Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Chọn Gà Chọi Mắt Ếch được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những bạn đam mê môn chọi gà chắc chắn sẽ không còn xa lạ với cái tên gà chọi mắt ếch. Đây là một giống gà chọi khiến nhiều người sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng để sở hữu. Vậy loại gà chọi này có đặc điểm gì và tại sao lại nổi tiếng trong giới chọi gà đến thế? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Gà chọi mắt ếch dùng để chỉ những con gà có dị tật đặc biệt về mắt, đó là có phần mắt lồi lên, tối màu trông giống như mắt con ếch. Đây thực chất không phải là 1 giống gà đặc biệt nào đó, đơn thuần chỉ là cách gọi nhận biết những chú gà chọi tốt của giới chơi gà chọi.
Theo kinh nghiệm của những người chơi chọi gà kỳ cựu thì giống gà này đặc biệt quý hiếm, có tướng mặt dữ hơn những con gà chọi thông thường và chúng thực sự là những chiến binh khéo léo, dai sức. Việc sở hữu được 1 chú gà chọi mắt ếch là một niềm tự hào và đồng thời cũng chắc nắm phần thắng cao trong các trận đấu.
Đặc điểm nhận dạng của loại gà này:
– Mắt gà tròn hơi lồi lên phía trên, nhìn rõ viền mắt và màu mắt đen hoặc tối màu nhìn rất giữ tướng. Nếu muốn nhận biết chính xác hơn bạn nên nhìn kỹ vào đôi mắt của gà. Tròng mắt giống gà này có màu sậm, xung quanh có những đốm đen lấm tấm, gà chọi tốt sẽ có càng nhiều đốm đen. Theo kinh nghiệm đó là dấu hiệu của chú gà khỏe, lì lợm và hung hăng.
– Những chú gà chọi khỏe mạnh có phần con ngươi mắt sáng bóng và khi vào trận chiến thì có phần sắc lẹm.
Nói chung dấu hiệu nhận biết một chú gà chọi linh động khi ra đòn, hung hăng, máu chiến, đặc điểm quan trọng nhất chính là đôi mắt.
Nhiều người đã nói nếu bạn sở hữu được một con gà mắt ếch thì bạn sẽ cầm chắc 90% thắng lợi trong các trận đấu gà và đó là sự thật. Tất cả đều xuất phát từ thực tế và đặc tính của loài gà này. Chiến đấu chính là khả năng bẩm sinh của những con gà có dị thường ở mắt.
– Gà mắt ếch có tính hung dữ và hiếu chiến. Khi lao vào trận đấu là chiến đấu hết mình, không tránh né đối thủ ngay cả khi bị lép vế về ngoại hình, cân nặng.
– Trong quá trình nuôi nhốt bạn cũng có thể nhận ra được tính cách của chúng, đó là thường đi đơn độc và thích lao vào tranh giành mọi thứ, luôn muốn giành vị trí độc tôn.
– Trong các trận chiến đấu, giống gà này lại càng khiến các sư kê thích thú, thán phục với tài phán đoán và hạ gục đối thủ nhanh chóng bằng những cú đá cẳng chính xác như trời giáng.
Đó cũng chính là lý do vì sao dân chơi gà chọi thường săn lùng bằng được giống gà này và sẵn sàng móc hầu bao không tiếc tay để sở hữu một em. Nhiều người còn lặn lội lên các vùng núi Tây Bắc để tìm mua bằng được. Nó được ví như một niềm kiêu hãnh của các bậc đàn anh đàn chị chơi chọi gà.
Kinh Nghiệm Chọn Gà Chọi Hay
Ai cũng biết, đặc tính bẩm sinh của gà trống là hiếu chiến. Loại gà trống nào cũng thích kèn cựa nhau, dù ở tình trạng nào: hoang dã ngoài rừng núi hay được dưỡng nuôi trong các gia đình. Tuy nhiên, có một vài giống gà lại hiếu chiến hơn. Một vài loại có sức mạnh hơn. Và đôi khi, trong cùng một loại, lại có những con có dị tướng, có những ngón đòn lạ… mà người ta thường bảo là “thần kê”. Đó là lý do thúc đẩy những ai muốn chơi gà chọi thì cần phải tìm tòi và chọn lựa.
Thực vậy, không phải gà nào cũng chọi nhau được. Vì gà chọi là một loại gà đặc biệt, do sự đúc luyện liên tiếp qua nhiều năm nhiều đời. Trong loại gà này, người chơi cũng phải dày công kén chọn mới gặp được gà hay. Có nuôi gà hay mới bõ công săn sóc, mới có hy vọng thắng những cuộc chọi nhau và chủ nhân mối mong đoạt giải trong những ngày hội hoặc đánh cá, trong các cuộc chọi gà đỗ bác.
Thường thì những con gà dị tướng là những con gà hay. Nhưng những dị tướng đó, chỉ có các tay chơi sành sõi mới nhận thấy . Những con gà được gọi là linh kê hay thần kê thường có tướng lạ lùng. Với tướng lạ đó, gà đấu trăm trận trăm thắng. Đến lúc về già, cái khí thế oai hùng ấy cũng không mất. Cho nên, người ta thường dùng chúng để tạo nên những thần kê con, những linh kê cháu…
Gà có dị tướng
Trong cuốn Các thú tiêu khiển Việt Nam, tác giả Toan Ánh có cho biết là các tay sành chơi ở nước ta, đã phân biệt được 27 loại gà có dị tướng. Sau đầy xin đơn cử 5 loại trong 27 loại gà có tướng kỳ lạ đó:
+ Gà tử mị: Có 2 loại: Loại gà 1 khi ngủ thì năm ngay ngắn, sải cánh và xuôi giò; loại gà 2 khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi.
+ Gà quy: Hình giống như con rùa. Khi nằm nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào trống giống như thân con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lượt lông vũ.
+ Gà độc nhãn, độc dao: Gà độc nhãn, độc dao lúc mới sinh ra chỉ có một mắt, một cựa. Những con gà loại này thường rất hung ác dữ tợn, không bao giò nao núng trước địch thủ, đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy.
+ Gà mắt ếch, mắt mèo: Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà này rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục ngữ có câu: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy”.
+ Gà tam nhĩ: Gà có 3 lỗ tai. Ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai này thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải chú ý vạch lông ra mới thấy được.
Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy…của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi. Nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn gà chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân.
Người chơi gà khi kén chọn gà nòi trước hết nhắm ở bề ngoài, nghĩa là ở mã gà, nhất là ở màu sắc lông gà. Theo họ, sắc lông gà cũng có nhiều ảnh hưởng đến sự bền bỉ, gan lỳ và khôn ngoan. Năm màu lông thường được lựa chọn là: nhạn, xám, điều, ô và nghệ. Vì năm màu này thuận với Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Người chơi gà cần phải hiểu Ngũ hành của năm sắc gà để biết sự xung khắc theo nguyên tắc dịch lý. Đây cũng là một yếu tố khi cáp gà trong các trận đấu.
Đã là gà chọi thì con nào cũng biết chọi. Nhưng không phải con gà chọi nào cũng là gà chọi hay. Do đó các tay chơi mới phải lựa chọn, chọn lựa cách rất kỹ càng. Con gà hay trước hết phải có thân hình cân đối, mạnh mẽ và gân guốc. Con gà chắc chắn, gân guốc khi nhắc bổng lên, cặp giò không lòi chòi lạng quạng, cổ gà (gọi là cần) phải có bộ xương cho nhặt và ngắn, mỗi khi sờ tới thì gà thụt cổ vào dễ dàng. Mỏ gà phải nhỏ, miệng phải sâu, như vậy nó mới lanh lẹ khi mổ địch thủ. Chân phải lùn thì gà mới có những cái đá chắc và mạnh. Lông gà phải cứng để nó có sức chịu đựng khi giao phong.
Qua các nét chính yếu trên, con gà có thể được chọn. Thêm vào đó, gà còn có dị tưống hay gà nòi nữa là hay nhất. Gà nòi tức là con cháu của một con gà hay đã được nổi tiếng trước đây. Những con gà hay mà các tay sành chơi ở nước ta thường nhắc đến là:
+ Tại miền Nam: Gà Bình Định, gà Bà Rịa, gà Bà Điểm, gà Cao Lãnh, gà Kế Sách (Sóc Trăng), nhưng đặc biệt nổi tiếng nhất là gà Cao Lãnh và gà Bà Điểm. Gà Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp. Giống gà này lông nhiều, cựa nhọn, bay đá nhanh. Còn giống gà Bà Điểm ở Sài Gòn thì lông ít, cựa ngắn, nhưng gan dạ vô cùng.
+ Ngoài miền Bắc: Giống gà Kim Liên ở khu vực phía sau Khâm Thiên thuộc Hà Nội và gà Vân Hồ ở phía nam Hà Nội.
Ngày nay, nhiều tay chơi gà tìm cách lấy giống gà hay bằng cách cho lai nhau. Họ ghép mái Bà Điểm với trống Cao Lãnh, hoặc gà mái Cao Lãnh với gà trống Bà Điểm. Sự ghép giống này sản xuất ra loại gà lai có đủ các đức tính của cả gà cha và gà mẹ.
Quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn… Từ 1,8 – 2kg ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm, vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò…
Lưu ý:
+ Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
+ Chọn lựa giống tốt, không cho gà cùng bô, mẹ đạp mái lẫn nhau để tránh đồng huyết dẫn đến thoái hoá. Khi nở ra thường chọn con giống rặc bổ mẹ, mình dài, to, khoẻ, lông đẹp.
Sau khi chọn mái tốt cho phối với cồ đá hay. Trong quá trình đẻ trứng cho ăn đủ chất. Khi nở, gà con nuôi thả bình thường, ngoài cho ăn tấm, bột bắp, cám gạo, lúa… hàng tuần cho ăn thêm bột đậu xanh, rau xà lách, lươn con, trứng vịt lộn, lòng đỏ trứng gà, thịt bò để tránh trường hợp đói con (suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ). Như vậy mới đủ dinh dưỡng, để khi lớn lên đủ tiêu chuẩn trở thành gà đá thực thụ, bền bỉ dẻo dai, có sức mạnh vô địch như một võ sĩ.
Khi gà đá 6 tháng tuổi chỉ cho ăn lúa rửa sạch và nuôi nhốt. Đến 8 tháng tuổi, khi đã tròn tiếng gáy thì cắt tai, cắt tích, cắt lông già. Lúc này bắt đầu huấn luyện gà bằng cách cho đá xổ. Lần đầu 10 phút, lần 2, lần 3 khoảng 10 – 15 phút, rồi trọn hồ (20 phút). Ngoài ra còn tập chạy lồng để chân gà khoẻ, dẻo dai.
Lúc này có thể đánh giá được gà đá hay, đá dở, có sanh thế hay không (thế sáng tạo trong lúc đá) và đá ở thế kèo trên hay kèo dưới (tức gát cần lên trên hay dưới đối phương), ớ giai đoạn này nhiều con có thế đá rất độc đáo: đá hầu (đá vào cổ họng, có khi làm đứt thực quản đối phương), đá mồng, mặt (làm đuôi mắt, tím đầu đối phương), đá xỏ ngang (làm đối phương dễ gãy cần (cổ). Có con đá ngang bảng lưng (làm tổn thương phổi đối phương). Gà có sanh thế thì quý hơn nhiều lần gà thuần thế. Kinh kê xưa nói về đặc điểm gà đá hay:
“Tuyển chọn gà kê giống đá hay.
Không gì bằng độc dấu đá hay
Mình thuyền gối thắt lưng xuôi mái
Cổ ngẩng chân cong mỏ lại ngay (thẳng)
Tiếng gáy nghẹn ngào mà giọng gắt
Bước đi ngón chúm ít gà tày
Tự nhiên đầu lắt, hay né giỏ
Cáp độ ra trường ắt thắng ngay” .
Hay:
“Nhất thời chân chúm vãi ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng” .
Chọn gà đá nên chọn gà từ 3,2 – 3, 5kg săn gọn, không nên chọn gà mập 3,8 – 4kg nặng nề chậm chạp. Gà đá hay thường có đặc điểm: mình dài, lông mướt, mồng to, vảy mỏng, câu tròn, gối thắt, ngón nhỏ dài, tam sơn rộng nhưng cũng không nhất thiết vậy. Có con nhìn bề ngoài nhỏ con, không đẹp nhưng đá rất hay.
Con gà như cầu thủ bóng đá, có tư chất đá hay nhưng không có thầy huấn luyện chu đáo cũng không trở thành gà đá hay được.
Cho nước giống như là cấp thêm thuốc trợ lực, khoẻ lại ngay sau một hồ đá, tiếp thêm sức cho hồ sau. Cho nước nơi nào gà dễ thở như nách, lưng chẳng hạn. Nhìn gà để biết sức khoẻ của chúng, nếu không khoẻ mà ép chúng đá thì gà sẽ bị thua nhanh chóng.
Chọn gà tài theo 5 bộ phận trên mình gà
Chọn gà tài trước tiên là xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường.
+ Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền.
+ Cổ to, dài, thẳng.
+ Lưng rộng, cánh dài.
+ Đùi to, phần đùi dài hơn phần cán.
+ Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng, khô.
Tuy nhiên, như ông bà xưa thường nói “dị kỳ tướng tất hữu kỳ tài”, cũng có trường hợp gà có dị tật nhưng có tài.
Chọn gà theo màu lông
Về chọn màu lông, trong các loại màu ô, xám, tía, nhạn, cải, ó… thông thường có 3 màu lông phổ biến: ô, tía, xám. Gà màu ô phải là ô ướt hoặc ô toàn sắc; gà tía phải là tía mật ngã màu đen; gà xám phải là xám khô, vì vậy dân gian mới có câu rằng: “Nhứt điều ô, nhì xám khô, ba ô ướt”.
Nếu như chọn gà xám, không nên chọn gà chân trắng, vì gà xám chân trắng sức không bền, dễ thua, ngược lại gà tía chân trắng thì hay, bén đòn nên có những câu:
“Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng chân chì mua chi giống ấy”
Nếu chọn được tía ngũ sắc (năm màu lông) chân trắng thì khó có gà nào địch nổi, ngoại trừ thần kê. Chỉ giống gà ô mối có thần kê, vậy mới có câu:
“Gà ô chân trắng mỏ ngà.
Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê”.
Một số màu lông và chân gà không nên chơi:
+ Gà nhạn (lông trắng) chân chì, dù tài cách mấy cũng không nên nuôi và đem ra trường đấu.
+ Gà xám chân trắng: Cũng là lỗi, chân gà này đa số thường kém tài.
+ Gà cú ra trường đấu thường cũng không gặp may, có khi nhìn tưởng thắng mười mươi nhưng rốt cục lại thất bại.
Chọn gà hay qua tiếng gáy
Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê. Người ta nói: “Gà sợ nhau tiếng gáy” là do đó mà ra.
Chọn vảy gà hay, gà tài
Chọn vảy gà hay, gà tài rất quan trọng. Đòn, thế đá của gà hay, gà tài thường thể hiện trên vảy ở hai chân. Có hằng trăm loại vảy tốt khác nhau, nhưng tiêu biểu là các loại vảy: tứ trụ, liên chu, liên giáp nội, đại giáp, tam tài, trường thành, huỳnh kiều, xuyên thành giáp, chân lông vảy loạn, án thiên đệ nhất, án địa (địa phủ), giao long (hai hàng trơn), lục đinh (3 cựa mỗi chân), nếu lục đinh có 2 cựa rung rinh gà ấy mới quý; đặc biệt gà có vảy “đệ nhất thần đao” (linh giáp tử) được gọi là “linh kê” …
Tuy nhiên chọn gà cho được một trong các loại vảy trên cũng rất khó. Có một số đặc điểm đặc biệt của gà tài mà chỉ có chủ mối biết: gà có vảy “yểm long”, vảy này rất nhỏ nằm núp dưới một vảy của ngón chân nội hoặc ngoại, vảy này cũng được gọi “dặm đầu tằm” hoặc “lưỡi đầu rồng” nếu vảy núp dưới ngón ngọ (ngón giữa) gọi là vảy “núp đấu” gà có vảy “yểm long” là gà chiến, có nhiều đòn hiểm; gà có bớt lưỡi (bớt son tốt hơn bớt đen), cũng là gà quý. Gà lông voi cũng là gà tài: lông cứng, dẻo, xoắn như dây thép thường mọc 1 lông ở đuôi, hoặc 2 lông ở 2 cánh.
Cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long… Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp… vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng.
Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng
Trong dân gian truyền rằng gà ba giái hoặc một giái cũng là gà tài nhưng điều này chỉ mang tính chất tương đối. Chọn gà tài còn xem cả cách đi, dáng đứng:
“Nhất thời hốt cát vãi ra
Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”
“Hốt cát vãi ra” là khi bước các ngón chân gà chụm lại quăng về phía trước. “Lắc mặt” là khi đi hoặc đứng gà luôn luôn lắc mặt trừ khi ngủ hoặc đang thi đấu. Gà “né lồng” là gà khi úp giỏ thường bò sát đất né cái bóng của lồng úp.
Chọn gà khi ngủ
Người sành chơi còn chọn gà khi ngủ: Gà ngủ trên cây thõng đầu xuống đất hoặc ngủ dưới đất trải dài cổ, xoãi cánh là kiểu “ngủ đầu xà”, hay “tử mỵ”, gà này cũng thuộc loại hiếm quý, gan dạ, đại tài. Nhưng quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá sỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Gà chạy kiệu cũng là loại gà tài
Khi xáp trận gà kiệu chỉ tranh đá đối phương một vài hiệp rồi bỏ đối phương chạy vòng theo di (mành), đối phương chạy theo thì quay lại đá tạt vào mặt khiến đối phương phải mù mắt hoặc gãy mỏ; song quý nhất trong giao đấu là loại gà biết sinh thế, bất kỳ các loại thế nào của đối phương cũng ứng tác để trừ và sinh thế khác đánh trả…
Quan trọng nhất trong gà đá là đòn và thế. Ở miền Trung, cựa gà được bịt bằng băng keo, chủ yếu để gà dùng đòn, thế thi đấu, hạn chế đấu cựa. Những thế đòn tốt là: cột kèo hai bên đá xỏ ngang, hoặc đá bản lưng (mã kỵ); gà đi dưới thì luồn lách đâm lườn, xỏ vỉa hoặc đá mé hầu. Một số đòn thế khác như đá khấu, mé, cần ba, quăng chân không cũng là những đòn thế hiểm.
Chăm sóc gà rất khó đòi hỏi sự siêng năng khi cho ăn cần treo lên cao để gà có thể nhón chân vì thế gà đá sẽ hay hơn. Khi cho ăn cần đãi sạch lúa đôi khi cho ăn thêm mồi có thể là thịt bò, tép, lươn, ngoài ra cho ăn thêm giá hoặc cà để gà mát đá đòn mạnh, cần chọn gà có những vảy sao để có thể chống trả đòn hiểm của đối thủ: hai hàng trơn, tứ trực, song âm song dương, ám long… Ngoài ra có thể chọn những gà có vảy: gạc thập, xuyên đao, huyền trâm, hàm long, địa giáp… vì có thể giết địch thủ rất nhanh chóng
Kinh Nghiệm Chọn Và Nuôi Gà Chọi
Nuôi gà chọi cần phải chuyên sâu và khoa học. Nhưng không phải ai cũng biết cách để có thể huấn luyện nên một chú gà tài ba.
Nuôi gà chọi có phức tạp không ?
Trước hết bạn cần có được cái nhìn tổng thể về cách nuôi gà chọi1. Chọn giống gà chọi
Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà chọi nổi tiếng như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam Bộ có gà Bình Định, Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa…
Gà chọi cần chọn giống mái chuẩn. Các cụ có câu : ” chó giống cha, gà giống mẹ”. Những chú chiến kê có sự gan lì, sức bền, nhiều thế độc là do di truyền từ gà mẹ.. Cách chọn là những con gà mái có thể chất khỏe mạnh, tính khí hung dữ , đời trước và đời sau của nó có nhiều con trống tài ba. Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì, có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống
Cũng không thể không quan tâm tới gà trống bố. cách chọn là gà bố phải thắng ít nhất từ hai độ trở lên và thuộc dòng gà chuẩn. có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp. Gà bố cần có thành tích cao, tuổi từ 1,5 đến 4 tuổi ( không đồng huyết với gà mái đã chọn). một con gà hay phải có tầm vóc to lớn, cơ bắp khỏe mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt nhỏ và sâu, lớp vảy ở cẳng chân dày và cứng.
2. Dinh dưỡng của gà chọi
Để gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cách nuôi là để ăn tự do và thả dông, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cần ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
* Khẩu phần ăn của gà con tách mẹ ( ăn tự do):
– cám gạo : 10%
– bắp : 20%
– lúa : 30%
– Cá tươi nấu chín : 20%
– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
* Khẩu phần của một chú gà trống thi đấu/ngày:
– Lúa : 0.25 kg.
– Rau, giá : 0.10 kg.
– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Nhiều người còn có cách là cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu của chúng.
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể để gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. Khi gà được 1,8 – 2kg cách chọn những con gà tốt là gà có những ưu điểm sau: quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.
Từ lúc này ta chỉ để gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng nên gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò,… Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
cách chọn thức ăn của gà chọi
Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.
Ngày xưa “gà chấm niên” (đúng một năm) mới tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, để gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà vì thế cũng ngắn hơn.
Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn của gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má.3. Luyện tập gà chọi : nhất khỏe nhì tài
+ Thường xuyên vần gà chọi
+Quần sương: luyện gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu
+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
+ bạn cũng phải thường xuyên vỗ hen gàDành thời gian chăm sóc gà chọi liệu có đáng không ?
Cách nuôi gà chọi cũng khá phức tạp đúng không?Bạn hãy tưởng tượng mình có một chú gà chọi bách chiến bách thắng thì sẽ như thế nào ? Nếu bạn có một trang trại gà chọi với doanh thu hàng trăm triệu mỗi năm thì sẽ tuyệt ra sao? nếu bạn nắm được cách nuôi gà chọi thì bạn sẽ có mọi thứ nói trên.
Quan trọng hơn cả là chúng ta sẽ được thỏa mãn niềm đam mê của mình. Thật tuyệt vời đúng không các bạn?
Kinh Nghiệm Chọn Vẩy Gà Chọi Thần Kê
Kinh nghiệm chọn vảy gà chọi thần kê được tích lũy từ các chuyên gia, cách xem vảy gà chọi thần kê chính xác nhất từ các kinh nghiệm lâu năm
Ngoài việc lựa chọn về ngoại hình của gà nói chung thì người nuôi gà cần phải chú ý đến việc lựa chọn bộ phẩn của gà và cần chú ý đến những chú gà mà đã có vẩy tót, ảnh hưởng hiểu đến đòn đá của gà.
Với gà nòi đá hay hoặc dở thì phần lớn đều là do bộ phận ở chân. Chân phải vuông, sắc cạnh như cây thước kẻ, gân guốc, chắc chắn như một khúc roi song, trên đó đều có vẩy khá tốt thì và mới dữ.
Người ta thường có thói quen, khi bế gà ở trên tay, trước tiên là coi sơ về mặt, xem nó có lanh lợi hay không, và sau đó thì quan sát kỹ về bộ chân. Bộ chân tuy là nhỏ nhưng lại có khá nhiều cái để mình cần quan tâm. Tùy thuộc vào trình độ hiểu biết của mỗi người về vẩy gà mà có được mức độ chú ý khác nhau.
Cách lựa chọn vẩy ở chân gà đá:
Gà đá đều cần ở nước khuya, nghĩa là có thể đứng vững suốt trận đá, để có được gà như thế thì ta cần phải lựa chọn gà có vẩy ở những ngón chân như sau:
– Ngón thới: phải có bảy vảy, nhiều hơn càng tốt. Ngón thời của gà rất quan trọng, được coi là cái cựa thứ hai của gà vì ngón thới cũng đâm.
– Ngón nội: phải có 19 vảy trở lên.
– Ngón ngoại: Phải 14 vảy mới tốt
– Gà nào ngón chân ngắn, không đủ số vảy cần thiết thì có thể đứng yếu, đá dễ té, và đứng lâu không bền.
Nếu gà nòi mà cho ra đòn đau thì ai cũng ưa chuông hết. Bị một lần trúng đón thì đối thủ phải xiểng niếng, hoặc có thể kêu lên một tiếng khá đau đớn. Gà mà cho ra đòn đau như thế tức là gà có vảy dâu săn, vẩy dâu săn thì có hình hạt bắp, có khía nhọn, cho ra đòn khá đau.
Những chú chân gà nòi có vẩy đóng hình chữ nhân từ trên xuống dưới, những long vẩy này đều nhau thì được gọi là vẩy hai hàng trơn. Vảy này khá tốt, nên lựa chọn nuôi. Và ngoài ra phải có vẩy độ lớn, no tròn thì mới tốt. Những chú gà mà hai hàng trơn là những chú gà ai cũng lựa chọn nuôi, bởi không có một vảy nào xấu hết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Chọn Gà Chọi Mắt Ếch trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!