Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Đường Từ Hà Nội Đến Chùa Hương # Top 7 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Hướng Dẫn Đường Từ Hà Nội Đến Chùa Hương # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Đường Từ Hà Nội Đến Chùa Hương được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo hướng quốc lộ 1A (Pháp Vân Cầu Giữ), đường này dành cho ô tô, xe máy không được đi. Đi xe máy bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì. Đi Chùa Hương bạn hoàn toàn có thể đi trong ngày, vào mùa lễ hội Chùa Hương, do dân tình ở xa đến nên hay nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ.

Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra, dọc hai bên suối Yến là những dãy núi nhấp nhô với nhìu hình dáng kỳ lạ. Khi cập bến bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích. Nếu mệt bạn nên chọn cách đi Cáp Treo. Có thể đi cáp chiều lên và chiều xuống đi bộ, nếu có sức khỏe thì nên đi bộ lên, vừa đi vừa ngắm cảnh hai bên đường khá đẹp.

Từ Hà Nội đến chùa Hương bao nhiêu Km ?

Đoạn đường từ Hà Nội đến Chùa Hương bao nhiêu km? Từ trung tâm Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể đi du lịch trong ngày đến chùa Hương vì khoảng cách cũng khá gần và đường đi không khó. Bạn có thể di chuyển đến đây theo nhiều hướng khác nhau. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo khoảng cách từ một số địa điểm ở Hà Nội đến chùa Hương theo tuyến đường ngắn nhất.

Huyện Ứng Hòa cách 17.5 km

Huyện Thanh Oai cách 36.1 km

Huyện Chương Mỹ cách 42.8 km

Huyện Thường Tín cách 48.2 km

Huyện Thanh Trì cách 54.6 km

Từ trung tâm Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) cách 55.5 km

Huyện Thạch Thất cách 62.1 km

Huyện Quốc Oai cách 62.7 km

Huyện Gia Lâm cách 74.1 km

Thị xã Sơn Tây cách 74.7 km

Huyện Hoài Đức cách 76 km

Huyện Đan Phượng cách 81.2 km

Huyện Bà Vì cách 88.5 km

Huyện Mê Linh cách 88.8 km

Huyện Phúc Thọ cách 92.3 km

Huyện Sóc Sơn cách 108 km

Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

Chùa Hương hay còn được gọi là chùa Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng là một quần thể du lịch với nhiều nét văn hóa mang đặc trưng của dân tộc Việt Nam được gìn giữ bao đời, đặc biệt là nét văn hóa tâm linh. Đến du lịch chùa Hương, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên non nước hữu tình.

Mỗi mùa ở chùa Hương đều có vẻ đẹp riêng nên bạn có thể tham quan nơi này quanh năm. Nếu đi lễ thì bạn nên đến khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch, đây là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương, đặc biệt thời gian cao điểm nhất là từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch. Đi vào dịp này bạn sẽ có cơ hội tham dự và hòa mình vào không khí tưng bừng của những hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc của lễ hội.

Cung đường từ Hà Nội lên Chùa Hương bằng xe máy

Chùa Hương Sơn hay còn được gọi là Chùa Hương, là một quần thể chùa nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị.

Từ Hà Nội có 2 con đường dẫn tới Chùa Hương. Một là bạn có thể đi từ đường Nguyễn Trãi theo hướng đi Hà Đông, đến ngã Ba La bạn rẽ trái hướng đi Vân Đình. Bạn đi đến Tế Tiêu hỏi đường đi Chùa Hương. Hai là bạn đi theo quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Nếu bạn ở xa đến đây thì có thể nghỉ trọ lại 1 đêm rồi sáng hôm sau mới đi lễ, vừa có thời gian để bạn nghỉ ngơi, vừa giúp bạn có nhiều thời gian đi lễ tại các đền trong ngày hôm sau, cùng với đó là thời gian ngắm cảnh vãng lai toàn cảnh chùa khi trời còn mờ sương.

Tuyến đường thứ nhất: Qua Quốc lộ 21B, quãng đường dài khoảng 55.5 km, đi ô tô hết 1 giờ 39 phút. Tuyến đường thứ hai: qua ĐCT Hà Nội – Ninh Bình/ĐCT01, quãng đường dài khoảng 65 km, đi ô tô hết 1 giờ 27 phút.

Những địa điểm không thể bỏ qua khi đến Chùa Hương

Khi đến Chùa Hương bạn sẽ phải ngồi đò khoảng 1 tiếng vào và 1 tiếng trở ra. Đây cũng là cơ hội để bạn có thể ngắm nhìn cảnh chùa với non nước hữu tình. Quãng đường suối Yến khoảng 65km, hai bên suối là những dãy núi khác nhau với nhiều hình thù kỳ lạ. Để thưởng thức được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng suối này hãy tìm về đây vào mùa thu. Khi đó, trời trong xanh, in bóng dòng nước trong vắt mát lành, cùng màu sắc tím hồng dịu dàng của hàng ngàn bông hoa súng nở khắp quãng đường đi. Hai bên đường đi là cảnh thiên nhiên đang thay lá, tĩnh lặng, nhẹ nhàng tất cả chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm với cảnh quan ở nơi đây.

Khi cập bến, bạn đi bộ một đoạn để tới với chùa Thiên Trù, sau đó là con đường leo núi cao lên động Hương Tích, mỗi bước là một thử thách đối với người hành hương có thể vừa đi vừa ngắm cảnh sức hai bên đường, vượt qua các bậc thang lên chùa cũng như hành trình vượt qua những khổ ải của đời người. Còn nếu không bạn có thể đi cáp treo để lên núi,vừa tiết kiệm thời gian vừa có thể ngắm cảnh chùa từ trên cao,sẽ đem lại cho bạn những cảm gác mới lạ và hấp dẫn hơn.

Một vài lưu ý khi đi du lịch Chùa Hương

Để đảm bảo cho các du khách khi đi du lịch tại chùa Hương, ban tổ chức lễ hội đã công khai số điện thoại đường dây nóng – 0912558905 để tất cả các du khách có thể liên lạc khi gặp phải trường hợp “chặt chém” hay bất kỳ vấn đề đối với các dịch vụ khi tham gia lễ hội.

Khi đi bạn nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ, sau đó có thể dùng chính những lộc bạn vừa làm lễ xong để làm đồ ăn, như vậy vừa tiết kiệm lại tránh được tình trạng bị chặt chém giá cả.

Mặc đồ kín đáo, nên đi giày, quần áo không quá bó để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động, ngoài ra nên mang theo ô dù.

Không làm ồn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật.

Quá trình di chuyển dù bằng đò hay khi leo núi cũng nên cẩn thận bảo đảm an toàn cho bản thân để chuyến đi được vui trọn vẹn.

Nếu đi bằng xe máy thì bạn nhớ mang theo giấy tờ, gương, mũ bảo hiểm đầy đủ.

Vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và cảnh quan.

Khi ở chỗ đông đúc hãy bảo vệ tài sản và tư trang cẩn thận tránh bị móc túi, ăn cắp đồ của bạn.

Không tham gia các trò như: tôm cua cá, đỏ đen, chiếc nón kỳ diệu,.. vì đó là lừa đảo chứ không hề do vận may như bạn nghĩ.

Chùa Trăm Gian ( Chương Mỹ, Hà Nội )

Quảng Nghiêm tự còn được gọi bằng những cái tên giản dị, đậm chất dân gian như chùa Sở, chùa Núi, chùa Tiên Lữ… nhưng có lẽ được biết đến nhiều nhất là chùa Trăm Gian, tọa lạc tại xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.

Tục Truyền

Truyền thuyết kể rằng vào thời nhà Trần, ở làng Bối Khê có một người phụ nữ nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh, rồi có mang, sinh ra đứa con trai. Năm lên 9 tuổi, sau khi bố mẹ mất, người con trai ấy bỏ nhà vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Lên 15 tuổi, đến thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ, Hà Nội ngày nay), thấy cảnh đẹp, người xin yết kiến và theo học kinh kệ với vị trưởng lão tu tại ngôi chùa trên núi. Sau mười năm học đạo, người thanh niên đó hiểu thấu mọi phép linh thông. Vua Trần nghe tiếng, sắc phong là Hòa Thượng, đặt hiệu là Đức Minh rồi mời về tu ở chùa trong kinh đô.

Sau khi vị trưởng lão ở chùa Tiên Lữ viên tịch, Hòa Thượng Đức Minh xin về làng dựng ngôi chùa mới. Năm 95 tuổi, Sư ngồi vào một cái khám gỗ, từ biệt đệ tử rồi siêu thoát. Một trăm ngày sau, đệ tử mở cửa khám, kim quang Sư bay mùi thơm nức, ngào ngạt gần xa. Dân làng và đệ tử xây tháp để gìn giữ kim thân và tôn thờ là đức Thánh Bối.

Chùa Trăm Gian thu hút hàng trăm ngàn lượt khách gần xa đền tham quan hàng năm và hiện đang được tu bổ xây dựng lại ao sen, gác chuông và 100 gian chùa để đón tiếp đồng bào gần xa đến tham quan. Chùa Trăm Gian được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam chứng nhận di tích lịch sử quốc gia

Quang cảnh chùa Từ thành phố Hà Đông theo quốc lộ 6, qua cầu Mai Lĩnh và phía sau thị trấn Chúc Sơn, đi thêm chừng 2km thì rẽ phải, men theo chân núi Sở khoảng 3km sẽ tới chùa Trăm Gian. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý và đã qua nhiều lần trùng tu. Trải qua đoạn đường dài nóng nực, dừng lại trước ao sen, mùi hương sen, cùng với những cơn gió đầu ngày sẽ giúp bạn quên đi cái mệt mỏi ngày thường. Cổng chùa được xây hai trụ lớn tạo một lối đi ở giữa, hai bên là hai tường nối với hai trụ nhỏ. Qua cổng là một sân gạch có hai dãy hành lang ở hai bên, cuối sân là con đường lên chùa, ngôi chính điện thấp thoáng giữa những rặng thông cổ thụ. Cuối đường gạch, phía bên phải lên nhà bia kỷ niệm, đi theo phía bên trái đến tam quan và gác chuông.Tam quan nằm trên trục tâm của khu Tam bảo, gác chuông chùa Trăm Gian là một trong số ít gác chuông cổ còn lại đến nay, có nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa với kiến trúc mặt bằng vuông, hai tầng tám mái với nhiều hoa đao uốn hắt lên khiến công trình như một bông sen khổng lồ thanh thoát. Phần cổ diêm lắp lan can chấn song con tiện, tạo cho bên trong thoáng mát. Ở đây treo quả chuông lớn mang tên Quảng Nghiêm cổ tự đúc năm Cảnh Thịnh 2 (1794) là điển hình của chuông đồng thời Tây Sơn. Từ tam quan – gác chuông đi theo trục tâm qua khoảng sân hẹp, vượt 27 bậc đá lên sân chùa, giữa sân kê chiếc sập đá có đặt một bát hương. Leo tiếp thêm 7 bậc đá nữa, bạn sẽ lên đến thềm chùa, hoặc đi theo lối trái sân theo đường dọc hành lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòng tăng…) rồi lên khu Tam bảo từ phía sau nhà hậu đường.

Khu trung tâm chùa có các tòa nhà tiền đường, thiêu hương và thượng điện kết hợp với nhau thành một nội thất thống nhất, dãy hành lang dài ở hai bên ăn thông với tiền đường ở phía trước và hậu đường ở phía sau, quây lại thành một kiến trúc khép kín. Ngoài ra, khoảng sân sau thượng điện trước hậu đường dựng tòa Phương đình treo cả trống và khánh, cũng là chỗ cho du khách nghỉ chân ngắm cảnh xung quanh. Từng ấy công trình ở hai khu chính và phụ gắn bó với nhau theo hai không gian đạo và đời, khác nhau nhưng lại hòa quyện thống nhất dàn khắp đỉnh đồi. Khu trước hoàn toàn là kiến trúc tôn giáo, phục vụ đời sống tâm linh, được quây kín, những hệ thống của bức màn phía trước thượng điện có thể đóng hoặc mở tùy ý, các khoảng sân ở trước các dãy hành lang và trước tòa Phương đình tuy đóng ngang nhưng lại mở dọc, có thể thông với nhau qua các cửa. Nếu tính gian (gian nhà) theo kiểu truyền thống được phân ra bởi các vì kèo, thì tòa tiền đường 7 gian, trong khi đó cùng chiều dài nhưng hậu đường bố trí thành 9 gian. thượng điện chỉ 3 gian nhưng mái trước kéo dài, có tường bên kéo thẳng sang tiền đường. Chùa Trăm Gian ngoài thờ Phật còn thờ đức thánh Bối, ở đây hiện ghi là: ” Đại thánh Khai sơn Bình đẳng Hành nghĩa tín Bồ tát“. Khu thờ thánh không xây riêng mà quây ván bưng bên trái thượng điện, cũng gọi là cung thánh, chỉ nhà sư được vào hành lễ. Trong số tượng hậu Phật, chùa Trăm Gian nổi lên tượng Đô đốc Đặng Tiến Đông – một quan võ ở thời Tây Sơn, sau chiến công đánh thắng quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu (1789) đã về quê đóng góp vào việc tu bổ chùa, được tạc tượng chân dung thờ ở chùa ngay khi còn sống, tương truyền giống đến mức khi bước vào chùa, người xem không phân biệt được người hay tượng. Ngoài ra, chùa Trăm Gian còn có một số hiện vật thuộc loại hiếm quý. Đó là rồng đá thời Trần làm lan can thành bậc cửa chùa, có thân dài mập nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn. Đó là những viên gạch thời Mạc được xây bệ tượng Tam thế, nhiều viên chạm chim thần và các con thú rất sinh động. Đó cũng là bộ tranh La hán và tranh Thập điện được chạm nổi có kết hợp vẽ… Theo người trong chùa, chùa nằm trên núi Sở là con ngựa, cạnh đó có núi So là con hổ, các gò đồi xung quanh có các tên là con Mộc, con Hỏa, con Long. Tất cả đã tạo cảnh quan văn hóa hội xuân chơi núi, chơi hang. Chùa trải rộng trên quả đồi, hướng nam, song cổng mở đầu là hướng đông – nam để giáp đường đi tiện cho du khách thăm chùa. Tới thăm chùa Trăm Gian, bạn thỏa sức ghi lại những hình ảnh vui chơi của mình dưới nền ảnh phủ một màu xanh của thông, của sấu, của ngói đỏ đã bạc màu vì năm tháng. Không gian tĩnh mịch, những sư thầy lặng lẽ dọn chùa và những “mục tiểu linh đồng” tóc để chỏm khiến bạn cảm thấy lưu luyến khi chuẩn bị rời xa chốn này. Những cây thông cổ thụ cao vút, những mái chùa cong cong hàm rồng, hương sen thơm ngát sẽ còn theo bạn cho đến suốt quãng đường trở về …

Bắc Giang Cách Hà Nội Bao Nhiêu Km? Hướng Dẫn Cách Đi Từ Bắc Giang Ra Hà Nội

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. P hía tây của tỉnh giáp thủ đô Hà Nội. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Bắc Giang nằm cách Hà Nội khoảng

Đến với Bắc Giang, bạn không những tìm được vẻ đẹp của thiên nhiên hay vẻ đẹp của các làng nghề truyền thống mà còn có thể tìm thấy vẻ đẹp tâm linh với nhiều ngôi đình, chùa, đền cổ được gìn giữ tới ngày nay.

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô)

Vì khoảng cách từ Bắc Giang đến Hà Nội không quá xa, vì vậy bạn có thể đi từ Bắc Giang ra thủ đô Hà Nội bằng xe máy hay xe ô tô mất khoảng 1h30p. Có 3 tuyến đường để bạn lựa chọn là:

Tuyến đường 1: Qua QL1A , khoảng cách 67,2 km, thời gian đi bằng ô tô hết 1h22p.

Điểm xuất phát: thành phố Bắc Giang.

Tuyến đường 2: Qua đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang/QL1A, khoảng cách 61,7 km, thời gian đi bằng ô tô hết 1h27p.

Điểm xuất phát: thành phố Bắc Giang.

Tuyến đường 2: Qua đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang/QL1A và đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long/QL 18, khoảng cách 77,7 km, thời gian đi bằng ô tô hết 1h38p.

Điểm xuất phát: thành phố Bắc Giang.

Bạn có thể bắt tuyến bus 203 chiều bến xe Bắc Giang – bến xe Lương Yên. Từ bến xe Lương Yên, bạn bắt xe ôm hoặc taxi đến địa điểm cần đến.

BX Bắc Giang – Xương Trạch – Thành phố Bắc Giang – Hồng Thái – Chợ Nếnh – Tam Tầng – Thị Cầu – Thị xã Bắc Ninh – Lim – Từ Sơn – Dốc Lã – Yên Viên – Hà Huy Tập – Cầu Đuống – Ngô Gia Tự – Cầu Chui – Nguyễn Văn Cừ – Trần Nhật Duật – Trần Quang Khải – Trần Khánh Dư – BX Lương Yên.

Khoảng cách từ các Huyện, Thành phố ở Bắc Giang đến Hà Nội bao nhiêu km?

Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn sẽ biết được Bắc Giang cách Hà Nội bao xa, từ đó lựa chọn được cho mình phương tiện và tuyến đường hợp lý để di chuyển Bắc Giang ra Hà Nội nhanh và an toàn nhất.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Cẩm Nang Du Lịch Hà Nội Từ A Đến Z

Hà Nội góp nhặt từng mảnh ghép, vẽ lên cho mình một dáng hình nhẹ nhàng mà quyến rũ, đằm thắm mà kiêu sa. Hà Nội, có vô vàn những vần thơ được viết, những bài hát cứ thế tuôn trào, bởi người ta ấy, yêu lắm, thương lắm một Hà Nội trong tim. Đã đôi lần về Hà Nội, là để du lịch hay vì một lý do nào khác ngang bước qua Thủ đô, đều lỡ nhịp không nỡ rời đi. Từ con phố rụng rơi đầy hoa sữa đến góc tường vàng phai bạc màu thời gian, từ bờ hồ dịu mát đến một thoáng bình yên trong hẻm vắng, mọi thứ đều khắc nhớ vào tim, lâu thật lâu, như một ký ức đẹp tươi, xoa dịu tâm hồn đang mệt nhoài với cuộc sống bon chen ngoài kia. Hà Nội, hai tiếng gọi giản đơn, mà mỗi lần cất lên lại cảm thấy thương yêu ngập tràn cả lối về. Đây Hà Nội phố, dâng đầy những cảm xúc ngọt ngào – Ảnh: Jaromír Chalabala

HÀ NỘI ẤY, BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ, NGƯỜI TA TÌM ĐẾN THẬT DỄ DÀNG

Không nghi ngờ gì nữa, Hà Nội là nơi mà người ta có thể tìm đến bất kỳ lúc nào mà chẳng sợ phiền toái về phương tiện đi lại. Bởi du lịch Hà Nội phát triển như thế, kinh tế ổn định đến vậy, thì cơ sở hạ tầng cho giao thông dĩ nhiên cũng được chú trong rồi. Nếu du khách ở xa, thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, ở khúc giữa miền Trung hay tận địa đầu miền Nam, thì máy bay chính là loại hình lý tưởng nhất. Đường bay mỗi ngày đều có để đáp ứng nhu cầu của du khách, chưa kể nếu lên kế hoạch du lịch trước và đặt được máy bay giá rẻ, sẽ giúp chuyến đi vừa nhanh lại tiết kiệm hơn nhiều. Từ sân bay Nội Bài, du khách có thể đón taxi với giá chừng 200.000 – 300.000 đồng, xe buýt hoặc xe trung chuyển để vào trung tâm thành phố cách đó chừng 20km.

Đi tàu lửa để ngắm cảnh thật nhiều – Ảnh: Mars Hartdegen

Muốn thong dong khám phá nội thành Hà Nội, thì xe máy là lựa chọn tiện lợi nhất. Tùy vào loại xe mà giá thuê sẽ chênh lệch từ 100.000 – 200.000 đồng/ngày. An nhiên ngồi trên xích lô để lướt nhẹ trên phố, ngắm thật kỹ Hà Nội cũng là một ý tưởng không tồi. Tản bộ trên đường để hít hà hương vị ‘rất Hà Nội’ cũng thú vị lắm đấy.

Dạo phố trên xích lô đem lại nhiều thú vị – Ảnh: Hayazee Harun

HÀ NỘI ẤY, SAO MÙA NÀO CŨNG KHIẾN NGƯỜI TA XỐN XANG

Thật lòng, Hà Nội lúc nào cũng đẹp, mùa nào cũng có nét cuốn hút riêng. Hà Nội mười hai tháng, là mười hai mùa hoa đong đầy hương thơm dịu ngọt trên phố, bảo sao không làm người ta say lòng. Nếu có một Hà Nội tràn trề sức sống trong tiết xuân, thì hạ đến, Hà Nội làm khách du lịch xốn xang bởi màu trắng hoa sữa tinh khôi và cả đầm sen miên mang giữa lòng hồ Tây rộng lớn. Để khi thu về, mùi hoa sữa, lá vàng rơi trong cơn gió se lạnh làm trái tim bình yên vô cùng. Rồi trong gió đông rét buốt, Hà Nội lần nữa chạm vào trái tim của người lữ khách, cánh cúc họa mi thuần khiết đã ngập tràn trên phố.

Chiếc áo xuân rực rỡ của Hà Nội – Ảnh: Nguyen Quoc Thang Tinh khôi màu cúc họa mi đầu đông – Ảnh: Son Tung Thai

Đã bị sức cuốn hút của Hà Nội làm cho mê mẩn, thì dù du lịch Thủ đô nhiều lần vẫn khám phá được nét dễ thương yêu kiều của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nhưng nếu để chọn một chuyến đi mà ở đó, khách du lịch lần đầu cảm nhận hết vẻ đẹp của Hà Nội, thì hãy đến thủ đô vào mùa thu.

Lãng đãng cùng Hà Nội mùa thu – Ảnh: Quang Vu

Hà Nội có thu, lại là đặc trưng của mùa thu, thứ mà người phương Nam hay miền Trung vẫn khao khát lắm mà chỉ thấy hai mùa mưa nắng bất chợt. Thu Hà Nội, thôi không còn những đợt mưa rào, trời trong dịu vợi, gió lạnh ngang qua lối đi, làm rơi rụng chùm hoa sữa li ti ngạt ngào trên phố. Thu Hà Nội, thảm lá vàng rơi dày làm bước chân ai cứ ngỡ đang đứng ở Âu Châu hay tự mình đóng vai chính trong thước phim Hàn lãng mạn nào đó.

Dừng chân góc phố uống trà ngắm mây trời dịu vợi – Ảnh: Viet Nguyen

HÀ NỘI ẤY, DỪNG CHÂN NGHỈ NGƠI CHÚT ĐÃ

Du lịch Hà Nội, người lữ hành có thể tùy vào sở thích và điều kiện của mình mà chọn lựa chỗ nghỉ ngơi hợp lý. Từ khách sạn hạng sang có hàng loạt dịch vụ khác đi kèm đến nhà nghỉ bình dân, từ căn phòng có kiến trúc hiện đại đến homestay độc lạ mà mộc mạc, đều có thể tìm thấy ở Hà Nội.

– Khách sạn Melia Hà Nội tọa lạc tại 44B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

– Khách sạn Somerset West Lake Serviced Residences nằm ở 254D Thuỵ Khuê thuộc quận Tây Hồ.

– Khách sạn Daewoo có vị trí đẹp tại 360 phố Kim Mã, quận Ba Đình.

– Khách sạn Movenpick tọa lạc ở 83A Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.

– Khách sạn Lotte Hà Nội có tầm nhìn đẹp ở 54 Liễu Giai, quận Ba Đình.

– Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội nằm ở 15 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm.

Không thiếu các khách sạn hạng sang ở Thủ đô – Ảnh: Vũ Long

Một số homestay đang ‘sốt xình xịch’ tại Hà Nội dành cho khách du lịch trẻ tuổi:

– Le Bleu Art decor loft hay còn gọi là Nhà Trong Xóm nằm trên đường Trần Hưng Đạo, trong khu biệt thự Pháp cổ. Le Bleu mang trong mình nét duyên dáng hài hòa bởi sự kết hợp giữa kiến trúc Pháp – Việt. Mỗi ngóc ngách trong nhà đều được bày trí tinh tế, nổi bật lên không gian của một Hà Nội xưa, đẹp mê hồn.

Một Hà Nội xưa vừa nhìn đã say lòng – Ảnh: @caracat

– Le Bleu Indie Apartment nằm ở Tông Đản, ‘sát rạt’ bên hồ Gươm, du khách có thể tản bộ bờ hồ và trở về nhà nghỉ ngơi ngay bất kỳ lúc nào. Sức quyến rũ của Le Bleu Indie Apartment có lẽ đến từ sự nhẹ nhàng thanh thoát của gam màu tươi sáng và cả ánh nắng chan hòa chiếu khắp nơi. Thân thuộc lắm.

Nhẹ nhàng thanh thoát và đầy tinh tế – Ảnh: Facebook Le Bleu

HÀ NỘI ẤY – ĐI HOÀI VẪN TÌM THẤY CHỖ CHƠI

Hà Nội bảo lớn cũng không hẳn lớn, nhưng nói nhỏ lại càng không, người ta có thể liệt kê một vài địa điểm nổi tiếng ở Thủ đô để đi chừng một, hai ngày là hết, là coi như đã thưởng ngoạn hết Hà thành. Thế nhưng để khám phá, để chiêm nghiệm, thì có bao lâu vẫn không đủ, bởi Hà Nội ấy, đi hoài vẫn tìm thấy chỗ để chơi. Kỳ lạ ghê.

Viết khúc bình yên cùng hồ Gươm – Ảnh: Quang Vu Lang thang ở phố cổ – Ảnh: Riggs Alston

Ở Hà Nội, có không ít các công trình kiến trúc độc đáo mà khách du lịch không nên bỏ lỡ khi du hành về đây. Đó là chùa Một Cột dáng hình hoa sen dịu dàng, là chùa Trấn Quốc cổ, là nhà thờ Lớn mang cả Âu Châu về giữa lòng thủ đô. Là Văn miếu Quốc Tử Giám – trường Đại học đầu tiên ở Việt Nam, là cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Là Hoàng thành Thăng Long in hằn vết trầm mặc của con rồng cháu hạc.

Bình minh đánh thức nhà thờ Lớn – Ảnh: Nguyễn Mạnh Thắng

Về ngoại ô Hà Nội, du khách sẽ được thỏa thuê phóng tầm mắt ra rừng xanh bạt ngàn ở Ba Vì, cánh đồng miên man ở làng quê mang đặc trưng Bắc Bộ. Đừng quên ghé làng cổ Đường Lâm, thăm cây đa, giếng nước mái đình, thứ mà ngày xưa ta vẫn hằng mơ ước được thấy một lần trong câu chuyện bà hay kể hay chỉ được nhìn thấy trên tivi. Ghé làng Bát Tràng thăm làng gốm trứ danh, ghé Tây Mỗ khám phá nơi được mệnh danh là Hollywood ở Việt Nam. Hà Nội đó, nhiều lắm, đi hoài có hết không? Ừ, để dành lần sau nữa vậy.

Vùng quê thanh bình của Hà Nội – Ảnh: NMD

HÀ NỘI ẤY – NHIỀU MÓN NGON KHÔNG TƯỞNG

Có những hương vị vừa nhắc tên đã nghĩ ngay đến Hà Nội, và dường như, tất cả đã được ghi nhớ, để có dịp du lịch Hà Nội, là ‘kéo ngay’ danh sách ẩm thực ‘ngon khó cưỡng’ đó ra, chuẩn bị bước vào bữa tiệc thịnh soạn cho thỏa lòng. Đến Hà Nội, dĩ nhiên phải ăn phở, phở gà, phở bò, phở áp chảo, phở cuốn, phở nào cũng mềm mềm dai dai, thêm vị ngọt của nước lèo tan dần ngay ở lưỡi, ăn hết bát phở to rồi mà vẫn thèm.

Phở, như mang cả tâm tình của người Hà Nội – Ảnh: Tim Hsia

Bún chả Hà thành được vinh dự lọt Top 10 món ăn đường phố tuyệt nhất thế giới đã nói lên được vị trí của mình. Hay món bún thang vừa nhìn tưởng rất dễ làm hóa ra lại kỳ công đến thế. Vừa nhâm nhi bánh tôm hồ Tây vừa thưởng ngoạn phong cảnh thì còn gì bằng, để trên đường về, ghé ngay tiệm kem Tràng Tiền, cảm nhận vị lạnh đang khiến cả người ‘rùng mình’ vì sung sướng.

Giòn rụm miếng bánh tôm – Ảnh: Liran

Bún đậu mắm tôm, bánh cuốn Thanh Trì, lòng nướng phố Gầm Cầu, chả cá Lã Vọng, hay đến gánh xôi cốm mùa thu ngay trên vỉa hè, nhất định hãy dành thời gian để chiêm nghiệm hết, bạn sẽ không thất vọng đâu.

Món bún đậu hấp dẫn – Ảnh: Trần Hưng

HÀ NỘI ẤY – DĨ NHIÊN DU LỊCH PHẢI CÓ QUÀ MANG VỀ

Ai đi du lịch cũng muốn mua một ít quà về cho gia đình, bè bạn. Và Hà Nội ấy, ai mà đi du lịch thì chẳng cần nghĩ ngợi hay tìm kiếm mệt nhọc, bởi Hà thành có nhiều lắm thức quà đặc trưng được bày bán thành từng con phố nổi tiếng, đến là có ngay đem về. Nhắc đến thức ăn làm quà, thì Hà Nội có ô mai được làm từ ti tỉ tì ti thứ quả, có bánh cốm đậu xanh thơm và ngọt dịu, giò chả dai dai.

‘Phát thèm’ với ô mai Hà Nội – Ảnh: Blue Jan’s

Nếu muốn mua quà mà để trang trí, thời gian lâu thì ghé làng gốm Bát Tràng ở Gia Lâm, vừa được tham quan vừa chọn cho mình món đồ ưng ý. Bức tranh Hàng Trống cũng là một ý tưởng không tồi để tặng cho ai thích nghệ thuật, tại con phố Hàng Trống ở quận Hoàn Kiếm có rất nhiều cửa hàng tranh cho du khách lựa chọn.

Tranh Hàng Trống dành cho ai yêu nghệ thuật – Ảnh: Lê Bích Gốm Bát Tràng đầy tinh tế – Ảnh: Anh Huy

NGƯỜI HÀ NỘI ẤY – THANH LỊCH VÀ HÀO HOA

Hà Nội – những giá trị tinh hoa và thuần khiết đều nằm trong chính cách sống của người thủ đô ở thường nhật, chẳng phải đâu khác. Nhắc về người Hà Nội, có lẽ nên nghĩ đến tiếng nói trước tiên. Giọng của Hà Nội, nhẹ nhàng, nhã nhẵn, phát âm chuẩn, được xem là ‘mẫu mực’ cho cả người Việt. Người Hà Nội thích cách nói tế nhị, lịch sự, ghét thô lỗ. Bởi vậy, bảo sao người ta không thích mỗi khi nghe người Hà Nội cất lời.

‘Thương’ người Hà Nội từ cái nhìn đầu tiên – Ảnh: Quang Vu

Người Hà Nội ấy, luôn giữ gìn các truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc, cố gắng lưu truyền cho con cháu, cho thế hệ sau. Từ các địa điểm đã trở thành nơi du lịch Hà Nội nổi tiếng, đến ngay nếp sống bình dị, các phong tục ngày lễ, dịp Tết, vẫn được người Hà Nội giữ gìn, chẳng hề mai một. Có phải chẳng, ‘hồn cốt’ tinh hoa đã là một phần cuộc sống của người Hà Nội.

Không chỉ nghệ thuật mới được giữ gìn – Ảnh: hoadongxu37 Mà nếp sống giản dị vẫn được lưu truyền – Ảnh: Thuy Nguyen

Hà Nội có nhiều món ăn vậy, cũng bởi người Hà Nội sành ăn, ẩm thực đã được tôn vinh thành nghệ thuật, mà người làm nghệ thuật thì không thể xuề xòa, cẩu thả. Cách ăn của người Hà Nội cũng hết sức từ tốn, vừa vặn, nhẹ nhàng. Và ăn mặc cũng vậy, đơn giản mà tinh tế, chỉnh tề mà trang nhã. Để bản thân cảm thấy thoải mái mà người nhìn cũng vừa mắt.

Duyên dáng quá Hà Nội ơi – Ảnh: Lâm Thanh

Hà Nội – ‘nếp nhà’ muôn đời làm người ta ngưỡng mộ.

HÀ NỘI ẤY – DU LỊCH LẦN ĐẦU HAY LẦN SAU VẪN PHẢI GHI NHỚ VÀI ĐIỀU

Khi đi du lịch nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng, dù là lần đầu hay đã có kinh nghiệm, thì người lữ hành cũng nên ‘bỏ túi’ cho mình vài gạch đầu dòng ghi nhớ để tránh gặp phải các tình huống trớ trêu hay bất trắc.

– Mang đầy đủ hành lý, giấy tờ tùy thân. Thay vì đem nhiều tiền mặt thì dùng thẻ ATM kèm theo ít tiền đủ chi trả sẽ tốt hơn. Chuẩn bị một hộp thuốc y tế đề phòng cũng là điều cần thiết.

– Nên xem xét thời tiết của Hà Nội để tránh đi vào thời điểm mà bản thân không thích. Trong hành trình, cũng nên cập nhật thường xuyên để có những lựa chọn hoàn hảo hơn.

– So với việc đến Hà Nội mới tìm chỗ nghỉ thì khách du lịch nên chọn khách sạn và tham khảo giá trước rồi đặt luôn để tránh tình trạng hết phòng hoặc bị ‘chém’.

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của chúng tôi (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Đường Từ Hà Nội Đến Chùa Hương trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!