Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Làm Chuồng Trại Chăn Nuôi Lợn Rừng Đúng Kỹ Thuật, Nhân Đôi Hiệu Quả Kinh Tế # Top 7 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Hướng Dẫn Làm Chuồng Trại Chăn Nuôi Lợn Rừng Đúng Kỹ Thuật, Nhân Đôi Hiệu Quả Kinh Tế # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Làm Chuồng Trại Chăn Nuôi Lợn Rừng Đúng Kỹ Thuật, Nhân Đôi Hiệu Quả Kinh Tế được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lợn rừng hay còn được gọi là lợn lòi thuần hóa được nuôi với quy mô trang trại để cung ứng sản lượng thịt, giống cho thị trường. Về cơ bản, lợn rừng dễ nuôi, nguồn thức ăn phong phú, dễ kiếm, khả năng kháng bệnh tốt hơn lợn nhà nên giảm công sức chăm sóc. Nhưng muốn thành công với mô hình này, trước tiên, bà con cần nắm được quy cách làm chuồng trại chăn nuôi lợn rừng.

Chuẩn bị khu vực xây chuồng trại

Vị trí làm chuồng+ Chuồng nuôi lợn rừng phải làm trên nền đất cao ráo

Tuy ban ngày lợn rừng thích tắm mình trong đầm khiến toàn thân lấm lem nhưng khi ngủ, chúng lại chọn ở nơi cao ráo, sạch sẽ.

Ngoài ra, nếu khu làm chuồng trũng xuống, ngập nước khi mưa thì sẽ phát sinh mầm bệnh, bọ chét, vắt, ký sinh khiến cho đàn lợn dễ bị bệnh, giảm năng suất chăn nuôi.

Xung quanh chuồng nuôi phải đào mương rãnh thoát nước để đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ.

+ Khu làm chuồng nuôi nên có đất đai màu mỡ

Lợn rừng hiếu động, thích chạy rông, dụi mõm xuống đất, húc phá gốc cây, ủi đất tìm trùn, dế, rau củ quả để ăn… Đó cũng chính là nguồn thức ăn phòng phú cho lợn rừng, giúp giảm chi phí chăn nuôi.

Khu vực đất đai màu mỡ thường có ánh sáng chiếu hài hòa vào buổi sáng, đầy đủ tốt cho sự phát triển của đàn lợn, đồng hóa Ca, P. Ngoài ra ánh sáng tự nhiên còn sát trùng chuồng lợn rừng rất tốt.

Đất đai màu mỡ, cây cối xanh mát cũng là môi trường lý tưởng cho lợn rừng, phù hợp với tập tính của chúng. Thực tế khu vực đất cằn cỗi, bỏ hoang thì sẽ phát sinh nhiều bệnh tật làm lợn chậm phát triển.

+ Chuồng nuôi lợn rừng phải tránh xa khu dân cư

Lợn rừng vốn dữ tợn hơn lợn nhà, thế nhưng bản tính của chúng lại nhút nhát, thấy bóng người sẽ chạy trốn vào nơi kín đáo. Tuy lợn rừng nuôi công nghiệp đã được thuần dưỡng những vẫn khá nhát. Do đó chuồng lợn phải tránh xa khu dân cư để tránh tiếng ồn.

Nếu nuôi với số lượng ít khoảng trên dưới chục con thì không sao nhưng nuôi tập trung số lượng lên đến cả 100, 1000 con lợn rừng thì chất thải rất nhiều. Cần phải làm chuồng xa khu dân cư để tránh ô nhiễm, tránh tiếng ồn từ đàn lợn.

+ Chuồng trại lợn rừng phải gần nguồn nước ngọt và sạch

Nguồn nước sạch vừa cung cấp cho lợn uống hàng ngày, vừa dùng để chế biến thức ăn, tắm rửa cho lợn, tẩy uế chuồng trại chăn nuôi.

Ngoài ra, nước sạch còn dùng để tưới tiêu các loại rau củ quả phục vụ nuôi lợn. Lợn lòi còn rất thích ăn bèo tây, nếu cạnh chuồng nuôi có một ao nước thả bèo thì tiện còn gì bằng.

Nếu không gần nguồn nước sạch thì khi dùng nước giếng khoan, cần đảm bảo chỉ số vi khuẩn chúng tôi không vượt quá 1000 con/lít

+ Làm chuồng lợn rừng gần chợ

Nuôi lợn lòi cạnh chợ để tận dụng các loại rau, củ, quả thừa ở chợ mang về cho lợn ăn hàng ngày. Cách này giúp giảm được một phần đáng kể chi phí thức ăn.

+ Không phát triển mô hình nuôi lợn rừng trên khu chuồng lợn nhà

Không nên tận dụng các khu vực này để nuôi lợn rừng vì mầm bệnh từ lợn nhà có thể tiếp tục lây lan sang cả đàn

Hướng chuồng nuôi

Bố trí chuồng nuôi theo hướng Đông – Tây là tốt nhất. Vị trí này sẽ đón nắng vào buổi sáng, tốt cho sự phát triển của đàn lợn.

Ở miền Bắc và khu vực miền Trung (đặc biệt vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có thể làm cửa chuồng theo hướng Đông – Nam để tránh gió mùa đông bắc, gió lào.

Vật liệu làm chuồng

Các vật liệu xây dựng chuồng lợn chủ yếu là gạch, gỗ, tre, nước, cột bê tông, mái tôn lạnh, lá cọ lợp mái, lưới thép B40…

Thịt lợn rừng được coi là một “đặc sản” thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy vài năm trở lại đây mô hình nuôi lợn rừng được phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước với 3 cách nuôi phổ biến: Nuôi nhốt chuồng, nuôi bán chăn thả (nuôi trong vòng rào), nuôi chăn thả tự do.

Nuôi thả tự do (thả rông) vốn là cách nuôi được áp dụng phổ biến ở khu vực miền núi với số lượng ít. Lợn rừng đã thuần chủng nhưng được nuôi thả tự do như cách sống trước đây của chúng. Nguồn thức ăn gần như không cần phải để tầm quá nhiều. người nuôi chỉ cần cho lợn ăn thêm cám, ngô xay vào buổi tối.

Hình thức này sẽ ít tốn kém chi phí, thịt chắc, thơm ngon, ít mỡ do được vận động hàng ngày. Đồng thời sức đề kháng của chúng cũng tốt, lợn nái đẻ dễ, nuôi con khỏe mạnh, ít bệnh tật.

Tuy nhiên mô hình này không thể nuôi với số lượng lớn theo quy mô trang trại. Năng suất thấp, thời gian xuất bán lâu. Đàn lợn thả rông thường tìm đi phá hoại hoa màu rất khó quản lý.

Cách nuôi lợn rừng nhốt chuồng phù hợp với hộ dân có diện tích đất hạn chế, các trang trại nuôi ở thành thị, ven đô… Cách này cũng giống với nuôi lợn nhà nhưng diện tích chuồng rộng rãi hơn.

Trong chuồng ngăn thành từng ô bằng sắt, mỗi ô rộng từ 4 – 6m2 để nuôi từ 1 – 2 con hoặc 1 cặp bố mẹ. Nếu là chuồng nuôi sinh sản thì cần diện tích rộng hơn. Với cách nuôi này, lợn lòi vẫn phát triển bình thường nhưng muốn chúng không bị quá mập, quá béo, nhiều mỡ, chất lượng thịt vẫn đảm bảo thì bà con phải áp dụng đúng các kỹ thuật nuôi lợn rừng.

Khi nuôi nhốt chuồng, bà con phải cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn vì chúng không có khả năng tự tìm kiếm thức ăn. Như vậy sẽ phải tốn kém thêm một khoản chi phí.

Nuôi nhốt hoàn toàn cũng không phải là cách tốt đối với lợn rừng hậu bị, ngược lại làm giảm sút rõ rệt khả năng sinh sản của chúng.

Nuôi trong vòng rào

Nuôi lợn rừng trong vòng rào (bán chăn thả) là hình thức kết hợp giữa chăn thả tự do và nhốt chuồng hoàn toàn. Cách nuôi lợn rừng này chỉ cần diện tích đất khoảng vài trăm mét vuông, vòng ngoài cùng nhất quây bằng lưới thép B40 chắc chắn, bên trong có một lều nhỏ để lợn trú nắng trú mưa.

Nuôi trong vòng rào, đàn lợn lòi vừa được tắm nắng, đi lại, tìm kiếm thức ăn vừa được quản lý chặt chẽ về số lượng và tình hình dịch bệnh, không phá hoại hoa màu, chất lượng thịt vẫn đảm bảo cung ứng cho thị trường. Chính vì vậy cách này đang là một trong những mô hình nuôi lợn rừng lý tưởng đang được nhiều trang trại, hộ chăn nuôi lựa chọn.

Thiết kế chuồng nuôi lợn rừng

Chuồng nuôi lợn rừng thương phẩm

Xây chuồng lợn rừng nuôi thương phẩm theo cách nuôi trong vòng rào khá đơn giản. Bà con chỉ cần lựa chọn khu đất cao ráo, xung quanh dùng lưới thép B40 để quây kín với chiều cao khoảng 1,8m. Phần chân của lưới thép nên dậm thật chặt hoặc xây cao 1m để lợn không đào đất chui ra ngoài.

Sân thả rông không cần láng xi măng mà để nguyên nền đất, đắp cao 10 – 20cm so với khu vực xung quanh, dậm chắc chắn, nếu thuận tiện thì có thể cho thêm rơm khô và cỏ khô vào trong, trồng thêm cây to để tạo bóng mát.

Ở phía cuối sân chơi, làm một lều nhỏ, sử dụng các vật liệu đơn giản như rơm, lá cọ, lá dừa lợp mái, tre, gỗ, nứa cạo cột lều. Diện tích từ 4 – 6m2, cao từ 1,2 – 1,5m2 để che mưa, che nắng.

Khi thực hiện đúng kỹ thuật nuôi lợn rừng thương phẩm thì lợn phát triển rất nhanh, nếu nhập lợn con nặng 10 -12kg/con thì chỉ sau 3 – 4 tháng, chúng có thể đạt trọng lượng 40 – 50kg/con.

Xây chuồng bằng gạch, nhưng ở phía đầu chuồng và cuối chuồng xây cao gần mái, còn bên trong các ô ngăn chỉ cao trên trên 1,5m. Xung quanh chuồng sử dụng lưới thép B40 để quây tạo sự thông thoáng, thoải mái nhất cho lợn hậu bị. Nền chuồng xây cao từ 20 – 30cm, lát bằng gạch đỏ để thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh, tránh bị đọng nước.

Xây chuồng làm 2 khu vực, khu bên trong có mái che, bên ngoài để thông thoáng. Diện tích khoảng 20 – 40m2/chuồng, đủ để nuôi từ 10 – 15 con lợn hậu bị sinh sản.

Chuồng nuôi lợn đẻ

Chuồng lợn rừng đẻ được xây dựng tương tự như lợn hậu bị sinh sản nhưng phân chia thành từng ô để nuôi 1 con lợn sinh sản. Chuồng lợn rừng sinh sản được chia làm 2 ô: ô nhốt bên trong và ô sân chơi bên ngoài.

+ Ô nhốt bên trong: Diện tích khoảng 6m2, xây tường gạch cao khoảng 1,5m. Bên trong có lót ổ đẻ bằng rơm khô hoặc cành cây khô, lá khô để khi lợn đẻ sẽ dùng những nguyên liệu đó làm ổ. Ổ đẻ có mái che, phải cao ráo, tránh mưa tạt, gió lùa.

+ Ô sân chơi bên ngoài: có diện tích khoảng 5m2, dùng lưới B40 quây bên ngoài, cao 1,5m. Sân chơi thường không cần lợp mái che. Nền chuồng lát xi măng hoặc lát gạch, có độ nghiêng khoảng 3 – 5 độ, không trơn trượt, dễ dọn dẹp vệ sinh, không ứ đọng nước. Phần chân lưới tiếp xúc với đất tốt nhất nên xây 1 – 2 viên gạch cho chắc chắn, tránh việc lợn đào đất chui ra.

Máng ăn

Máng ăn cho lợn rừng có thể xây máng ăn cố định, làm máng bằng gỗ hoặc bằng tôn dày.

Máng xây cố định có kích thước: sâu lòng 10cm, rộng lòng 20 – 24cm, xây cao từ 5 – 7cm so với mặt đất để thuận tiện cho việc cọ rửa. Loại máng này thường phù hợp với lợn hậu bị sinh sản và lợn đẻ.

Máng làm bằng tôn hoặc gỗ thường có kích thước: chiều dài:1,8 – 2m, rộng đáy 20cm, rộng miệng 30cm, cao 15cm, độ nghiêng 18cm. Với lợn nuôi thương phẩm, tốt nhất nên làm bằng máng gỗ hoặc máng tôn để tiết kiệm chi phí.

Máng uống

Với lợn nuôi thương phẩm thì có thể tự làm máng uống bằng tôn, đóng chắc chắn hoặc tận dụng các loại xô chậu. Tuy nhiên với lợn rừng thì xô chậu sẽ dễ hỏng.

Với lợn hậu bị, sinh sản thì nên thiết kế hệ thống ti bú tự động để tiết kiệm nước, tránh làm ướt chuồng trại

Thiết kế chuồng trại chăn nuôi lợn rừng đúng với định hướng nuôi sẽ các chủ trang trại tiết kiệm chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, năng suất cao. Chúc bà con phát triển tốt và “bội thu” với mô hình chăn nuôi này!

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Chọi Lấy Thịt Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nuôi gà chọi lấy thịt thay vì cho đi đá là mô hình còn khá mới mẻ ở nước ta. Và hầu như chưa có nhiều người áp dụng hình thức này trong mô hình chăn nuôi tại gia. Việc không có những hướng dẫn kỹ thuật trong việc nuôi gà chọi lấy thịt khiến cho người nuôi gặp khó khăn. Hơn nữa, tập tính của loại gà này cũng khá phức tạp nên khó có thể nuôi với số lượng lớn.

Lợi thế mô hình nuôi gà chọi lấy thịt

Theo như tìm hiểu thì giá gà chọi thịt cao hơn từ 1,5 cho tới 3 lần gà thịt thường thường. Do vậy khi bán sẽ được giá hơn cùng với 1 công chăm nuôi.

Gà chọi khoẻ mạnh ít bệnh tật

Những chú gà chọi thường ít bệnh tật hơn. Do vậy khi nuôi gà chọi lấy thịt sẽ giảm bớt rủi ro bệnh tật cho người nuôi.

Thức ăn cho gà chọi không quá cao hoặc đáng chú ý. Tận dụng các kiểu thức ăn thường thường cũng khiến gà chọi nhanh chóng lớn.

Các bước nuôi gà chọi lấy thịt hiệu quả

Chọn giống gà chọi con

Chế độ thức ăn cho gà chọi lấy thịt

Nên nhớ rằng gà chọi nuôi lấy thịt khác với chế độ gà nuôi đá. Do đó chế độ thức ăn của gà chọi cũng nhẹ nhàng hơn và không tốn quá nhiều thức ăn ngon.

Tuy nhiên với việc nuôi gà chọi lấy thịt thì việc chỉ ăn thóc sẽ rất tốn kém. Do tập tính của loại gà này ăn rất nhiều và khoẻ nên chúng ta sẽ giảm khẩu phần thóc xuống tối đa. Còn lại có thể tận dụng thêm những phế phẩm từ cuộc sống thường ngày như cơm thừa, gạo thừa cũng được. Các loại rau củ quả có thể sử dụng đó chính là rau muống; cà chua hoặc bèo tây; những loại rau giá cả rẻ mà số lượng cực lớn.

Chuồng trại cho gà chọi lấy thịt

Cần phân chia các khu, các ô bằng những loại lưới mắt cáo nhỏ. Để tránh trường hợp gà gây hấn đánh nhau. Nếu chọn mắt lưới quá to gà sẽ thường xuyên thò đầu cổ ra ngoài và mổ nhau. Như thế sẽ không tốt cho việc nuôi gà.

Phòng bệnh định kỳ

Chế độ vệ sinh

Với sức sống khoẻ tuy nhiên gà chọi lại rất sợ nóng và bẩn. Do vậy, cần bảo đảm khu vực chuồng trại luôn thông thoáng, sạch sẽ và nhiều nước. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng thì chuồng luôn thoáng gió, mát mẻ để gà có thể sinh sống phát triển. Còn vào những ngày giá rét cần lên phương án cho việc bịt kín chuồng trại. Nhằm có nhiệt độ ổn định cho gà.

Giá gà chọi lấy thịt như thế nào?

Nuôi gà chọi lấy thịt cần chú ý điều gì?

Tất nhiên với mô hình chăn nuôi nào cũng cần cần có những chú ý và kinh nghiệm. Nắm rõ những việc này sẽ giúp mô hình chăn nuôi thành công cao và tỉ lệ rủi ro thấp.

Đầu ra sản phẩm

Chất lượng thịt

Tất nhiên thịt gà chọi nuôi thịt số lượng lớn không thể ngon bằng gà chọi thịt chiến được ăn tập rất đầy đủ được. Do vậy không nên quá hy vọng chất lượng thịt quá ngon. Nếu như so sánh thì gà nuôi lấy thịt sẽ bằng 2/3 chất lượng thịt gà chọi đánh thông thường.

Thời gian chăm nuôi

Chọn con giống

Nguồn: Minhgachoi.com

Giá gà chọi thịt hôm nay, Mô hình làm giàu từ gà chọi, Mô hình nuôi gà chọi lấy thịt

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Gà Tây Hiệu Quả

Gà tây hay còn được gọi là gà Lôi, có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện đang được bà con nuôi nhiều ở nước ta. Lông gà tây có màu xám trắng hoặc xám đen, một số có lông màu trắng.Gà trống có màu lông sặc sỡ, mào và tích tròn dài. Gà trưởng thành từ 28 đến 30 tuần tuổi có thể đạt được 5 – 6 kg/con trống và 3 – 4 kg/con mái và bắt đầu giai đoạn đẻ trứng. Gà tây tự ấp trứng, mỗi lứa đẻ được 10 – 12 quả, trọng lượng từ 60-65 g/quả, thời gian ấp từ 28 đến 30 ngày, tỷ lệ nở khoảng 65 – 70%, tỷ lệ nuôi sống 60 – 65%, sản lượng trứng của 1 con gà mái là 70 – 80 quả/năm.

Gà tây có nhiều ưu điểm: sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, giúp tiết kiệm lương thực, thể trọng lớn, thời gian tăng trưởng dài, thịt ngon, chất lượng tốt, tỷ lệ mỡ rất thấp (dưới 0,5%) và có tỷ lệ protein cao (trên 22%).

Thường thì gà tây chỉ khó nuôi ở giai đoạn từ 3 tháng tuổi trở lại. Thời gian này cần đầu tư đủ thức ăn cho gà và tiêm phòng theo đúng lịch, giữ ấm và đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, thông thoáng ấm áp.

Gà tây dễ nuôi hơn sau khi được 3 tháng tuổi. Chúng ăn khỏe, lớn nhanh và ít bệnh tật. Gà tây nuôi 6 – 7 tháng thì có thể xuất bán.Tùy vào từng giống (gà tây trắng, gà tây đen, gà tây lông màu đồng) mà trọng lượng của chúng có thể đạt được từ 10 – 20kg/con. Con trống thường lớn hơn con mái. Giá thịt gà tây cũng khá cao, từ 90.000-120.000 đồng/kg.

Kỹ thuật nuôi gà tây (gà lôi)

I. Giai đoạn nuôi úm gà con từ 1 đến 4 tuần tuổi

1. Lồng úm gà tây:

Lồng úm gà con thường được đóng bằng nẹp tre, khung gỗ hoặc lưới mắt cáo 1 x 1cm, có nắp đậy với kích thước 2 x 1 x 0,5m. Nếu không có lồng, bà con cũng có thể úm nền, lót trấu sạch và khô dày khoảng 10-15cm. Trong tuần úm đầu tiên, bà con nên thay giấy lót hàng ngày, 3 tuần đầu cần úm cho gà đủ ấm và để tránh chó, mèo, chuột….

Mật độ úm: 1-2 tuần úm với mật độ 50 con/m2; 2-4 tuần úm khoảng 25 con/m2.à m²

Nhiệt độ úm: Bà con sử dụng đèn điện 75W sưởi ấm và thắp sáng cho gà, lồng úm có thể úm bằng đèn dầu hoặc gas, nhưng phải đủ nhiệt độ cho gà.

– Tuần thứ 1: từ 35 – 32 o C.

– Tuần thứ 2: 29 – 31 o C.

– Tuần thứ 3: 25 – 28 o C.

– Tuần thứ 4: Úm với nhiệt độ bình thường.

Mỗi tuần giảm dần 3 o C là thích hợp.

Trong giai đoạn từ 1 – 2 ngày đầu, bà con nên cho gà ăn hạt ngô (bắp) xay nhuyễn. Từ ngày thứ ba trở đi, bắt đầu cho ăn thức ăn hỗn hợp của gà con: 22% protein thô, năng lượng trao đổi 2.900-3.000 Kcal/kg thức ăn.

– Tuần thứ nhất: Từ 20 đến 30 g/con/ngày.

– Tuần thứ 2: 42 – 50 g/con/ngày.

– Tuần thứ 3: Từ 60 – 70 g/con/ngày.

– Tuần thứ 4: Từ 80 – 100 g/con/ngày.

Chú ý: Nên cho gà ăn nhiều lần trong ngày (ít nhất là từ 4 đến 5 lần/ngày).

3. Nước uống cho gà tây

Bà con dùng nước sạch, mát đựng trong bình nhựa cho gà con uống, có thể bổ sung sinh tố tổng hợp: Ovimix hoặc B-complex.

II. Giai đoạn gà choai 5 – 8 tuần tuổi

1. Chuồng nuôi gà tây

Chuồng nuôi cần được lót trấu dày 8-10cm, thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo… Với mật độ từ 8 – 10 con/m 2, và chuyển dần sang giai đoạn nuôi thả vườn.

2. Thức ăn gà tây

Thức ăn cho gà tây cần có 20% protein thô, 2.800-2.900 Kcal/kg thức ăn năng lượng trao đổi, có thể dùng thức ăn tự trộn hoặc thức ăn hỗn hợp, nhưng phải cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là khoáng, đạm và sinh tố… Gà tây có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tốt thức ăn thô xanh, cho nên ngay từ giai đoạn này cần tập trung cho gà ăn rau xanh. Cho ăn 3 – 4 lần/ngày.

Bà con có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A, với những tính năng cần thiết cho chăn nuôi như: nghiền nát nhuyễn, nghiền bột khô, băm nhỏ sản phẩm nông nghiệp, sẽ giúp bà con nâng cao hiệu quả công việc cũng như giảm bớt được thời gian và công sức lao động.

3. Nước uống

Cần cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gà tây trong suất thời kỳ sinh trưởng và phát triển của gà Tây..

III. Giai đoạn gà thả vườn 9 – 28 tuần tuổi

+ Giai đoạn nuôi thịt thả vườn:

1. Chuồng nuôi gà tây

Chuồng nuôi gà tây nên lót trấu dày 8-10cm, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, nên gác kèo đậu trong chuồng cho gà ngủ, nghỉ, mật độ thích hợp nhất là 4-5 con/m 2. Cũng có thể nuôi gà bằng chuồng sàn, trên ao thả cá sẽ có hiệu quả kinh tế cao.

2. Thức ăn gà tây

Yêu cầu lượng protein thô từ 16-18%, năng lượng trao đổi từ 2.800 đến 2.900 Kcal/kg thức ăn.

3. Nước uống

Cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà đặt dưới bóng mát các gốc cây.

4. Vỗ béo gà tây

Khoảng 7-10 ngày trước khi xuất bán, bà con nên vỗ béo gà tây bằng cách cho gà ăn tấm, lúa, gạo, bắp xay nấu.

+ Giai đoạn hậu bị thả vườn: Cần chú ý cho gà ăn vừa phải để hạn chế khối lượng, tránh béo quá hay gầy quá, không nên vỗ béo gà hậu bị để nuôi sinh sản vì gà tây đẻ kém.

1. Thức ăn: Yêu cầu thức ăn cho gà đẻ yêu cầu cao hơn gà thịt, 18-20% protein thô, năng lượng trao đổi 2800-2900 Kcal/kg thức ăn, vì vậy cần bổ sung thức ăn giàu đạm, sinh tố và giàu khoáng cho gà như: cua, cá, tôm… Gà tây ăn nhiều rau, mỗi ngày có thể ăn khoảng 300-400 g/con.

Bà con có thể sử dụng nguồn thức ăn thô xanh sẵn có tại gia đình để chế biến cám viên cho gà tây bằng các sản phẩm do Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ R.A.I cung cấp, vừa đảm bảo an toàn, không lo lắng về những chất phụ gia, vừa giảm được chi phí đầu vào.

2. Ghép trống mái: Gà từ tuần tuổi 25 – 26, bà con nên ghép trống mái cho gà theo tỷ lệ thích hợp, 1 trống/5-6 mái.

3. Ổ đẻ: Đóng ổ cho gà bằng ván gỗ hoặc nẹp, kích thước 1,2 × 0,4 × 0,6m, để xung quanh vách chuồng cho gà đẻ.

4. Bảo quản trứng ấp: Trứng cần được bảo quản trong phòng mát từ 18 đến20 độ C là tốt nhất, trong điều kiện bảo quản không tốt, thì chỉ nên để tối đa là 5-6 ngày trước khi đưa trứng vào máy ấp.

V. Phòng bệnh cho gà tây

Cần thực hiện 3 sạch: ở sạch, ăn sạch, uống sạch, bổ sung vitamin và kháng sinh cho gà 3-5 ngày để tăng sức đề kháng, cần thường xuyên theo dõi đàn gà để phòng, trị bệnh kịp thời. Giai đoạn gà con, gà tây hay bị bệnh đậu, bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như phòng chống các bệnh truyền nhiễm thì cần phải có phương pháp phòng bệnh định kỳ cho gà.Tiêm phòng các loại vaccin đầy đủ.

5

14 – 16 ngày tuổi

Các loại vaccin Gumboro D78 lần 2, thuốc Coxymax, Vetpro, Baycox, sử dụng trong 2 ngày để phòng bệnh cầu trùng.

Tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi để cập nhật những mới nhất và tìm cho mình những sản phẩm, thiết bị phù hợp nhất!

Kỹ Thuật Nuôi Gà Mía Lại Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gà Mía là giống gà thích hợp thả vườn nên có cách nuôi khác với gà công nghiệp. Để gà mía cho hiệu quả năng suất cao nhất bà con không những cho gà ăn cám mà còn bổ sung thêm nhiều thức ăn dân dã như ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh, bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.

Chuồng trại: Chọn những nơi cao ráo, thoáng mát để đặt chuồng gà mía lai. Nên đặt chuồng theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để được hứng nắng và ánh sáng mặt trời. Trong trường hợp nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi sao cho thích hợp ( gà Mía lai thị trên sàn: 8con/1m2; gà Mía lai thịt trên nền 10con/1m2). Trong trường hợp nuôi gà thả vườn thì chuồng là nơi ngủ đêm và tránh ánh nắng, mật độ vườn thả gà nên ít nhất là 1con/m2. Mặt trước của cửa chuồng nên hướng về phía đông nam. Sàn chuồng làm bằng tre thưa hoặc lưới đặt cách mặt đất 0,5 m giúp chuồng khô ráo, thông thoáng và dễ vệ sinh.

Đặt rào chắn xung quanh vườn, và nên đặt bằng lưới B40, tre gỗ hoặc lưới lilon… tùy thuộc điều kiện nuôi của từng hộ gia đình. Ban ngày khô ráo nên thả gà ra sân vườn chơi, buổi tối ta cho gà về chuồng.

Lồng úm gà con: Kích thước 2 x 1m cao chân tầm 0,5 m đủ nuôi cho khoảng 100 con gà Mía lai giống. Sưởi ấm cho gàMía lai bằng đèn (hai bóng khoảng 75W và dùng cho 100 con gà).

Máng ăn: Khi gà Mía lai còn nhỏ ( khoảng 1-3 ngày tuổi) ta rải cám tấm trên tấm giấy lót trong lồng úm và cho gà ăn. Khi gà Mía lai đạt 4-14 ngày tuổi cho gàMía lai ăn bằng máng ăn của gà con. Khi gà Mía lai đạt trên 15 ngày cho gà ăn kiểu máng treo.

Máng uống: Treo hoặc đặt xen kẽ các máng ăn và máng uống ở trong vườn. Nên thay nước sạch uống cho gà 2 – 3 lần trong 1 ngày.

Dàn đậu cho gà: Gà Mía lai có tập tính thích ngủ ở trên cao vào ban đêm để tránh các kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân của chúng, hơn nữa là tránh nhiễm bệnh. Do đó ta nên tạo một số dàn đậu cho gà Mía lai ngủ trong chuồng. Dàn đậu nên làm bằng tre, gỗ nên nhớ không nên làm bằng các vật liệu có tính chất chơn tròn. Dàn cách nền chuồng tầm khoảng 0,5 m và cách nhau 0,3 đến 0,4 m để giúp gà Mía lai khỏi đụng vào nhau, ỉa phân lên nhau và mổ nhau. Nên để ổ gà đẻ cho gà Mía lai ở nơi tối. Một ổ đẻ cho phép chứa khoảng 5 đến 10 con gà mái.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Làm Chuồng Trại Chăn Nuôi Lợn Rừng Đúng Kỹ Thuật, Nhân Đôi Hiệu Quả Kinh Tế trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!