Xu Hướng 12/2023 # Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày đăng: 2023-04-04 07:19:39

I. Quy định chung nuôi gà đông tảo sinh sản

– Khi ra vào chuồng nuôi mọi người đều phải tuân thủ các bước tiêu độc, vô trùng theo quy định của trại.

– Công nhân và cán bộ kỹ thuật phụ trách phải có mặt tại trại đúng giờ quy định 7 giờ và 13 giờ; thay y phục, bảo hộ lao động (tại nơi quy định) trước khi vào khu vực chăn nuôi và chấp hành nghiêm thời gian làm ngoài giờ theo lịch phân công trực nhật.

– Công nhân chăm sóc nuôi dưỡng và cán bộ kỹ thuật phụ trách ở các khu chăn nuôi phải chuyên biệt. Cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra phải tuân thủ khâu vô trùng trước khi sang khu chăn nuôi khác.

– Cán bộ kỹ thuật phải báo cáo cho BLĐ trại về tình hình sản xuất, tình hình dịch bệnh lúc 8 giờ và 14 giờ. Xin ý kiến lãnh đạo trại để giải quyết các công việc đột xuất; nếu Lãnh đạo trại không giải quyết được phải báo cáo về phòng KT-CTGNN để được hỗ trợ hoặc xin ý kiến Ban Giám Đốc.

– Hàng tuần trưởng trại họp CBKT và công nhân để đánh giá kết quả thực hiện QTKT sản xuất tại trại và rút kinh nghiệm, đưa ra hướng khắc phục tồn tại.

II. Yêu cầu chuồng trại để nuôi gà đông tảo sinh sản

– Chọn khu đất yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, phải đảm bảo tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi ngày và đêm chênh lệch không cao, tránh chim chuột, dễ chăm sóc và dễ quản lý.

– Các ổ đẻ được đặt liền nhau cao 0,5 m phía góc chuồng hoặc xung quanh chuồng.

– Hệ thống máng ăn máng uống đặt liền nhau

– Sào đậu cho gà ngủ ban đêm: Mặt sào cách nền chuồng 40 cm, cách tường 25 cm, cây cách cây 50 cm (nếu sử dụng sàn đậu thì diện tích sàn đậu chiếm 1/4 diện tích chuồng nuôi. Sàn đậu có thể làm bằng tre hoặc tràm).

III. Kỹ thuật nuôi gà đông tảo sinh sản 3.1. Giai đoạn úm gà đông tảo con 3.2. Giai đoạn gà giò (4 – 9 tuần)

– Mật độ nuôi: 1 con/m2

– Thời gian chiếu sáng 18/24 giờ

+ Ban ngày: sử dụng ánh sáng tự nhiên.

+ Ban đêm thắp sáng bằng bóng điện loại 4U: 4-6 giờ và từ 18 giờ đến 22 giờ. Trong trường hợp thời tiết thay đổi, gà có biểu hiện lạnh (dồn đống) thì thắp bóng đèn tròn 75W để sưởi ấm cho đàn gà (1 bóng/25 m2, treo cao so với nền chuồng 1 – 1,5m).

– Bố trí máng ăn, máng uống: máng ăn máng uống đặt liền nhau, sử dụng kiểu máng tròn (đường kính 15 cm), bình quân 30 – 40 con/máng, treo cao 5 – 10 cm so với nền chuồng.

– Chăm sóc, nuôi dưỡng: Cho gà ăn 4 lần/ngày. Lần 1: sáng 07h30 (40%), lần 2: 10h30 (20%), lần 3: 13h 30 (15%), lần 4: 16h30 (25%).

– Chuyển cho ăn thức ăn gà hậu bị ở 9 tuần tuổi. Giai đoạn 9 tuần tuổi trọng lượng gà mái phải đạt 730gr/con.

– Nước uống: Thường xuyên kiểm tra và châm nước vào máng uống cho gà, đảm bảo gà luôn có đủ nước uống (đặc biệt khi cho gà ăn). Trước khi châm nước mới vào bình phải loại bỏ nước cặn trong bình. Dùng nước mưa, nước máy, trường hợp dùng nước giếng phải đảm bảo tiêu chuẩn nước (bảng 4 phần phụ lục 1).

– Chọn gà hậu bị: Cuối tuần thứ 9 (chọn theo tiêu chuẩn chọn giống gà hậu bị ở bảng 2 phần phụ lục 1). Tách đàn trống mái nuôi riêng, những con không đạt chuẩn giống chuyển sang nuôi gà thịt.

3.3. Giai đoạn gà hậu bị (tuần 10- 19)

– Mật độ nuôi: 5 – 6 con/m2

– Chiếu sáng: Sử dụng ánh sáng tự nhiên

– Thức ăn và nước uống: Cho ăn tăng dần theo thể trọng, định mức ở tuần thứ 10: 55gr/con/ngày, tuần thứ 19 là 85gr/con/ngày (theo bảng 1); tuần thứ 19 chuyển sang thức ăn gà đẻ. Nước uống Tương tự như gà giò.

* Ghi chú: Giai đoạn này máng ăn, máng uống phải bố trí hợp lý để đảm bảo đàn gà phát triển đồng đều.

– Kiểm tra mức độ tăng trọng của gà hậu bị: 2 tuần kiểm tra 1 lần, cân 10% trên tổng đàn (cân lúc buổi chiều mát hoặc lúc trời tối để hạn chế strees cho đàn gà). Từ kết quả kiểm tra thể trọng để phân đàn và điều chỉnh định mức ăn cho gà. Nếu trọng lượng gà cao hơn hoặc thấp hơn trọng lượng chuẩn 15% thì giảm hoặc tăng thức ăn 5% (trọng lượng chuẩn xem bảng 5 phụ lục 1).

– Tuần thứ 16 xổ lãi cho gà.

– Chọn gà để nuôi đẻ: cuối tuần thứ 18 phân loại gà, chọn những con đạt chuẩn làm mái sinh sản (bảng 5 phần phụ lục).

3.4. Giai đoạn gà đẻ (từ tuần thứ 19 trở đi )

– Mật độ nuôi: 4 – 5 con/m2; gà trống và gà mái nuôi chung, tỷ lệ trống/mái: 1/8-1/10

– Thời gian chiếu sáng: (đảm bảo16 giờ)

+ Tuần 20: Từ 6 giờ sáng đến 20 giờ đêm

+ Tuần 21: Từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm

+ Từ tuần 22 trở đi: Từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm

– Thức ăn: Cho ăn thức ăn gà đẻ; định mức 85-93gr/con/ngày (tỷ lệ trứng tăng 10% thì thức ăn tăng 4% nhưng lượng thức ăn/con/ngày không quá 120gr/con/ngày (Xem bảng 1 phần phụ lục 1).

– Chăm sóc:

+ Máng ăn: sử dụng máng ăn tròn đường kính 40 cm, treo cách mặt đất 15 – 20 cm, bình quân 20 – 30 con/máng.

+ Cho ăn 2 lần/ngày (sáng cho ăn 75% lượng thức ăn/ngày, chiều cho ăn 25% thức ăn còn lại). Thời điểm cho ăn: sáng lúc 8 giờ, chiều 14 giờ.

+ Nước uống: Đảm bảo 250ml/con/mgày; sử dụng loại bình chứa nước 8 lít, bình quân 20 – 30 con/bình, đặt bình nước uống cách máng ăn 1m; cao cách nền 15 – 20 cm.

+ Vệ sinh chuồng:

Nền chuồng: 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi

xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh, Chuồng nuôi có mùi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng. Giữ lớp đệm khô ráo, để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.

thay chất độn chuồng phải nhẹ nhàng tránh gây xáo trộn mạnh)

+ Thường xuyên kiểm tra cách ly những con bệnh và loại những con nghi mắc bệnh

truyền nhiễm.

+ Theo dõi loại bỏ những con đẻ năng suất không cao.

IV. Vệ sinh phòng bệnh cho gà đông tảo sinh sản 4.1 Vệ sinh, sát trùng:

* Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:

– Loại bỏ những rèm cũ (rách), mang xa khu vực nuôi dưỡng xử lý.

– Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,….) sau đó phơi khô và phun thuốc sát trùng toàn bộ trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, khu vực xunh quanh chuồng nuôi bằng dung dịch formol 2%. Sau đó để trống chuồng từ 7-14 ngày.

– Thao tác vệ sinh chuồng cần tuân thủ:

+ Đưa tất cả trang thiết bị ra ngoài, ngâm vào nước cọ rửa, đánh sạch những chất bẩn

+ Sát trùng bằng thuốc sát trùng như Biodin, formol, benkocid…..

+ Để trống chuồng

– Bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng Sulfat đồng 5%

* Con người:

– Hạn chế khách thăm viếng

– Khách tham quan (có sự chấp thuận của Trung tâm hoặc BLĐ trại) vào trại phải mặc

đồ bảo hộ và tuân thủ theo quy trình tiêu độc của trại.

– Cán bộ kỹ thuật và công nhân phải chấp hành nghiêm quy định:

+ Mặc và thay đồ bảo hộ lao động khi vào trại và ra khỏi trại tại nơi quy định.

+ Thực hiện nghiêm các thao tác đi vào trại như: Lội qua hố sát trùng, hạn chế đi lại

giữa các khu vực nuôi.

4.2. Phòng bệnh trị cho gà đông tảo:

– Phòng bằng kháng sinh và tăng cường sức đề kháng:

Vào giai đoạn giao mùa tháng (9, 10, 11, 2, 3, 4 ân lịch) và những thời điểm khí hậu thay đổi đột ngột phải dùng kháng sinh và chất tăng sức đề kháng phòng chống stress và phòng bệnh viêm đường hô hấp.

– Phòng bằng vaccine: Tiêm phòng lặp lại bệnh các bệnh THT, Newcastle và H5N1 sau 5-6 tháng tiêm (xem phụ lục 2).

V. Thu hoạch và bảo quản trứng gà đông tảo sinh sản 5.1. Thu hoạch trứng gà đông tảo

– Thu hoạch trứng: 3 lần/ngày: Lần 1: 9 – 10 giờ; lần 2: 13 giờ; lần 3: 16 giờ

Sau khi thu trứng phải phân loại: Trứng đạt tiêu chuẩn giống đặt nhẹ nhàng vào khay, đầu lớn quay lên trên, chuyển vào kho bảo quản, đánh số và xếp theo lô; trứng không đạt tiêu chuẩn để riêng (bán thương phẩm).

– Các khay xếp chồng lên nhau ( khay nhựa không quá 8 khay, khay giấy 3-4 khay)

5.2. Bảo quản trứng để ấp

– Nhiệt độ và ẩm độ bảo quản tốt nhất 15-20oC

– Ẩm độ 75%

– Thời gian bảo quản trứng tốt nhất không quá 5 ngày

TIN TỨC KHÁC :

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản

/ Tin tức / Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản

Gà Đông Tảo sinh sản là một loại gà cần được chăm sóc rất đặc biệt và kỹ lưỡng. Chính vì việc chọn loại gà này khắt khe nên trong các bước nuôi gà cần đặc biệt chú ý để tạo ra những cặp gà Đông Tảo bố mẹ đạt được yêu cầu cao. Vậy bạn đã biết các Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo sinh sản ? Cùng tìm hiểu ngay thôi

Chuẩn bị cơ sở vật chất trước nuôi

Đặc điểm gà Đông Tảo thuần chủng sinh sản có yêu cầu rất cao về lứa tuổi, sức khỏe cũng như bề ngoài nên chăn nuôi cần cực kỳ cẩn thận. Ngay từ lúc bắt đầu nuôi, bạn cần chuẩn bị một số cơ sở vật chất để đảm bảo chăm sóc gà từ khi mới nở đến khi gà bắt đầu sinh sản. Bạn cần chuẩn bị rèm che chuồng cho gà để bảo vệ khỏi một số tác nhân môi trường gây hại đến quá trình phát triển của gà sinh sản. Chuẩn bị lồng gà theo số lượng gà bạn cần nuôi. Thường một chuồng có diện tích khoảng 1,2 mét vuông, 3 ngăn. Chuẩn bị đầy đủ máng ăn uống, các dụng cụ vệ sinh sát trùng chuồng gà thật cẩn thận.

Chuẩn bị chuồng trại thật vệ sinh để đón gà Đông Tảo sinh sản

Để nuôi gà Đông Tảo thịt sinh sản tốt nhất, bạn nên nuôi ngay từ khi gà mới nở đến khi gà đạt độ tuổi sinh sản 1,5 đến 2 năm tuổi. Đặc biệt trong quá trình nuôi cần phải đúng phương pháp, đúng thời điểm sẽ cho ra những con gà Đông Tảo có năng suất sinh sản cao. Quá trình nuôi gà Đông Tảo sinh sản cần kiểm tra gắt gao thường xuyên để thanh lọc, loại bỏ những con gà không đạt tiêu chuẩn, tránh lãng phí trong quá trình chăm sóc gà. Một số những kiến thức cơ bản như chế độ ăn của gà cần theo dõi và thay đổi theo cân nặng của gà được kiểm tra khoảng 2 tuần một lần. Chế độ chiếu sáng cũng tùy vào độ tuổi của gà và giai đoạn phát triển của gà

Nuôi gà Đông Tảo sinh sản từ khi mới nở là tốt nhất

Chăm sóc trong giai đoạn gà đẻ

Khi gà bắt đầu vào giai đoạn sinh sản, bạn cần phải chú ý đến việc cung cấp nước uống và chế độ dinh dưỡng của gà. Nước uống của gà cần cung cấp khoảng 250ml một con một ngày. Nhiệt độ môi trường khoảng 26 độ C, giữ chuồng trại luôn luôn thoáng mát. Ánh sáng luôn được cung cấp đầy đủ, khoảng 16 đến 18 tiếng chiếu sáng một ngày với cường độ ánh sáng khoảng 4W/mét vuông. Theo dõi trọng lượng cơ thể gà thường xuyên, nếu 5-6 tháng bắt đầu từ lúc sinh sản thì trọng lượng của gà cần phát triển chậm lại. Tuy nhiên trọng lượng cũng không được giảm vì điều đó đồng nghĩa số trứng của gà sinh ra cũng sẽ giảm

Một đôi gà Đông Tảo sinh sản đạt chất lượng bởi chăm sóc tốt

Bạn có thể mua gà Đông Tảo thuần chủng sinh sản và các loại gà Đông Tảo khác tại những trại gà uy tín như Trại gà Đông Tảo Trưởng để có được chất lượng tốt nhất

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Xóm Tân Tiến, xã Đông Tảo, Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên

Điện thoại: 0973.3333.64

Email: [email protected]

Số tài khoản: 2408.2052.07520

Ngân hàng Agribank chi nhánh Khoái Châu Hưng Yên

Quy Trình Nuôi Gà Sao Sinh Sản

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi gà sinh sản thường là hướng Nam, hoặc Đông Nam. Chuồng nuôi thiết kế theo kiểu bán chăn thả, nửa ngoài không cần mái che nhưng phải được quây kín bằng lưới tránh gà bay mất. Ngoài ra còn phải có hệ thống sào đậu cho gà vì chúng rất thích bay nhảy lên cao nơi hẻo lánh, đồng thời giúp cho gà Sao có thêm không gian sống, mặt khác còn là chỗ để cho gà Sao tránh kẻ thù. Chuồng nuôi còn phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và phải lắp hệ thống chiếu sáng cho gà. Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, chắc chắn.

Chọn gà giống

Gà 1 ngày tuổi chọn những gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bông lông, bụng gọn, chân mập, cứng cáp không dị tật đi lại bình thường, mỏ khép kín. Có màu lông đặc trưng của giống và khối lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn giống. Tránh chọn nuôi những gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông.

Dụng cụ chăn nuôi

Rèm che: Dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi để giữ nhiệt, tránh gió lùa và mưa bão.

Quây úm: Bằng cót. Chiều dài 4 m, chiều rộng 0,5 m.

Máng ăn: Giai đoạn gà con có thể dùng mẹt hoặc khay tôn. Khay bằng tôn có kích thước 80×100 (cm) sử dụng cho 100 con gà. Sau đó chuyển dùng máng bằng tôn dài hoặc tròn.

Máng tôn tròn sử dụng cho 15 con/máng. Máng dài 3 m, cao 5 – 7 cm, sử dụng cho 60 con. Máng uống: Giai đoạn gà con dùng máng gallon 1,5 lít. Chuyển giai đoạn dò, hậu bị và sinh sản dùng máng gallon 4 lít.

Thiết bị sưởi ấm: Có thể dùng bóng hồng ngoại, bóng đèn điện tròn, chụp sưởi, hoặc ở vùng sâu vùng xa có thể dùng bếp than, lò ủ trấu… Khi sử dụng than chú ý thiết kế sao cho khí thải của than phải được đưa ra khỏi chuồng.

Gà đẻ dùng ổ sập bằng tôn hoặc gỗ: Ổ đẻ bằng tôn chiều dài 1,53 m; chiều rộng 0,33 m; chiều cao mặt sau 0,6 m; chiều cao mặt trước 0,4 m; chiều ngang mỗi ô của ổ đẻ 0,27 m. Mỗi ổ đẻ có 6 ô. Mỗi ô của ổ đẻ sử dụng cho 8 con gà mái đẻ.

Ổ đẻ bằng gỗ: Chiều dài 1,8 m; chiều rộng 0,33 m; chiều cao mặt sau 0,6 m; chiều cao mặt trước 0,4 m; chiều ngang mỗi ô của ổ đẻ 0,28 m. Mỗi ổ đẻ có 6 ô. Mỗi ô của ổ đẻ sử dụng cho 8 con gà mái đẻ.

Mật độ nuôi

Mật độ nuôi tính chung cho cả gà trống và gà mái: 3 – 3,5 con/m 2. Các giống gà khác ghép trống mái theo tỷ lệ 1/10 hoặc 1/12, nhưng gà Sao chỉ ghép được theo tỷ lệ 1 trống/5 – 6 mái. Thời điểm ghép lúc 24 – 25 tuần tuổi. Nên chia gà Sao thành các ô nhỏ. Điều này sẽ tránh gà bị đè chết khi bị stress do ngoại cảnh gây nên.

Chăm sóc

Thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt, cân đối đủ mức đạm, năng lượng và cần bổ sung bột đá, bột vỏ sò nhiều gấp 3 – 4 lần so với các giai đoạn trước để gà tạo vỏ trứng. Nước uống và cho uống: Phải đảm bảo sạch, mát. Thay nước 1 – 2 lần trong ngày để nước sạch mát hơn.

Chế độ chiếu sáng: Sử dụng ánh sáng 24/24 giờ. Ban ngày sử dụng ánh sáng tự nhiên, buổi tối thắp bóng điện. Cường độ chiếu sáng: 3 – 3,5 w/m 2 nền chuồng.

Thu trứng và bảo quản trứng giống: Ổ đẻ phải có lớp lót dày và sạch tránh làm dập và bẩn trứng. Lấy trứng ấp sau khi gà đẻ được 4 tuần. Trứng được thu 3 – 4 lần trong ngày, để tránh bị dập vỡ và bẩn. Bảo quản trứng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ. Điều kiện bảo quản tốt nhất 15 – 17 0 C, ẩm độ 72 – 75%. Do vỏ trứng gà Sao rất dày cho nên có thể bảo quản trứng ở nhiệt độ thường từ 7 – 10 ngày đối với mùa đông, 5 – 7 ngày đối với mùa hè.

Phòng bệnh

Biện pháp vệ sinh trống chuồng sau mỗi lứa gà:

Phải phun sát trùng ngay lớp độn chuồng bằng thuốc sát trùng phổ rộng. Nếu thấy các loại ký sinh trùng thì phải trộn thêm thuốc diệt côn trùng;

Đưa toàn bộ lớp độn và phân đến vị trí quy định để xử lý, sau đó quét dọn sạch toàn bộ nền chuồng;

Rửa sạch trần, nền và tường chuồng bằng máy phun cao áp;

Sát trùng chuồng: phun thuốc sát trùng phổ rộng;

Quét vôi toàn bộ nền, tường chuồng;

Quét dọn khu vực xung quanh chuồng gà và phun thuốc sát trùng;

Đặt thuốc diệt loài gậm nhấm vào nơi chúng hay xuất hiện trong khu vực nuôi gà;

Sau khi làm xong các bước trên, để trống chuồng 2 – 3 tuần. Trong thời gian trống chuồng, cần đóng kín các cửa để các loài động vật, côn trùng không xâm nhập vào được, đồng thời bảo dưỡng chuồng trại và sửa chữa trang thiết bị. Đối với bãi chăn thả cần để trống 8 tuần.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo

Cách chọn gà đông tảo giống thuần chủng

Đối với việc chăn nuôi gà mà nói, kỹ thuật chăn nuôi nào cũng không hiệu quả nhiều như việc lựa chọn được những con gà con khỏe mạnh. Khâu chọn gà con trong kỹ thuật nuôi gà đông tảo cũng quan trọng như vậy.

Gà con phải thuần chủng, được mua từ những nơi cung cấp giống uy tín. Gà con phải đồng đều, nhanh nhẹn, da chân bóng mượt, hồng hào, rốn khô và khép kín.

Chú ý

Đến khi bắt gà con về thì cần được nuôi trong chuồng úm đã được chuẩn bị trước. Chuồng úm cho gà con cần được kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm cẩn thận. Cũng cần phải úm kín, đầy đủ ánh sáng, tánh gió lùa mưa tạt để gà con không bị bệnh.

Khi gà con 01 ngày tuổi cho nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm hoặc bắp nhuyễn lúc 1 – 2 ngay đầu cho sạch ruột sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo: Làm chuồng gà

Gà đông tảo là giống gà có đặc điểm cực kì nổi bật chân có kích cỡ quá khổ nhưng lại cực kì hoạt bát. Chính vì vậy, người nuôi dù muốn nuôi số lượng ít hay nhiều thì cũng cần phải chăn nuôi theo kiểu thả vườn.

Bởi đông tảo là giống gà cổ nên từ trong gen chúng đã yêu thích tự do và cũng sẽ phát triển nhanh, to nhất khi được nuôi thả. Thêm vào đó, gà thả vườn luôn luôn có chất lượng thịt ngon hơn rất nhiều so với gà nhốt chuồng nuôi theo kiểu công nghiệp.

Lưu ý

Khi làm chuồng cho gà đông tảo, cần lưu ý chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Sàn chuồng cần được làm cao hơn mặt đất và rải trấu vào để làm nơi cho gà ngủ.

Ngoài ra, chuồng nuôi gà cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh dịch bệnh. Chuồng nên được khử trùng 2 tuần 1 lần để đảm bảo yêu cầu vệ sing chuồng trại.

Đây là những kiến thức cơ bản nhất trong kỹ thuật nuôi gà đông tảo. Tuy nhiên, đây cũng là kiến thức quan trọng nhất để người nuôi thành công trong việc nuôi gà đông tảo.

Kỹ thuật nuôi gà đông tảo: Chế độ dinh dưỡng

Theo kĩ thuật nuôi gà đông tảo thì tùy theo độ tuổi mà gà đông tảo có chế độ ăn khác biệt. cụ thể:

Gà con mới nở

Gà cần cũng cấp nhiều dưỡng chất và vitamin để phát triển khỏe mạnh. Người nuôi có thể sử dụng thức ăn công nghiệp của những thương hiệu uy tín để cho gà đông tảo ăn.

Gà con 1 tháng tuổi

Lúc này, gà bước vào giai đoạn phát triển nên khẩu phần ăn của chúng tăng mạnh. Người nuôi cần lưu ý bổ sung đầy đủ vitamin, chất khoáng và có thể tiêm thêm thuốc bổ cho gà.

Gà 3 tháng tuổi

Cần bổ sung trong khẩu phần ăn thêm các loại ăn dặm như tấm, lúa, cám,…ngoài miền Nam người ta thường trộn thêm rau muống hoặc rau lang xắt nhuyễn cho gà ăn để thêm chất dinh dưỡng cho việc phát triển.

Posted in Tagged KINH NGHIỆM NUÔI GÀ cách làm chuồng cho gà đông tảo, chế độ dinh dưỡng cho gà đông tảo, kỹ thuật nuôi gà đông tảo

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Thịt. Cách Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản

Chuẩn bị chuồng nuôi

Nên chọn vị trí xây chuồng cao ráo, thoáng mát vào những ngày nóng và ấm áp vào những ngày lạnh, mặt chuồng ngoảnh hướng đông hoặc đông nam. Nền chuồng làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, tránh được ẩm là tốt nhất. Nếu nuôi gà theo hình thức bán chăn thả thì nền chuồng nên đổ bê tông hoặc lát gạch, sân vườn để nền đất, tốt hơn nữa là có thêm cả cây cỏ.

Bà con cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chứa thức ăn, nước uống trong khuôn viên nuôi gà. Bao quanh khuôn viên, bà con nên bố trí sẵn rèm che, vải hoặc bạt để dùng khi thời tiết không thuận lợi.

Tường chuồng nuôi có thể xây cao hoàn toàn bằng gạch hoặc xây lửng 0,5m, quây lưới xung quanh đến độ cao khoảng 3 – 3,5m.

Chuẩn bị lồng nuôi gà

Với gà đẻ, lồng nuôi gà (chuồng nhỏ của gà) làm bằng lưới đan xung quanh, một chuồng rộng 2m 2 sẽ được chia ra thành 4 ngăn và nuôi được 2 con/ ngăn, là không gian để gà ngủ nghỉ, ăn uống. Tốt nhất là bà con chuẩn bị máng ăn, máng uống dài chạy theo chiều dọc của chuồng và máng ăn nằm dưới máng uống sẽ rất tiện.

Hệ thống đèn chiếu sáng

Bà con cũng nên lưu ý đến hệ thống đèn chiếu sáng vì nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nuôi gà con (không phân biệt gà thịt hay gà nuôi theo hướng sinh sản) và để tạo cho gà thói quen giới tính đúng ngày giờ, đẻ nhiều và duy trì được năng suất đẻ (đối với gà sinh sản). Chế độ chiếu sáng tham khảo như sau:

Gà ≤ 2 tuần tuổi: 24/24.

Gà 3 – 7 tuần tuổi: 23/24.

Giai đoạn gà 8 – 11 tuần tuổi: giảm dần thời gian chiếu sáng cho tới khi đạt 13/24

Gà 12 – 18 tuần tuổi: sử dụng ánh sáng tự nhiên, không cần thắp sáng

Đối với gà đẻ, khi gà được 19 – 22 tuần tuổi, lại tăng cường chiếu sáng từ 13/24 đến 17/24 giờ và duy trì chiếu sáng trong suốt thời gian gà đẻ.

Nếu mua gà trưởng thành làm giống, ngoài việc mua ở cơ sở uy tín, bà con cũng có thể căn cứ ngoại hình của gà để chọn giống: chọn những con giống khỏe mạnh, chân to tự nhiên (không phải to do phù), đỏ, thẳng đều, ngoại hình cân đối, màu lông đẹp.

Muốn gà cho hiệu quả kinh tế cao, nguyên tắc đơn giản mà bà con nào cũng thuộc nằm lòng là cho ăn đủ chất, đúng loại thức ăn và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của gà ở từng độ tuổi.

Gà mới sinh 1 ngày tuổi, bà con cho ăn tấm hoặc có thể ăn bắp (ngô) xay nhuyễn, kết hợp bổ sung đường và Vitamin C vào nước uống.

Gà từ 2 ngày tuổi đã có thể cho ăn cám công nghiệp của gà con (theo độ tuổi), cùng với cho ăn bổ sung các loại ngũ cốc như thóc, cám hay đạm động trước khi gà đi ngủ.

Với gà thịt, vào giai đoạn chuẩn bị xuất chuồng, có thể tăng cường thức ăn hỗn hợp trộn sẵn cám, bắp, cho gà ăn cả ngày không cần giới hạn số lần ăn. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau băm nhỏ để thịt gà săn, chắc, ngon.

Trong khi đó, gà nuôi sinh sản cần được tăng cường các thức ăn giàu chất xơ, canxi, đặc biệt là rau mầm (giá đỗ) để thúc đẩy cơ quan sinh sản phát triển. Các nguồn dinh dưỡng tự nhiên sẽ là nguồn dinh dưỡng bền vững, giúp gà đẻ trứng có chất lượng cao hơn, tránh cho gà khỏi nguy cơ mắc bệnh trĩ không đẻ được hơn là nguồn thức ăn công nghiệp.

Bên cạnh thức ăn, bà con cũng cần nhớ cho gà uống đủ nước sạch.

Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại, và các dụng cụ ăn uống của gà là yếu tố đóng vai trò đảm bảo gà của bà con ít bị bệnh dịch, có sức khỏe tốt và nhanh lớn. Tốt nhất là bà con không cho người lạ ra vào chuồng gà, nếu vào phải mang quần áo khử trùng.

Cũng quan trọng như vậy, tiêm vaccine đầy đủ cho gà để tránh các bệnh Marex, dịch tả, viêm phế quản, Gumboro, đậu, cầu trùng, E-coli, thương hàn, dịch tả, phù đầu, hội chứng giảm đẻ là việc bà con tuyệt đối phải làm đầy đủ và đúng thời điểm.

Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Con Và Gà Đông Tảo Sinh Sản

Gà Đông Tảo mới nở cho đến 3 tháng đầu do lông tơ còn ít nên khả năng chịu lạnh rất kém. Do vậy, ở giai đoạn này gà con cần được chăm sóc đặc biệt. Theo từng giai đoạn để gà con được phát triển đồng đều và khỏe mạnh. Một số yêu cầu cơ bản trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo con đến từ chuồng nuôi, thức ăn, nước uống. Sau đó, các giai đoạn sinh trưởng sẽ có sự khác nhau.

Gà mới nở khả năng chịu lạnh kèm nên cần phải được ủ điện cả ngày lẫn đêm. Lồng úm, chuồng úm phải kín, tránh gió lùa hoặc mưa hắt khiến cho gà bị lạnh, khu vực nuôi ẩm thấp gây bệnh cho gà.

Khi gà Đông Tảo con được 1 tháng tuổi, lông tơ đã và đang phát triển nhiều có trọng lượng khoảng 300 – 350g. Mặt và các bắp thịt cũng bắt đầu đỏ dần. Giai đoạn này gà rất hay cắn nhau nên cần phải giảm mật độ trong chuồng xuống. Thời gian chiếu sáng cũng sẽ giảm đi, ban ngày thì nên dùng ánh sáng tự nhiên. Còn ban đêm thì dùng ánh sáng điện. Trong trường hợp thời tiết mùa đông và mùa mưa thì nên ủ điện cả ngày để gà tránh bị nhiễm lạnh.

Về thức ăn và nước uống thì vẫn đảm bảo như trong giai đoạn gà mới nở với lượng nhiều hơn. Bởi đang ở giai đang trong giai đoạn thay lông nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Bổ sung vitamin, chất khoáng và thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho gà.

Gà được 2 tháng tuổi thì đã hoàn toàn rụng hết phần lông tơ và cũng không cần phải ủ điện thường xuyên trừ khi thời tiết mùa đông quá lạnh. Giai đoạn này gà Đông Tảo con sẽ có trọng lượng khoảng 500 -600g.

Tiếp tục phân chia lại mật độ chuồng nuôi để cho gà có không gian đi lại tránh cắn, đá nhau. Về khẩu phần ăn và lượng vitamin vẫn được duy trì theo tháng trước đó. Kết hợp với việc vệ sinh chuồng trại xịt thuốc sát khuẩn 2 – 3 ngày 1 lần

Cũng trong giai đoạn này thì lên thả gà ra vườn cho đi tự do vào thời điểm mặt trời lên cao. Thời gian thả vườn sẽ từ từ tăng lên để gà con thích nghi với môi trường ngoài.

Gà con 3 tháng tuổi là thời kỳ gà phát triển thể trọng nhanh, ăn khỏe, các cơ bắp thịt phát triển. Bộ lông bắt đầu trổ lông mã, bặp bẹ tập gáy và xuất hiện mào sụn. Cũng trong giai đoạn này chân gà Đông Tảo cũng phát triển, lớp vảy ngoài đỏ gần và cứng cáp hơn.

Do đó, ngoài lượng cám công nghiệp thì bổ sung thêm một số loại thức ăn dặm. Như tấm, lúa, cám hoặc trộn thêm các loại rau xanh thái nhỏ vào thức ăn. Để tăng thêm chất dinh dưỡng. Lúc này, diện tích thả vườn cũng phải được mở rộng ra giúp cho gà hoạt động tốt hơn. Thời gian thả vườn cũng sẽ được nhiều hơn.

Từ tuần 19 trở đi là có thể cho gà vào giai đoạn sinh sản. Lúc này mật độ nuôi từ 4-5 con/m2. Với tỉ lệ trống, mái là từ 1:8 đến 1:10 là tốt nhất. Nếu trong những ngày mưa, trời âm u không có nắng thì vẫn phải đảm bảo thời gian chiếu sáng cho gà thường là 16 giờ/ ngày. Cụ thể theo từng tuần như:

Tuần 20: từ 6h sáng đến 20h đêm

Tuần 21: từ 6h sáng đến 21h đêm

Tuần 22 trở đi: từ 6h sáng đến 22h đêm

Thay chất độn chuồng theo định kỳ phải nhẹ nhàng để tránh gây xáo trộn mạnh

Khử trùng các dụng cụ chăn nuôi và khu vực nuôi nhốt

Bố trí hố sát trùng bằng Sulfat đồng 5%

Phòng bệnh bằng các loại kháng sinh và tăng cường sức đề kháng

Phòng bệnh bằng vaccine: tiêm phòng các bệnh như Newcatle và H5N1

Trứng gà Đông Tảo dùng để ấp phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 15 – 20 độ C và độ ẩm là 75%. Thời gian bảo quản không quá 5 ngày. Đây là yêu cầu đặt ra để trứng không bị hỏng trước khi bước vào quá trình ấp để gây giống đời con cho đàn sau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Sinh Sản trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!