Xu Hướng 6/2023 # Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Bán Tết – Mô Hình Chăn Nuôi Cho Thu Nhập Cao # Top 14 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Bán Tết – Mô Hình Chăn Nuôi Cho Thu Nhập Cao # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Bán Tết – Mô Hình Chăn Nuôi Cho Thu Nhập Cao được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vào dịp tết nguyên đán là thời điểm mà nhu cầu sử dụng thịt gà tăng cao hơn bao giờ hết. Nhiều người chăn nuôi rất phấn khích vì đến thời điểm này giá gà sẽ tăng cao, bà con chăn nuôi sẽ thu được lợi nhuận khá. Cũng có không ít hộ gia đình đã phất lên nhờ vào mô hình làm giàu từ nuôi gà bán tết. Bài viết sau đây xin hướng dẫn quý bà con kỹ thuật chăn nuôi gà bán tết mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nhu cầu thị trường gà tết

Vào dịp Tết Nguyên Đán, trên mâm cúng giao thừa của mỗi gia đình chắc hẳn là không không thể thiếu gà. Theo quan niệm dân gian, gà trống được xem như một loài vật linh thiêng để dâng cúng tổ tiên vào những dịp lễ, tết. 

Hiện nay, gà ta vẫn được nhiều người lựa chọn nuôi để bán tết thay vì những loại gà tây, gà công nghiệp thông thường. Bởi gà ta được chăn thả tại vườn nhà, hoạt động nhiều nên thịt chắc và ngọt, da gà thì dày và giòn, thịt sau khi luộc sẽ ngả màu vàng óng rất đẹp mắt. Dù dùng để cúng tổ tiên hay chỉ để ăn tiệc thì gà ta vẫn là sự lựa chọn số một của các chị em nội trợ.

Kỹ thuật chăn nuôi gà trống bán tết

Thời điểm nuôi gà tết

Gà ta thả vườn có thể xuất chuồng sau khoảng 3 tháng chăn thả. Do đó, để có được lượng gà cung cấp ra thị trường vào dịp tết thì các hộ chăn nuôi cần bắt đầu nuôi từ giữa tháng 9, trễ nhất là đầu tháng 10 âm lịch, để gà xuất bán có trọng lượng từ 2 – 2.5kg/con là đạt chuẩn.

Chuồng nuôi gà cần phải thông thoáng (ấm về mùa đông, mát về mùa hè). Nên sử dụng các vật liệu như trấu, mùn cưa… độn nền chuồng để giúp đỡ tốn công vệ sinh chuồng trại. Vệ sinh chuồng trại bằng cách phun thuốc sát trùng khử mùi định kì 1 lần/tháng. Giai đoạn gà 50 ngày tuổi đến khi được xuất bán nên phun thuốc sát trùng 2 lần/tháng để tránh dịch bệnh.

Lựa chọn gà con giống

Theo những người chăn nuôi gà trống bán tết có kinh nghiệm chia sẻ “công việc khó nhất khi nuôi gà là khâu tuyển chọn gà con”. Những con gà được chọn để chăn nuôi cần đảm bảo sức khỏe tốt, không có bệnh hoặc dị tật trên cơ thể, đẹp mã, lông óng mượt, mào đẹp nặng khoảng 300gr… Những quy trình chọn đều dựa vào kinh nghiệm của người nuôi, không theo một quy định rõ ràng. 

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở sản xuất con giống với giá cả rất đa dạng tùy theo chất lượng con giống. Với giá gà ta lai mía giống hiện nay trên thị trường có giá  giao động khoảng 10.000 – 15.000 đồng/con.

Thức ăn cho gà

Để đảm bảo chất lượng thịt thì thức ăn cho gà thường được sử dụng kết hợp cám công nghiệp và các thức ăn tự nhiên như hạt bắp vỡ mảnh, bắp xay, cơm cháy, rau xanh, chuối băm,…

Thức ăn chủ yếu của gà thiến là bắp. Để gà dễ dàng tiêu hóa thức ăn, bà con có thể sử dụng Máy xay ngô 3A2,2Kw để vay hạt ngô thành những mảnh nhỏ, dùng làm thức ăn cho gà hiệu quả.

Ngoài ra, bà con nên thường xuyên bổ sung chất xơ và một số loại thức ăn hỗ trợ tiêu hóa cho gà phát triển khỏe mạnh. Sử dụng thức ăn tự nhiên sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí cám công nghiệp, nâng cao lợi nhuận chăn nuôi vượt trội.

Chăm sóc gà

Nên vận chuyển gà con về nuôi vào lúc sáng sớm, hoặc chiều mát. Đưa gà con vào chuồng úm, cho gà uống đường glucoga, vitamin C sau đó mới cho gà ăn. Gà con ở giai đoạn 2 tuần đầu cần ăn suốt cả ngày và đêm, nên phải chiếu sáng 24/24h bằng bóng đèn dây tóc. Sang tuần thứ 3 thời gian chiếu sáng giảm còn 18/24h. Trong thời gian úm thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong quây úm và quan sát trạng thái của đàn gà. Nếu gà tụm quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là bị nóng, nằm tụ lại góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn, uống tự do là có nhiệt độ thích hợp. Một ngày cho gà ăn 5 – 6 bữa để thức ăn luôn được mới và kích thích cho gà thèm ăn.

Thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để kịp thời xử lý những bất thường xảy ra. Khi thời tiết thay đổi nên cho gà uống nước pha Electrolyte hoặc vitamin C.

Cho gà ăn, uống tự do. Khi chuyển thức ăn từ loại này, sang loại khác phải xen kẽ cho ăn từng ít một rồi tăng dần lên từ từ. Trong khi nuôi cần loại những con còi, cọc, nhốt và nuôi riêng để đạt tỷ lệ đồng đều cao.

Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù, nước đọng vào trong khu vườn chăn gà.

Phòng chống dịch bệnh

Ngày tuổi

Thuốc, vaccin dùng

1 – 3 ngày

Dùng Glucoza, VTMC, kháng sinh phòng bệnh đường tiêu hóa cho gà uống

4 ngày

Nhỏ vaccin Gumboro lần

7 ngày

Chủng vaccin đậu, nhỏ vaccin Lasota lần 1

12- 14 ngày

Phòng bệnh cầu trùng kết hợp dùng chất điện giải, Glucoza, VTMC pha nước cho gà uống

15 ngày

Nhỏ vaccin Gumboro lần 2

20 – 22 ngày

Nhỏ vaccin Lasota lần 2, phòng bệnh cầu trùng kết hợp dùng đường glucoza, VTMC pha vào nước uống

30 ngày

Phòng bệnh CRD kết hợp dùng điện giải, VTMC pha vào nước uống

35 ngày

Tiêm vaccin Niucatson hệ 1

45 ngày

Tiêm vaccin Tụ Huyết trùng

60 ngày đến trước khi xuất chuồng

Tẩy giun sán bằng Mebendazol 0,4g/kg trọng lượng

Rate this post

Mô Hình Và Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Ta Lai Nòi

Mô hình chăn nuôi gà ta lai nòi hiệu quả!

1. Ưu điểm vượt trội của giống gà ta lai gà nòi

Sau nhiều năm thử nghiệm lai các giống gà khác nhau như gà Lương Phượng lai gà ri, gà Ai Cập lai gà ta, gà Tây lai gà ta, gà ta lai với gà nòi… thì những người nông dân có kiến thức và kinh nghiệm đã nhận thấy rằng giống gà ta lai gà nòi là chất lượng nhất. Giống gà này không chỉ có sức đề kháng tốt, nhanh lớn, trọng lượng xuất chuồng sau 3 tháng rơi vào khoảng 1,5 – 1,8 kg mà còn đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường vì có thịt dai, săn chắc và ngọt khi chế biến. Trong khi đó, nếu nuôi gà ta thả vườn hay nuôi trong điều kiện chăn nuôi tương tự thì gà ta chỉ đạt được trọng lượng khoảng 1,2 kg mà thôi.

Chính vì vậy mà mô hình chăn nuôi gà ta lai gà nòi hiện được đánh giá là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và rủi ro thấp cho người chăn nuôi.

2. Kỹ thuật lai giống giữa gà ta với gà nòi

Để lai tạo thành công giống gà ta lai nòi, yếu tố quan trọng đầu tiên chính là con giống bố mẹ phải đạt tiêu chuẩn cao. Bạn cần chọn gà mẹ là con gà ta lai có nguồn gốc từ các viện chăn nuôi uy tín để tránh được sự đồng huyết, tránh dịch bệnh và có chất lượng đảm bảo, tỷ lệ hao hụt thấp; đồng thời chọn con bố là giống gà nòi thuần chủng, nhanh nhạy đã được phòng bệnh và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường.

Trong quá trình nuôi, bạn cần lựa chọn những quả trứng to, đều để khi đưa vào ấp sẽ đạt được tỷ lệ thành công cao. Mặt khác, trứng sống phải được thu nhặt thường xuyên, không được để chúng nằm lâu trong chuồng.

Lò ấp là yếu tố cũng rất quan trọng trong việc quyết định đến tỷ lệ trứng nở cao hay thấp. Bạn cần chọn loại lò ấp phù hợp với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của nơi sinh sống để phôi gà phát triển, quá trình ấp nở thuận tiện và tỷ lệ thành công cao. Đặc biệt, trong quá trình ấp, bạn cần kiểm tra, đảo lật trứng thường xuyên, duy trì mức nhiệt phù hợp, không quá cao cũng không quá thấp.

Sau giai đoạn ấp thì bạn chuyển gà con sang lò nở. Cũng tương tự lò ấp, lò nở cần được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để tăng tỷ lệ sống của gà con. Các thiết bị bao gồm:

– Hệ thống nhiệt (duy trì mức nhiệt không quá cao cũng không quá thấp)

– Hệ thống lật (đảm bảo lật trứng khoảng 2 lần trong quá trình ấp)

– Hệ thống tạo ẩm (duy trì mức ẩm 60 – 68%)

– Hệ thống quạt gió (mức gió của lò nở cần cao hơn mức gió ở lò ấp)

3. Mô hình chăn nuôi gà ta lai gà nòi

Gà con sau khi đã cứng cáp thì trước khi đưa vào nuôi trong môi trường tự nhiên, bạn cần phải tiêm phòng vắc xin phòng bệnh để hạn chế tỷ lệ thất thoát. Môi trường nuôi có thể là chăn thả hoặc bán chăn thả. Mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm riêng như sau:

– Mô hình nuôi chăn thả sẽ cho gà có chất lượng thịt ngon và chắc hơn vì vận động nhiều, đồng thời người nuôi cũng tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên.

– Mô hình nuôi bán chăn thả giúp người nuôi kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn, an toàn hơn và việc phòng bệnh cho gà cũng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, trong quá trình nuôi, bạn cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, kín gió vào mùa đông vì đó là nơi để gà tránh nắng mưa và ngủ đêm.

Trong hình thức nuôi chăn thả, nếu không chăm sóc kỹ, gà rất dễ mắc một số loại bệnh phổ biến như dịch tả, cầu trùng, hô hấp… Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc xin cho gà con ngay từ ngày tuổi đầu tiên.

Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Gà Đông Tảo

Khởi nghiệp với 4,4 triệu đồng, chị Phan Thị Hoa – xóm 7, xã Bài Sơn từ một người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, đến nay, nhờ phát triển kinh tế trang trại từ nuôi gà Đông Tảo, đã có thu nhập từ 25 – 30 triệu đồng mỗi tháng.

Chị Phan Thị Hoa sinh năm 1987, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chồng bị ốm nặng không thể làm việc, con còn nhỏ, lúc mới khởi nghiệp, chị Hoa chỉ có chiếc xe đạp cũ nát. Chị Hoa bén duyên với gà Đông tảo từ năm 2013, nhờ các trang mạng trên internet, chị cảm thấy gà Đông tảo thực sự hấp dẫn. Lúc ấy, kinh tế con gặp nhiều khó khăn, nhưng vì niềm đam mê và muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo, chị đã chạy vạy khắp nơi để có 4,4 triệu đồng mua 110 quả trứng về ấp.

Đến nay, trại gà Đông tảo của cô có 500 con các loại. Trong đó có 100 con gà đẻ, 100 con gà thịt và 300 con gà giống. Gà thịt có giá từ 350 – 400 nghìn/kg; những con gà đẹp có giá từ 5 – 20 triệu một con tuỳ theo yêu cầu của khách hàng. Sở dĩ gà Đông Tảo có giá thành cao là bởi vì đây là một trong những sản vật tiến vua ngày xưa. Thịt gà giòn và có thể chế biến được nhiều món. Chân gà Đông tảo rất giàu protein, tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là người lớn tuổi, suy nhược cơ thể. Hiện nay, 1 cặp chân gà đông tảo có giá từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng. Gà Đông tảo có nhiều loại như: Gà chân vảy sùi; chân vảy thịt có giá thành đắt nhất, chân vảy xương, vảy rồng. Để phân biệt với gà lai Đông tảo – gà có giá trị dinh dưỡng và giá thành thấp, thì gà Đông tảo F1 chân phải đỏ và đi chậm chạp hơn so với gà lai. Để mở rộng thị trường gà, chị Hoa đã mở rộng mô hình liên kết tại các huyện Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu. Sau 3 năm, chị Hoa đã có thu nhập ổn định từ 25 – 30 triệu đồng mỗi tháng, doanh thu đạt từ 600 đến 700 triệu đồng mỗi năm. Và mô hình của Hoa cũng đang được hội nông dân đem ra nhân rộng để mọi người.

Với bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, chị Hoa đang ngày càng khẳng định mô hình nuôi gà Đông tảo đầu tiên tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương. Tin rằng, với mô hình mới của chị Hoa, sẽ được nhân rộng cho nhiều gia đình khác để nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu chính đáng.

Thuý Hằng

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Trắng

Kỹ thuật chăn nuôi gà trắng hiệu quả sẽ nâng năng suất ngành chăn nuôi ngày một phát triển trên thị trường.

Kỹ thuật chăn nuôi gà trắng hiệu quả

Trước khi đưa gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng như máng ăn, máng uống, rèm quây, sưởi chụp…chuẩn bị đầy đủ và cũng phải an toàn vệ sinh

Phải xây dựng đúng kỹ thuật, đảm bảo đủ độ thông thoáng, chọn hướng thích hợp.

Sử dụng các dung dịch, thuốc sát trùng quanh khu chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ

Để tạo độ ấm cho gà thì rải lớp đệm lót bằng trấu hoặc phoi bào độ dày 8 – 10cm đã được phơi khô, khử trùng đảm bảo an toàn vệ sinh

Trước khi thả gà vào chuồng thì chuẩn bị sẵn cho gà một máng nước với nhiệt độ dao động từ 150 – 300C

Đảm bảo đủ ánh sáng, độ ấm cho gà trước 30 – 60 phút.

Cần kiểm tra mọi trang thiết bị đầy đủ từ máng ăn, máng uống, dụng cụ thú y…đảm bảo đầy đủ và vệ sinh trước khi đưa gà về nuôi

Các hệ thống hỗ trợ chắn gió, bão, bạt che tránh mưa, nắng

Cho hệ thống cấp nhiệt trong chuồng (đèn sưởi, đèn điện, bếp dầu, replica mido watches bếp than củi…) hoạt động trước khi đưa gà về nuôi từ 3-4 giờ.

Chuẩn bị nước để sẵn trong quây từ 2-3 giờ trước khi đưa về nuôi. Bổ sung máng uống cho gà ở 2 tuần đầu, mỗi máng (2-4 lít nước) phục vụ cho 100 gà, cho 50 gà nếu dùng máng nhỏ hơn.

Khi gà về, phải chuyển nhanh gà vào quây, thả gà con dưới chụp sưởi.

Để tránh tình trạng gà bị bội thực, chết thì nên tạo cho gà thói quen uống nước, sau 1-2 giờ cho tất cả gà uống nước rồi mới đổ thức ăn vào khay.

Phải thường xuyên quan sát đàn gà trong 7-10 ngày đầu để biết tình hình sức khoẻ, sức ăn uống, chế độ nhiệt cho gà. Quan sát nếu thấy gà con tụm lại dưới chụp sưởi thì phải tăng công suất bóng điện hoặc hạ thấp chụp. Nếu đàn gà tản xa chụp, thở nhiều thì giảm công suất điện hoặc mở rộng quây. Chú ý quan sát gà vào ban đêm vì nhiệt độ chuồng thường thay đổi đột ngột về đêm.

Nếu gà bị lạnh, hoặc bị nóng đều làm giảm ăn uống của gà dẫn tới chậm lớn và mắc bệnh.

Cần thống kê, ghi chép cụ thể số lượng gà nuôi, nguồn gốc, ngày nhận gà, ngày gà nở, địa chỉ nhận cũng như số lượng thức ăn, các loại thuốc…Thường xuyên kiểm tra xem gà có các dấu hiệu bất thường để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Ngoài thức ăn công nghiệp thì để tiết kiệm chi phí, đảm bảo giá thành sản xuất, thì chế biến thức ăn cho gà sẽ rất tốt. Vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng vừa cân bằng giá thành

Gà không ưa ăn mặn nên khi pha chế thức ăn cần chú ý chế biến hợp lý, thức ăn có muối không quá ½%

Cân bằng tỷ lệ protein, đạm động vật trong mỗi khẩu phần ăn

Không sử dụng các loại thức ăn bị mốc, hư hỏng cho gà

+ <4 tuần tuổi: 24con /m2

+ Từ 5 – 7 tuần tuổi: 10 – 12 con/m2

Thường xuyên kiểm tra sự thay đổi của gà để có cách chăm sóc tốt nhất, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin phòng điều trị bệnh, chú ý thời tiết để đảm bảo sự sinh trưởng phát triển của gà. Với kinh nghiệm trong kỹ thuật chăn nuôi gà hiệu quả sẽ là bước thành công cho sự phát triển ngành chăn nuôi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Bán Tết – Mô Hình Chăn Nuôi Cho Thu Nhập Cao trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!