Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đẻ Nhiều Trứng, Ứng Dụng Trong Mô Hình Kinh Doanh Vùng Quê Nông Thôn # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đẻ Nhiều Trứng, Ứng Dụng Trong Mô Hình Kinh Doanh Vùng Quê Nông Thôn # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đẻ Nhiều Trứng, Ứng Dụng Trong Mô Hình Kinh Doanh Vùng Quê Nông Thôn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kinh nghiệm nuôi gà đẻ nhiều trứng, ứng dụng trong mô hình kinh doanh vùng quê nông thôn

Trong bài viết này mình sẽ đi sâu về cách kinh doanh mô hình này, giúp các bạn nắm được kỹ thuật và cách nuôi gà đẻ trứng nhiều, cho năng suất lợi nhuận cao.

Kinh doanh ở nông thôn là hướng đi mới mẻ được nhiều người ấp ủ và thực hiện trong những năm gần đây phù hợp với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam. Bên cạnh việc đầu tư vào những loại cây trồng, vật nuôi kinh tế mới thì nhiều người đã làm giàu từ chăn nuôi gà đẻ trứng. Để có được những thành công từ mô hình này đòi hỏi người nuôi cần nắm được những kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng cơ bản. Trong bài viết này Blog Bizweb sẽ hướng dẫn một số kỹ thuật và cách nuôi gà đẻ trứng nhiều để bạn tham khảo.

Làm giàu từ chăn nuôi gà đẻ trứng – Mô hình kinh doanh hiệu quả ở nông thôn

Cách nuôi gà đẻ trứng nhiều

Chuyển gà lên chuồng đẻ

Gà khi gần đẻ cần được chăm sóc kĩ càng hơn, khắt khe hơn như cần có không gian rộng thoáng hơn, ánh sáng phù hợp hơn, khẩu phần dinh dưỡng, thực phẩm và nước uống dành riêng cho gà đẻ. Được chăm sóc như vậy thì đàn gà của bạn mới đẻ đều đặn, tỉ lệ trứng đạt chuẩn cao.

Bạn nên thực hiện chuyển gà lên chuồng đẻ cả trống và mái vào chiều mát và hợp nhất là buổi tối, thời gian vận chuyển phải càng nhanh càng tốt vì theo nghiên cứu gà rất dễ bị stress khi bị chuyển sang chuồng trại mới.

Toàn bộ gà trống và mái cần phải được chuyển hết sang chuồng gà đẻ trước khi đẻ 2 tuần để gà có thời gian làm quen với chuồng trại mới, cũng là thời gian để gà phục hồi lại thể trạng, đảm bảo một sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Trước khi chuyển gà 2 tuần cần điều chỉnh ánh sáng chuồng cũ tương đương như chuồng mới dành cho gà đẻ để gà thích ứng dần, khi chuyển lên nơi ở mới sẽ quen ngay. Trước khi chuyển 3 ngày, khẩu phần ăn hàng ngày của gà cần được tăng cường nhiều vitamin để cung cấp dinh dưỡng cần thiết ngăn chặn tối đa hiện tượng gà bị stress do chưa quen với nơi ở mới.

Khi mang gà qua chuồng mới, mặc dù là ban đêm nhưng bạn phải chắc chắn là nước và thức ăn đều đã được chuẩn bị sẵn trong máng sạch, chuồng được quét dọn vệ sinh sạch sẽ. Khi gà được chuyển qua sẽ thích nghi nhanh hơn.

    Mật độ nuôi phù hợp

    Đây là kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng khá quan trọng. Gà đẻ cần có một không gian đủ rộng, nếu quá chật chội sẽ khiến sức khỏe của gà không được đảm bảo, gà dễ bị bệnh, khi bị bệnh sẽ lây lan cho cả đàn gây thiệt hại kinh tế lớn cho bạn. Mật độ để máng thức ăn, nước uống cho gà cũng rất quan trọng bởi nếu dày quá sẽ thừa gây lãng phí, nếu thiếu gà sẽ bị đói không đẻ trứng đều và đạt .

    Thời tiết và điều kiện môi trường chính là hai yếu tố quyết định tới mật độ nuôi gà, mật độ máng ăn, uống. Nếu mùa đông hanh khô, nuôi sàn bạn nên để mật độ cao, ngược lại thời tiết nóng ẩm, nuôi nền thì mật độ phải dãn ra.

    Bạn có thể áp dụng cách chia mật độ theo m2, lý tưởng nhất là khoảng 3- 3,5 con/ m2.

    Hoặc chia gà thành các ô nuôi, sau đó cứ 300- 500 con/ô. Cách chia theo ô này cực kỳ khoa học. Vừa để gà không dồn vào một khu vực nào đó quá đông, khiến cho chuồng chỗ thì quá chật, chỗ lại để không. Chia theo ô cũng là cách hay để phân chia thức ăn, nước uống theo máng đều nhau, đảm bảo tất cả đàn gà đều được ăn, uống no đủ. Nếu không chia ô, chỗ đầu chuồng gà thường tập trung đông thì thức ăn,, nước uống tại máng đó sẽ không đủ cung cấp cho gà, gà sẽ bị đói, khát nếu bạn không chú ý.

    Mật độ máng ăn, máng nước uống bạn có thể tham khảo cách chia như sau:

    Cách nuôi gà đẻ trứng nhiều

    Máng ăn, máng uống

    Đây là vật dụng đựng thức ăn, nước uống cho gà giống như bát ăn, cốc uống nước của con người chúng ta. Vì vậy máng phải luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, máng đựng thức ăn phải khô ráo.

    Vào mùa hè nóng, nhu cầu ăn, uống của gà nhiều hơn nên bạn cần phải cung cấp nhiều máng ăn, đặc biệt là máng uống. Mùa lạnh, khô thì số lượng máng giảm đi.

      Nước uống cho gà đẻ

      Một trong những cách nuôi gà đẻ trứng nhiều và năng suất là cung cấp nước uống đầy đủ và sạch sẽ. Rất nhiều người không chú trọng tới vấn đề này, họ cho gà uống nước lã, nước bẩn mà không hề biết rằng đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh tật cho gà. Lượng nước hàng ngày gà cần không nhiều, nhưng phải là nước sạch, mát sẽ kích thích gà ăn nhiều hơn, kích thích tiêu hóa tốt hơn.

      1000 gà mái đẻ sẽ tiêu thụ lượng nước hàng ngày như sau:

        Thức ăn cho gà

        Ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ bạn phải áp dụng ngay chế độ ăn riêng biệt cho gà đẻ, nên thay đổi thức ăn mới, thơm ngon hơn, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn để kích thích vị giác của gà, do vận chuyển gà bị stress nên giai đoạn đầu gà sẽ ăn rất ít.

        Năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày của gà tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của chuồng. Theo đó nhiệt độ chuồng càng cao thì nhu cầu năng lượng trong thức ăn sẽ thấp đi và ngược lại.

        Nhu cầu  Protein và axit amin gà giai đoạn đẻ pha I( 23 – 42 tuần tuổi) lớn hơn giai đoạn II( 43- 68 tuần tuổi) do pha I chính là giai đoạn quyết định khối lượng trứng của gà nhiều hay ít. Do vậy, khi gà chuyển sang giai đoạn pha II, bạn chú ý cắt giảm Protein và axit amin để tránh dư thừa không cần thiết, tiết kiệm chi phí.

        Canxi – Photpho:  Nhu cầu canxi tỉ lệ thuận với tuổi của gà và tỷ lệ đẻ, gà càng đẻ nhiều, tuổi càng lớn thì cần nhiều canxi hơn. Còn nhu cầu Photpho thì lại ngược lại với canxi, gà sau thời kỳ đẻ trứng sẽ không hấp thu quá nhiều photpho như ban đầu.

        Nguyên tố vi lượng và vitamin: Tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con có cao hay không chính nhờ ở 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng này. Bởi vậy, trong khẩu phần ăn hàng ngày cho gà đẻ bạn cần chú ý bổ sung 2 yếu tố này.

          Chăm sóc gà trống

          Không có gà trống hoặc trống không khỏe thì đàn gà mái của bạn có đẻ trứng khỏe bao nhiêu cũng chỉ là những quả trứng không trống, trống yếu không thể ấp nở thành công được. Như vậy, đàn gà của bạn không thể nhân giống sang các thế hệ sau.

          Chăm sóc gà trống tuy không cần quá cầu kỳ như gà mái, bạn cần chú ý hai điểm sau đây:

          Gà trống bắt đầu từ 21- 22 tuần tuổi đã bắt đầu đạp mái, thành thục sớm hơn gà mái. 1/8- 1/9 chính là tỷ lệ ghép trống mái thường gặp.

          Gà trống không cần nhiều, nhưng đã chọn thì phải chọn những con giống thật cao to, khỏe. Nếu trong đàn có những con trống ngả màu, yếu, nhút nhát không đạp mái, hay đậu hoặc nằm trên nóc và trong ổ đẻ thì nên loại bỏ. Nếu để lại đàn chỉ làm cản trở những con trống khỏe khác, có thể còn làm vỡ trứng trong ổ, tốn thêm thức ăn, ảnh hưởng kinh tế.

            Chuẩn bị Ổ đẻ cho gà

            Đây chính là nơi để gà mái đẻ trứng hàng ngày. Muốn gà đẻ nhiều trứng thì bạn phải chuẩn bị ổ đẻ cho đủ để gà không phải tranh nhau, rất dễ làm vỡ và mất trứng do gà đẻ ra nền hoặc đẻ linh tinh. Và nhớ còn phải phân bổ các ổ đẻ sao cho thật đều, tốt nhất là đặt giữa chuồng để gà mái di chuyển từ chuồng tới ổ đẻ dễ dàng hơn.

            Ổ đẻ phải được lót bằng rơm khô, luôn được giữ gìn sạch sẽ, khô thoáng nhất đảm bảo trứng không bị tổn thương khi đẻ ra.

            Nên đặt cửa vào ổ đẻ hướng về phía có bóng râm sẽ hấp dẫn gà mái vào đẻ nhiều hơn, hạn chế được trường hợp gà đẻ trứng ra nền, ra chuồng rất dễ bị vỡ.

              Thu nhặt và bảo quản trứng giống

              Trứng giống chính là thành phẩm ban đầu chúng ta thu thập được, dùng để ấp nở ra gà con. Bởi vậy, công đoạn thu nhặt trứng giống phải nên được thực hiện hàng ngày, nếu không có thời gian thì tối đa 4 ngày bạn phải thu 1 lần, tránh để quá lâu mới thu nhặt vì khi gà đẻ quá nhiều có thể bị vỡ, hoặc nhiệt độ quá nóng ảnh hưởng tới chất lượng trứng giống.

              Trứng giống sau khi được thu nhặt cần được bảo quản cẩn thận, nhiệt độ lý tưởng là từ 13- 18oC, độ ẩm 75 – 80%, để lâu không quá 7 ngày. Bởi nếu nhiệt độ đạt 24oC thì phôi trứng bắt đầu phát triển, cùng với đó càng để trứng lâu thì tỉ lệ nở của trứng càng giảm. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm như trên, bạn còn phải chắc chắn không để trứng quá 7 ngày, nên cho ấp để đảm bảo tỉ lệ nở cao nhất.

                Ấp bóng của gà

                Những chị gà mái nhà bạn bình thường rất chăm chỉ, hiền lành, bỗng một ngày nó cứ nằm bẹp trong tổ, chẳng chịu nhúc nhích, mỗi khi thấy có người đi tới là lại xòe cánh, xù lông như chuẩn bị “chiến đấu”. Đây chính là hiện tượng ấp bóng.

                Theo nghiên cứu thì hiện tượng này được giải thích do khi đẻ trứng được khoảng 20 quả, tuyến yên của gà mái tiết ra kích tố thúc tuyến sinh học dẫn tới sự thay đổi lớn trong cơ thể gà mái khiến gà luôn đề cao cảnh giác, tự vệ cao hơn, thân nhiệt tăng, máu trong cơ thể chảy nhanh hơn, lông ở bụng rụng bớt.

                Tuy nhiên, cũng còn một số những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng khiến cho gà mái mắc phải hiện tượng ấp bóng đó là chuồng trại quá chật chội, nhiệt độ quá cao, ổ đẻ quá ít mà chủ nhân lại không thường xuyên thu nhặt trứng khiến gà phải thường xuyên đẻ trứng dưới nền. Hoặc khẩu phần thức ăn hàng ngày không đảm bảo đủ dinh dưỡng, nước uống không sạch hoặc đặt máng nước quá xa.

                Hiện tượng này có thể được khắc phục bằng cách tách riêng những con gà mái ấp bóng, kiểm tra lại chuồng trại, thức ăn, nước uống để kịp thời bổ sung. Hoặc kinh nghiệm dân gian truyền lại là bạn treo ổ đẻ của gà ở nơi thông thoáng, lên hàng rào tre thì chỉ vài ngày sau gà sẽ quên ấp bóng.

                7 Mô Hình Trang Trại Nuôi Gà Hiệu Quả Ở Nông Thôn

                Hiện nay phong trào mở trang trại nuôi gà ở nông thôn phát triển rất mạnh. Nuôi gà vốn không quá nhiều nhưng lợi nhuận kinh tế khá cao, là mô hình giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu.

                1. Mô hình nuôi gà ta thả vườn

                Nếu có diện tích đất vườn nhà rộng rãi, lại đang trồng các loại cây ăn quả lâu năm thì hoàn toàn có điều kiện thuận lợi chăn nuôi gà. Nuôi gà ta thả vườn rất dễ chăm sóc, tận dụng khoảng đất đai rộng lớn, ít dịch bệnh, đàn gà phát triển nhanh và đều; nuôi gà trong vườn còn tận dụng được nguồn phân bón trực tiếp cho cây trồng rất tốt.

                Mô hình nuôi gà có hiệu quả kinh tế hơn chăn nuôi bò, lợn lại không tốn công chăm sóc, thức ăn chủ yếu là cám, lúa, bắp, rau xanh, tiết kiệm được chi phí, vốn đầu tư chuồng trại lại không cao, chủ yếu dùng các vật liệu như lưới thép B40, gạch chỉ xây chân tường, tre, gỗ tạp quanh vườn, bạt, nhưng vẫn đảm bảo giữ nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.

                Nếu chưa có kinh nghiệm, chưa hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn, ban đầu chỉ nên nuôi thử 200 con, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm.

                2. Mô hình nuôi gà ta đẻ trứng

                Trong các lĩnh vực nông nghiệp, kinh doanh từ mô hình nuôi gà đẻ trứng mang lại nhiều lợi nhuận có lợi cho nhà nông như thu lời theo ngày, dễ xoay vốn. Tuy vậy, không phải ai cũng làm giàu dễ dàng khi mở ra mô hình chăn nuôi số lượng lớn theo trang trại.

                Việc chọn giống tốt sẽ khiến cho công việc chăn nuôi của bạn trở nên dễ dàng và gặp nhiều thuận lợi hơn. Nếu chọn giống không tốt sẽ khiến cho việc chăn nuôi của bạn khó khăn hơn và có thể dẫn đến thất bại. Khi chọn gà để nuôi cần chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không dị tật, nếu nuôi lấy trứng nên chọn gà mái. Không cần gà trống gà mái vẫn đẻ trứng bình thường nhưng không nở được con do trứng không được thụ tinh.

                Chú ý thu nhặt trứng thường xuyên nên để 1 quả mới đẻ lại làm mồi để lần sau gà lên đẻ tiếp nếu không chúng sẽ tìm chỗ khác để đẻ, không để nhiều trứng trong ổ nếu không gà sẽ có hiện tượng ấp bóng khi lấy trứng ra. Khi đó gà không đẻ nữa mà sẽ ấp ổ cả khi không có trứng. Cần phải tách chuồng không cho ấp và tăng cường dinh dưỡng cho gà đẻ trở lại. Môi trường nóng quá dễ gây hỏng trứng.

                Trong quá trình nuôi gà đẻ trứng cần có quy trình phòng bênh cho gà bằng các loại thuốc phòng cúm, tiêu chảy… để gà mạnh khỏe.

                3. Mô hình nuôi gà ta trên sân cát

                Gà trên cát ở một số địa phương như Quỳnh Lâm, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã trở thành một thương hiệu gà có chất lượng cao, có thể cung ứng cho các thị trường lớn như toàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng…

                Ưu điểm của nuôi gà sân cát là mỗi khi trời mưa nước sẽ có chỗ thoát được, không giống sân xi măng, bệnh cầu trùng không có cơ hội phát triển. Mô hình này sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền thuốc chữa bệnh cho gà.

                Tuy nhiên, sân cát cũng có nhược điểm là giữ nhiệt rất lâu, vào những ngày trời nắng, nhiệt độ sân cát rất cao có thể lên tới 40 độ C. Để khắc phục nhược điểm này nên trồng cây che mát một khoảng sân mát cho gà chơi.

                Với mô hình nuôi gà trên sân cát thì loại gà ta sẽ thích hợp hơn gà công nghiệp, vì gà ta ưa vận động hơn. Gà như vậy cũng sẽ phát triển tốt, không bị nhiễm bệnh.

                Cát dùng để làm sân nuôi gà chủ yếu là dùng cát đen, vì cát đen có giá rẻ và giữ ẩm tốt hơn cát vàng. Bà con sau khi mua cát về có thể đổ trực tiếp vào sân chuồng. Tùy vào điều kiện của gia đình, đặc điểm địa hình khu chuồng trại mà mua khối lượng cát phù hợp.

                Trung bình độ dày tầng cát từ 50 cm trở lên. Khu vực trũng phải đổ nhiều cát hơn khu vực có địa hình cao để sao cho độ cao từ bậc cửa chuồng xuống đến sân cát khoảng 10 cm là vừa, tránh cho gà phải vận động quá nhiều gây stress.

                Cát là vật liệu có sẵn, dễ tìm dễ mua, thích hợp với nhiều địa hình khác nhau. Đặc biệt nuôi gà trên sân cát này rất phù hợp với những nơi ven sông, nguồn cát sẵn có, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng trại.

                4. Mô hình nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học

                Nuôi bằng cách truyền thống thì gà rất dễ bị bệnh về đường hô hấp và đường ruột, tỷ lệ hao hụt cao, gà tăng trọng thấp, mùi hôi thối từ chất thải gây ô nhiễm môi trường. Nhưng khi thực hiện mô hình chăn nuôi gà theo mô hình an toàn sinh học, tình trạng này được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp giảm hẳn, gà tăng trọng nhanh.

                Đây là mô hình bạn được cấp giống và thực hiện đúng quy trình chăn thả, được hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại theo chuẩn quy định, được khuyến cáo vệ sinh sát trùng chuồng trại, máng ăn, máng uống trước khi thả con giống từ 5-7 ngày, áp dụng nghiêm ngặt lịch tiêm phòng vac-xin, bảo đảm thức ăn đủ chất đạm, khoáng và vitamin… Định kỳ hàng tháng, Trạm KNKN cử cán bộ kỹ thuật đến kiểm tra và hướng dẫn cho gia đình tôi kỹ thuật chăm sóc, tiêm ngừa phòng bệnh.

                Các hộ tham gia mô hình nuôi gà ta thả vườn phải đáp ứng đủ các tiêu chí như: có diện tích vườn, chuồng trại rộng, đáp ứng yêu cầu về an toàn sinh học, bảo đảm không gây ô nhiễm trong khu dân cư. Ngoài ra, trước khi nuôi, các hộ còn được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho gia cầm nói chung và phòng bệnh trên đàn gà nói riêng.

                Mô hình này phù hợp với những hộ gia đình ít vốn, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, đồng thời góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

                5. Mô hình nuôi gà thịt

                Đã có nhiều mô hình nuôi gà thịt tương đối thành công và được áp dụng rộng rãi. Trong kinh nghiệm nuôi gà thịt người ta thường đặc biệt quan tâm tới khâu chọn giống bởi nhu cầu của thị trường hiện nay thích ăn gà chất lượng thịt thơm ngon, mẫu mã đẹp, giống gà phù hợp với nhu cầu như gà ri, gà mía, gà Vạn Phúc, gà Hồ, gà nòi, gà Đông Tảo, gà Lạc Thủy, gà tre, gà H`Mong, gà Tam Hoàng…

                Nuôi gà thịt có thể tiến hành nhiều hình thức nuôi gà như: nuôi chuồng trại, nuôi thả vườn hay bán chăn thả đều được. Tuy nhiên hình thức nuôi thả vườn với thức ăn tự nhiên được thị trường ưu chuộng hơn là gà nuôi nhốt ăn thức ăn tổng hợp. Dù nuôi nhốt hay nuôi thả cũng cần có máng ăn cho gà, tránh không cho gà ăn giữa nên đất mất vệ sinh dễ bị nhiễm bệnh. Để có gà thịt ngon nên bổ sung thức ăn hữu cơ như ngô, lúa, sắn, rau xanh, bột cá và cát…

                Thời điểm tiêu thụ lượng gà thịt nhiều nhất là vào dịp lễ tết hay mùa cưới hỏi. Vì vậy nên nhập đàn tính toán sao cho thời gian xuất chuồng trùng vào những thời điểm này. Thông thường lứa 1 nhập vào khoảng Tháng 12 bán vào tháng 3 là mùa lễ hội. Lứa 2 nhập tháng 3 bán khoảng tháng 6,7 là những tháng cưới hỏi. Lứa 3 nhập khoảng tháng 7-8 bán vào dịp tết.

                6. Mô hình nuôi gà ta thả đồi

                Chăn nuôi gà đồi thường mang đến chất lượng thịt thơm, dai và ngon do gà được vận động thường xuyên hàng ngày. Do đó, với những địa phương vùng núi, vùng trung du nên lựa chọn mô hình chăn nuôi gà này như một giải pháp làm giàu hiệu quả.

                Chăn nuôi gà đồi là hình thức chăn thả tự do. Mặc dù gà đồi được nuôi chủ yếu theo hình thức thả tự do, tuy nhiên bà con vẫn cần phải bố trí hệ thống chuồng trại để nhốt gà vào buổi tối cũng như trong những ngày mưa bão.

                Thức ăn có vai trò vô cùng quan trong quyết định đến sự thành bại của việc chăn nuôi. Trong chăn nuôi thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. Trong chăn nuôi gà đồi, nguồn thức ăn được lựa chọn kỹ, được xử lý và chế biến một cách khoa học với hàm lượng dinh dưỡng cân đối và phù hơp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như với mục đích của quá trình chăn nuôi.

                Nên chọn con giống ở những cơ sở có độ tin cậy cao, gà bố mẹ có chất lượng giống tốt đã được tiêm phòng và đảm bảo miễn dịch các bệnh.

                7. Mô hình nuôi gà nhốt chuồng

                Nhốt chuồng hoàn toàn cũng là một mô hình được nhiều người lựa chọn. Nuôi nhốt gà với số lượng lớn, sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn chăn nuôi, tiêm phòng bệnh giống như gà công nghiệp… nhưng đầu ra sản phẩm giống như gà thả vườn (gà ta). Đây là mô hình được nhiều nơi chọn lựa và đã cho hiệu quả cao.

                Một trong những yếu tố quyết định đến việc chăn nuôi có đạt hiệu quả cao hay không đó là chuồng trại phải đảm bảo.

                Chuồng gà được xây dựng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất là cách xa nhà ở, không chung với chuồng lợn, chuồng bò. Chuồng có hướng nam, đông nam để có ánh sáng mặt trời buổi sáng dọi vào diệt khuẩn, chống ẩm mốc. Hết sức tránh hướng đông bắc, tránh gió mùa rét lạnh thổi trực tiếp vào chuồng. Thiết kế chuồng có độ cao, rộng, mái dốc v.v… phù hợp với vị trí đất đai, tính đến điều kiện chống nóng, chống rét, đảm bảo thoáng mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, phòng được chồn cáo v.v…

                Tốt hơn hết là dành một khoảnh đất vườn, đồi to nhỏ tuỳ điều kiện và quy hoạch thành trại nuôi gà có chuồng, có kho thức ăn, dụng cụ, được bao che bằng tường, lưới, có cổng, có nội quy ra vào. Xung quanh chuồng có thể trồng cây xanh tán rộng theo khoảng cách thích hợp) để có bóng mát nhất là cho mùa hè.

                Nho Quan (Ninh Bình): Nhiều Mô Hình Nuôi Gà Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế

                Đây là một trong các hướng đi mà các cấp hội, đoàn thể ở huyện miền núi này gây dựng phong trào để cùng nhau xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho các hội viên.

                Thăm mô hình nuôi gà ri lai chọi thả vườn của anh Nguyễn Mạnh Hùng, xã Thạch Bình (Nho Quan – Ninh Bình) – Ảnh: Đinh Duy

                Đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Nho Quan cho biết: Toàn huyện có 22.700 hội viên sinh hoạt tham gia sản xuất ở 27 xã, thị trấn. Nguồn thu nhập từ cấy lúa, trồng rừng chưa thể thoát nghèo và nâng cao mức sống được. Nhằm hỗ trợ bà con nông dân phát triển kinh tế tại địa phương, năm 2023, Sở NN&PTNT đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh, Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật và tại chức Ninh Bình tổ chức các lớp đào tạo nghề nuôi gà thả vườn cho nông dân các xã: Văn Phú và Phú Sơn, huyện Nho Quan.

                Trong thời gian 2 tháng học nghề, các học viên được truyền đạt những kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi gà thả vườn như: Kỹ thuật úm, chăm sóc gà, phương pháp phòng chống dịch bệnh, nguồn thức ăn để có sản phẩm gà sạch, chất lượng tốt. Với kiến thức được truyền đạt, các học viên sẽ thực hành nuôi gà tại gia đình.

                Cùng với đó là được hỗ trợ về giống, thức ăn, vắc xin phòng bệnh cho đàn gà, chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật. Qua thực tiễn, đã xuất hiện mô hình nuôi gà ở xã Văn Phú, xã Phú Sơn cho hiệu quả rõ rệt. Nhiều hộ đã nuôi tiếp lứa thứ 2, thứ 3 và phát triển đàn gà quy mô lớn từ 3 trăm đến 8 trăm con và đang từng bước xây dựng thương hiệu gà sạch.

                Còn mô hình nuôi gà Đông Tảo ở xã Đồng Phong đang được chị em hội viên phụ nữ tập trung phát triển, mang lại giá trị kinh tế ổn định không chỉ cho gia đình, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Giống gà này đã đem lại lợi nhuận cũng như giá trị kinh tế cao với thu nhập hàng chục triệu đồng đến trên một trăm triệu đồng mỗi năm. Từ chỗ có 2 hộ gia đình hội viên phụ nữ đầu tư phát triển mô hình này, đến nay toàn hội đã có trên 10 hộ tham gia sản xuất.

                Để mô hình nuôi gà Đông Tảo được phát triển và nhân rộng trong việc phát triển kinh tế gia đình của hội viên phụ nữ, Hội phụ nữ xã Đồng Phong đang đưa ra nhiều giải pháp giúp đỡ các hội viên, trong đó tập trung vào việc hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật qua các lớp tập huấn phối hợp với các cấp, hội đoàn thể của tỉnh và huyện Nho Quan.

                Bên cạnh đó, cấp hội ở Đồng Phong tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn vay thông qua các kênh từ ngân hàng chính sách xã hội và các nguồn vốn khác để chị em phụ nữ đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi gà Đông Tảo và tiến tới xây dựng thương hiệu con nuôi đặc sản – gà Đông Tảo tại địa phương. Hiện nay việc nuôi gà Đông Tảo đang được nhiều gia đình hội viên phụ nữ xã Đồng Phong quan tâm.

                Nhờ nuôi gà siêu trứng, ở xã Gia Lâm có một điển hình “dám nghĩ, dám làm” vươn lên làm giàu. Được biết, trước khi nuôi gà siêu trứng, gia đình ông Bùi Văn Quế ở xóm 7, xã Gia Lâm mở trang trại nuôi vịt và gà thương phẩm với quy mô nhỏ nên lợi nhuận chăn nuôi không đáng kể.

                Đầu năm 2023, hưởng ứng chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình trang trại của địa phương, ông Quế đã thực hiện việc dồn đổi ruộng đất của gia đình về một khu để cải tạo và quy hoạch trang trại với quy mô trên 2 nghìn m2 để nuôi gà giống Ai Cập siêu trứng. Đây là giống gà có nhiều ưu điểm như: ít bệnh, dễ nuôi và năng suất trứng cao.

                Để chăn nuôi đạt hiệu quả, hệ thống chuồng nuôi gà được gia đình thiết kế quy mô công nghiệp, có hệ thống chiếu sáng, thông gió để luôn duy trì nhiệt độ phù hợp và hệ thống cung cấp nước uống tự động. Với cách thiết kế này, không chỉ đảm bảo vệ sinh môi trường mà còn hạn chế được dịch bệnh cho gà.

                Ngoài ra, việc cho ăn đúng khẩu phần và tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin là một yếu tố quan trọng để thành công trong chăn nuôi.

                Trang trại gà siêu trứng của ông Quế đang có 15 nghìn con, trong đó có 10 nghìn con gà đẻ và 5 nghìn con gà sắp đến giai đoạn sinh sản. Trung bình mỗi ngày ông thu khoảng 8 nghìn quả trứng với giá bán trung bình từ 1 nghìn đồng đến 1,7 nghìn đồng/quả.

                Hiện trang trại của ông Quế đã trở thành địa chỉ uy tín cung cấp trứng gia cầm cho các thương lái trên địa bàn và các địa phương lân cận. Nhờ có đầu ra và giá cả ổn định, năm 2023, trừ các khoản chi phí cho thu lãi 200 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình mà ông còn tạo việc làm ổn định cho 12 lao động địa phương.

                “Khi phong trào đã phát triển, mong muốn của các hộ dân là được tạo điều kiện về vốn, đầu ra cho sản phẩm. Các cấp Hội từ tỉnh đến địa phương phát huy vai trò định hướng thông tin, hướng dẫn các hộ dân ở các khu vực thực hiện liên kết, hình thành các tổ hợp tác để đăng ký thương hiệu sản phẩm, tạo điều kiện phát triển hơn nữa các sản phẩm gà” – đồng chí Nguyễn Văn Tùng, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Nho Quan chia sẻ.

                Giá Trứng Gà Ta Hiện Nay. Xây Dựng Mô Hình Nuôi Gà Ta Đẻ Trứng

                Mô hình nuôi gà ta đẻ trứng hiện đã rất phổ biến với bà con nông dân trên cả nước. Do có chất lượng tốt và hàm lượng dinh dưỡng cao, nên so với trứng gà công nghiệp, giá trứng gà ta vẫn luôn ở mức khá tốt và ổn định. Mô hình chăn nuôi này không đòi hỏi vốn lớn, phương pháp nuôi cũng đã rất quen thuộc, tuy nhiên bà con có thể áp dụng một số kỹ thuật nuôi mới để tăng năng suất trứng.

                Chuẩn bị trang thiết bị

                Để xây dựng mô hình nuôi gà ta đẻ trứng sinh lợi cao bà con cần chú ý hơn và khâu đầu tư trang thiết bị nuôi gà.

                Thiết bị cơ bản: nguyên liệu xây chuồng trại, vật dụng làm chuồng trại, mái che, chuồng gà, lưới quây, rãnh thoát nước, hệ thống nước vệ sinh chuồng trại,…

                Thiết bị cho gà ăn uống: khay ăn, khay uống, khay đẻ trứng,…

                Thiết bị công nghệ khác: hệ thống đèn chiếu sáng, cân để cân trọng lượng gà theo các giai đoạn, hệ thống lưu trữ thuốc men hoặc có thể đầu tư thêm hệ thống úm gà.

                Không chỉ đầu tư trang thiết bị, bà con cũng nên học hỏi và linh hoạt trong cách xây dựng, bố trí chuồng trại hợp lý. Ví dụ tùy theo giống gà bà con nuôi là gà nuôi nhốt hay gà thả vườn mà bà con thiết kế chuồng trại hợp lý.

                Hoặc có thể bố trí chuồng trại theo hình thức bán nuôi nhốt, có chuồng trại cho gà ăn uống, đẻ trứng, đẻ trứng, ngủ vào ban đêm. Đồng thời cũng có khoảng sân vườn trồng thêm một số loại rau, cỏ để gà ăn thêm giúp tăng năng suất và tiết kiệm chi phí thức ăn. Bà con nên chú ý đến cả hướng đặt chuồng gà, hướng tốt nhất nên là hướng Nam hoặc Đông Nam.

                Chọn gà giống

                Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong mô hình nuôi gà ta đẻ trứng. Bà con có thể tùy theo điều kiện mà mua gà con hoặc chọn mua trứng về úm. Nếu mua gà con có ưu điểm không phải đầu tư trang thiết bị úm trứng gà lại hạn chế được tỷ lệ trứng hỏng.

                Tuy nhiên cách này lại đối mặt với nguy cơ gà con không có sức đề kháng cao có thể chết sớm. Cách thứ ba bà con có thể lựa chọn là tìm mua gà phân phối, gà thường có trọng lượng khoảng 1 kg, lúc này gà đã có sức đề kháng, hấp thu thức ăn tốt và nhanh đẻ trứng.

                Thức ăn cho gà đẻ trứng

                Trong mô hình nuôi gà ta đẻ trứng bà con cần chú ý nhiều đến khâu ăn uống của gà, khâu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng trứng. Trong thời gian đầu khi gà còn nhỏ nên cho gà uống nước có hòa thêm glucozo theo tỷ lệ 10gram/lít, cho thêm vitamin C với tỷ lệ 1 gram/lít.

                Gà cần cho uống nước trước rồi mới cho ăn. Khi gà bước vào giai đoạn đẻ trứng thì cần cung cấp thêm chất dinh dưỡng để gà tăng trưởng và có sức đẻ. Bà con có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp nhưng cũng chú ý cho gà ăn thêm rau cỏ. Có thể là rau cỏ nhà tự trồng trong vườn thả gà để gà tự kiếm ăn. Hoặc có thể tìm mua thêm cỏ chuyên cho gà ăn sẽ đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng.

                Đảm bảo vệ sinh chuồng trại

                Bà con nên hạn chế người vào thăm chuồng trại nuôi gà nhất là với người lại. Việc người lạ tiếp xúc với gà nhiều có thể lây nhiễm một số bệnh cho gà nguy hại đến cả đàn gà.

                Vì đây là mô hình nuôi gà theo trang trại nên bà con cần đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại. Nếu chuồng trại không đảm bảo vệ sinh làm một con mắc bệnh thì có thể lây lan ra cả đàn gà. Cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại nhất là vào mùa hè nóng ẩm. Nhất thiết phải khử độc, sát trùng khi thay đàn gà mới hoặc khi có một con gà nhiễm bệnh. Sắp xếp vật dụng trong chuồng ngăn nắp gọn gàng. Ổ đẻ của gà cần cách mặt đất khoảng 50cm, có lót đệm và cần thay đều đặn, định kỳ.

                Trứng gà ta là một món rất dễ ăn và rất tốt cho sức khỏe. Ở Việt Nam lượng tiêu thụ trứng rất lớn, thêm nữa giá trứng gà ta luôn ở mức rất tốt và ổn định. Mô hình nuôi gà ta đẻ trứng này sẽ giúp bà con nông dân cải thiện kinh tế và dễ dàng áp dụng từ trang trại lớn đến hộ gia đình.

                Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Nuôi Gà Đẻ Nhiều Trứng, Ứng Dụng Trong Mô Hình Kinh Doanh Vùng Quê Nông Thôn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!