Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Phòng Chữa Bệnh Cho Gà Đá Cựa Sắt được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chuồng ngủ: sử dụng lưới nhuyễn chống muỗi, đc thiết kế nhỏ gọn vừa đủ cho gà nằm ngủ, tiết kiệm ko gian và có thể để trong nhà phòng chống kê tặc.
Một điều cần lưu ý là cho dù sử dụng bất cứ kiểu chuồng nào cũng đều phải đảm bảo đc:
_ Vệ sinh: phải thường xuyên dọn dẹp phân tiêu hoặc thay chất độn chuồng, đảm bảo ko có mùi hôi, kí sinh trùng, ruồi nhặng nơi chuồng gà.
_ Chuồng phải thiết kế sao cho khô thoáng ban ngày, kín gió ban đêm.
_ Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.
Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà.
*** Rau xanh ***
Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.
*** Mồi ***
*** Phụ Gia ***
Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn…
Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn.
Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.
c) Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20′ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng. _ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng… _ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…
d) Một số bệnh thường gặp và cách chữa trị hiệu quả: *** Các loại bệnh ngoài da ***
# Lác Mồng – Nấm Mốc – Nang Bọng #
_ Đây là bệnh phổ biến và rất dễ xuất hiện ở Gà.
_ Triệu chứng: Ở những vùng da như mồng, mặt, cổ, bọng xuất hiện các vảy màu trắng như vảy nến ở người, lan rất nhanh và làm rụng lông ở những vùng da đó.
_ Nguyên nhân: Do sống trong môi trường thiếu ánh sáng, ít đc phơi nắng và cơ thể bị thiếu nước.
_ Cách chữa trị: Dùng nước trà loãng, pha ấm hơn ngày thường một chút, chà sát lên những vùng da có bệnh bằng khăn bông cho bong tróc hết các vảy trắng này ra (nếu có chảy máu thì đừng lo, ko sao đâu). Dùng khăn khô lau sạch nước rồi phơi nắng 30′ tầm từ 7:00 đến 16:00. Hết thời gian phơi nắng thì cho vào mát, hoặc dùng nhớt xe máy xài rồi hoặc dùng thuốc tây hiệu (MaiCa) bôi vào vùng da có bệnh (cách nào cũng đc). Thực hiện 3 lần trong 1 ngày kết hợp dùng xi-lanh bơm nước vào miệng bắt Gà uống, 10ml/lần, 6 lần/ngày (đối vs Gà chạng 1kg).
*** Các loại bệnh về đường tiêu hóa ***
# Ăn ko tiêu #
_ Triệu chứng: Bầu diều Gà đầy thức ăn, và có hiện tượng ngày càng tăng sau mỗi lần ăn thêm. Gà vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng bầu diều thì luôn căng cứng vì ko tiêu hóa đc. _ Nguyên nhân: do rối loạn tiêu hóa, ăn uống ko đúng giờ giấc, liều lượng. _ Cách chữa trị: Ngưng ko cho Gà ăn thêm thức ăn. Cho uống thuốc tây hiệu
# Biếng ăn #
_ Triệu chứng: Gà ăn rất ít, chừng 20-30 hạt lúa mỗi bữa, mồi thì ăn mạnh. _ Nguyên nhân: Do thường xuyên bổ sung bữa mồi cho Gà, gây nên tình trạng ngán lúa và thích ăn mồi. Lúa vẫn là thức ăn chính và ko thể thay thế đc. _ Cách chữa trị: Hạn chế bữa Mồi, tăng hoạt động luyện tập, tập thể dục cho Gà.
# Bệnh thương hàn #
_ Triệu chứng: Gà ủ rũ, đi tiêu ra phân có màu trắng, loãng, mùi hôi tanh. _ Nguyên nhân: Do lây lan trực tiếp từ những cá thể bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp wa thức ăn, nc uống có mầm bệnh. _ Cách chữa trị: Cho uống Oxytetracyclin: 100-160 mg/ngày, dùng trong 5 ngày. Kết hợp cho tất cả gà còn lại (nếu nuôi nhiều) uống Chloramphenical: 1 gr/3-5 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
# Bị giun, sán #
_ Triệu chứng: Ăn kém, cơ thể suy nhược, yếu ớt, lông xơ xác ko mượt mà, kéo dài có thể chết. _ Nguyên nhân: Do tiếp xúc với đất khi thả lang hoặc wa thức ăn có ấu trùng và trứng giun sán. _ Cách chữa trị: Uống Piperazin 250mg hoặc Levamisol 25mg định kì 3-6 tháng/lần kết hợp trộn Dibutyl Laurate vào thức ăn theo tỷ lệ 50mg cho 100g thức ăn, cho ăn liên tục 5-6 ngày.
*** Các loại bệnh về Phổi và đường hô hấp ***
# Khò khè – Xổ mũi #
_ Triệu chứng: Chảy nước mũi, bầu diều đầy hơi, khi thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, luôn vẫy mỏ (nhiều người nhầm tưởng là Gà lắc mặt)
Hướng Dẫn Quy Trình Phòng Bệnh Cho Gà Trong Chăn Nuôi
– 1 ngày tuổi: Vaccin Marek
– 7 ngày tuổi: Newlasota – IB
– 25 ngày tuổi: Gumboro.
+ 1 ngày tuổi: phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), pha 10ml nước cất cùng với 1 lọ vắc xin IB chủng H120 100 liều sau đỏ nhỏ vào mũi hoặc miệng mỗi con 2 giọt
+ 3 ngày tuổi: phòng bệnh niu-cát-xơn (Bệnh gà rù), Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ Vắc – xin Niu – cát- xơn chủng F 100 liều, nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt cho một con
+ 7 ngày tuổi: phòng bệnh đậu gà: dùng vắc xin đậu gà, pha 1 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 ml, dùng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vắc xin đã pha, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà.
+ 10 ngày tuổi: phòng bênh truyền nhiễm Gumboro. Dùng vắc xin Gumboro pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ miệng mỗi con 2 giọt hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt một con.
+ 15 ngày tuổi: phòng cúm gia cầm. Tiêm dưới da cổ vắc xin H5N1 liểu 0,3ml/con. Bệnh này rất nguy hiểm có thể lây lan sang người nên các bạn cần chú ý tiêm đúng.
+ 21 ngày tuổi: phòng lại bệnh niu-cát-xơn: dùng vắc xin Niu – cát- xơn chủng Lasota. Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con
+ 24 ngày tuổi: Phòng lại bệnh Gumboro bằng vắc xin gumboro, cách pha: 500 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.
+ 40 ngày tuổi: phòng bệnh tụ huyết trùng: dùng vắc xin tụ huyết trùng tiêm dưới da cổ hoặc da ức liều 0,5ml/con
+ 2 tháng tuổi: phòng niu-cát-xơn bằng vắc xin niu-cát-xơn chủng M, Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.
Với lịch tiêm phòng trên các bạn có thể yên tâm sử dụng trong chăn nuôi gà. Trong các loại mô hình chăn nuôi riêng như mô hình chăn nuôi gà ta đẻ trứng, nuôi gà công nghiệm lấy thịt hoặc lấy trứng, nuôi gà trọi hoặc gà rừng đều phải theo dõi và tiêm phòng cho vật nuôi đúng thời điểm thì sẽ tránh được các thiệt hại kinh tế, chúc bà con thành công
Hướng Dẫn Các Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Gà Đá Cựa Sắt
Chế độ dinh dưỡng cho gà đá cựa sắt có ảnh hưởng quan trọng trong sự dẻo dai, sức bền và tạo được phong độ trong khi thi đấu.
Gà đá cựa sắt là những chiến kê thuộc giống nòi tốt, được rèn luyện ở một chế độ nghiêm túc. Tuy nhiên để có được thể lực tốt những chiến kê cần phải có sức khỏe tốt vì vậy chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Một chế độ ăn uống điều độ và khoa học sẽ giúp gà nòi đá cựa của bạn luôn ở phong độ tốt nhất.
Tùy theo độ tuổi của chiến kê mà chọn chế độ dinh dưỡng và luyện tập cho hợp lý. Chế độ ăn uống của gà đá cựa sắt cũng như những loại gà bình thường khác tuy nhiên phải thay đổi khẩu phần và định lượng . Trong ngày nên cho gà ăn 2 lần, một lần vào 9h và lần nữa vào buổi chiều khoảng 4-5h. Tuy nhiên có thể cho gà ăn sớm hơn để gà có thể nhìn rõ.
Dinh dưỡng và chế độ chăm sóc gà đá cựa sắt còn nhỏ không quá khó khăn, có thể ăn tự do thoải mái, ngoài ra có thể thả rông đê kiếm thức ăn. Tuy nhiên đối với gà trên 6 tháng nên cho ăn nhiều rau xanh nhằm săn chắc cơ thể và tránh tích mỡ. Một tuần nên bổ sung thêm đạm từ lương và thịt bò để hệ cơ phát triển. Đây là cách nuôi gà đá có lực rất hiệu quả.
Để gà mau lớn có thể sử dụng thức ăn công nghiệp với tỉ lệ thích khoảng 30%. Tuy nhiên đối với gà trên nửa ký nên hạn chế vì thức ăn này dể gây tích mỡ khiến gà đá không ra lực.
Khẩu phần ăn của gà đá cựa sắtKhẩu phần ăn của gà đá cựa sắt chủ yếu là rau củ để tránh phần thịt quá phát, tích mỡ thừa không cần thiết.
Đối với gà đá cựa sắt còn non khẩu phần ăn tiêu chuẩn là 10% cám gạo, 20% bắp, 30% lúa, 20% rau xanh và thịt cá nấu chín. Đây là các nguyên liệu tốt, đầy đủ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho chiến kê.
Những gà đá cựa sắt đến tuổi thi đấu phải được cung cấp nhiều đạm hơn để có đủ năng lượng khi tập luyện. Tiêu chuẩn 1 bữa ăn gồm: 0,25kg thóc; 0,1 kg rau và 0,1kg lươn/thịt bò. Hơn nữa, có thể cung cấp thêm các loại thức ăn như giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, … để tăng cường sức chiến đấu. Nên cho gà ăn thóc ngâm nước để hạn chế chất dinh dưỡng mà vẫn khiến chiến kê no nhưng ít tạo mở.
Nguồn nước cho gà đá cựa sắtLượng nước cung cấp cho gà chọi cũng nên chia thành hai lần tương tự như khi ăn. Mùa đông có thể bớt nước đi bởi trong phần thóc ngâm nước cũng đã mang độ ẩm nhất định. Đặc biệt, lượng nước vào buổi sáng cần nhiều hơn để có thể sớm tiêu hóa thức ăn của ngày hôm trước. Do đó, lượng nước buổi tối có thể ít hơn ban ngày. Điều này cũng tránh tích nước cho chiến kê nhằm để cơ bắp được săn chắc hơn. Có thể hòa các viên thuốc nén tổng hợp vào nước để gà hấp thụ được tốt hơn. Để tránh cảm mạo, chủ nuôi có thể bằm nhỏ tỏi tươi thả vào âu nước. Tất nhiên, bạn cũng có thể băm tỏi vào thức ăn nhưng vị hăng nồng có thể khiến gà nòi bỏ bữa.
Dinh dưỡng cho gà đá cựa sắt giúp gà có sức khỏe tốt nhờ vậy thành tích của gà nòi đá cựa cũng sẽ tốt hơn.
Hướng Dẫn Xác Định Chạng Gà Đá Cựa Sắt
Chạng gà hiểu nôm na là độ chắc hoặc độ nặng của con gà. Đa số các bạn cầm gà lên tay thấy nặng như cục sắt là thấy hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là chạng gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép chạng mà ko biết. Giống như các vận động viên vẫn ép cân để đủ tiêu chuẩn thi đấu.
1. Chạng gà theo chạng gà bố mẹ
Dân gian ta đã có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ” thế nên chạng của gà con thường sẽ được di truyền từ mẹ. Gọi X: Chạng Gà Bố , Y: Chạng Gà Mẹ, Z: Chạng Gà Con trung bình , Z1: Chạng Gà Con (Trống), Z2: Chạng Gà Con (Mái).
Theo ngành sinh vật học người ta đã nghiên cứu ra công thức tương đối về chạng gà con như sau:
Với cách nuôi gà con tại nhà các bạn có thể áp dụng công thức trên để biết chạng gà con khi biết chạng bố mẹ.
VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g.
Công thức trên chỉ là tương đối bởi vì , còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà không thể đạt được chạng gà theo tiêu chuẩn của công thức trên.
2. Xác định chạng gà khi không biết chạng gà của bố mẹ.
Trước hết bạn phải xách định được bạn phải xác định được tuổi gà. Bình thường sau 1 năm gà phát triển thể chất toàn diện. Ở độ tuổi này, gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định chạng gà vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:
+ TH1 gà ốm: tích cực vỗ béo cho gà, nếu thực hiện đúng chế độ sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, khi thấy gà không tăng trong vài ngày là gà đã đạt trọng lượng tối đa tương đương với gà 1 năm tuổi. Tiếp theo, cho gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày gà dừng giảm cân. Khi đó chạng gà bằng với khối lượng thực của gà.
TH2: Gà mập bạn chỉ cần làm giống trường hợp 1 và bỏ qua giai đoạn vỗ béo. Chú ý khi thực hiện vỗ béo cũng như giảm mỡ phải chú ý theo quy trình phòng bệnh cho gà để tránh mắc các bệnh về tiêu hóa.
3. Cách xác định tuổi trong trường hợp không nuôi từ khi mới nở:
Khi gà được 6-7 tháng tuổi thì lông mọc đầy đủ và chia làm 2 nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào đến da thì nhóm lông ngoài cùng là lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai nhóm được gọi là lông trục.
+Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi
+ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi
+ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi
+ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi
+ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới đã khô máu): từ 20-28 tháng tuổi
Tuổi đối với gà đá rất quan trọng, gà đá hăng nhất và khôn nhất khi hơn 1 năm tuổi. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Khi chọn gà bạn chỉ thấy đánh hay mà chọn và không quan tâm đến tuổi của gà thì đó là sai lầm lớn trong cách nuôi gà đá cựa
* Vỗ béo khi xác định trạng gà:
Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau:
+ Lúa: 2 lần/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa.
+ Rau: 1 khẩu phần/ngày, vừa đủ.
+ Mồi: cách 1 ngày 1 khẩu phần, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò…
+ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
+ Phariton : cách 5 ngày 1 viên
* Cách giảm mỡ để xác định trạng gà.
+ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút
+ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút
+ Lúa: 2 khẩu phần/ngày, mỗi khẩu phần 70 hạt
+ Rau: xà lách, giá, mau muống… ăn đến khi ko ăn nữa
+ Mồi: 1 khẩu phần/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò…
+ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên
+ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên
Chú ý khi vỗ béo hoặc giảm mỡ phải theo dõi nếu gà mắc các bệnh tiêu hóa phải tuân thủ quy trình phòng bệnh cho gà để tránh thiệt hại.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Phòng Chữa Bệnh Cho Gà Đá Cựa Sắt trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!