Xu Hướng 6/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt Nhanh Lớn, Thịt Ngon, Ít Bệnh # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt Nhanh Lớn, Thịt Ngon, Ít Bệnh # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt Nhanh Lớn, Thịt Ngon, Ít Bệnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kỹ thuật nuôi gà thịt nhanh lớn, thịt ngon, ít bệnh

Chia sẻ một số ý kiến, kinh nghiệm của người nuôi gà:

Anh Trần Minh Kiên xin ý kiến tư vấn: “Phương pháp nuôi để thịt gà có chất lượng thơm ngon. Tôi tính nuôi gà làm giàu, nhưng khổ nỗi, lại không thể để gà thả rông như ông bà mình ngày xưa. Muốn làm giàu bằng con gà phải nuôi số lượng lớn, bắt buộc phải quây tường rào làm cho nó ít vận động, thức ăn lại toàn sử dụng thức ăn công nghiệp, thuốc cho gà thì toàn là kháng sinh, nuôi đến 3 tháng là đã bán rồi…nên luôn luôn bị chê là thịt gà không ra gì.

“Các giống gà khác nhau thì thường chỉ khác nhau về mức độ săn chắc của thịt mà thôi còn tất cả các yếu tố khác do phương pháp chăn nuôi quyết định. Vả lại, giống gà là vấn đề không thay đổi được nên chúng ta không bàn ở đây.

Gà nòi là giống gà được chọn lọc để đá nên thịt rất chắc và ít mỡ. Gà Minh dư là con lai giữa bố nòi và mẹ ta nên thịt nó mang một nửa chắc của gà bố, nhưng mầu chân, vóc dáng, màu lông thường không đồng đều, khó bán khi thị trường ế, điều này các bạn nên cân nhắc khi nuôi.” – Anh Linh chia sẻ

1/ Kỹ thuật nuôi gà con từ 0 -6 tuần tuổi 1.1/ Chuẩn bị dụng cụ úm gà con

– Quây úm gà:

Dùng cót ép cao 45 cm quây tròn có đường kính 2-3m (tuỳ thuộc số lượng gà)

Vệ sinh và khử trùng chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng

– Độn chuồng: Trước khi đưa gà vào rải một lớp độn chuồng bằng phơi bào, trấu, rơm chặt nhỏ dày 5-10 cm.

– Dụng cụ sưởi ấm cho gà con:

Có thể làm chụp sưởi bằng điện có chao, công suất 100W

Bếp dầu, bếp than, bếp củi (chú ý thông khí độc)

– Máng ăn, máng uống:

Máng ăn, máng uống được bố trí sẵn và đặt xen kẽ nhau trong quây.

Nếu dùng khay ăn có kích thước 60×70 cm hoặc mẹt tre có đường kính 50cm thì bố trí 2 chiếc/100 con.

Nếu dùng máng uống 1 lít hoặc chai nhựa tự tạo thì bố trí 2-3 chiếc/100 con.

1.2/ Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi úm gà con:

Mật độ gà trong quây: Thả gà trong quây dưới chụp sưởi với mật độ 25con/1m2, tránh cho gà bị lạnh, nới rộng dần quây theo tuổi gà và điều kiện thời tiết. Mùa hè thu sau 2-3 tuần. Mùa đông xuân sau 3-4 tuần bỏ quây.

Thức ăn: Yêu cầu có hàm lượng dinh dưỡng cao, thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày, cho ngô nghiền trong ngày đầu để tiêu túi lòng đỏ, cho gà ăn tự do cả ngày và đêm.

Mỗi ngày cho gà ăn 4- 6 lần, mỗi lần bổ sung thức ăn mới, cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn và phân lẫn vào thức ăn.

Nước uống: Cho uống nước sạch, nên pha thêm vitamin C, B và đường glucoza.

Chế độ chiếu sáng cho gà: Cung cấp đủ ánh sáng để gà ăn và uống.

Sưởi ấm: Điều chỉnh dụng cụ sưởi ấm tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường và nhiệt độ của gà, thường xuyên quan sát đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho thích hợp.

Gà chụm lại dưới chụp sưởi là bị lạnh.

Gà tán xa chụp là bị nóng.

Gà tản đều trong quây là đủ nhiệt.

2/ Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt từ 7 tuần tuổi đến xuất bán 2.1 Thức ăn và cách cho gà ăn:

Thức ăn: Đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng, tận dụng nguyên liệu thức ăn sẵn có trong gia đình để giảm chi phí.

Cải thiện nguồn thức ăn trong vườn chăn thả như nuôi giun đất để tạo thêm nguồn thức ăn giàu đạm.

Các bước tiến hành nuôi giun: Đào hố ở góc vườn có diện tích tối thiểu 1,0m2, độ sâu 0,5m. Rải từng lớp rơm rạ hoặc mùn cưa trộn lẫn phân gia súc đã ủ hoai mục dày 10-15cm. Rải thêm cám gạo và đất có phân giun hoặc một số giống giun quế giữa các lớp. Đậy lớp nilon hoặc gỗ mỏng phía trên cùng. Tưới nước hàng ngày giữ ẩm cho hố nuôi giun. Sau 1,5-2 tháng lấy giun cho gà ăn.

Chế độ cho gà ăn: Cho gà ăn kết hợp với khả năng tự kiếm mồi để giảm chi phí.

Cách cho ăn: Buổi sáng nếu trời không mưa và ấm áp thì thả gà ra vườn để tự kiếm mồi. Gần trưa cho gà ăn thêm thức ăn. Buổi chiều cho gà ăn no trước khi vào chuồng.

2.2/ Quản lý chuồng gà:

Quan sát, theo dõi đàn gà hàng ngày khi cho ăn.

Hàng ngày quan sát đàn gà và có biện pháp xử lý kịp thời nếu thấy gà ăn uống kém hoặc có hiện tường khác thường.

Cần có sổ sách và ghi chép đầy đủ số liệu và các chi phí đầu vào (giá giống, lượng thức ăn tiêu thụ, thuốc thú y…) hàng ngày.

2.3/ Vệ sinh phòng bệnh cho gà:

Để đảm bảo đàn gà khoẻ mạnh, chuồng nuôi, vườn chăn thả phải thường xuyên được vệ sinh sát trùng.

Phòng bệnh cho đàn gà theo lịch.

Lưu ý trong chăn nuôi gà thịt: Nên lựa chọn thời điểm bắt đầu nuôi để có sản phẩm bán được giá (như trong dịp lễ tết, mùa cưới…)

2.4/ Lịch tiêm phòng cho gà theo các giai đoạn phát triển:

Chú ý: Lịch chủng ngừa trên chỉ là tham khảo, tùy từng vùng người nuôi có quy trình chủng ngừa phù hợp. Trong qúa trình nuôi nếu đến lịch chủng ngừa mà gà có biểu hiện bệnh thì không chủng mà phải điều trị cho gà khỏi hẳn thì mới chủng ngừa, nếu gà đang bị bệnh mà chủng ngừa thì gà sẽ bệnh nặng thêm và hiệu lực của vaccine cũng giảm.

+ Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh

– Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.

– Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.

– Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.

Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.

+ Phòng bằng thuốc:

– Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol…

– Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,…

Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ.

Kỹ thuật nuôi gà thịt nhanh lớn, thịt ngon, ít bệnh Con giống, Gà giống

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách nuôi gà thịt nhanh lớn, kỹ thuật nuôi gà, kỹ thuật nuôi gà thịt, nuôi gà thịt, quy trình chăn nuôi gà thịt

Kỹ Thuật Nuôi Gà Sao Thả Vườn Nhanh Lớn, Sạch Bệnh

Chuồng nuôi gà sao

Chọn vị trí làm chuồng cao ráo, thông thoáng, không dễ bị ngập úng khi mưa.

Làm chuồng gà quay về hướng chính đông hoặc đông nam. Mục đích đón nắng buổi sớm giúp chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm mốc.

Diện tích chuồng đảm bảo mật độ nuôi: 5 con/m2. Trường hợp nuôi đẻ trứng hoặc làm giống, mật độ từ 2 – 3 con/m2 là thích hợp.

Bên trong chuồng nuôi phải làm thêm sào đậu cho gà vào ban đêm. Giàn đầu chỉ cần cách mặt đất từ 1,5 – 2cm là vừa. Mỗi cây cách nhau 40cm. Cây cuối cùng cách vách chuồng 30cm.

Nên sân vườn bên ngoài làm nền đất nện chặt, đất màu mỡ, có thể mọc cỏ dại cho gà kiếm thức ăn. Không để ô trũng đọng nước. Xung quanh hàng rào lưới theo nên trồng thêm cây xanh lấy bóng râm.

Sử dụng lưới chắn ở các góc chuồng trại để tránh tiếng động ầm ĩ làm chúng hoảng sợ.

Một vài dụng cụ chăn nuôi cần thiết” máng ăn, máng uống, ổ đẻ cho gà sinh sản.

Phun thuốc sát trùng trước khi đưa gà vào nuôi. Quét vôi lên tường, nền, để khô rồi rửa lại.

Thức ăn nuôi gà sao thả vườn

Gà sao cũng biết ăn tạp như các giống gà khác nên không tiêu tốn quá nhiều chi phí cho thức ăn. Đặc biệt chúng lại có tập tính kiếm ăn rất giỏi. Khi thả ra sân vườn chỉ biết cặm cụi tìm kiếm thức ăn.

Các loại thức ăn ưa thích nuôi gà sao:

Thức ăn tinh: thóc, ngô, khoai, sắn, đậu tương, cám

Thức ăn thô xanh: rau các loại, cỏ cho gà, thân cây chuối

Thức ăn giàu đạm: giun quế, trùn đất, dế mèn, gián, mối, cào cào, châu chấu, cóc nhái, thằn lằn, cá tạp, cua, ốc, tép

Thức ăn bổ sung: vitamin, khoáng, chế phẩm sinh học, bột thịt, bột đá vôi, bột cá, bột ruốc, khô dầu các loại, bột khoáng

Chế biến thức ăn và cách cho ăn

Thân cây chuối băm nhỏ, trộn thêm với cám. Cho vào máng ăn đặt ngoài sân để gà ăn cả ngày.

Rau cỏ và thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm nên nghiền mịn, phối trộn với nhau. Sau đó cho vào máy để ép nguyên liệu thành dạng cám viên. Sản xuất cám dạng viên có gà có những ưu điểm: Đảm bảo thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao

Giúp gà dễ ăn, ăn hết, tránh dư thừa vừa lãng phí lại ô nhiễm, sinh mầm bệnh

Dễ dàng bảo quản, dự trữ thức ăn cho gà thả vườn

Công ty CPĐT Tuấn Tú là đơn vị số 1 cung cấp các dòng máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bà con có thể đem nguyên liệu đến văn phòng giao dịch tại Hà Nội/ HCM để kỹ thuật viên tư vấn, vận hành và chọn ra những chiếc máy phù hợp nhất.

Chăm sóc và nuôi dưỡng

Hàng ngày thả chúng ra sân tự do tắm nắng, tìm kiếm thức ăn. Bổ sung thêm cỏ hoặc thân chuối cho chúng.

Giai đoạn 1 – 6 tuần tuổi cho gà ăn tự do, chia làm nhiều bữa trong ngày.

Gà trưởng thành cho ăn với liều lượng 95 – 110g/con/ngày.

Nuôi gà sao không cần tốn quá nhiều nước. Trung bình 1 con chỉ tiêu tốn 1/10 – 1/15 lít nước/ ngày.

Nước cho gà phải sạch sẽ. Không dùng nước suối, nước sông hồ bị ô nhiễm.

Cấp nước kịp thời hằng ngày, nếu không đủ nước chúng sẽ giảm ăn, mất sức thậm chí là chết vì khát.

Nên pha thêm vitamin, đường vào nước uống để tăng sức đề kháng cho gà. Sử dụng: 5g đường gluco + 1g vitamin C cho 1 lít nước.

Từ 0 – 4 tuần tuổi duy trì mật độ: 10 – 15 con/m2 trong chuồng và 1 – 1,5 con/m2 ngoài sân vườn. Từ 5 tuần tuổi đến khi giết thịt, duy trì mật độ: 5 – 7 con/m2 chuồng và 1 – 1,5 con/m2 sân vườn.

Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi. Loại bỏ hết thức ăn thừa còn sót lại để tránh mầm bệnh lây lan.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Sao Thịt

Chuẩn bị chuồng trại và thiết bị

Chuồng nuôi phải được thiết kế theo kiểu bán chăn thả, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, chắc chắn vì loại gà này to hơn gà thông thường nên chuồng nuôi phải rộng, thoáng. Gà sao thường nhút nhát, dễ bị hoảng sợ, hay bị kích động bởi môi trường xung quanh nên chuồng trại phải luôn được an toàn bằng cách chắn lưới bao quanh. Dùng lưới phủ trên, tránh gà bay ra ngoài. Ngoài ra còn phải có hệ thống sào đậu cho gà vì chúng rất thích bay nhảy lên cao, đồng thời giúp cho gà sao có thêm không gian sống.

Chất độn chuồng: trấu, dăm bào sạch hoặc rơm chặt ngắn, trải lên nền chuồng dày 5 – 10 cm được phun thuốc sát trùng. Sưởi ấm chuồng 10 – 12 giờ trước khi đưa gà vào nuôi.

Máng ăn: Giai đoạn gà con có thể dùng mẹt hoặc khay tôn. Khay bằng tôn có kích thước 80×100 sử dụng cho 100 con gà. Sau đó chuyển dùng máng bằng tôn dài hoặc tròn. Máng tôn tròn sử dụng cho 15 con/máng. Máng dài 3 m, cao 5 – 7 cm, sử dụng cho 60 con.

Máng uống: Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa, chứa 3,5 lít nước cho 100 con. Giai đoạn gà dò sử dụng chụp nước uống bằng nhựa 6 – 8 lít cho 50 – 100 gà.

Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi để giữ nhiệt, tránh gió lùa và mưa bão. Sử dụng quây úm bằng cót có chiều dài 4 m, chiều rộng 0,5 m.

Con giống và mật độ

Chọn những gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bông lông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn nuôi những gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông. Gà từ 1 – 7 tuần tuổi nuôi khoảng 10 – 15 con/m 2, từ 8 – 20 tuần tuổi mật độ khoảng 5 – 6 con/m 2.

Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng

Thức ăn: phải đảm bảo chất lượng tốt, cân đối đủ mức đạm, năng lượng và cần bổ sung bột đá, bột vỏ sò. Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Hàm lượng protein cho gà từ 0 – 4 tuần tuổi là 22%, từ 5 – 8 tuần tuổi là 20% và 18% từ 9 tuần tuổi đến giết thịt.

Thường xuyên định kỳ bổ sung các loại vitamin có tác dụng kích thích và duy trì sinh sản như A, D, E. Khi thời tiết nắng nóng, bổ sung thêm các chất điện giải, đường gluco và Vitamin C. Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin, hoặc bột cá có hàm lượng muối cao.

Nước uống: Cho gà uống nước sạch và để tăng sức đề kháng, trong những ngày đầu pha vào nước 5 g đường gluco + 1 g Vitamin C/lít nước. Lưu ý ngày đầu mới xuống chuồng, cho gà uống nước, sau 2 – 3 giờ mới cho thức ăn. Phải đảm bảo nước sạch, mát. Thay nước 2 – 3 lần trong ngày để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào.

Nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng

Thiết bị sưởi ấm cho gà có thể dùng bóng hồng ngoại, bóng đèn điện tròn, chụp sưởi, hoặc ở vùng sâu vùng xa có thể dùng bếp than, lò ủ trấu…

Ðộ ẩm tương đối là 60 – 70%, chuồng trại phải luôn giữ cho khô ráo, tránh ẩm ướt đặc biệt là gà mới nở rất mẫn cảm với nước.

Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 đến 3 tuần đầu, từ 4 đến 6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ. Ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp bóng điện. Gà sao rất mẫn cảm với ánh sáng, nên ban đêm phải thắp sáng để tránh cho gà khỏi những kích động bất thường.

Quản lý dịch bệnh

Nên sắp xếp đàn gà cùng lứa tuổi, xuất phát cùng một nơi vào một dãy chuồng để tránh truyễn nhiễm dịch bệnh. Phải có thời gian trống chuồng tối thiểu 14 ngày giữa các đợt nuôi.

Ðặt thuốc tiêu diệt loài gặm nhấm như chuột cả trong và ngoài chuồng gà. Kiểm soát sự phát triển của côn trùng, vì chúng là vật chủ mang mầm bệnh trực tiếp truyền, lây nhiễm bệnh cho gà. Trại cần phải được bao quanh bằng tường, rào để tránh sự xâm nhập của người lạ và các loại động vật hoang dã. Hàng ngày, đưa tất cả các loại dụng cụ đã được dùng như máng ăn, máng uống… cọ rửa sạch sẽ.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Tre Thịt. Kỹ Thuật Nuôi Gà Tre Đẻ Trứng

Khối lượng 15 – 18g/con

Bộ lông màu vàng bông và sợi lông mịn đều, không loang lổ

Nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân láng bóng và mạnh khỏe, bụng thon, rốn kín.

Không có bất kì dị tật nào

Mắt sáng, lanh lẹ

Nếu chọn trứng cho ấp, bà con chọn trứng của những con gà mái khỏe mạnh, không bị dị tật, nhanh nhẹn, linh hoạt, có lịch sử đẻ trứng đều và liên tục trong thời gian dài. Nếu nuôi gà mái chỉ để đẻ trứng mà không ấp thành con thì bà con không cần nuôi cùng gà trống và ngược lại.

Chuồng nuôi gà tre phải ưu tiên chọn vị trí khô ráo, thoáng mát. Hướng chuồng tốt nhất là hướng đông (đón nắng sớm buổi sáng, tránh nắng gắng buổi chiều). Tiếp đến là hướng nam và đông nam.

Mật độ chuồng gà tre

Mật độ nuôi gà là yếu tố tiếp theo bà con cần cân nhắc để từ đó biết được diện tích chuồng trại của mình xây dựng nên sẽ nuôi được đàn gà như thế nào thì hợp lý:

Mật độ nuôi nhốt hoàn toàn: 8 – 10 con/m2

Mật độ nuôi theo mô hình bán tự nhiên: 1 – 1.2 con/m2(bao gồm cả diện tích thả vườn)

Vật liệu làm chuồng

Vật liệu làm chuồng gà rất đa dạng, bà con có thể tận dụng các nguồn vật liệu có sẵn của gia đình và vật liệu dễ tiếp cận ở địa phương. Tuy nhiên, nếu hướng đến tiêu chí sử dụng lâu dài và muốn thuận tiện trong quá trình vệ sinh, chuồng làm bằng khung sắt bọc lưới thép hiện vẫn có ưu thế hơn cả.

Chuồng nuôi nên có chân cao 0.4 – 0.5m để vừa thoáng mát vừa hạn chế ảnh hưởng của các loài động vật gây hại như rắn, chuột…

Gà con cần có lồng úm do lúc mới sinh chúng không thể tự duy trì thân nhiệt ổn định. Kích thước lồng úm là dài x rộng x cao = 2 x 1 x 0.5 m/ 100 gà con, xung quanh được bao bằng bạt hoặc vải, giữa lồng có thiết bị sưởi.

Máng thức ăn và máng nước cho gà tre

Kích thước máng tương ứng với kích thước chuồng nuôi và mật độ nuôi gà. Kích thước tham khảo là 40x5x5cm đối với gà lớn và 30x3x3cm đối với gà con. Nên đặt máng ăn uống ở vị trí mà tất cả các gà đều có thể tiếp cận. Bề mặt máng nên bọc lưới ô vuông để tránh gà bới làm rơi vãi, lãng phí thức ăn.

Đối với gà tre đẻ, tốt nhất là để chúng có môi trường sống thật thoải mái, sạch sẽ, gà tre mẹ được đi lại, chạy loanh quanh trong vườn. Nếu nuôi gà tre ở trong chuồng trại, bạn cần bố trí không gian đủ rộng để gà tre đi lại không bị gò bó.

Ngoài ra, bà con trang bị cho gà bể tắm cát có hỗn hợp cát mịn, diêm sinh và tro bếp.

Gà nuôi tự nhiên thì bà con cần chuẩn bị sẵn sàng một cái ổ ở vị trí tốt nhất phù hợp với gà, hàng ngày để một quả trứng trong ổ cho gà nhớ chỗ (tránh lưu trữ nhiều trứng trong ổ sẽ bị con vật khác ăn mất hoặc bị hỏng do nhiệt độ môi trường hoặc tác động xấu khác). Còn với gà tre nuôi trong chuồng thì có thể không cần chuẩn bị ổ đẻ hoặc nếu có thì ổ cần tránh xa máng nước.

Bà con cần thay thức ăn hàng ngày cho đàn gà do gà tre nhạy cảm với thức ăn mốc, ôi thiu. Trong chăn nuôi thương phẩm, thức ăn thường dùng cho gà tre gồm: Cám công nghiệp; Ngô xay; Tấm; Các phế phẩm công nghiệp; Rau; Giun đất; Sạn sỏi nhỏ có kích thước dưới 0.5cm.

Gà mái đẻ cần được tăng cường chế độ dinh dưỡng để kích thích năng suất đẻ. Công thức trộn thức ăn tham khảo là: 12% lúa – 21% tấm – 16% cám – 33% ngô – 4% đậu nành – 8% bột xương + cá – 3% bột rau củ – khoáng Premix

Quan trọng trong cách nuôi gà tre đẻ là không nên bổ sung quá nhiều lượng chất béo, bởi như vậy lớp mỡ sẽ lấn át mất buồng trứng làm cho gà đẻ ít hơn. Đến giai đoạn gà nghỉ đẻ cũng rất cần sự chăm sóc bổ sung đủ dinh dưỡng để gà nghỉ ngơi, chuẩn bị cho lứa đẻ sau.

Cách phòng tránh tốt nhất cho đàn gà tre là cho ăn, uống sạch, bố trí chỗ ở sạch sẽ. Song song với đó, bà con tiến hành tiêm chủng vacxin và dùng các loại kháng sinh (Newcastle, Gumboro, đậu gà, cúm, tụ huyết trùng, cầu trùng, thương hàn…) với liều lượng hợp lý cho gà.

Đối với gà đẻ, bà con chú ý tiêm phòng trước thời gian gà đẻ trứng để không ảnh hưởng đến chất lượng trứng hoặc gà con.

Mong rằng, những kiến thức mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho bà con trong việc bắt tay vào nuôi gà tre theo hướng thương phẩm; còn những bà con đã và đang nuôi thì sẽ mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi để đạt được lợi nhuận cao hơn nữa.

Từ khóa tìm kiếm:

kỹ thuật nuôi gà tre thịt

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Gà Thịt Nhanh Lớn, Thịt Ngon, Ít Bệnh trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!