Xu Hướng 12/2023 # Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Nhanh Lớn Từ Người Có Kinh Nghiệm # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Nhanh Lớn Từ Người Có Kinh Nghiệm được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để gà chọi nhanh lớn, sức khỏe tốt và khả năng chiến đấu dẻo dai thì bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề ăn uống cho gà, kỹ thuật chăn nuôi gà. Không được cho gà chọi ăn uống linh tinh, thức ăn chính là ngũ cốc (thóc, gạo, ngô…), nên cho ăn thóc tốt hơn vì ăn ngô dễ làm gà béo và tích mỡ. Ngoài ra có thể bổ sung những loại thức ăn nhiều dinh dưỡng như giun, dế…

Nên cho gà ăn làm hai bữa trong ngày vào 9 giờ sáng và 5 giờ chiều, mỗi lần cho ăn khoảng 3/4 diều.

Đối với gà con, bạn nên nuôi thả dông để chúng ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính thả chúng tự đi tìm thức ăn. Đối với gà trưởng thành nên bổ sung thêm rau cỏ, cà chua, chuối sứ, ngoài ra nên bổ sung 1,2 bữa lươn hoặc thịt bò mỗi tuần.

Theo kinh nghiệm của những người sành chơi gà chọi, nếu gà chọi quá béo cũng không tốt. Khi gà đến giai đoạn có thể cho chiến đấu thì cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của gà. Thóc cho gà chọi ăn cần được đãi sạch vỏ chấu rồi cho vào nước ngâm khoảng 8-12 tiếng rồi xả bằng nước sạch sau đó cho ra giá để ráo. Trộn thóc vơi men tiêu hóa và các loại vitamin mua ở các hiệu thuốc thú y và thực hiện đúng liều lượng được tư vấn. Mỗi ngày cho gà uống nước hai lần vào sáng và tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước.

Buổi sáng cho gà ăn thóc, buổi chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, buổi tối trước khi gà đi ngủ cho ăn thóc sau đó cho uống nước. Cho uống 2-3 viên thuốc bổ nhóm B mỗi tuần, cho ăn thêm vài nhánh tỏi tươi giúp gà tránh gió và tăng cường tiêu hóa.

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi nhanh lớn.

Khi gà đã đủ lông và cứng cáp thì người nuôi cần phải chăm chút cho vẻ ngoài của chúng bằng cách tỉa bớt lông phần cổ, lông nách và lông ở hậu môn, hớt sạch lông ở phần đầu. Lấy ngải cứu, nghệ, muối và phèn chua mài chung với nhau kèm theo một ít rượu và nước sau đó tẩm hỗn hợp này lên thân gà.

Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ cho gà. Khi lông gà khô ráo thì ôm bóp vào nghệ cho chúng, cách làm này giúp cho thịt con gà săn lại, tăng khả năng chống đỡ được các đòn địch.

4. Kỹ thuật huấn luyện cho gà chọi.

Kinh nghiệm huấn luyện của người nuôi ảnh hưởng quan trọng đến khả năng chọi của gà. Không nên nuôi nhốt gà quá lâu mà nên thả chúng ra ngoài để cho chúng được linh hoạt, cơ bắp khỏe mạnh. Cần cho chúng luyện tập hàng ngày để chúng biết cách ra đòn tấn công và phòng thủ.

Cách Nuôi Gà Chọi Con Đúng Kỹ Thuật, Nhanh Lớn Nhất

LỰA GÀ CHỌI CON GIỐNG TỐT

Khâu đầu tiên trước khi tiến hành chăm sóc và nuôi gà chọi con một cách thuận lợi nhằm cho ra những chiến kê khỏe mạnh, sung mãn nhất thì công đoạn chọn gà chọi con cũng hết sức quan trọng. Bởi nếu lựa phải những giống gà chưa chuẩn thì quá trình nuôi, chăm sóc gà chọi con sẽ khá khó khăn, triển vọng phát triển cũng ít do thiếu đi các đặc tính nổi trội.

Chính vì vậy, đầu tiên hãy chọn lọc kỹ những chú gà bố và mẹ về sức khỏe, sự cứng cáp, bền bỉ cùng yếu tố gan lỳ, máu chiến…thì xác xuất để những chú gà chọi con thừa hưởng được những đặc tính gen như vậy là rất cao.

CÁCH NUÔI GÀ CHỌI CON TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN GIAI ĐOẠN MỚI NỞ

Đây là thời điểm mà người chăm sóc phải hết sức cẩn thận và kỹ lưỡng trong các vấn đề về nguồn nhiệt, nước uống bởi đây là giai đoạn đầu đời của những chú gà chọi con. Ngoài ra, nên tránh những khu vực thoáng gió, nhiệt độ thấp. Thêm vào đó, nên tiến hành bổ sung trấu và một bóng điện nhằm giúp sưởi ấm cho gà chọi con. Phần trấu này phải được thay thường xuyên, nếu số lượng lớn thì nên thay hàng ngày, số lượng nhỏ thì khoảng 2 đến 3 ngày thay. Ngoài ra, người chăm sóc phải lưu ý đến vấn đề chuột, chó, mèo bởi đây sẽ là nguyên nhân khiến nhiều gà chọi con bị cắn chết. Trong giai đoạn này cần phải bổ sung nước uống pha với các chất úm gà hiệu quả, có thêm vitamin và đường glucozo. Thức ăn trong giai đoạn này đối với gà chọi con là các loại cám công nghiệp.

GIAI ĐOẠN THÁNG ĐẦU TIÊN

Sau giai đoạn mới nở từ vài ngày, ta tiến hành chuyển sang giai đoạn thứ 2. Trong giai đoạn này, người chăm sóc cần phân thành các mốc thời gian, mỗi mốc sẽ tiến hành các bước gồm : + Trong tuần đầu tiên, ta tiến hành cho gà chọi con ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như cám công nghiệp, tránh xa các loại đồ ăn cứng như thóc hoặc các loại đồ ăn tươi tanh như thịt, trứng… + Trong tuần thứ 2 : song song với cám công nghiệp, ta có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác như rau xanh băm nhỏ, gạo thóc xay nhằm giúp gà chọi con mau lớn hơn. + Trong tuần thứ 3 : đây là khoảng thời gian mà gà chọi con sẽ bắt đầu ra lông nên ta cần phải bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng khác như thịt, cá với mức độ khoảng từ 1 đến 2 ngày mỗi lần. + Trong tuần thứ 4 : lúc này gà chọi con đã có vẻ khá cứng cáp nên ta có thể cho thả rông trong những khu vực đã vây sẵn nhằm phát triển kĩ năng tìm mồi. Lúc này cũng cần phải bổ sung thêm những loại đồ ăn trong những khung giờ đã định. Ngoài ra, trong giai đoạn này, người chăm sóc cần phải lưu ý bổ sung các vắc xin, các loại thuốc nhằm ngăn ngừa các bệnh hay nhiễm đối với gà chọi con trong tháng đầu tiên này.

GIAI ĐOẠN TỪ 2-5 THÁNG TUỔI

Đây là thời điểm mà gà chọi con sẽ có sự phát triển mạnh mẽ nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến thể trạng, thể hình sau này. Những lúc này, chú gà trống đã bắt đầu học gáy và trổ mã còn gà mái đã xuất hiện buồng trứng. Chình vì vậy mà trong giai đoạn từ 2 đến 5 tháng tuổi này, người chăm sóc cần bổ sung nhiều các loại thức ăn, vitamin và canxi cho gà chọi con. Đây được đánh giá là khoảng thời gian rất quan trọng, quyết định đến khung form, hình trạng và thể lực của những chú gà chọi chiến sau này. Chình vì vậy mà bạn cần phải hết sức để ý đến cách nuôi và cách chăm sóc. Trong giai đoạn này, thức ăn chính của gà là thóc. Tuy nhiên, cần phải được sạn lọc kỹ lưỡng để loại bỏ các hạt lép, hạt kém chất lượng. Ngoài ra, phải bổ sung thêm các chất protein, chất đạm như thịt bò xay, thịt lợn nạc xay hoặc các chất tanh như cá, lươn… cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều dầu như lạc, đỗ để lông gà chọi con có được sự bóng mượt hơn.

GIAI ĐOẠN TỪ 6 THÁNG TRỞ LÊN

Đây là thời điểm mà gà chọi con đã có được dáng form cũng như những đòn thế cơ bản. Chình vì vậy mà trong giai đoạn này, ngoài chế độ ăn và dinh dưỡng thì chế độ tập luyện và chăm sóc cũng hết sức quan trọng. Khẩu phần ăn trong giai đoạn này cũng tương tư như giai đoạn từ 2 đến 5 tháng. Tuy nhiên, các thực phẩm bổ sung từ mồi, thịt tươi cần được nhiều hơn do giai đoạn này bắt đầu có sự tập luyện ở cường độ cao nhiều hơn. Ngoài ra, người chăm sóc phải thường xuyên tiến hành om bóp gà bằng nghệ, rượu hoặc các chất khác. Kết hợp là các bài luyện tập như quần bội, vần hơi, vần đòn nhằm gia tăng được sức khỏe, thể lực và sự dẻo dai cho gà chọi con. Sau mỗi bài tập như vậy cần phải có khoảng thời gian nghỉ ngơi từ 3 đến 5 ngày cùng việc vệ sinh sạch sẽ, vỗ đờm nhằm ngăn ngừa các bệnh như mốc trắng, khò khè rất hay gặp phải.

CÁCH CHỌN GÀ CHỌI CON

Việc chọn gà chọi con ở giai đoạn đầu sẽ giúp bạn lọc ra những con gà không khỏe mạnh, không dị tật, nhanh nhạy cũng như có thể phân biệt tốt gà trống hay mái ngay từ nhỏ, từ đó mới tập trung dinh dưỡng cũng như chăm sóc cho những gà chọi con tốt nhất. + Đầu tiên, khi gà con vừa mới nở, bạn tiến hành lật phần hậu môn ra để xem, nếu trong hậu môn có xuất hiện nốt to như hạt gạo nổi lên thì khả năng cao là gà trống, còn không có hoặc bị lõm vào thì là gà mái. + Ngoài ra, trong dân gian còn có cách phân biệt gà trống, gà mái con như sau : tiến hành nắm cổ từng con gà con lên, con gà nào xuôi chân ra là gà trống, còn con co chân lên gạt gạt là gà mái. Việc phân biệt này dựa trên phản ứng bản năng của từng giới tính.

+ Cách khác đó là cho gà con nằm ngữa trên lòng bàn tay, con nào quẩy đạp liên tục rồi ngừng thì là gà mái, còn gà trống thì quẩy đạp liên tục không ngừng. + Cuối cùng, tiến hành kiểm tra lông gà con sau vài ngày tuổi. Đối với gà trống con sẽ có lông mọc đều nhưng với gà mái sẽ có lông mọc dài ngắn xen kẽ lẫn nhau. Nếu xòe cánh ra, gà trống sẽ có tới hai lớp lông trong khi gà mái chỉ có một lớp duy nhất.

NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI GÀ CHỌI CON CHỌN THỨC ĂN

Đối với gà chọi con nên tuân theo những khẩu phần ăn phù hợp với các giai đoạn phát triển của gà. Ví dụ đối với gà chọi con mới nở thì chỉ nên cho ăn cám, gạo, không nên cho ăn thóc hoặc thịt cá. Đối với một loại thức ăn mới khi muốn cho ăn phải nên cho với liều lượng từ từ và theo dõi quá trình sau đó để xem sức khỏe và tình trạng đi ngoài của gà diễn biến tiếp theo như thế nào, từ đó mới làm căn cứ để tăng lượng thức ăn mới đó cho gà theo từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, nên cho ăn kèm các loại rau xanh băm nhỏ để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cũng như tốt cho hệ tiêu hóa của gà chọi con.

THỜI GIAN CHO ĂN

Đây là một trong những điều quan trọng khi nuôi gà chọi con mà nhiều người ít quan tâm. Việc tạo ra các mốc thời gian nhằm hình thành nên các thói quen khỏe mạnh của gà ngay từ nhỏ. Theo đó để hai mốc thời gian chính để cho gà chọi con ăn tốt nhất là sáng và chiều. Bởi buổi sáng là thời điểm mà năng lượng của chúng tốt nhất, dễ hấp thu dinh dưỡng nhất còn buổi chiều là khoảng thời gian hấp thu chất dinh dưỡng thúc đẩy và dư trữ cho khoảng thời gian ngủ. Trong trường hợp gà chọi con còn nuôi cùng mẹ thì chúng sẽ tự đi kiếm ăn chung còn nếu đã tách riêng ra thì phải chia thành các mốc thời gian như đã kể trên.

TIÊM PHÒNG VẮC XIN ĐẦY ĐỦ

Đây cũng là một yếu tố quan trọng khi nuôi gà chọi con, bởi trong quá trình phát triển của mình, nếu không được tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh, gà sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hen, đậu, bại liệt, niu-cat-to…Từ đó ảnh hưởng rất lớn không chỉ sức khỏe mà còn đến tính mạng của gà chọi con.

BỔ SUNG THỨC ĂN CHỨA VITAMIN, KHOÁNG CHẤT

Các loại thức ăn phải bổ sung trong quá trình phát triển của gà chọi con phải kể đến như thịt bò, thịt heo nạc, lươn, cá chép…Ngoài ra, còn có thể bổ sung cho chúng thông qua các loại thuốc vitamin.

MÔI TRƯỜNG SỐNG TỐT

Sự hình thành và phát triển của gà chọi con cũng ảnh hưởng nhiều bởi không gian chuồng nuôi. Chính vì vậy phần không gian này phải được vệ sinh sạch sẽ, rộng rãi và thoáng. Ngoài ra, nên tận dụng thêm nhiều nguồn ánh sáng mặt trời tự nhiên để gà chọi con có sự chắc xương cần thiết.

Cách Nuôi Gà Chọi Con Đúng Kỹ Thuật Nhanh Lớn, Khoẻ Mạnh

Cách nuôi gà chọi con khác với cách nuôi và chăm sóc cho gà trưởng thành. Đo đặc thù về từng giai đoạn sinh trưởng mà chúng có những vấn đề về chất dinh dưỡng khác nhau. Nhận biết và đáp ứng được những chất cần thiết cho giai đoạn gà chọi con này giúp gà mau lớn, khoẻ mạnh. Khi đã có nền tảng vững chắc từ nhỏ khi lớn chắc chắn sẽ là chú gà chọi con sung mãn. Vậy cách nuôi gà chọi con như nào là đúng kỹ thuật?

Lựa chọn gà chọi con giống khoẻ mạnh

Trước khi tiến hành vào cách nuôi gà chọi con nhanh lớn khoẻ mạnh thì chúng ta cần phải chọn con giống tốt. Có con giống tốt thì mới phát huy được hết cách nuôi và chăm sóc cho gà. Ngược lại, nếu nuôi và chăm sóc tốt nhưng con giống chưa được chuẩn. Bố mẹ không có điểm gì nổi trội thì rất khó có thể sản sinh ra được những hậu duệ khoẻ mạnh và có năng lực.

Do vậy, hãy tiến hành chọn lọc những chú gà chọi con kỹ càng từ bố mẹ. Sao cho chúng được thừa hưởng những gen tốt từ bố mẹ ngay khi vừa mới nở. Ví dụ những gen tốt sẽ là vẻ ngoài đẹp, cứng cáp khoẻ mạnh từ lông mã cho tới vảy chân.

Cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn phát triển

Như Minh Gà Chọi đã nói ở trên. Từng giai đoạn phát triển của gà sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau. Do vậy, hãy căn cứ vào từng giai đoạn mà bổ xung dưỡng chất hợp lý.

Gà chọi con mới nở

Giai đoạn đầu đời của gà chọi con nên cần hết sức cẩn thận. Trước hết cần đảm bảo nguồn nhiệt và nước uống cho gà mới nở. Đảm bảo rằng chúng giúp gà có thể khoẻ mạnh trong thời gian đầu. Hạn chế những nơi nào thoáng gió hoặc nhiệt độ quá thấp.

Bổ xung trấu và một bóng điện để sưởi ấm. Cũng nên chú ý tới các loại chuột hoặc chó mèo. Đây là những mối nguy hiểm có thể khiến gà chọi con bị chết. Lớp trấu này cần được thay thường xuyên nếu nuôi số lượng lớn. Còn nếu nuôi 1 đàn nhỏ có thể 2-3 hôm thay 1 lần.

Bổ xung nước uống pha các chất úm gà hiệu quả. Ở đây có thêm vitamin và đường glucozo. Đối với gà con có hệ tiêu hoá non nớt thì sử dụng các loại cám công nghiệp là phù hợp nhất.

Cách nuôi gà chọi con tháng đầu tiên

Sau khi đã nuôi nhốt trong khoảng vài ngày thì chúng ta chuyển giai đoạn. Cách nuôi gà chọi con mau lớn thì phân chia khoảng thời gian là cách hợp lý.

Tuần đầu tiên: Nên cho ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hoá và tránh xa các đồ ăn tanh, cứng như thóc, thịt… Lựa chọn cám công nghiệp trong khoảng thời gian đầu là việc nên làm. Trong cám cũng có những chất cần thiết cho gà con được nhà sản xuất pha sẵn.

Tuần thứ 2: có thể bổ xung thêm các chất dinh dưỡng khác. Bởi sau 1 tuần thì gà đã rất là nhanh lớn và hoạt bát. Những thức ăn thêm như rau xanh băm nhỏ, gạo thóc say đều được.

Tuần thứ 3: Là thời điểm gà bắt đầu ra lông nên cần bổ xung mạnh thức ăn và dinh dưỡng. Các loại mồi thịt cá nên bổ xung định kỳ khoảng 1-2 ngày/lần. Kết thúc quá trình ăn bằng cám công nghiệp.

Tuần thứ 4: Gà đã khá cứng cáp thì có thể thả trong các khu vực chất định để nâng cao bản năng săn và tìm mồi. Và cũng không quên bổ xung đồ ăn theo khung giờ đã định.

Cần chú ý bổ xung thêm các loại thuốc, vắc xin phòng các bệnh hay lây ở gà đối với gà con trong giai đoạn này.

Nuôi gà chọi con từ 2-5 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển cực mạnh của gà và quyết định tới thể hình, thể chất của gà trưởng thành. Giai đoạn này gà trống bắt đầu trổ mã và học gáy. Gà mái thì phát triển buồng trứng. Do vậy cần bổ xung mạnh vitamin, thức ăn, canxi cho gà. Cách nuôi gà đá con và cách chăm sóc trong thời gian này là cực kỳ quan trọng. Chúng tạo thành khung form cho những con gà trưởng thành sau này.

Chuyển đồ ăn sang thóc hoàn toàn. Những loại thóc đã được lọc kỹ hạt lép. Trong khẩu phần ăn hàng ngày bổ xung thêm thịt bò, thịt lợn hoặc các loại chất tanh như cá, lươn, trạch rắn rết.

Đừng quên bổ xung thêm các loại đồ ăn có chứa chất dầu như lạc hoặc đỗ để giúp lông mã của gà thêm mượt mà.

Nuôi gà chọi từ 6 tháng trở lên

Đối với các con gà chọi từ 6 tháng trở lên đã hình thành được form dáng cũng như đòn thế. Thời điểm này không chỉ chế độ dinh dưỡng là quan trọng mà còn chế độ tập luyện, om bóp. Làm sao để thể hình đã đẹp nhưng phải có lực để chinh chiến được.

Về chế độ ăn thì như trong giai đoạn trước. Tuy nhiên có thể bổ xung thêm nhiều mồi hơn để giúp cơ thể duy trì tập luyện ở cường độ cao.

Cách nuôi gà chọi con về cơ bản tới bước này là cũng gần hoàn thiện rồi đó.

Nuôi gà chọi con cần chú ý điều gì? Thời gian cho ăn

Đây là một trong những bí kíp nuôi gà con mà nhiều người không để ý. Không chỉ quan trọng với gà chọi con mà còn cả với gà trưởng thành. Nó cũng giống như người vậy cần có mốc thời gian cho ăn hợp lý. Từ đó hình thành thói quen khoẻ mạnh cho gà.

Cách nuôi gà chọi con đúng cách là nên cho ăn trong 2 khung giờ sáng và tối. Buổi sáng sẽ là nguồn năng lượng để chúng có thể hoạt động và phát triển. Còn cho ăn buổi chiều là nguồn dinh dưỡng dự trữ giúp thúc đẩy phát triển trong thời gian ngủ đông. Đối với gà con thì chúng có thể tự do đi kiếm mồi khi nuôi cùng với mẹ. Còn nếu nuôi riêng và tách thì bổ xung 2 bữa chính theo mốc thời gian bên trên.

Cách chọn thức ăn cho gà chọi con

Gà chọi con mới nở sẽ có khẩu phần thức ăn với gà chọi được 2-3 tháng. Do vậy, tách biệt từng loại thức ăn sẽ giúp cho bộ máy tiêu hoá của gà con được đảm bảo không bị quá tải. Dẫn tới không mắc các bệnh về đường ruột.

Với gà con mới nở nên chọn những thức ăn nhẹ nhàng như cám hoặc gạo. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức ăn cứng khó tiêu như thóc hoặc các chất thịt cá khác.

Khi muốn cho ăn 1 loại thức ăn mới nên cho ăn từ từ và theo dõi sức khoẻ của gà. Gà con có bị đi ngoài khi ăn các thức ăn mới này hay không? Và từ đó quyết định tăng số lượng thức ăn theo thời gian.

Đừng quên bổ xung thêm các loại rau củ quả giúp cung cấp các chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn gà còn nhỏ thì đây là việc khá quan trọng.

Bổ xung thêm vitamin khoáng chất Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Một điều quan trọng cực kỳ khi tìm cách nuôi gà chọi con mau lớn đó là các vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt là những bệnh nguy hiểm ở gà như hen, niu-cat-to, bại liệt, đậu… Các loại thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể gà sẽ sinh ra những kháng thể cần thiết bảo vệ gà chọi con.

Điều kiện nuôi nhốt môi trường

Gà chọi con đang trong giai đoạn lớn nên rất cần 1 chế độ nuôi nhốt hợp lý. Những khu chuồng nuôi rộng rãi, thoáng mát và sách sẽ là phù hợp nhất. Đừng quên bổ xung thêm rất nhiều nguồn sáng mặt trời tự nhiên để giúp gà chọi con có thể bổ xung canxi một cách dễ dàng nhất.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Mía Nhanh Lớn Cực Hiệu Quả

Gà mía là là loài gà lai có nguồn gốc nội địa Việt Nam. Đây là loại gà sinh trưởng nhanh, thích nghi và phát triển tốt. Chăn nuôi gà mía đang là một ngành chăn nuôi đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên kỹ thuật nuôi gà mía nhanh lớn không phải ai cũng biết.

Gà mía là gà gì?

Từ năm 1999 các nhà khoa học đã phát hiện ra bộ gen quý của loài gà mía bản địa này. Sau đó, gà mía được đưa vào danh sách các loài vật cần bảo tồn. Từ đó tới nay gà mía được chăn nuôi, nhân rộng quy mô. Theo thống kê năm 2023 thì gà mía phân bố chủ yếu ở Sơn Tây Hà Nội đạt sản lượng 80 000 con và hơn 180 tấn mỗi năm.

Gà mía là loại gà bản địa, nên có nhiều đặc điểm thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Khi trưởng thành gà mái có lông màu lá chuối khô, gà trống có lông màu mật rất đặc trưng mà không loài gà nào có được.

Nhiều người hay nhầm lẫn gà mía với gà Lạc Thủy Hòa Bình. Tuy nhiên, gà mía có màu da vàng đỏ. Ở gà mái đẻ sẽ có yếm lườn. Một đặc điểm nữa để phân biệt gà mía với hầu hết các loại gà khác là có sọc đỏ ở hai chân.

Thông thường, gà mía sẽ được xuất chuồng sau khoảng bốn tới năm tháng chăn nuôi. Trọng lượng khi làm thịt sẽ đạt khoảng từ 3 tới 4kg tùy loại gà trống gà mái. Thịt gà mía thì thơm, ngon, dai không bã hay bột như gà công nghiệp.

Giá gà đẻ sau khi nuôi khoảng 7 tới 8 tháng. Trứng gà tương đối nhỏ nhắn đạt trọng lượng trung bình từ 30-50g tùy theo điều kiện chăn nuôi. Tốc độ sinh sản của gà mía không cao, đạt trung bình khoảng 55 quả trứng mỗi năm.

Cách chọn gà giống

Chọn gà giống mía tốt là điều rất quan trọng để chăn nuôi gà mía đạt năng suất cao. Bạn nên chọn các con gà mía con có lông trắng đục, mắt tinh nhanh, nhanh nhẹn. Đồng thời nên chọn các con có kích thước đồng đều.

Không nên chọn những con gà con chậm chạp, lông xù, có dấu hiệu dù hay bị bệnh. Những con gà này sẽ phát triển kém, dẫn tới hiệu quả kinh tế kém. Ngoài ra, bạn nên chọn những nơi cung cấp gà giống chuẩn có uy tín tránh gà không đúng giống kém chất lượng.

Gà con nên được mua từ một nguồn có tiêm vaccin đầy đủ. Tránh việc mua gà giống từ nhiều nguồn khác nhau, khiến chất lượng không đồng đều. Việc gà giống từ nhiều nguồn cũng khiến khó khăn hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh cho gà con sau này.

Những điều cần chuẩn bị khi nuôi gà mía

Gà mía khác với các loại gà công nghiệp. Chúng sống ngoài tự nhiên trong môi trường rộng lớn do đó trong chăn nuôi thường được nuôi theo phương thức chăn thả tại các khu vực đồi núi.

Chúng cần có không gian di chuyển. Do đó vườn thả gà là một trong những yếu tố quan trọng. Ngoài ra khi nuôi gà cần có thêm chuồng để cho gà ngủ, tránh mưa, nắng và tạo khu vực ăn uống cho gà.

Chuồng nuôi gà mía

Chuồng gà phải đảm bảo thoáng mát và sạch sẽ. Hướng chuồng nên là hướng Nam hoặc Đông Nam. Tránh làm chuồng gà hướng Đông hoặc Đông Bắc bởi vì ông cha ta có câu: “Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn”

Sở dĩ như vậy là bởi vì nước ta là nước gió mùa. Vào mùa đông gió lạnh thường thổi theo hướng Đông Bắc sẽ rất ảnh hưởng tới sự phát triển của gà. Gà mía là loại có khả chịu lạnh khá tốt tuy nhiên nếu thời tiết quá lạnh cũng sẽ ảnh hưởng tới tiến độ phát triển của gà.

Trong khi đó mùa hè ở nước ta gió Lào nóng thường thổi theo hướng Tây. Do đó bạn cũng nên tránh hướng này khi làm chuồng gà để đảm bảo gà không bị quá nóng vào những ngày mùa hè.

Ngoài ra, gà mía có tập tính ngủ ở trên cao do đó khi chăn nuôi và làm chuồng nên tiến hành thiết kế các dàn đậu trong chuồng. Dàn đậu này có thể bằng tre, gỗ, sắt hoặc bê tông đều được.

Tránh các dàn đậu trơn tròn khiến gà không đứng được. Các dàn đậu nên thiết kế cách mặt đất từ nửa mét trở lên và cách nhau từ 30 tới 40 cm. Tránh cho gà tranh chấp hay mổ nhau khi dàn đậu quá gần.

Ngoài ra nếu chăn nuôi gà mía đẻ trứng thì cần tạo các ổ đẻ cho gà mái. Các ổ đẻ nên ở vị trí thoáng mát và cách mặt đất ít nhất từ nửa mét trở lên. Một ổ đẻ có thể ghép từ 5 tới 10 gà mái.

Vườn thả cần được quây bằng lưới cao 2.5 mét. Để đảm bảo gà không thể bay ra ngoài gây thất thoát. Lưới thì có thể là lưới sắt hoặc lưới nhựa, lưới tre gỗ, đều được. Mỗi loại lưới sẽ có những ưu nhược điểm riêng.

Lưới sắt sẽ tạo độ chắc chắn cho vườn nhưng chi phí đầu tư ban đầu sẽ tương đối lớn. Nhưng lưới nhựa, lưới gỗ, hay lưới bằng tre nứa thì tương đối rẻ tiền. Tuy nhiên chúng thường kém bền và nhanh hỏng theo thời gian.

Vườn thả gà nên được quét dọn thường xuyên. Đặc biệt là những nơi có nhiều lá sẽ rất dễ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh. Ngoài ra cần san bằng các hố trũng thường xuyên để tránh ứ đọng nước.

Kỹ thuật chăm sóc gà nuôi gà mía Các giai đoạn nuôi gà mía

Chăm sóc gà mía thì tương tự như nhiều loài gà khác cần chia làm ba giai đoạn giai đoạn úm, giai đoạn phòng bị và giai đoạn để trứng sinh sản. Tuy nhiên nếu chăn nuôi gà lấy thịt bạn chỉ cần phát triển qua hai giai đoạn. Nếu bạn muốn nhân giống và cho gà sinh sản thì mới cần chuyển sang giai đoạn thứ ba.

Giai đoạn úm

Giai đoạn đầu là từ 1 tới 10 tuần tuổi. Hay còn gọi là giai đoạn úm. Giai đoạn này cần nuôi nhốt gà hoàn toàn.

Nên cho gà ăn nhiều bữa mỗi bữa với lượng vừa phải để kích thích gà ăn nhiều hơn. Nên tránh dùng máng treo vì gà còn nhỏ sẽ khó với tới để ăn được hoặc sẽ rất dễ rơi vãi. Ngoài ra giai đoạn này bạn nên bổ sung thêm khoáng và vitamin E trộn vào thức ăn cho gà.

Giai đoạn phòng bị

Kết thúc giai đoạn úm sẽ chuyển sang giai đoạn phòng bị. Bạn chọn các con gà tốt, sinh trưởng phát triển mạnh, tách riêng các con gà có dấu hiệu bị bệnh, hay kém phát triển. Giai đoạn này sẽ tiến hành nuôi trong 10 tuần.

Giai đoạn này, gà nên được nuôi theo phương thức bán chăn thả. Các máng ăn và máng nước nên được bố trí với mật độ thưa hơn giai đoạn úm. Đồng thời có thể sử dụng dạng máng treo và máng đặt đều được.

Thức ăn cho gà mía

Thức ăn cho gà nên là thức ăn tự phối trộn có nguồn gốc nông nghiệp. Bao gồm ngô, bột đậu tương, lúa mì, cám gạo,…được phối trộn theo tỉ lệ nhất định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà. Tránh cho chúng ăn chỉ một loại cảm sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho gà phát triển.

Nước uống cho gà mía

Nước cho gà uống nên là nước sinh hoạt sạch. Tránh cho gà uống các nguồn nước không đảm bảo các nguồn nước kém vệ sinh hay bị ô nhiễm. Các máng nước nên đặt xen kẽ các máng ăn. Máng nước nên được vệ sinh và thay nước thường xuyên hai lần mỗi ngày.

Vệ sinh chuồng trại

Trong suốt quá trình nuôi gà, việc vệ sinh chuồng trại và các thiết bị chăn nuôi như máng ăn máng uống cần được tiến hành thường xuyên. Định kì phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, muỗi cho chuồng trại để tránh sự sinh sôi của các tác nhân gây bệnh này đặc biệt là mùa hè.

Phòng bệnh trong chăn nuôi gà mía

Tương tự như chăn nuôi lợn, vịt, trâu, bò,… hay bất kì loài vật nuôi nào thì việc phòng bệnh là rất quan trọng. Bạn nên tiến hành tiêm vaccine phòng bệnh cho gà mía theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương như cúm gia cầm, newcastle, đậu, tụ huyết …

Giá của gà mía

Hiện nay gà mía được bán tương đối phổ biến trên thị trường với giá dao động từ 120k tới 140k/kg. Gà mía giống cũng được cung cấp phổ biến với giá từ 10k tới 20k cho mỗi con gà. Trong khi chi phí nuôi một con gà cho đến khi trưởng thành là khoảng 80k. Nên lãi trên một con gà mía đạt mức ổn.

Theo: Biển Lặng

Kỹ Thuật Chọn Giống Gà Chọi Nhanh Lớn Khỏe Mạnh

Các giống gà chọi con

Nếu bạn bắt đầu nuôi gà chọi thì cần tìm hiểu về giống, cách chọn giống để có hướng nuôi phù hợp. Đây cũng là yêu cầu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà chọi con nhanh lớn và khỏe mạnh

Hiện nay có hai giống gà chọi đó là: Gà đòn và gà cựa. Những người nuôi gà chọi chuyên nghiệp sẽ không nuôi chung 2 giống gà cùng một lúc. Mà họ nuôi tập trung vào một loại vì cách nuôi, kỹ thuật nuôi, huấn luyện và cách dưỡng giữa hai loại gà là khác nhau.

Gà đòn

Tên gọi “gà đòn” là loại gà xuất phát từ miền Trung, dùng để chỉ loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân.

Gà không cựa hoặc cựa mọc không dài, cựa chỉ lú như hạt bắp.

Cổ lớn, da dày và nhăn

Bộ lông mọc chậm. Gà con 6 đén 8 tuần tuổi chỉ mọc khoảng 3 đến 4 cọng lông cánh, toàn thân chỉ có lông tơ. Gà 3 tháng tuổi con trống mới bắt đầu mọc lông đuôi.

Chân có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng

Gà đòn được phân loại: gà Mã Lại và gà Mã Chỉ.

Gà cựa

Nhỏ, nhẹ hơn, bộ lông phát triển đầy đủ. Lông cổ thường mọc thành bờm, lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông

Có cựa sắc bén, nhọn dài. Cựa gà mọc nhanh

Mắt nhỏ tròn, mí mỏng, chân ngắn và nhỏ.

Cách chọn gà chọi con Cần tuyển chọn tại trại giống uy tín

Tại các trại giống uy tín, trứng gà được đánh số và ấp riêng biệt. Gà con mới nở được đeo số ở cánh, khi lớn sẽ đeo thêm số ở chân. Dựa vào đó để xem xét lý lịch, lựa chọn giống thuần.

Ngoại hình, đặc điểm

Bạn nên chọn con khỏe mạnh, không bị dị tật, thân hình cân đối. Bộ lông tơ tơi xốp, bụng thon gọn, không bị hở rốn. Cặp mắt tinh nhanh, mở và chân đều cứng cáp, dáng đi khỏe mạnh, chắc chắn.

Loại bỏ những con có dấu hiệu: lưng cong, mắt kém, đồng tử méo; Mỏ vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn hoặc dị dạng; Bàn chân sưng hoặc dị dạng, bị nhiễm khuẩn; Ngực phổng, cơ ngực phát triển không đồng đều, lông bị bết dính. Tuy nhiên ông bà ta thường có câu: dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài. Một số con có dị tật nhưng lại có tài đá. Ví dụ:

Gà độc nhãn, độc đao: Khi sinh ra chỉ có 1 mắt, 1 cửa, hung hãn dữ tợn, đá chọi thường đến chết còn không chạy.

Gà chọi con mắt ếch, mắt mèo: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy” thường rất gan lỳ.

Gà chọi con tam nhĩ: sinh ra có 3 lỗ tai. Lỗ tai thứ 3 bị lông phủ kín, khi chọn thì phải vạch lông ra mới nhìn thấy được.

Phân biệt trống – mái

Cách 1: Lật hậu môn lên xem. Nếu hậu môn có 1 nốt nổi lên to bằng hạt gạo thì là gà trống, còn lõm xuống hoặc không có nốt dì là gà mái.

Cách 2: Nắm nhẹ ở phần cổ gà, nhấc gà con lên, nếu thấy gà chọi con duỗi thẳng chân ra thì đấy là gà trống, còn co chân lên thì là gà mái.

Cách 3: Đặt gà con nằm ngửa ra lòng bàn tay, nếu quẫy đạp liên tục thì là gà trống, còn quẫy một lúc rồi ngừng thì là gà mái.

Cách 4: Kẹp chân gà con vào tay, treo ngược lên, nếu nằm im thì là gà trống còn quẫy mạnh thì là gà mái.

Cách 5: Kiểm tra bộ lông sau vài ngày nở. Nếu bộ lông mọc đều thì là gà trống, còn lông mọc dài ngắn xen kẽ thì là gà chọi mái. Hoặc xòe bộ cánh ra, nếu có 2 lớp lông ở trên cánh thì đấy là gà trống và ngược lại.

Theo: chúng tôi

Video: Kỹ Thuật, Kinh Nghiệm Nuôi Gà Sao

Trong quá trình nuôi gà sao, cần chú ý đến những đặc điểm khác biệt của gà sao so với gà thường. Vì gà sao cần có không gian rộng để chúng bay nhảy nên chuồng trại nuôi phải thiết kế đặc biệt hơn. Ngoài việc đảm bảo cho gà có sân chơi thoáng rộng, còn phải tạo lập cho chúng hệ thống sào đậu phù hợp vì chúng vẫn còn giữ lại một số bản năng hoang dã. Những chiếc sào đậu sẽ là chỗ cho chúng ngủ rất tốt vào ban đêm, là nơi chúng có thể tránh kẻ thù. Ngoài ra chuồng trại phải quây lưới xung quanh tránh gà có thể bay ra ngoài.

Gà sao thường nhút nhát, dễ bị hoảng sợ, hay bị kích động bởi môi trường xung quanh như: mưa, gió, sấm, chớp, tiếng rơi vỡ của đồ vật. Những lúc đó gà thường chạy xô đàn về góc nhà chồng đống lên nhau, hoặc kêu ầm ĩ. Vì vậy chuồng trại nên có lưới chắn ở các góc

Gà sao rất mẫn cảm với ánh sáng, nên ban đêm phải thắp sáng để tránh cho gà khỏi những kích động bất thường. Để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, giai đoạn dò chỉ dùng ánh sáng mờ, đủ cho gà nhìn thấy giúp chúng đỡ hoảng sợ

Gà sao là loài ăn tạp, dễ nuôi, chúng có thể tranh giành nhau bất cứ vật gì lạ trong nền chuồng như: những chiếc que hay những sợi dây…, nên hay làm tổn thương niêm mạc miệng. Do vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng phải nhặt bỏ những vật cứng dễ nuốt trên nền chuồng.

1. Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong nuôi gà sao: – Xây dựng chuồng trại

Trước lúc xây dựng chuồng trại cần phải đảm bảo chắc chắn đất đai, nguồn nước ở địa điểm xây dựng không bị nhiễm khuẩn, hoá chất. Vị trí chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát, cách các trại nuôi gia cầm khác càng xa càng tốt nhằm hạn chế tối thiểu mức rủi ro, do lây nhiễm bệnh tật chồng chéo. Trại cũng cần phải cách xa các đường vận chuyển gia cầm khác với khoảng cách nhất định. Trại cần phải được bao quanh bằng tường, rào để tránh sự xâm nhập của người lạ và các loại động vật hoang dã.

Chuồng nuôi phải được thiết kế theo kiểu bán chăn thả. Nửa ngoài không cần mái che nhưng phải được quây kín bằng lưới tránh gà bay mất. Ngoài ra còn phải có hệ thống sào đậu cho gà vì chúng rất thích bay nhảy lên cao nơi hẻo lánh, đồng thời giúp cho gà sao có thêm không gian sống, mặt khác còn là chỗ để cho gà sao tránh kẻ thù.

Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, chắc chắn vì gà sao rất nghịch ngợm, rất hay làm hỏng nền chuồng.

– Phòng tránh chim hoang và chuột

Không để chim hoang, các loại gặm nhấm vào chuồng, nhất là chuồng úm gà vì chúng sẽ gây kích thích, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của đàn gà. Hơn nữa chúng là vật mang nhiều mầm bệnh như mycoplasma, newcastle, hội chứng giảm đẻ…

Cần có kế hoạch tiêu diệt loài gặm nhấm hữu hiệu. Phải ghi chép, đánh dấu dụng cụ sử dụng, vị trí và thời gian diệt chuột hoặc theo dõi vị trí và thời gian chuột hay xuất hiện. Thường xuyên thực hiện chương trình diệt chuột cho cả bên trong và bên ngoài chuồng gà. Lập quy trình để kiểm soát sự phát triển của côn trùng, vì chúng là vật chủ mang mầm bệnh trực tiếp truyền, lây nhiễm cho gà.

– Sắp xếp đàn gà

Để dễ theo dõi, quản lý và kiểm soát bệnh tật. Nên sắp xếp đàn gà cùng lứa tuổi, xuất phát cùng một nơi vào một dãy chuồng. Vì nếu nuôi đàn gà với nhiều lứa tuổi sẽ không thể cắt đứt được đường truyền nhiễm mầm bệnh và sẽ phát sinh nhiều vấn đề về vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Giữa hai đàn gà kế tiếp nhau bắt buộc phải có thời gian trống chuồng tối thiểu 14 ngày.

– Biện pháp vệ sinh trống chuồng

Ta cần tạo môi trường thoải mái cho đàn gà 01 ngày tuổi bằng cách chuẩn bị chuồng nuôi thích hợp sao cho không phải gánh chịu các độc tố có nguồn gốc từ các đàn gà trước hoặc từ môi trường xung quanh. Sau khi chuyển đàn gà đi chuồng khác, phải thực hiện các công việc sau đây để đảm bảo môi trường phù hợp cho đàn gà mới:

+ Phải phun sát trùng ngay lớp độn chuồng bằng thuốc sát trùng phổ rộng. Nếu thấy các loại ký sinh trùng thì phải trộn thêm thuốc diệt côn trùng.

+ Phải đưa tất cả các loại dụng cụ đã được dùng (máng ăn, máng uống …) ra bể ngâm có chứa thuốc sát trùng để cọ rửa.

+ Đưa toàn bộ lớp độn và phân đến vị trí quy định để xử lý, sau đó quét dọn sạch toàn bộ nền chuồng.

+ Rửa sạch trần, nền và tường chuồng bằng máy phun cao áp

+ Sát trùng chuồng: phun thuốc sát trùng phổ rộng.

+ Quét vôi toàn bộ nền, tường chuồng.

+ Quét dọn khu vực xung quanh chuồng gà và phun thuốc sát trùng.

+ Đặt thuốc diệt loài gặm nhấm vào nơi chúng hay xuất hiện trong khu vực nuôi gà.

Sau khi làm xong các bước trên, để trống chuồng 2 – 3 tuần. Trong thời gian trống chuồng, cần đóng kín các cửa để các loài động vật, côn trùng không xâm nhập vào được, đồng thời bảo dưỡng chuồng trại và sửa chữa trang thiết bị.

2. Chuẩn bị điều kiện nuôi

Trước khi nuôi gà cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kĩ thuật như: chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống. Kiểm tra các trang thiết bị lần cuối trước khi đưa gà vào nuôi.

Tất cả các dụng cụ phải được khử trùng trước khi sử dụng 2 – 3 ngày. Chuồng được xông hơi bằng KMnO4 + fóc-môn (120 ml fóc-môn/60g KMnO4 cho 4m3chuồng) rồi đóng kín cửa lại trong 24 giờ, sau đó mở cửa và thông hơi 12 – 24 giờ trước khi đưa gà vào nuôi. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn giống.

Chất độn chuồng: trấu, dăm bào sạch hoặc rơm chặt ngắn, trải lên nền chuồng dày 5 – 10 cm được phun thuốc sát trùng (fooc mol 2%). Sưởi ấm chuồng 10 – 12 giờ trước khi đưa gà vào.

Máng ăn: Đảm bảo đầy đủ máng ăn để gà không chen lấn và ăn đồng đều. Trong 2 – 3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn hoặc nhựa, với kích thước 60×80 cm cho 100 gà con. Sau 3 tuần thay bằng máng ăn dài hoặc máng P50, Chiều dài máng ăn bình quân/ gà 1-2 tuần tuổi: 3-4 cm/ con, 3-6 truần tuổi: 4-5 cm/ con, giai đoạn 7- giết thịt 5-6 cm/con.

Cần cho gà ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để tận dụng cám cũ. Sau 3 tuần nên thay khay ăn bằng máng dài và phải gắn chắc chắn vì gà sao rất nghịch ngợm. Máng treo không phù hợp với gà sao vì khi bay nhảy làm nghiêng máng nên hay bị đổ thức ăn.

Máng uống: Sử dụng chụp nước uống tự động bằng nhựa, chứa 3,5 lít nước cho 100 con. Giai đoạn gà dò sử dụng chụp nước uống bằng nhựa 6-8 lít cho 50-100 gà. Vị trí đặt chụp nước có khoảng cách thích hợp với khay ăn để thuận tiện cho gà ăn uống.

4. Nhiệt độ

Gà con rất cần ấm bởi nó không tự điều chỉnh thân nhiệt trong 2 tuần đầu. Do vậy việc giữ ấm theo nhu cầu cơ thể gà trong các tuần tuổi đầu mới xuống chuồng rất cần thiết. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.

Bảng 1: Nhiệt độ

Thiết bị sưởi ấm: Có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn măng xông, bếp than, lò ủ trấu,… ở vùng sâu vùng xa.

Dụng cụ sưởi treo giữa quây trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tùy theo yêu cầu nhiệt độ cụ thể.

Trong quá trình nuôi, quan sát phản ứng của đàn gà đối với nhiệt độ:

– Nếu đàn gà tập trung gần nguồn nhiệt chen lấn, chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.

– Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng, cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.

– Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kín hướng gió thổi.

– Khi nhiệt độ trong quây thích hợp gà vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.

5. Ẩm độ

Độ ẩm trong chuồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của gà con. Độ ẩm tương đối 50 – 60% là phù hợp với gà sao, tuy nhiên ở Việt Nam độ ẩm chuồng trại bao giờ cũng cao hơn nhiều, nên có thể để ẩm độ ở 60 – 70%. Để khắc phục độ ẩm cao ở Việt Nam chuồng trại phải luôn giữ cho khô giáo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt gà Sao con mới nở tuyệt đối không để gà bị ướt vì giai đoạn này chúng rất mẫn cảm với nước.

6. Mật độ nuôi

1 – 7 tuần tuổi: 10-15 con/m2

8 – 20 tuần tuổi: 5-6 con/m2

7. Ánh sáng

Ánh sáng đối với gà sao rất quan trọng vì chúng hay hoảng sợ trước những bất lợi của môi trường. Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ từ 1 đến 3 tuần đầu, từ 4 đến 6 tuần tuổi giảm dần còn 16 giờ. Ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp bóng điện. Sau 4 tuần có thể thả gà ra sân chơi giúp gà tăng cường vận động, cơ săn chắc.

8. Nước uống

Cần cho gà uống nước sạch và để tăng sức đề kháng, trong những ngày đầu pha vào nước 5g đường gluco + 1 gram vitamin C/lít nước. Hàng ngày thay nước 2- 3 lần, để nước không bị ôi chua khi thức ăn lẫn vào. Ngày đầu mới xuống chuồng, đầu tiên cho gà uống nước trước, sau 2-3 giờ mới cho thức ăn.

9. Yêu cầu dinh dưỡng của gà sao nuôi thịt

Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý cho gia cầm phát triển đòi hỏi mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt khối lượng giết thịt càng sớm càng tốt. Giai đoạn nuôi gà Sao lấy thịt được chia làm 3 giai đoạn.

Gà nuôi thịt thì được ăn tự do suốt ngày đêm (ăn càng nhiều càng tốt) cho đến khi giết thịt.

Thức ăn phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi. Thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, Premix vitamin, khoáng vi lượng. Không dùng nguyên liệu bị nấm mốc, nhiễm độc tố aflatoxin, hoặc bột cá có hàm lượng muối cao.

Sau khi nở, cần cắt cánh gà sao lúc 01 ngày tuổi. Dùng một sợi dây nung đỏ để cắt và chỉ cần cắt một cánh tại khớp xương thứ nhất. Chú ý thao tác cắt cánh phải thật chính xác và làm nguội chỗ cắt.

11. Quy trình thú y phòng bệnh cho gà sao thịt

Trong điều kiện nuôi thả vườn thì có thể không cần cắt cánh. Tuy nhiên chuồng trại phải có lưới phủ trên, tránh gà bay ra ngoài.

“Vua” gà sao Tiền Giang

Kinh nghiệm nuôi gà sao làm giàu

Sau các đợt dịch cúm gia cầm hoành hành, anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang chuyển sang các mô hình chăn nuôi mới, đó là nuôi gà sao. Đây là giống gà có nhiều triển vọng, hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh, chất lượng thịt ngon đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt giống gà này có sức đề kháng rất tốt, ít khi bị bệnh. Đến nay anh đã có trang trại với gần 3.000 con gà sao.

Kinh nghiệm nuôi gà sao

Ban đầu chỉ nuôi làm cảnh, qua thời gian nuôi thấy gà sao dễ nuôi, chất lượng thịt thơm ngon, bán được giá cao nên anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang đầu tư nuôi gà sao quy mô công nghiệp. Đặc biệt, gà sao có sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhất là các loại bệnh truyền nhiễm do virus. Hiện trang trại anh Lực có 3.000 con gà sao, giá gà giống 40.000 đồng/con nhưng không đủ cung cấp. Gà thịt thương phẩm hiện giá cao, từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, gà hậu bị giống 90 ngày tuổi giá 200.000 đồng/con. Hiện anh Lực phát triển gần 20 vệ tinh nuôi trên 5.000 gà thịt và hậu bị nhưng vẫn không đủ cung ứng. Thịt gà sao trở thành món ăn độc đáo trong các thực đơn ở nhà hàng, quán ăn lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là chúng tôi Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ, An Giang… Ngoài ra, người mua gà sao để nuôi làm cảnh trong vườn, trang trại hay khu du lịch cũng tăng cao.

Anh Lực cho biết, loại gà sao hay còn gọi là trĩ sao thích sống theo bầy đàn, thích bay khi di chuyển, kêu to, hình dáng đẹp nên rất nhiều người đặt mua làm cảnh. Gà sao trưởng thành nặng 2,2 – 2,5 kg/con, đẻ theo mùa và đẻ sai. Gà chịu được nhiệt độ cao, phù hợp nhất với các tỉnh từ nam Trung bộ trở vào, nhất là ĐBSCL và đông Nam bộ.

Theo anh Lực, nuôi gà sao cần hiểu rõ đặc tính hoang dã của chúng. Nhược điểm là nhút nhát, kêu và bay nhảy suốt ngày. Khắc phục bằng cách nuôi mật độ thưa, nuôi bán chăn thả, có lưới bao quanh để tránh gà bay ra ngoài. Chuồng trại ở nơi cao ráo, thoáng mát, có thể tận dụng chuồng nuôi heo, bò, gà, vịt khác… Nuôi quản lý theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp, mật độ nuôi gà thịt 5 – 7 con/m2, gà đẻ 2 – 3 con/m2, phải có sân cát hoặc vườn để vận động và tắm nắng. Gà sao tự đẻ theo mùa (đầu và đến cuối mùa mưa) và ấp trứng nhưng hiệu quả không cao do gà sao không biết chăm sóc con như gà ta. Nên sử dụng tủ ấp, sau 26 – 28 ngày gà nở, sau đó cho vào lồng úm nhiệt 35 – 370C, giảm dần giờ úm khi gà lớn.

Gà sao rất dễ nuôi, chịu được những điều kiện nuôi thất thường, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, bổ sung phụ phẩm nông nghiệp như bắp, lúa, tấm, cám… Đặc biệt gà sao thích ăn rau xanh như lục bình, rau muống, cỏ… Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn là 2,8 kg/kg thịt. Cho gà uống nước sạch hoặc qua lắng lọc, có thể pha thêm chất điện giải, vitamin C, A, D, E, B comlex… để tăng sức đề kháng, chống stress cho gà khi thời tiết thay đổi hay chuyển chuồng. Qua nhiều năm nuôi, anh Lực chưa thấy gà sao nhiễm các loại bệnh do virus, trong đó có dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, người nuôi không được chủ quan mà vẫn phải vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, tuân thủ các quy định chăn nuôi của thú y. Anh Lực lưu ý, gà sao thường mắc một số bệnh về đường ruột như Salmonella (thương hàn), E.coli, ấu trùng… Trong quá trình nuôi, anh Lực sử dụng các loại kháng sinh thông thường để phòng trị bệnh cho gà trong trường hợp thật sự cần thiết, đồng thời tuân thủ hướng dẫn, liều lượng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Nhanh Lớn Từ Người Có Kinh Nghiệm trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!