Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Xem Tướng Gà “Chiến” Qua Ngoại Hình # Top 14 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Xem Tướng Gà “Chiến” Qua Ngoại Hình # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Xem Tướng Gà “Chiến” Qua Ngoại Hình được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

by

Các loạt bài trước AgriMark chia sẻ những kinh nghiệm xem tướng gà qua màu lông, đầu, và chân. Bài này chú trọng vào “ngọai hình tổng quan”, giống như người ta xem tướng người vậy! Ngoại hình tổng quan

Với người có kinh nghiệm, vấn đề này không khó, họ chỉ cần bồng con gà lên rồi nhìn sơ qua những điềm cần phải xét đoán là có thể biết được trên 50% sự hay dở, tốt xấu của con gà rồi. Còn ta, nếu chưa kinh nghiệm, ta có thể quan sát kỹ những điều cần tìm hiểu ở phần ngoại hình con gà trong mươi lăm phút, thậm chí lâu hơn cũng không ai chê cười mình. Đôi khi người ta còn khen mình cẩn thận, biết chịu khó tìm tòí … những ẩn tướng ở trong lông, trong vảy con gà ! …

Người nuôi gà nòi lâu năm, khi bồng gà trên tay, ngay từ lúc đầu với bàn tay luồn dưới bụng, họ đã biết được lườn gà ngay thẳng hay cong vẹo, cặp ghim hở hay khít, đầu ghim có cao đều nhau hay không … Trong khi đó, họ chỉ nhìn qua diện mạo, qua cần cổ và mấy hàng vảy ở chân là đã đi đến quyết định số phận của chú gà này: nên chọn nuôi hay giết thịt !

Chọn vóc dáng gà nòi

Chọn vóc dáng là chọn thể hình bên ngoài của gà. Chỉ cần cho gà đứng trước mặt, hoặc đi qua đi lại ra có thể ước lượng được con gà này thuộc chạng mấy, sắc lông ứng với ngũ hành ra sao, tướng đi, đứng của nó như thế nào … Những đặc điểm đó nếu hợp với sở thích của mình thì chọn nuôi, còn ngược lại thì ỉoại bỏ.

Chọn đầu

Xét về tướng gà thì phần đầu rất quan trọng, tài nghệ con gà giỏi dở ra sao đều thể hiện rõ nét qua phần đầu. Do đó, khi xem tướng gà, mười người như một đều chú ý kỹ nhất đến phần đầu của gà. Đầu gà bao gồm nhiều chi tiết cần phải xét đến tỉ mỉ :

Đầu gà: So với thân gà, nhất là cổ (cần) gà, thì phần đầu không nên to quá, và cũng không được nhỏ quá. Đầu và cổ phải có sự tương xứng với nhau mới hợp. Tránh chọn gà cần nhỏ mà đầu lại quá to vì gà này không lẹ đòn được.

Mặt gà : Mặt gà nòi có nhiều dạng, và những dạng này ngoài việc góp phần làm cho gà điển trai hay xấu trai ra, còn phần nào nói lên được tài nghề của chúng.

Mặt gà rất nhiều dạng, ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày những nét chính :

Mặt chữ điền : Đa số gà đòn đều có khuôn mặt chữ điền, là khuôn mặt vuông, trông quắc thước, bặm trợn. Khuôn mặt này mà với cái cần lớn thì rất hợp. Hầu hết nghệ nhân nuôi gà đều chuộng mặt này.

Mặt tròn Gà mặt tròn, đòn cựa đểu có nhiều. Gà có khuôn mặt này lanh lợi, cần thường trung bình, cũng được nhiều người chọn nuôi.

Mặt dài: Gà mạt dài đa số là gà cựa, thường cũng lanh lẹ.

Mặt chữ nhật: Gà mặt chữ nhạt, khuôn mặt cũng từa tựa như gà mạt dài, thường cũng lẹ mắt, né đòn giỏi, nên cũng được nhiều người chọn nuôi.

Mặt tam giác: Gà này mặt nhỏ, đa số là gà cựa, rất lẹ mặt, né đòn giỏi, đá hay.

Mặt ó : Gà mặt ó trông bặm trợn, lanh lẹ hơn các khuôn mặt gà vừa kể trên.

Mặt gà đa dạng nhưng khuôn mặt chỉ ảnh hưởng đến một phần nào đến tài nghệ của gà mà thôi, cần phải có sự phối hợp một vài bộ phận khác, nhất là mắt thì mặt gà mới tăng thêm phần lợi hại.

Mắt gà

“Mắt sâu mặt lẹ”, đó là điều người nuôi gà nào cũng thuộc nằm lòng. Mắt gà có nhiều loại, nhưng những loại sau đây là mắt tốt, ta nên chọn nuôi :

Mắt thau: Mắt màu vàng, con ngươi nhỏ là mắt gà dữ mới có. Mắt thau không hiếm thấy, và được ưa chuộng nhất

Mắt bạc : Đây khống phải là loại mắt trắng dã (gà tồi) mà là mắt trắng trông như có ánh bạc. Gù mắt này tốt hạng nhì, cũng được nhiều người tìm nuôi.

Mắt ếch : Loại mắt này to, nhưng đòi hỏi phải sâu và có thần khí mới tốt.

Mắt hạt cau : Các loại mắt màu vàng, bạc hay hồng mà có nhiều tia máu nhỏ tủa ra như ruột quả cau là mắt của gà dữ.

Các loại mắt đen, đỏ đều là mắt của gà tồi không nên nuôi. Mắt gà phải sâu (không lộ) và mí mắt phải mỏng mới tổt.

Gà mà hai mất hai màu khác nhau là gà linh, dữ lắm. Cũng như gà độc nhãn long, tức là gà bẩm sinh chỉ có một mắt cũng được xếp hạng là gà linh, tốt nhất nhưng hiếm thấy.

Mắt gà dữ là mắt có thần sắc, linh lợi, nhặm lẹ, lăm trận sẽ né và trả đòn giỏi, biến thế cũng rất nhanh.

Mỏ gà

Mỏ gà là thứ vũ khí lợi hại, vì nhiệm vụ của nó là cắn, mổ, gắp, rỉa da, thịt và lông của địch thủ. Vì vậy mỏ cần phải mạnh, chắc. Khi đá mà mỏ bị thương do đá trúng đến nổi phải … rớt mỏ thì gà rất đau đớn và phần thua đã nắm chắc trong tay. Do đó khi chọn tướng gà ta nên chú ý nhiều đến dạng mỏ của nó. Mỏ gà phải to và ngắn, chót mỏ hơi quặp xuống như vậy mới có thế mạnh. Mỏ này đi đôi với đầu xà (đầu rắn) đỉnh hơi bằng mới tốt. Mỏ gà màu ngà tốt nhất, kế đến là màu chì, hoặc đen lem (tức trắng đen lẫn lộn).

Mồng gà

Nuôi gà nòi nên chọn những gà có mồng nhỏ và trẹt mới tốt vì loại mồng này không là điểm cắn mổ lý tưởng của gà đối thủ của nó.

Quý vị cũng biết, gà thường mổ vào mồng, cắn dính mồng làm điểm tựa để tung giò lên đá đòn sỏ rất nguy hiểm. Nên chọn gà mồng trích (giống mồng con chim trích) nếu không cũng chọn mồng dâu. Gà nào mồng quá cao như mồng lá nên loại bỏ. Mồng gà là nơi rất nhạy cảm nếu bị cắn thì rất đau đớn, bị chảy máu nhiều. Khi đang lâm trận mà máu mồng chảy ròng ròng xuống mặt, lan vào mắt khiến gà xót mắt không thấy đường để né tránh đòn thù của địch thủ thì dễ bị thua oan. Có người dùng dao lam cắt mồng cho sát xuống, nhưng điểu này không nên làm vì sẽ mất nhiểu máu khiến gà mất sức.

Chọn cần

Cần gà tức là cổ gà, là vị trí bị “hứng” đòn nhiều nhất khi đá, vì vậy ta nên chọn gà có cần to, chắc khỏe mới tốt. Muổn cần to phải cho uống nước đêm. Cổ gà cũng có nhiều dạng, sau đây là những dạng tốt nên chọn nuôi:

Cổ liền : Đây là loại cổ cứng nhất, chắc nhất, không dễ gì khi đá bị gãy cần. Cổ liền là loại cổ mà các khớp ở cần cổ liển lạc khít khao với nhau, tay rờ gần như không “thấy” khớp. Khác với cổ liền là cổ rời (yếu, không nên nuôi).

Cổ tròn : Loại cổ này tròn như một cái ống, dài ngắn tùy con, nhưng nếu to mới tốt. Cổ tròn cũng như cổ liền, có cần cứng chắc chắn.

Cổ dẹp: cổ dẹp nhìn ngang rất to bản, lực cũng mạnh, nhưng thua cổ liền.

Lườn gà

Lườn gà cần phải thẳng, mỏng không bè ra mới tốt. Loại lườn đó gọi là “lườn tàu”, giúp gà có nội lực mạnh. Gà vẹo lườn nên loại bỏ vì không có nước bền.

Ghim

Ghim là hai cái xương nhỏ nhô ra hai bên hậu môn. Nên chọn gà ghim khít, chứ không nên nuôi gà ghim hở. Ghim khít là khi ta đút ngón tay út vào giữa hai ghim không lọt. Gà như vậy thường có thế đá sỏ, mé rất lợi hại. Gà ghim hở khi đá hai chân dạc ra nên thường hụt đòn. Hai ghim này phải nhổ bằng nhau mới tốt. Nếu ghim cao ghim thấp thì số gà trước sau cũng bị đui một mắt.

Chân gà

Chân gà là thứ vũ khí lợi hại nhất của gà nòi. Xét chung, chân phải cứng cáp, mạnh khỏe, không dị tật mới được chọn nuôi. Nên chọn chân vuông, chân nhỏ vừa đá đòn đau vừa xoay xở lẹ. Quan trọng hơn cả là xem kỹ vảy cả đôi chân xem có nhiều vảy tốt hay. Mặt khác, nên quan sát các ngón chân gà : ngón chúa phải 19 vảy trở lên, các ngón nội ngoại phải hơn 14 vảy mới tốt. Các móng đáy đủ và không có dị tật, vì đó cũng là thứ vũ khí lợi hại, chẳng hạn móng của ngón thới của gà dữ là một cái cựa phụ giúp gà sát thương đối thủ của mình. Chăm sóc bộ móng cũng như chăm sóc cặp cựa vậy

Tướng đi, đứng

Đa số gà nòi đều có tướng võ, ít con tướng văn. Nhiều người cho tướng văn là phá tướng, nhưng thực tế cho thấy gà có tướng văn không phải là gà tồi, thường có những đòn độc và gặp may mắn nên được nhiều người chọn nuôi. Có điều gà tướng văn trông không oai phong như gà tướng võ, khi nó đi đứng hoặc diễu võ dương oai.

Gà tướng võ thì đa số dáng vóc cao to, bặm trợn. Khi đi cũng như lúc đứng dáng vẻ nghênh ngang, mắt la mày liếc, thỉnh thoảng quạt cánh đôi ba cái đồm độp rồi cất tiếng gáy vang, miệng thì liên hồi túc mái …

Gà tướng văn tuy vóc dáng cao to, nhưng cử chỉ điềm đạm hơn, ít xông xáo hơn. Khi đứng thường có thế “đứng giọt mưa”, phần vai nhô cao trong khi lưng xuôi dần xuông tạo thành độ dốc như giọt nước mưa nhiều xuống vậy. Còn khi đi thì bước chân khoan thai, nhẹ nhàng theo thế “bốc muối quăng xa”. Cái chan bước tới vừa cất lên, thì cả bốn ngón chúm lại, và khi chân sắp chạm đất thì bốn ngón lại bung rộng ra. Cái tướng đi này nó giống như bàn tay một người nào đó bốc một nhúm muối rồi quăng ra xa vậy… Gà tướng văn không phải là.. phá tướng, mà chính đó là tướng tốt chỉ những gà linh hay gà thật dữ mới có.

Tướng đi

Còn tướng đi của gà nòi thì cũng đa dạng lắm. Có con đi khoan thai, thỉnh thoảng đầu mới nghiêng qua nghiêng lại như người nhàn tản dạo cảnh {tướng văn). Con thì lúc nào cũng xông xáo tất bật, cánh xệ xuống, đầu lắc lư như kẻ đang muốn gây sự với ai (tướng võ). Con thì khi đi hai chân dang rộng ra cả tấc, nhưng có con thì hai chân như khít lại. Tướng đi này cũng ảnh hưởng đến thế đá hay dở của gà. Kinh nghiệm cho thấy, những con gà nào khoảng cách hai ghim ở hậu môn khít thì khi đi hai chân chụm lại, thứ này tung đòn mười cái trúng đích cả mười. Gà nào hai ghim rộng thì chân đi “chàng hảng”, đá thường hụt đòn. Vì vậy ta nên chọn gà có tướng đi hai chân khít lại mà nuôi. Gà ghim rộng thường đá đòn gió, không trúng.

Tướng ngủ

Gà nòi tuy thân xác nặng nề nhưng lại thích ngủ nơi cao ráo, chứ không thích nằm xuống đất. Nên gác một cần đậu trong chuồng, trong bội cho gà nằm ngủ.

Thông thường khi ngủ, gà nằm trên cần đậu, đầu rúc vào cánh, đuôi xụi lơ. Nhưng có con có cách ngủ khác thường như gà tử mỵ (tử mỵ có nghĩa là chết giả). Gà tử mỵ khi ngủ hai cánh xòe ra, đầu chúi xuổng đất, cứ thế mà ngủ say mê chẳng khác nào một con gà đã chết. Đây là loại linh kê, ngàn con mới có một.- Có con khi ngủ thì đứng chỉ một chân (chân kia co rút lên) y như loài cò vạc , nên được đạt tên là gà cò hoặc gà cò cò. Có gà khi ngủ thì đầu chui vào cánh, nhưng lông lưng và lông đuôi đều xù lên như sợ hãi hay cảm lạnh (gà nhím). Đó là do tật của gà như vậy.

Thường có những con có tật có tài. Cái tài của nó hay đến mức nào là còn tùy vào những tướng khác của nó phối hợp lại.

Giọng gáy

Tiếng gáy của gà nòi cũng như giọng nói của con người, nó biểu lộ hùng khí và nội lực sẵn có ở trong mình.

Người có giọng nói to, dõng dạc, khúc chiết, mạch lạc, trước hết là người tự tin ở năng lực của mình trước đám đông. Con gà cũng vậy, chỉ cần nghe qua tiếng gáy của nó ta cũng phán nào đoán biết sự hay dở của con gà đó ra sao rồi.

Gà nòi phải có tiếng gáy to, gắt và ngắn mới tốt. Chỉ cần cất lên bổn tiếng “ Ồ …Ó là đủ. Gà nòi mà giọng dài lê thê như gà Kiến, như gà Tàu, gà Tre là gà tồi, đòn thế giỏi lắm cũng lẹt đẹt ở mức trung bình chư không dễ gì ăn ai !

Giọng gáy có thể chấp nhận được là phần đầu gáy to, gắt, ngắn nhưng tiếp theo sau lại có tiếng rít nho nhỏ kéo dài ra. Gà có giọng gáy này vẫn được coi là gà lì đòn, gan dạ.

Giọng gáy được người đởí đánh già là quí tướng là loại gà linh. Gà linh có giọng gáy khác thường (gà lưỡi rùa) giọng vừa nhỏ vừa ngọng nghịu nghe không hay ho gì cả. Sở dĩ gà này gáy giọng như vậy vì lưỡi nó rất ngắn, tưởng chừng như bị thụt sâu vào, hoặc là không có lưỡi .. .Gà này rất ít gặp. Tương truyền loại gà này lúc nào cũng tái mặt như gà thiến, hai mắt và hai chân đều không cùng màu với nhau. Trông dáng thiểu não như vậy, nhưng khi ra trường thì đối thủ vừa gặp mặt đã bỏ chạy chịu thua

Nghệ nhân nói về kinh nghiệm: “Nhất đầu, nhì đuôi, tam đầu, tứ chân”

Gà chọi thì “Nhất đầu, nhì đuôi , tam đầu, tứ chân” đây là kinh nghiệm đúc kết từ ngàn xưa để chọn một chú gà đá hay. NHƯNG BÂY GIỜ THÌ SAO?,  Theo tôi, thấy khác hoàn toàn theo những năm kinh nghiệm đúc kết từ những cuộc gặp dân đá gà chuyên nghiệp tứ xứ. Tôi có thể sữa câu trên lại là “Nhất mình, Nhì Chân, Tam Đầu, Tứ đuôi”. Tại sao tôi nối như vậy?? Tôi sẽ dẫn chứng cho các bạn xem. Hiện này gà đá chúng ta đang chơi a9 số là gà nhập từ nứơc ngoài lai với gà bỗn của chúng ta, vì thế bây giời tìm một con gà nòi rặc thuần chủng rất khó, không lai giống này thì cũng lai giống kia.

Ban đầu ai cũng bảo gà lai đá hay, nên từ các tỉnh miền Nam sưu tầm các anh chàng gà Mỹ , gà Peru, gà Asiu về đỗ với gà mái nòi của mình, để tạo ra những anh chàng gà nhanh lẹ,xài cựa, nhưng trong số đó có nhiều ngừơi sai lầm, không kinh nghiệm, cho ra những giống gà không xài cựa, làm cho những gốc gà nòi tiệt chủng theo thời gian. Ví dụ, gà mái nòi  bổn “đuôi beo” (ít đuôi) đõ với gà lai đuôi nhổng làm cho thế hệ gà con sau này thiếu cân bằng bộ đuôi, và những thế đá cựa hay, cựa độc cung mất theo, kèm theo đó hình dáng của thế hệ gà sau này không còn cân đối như gà bổn nhà (đôi khi gà vẫn đá thắng , nhưng không có sự bền, thắng không liên tiếp nhưng gà bổn nhà được).

Vì thế bây giờ theo tôi, chọn gà dựa theo kinh nghiệm mà tôi đã nói ở trên  “Nhất mình, Nhì Chân, Tam Đầu, Tứ đuôi” “Nhất mình” là gì? Là thân hình gà phải tay xương, đặc, nặng trì. đùi to cân đối. Cánh to, kéo dài gần bằng đuôi, bề bản bự, không dc cong úp vào thân. Xương lưng phải đều, không to không nhỏ. Không chọn những con vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn) . Lý do, nhưng gà này không đá sát cựa, không chính xác huyệt đối phương, mất thế cân bằng khi công và thủ.

“Tam đầu” đầu gà phải bén, mỏ cụt, mắt sâu, da mỏng. Nhìn phải có thần mới gọi là hay . Sọ trên phải to, gà mới khôn. Mồng gà không đựơc úp hậu, làm gà lúc cuối trận sẽ lủi. Ngừơi ta nói mồng trích ăn mồng dâu, mồng dâu ăn mồng lá, mồng lá ăn mồng trích, mồng trập ăn mồng chà, mồng chà ăn mồng lỗ, mồng lỗ ăn mồng trập. Vậy mồng nào dữ nhất? theo tôi chỉ có mồng vua thôi sao, chưa chắc vậy đâu, chỉ có qua cách xổ gà, thế gà đá chúng ta mới lựa dc một con gà hay.

Cuối cùng là Tứ Đuôi,đuôi gà bẹ phải to, đều theo phao câu, làm cho  thế gà đá vững bền Nếu đuôi có những gợn sóng là những gà đá cựa hay (những gà có bình dầu bị khô, là những gà yếu làm cho gà dễ bệnh khi chúng ta nuôi). Đuôi gà không beo, hoặc cụp xuống đất, làm cho mất thế khi ra đòn . Các bạn hay tham khao kĩ  những điều tôi nói, các bạn sẽ chọn dc cho mình 1 chú gà ung ý!

Kinh Nghiệm Xem Tướng Gà “Chiến” Dựa Vào Đầu

Trong kinh nghiệm xem tướng gà người xưa đúc kết sau:

1. NHẤT THỦ; (Chọn đầu mặt)

2. NHỊ VỸ; (Chọn đuôi)

3. TAM HÌNH;(Chọn mình gà : khung xương, cặp cánh ….)

4. TỨ TÚC (Cuối cùng là ngó đến cái chân);

Bài này sẽ tổng hợp phần xem về ĐẦU – MẶT dựa vào kinh nghiệm của một người mê gà.

ĐẦU GÀ : Đầu gà + Gò má + Mào gà + Mỏ gà + Mắt gà ….

I. ĐẦU GÀ :

Đầu gà xấu (Nếu bạn nhìn từ trên xuống): Có 2 trường hợp

+ Sọ to hơn gò má, gò má lép tuy có nhanh nhưng nhát đòn.

II. GÒ MÁ+ GÒ TRÊN MẮT :

Gò trên mắt được tính từ lỗ tai chạy dài ra gần mũi của gà :

Có các loại sau :

1. Gò hình dấu ngã dài : Gà dữ nhưng bở hơi;

2. Gò hình cong úp xuống : Gà kém đòn;

3. Gò hình bán nhật: Tốt, bền sức;

4. Gò hình bán nguyệt : kém gan lỳ;

5. Gò bằng ngang, lép : Nhát;

6. Gò hình chóp nón : Thường;

Minh họa (Chỉ ở mức độ tương đối)

7. Gò hình dấu ngã ngắn : Tốt, dữ, lỳ.

* Gò trên mắt gà :

* Gò má :

Như vậy mỏ ngắn để đối phương khó đá trúng mỏ. Một mỏ tốt phần mỏ trên phải to, và gấp 3 lần phần dưới, kèm theo cái miệng khít từ trong ra ngoài.

* “Mỏ xuôi mà đoản” : Theo suy nghĩ của mình thì mỏ gà phải xuôi theo chiều của hộp sọ, ngắn nhưng khóe miệng phải sâu vào ( Như thế nào là sâu ? Nếu ta gióng 1 đường thẳng vuông góc từ trên mắt xuống đến đất thì khóe miệng nó sẽ gần chạm tới đường thẳng đó thì gọi là sâu). Loại mỏ tốt nhất là mỏ ba lá.

* Thường thì mình thích chọn màu mỏ cùng bộ với màu mắt và màu chân

Ví dụ :

Mỏ vàng + Mắt trắng + Chân Vàng + Màu Lông Tía Ớt.

Mỏ đen + Mắt ếch + Đôi chân(Xanh đen) + Màu lông ô ướt.

Mỏ nhỏ mà dài thì yếu Mỏ cong thì chậm

IV. MỒNG GÀ :

Mồng gà phải dựng đứng, thẳng, gọn gàng, chân mòng phải cứng, chắc đế to. Mồng gà không nên đổ qua 1 bên nào cả vì sẽ làm cản trở mắt gà khi đá, là điểm yếu dễ bị đối thủ khai thác. Nếu có nghiêng thì nghiêng qua bên trái sẽ tốt hơn( Cái này thì mình nghe nhiều người nói nhưng vẫn chưa hiểu ??? Nhỡ con gà nó thuận bên trái thì sao ?

Có các loại mồng sau đây :

+ Mòng Dâu :Không nhỏ, không to, vừa chia làm 3 cạnh, mòng này rất ngay, và có nhiều đốm đỏ. Gà có loại mòng này thường là nhanh nhẹn, có khuôn mặt khá đẹp

nhưng riêng mình thì mình thích loại mòng dâu úp sỏ hoặc mòng công

+ Mòng Lá : Mòng gà to bản chỉ ” thiên” nhìn thì đẹp mắt

+ Mòng Cốt : Mòng này có 2 loại, giống như mồng dâu nhưng thường ko chia làm 3 cạnh mà là 1 khối, khác là có lỗ “xoáy” . Nằm sát mỏ hoặc nằm ngay trên đỉnh. Ngoài chợ đồn nhau rằng gà có lỗ xoáy nằm ngay trên đỉnh thì là gà dở. Quan niêm như thể chưa chắc đã đúng vì mình có đứa bạn thân là Phúc “Gèn” ở Cửa Bé có con gà có xoáy ngay trên đỉnh mào từng ăn 4 độ.

+ Mòng Trích :

+ Mòng Hoa Sung

+ Mòng Voi : Còn có tên là Mòng tróc có hình tam giá dựng đứng, thẳng đẹp mã hơn mồng hoa sung, mòng voi chỉ thẳng lên trởi, mòng nhọn tăng vẻ đẹp cho gà, có thể gọi là mòng chỉ thiên .

+ Mào đổ về phía trước chứ không phải ngã qua 1 bên + với cổ có ít thịt thừa ra chứ ko phải cái hầu to thì mới chính xác có tên là MÀO ĐỔ CỔ THỪA.

Ao ước có 1 em nhưng chắc không bao giờ có được.

Gà hay dở, tài hay bất tài cũng thể hiện qua đôi mắt(Mắt bao gồm : Tròng Mắt và Con Ngươi).

– + Mắt sâu: Giống lì đòn, chỉ có gà dữ mới có. Nếu từ mi mắt tới lổ mũi sâu là gà lẹ đòn, đá đòn đau;

– + Mắt tròn : Từ khuôn viên mắt tới mũi mà rộng và bằng phẳng là gà có bản lĩnh biết tự tin, đá đòn nào đau đòn đấy;

– + Mắt tròn và lồi : Gà tính nhát, không thể nuôi đá =è THỊT

– + Mắt tròng vàng : Con ngươi màu vàng, hoặc tròng vàng, tròng đen hay xanh, cũng là gà tài nhưng thua CUỒNG KÊ;

– + Mắt tròng trắng : Con ngươi có màu trắng gọi là mắt thạch, lúc nào cũng long lanh. Gà có đòn lạ, nhanh nhẹn, khôn ngoan, ra trường thường (Chứ không phải tuyệt đối) thắng.

– + Mắt tròng đen : Con ngươi có màu đen, có khi pha vàng hay xanh, tính sâu hiểm, đòn độc, đau.

Thường thì gà nòi cần cổ dài, nhưng dài quá thì bất tiện.

Vì sao bất tiện ? Không lấn vào được lúc giao đấu và cũng là 1 yếu tố làm con gà đá trong phạm vị chật không tốt.

Cần cổ từ dưới lỗ tai xuống gáy chạm lưng.

– Tròn, ngắn, cong trên ót, trước ngực, cổ to liền không lồi ra;

– Cổ ngắn, cứng đúng là gà dùng được.

+ Cổ liền : Đưa tay bóp cần cổ thấy từng mắt nổi lên cuồn cuộn, các mắt xương khít với nhau;

Nhìn cần cổ gà chúng ta cũng có thể biết được phần nào con gà có thể đá :

+ Giỏi đá mé, đá ngang;

+ Giỏi quăng mé, ngang;

+ Giỏi đá sỏ ngang.

* Chọn cần lớn + cổ tròn dài vừa phải mới tốt.

Bí quyết chơi gà đá theo cổ thư “kinh kê diễn nghĩa” II Bí quyết chơi gà đá theo cổ thư “Đạo Kê Diễn Nghĩa” II Kinh nghiệm xem tướng gà “chiến” qua ngoại hình II Kinh nghiệm chọn vẩy gà “chiến” trong dân gian II Kinh nghiệm chọn gà “chiến” qua sắc lông II Kinh nghiệm chọn và nuôi gà chọi II Những sự thật về loài gà ít ai nghĩ đến

Kinh Nghiệm Chọn Gà “Chiến” Qua Sắc Lông

by

Những điều cần biết cơ bản về màu lông gà nòi

Ai mới bước vào nghề nuôi gà nòi thì thích chọn màu lông, sắc lông gà nòi là chính, tài nghề của gà xét sau. Giới nuôi gà đòn, đa số thích nuôi gà Ô. Nhất là Ô Ướt. Kế đến là gà Xám, rồi đến gà Điều, Gà Nhạn, gà Ó cũng như gà Ngũ sắc ít người thích nuôi hơn. Giới nuôi gà cựa thì đa số thích nuôi gà Điều, kế đó là gà Chuối.

Cái ý thích này thường đeo đuổi suốt đời người nuôi gà, ít trường hợp có tính giai đoạn. Xét ra, đây cũng là chuyện bình thường, nó vô thưởng vô phạt. Vì tài nghề của con gà không ở sắc lông mà là do ở đặc tính đi truyền từ con gà mái mẹ. Mái mẹ càng nổi tiếng lì đòn, có những cú đá, cú đạp “đáng đồng tiền bát gạo” thì con nó mới dữ dằn được.

Khi lâm trận, con gà hơn nhau ở đòn, ở thế, ở nước khuya … Gà nào xuất chiêu toàn là đòn độc, thế hiểm, chịu lì đòn, dù kiệt sức đến nơi vẫn không chịu chạy… Thì đó là những con gà dữ, ai cũng thích nuôi.

Thế nhưng, nuôi gà nòi thì người nào cũng nên tìm hiều đến sự “hạp” hay “kỵ” của các sắc lông trên mình gà ra sao để cáp độ. Nhưng trước khi đề cập đến vấn đề này. Thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu thêm về sắc lông của gà nòi ra sao

Sắc lông gà đòn

Gà đoàn có 5 sắc lông chính sau đây.

Gà Ô : lông đen tuyền.

Gà Điều : lông đỏ sẫm pha xám.

Gà Nhạn : lông trắng.

Gà Xám : lông màu xám tro.

Gà Ó : lông lem luốc như lông chim Ó, hoặc hung hung đỏ lợt như lông diều hâu.

Đó là 5 sắc lông chính, ngoài ra gà đòn còn có màu lông ngũ sắc, gọi là gà Ngũ sắc, vì trên mình có 5 màu lông: đen, trắng, vàng, đỏ, xám trộn lẫn với nhau từa tựa như gà bông vảy.

Cũng xin được trình bày thêm :

Giống gà Ô còn có Ô Ướt (lông đen mượt có ánh sắc xanh trông rất bảnh trai). Cũng thường gặp gà Ô gián cánh (rìa một hoặc cả hai cánh có vài chiếc lông đại vũ màu tráng).

Giống gà Xám thì có “Xám Son” và “Xám Khô”. Xám Son thì thân hình toàn lông xám, nhưng một ít lông cánh và lông mã thì màu đỏ thẫm. Còn Xám Khô là gà toàn thân màu xám khô khốc, loại này thường có lông mã lại (như lông gà mái).

Trong sáu màu lông (kể cả gà Ngũ sắc) vừa kể, đa số dân nuôi gà nòi thích nhất là gà Ô (nhất là Ô Ướt), kế đó là gà Xám, rồi gà Điều. Gà Nhạn và gà Ó ít người thích nuôi. Đa số Ô Ướt và Xám Khô đá rất hay.

Sắc lông và cựa: Gà cựa rất nghèo nàn về sắc lông, chỉ có hai màu chính sau đây :

Gà Điều : lông đỏ sẫm.

Gà Chuối : lông đen nhạt thỉnh thoảng có pha trộn những lông trắng pha vàng lợt. Phần lưng, nhất là lông mã rất nhiều lông trắng pha vàng lợt.

Trong hai sắc lông trên, người ta chuộng nuôi gà Điều nhiều hơn, mật phần vì đẹp, phần nữa là đá xuất sắc. Gà chuối trông rất bắt mắt, lại ít có con gặp hên khi cáp độ. Người xưa cho rằng gà Chuối không ứng với Ngũ Hành.

Chọn lông ứng với ngũ hành

Kinh nghiệm của ông bà ta xưa cho rằng, sắc lông gà ứng với Ngũ Hành.

về “Mạng” thì:

Gà Ô thuộc mạng Thủy.

Gà Điều thuộc mạng Hỏa.

Gà Nhạn thuộc mạng Kim.

Gà Xám thuộc mạng Mộc.

Gà Ó thuộc mạng Thổ.

Nếu so sánh với Ngũ Hành tương khắc thì :

Gà Nhạn kị gà Xám (Kim khắc Mộc)

Gà Xám kị gà Điều (Mộc khắc Hỏa)

Gà Điều kị gà Ô (Hỏa khắc Thủy)

Gà Ô kị gà Ó (Thủy khác Thổ)

Điều này có nghĩa ôm con nòi Ô ra trường nên tránh cáp với gà Ó. Hoặc đem gà Điều ra trường nên tránh cáp độ với gà Xám…

Dĩ nhiên, khi cáp một độ gà, không phải chỉ căn cứ vào sắc lông không thôi, mà còn cân phân đến phần vóc dáng, thần sắc, vảy, cựa, bắp đuôi …của gà đối thủ hơn kém với gà mình ra sao mới đi đến quyết định sau cùng là nên cáp độ hay thôi.

Khi cáp một độ gà ta phải cố nắm phần thắng về mình, do đó cần phải xét đoán kỹ. Trường hợp này đúng là biết người biết mình trăm trận mới trăm thắng. Đáng trách cho những người gặp gà nào cũng cho đá, bất chấp đôi thủ hơn kém ra sao, đôi khi vô tình tự giết con gà nòi quí giá của mình mà không hay biết …

Cũng như các loài chim thú khác, gà trống bao giờ cũng có bộ lông sặc sỡ hơn gà mái. Lông gà trống thì tươi tắn, có ánh sắc, còn bộ lông gà mái thường tối tăm. Sắc lông gà mái cũng đủ dạng : đen, xám, trắng, ó và điều nhưng phần nhiều mái nòi là gà Ô và gà Xám.

Trống nòi có 3 dạng lông

Lông mã lại : Toàn thân gà trống chỉ khoác một bộ lông như lông gà mái. Nghĩa là không có lông mã. Gà có bộ lông này trông gọn gàng, mạnh dạn và thường đá hay nên ai cũng thích nuôi.

Lông mã : Đa số gà trống nòi đều có lông mã, có nơi gọi là lông kim hay Mã kim. Đây là những sợi lông vừa nhỏ vừa dài buông thòng từ lưng xuống đến lưng chừng đùi, có lông mã dài đến tận gối. Lông mã chỉ làm đẹp cho con gà chứ không ảnh hưởng gì đến tài nghề của nó.

Lông voi : Loại lông này hiếm thấy, ngàn con mới có một, nhưng quí nhất là ở gà mái. Lông voi y như sợi tóc nhưng to bằng sợi kẽm nhỏ. Một con gà thường có một đến vài ba lông voi mọc gần nhau hay cách xa nhau. Có con lông này mọc ở gần đuôi, có con lông voi mọc ở cánh. Lông voi ít mọc thẩng mà quăn queo, hoặc xoắn lại như cái lò xo đã giãn. Đặc biệt, nếu kéo căng ra thì sợi lông sẽ giãn thẳng, nhưng khi buông tay thì nó xoắn lại theo dạng cũ Trước đây có người nuôi được một con mái ô lông voi, con cháu nó thường có nhiều vảy quí như Án Thiên, Vảy Qui và đá ăn nhiều độ.

Nhiều người cho gà có lông voi là loại gà linh (Linh Kê), riêng người viết đánh giá đó là gà dữ.

Thế nhưng, nuôi gà nòi không phải chỉ nhìn bộ lông cho đẹp. Với gà đòn, do phải vỗ nghệ cho da thịt săn chắc nên lông ở đầu, ở cổ, đùi, bụng sau đều được cắt trụi lông. Chỉ có đôi cánh, đuôi, môt phần lông ức và trên lưng và chừa lông lại mà thôi. Phải chờ cho gà thật cứng lông, tức lông đã già mới dùng kéo cắt sát gốc từng chiếc một. Vói gà cựa, bộ lông phải được giữ nguyên vẹn, và gà nào càng dày lông mới tốt.

Kinh nghiệm chọn gà qua 13 màu lông cơ bản 1. Gà lông ngũ sắc (5 màu sắc khác nhau)

Gà có lông ngũ sắc từ xưa đã được xếp vào loại “linh kê” hiếm gặp. Trên bộ lông của gà có đủ 5 gam màu, trong đó nếu có màu đen xanh, vàng kim là rất tốt. Thường thì gà ngũ sắc đá giỏi, thiện chiến và chẳng kỵ gà có màu nào.

2. Gà tía

Gà tía là loại gà có lông đỏ pha đen thành màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi pha vàng. Gà tía lại được chia làm 2 loại là gà ô tía và gà tía lau:

–  Gà ô tía (hay điều ô): là gà có màu lông tía pha nhiều sắc đen tạo ra màu đỏ thẫm (có nơi gọi là tía mật). Những con gà chọi có màu lông này thường có sức khỏe tốt, ra đòn lợi hại, khắc chế đối thủ.

– Gà tía lau : Bộ lông điểm thêm những đốm trắng rất nổi bật. Mặc dù không tốt bằng ô tía nhưng cũng là loại gà rất được chuộng.

3. Gà Ô

Gà ô được nhiều người chơi gà lựa chọn nhờ tính bền bỉ và chịu đựng. Đây là loại gà có màu lông đen tuyền, có thể thêm đốm trắng. Gà ô lại được chia thành các loại:

– Ô ướt: Một trong 3 cách chọn gà chọi hay từ xa xưa được lưu truyền chính là chọn gà lông ô ướt. Đây là loại lông đen tuyền, bóng, thêm chút xanh cánh cam, gọi là ô ướt vì lông lúc nào cũng như bị ướt nước. Gà lông ô ướt rất hung dữ, bền bỉ. Nếu có thêm mỏ ngà, chân trắng thì lại càng tăng thêm sức mạnh.

– Ô kịt: Màu lông cũng gần giống như ô ướt nhưng cảm giác sắc lông khô hơn. Gà ô kịt cũng tốt nếu có chân trắng và cả chân vàng.

– Ô mơ (còn gọi là gà ô bông): là loại gà lông đen nhưng có thêm đốm trắng, có thể có tía. Gà ô mơ hợp với chân trắng và chân vàng ngà.

– Gà ô miến tía: Loại gà này cũng gần giống ô tía nhưng ít sắc tía hơn (chỉ có 2 viền tía ở 2 bên lông mã). Gà ô miến tía hợp với chân vàng.

4. Gà xám

Lông của loại gà này có màu giống như màu tro. Loại gà xám được ưa chuộng nhất là xám khô.

– Xám khô: Chọn lông là xám khô là cách chọn gà chọi hay của rất nhiều người. Loại gà này lông màu xám, to bản nhưng không bóng mượt mà nhìn khô khan, chúng thường có sức khỏe tốt.

– Xám sắt: Màu lông xám pha màu đen tuyền.

– Xám son: Màu lông vừa xám lại có thêm màu tía đỏ tươi phía chóp cánh hoặc mã phót tía đỏ.

5. Gà chuối

Gà chuối có lông toàn thân hoặc lông cổ, lông mã nổi bật, có pha nhiều màu trắng lợt hoặc xanh nhạt giống như ngọn chuối. Ưu điểm của gà chuối là lanh lẹ nhưng đa số không có nước bền bỉ nên gà đòn thường không được ưa chuộng. Tuy nhiên gà cựa thì lại chơi được với màu này. Nếu gà chuối có sắc lông ô tuyền và mã cổ lông chuối thì khá tốt.

6. Gà quạ

Là loại gà ô, chân cũng đen, mắt trắng và láo liêng như quạ.

7. Gà khét

Gà khét là loại gà có màu lông kết hợp giữa đỏ tươi và xám cộng thêm một chút đen tạo thành màu đẹp và rất dịu. Ưu điểm của gà khét là rất nhanh nhẹn, nếu là gà cựa thì lại càng tốt.

8. Gà hoe

Gà hoe là loại gà có màu lông vàng đậm và thêm đốm đỏ.

9. Gà nhạn

Gà nhạn có lông trắng giống như bông, sẽ tuyệt vời hơn nếu có thêm chân trắng chỉ hồng, mỏ trắng, mắt bạc, gà sẽ đánh giỏi và nhanh nhạy. Nếu gà nhạn có chân xanh, chân chì thì lại thường bị thua trận.

10-. Gà bịp (hay còn gọi là gà ó)

Gà bịp là loại gà có lông tròn to bản, có màu đỏ pha vàng nhạt, nhìn gần giống lông chim ó. Loại gà này rất hung dữ, nếu có thêm chân xanh, móng tím, thân hình ngủ đoản thì rất bá đạo.

11. Gà bông trích

Đây là loại gà đốm có mồng trích.

12. Gà bướm

Gà bướm có màu lông lốm đốm các sắc giống như con bướm, nhưng lại không đủ 5 màu để thành ngũ sắc.

13. Gà cú

Màu lông của gà cú lốm đốm răng cưa, nhỏ lăn tăn giống như chim cú. Người chơi gà chọi thường không chuộng loại gà này vì đá dở.

Kinh Nghiệm Xem Tướng Đi Biết Ngay Gà Chọi Tốt

1/ Tướng đi chấm muối quăng ra Nhận biết tướng đi này như sau: Khi gà di chuyển, chân bước vào đồng thời mấy ngón chân túm lại khi sắp sửa chạm đất mới dương ra.

Chú gà nào có tướng đi như vậy là gà quý rất tốt các đòn đánh của chúng rất hay.

Nếu con gà nào có tướng đi chấm muối quăng ra cộng với đầu cổ lúc lắc, mặt rảy lia lịa như có vật gì dính cần loại bỏ thì còn tốt hơn. Đây mới chính là chiến kê đánh tốt chính hiệu.

Hay như khi bắt một chú chiến kê vào cái lồng mà nó đứng thụt đầu thụt cổ nép mình như kiểu sợ cái lồng đó và đi đi lại lại nghiêng bên này nghiêng bên kia thì đó là gà né lồng hai châm bước chéo qua chéo lại. Đây cũng là kiểu đi của gà đá đòn hay.

3/ Tướng đứng đòn cân Đặc điệm nhận dạng rất dễ, mình gà ngang như cán cân. Tướng lúc đi sẽ không cất cổ cao như gà đứng giọt mưa mà cái đầu sẽ thả thấp như muốn chú ẩn.

Ưu điểm của nó là chuyên chạy dưới và đánh trong. Đối với những con gà đánh trong bình thường sẽ là dở nhưng nếu gặp con có tài thì thật xuất quỷ nhập thần.

Ngoài ra còn có tướng đi chẳng như 2 cách trên nhưng chiến kê này rất lanh lẹ, thế đánh gần như loạn xạ lung tung, đánh những thế đánh không chuẩn, cần theo dõi để không cho chiến kê đó ứng chiến.

Hay như gà đi đứng điềm đạm ánh mắt nhìn rất từ tốn nhưng lại sắc bén không ham mái thoạt nhìn không rành tưởng gà thiếu sức nhưng kỳ thật nó có một bản lĩnh chiến đấu rất tốt thuộc dòng dõi gà nòi văn võ song toàn.

Những chiến kê tiếng tăm và quý sẽ có những bước đi từng bước nhẹ nhàng, thâm mình khó rung chuyển và bình tĩnh. Nhìn vật gì thì rất sắc bén, mắt soi thẳng vào và bản mặt thì không hề vô tư.

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Xem Tướng Gà “Chiến” Qua Ngoại Hình trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!