây úm phải đảm bảo thông thoáng, hạn chế các mùi độc hại. Hệ thống ánh sáng phải hoạt động thường xuyên. Nếu úm gà vào mùa hè thì có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên cho gà.
Cách làm chuồng úm gà con ( quây úm)Tuỳ quy mô sản xuất mà bạn có thể sử dụng lồng úm hoặc úm trên nền đất. Cách được ưa chuộng hơn cả là quây úm. Lựa chọn vị trí quây úm cách biệt hoàn toàn với các khu chăn nuôi khác nếu có. Tránh phần cửa ra vào đặt sát tường. Không để chuồng úm ở nơi có gió lùa thường xuyên nhằm tránh việc gà bị lạnh.
Khi làm chuồng úm cho gà cần chú ý đến những chi tiết như diện tích, nền, chất đôn chuồng, khử trùng…
Quây kín khu vực chuồng úm bằng cót hoặc tôn. Chú ý, diện tích tuỳ trên số lượng gà và mật độ tầm 15-20 con/m2. Theo thời gian sinh trưởng mà nới rộng khoảng cách này.
Nền chuồng cần phải được rải đều chất độn ( thường là trấu) đảm bảo khô, sạch. Độ dày lớp lót rơi vào khoảng 5-10cm.
Sử dụng thuốc tiêu độc Formol 2% để sát trùng toà bộ nền và khu vực quanh chuồng.
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng và cung cấp nhiệt cho gà
Sắp xếp dụng cụ ăn uống đặt ở vị trí cố định
Kỹ thuật úm gà con – cách nuôi gà con ít chếtTrước khi tiến hành úm gà, cần kiếm tra chất lượng gà con bo gồm giấy phép tiêm chủng, kiểm dịch… nếu là gà mua. Nếu gà ấp nở thì cần kiểm tra sức khoả gà con trước, loại bỏ những con gà yếu, bết lông, quặp mỏ, tật chân, chỉ chọn những con khoẻ mạnh để úm.
Với gà ấp nở, bạn có thể thực hiện úm gà ngay sau khi chọn lọc qua. Tuy nhiên, với gà con mua giống thì cần cho chúng uống nước đường để khôi phục sức khoẻ trước cho đàn gà.
Khi úm gà, cho gà ăn với thức ăn mềm, lượng không quá nhiều với thời gian 2 tiếng mỗi lần. Ngoài ra, chú ý cho gà uống đủ các loại kháng sinh, vắc xin cần thiết theo lịch.
Để úm gà con nhanh lớn, người nôi cần chú ý đến mọi điều kiện bên cạnh cách chăm sóc, thức ăn nước uống thì còn đảm bảo về nhiệt độ, độ ẩm mật độ, thời gian chiếu sáng…
Nhiệt độ & độ ẩmNhiệt độ quây úm gà
Bảng nhiệt độ thể hiện số liệu tiêu chuẩn, khi áp dụng vào thực tế, bạn cũng cần có sự quán sát để điều chỉnh thích hợp hơn. Ví dụ, nếu thấy đàn gà túm lại dưới bóng đèn thì có nghĩa nhiệt độ lồng úm còn quá lạnh. Ngược lại, nếu gà con thở hổn hển, cách xa bóng đèn là môi trường đã quá nóng. Chuồng sẽ bị gió lùa nếu thấy gà dạt ra đứng 1 bên. Chỉ khi gà tản đều đi ăn uống và đi lại bình thường trong chuồng úm tức là nhiệt độ đã bình thường.
Độ ẩm trong chuồng úm gà con
Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ thì độ ẩm cũng rất quan trọng. Không nên để chuồng úm quá ẩm hoặc quá khô, sẽ dễ khiến gà non bị bệnh.
Mật độVề mật độ, cần đảm bảo gà có thể sinh trường bình thường mà vẫn tiết kiệm được không gian. Mật độ gà con trung bình theo tiêu chuẩn là khoảng 30 con/2 và giảm dần theo giai đoạn lớn theo bảng số liệu dưới đ
Thời gian chiếu sángTuỳ thuốc vào các điều kiện bên ngoài như úm gà vào mùa nào, chuồng nuôi kín hay hở mà bạn lựa chọn thời gian chiếu sáng phù hợp cho gà. Có thể tham khảo bảng sau:
Chú ý: Phái chiếu sáng cho gà 24/24 trong 20 ngày đầu. Ánh sáng và nhiệt độ cần điều chỉnh phù hợp với tingf giai đoạn phát triển của gà.
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổGà con mới xuống ổ hay khi mới bắt về cần có chế độ chăm sóc đặc biệt
Về thức ăn: Khi mới nở, cần cho gà ăn uống đồ mềm, trộn dưới dạng mảnh, thời gian giãn cách 2h/ lần nhằm giúp kích thích sự thèm ăn cho gà. Thức ăn, nước uống cũng như máng đựng cần đảm bảo sạch sẽ, tiệt trùng. Hệ thống máng ăn uống cần điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với chiều cao của gà. Ngoài ra, cho gà ăn cần sử dụng đúng loại thức ăn theo tuổi và giống gà để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tiêm phòng: Thực hiện tiêm hoặc cho uống vacxin dành cho gà con đầy đủ nhằm giúp gà có sức đề kháng cao nhất
Bảng: Nhu cầu dinh dưỡng của gà trong 2 tuần đầu
Úm gà bằng đèn hồng ngoạiTrong quá trình úm gà, nhiệt độ là yếu tố quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong giai đoạn 1-2 tuần tuổi – khi gà chưa tự điều tiết được thân nhiệt của bản thân. Nhiệt độ phù hợp sẽ quyết định sự sinh trường và khả năng hấp thụ thức ăn của gà sau này.
Ngày nay, úm gà bằng đèn hồng ngoại là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Thông thường, người ta sử dụng loại bóng đèn công suất 100W
Vì sao nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại để úm gà?
Thứ nhất, tia hồng ngoại tạo ra nguồn nhiệt lượng an toàn, ổn định
Thứ hai, bóng hồng ngoại có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn cũng như kích thích gà phát triển tốt hơn.
Lắp hệ thống đèn hồng ngoại khi làm chuồng quây úm. Treo đèn cách mặt đất từ 50-60cm tuỳ theo từng mùa.
Úm gà con vào mùa đông cần đặc biệt chú ý đến hệ thông sưởi. bạn có thể sử dụng điện, gas hoặc bếp than để giữ ấm cho gà. Trong đó, sưởi bằng điện là phương pháp được ưa chuộng nhất bởi đơn giản mà không độc hại.
Sưởi úm gà bằng điện: Sử dụng bóng đèn hồng ngoại loạii 250W ( khoảng 5-10 bóng/ 1000 con gà)
Úm bằng gas: Sử dung gas làm tăng nhiệt đọ chuồng úm. Phương pháp này hiện ít được áp dụng.
Úm bằng than: Với các hộ gia đình chăn nuôi lớn thì đây là phương pháp hợp lý nhất bởi giá thành rẻ. Tuy nhiên, để sử dụng cách này, cần lưu ý về hệ thống khí thải tránh việc gà có thể bị ngộ độc khí. Đồng thời, chú ý về nhiệt độ thường xuyên tránh việc chuồng úm lúc nóng , lúc lạnh.
Úm gà vào mùa hè thì đơn giản hơn bởi không cần quá chú trọng vào việc giữ ấm cho gà. Tất nhiên, bạn vẫn cần nhiệt độ chuồng đảm bảo nhất là vào ban đêm để gà không bị lạnh.
Khi úm gà cho trong mùa hè, cần chú ý cung cấp môi trường thoáng mát như làm chuồng úm dưới gốc cây. Đồng thời cấp nước thường xuyên cho chúng. Có thể thêm vào nước uống lượng muối nhỏ ( 0,25%) nhằm tăng lượng nước uống vào cho gà.
Nếu trời nóng quá thì có thể thả gà ra vườn vào ban ngày.
Cách úm gà con vào mùa mưaVới điều kiện khí hậu nước ta, khả năng mưa trong năm là rất cao nhất là những tỉnh phía nam nơi có mùa mưa kéo dài. Trong điều kiện này,người nuôi cần đảm bảo che chắn đầy đủ khi thực hiện úm gà. Trời mưa, không khí sẽ lạnh hơn nên cũng cần đảm bảo nhiệt độ trong chuồng úm luôn đạt mức tiêu chuẩn tầm 30-35 độ C
Nền chuồng cần phải làm cao, rải lớp trấu dày khoảng 10cm
Che bạt kín xung quanh khu vực úm. Không che quá kín phía trên, phỉa chừa chỗ lưu thông không khí cho gà.
Chú ý quan sát xem gà con có bị nóng hay lạnh để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
Úm gà thông thường diễn ra trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi gà nở. Nếu nuôi gà với số lượng lớn thì trong giai đoạn này, cần ghi chép lại sổ sách hàng ngày những số liệu sau để có thể nắm được tình hình đàn gà:
Số gà loại
Lượng thức ăn tiêu thụ
Lượng thuốc đã dùng
Số gà chết
Tình trạng sức khoẻ đàn gà.
Những lỗi thường gặp trong úm gàCần đặc biệt tránh những lỗi sau khi úm gà trong gia đoạn 1-28 ngày tuổi.
Không úm gà con ngay cạnh gà trưởng thành vì chúng rất dễ bị lây bệnh
Không để mật độ nuôi quá dày
Không làm chuông quây úm sát cửa ra vào khiến chuồng bị gió lùa
Rải chất độn chuồng quá mỏng khiến gà bị lạnh chân, dễ ốm bệnh
Phân bố hệ thống sưởi không đều.
Máng ăn, nước uống không đủ hoặc vị trí quá cao so với gà.
Bịt quá kín khiến chuồng bị yếm khí.
Sử dụng thuốc trong giai đoạn úm là việc không thể thiếu. Gà con non cần cho nhịn ăn từ 6-12h, rồi cho gà uống nước đường pha lãng để tăng cường điện giải. Kế đos tiến hành tiêm vắc xin cũng như cho uống kháng sinh định kì.
Những ngày đầu tiên, nên bổ sung chất kháng sinh trong nước như Sulfa và Tylan hoà vào nước cho gà uống.
Thuốc úm gà phổ biến có thể kể đến như Ambroxitil, bactrim, Neox-Chick,… với những tác dụng phòng và điều trị các bệnh về đường tiêu hoá, Newcastle, Gumboro, Marek,… giúp gà con ham ăn chóng lớn, kích thích tăng trưởng.
Bảng: Các loại vacxin và thuốc phòng bệnh cho gà trong khi úm.
Chú ý, khi sử dụng thuốc úm, cần liên tục theo dõi sức khỏe đàn gà để có can thiệp kịp thời nếu đàn gà xảy ra bất cứ vấn đề gì.
Tìm hiểu: Cách chăm sóc gà chọi theo từng giai đoạn
Cách Chăm Sóc Gà Con Mới Nở Từ 1 Đến 4 Tuần Tuổi
Để việc chăn nuôi gà thành công giai đoạn chăm sóc gà con lúc còn nhỏ hay gà con mới nở đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi gà còn nhỏ khả năng đề kháng, các chức năng như hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, và đặc biệt là hệ miễn dịch trong giai đoạn này là rất yếu.
Mời bà con tham khảo bảng giá gà giống tại Bình Định được cập nhật mới nhất hiện nay.
Theo nhiều bà con chia sẽ, việc chăm sóc gà con mới nở yêú tố quan trọng nhất đó chính là việc giữ ấm cho gà hay còn gọi là úm gà. Vậy kỹ thuật úm gà như thế nào?
Chuẩn bị trước khi tiến hành úm gà
Xác định vị trí và diện tích quây úm gà
Phòng úm phải đặt ở đầu hướng gió.
Cách biệt phòng úm với các khu vực chăn nuôi khác để hạn chế lây lan dịch bệnh.
Vị trí quây úm nên ở vị trí trung tâm phòng úm, tránh cửa ra vào và quá sát tường.
Diện tích quây úm sao cho đảm bảo mật độ nuôi thực tế là 60 – 80 con/m2.
Tiến hành vệ sinh và khử trùng phòng úm
Dọn dẹp sạch sẽ toàn bộ những chất bẩn do lứa gà nuôi trước ra khỏi chuồng.
Dùng nước vôi trong phun, phụt vào các khe, kẽ của tường, ngâm nền chuồng bằng nước vôi tôi từ 2 -3 ngày, sau đó rửa sạch.
Bà con cần để chuồng trống ít nhất 14 ngày trước khi tiến hành nhập về nuôi.
Rải chất độn chuồng hoặc điệm lót sinh học lên chuồng ít nhất 72 giờ.
Chuẩn bị dụng cụ quây úm và úm gà
Bà con sử dụng cót có chiều cao từ 70 – 80 cm để làm ô quây úm gà.
Mỗi ô quây có diện tích khoảng 6m2.
Rải chất độn chuồng với độ cao khoảng 10cm vào ô quây úm để giữ nhiệt cho gà con.
Thiết kế hệ thống sưởi ấm cho gà
Nhiệt độ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu của gà con. Vì vậy bà con cần thiết kế hệ thống sưởi ấm sao cho phù hợp nhất tránh việc quá lạnh hay quá nóng gây ảnh hưởng đến sự phát triển của gà.
Hệ thống sưởi ấm bằng than, bà con cần phải thiết kế thêm hệ thống dẫn khí độc CO2 ra ngoài tránh việc ngộ độc khí. Tuy nhiên, cách này rất khó để bà con có thể điều khiển được nhiệt.
Úm gà bằng bóng hồng ngoại có công suất từ 100W đến 175W. Đây là phương pháp được bà con sử dụng nhiều nhất hiện nay và vô cùng hiệu quả.
Việc sử dụng bóng hồng ngoại trong úm gà mang đến cho bà con khá nhiều ưu điểm như:
Tập trung nguồn nhiệt ngay phía dưới bóng, hạn chế phân tán nhiệt so với bóng đèn tròn thông thường.
Tạo ra tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn và kích thích xương phát triển tốt.
Đặt bóng cách mặt đất 50 – 60cm, với mật độ 60 – 100 gà/bóng.
Kỹ thuật chăm sóc gà con mới nợ hiệu quảTrước khi nhập gà con về chuồng, trại nuôi bà con nên sưởi ấm quây úm trước ít nhất 2h đồng hồ. Việc chuẩn bị này sẽ giúp đảm bảo được sự thích nghi của gà con khi nhập về với môi trường quây úm.
Khi nhận con giống bà con cần kiểm tra kỹ giấy tờ kiểm dịch, tình trạng hộp đựng gà, kiểm tra tình trạng niêm phong, kiểm tra giấy tờ tiêm phòng bệnh …. Kỹ càng trước khi đưa vào quây úm.
Tiến hành úm gà con
Thả gà con từ từ vào ô úm gà và đặt gần máng ăn, máng uống cho gà dễ dàng ăn uống.
Điều chỉnh nhiệt động ô úm gà như sau:
1 tuần tuổi: 32 – 34 độ.
2 tuần tuổi: 31 – 32 độ.
3 tuần tuổi: 30 – 31 độ.
4 tuần tuổi: 28 – 30 độ.
Cho gà ăn uống
Đối với nước uống bà con pha với vitamin hoặc thuốc bổ tổng hợp với liều lượng 2 – 3g/lit.
Cho gà ăn ngay sau khi gà uống nước để thúc đẩy sự phát triển tối đa của gà.
Cho uống, ăn 2 giờ/lần.
Bà con cần thường xuyên quan sát đàn gà để phát hiện sớm các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến đàn gà và có biện pháp xử lý phù hợp. Một số yếu tố ảnh hưởng như:
Nhiệt độ: Bà con chú ý quan sát tính trạng đàn gà nếu xuất hiện các dấu hiệu sau thì tiến hành xử lý.
Thức ăn, nước uống: Luôn đảm bảo đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà. Đảm bảo sạch sẽ và đầy đủ dinh dưỡng.
Môi trường quây úm: Đảm bảo độ thông thoáng, ấm áp, hạn chế tối đa chất độc hại do mùi tạo ra.
Ánh sáng: Duy trì hệ thống chiếu sáng để kích thích tính thèm ăn và tiêu hóa cho gà con.
Chúc bà con thành công.!
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Giai Đoạn Một Tháng Tuổi Rất Hay
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo thì chắc không nhiều người biết, mà nuôi gà đông tảo một tháng càng khó hơn. Vì vậy, chúng tôi xin hướng dẫn tổng quát về những kỹ thuật đúng chuẩn cho gà đông tảo. Đây là kinh nghiệm của một số ít hộ nuôi gà đông tảo hướng dẫn lại, nó cũng mang tính chất trải nghiệm nhiều nên rút ra được kinh nghiệm. Từ đó giúp cho các hộ dân ngày càng thêm nhiều kinh nghiệm với mô hình nuôi gà đông tảo . Nói về kỹ thuật chăm sóc gà đông tảo thì ta cần quan tâm tới nhữngvấn đề như sau:
vấn đề khi gà đông tảo khi một tháng tuổi thì toàn thân còn khá ốm yếu, lông tơ của gà chưa đang mọc phát triển chưa đều , từ đó dẫn đến dễ bị lạnh và bệnh , về da mặt và cơ thịt dẫn đến dễ kích thích và cắn đá lẫn nhau .
lúc này thì gà con có trọn lượng trung bình khoảng 300-400g, ở giai đoạn này gà háo ăn, ăn tốt .
ở giai đoạn gà đông tảo được một tháng tuổi thì gà rất cần bổ sung thức ăn có chứa nhiều tinh bột, có kèm theo chất khoáng để cung cấp cho tiến trình phát triển, tăng trọng đúng lúc cho cơ thể.
trong khi cho gà đông tảo ăn cám thì ta cần pha trộn chen lẫn cơm, thóc và ngô mảnh… mục đích làm quen với các lọai thức ăn mới .
chúng ta cho ăn vừa đủ, đúng khẩu phần của từng con, không nên ép ăn nhiều dễ bị bệnh đi ngoài phân trắng.
Lượng nước cung cấp phải thường xuyên, đảm bảo đầy đủ nước trong máng, châm nước liên tục , nhất là khi gà ăn nên cho uống nước đầy đủ .
nếu trong đàn gà con có một thành phần bị bệnh , lúc đó nên hòa thuốc vào nước cho gà uống chung lúc luôn, nhớ khi cho nước mới phải rửa sạch máng nước cũ, tránh vi dơ bẩn lâu ngày, bệnh tật gây ra cho gà nếu uống nước bẩn.
bình thường ta dùng nước mưa , nước máy, còn một trường hợp khác là có thể dùng nước giếng, nếu dùng nước giếng phải đảm bảo vệ sinh , khử trùng đúng chuẩn, mới đưa vào sử dụng , tránh nguồn nước độc hại.
gà đông tảo ở độ tuổi này thường ít lông, lông thưa, dễ bệnh, từ đó ta phải thường xuyên ủ điện đêm lẫn ngày, tăng cường cho uống vitamin để cơ thể gà có thể kháng lại các bệnh và sống khỏe mạnh phát triển một cách tốt nhất
vệ sinh tất cả các dụng cụ nuôi, nhất là máng ăn và máng uống nên vệ sinh kỹ nhất, để tránh tiếp xúc vi khuẩn xâm nhập hệ tiêu hóa, gây những bệnh khó chữa.
lúc gà đông tảo khoảng một tháng tuổi thường có da và bắp thịt đỏ, nhìn làm các gà khác kích thích dễ dàng cắn, đá lẫn nhau .
giai đoạn này gà đạt đến trọng lượng khoảng 300-350g thì dễ kích thích việc ăn uống, vì vậy giai đoạn gà này rất nhanh nhẹn , hoạt động nhanh nhẹn và nhiều.
về chỗ nuôi và mật độ : thì ta nên nuôi khoảng 10con/m2, đó là mật độ hợp lý nhất đối với gà đông tảo con, tiêu chuẩn này vừa đủ không gây trực trội, tạo sự thoải mái giúp gà không bị stress nhiều.
về thời gian chiếu sáng : khoảng 18/24h là hợp lý
vào ban ngày : ta tận dụng ánh sáng mặt trời, nên thả gà ra để tắm nắng vận động, tạo sự vận động cho gà thoải mái nhanh lớn
còn về đêm thì : ta nên dùng bóng điện 4U là hợp lý, thời gian thắp khoảng 4-6h , thăp sáng vào khoảng tầm 18h-22h, đó là thởi gian ánh nắng mặt trời không còn, mình nối tiếp sự chiếu sáng này liên tục cho đủ thời gian chuẩn.
các máng ăn , máng uống chúng ta nên đặt gần nhau, tiết kiệm không gian chuồng, khoảng 30-40 một máng ăn, uống là hợp lý, ta nên treo cách sàn khoảng 5-10cm là ổn .
Úm Gà Con Từ Ngày 01 Đến Ngày 21 Đúng Quy Trình, Kỹ Thuật Chăn Nuôi
Úm gà con trong giai đoạn này quyết định rất nhiều đến chất lượng con giống và năng suất chăn nuôi. Do vậy cần phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để có con giống khỏe mạnh, chất lượng tốt phục vụ chăn nuôi sau này. Mactech xin giới thiệu kỹ thuật úm gà con từ ngày 01 đến ngày 21 cho bà con tham khảo.
Cách úm gà con từ 1 đến 3 tuần tuổiGà con trong giai đoạn từ 01 đến 21 ngày bộ lông mỏng chưa hoàn thiện do đó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ nhiệt độ môi trường có thể gây bệnh hoặc chết. Hệ hô hấp và tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng thấp dẫn đến dễ mắc bệnh làm tỉ lệ sống thấp. Do vậy cần phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật úm gà con để có chất lượng con giống cao nhất
Kỹ thuật úm gà con từ 01 đến 21 ngày tuổi
Chuồng úm gà con
Có thể sử dụng lồng úm hoặc úm trên nền đất tùy thuộc vào điều kiện và quy mô sản xuất
Úm gà con trên nền đất
Úm gà trên lồng
Đối với 100 gà con thì lồng có kích thước: 1x2x0.9m (kể cả chân 0,4m). Đáy lồng có thể làm bằng phên tre để giảm chi phí hoặc dùng sắt ô vuông 1x1cm. Xung quanh chuồng nên dùng lưới mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao quanh tránh chuột, mèo, chó phá hoại.
Mật độ nuôi úm
Nhiệt độ thích hợp để úm gà
Ngoài ra theo kinh nghiệm ta có thể quan sát phản ứng của gà với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp.
Nhiệt độ thích hợp: Gà nằm rải đều khắp chuồng, hoạt động, ăn, uống bình thường.
Nhiệt độ thấp: Gà cụm lại một chỗ gần bóng điện, co ro, run rẩy hoặc chồng lên nhau. Khi đó cần tăng thêm nhiệt bằng cách để thấp bóng úm xuống, hoặc bổ sung thêm bóng nếu thiếu
Nhiệt độ cao: Gà tản xa bóng điện, nằm há mỏ, thở mạnh, uống nhiều nước. Khi đó cần treo cao bóng điện úm hoặc giảm công suất bóng
Nếu bị gió lùa: gà sẽ nằm túm lại 1 góc chuồng. Khi đó cần che đậy kín cho gà.
Cần chiếu sáng 24/24 cho gà trong 2-3 tuần đầu để có đủ độ sáng. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, cho từng giai đoạn
Đặc biệt che đậy và phòng chống chuột, mèo, các tác nhân gây giảm thiểu số lượng gà.
Thức ăn và nước uống cho gà con
Nếu bạn sử dụng máy ấp trứng để tự sản xuất con giống thì trong 24 giờ đầu không cần cho gà ăn mà chỉ cho gà uống nước.
Thức ăn cho gà con
Cho gà ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ dinh dưỡng. Nên cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dành cho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19-21% và năng lượng 2800-2900 Kcal.
Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà.
Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn trộn với thức ăn địa phương cho gà.
Cho thức ăn vào mẹt, khay tôn, khay nhựa cao 3-5 cm hoặc máng ăn bằng tre, luồng để cho gà ăn.
Nước uống cho gà
Nhận gà về cho gà nghỉ 10-15 phút rồi cho uống nước có pha 50 gram đường glucoza với 1 gram VitaminC/3 lít nước để chống stress cho gà. Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống đủ nước. Nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-200C.
Phòng bệnh cho gà con
Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ khô ráo,thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông,tránh gió lùa,thường xuyên vệ sinh sát trùng,hạn chế người ra vào và thực hiện tốt lịch phòng bệnh cho gà.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Úm Gà Con Giai Đoạn Từ 1 Đến 4 Tuần Tuổi trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!