Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Gà 2 Tầng Đơn Giản, Chắc Chắn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Và sau đây là top 3 loại vật liệu làm chuồng gà chất lượng và được sử dụng phổ biến hiện nay
Làm chuồng gà bằng sắt được rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn trong đời sống hiện nay. Bởi làm chuồng gà bằng sắt mang lại rất nhiều những ưu điểm vượt trội như sau:
+ Có độ bền rất cao để người sử dụng có thể dùng nó để chăn nuôi gà trong một thời gian dài nhất định.
+ Dễ thiết kế thi công để hàn gắn theo mô hình yêu cầu của mình.
+ Đảm bảo cho chuồng gà có được không gian sạch sẽ thoáng mát hơn đồng thời dễ dàng vệ sinh lau dọn.
Người ta lựa chọn những chiếc chuồng gà bằng sắt để nhốt gà chọi hoặc gà đá. Với những khu vực có điều kiện khí hậu khô hanh và oi bức. Thì đây sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp để chăn nuôi gà.
Ngoài ra, hiện nay chuồng gà bằng chất liệu inox cũng đang dần được thịnh hành, phổ biến. Bởi chúng có trọng lượng nhẹ hơn sắt và bề mặt sáng bóng. Không lo han gỉ trong suốt thời gian sử dụng
Đây là kiểu chuồng gà thích hợp với những nơi không có nhiều diện tích hoặc nuôi số lượng lớn. Đặc biệt là việc nuôi nhốt gà trên sân thượng hoặc trên chung cư. Kiểu chuồng gà bằng sắt v lỗ khá đơn giản nhưng độ chắc chắn khá cao. Đảm bảo an toàn cho gà nuôi một cách tốt nhất.
Chuồng gà sắt V lỗ thích hợp với các loại gà thịt hoặc gà đẻ công nghiệp. Chúng được thiết kế theo dạng 2 hoặc 3 tầng tuỳ theo số lượng gà.
Việc sử dụng sắt v lỗ làm chuồng gà còn đem lại sự sạch sẽ, gọn gàng hơn trong quá trình chăn nuôi. Đồng thời, chất liệu sắt này cũng rất dễ dàng lau dọn và vệ sinh
Có rất nhiều kiểu chuồng gà sử dụng B40. Nhưng phổ biến nhất là kiểu chuồng gà diện tích rộng thích hợp với nuôi gà thịt thả vườn hoặc sân tập cho gà chọi. Tiếp sau đó là chuồng gà dạng khung vuông sẵn và chuồng gà dạng chắc chắn kết hợp nguyên liệu.
Việc sử dụng lưới b40 làm chuồng nhà đang trở thành xu hướng hiện đại của đại đa số người chăn nuôi. Bởi cách làm chuồng gà 2 tầng bằng lưới b40 vô cùng đơn giản. Và sở hữu rất nhiều các ưu điểm như sau:
+ Độ thông thoáng cao: Các mẫu chuồng gà lưới B40 đều rất thông thoáng. Thuận tiện cho gà trong việc hoạt động và phát triển. Chúng cũng giúp chủ nhân dễ dàng quan sát, chăm sóc đàn gà hơn.
+ Dễ làm, dễ tháo dỡ: Các mẫu chuồng gà lưới B40 cũng tương đối dễ làm. Không cần nhiều kỹ thuật cầu kỳ vẫn có thể hoàn thành dễ dàng. Ngoài ra, dễ dàng tháo dỡ khi không dùng nữa. Nhờ đó mà việc trả lại mặt bằng sẽ nhanh chóng đơn giản hơn. Không mất nhiều công sức.
+ Tiết kiệm chi phí: Có thể bạn chưa biết nhưng lưới thép b40 là loại vật liệu làm chuồng gà siêu rẻ. Chính vì vậy, được đánh giá là thấp, trung bình. Đảm bảo phù hợp với hầu hết kinh tế của người dân Việt Nam. Ngoài ra, giá chuồng gà bằng lưới b40 cũng sẽ tùy thuộc vào diện tích, kiểu dáng chuồng khác nhau
Sau khi đã có thể lựa chọn được cho mình loại vật liệu làm chuồng gà phù hợp. Việc tiếp theo là bạn chỉ cần tiến hành thực hiện theo các bước trong cách làm chuồng gà 2 tầng vô cùng đơn giản sau đây
Để có thể hoàn thiện một chiếc chuồng gà 2 tầng thì ngoài việc chuẩn bị các vật liệu chính. Thì bạn còn cần đảm bảo tất một số những yêu cầu như sau
Chọn địa điểm làm chuồng
– Làm chuồng gà nên chọn vị trí cách xa khu nhà ở. Nếu có nên làm ở nền đất rộng và có nhiều cây cối để có bóng mát cho gà nghỉ ngơi.
– Hướng chuồng: Bạn có thể chọn hướng Nam hoặc Đông Nam để đón ánh nắng buổi sáng.
Xác định số lượng gà nuôi
Dựa theo số lượng gà nhiều hay ít mà lựa chọn thiết kế và chất liệu khác nhau. Đồng thời, cần xác định số lượng gà cần nuôi để bạn có thể mua và chuẩn bị vật liệu sao cho phù hợp với diện tích, kích thước chuồng định làm
Chuẩn bị nguyên liệu làm chuồng
Với 3 loại nguyên liệu phổ biến như trên, bạn có thể chọn ra cho mình 1 loại phù hợp và ưng ý nhất cho chuồng gà của mình. Có thể là sắt v lỗ, dây kẽm buộc hay lưới b40,…
Sau khi đảm bảo đầy đủ những điều này. Chúng ta sẽ có thể tiến hành cách làm chuồng gà 2 tầng một cách đơn giản và vô cùng nhanh chóng
Do xu hướng sử dụng lưới b40 làm chuồng gà ngày càng tăng mạnh. Do đó, nên ở đây sẽ là những bước hướng dẫn cụ thể cách làm chuồng gà 2 tầng bằng lưới thép b40
Để chuồng gà lưới B40 đạt độ chắc chắn cao nhất. Thì chủ nhân nên dùng dây thép nhỏ để buộc chắc hơn. Sẽ là chắc chắn hơn rất nhiều khi dùng các loại vật liệu khác. Ngoài ra, lưới thép b40 được sản xuất với nhiều kích thước, trọng lượng khác nhau. Bạn nên lựa chọn loại phù hợp nhất với thiết kế chuồng gà của mình
Việc xác định kiểu dáng chuồng là bước tiền đề vô cùng quan trọng. Điều này sẽ quyết định đến kích thước, hình dáng, diện tích của chuồng.
Chính vì vậy, ở bước này, bạn cần sử dụng các thanh thép có độ cứng chắc chắn, độ bền tốt. Để dựng khung định hình kiểu dáng chuồng
Ở bước này, việc lựa chọn thép làm khung cũng là điều nhất định bạn không được chủ quan. Bởi khác với các loại chuồng gà khác. Chuồng gà 2 tầng sẽ đòi hỏi sự chắc chắn và độ cứng tốt hơn.
Do đó, bạn nên lựa chọn loại thép hộp chất lượng cao. Để dựng khung và có vai trò chịu lực cho chuồng gà của bạn
Cắt các thanh sắt thép theo diện tích đã định sẵn. Tính toán số lượng thép, sắt, inox phù hợp để làm khung. Số lượng khung sắt, inox bao gồm chiều cao, chiều dài, chiều rộng.
Tiếp đó chúng ta tiến hành buộc kết nối các thanh này lại với nhau. Nếu có máy hàn xì thì sẽ nhanh hơn và chắc chắn hơn. Còn nếu không có thì dùng chắc chắn lại tại các mấu nối. Sử dụng kìm hoặc thanh sắt để siết chặt hơn dây buộc.
Tiến hành cắt lưới B40 theo diện tích chuồng gà. Tiếp đó quây chung quanh chuồng gà thật căng. Nếu có máy hàn xì thì sử dụng còn không thì dùng dây thép buộc chặt như bước bên trên.
Chú ý thiết kế cửa ra vào sao cho hợp lý nhất. Chúng ta sẽ sử dụng thanh chắn để phân chia giữa 2 tầng cho chuồng
Nếu có thể thì mua một mái tôn hoặc mái bô lô xi măng để lợp mái che. Chi phí không quá đắt chỉ khoảng vài chục nghìn cho tới 100.000 -200.000 cho một tấm bô lô xi măng mà thôi.
Ngoài ra, nếu bạn muốn đảm bảo tính thẩm mỹ và nhìn chuồng gà có vẻ sạch sẽ hơn. Thì lựa chọn cho mái che chuồng gà sẽ là giải pháp phù hợp
Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Gà Đá Đơn Giản
Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ làm chuồng gà
Tùy vào nhu cầu, số lượng gà nuôi và thiết kế chuồng mà người nuôi gà càn chuẩn bị vật liệu và dụng cụ tương ứng. Cụ thể:
Không gian nuôi gà ảnh hưởng khá nhiều đến kiến trúc của chuồng gà. Nếu không gian nuôi hẹp thì kiểu chuồng tầng sẽ khá phù hợp. Còn nếu chăn nuôi gà ở đất vườn thì thoải mái hơn trong khâu chọn kiến trúc.
Cần xác định số lượng gà nuôi để tính toán diện tích làm chuồng gà hợp lý. Về cơ bản, một con gà chọi cần có đủ khoảng không gian khoảng chừng 30 – 50cm. Để có số diện tích làm chuồng chính xác nhất, người nuôi có thể lấy con số trên nhân số lượng gà nuôi.
Các nguyên vật liệu và cách làm chuồng gà sẽ tùy vào bản thiết kế để chuẩn bị như gỗ, đinh, sắt, tre, lưới, ống nước,…
Cách làm chuồng gà đơn giản Cách làm chuồng gà miniCách làm chuồng gà đá mini khá đơn giản và dễ thực hiện. Chuồng gà mini có thể được tạo ra từ bất cứ vật liệu nào có trong nhà như gỗ, sắt thừa, thùng nước,… người nuôi cần dựng phần khung theo hình dạng mong muốn rồi quây lại bằng lưới là đã xong. Phần mái có thể sử dụng nguyên liệu bằng gỗ, sắt hay nhựa đều được.
Cách làm chuồng gà hai tầngTheo kinh nghiệm của nghiều sư kê, chuồng gà 2 tầng sẽ giúp cho gà chọi có sức khỏe tốt hơn hờ ngủ đủ cao và có thể luyện tập leo lên leo xuống.
Chuồng gà 2 tầng nên làm bằng sắt để chắc chắn. Phần ngăn cách giữa tầng trên, tầng dưới nên làm theo dạng ngăn kéo để có thể vệ sinh dễ dàng hơn.
Cách làm chuồng gà gỗChuồng gỗ sẽ sử dụng những thanh gỗ bản vuông hoặc bản dẹt, nhưng tốt hơn nên sử dụng bản vuông cho phần tường và bản dẹt cho phần mái.
Còn sàn nên để sàn đất sẽ tốt hơn cho móng của gà đá. Nếu thích sạch sẽ, chủ nuôi có thể làm sàn gỗ, không nên cán xi măng.
Cách làm chuồng gà bằng gạchLoại chuồng này phù hợp với người nuôi số lượng nhiều. Chuồng gà sẽ xây dựng theo dãy và chia ô.
Chuồng chỉ nên xây gạch một nửa, phần còn lại nên quây lưới hoặc dùng gỗ để làm. Ngoài ra, nền cũng phải được làm bằng vật liệu mềm và xốp để không ảnh hưởng đến móng gà.
Posted in Tagged CÁC LOẠI GÀ CHỌI cách làm chuồng gà bằng gỗ, cách làm chuồng gà đá, cách làm chuồng gà hai tầng, cách làm chuồng mini
Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Gà Đơn Giản, Hiệu Quả
Hướng dẫn cách làm chuồng gà đơn giản, hiệu quả
Gà là loại gia cầm được chăn nuôi phổ biến ở nước ta từ chăn nuôi nhỏ lẻ đến quy mô lớn, vì vậy các vấn đề về kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại chăn nuôi gà rất được bà con nông dân quan tâm, chia sẻ:
Kỹ thuật làm chuồng gà được chia sẻ từ Phụ nữ net: “Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà đúng cách”
Một trong những yếu tố quyết định đến việc chăn nuôi có đạt hiệu quả cao hay không đó là chuồng trại phải đảm bảo, chăn nuôi gà cũng vậy. Cùng tham khảo những hướng dẫn làm chuồng nuôi gà đúng cách.
Làm chuồng gà như thế nào?
Chọn địa điểm và hướng chuồng
Làm chuồng gà nên bố trí gần nhà và bếp để tiện quản lý, chăm sóc và bảo vệ, làm gần vườn cây, đồi rừng để tiện chăn thả. Chuồng nên làm theo hướng đông nam hoặc hướng nam để đón ánh sáng chiếu vào sàn, đảm bảo luôn khô, thoáng… có rèm, liếp che chắn mưa, gió.
Nguyên liệu
Chủ yếu là tường vách đất (nhào rơm và bùn trát) hoặc có thể làm tường ngăn bằng phên liếp, ván gỗ, xây gạch, đá ong… Mái lợp bằng tranh, rơm rạ, lá cọ, ngói, tôn xi măng,…
Chọn tre nứa già, chặt vào tháng 11-12 âm lịch là tốt nhất. Dùng những cây tre đực thẳng, luống nhỏ, chắc làm cột, khung đỡ. Nhưng đoạn giữa và gần ngọn làm sàn chuồng và ken xung quanh làm vách.
Kiểu chuồng
Làm mái lệch, chuồng có lòng rộng 1-1,2m. Mỗi chuồng làm 2-3 tầng, tầng trên cùng đặt giá các ổ đẻ. Mỗi ngăn dài 1,2- 1,5m, cao từ 0,4-0,5m. Sàn chuồng dưới cùng cách mặt đất 0,3-0,4m. Tầng thứ 2, 3 phía dưới sàn có khay đỡ phân bằng cót ép, bao xác rắn có khung đỡ có thể kéo ra kéo vào được.
Sàn chuồng làm bằng nan tre, luồng, nứa già vót hơi tròn được ken bằng mây (bền hơn là đóng đinh dễ bi gỉ) và có thể tháo ra được khi cần vệ sinh, phơi nắng.
Sàn chuồng gà con, gà giò dùng nan có bề mặt rộng 1,2-1,6cm, khe rộng 0,8-1cm.
Sàn chuồng gà sinh sản, gà thịt lớn dùng nan có bề mặt rộng 2-2,5cm, khe rộng 1,2-1,5cm để phân lọt xuống khay đỡ ở dưới.
Mặt trước các ngăn chuồng làm bằng các nan vót tròn, có thể chống lên để cho gà ra được. Ngăn gà con, gà giò dùng nan có đường kính 0,8-1cm, khe giữa 2 nan rộng 1-1,5cm.
Ngăn gà sinh sản, gà lớn dùng nan có đường kính 1,3- 1 5cm, khoảng cách giữa hai nan từ 2-2,5cm, để gà có thể thò đầu ra mổ thức ăn, uống nước được.1
Chuồng nuôi gà
– Chuồng làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh, rạ,… hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Nuôi 100 gà thả vườn cần diện tích khoảng 15-20 m2.
– Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40-50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân.
– Làm chuồng nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.
– Chuồng gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và gà mổ trứng.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà đơn giản, hiệu quả
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi gà ri và gà ri pha I. Chuồng trại
Gà Ri và Ri pha thích nghi với điều kiện chăn thả tự nhiên, kể cả có nơi gà chậu có chuồng. Tuy nhiên, với điều kiện chăn nuôi như vậy sẽ giảm tỷ lệ nuôi sống và năng suất thịt, trứng của gà. Cải tiến chuồng trại nuôi gà là rất quan trọng góp phần tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Nuôi gà là phải làm chuồng. Chuồng không chỉ để nhốt gà, cho gà ăn uống mà còn tạo điều kiện để phân đàn, theo dõi chọn lọc nâng cao chất lượng giống. Khi xây dựng chuồng cần quan tâm đầy đủ các yếu tố sau đây:
1/ Địa điểm xây dựng chuồng gà
Chuồng gà được xây dựng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất là cách xa nhà ở, không chung với chuồng lợn, chuồng bò. Chuồng có hướng nam, đông nam để có ánh sáng mặt trời buổi sáng dọi vào diệt khuẩn, chống ẩm mốc. Hết sức tránh hướng đông bắc, tránh gió mùa rét lạnh thổi trực tiếp vào chuồng. Thiết kế chuồng có độ cao, rộng, mái dốc v.v… phù hợp với vị trí đất đai, tính đến điều kiện chống nóng, chống rét, đảm bảo thoáng mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, phòng được chồn cáo,…
Tốt hơn hết là dành một khoảnh đất vườn, đồi to nhỏ tuỳ điều kiện và quy hoạch thành trại nuôi gà có chuồng, có kho thức ăn, dụng cụ, được bao che bằng tường, lưới, có cổng, có nội quy ra vào. Xung quanh chuồng có thể trồng cây xanh tán rộng theo khoảng cách thích hợp) để có bóng mát nhất là cho mùa hè.
2/ Một số kiểu chuồng nuôi gà
Nước ta khí hậu nhiệt đới, kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên là thích hợp cho các vùng, sử dụng vật liệu có được ở các vùng nông thôn để giá xây dựng rẻ. Tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi, diện tích mặt bằng và điều kiện vốn liếng, mà người chăn nuôi có thể xây dựng chuồng nuôi gà theo các kiểu sau đây.
a) Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố:
Đây là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, được sử dụng rộng rãi để chăn nuôi gà giống ở nước ta. Chuồng được xây dựng bằng khung thép hoặc bằng tre, luồng, mái lợp bằng tôn hoặc phibro xi măng. Hai đầu hồi được xây dựng bằng gạch. Mặt trước và mặt sau chuồng được che chắn bằng lưới sắt hoặc có thể đan tre nứa (có rèm che mưa nắng), phía dưới xây dựng tường lửng băng gạch với độ cao 30-40 cm. Điểm đáng chú ý của kiểu chuồng này là có hai tầng mái (tức là có mái phụ ở nóc, ở tường, hai đầu hồi có 2 lỗ to phù hợp) để tạo sự thông thoáng khí trong chuồng nuôi. Khí nóng được sinh ra tróng quá hình chăn nuôi sẽ bốc lên phía trên và thoát ra ngoài theo kẽ hở giữa hai tầng mái ở phía nóc chuồng. Kích thước chuồng nuôi có thể tuỳ ý song độ cao mái trước mái sau cần đạt 2,0-2,2m, độ cao từ đỉnh nóc xuống nền chuồng 3,0m, chiều rộng chuồng 4-5m và chiều dài mỗi ở chuồng 5-6m.
b) Kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái:
Với kiểu chuồng này có thể độ cao 2 mái bằng nhau hoặc lệch nhau 0,5m. Thông thường kiểu chuồng này được xây dựng bằng các loại vật liệu rẻ tiền như tre, gỗ, cành cây, luồng, nứa. Kích thước chuồng có thể tuỳ ý, song tối thiểu chiều cao mái trước 2m, mái sau l,5m. Chiều rộng chuồng từ 2,5-3m, chiều dài mỗi ở chuồng từ 3-3,5m. Mái chuồng được lợp bằng ngói hoặc phibro xi măng hoặc bằng lá cọ, lá mía. Xung quanh chuồng được che chắn bằng các dóng nứa, tre, bằng lưới sắt. Hai đầu hồi có thể xây gạch. Mặt trước và mặt sau cần che chắn bằng rèm phòng tránh mưa gió.
c) Kiểu chuồng thô sơ:
Hiện nay tại các vùng nông thôn, người .chăn nuôi gà với quy mô nhỏ sử dụng các kiểu chuồng rất đa dạng, mà hầu hết trong số đó được làm bằng các loại vật liệu sãn có rẻ tiền như tre, gỗ, nứa v.v…
d) Lồng nuôi gà
Là một công cụ đa năng và rất cơ động cả về vị trí, hình dáng, kích thước và công dụng. Hình dáng, kích thước của lồng phụ thuộc vào số lượng gà nuôi, vị trí đặt lồng và nguyên liệu làm lồng. Nói chung kết cấu của lồng là không cầu kỳ và có thể dùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau.
Thông thường, lồng phải đảm bảo độ cao 40-50 cm (tuỳ theo giống gà) rộng 40-60 cm, còn chiều dài phụ thuộc vào vị trí đặt lồng; số lượng gà. Đối với lồng nuôi gà đẻ trứng thương phẩm chiều dài 1,2m có vách ngăn chia ra ba ô, mỗi ô nuôi 3 gà mái đẻ. Tuy nhiên, không nên dài quá để tiện cho việc di chuyển, dọn dẹp vệ sinh.
Nếu lồng chỉ là công cụ để vận chuyển gà thì kích thước hợp lý là: 80cm (dài) x 50cm (rộng) x 20cm (cao). Lồng nuôi gà thịt kích thước tuỳ vị trí đặt lông, có thể dài l,2-1,5 m, rộng 0,6m, cao 45cm, có thể nuôi 10-12 gà thịt, đáy lồng đặt phẳng. Đáy lồng gà đẻ để hơi nghiêng một ít để khi gà đẻ trứng lăn ra phía trước đã có gờ đỡ. Khi xếp lồng tầng cho gà đẻ, gà thịt đều phải có tấm hứng phân cho các tầng trên. Lông có thể xếp 2 dãy đấu lưng với nhau hay một dãy kê sát phía sau vào tường, vách.
Với các kiểu chuồng khi nuôi gà trên nền đều phải có chất lót trấu, dăm bào, cỏ khô hoặc rơm khô cắt ngắn, rải đều dày 7- 10 cm, quá trình chăn nuôi khi bị ướt chỗ nào phải thay chỗ ấy, kết thúc đợt nuôi phải dọn sạch, loại bỏ hết, đem ủ chất độn cả phân.
Có thể nuôi gà trên sàn làm bằng tre, nứa, gỗ cao 40-70 cm trên mặt nền có kẽ hở vừa phải cho phân rơi xuống nền, có lớp độn mỏng và rải vôi bột cho phân khô, dọn phân theo định kỳ. Nuôi gà ở chuồng lồng cũng có lớp độn ở nền chuồng như trên. Máng ăn, máng uống treo hoặc gác lên kệ, rải đều trong chuồng, có thể cả ở sân vườn.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà đơn giản, hiệu quả Con giống, Gà giống, Chăn nuôi, Chuồng trại
Đăng bởi Mai Tâm
Tags: cách làm chuồng gà, Hướng dẫn cách làm chuồng gà, kinh nghiệm làm chuồng gà, kỹ thuật làm chuồng gà
Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Nuôi Gà Tre Đơn Giản
1. Chọn thiết kế chuồng
Hiện nay, có rất nhiều kiểu chuồng gà cho người chăn nuôi lựa chọn. Nếu nuôi thương phẩm với số lượng lớn thì nên lựa chọn làm chuồng bằng gạch chắc chắn, chuồng hai tầng hoặc nhiều tầng để gà có không gian lớn để hoạt động, phát triển. Còn nếu nuôi số lượng ít, một vài con để thịt hay để làm cảnh thì có thể chọn loại chuồng đơn giản bằng tre nứa.Các kiểu thiết kế chuồng nuôi gà tre sẽ được đề cập chi tiết bên dưới.
2. Chọn hướng chuồng gà treKhi làm chuồng gà chọn hướng là rất quan trọng. Nếu không gian nuôi trong nhà, khép kín thì có thể đảm bảo ấm áp cho gà ở nhưng nếu ngoài vườn, trang trại thì phải chọn hướng nam hoặc đông nam. Những hướng này đón nắng gió mát buổi sáng, chiều che chắn gió ấm áp cho gà sinh trưởng.
Các kiểu thiết kế chuồng gà tre phổ biếnGà tre cũng giống như các loại gà khác nên kiểu chuồng cho gà tre không có gì khác biệt. Nguyên liệu để làm chuồng gà rất đa dạng như lưới thép, gạch, tre nứa. Tùy vào điều kiện mà lựa chọn như thế nào cho phù hợp.Đặc điểm của gà tre là chúng sinh sản rất kém trong điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là nuôi nhốt nơi chật hẹp. Chính vì vậy người chăn nuôi phải làm chuồng nuôi thật rộng rãi cho gà ở, giống như môi trường tự nhiên, không gian cho gà đi lại càng nhiều càng tốt. Hầu hết, những hộ kinh doanh gà tre đều phải làm trang trại gà thả vườn cho gà tre thì mới thu hoạch được gà to chất lượng. Còn lại các chuồng nhỏ đều là kiểu chuồng đơn giản để nuôi gà tre đá.
1. Làm chuồng gà tre bằng lưới thépLàm chuồng bằng lưới thép hầu như thấy có mặt ở cả nông thôn và thành thị, phù hợp với kiểu nuôi nhốt gà tre, gà tre chọi. Ưu điểm chuồng gà kiểu này là thoáng mát, dễ dàng vệ sinh dọn dẹp, ít bị mùi hôi. Tuy nhiên, vào mùa hè thì rất mát mẻ nhưng mùa đông thì lại bị gió lùa. Do vậy, người nuôi phải che chắn bạt, vải để gà không bị trúng gió. Địa điểm đặt chuồng gà lưới thép phải nơi cao ráo, bằng phẳng và có cột trụ chắc chắn với nền để tránh bị đổ. Nhất là khi gà hoạt động mạnh, phấn khích khiến chuồng dễ bị chao đảo. Có thể dùng các nẹp gỗ để, thanh tre để tạo khung cố định cho chuồng gà, để nền cát dưới cho dễ dọn dẹp. Kích thước làm chuồng nuôi gà bằng thép nên có chiều rộng ít nhất là 1m, ngang 1,5m, rộng 1m là thuận tiện cho gà ở thoải mái, dễ dàng bắt gà ra ngoài. Làm cửa ở phía trên hoặc hai bên hông của chuồng.
Sử dụng tre, gỗ, nứa để làm chuồng gà cũng rất phù hợp. Giá nguyên liệu rẻ, dễ kiếm lại dễ làm chuồng. Cách làm cũng đơn giản, có thể làm thành từng khung gỗ hoặc đan thành tấm bằng tre, nứa để làm thành chuồng gà hình chữ nhật, hình vuông đơn giản. kích thước để cho gà ở là khoảng 1- 1,2 m, chiều cao khoảng 1.5 – 2.
3. Làm chuồng gà khép kínKiểu chuồng gà khép kín phù hợp với nuôi gà số lượng lớn hoặc vùng thành thị không có nhiều không gian. Kiểu chuồng này xây bằng gạch chắc chắn, phía trên lợp tôn tránh mưa nắng, mặt trước, hông dùng lưới thép hoặc song sắt, song gỗ cho gà có thể thò đầu ra để ăn uống. Kích thước chuồng gà tùy ý theo điều kiện nuôi nhốt gà nhiều hay ít. Đối với gà nuôi nhốt hoàn toàn thường phải chăm bẵm rất kỹ vì nó dễ bị bệnh hơn gà chăn thả. Gà tre ưa chăn thả, nếu nuôi gà chọi thì càng phải chăm để chúng có bộ lông đẹp, khỏe mạnh đá tốt. Gà tre không thể đạt trọng lượng to lớn như các loại gà khác nhưng bù lại nó có chất lượng thịt ngon, mềm và dai là đặc sản của nhiều vùng miền, có giá trị kinh tế rất lớn. Nuôi gà tre quan trọng là xây dựng chuồng trại phù hợp, chăn nuôi đúng kỹ thuật thì gà sẽ đạt được trọng lượng, mẫu mã như ý muốn. Gà tre nhạy cảm và dễ bị bệnh hơn các loại gà khác nên cần chú ý phòng bệnh, chữa bệnh ngay từ khi chớm để không bị thất thoát khi dịch bệnh diễn ra.
Theo chúng tôi
Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Gà Chọi Đơn Giản, Mẫu Chuồng Gà Đẹp
Cách làm chuồng gà đơn giản cho gà chọi. Các loại chuồng gà tự làm đơn giản các sư kê có thể thực hiện ngay. Những mẫu chuồng gà đẹp, dễ tìm nguyên liệu và dễ làm. Việc biết cách làm chuồng gà đơn giản có thể giúp cho các sư kê giảm được giá thành mua chuồng gà tre, … Đặc biệt là đảm bảo được sự tiện dụng nhất cho gà chọi của mình. Cũng như phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện nuôi của gia đình.
Với việc nuôi gà chọi, thì không chỉ có một kiểu chuồng nuôi. Với một mục đích duy nhất là làm chuồng nhốt. Đối với gà chọi, có nhiều mẫu chuồng gà đẹp với công dụng khác nhau. Như chuồng nuôi nhốt, chuồng nuôi trong giai đoạn thay lông. Lồng hoặc chuồng gà dùng trong việc tập luyện huấn luyện gà đá.
Các mẫu chuồng gà đẹp, chuồng gà tự làm. Có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Có thể xây bằng gạch, có thể làm bằng tre, gỗ, hoặc cũng có thể làm bằng lưới thép.
Hướng dẫn cách làm chuồng gà đơn giảnĐầu tiên khi bắt đầu làm các mẫu chuồng gà đẹp. Với cách làm chuồng gà đơn giản. Các sư kê cần phải xác định được mục đích, nguyên liệu, điều kiện môi trường. Theo 4 bước sau.
Bước 1: Xác định số lượng gà nuôi và điều kiện tự nhiên. Không gian sư kê có thể dành ra để cho chuồng gà. Để chọn kích thước phù hợp cho chuồng gà chọi của mình.
Bước 2. Thiết kế chuồng gà chọi hợp lý.
Bước 3. Chọn nguyên liệu và chuẩn bị nguyên liệu.
Bước 4. Làm chuồng gà theo hướng dẫn cách làm chuồng gà đơn giản từ thegioiga.net.
Cách chọn mẫu chuồng gà chọi theo số lượng và điều kiện nuôi.Với các sư kê, đặc biệt là chủ kê muốn nuoi số lượng lớn. Mà không có nhiều không gian. Thì có thể làm các chuồng bằng gạch, chuồng hai tầng hoặc nhiều tầng. Để tiết kiệm không gian, và đảm bảo sự chắc chắn.
Với các sư kê có điều kiện không gian lớn, và thích các hình thức nuôi thả. Để gà chọi phát triển tốt, nhanh nhẹn, cơ bắp phát triển. Thì các kiểu lồng nuôi bằng thép là một sự lựa chọn thích hợp.
Nhiều sư kê hiện nay thích nuôi gà chọi theo mô hình nuôi của nước ngoài. Là làm các lồng nuôi, bội gà đơn lẻ và nuôi trên một khoảng đất trống. Hoặc kết hợp các kiểu chuồng gà chọi, lồng nuôi, bội với nhau. Để sử dụng trong các trường hợp, mục đích khác nhau.
Làm chuồng gà đá hướng nào tốt nhất?Với điều kiện thời tiết ở Việt Nam, hướng đặt/ xây chuồng gà tốt nhất vẫn là Đông Nam, Nam. Với hướng này, gà chọi sẽ được đón gió tự nhiên mát mẻ vào hè cùng ánh nắng mặt trời ấm áp trong mùa đông.
Hạn chế đặt chuồng gà hướng Đông, Tây Nam, Tây. Vì hướng gió mạnh, nắng gắt khiến gà chọi dễ bị bệnh.
Cùng xem video về cách làm chuồng gà chọi. Của một số sư kê, chủ kê. (sưu tầm)
Cách làm chuồng gà đơn giản từ các nguyên liệu khác nhau.Những nguyên vật liệu làm chuồng gà thường dùng có thể kể đến ao gồm lưới b40, gỗ, ống nước, sắt hay tre…. Kích thước chuồng càng lớn càng tốt. Để giúp gà chọi thoải mái hoạt động. Nhưng tùy vào điều kiện có thể làm chuồng khoảng 80cm 2 trở lên.
Một lưu ý khác là khi làm chuồng gà. Các sư kê cần chọn mái lợp phù hợp. Nếu lợp mái tôn nên trồng thêm cây xanh che bóng mát. Hoặc lợp thêm ngói phía trên để chuồng gà được mát.
Các sư kê cũng nên thêm một lớp bạt che chăn chuồng gà chọi. Để khi đêm xuống có thể giúp gà chọi ấm hơn. Mà không cần phải thắp bóng đèn.
Cách làm chuồng gà bằng lưới thépChuồng gà bằng lưới là một trong những loại chuồng thông dụng. Được sử dụng nhiều bậc nhất hiện nay để nuôi nhốt gà, gà choi. Loại chuồng này có ưu điểm là thoáng mát, gọn gàng, sạch sẽ. Ít bị hôi hám bởi rất dễ dọn dẹp. Điều này rất tốt cho gà chọi vào các mùa nóng và khi thời tiết nóng bức. Nhưng khi thời tiết lạnh đi, các sư kê cần phải có biện pháp che chắn nếu nuôi gà ngoài trời.
Tuỳ vào số lượng gà để thiết kế chuồng sao cho phù hợp nhất. Địa điểm làm chuồng bằng lưới phải đảm bảo thông thoáng. Nên chọn chỗ cao ráo so với xung quanh. Để gà không bị nhiễm các bệnh từ môi trường.
Sư kê có thể dùng các nẹp gỗ để, thanh tre để tạo khung cố định cho chuồng gà. Các sư kê có thể nền đất nhưng tốt nhất xây lên một hàng gạch quanh chuồng. Nền đổ cát để dễ dọn dẹp. Phía trên lợp tôn để che nắng, mưa.
Cách làm chuồng gà tre, cách làm chuồng nuôi gà tre. Áp dụng cách làm từ lưới thép là thích hợp nhất.
Với lồng nuôi làm bằng lưới thép. Các sư kê nên làm kích thước là chiều rộng 1m, chiều ngang 1 – 1,5m, chiều cao 1m. Để thuận tiện cho việc bắt gà, thả gà.
Dùng sắt hoặc thép để làm khung lồng. Sau đó bao quanh và cố định bằng lưới thép mắt nhỏ. Các sư kê có thể làm cửa ở trên hoặc ở bên hông chuồng.
Với cách làm chuồng gà là lồng nuôi. Rất thích hợp để nuôi gà trong những mùa trời mát. Có thể kết hợp với chạy lồng gà chọi.
Cách làm chuồng gà bằng tre, gỗCách làm chuồng gà bằng tre, vãn, gỗ cho sư kê. Với loại chuồng này, bạn nên đặt chúng ở hướng đông nam hoặc nam. Để đón ánh sáng dễ dàng.
Cách làm chuồng gà bằng gỗ cũng rất đa dạng. Các sư kê có thể thiết kế mẫu chuồng phù hợp với mục đích của nhu cầu của mình. Có thể kết hợp việc nuôi với hoạt động tập luyện, tập bay cho gà chọi.
Các mẫu chuồng gà đẹp, đơn giản bình thường. Có kích thước là khoảng 1- 1,2 m, chiều cao khoảng 1.5 – 2 m 2 . Mái chuồng có thể dung nguyên liệu gỗ luôn hoặc lợp bằng lá cọ, tôn, ngói.
Nếu không có vãn hay gỗ. Sư kê cũng có thể tận dụng tre nứa già để làm khung đỡ chắc chắn.
Cách làm chuồng gà khép kínChuồng gà khép kín là mẫu chuồng gà đẹp, kiên cố nhất. Là chuồng nhốt, phù hợp với các sư kê nuôi số lượng lớn. Hoặc sư kê ở vùng thành thị không có nhiều không gian.
Với cách làm chuồng gà khép kín, cách xây chuồng gà đơn giản này. Các sư kê xây chuồng bằng gạch, trát xi hoặc bằng tôn. Nên xây 2 hoặc 3 mặt xung quanh kín. Mặt trước nên dùng tấm lưới thép, song sắt ở 1 hoặc 2 mặt của chuồng gà. Để tạo sự thông thoáng. Kích thước chuồng gà có thể tuỳ ý. Nhưng tốt nhất là từ 1m trở lên.
Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Gà Đá Cực Kỳ Đơn Giản
Chuẩn bị làm chuồng gà đá
Trước khi xây dựng chuồng thì phải có thiết kế. Và để thiết kế thật chính xác thì người nuôi cần xác định số lượng gà sẽ nuôi. Từ đó ta có thể tính toán được diện tích để làm chuồng chính xác.
Thông thường, một con gà cần khoảng không gian chừng 30-50 cm. Người nuôi hãy lấy con số này nhân với số lượng gà sẽ nuôi để có được diện tích không gian lí tưởng nhất.
Tiếp theo là về kiến trúc của chuồng gà. Diện tích cần để nuôi gà thường có thể dựa vào số lượng không gian mà chủ nuôi có thể dành ra nuôi gà mà quyết định đến kiến trúc của chuồng gà. Tức là nếu không gian của chủ nuôi hẹp thì kiểu kiến trúc như chuồng gà hai tầng sẽ rất hợp lí.
Cuối cùng là chuẩn bị nguyên liệu làm chuồng gà. Các nguyên liệu làm chuồng gà bao gồm gỗ, đinh, sắt, tre, lưới, ống nước,… Cần dựa vào thiết kế đã chọn mà chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ.
Cách làm chuồng gà đá bằng gỗChồng gà gỗ sẽ thoáng mát và chăm sóc gà chọi cũng tiện lợi hơn. Chuồng gà gỗ sẽ sử dụng những thanh gỗ bản vuông hoặc bản dẹt, nhưng tốt hơn nên sử dụng bản vuông cho phần tường và bản dẹt cho phần mái.
Phần sàn nên để sàn đất sẽ tốt hơn cho móng của gà đá. Nếu thích sạch sẽ, chủ nuôi có thể làm sàn gỗ, không nên cán xi măng.
Cách làm chuồng gà đá bằng gạchLoại chuồng này phù hợp với người nuôi số lượng nhiều. chuồng gà sẽ xây dựng theo dãy và chia ô. Mỗi ô sẽ nuôi 1 con gà, nên diện tích có thể làm hẹp một chút so với các loại chuồng khác.
Lưu ý, chuồng chỉ nên xây kín ½, phần còn lại nên quây lưới hoặc dùng gỗ để làm, nên cũng phải được làm bằng vật liệu mềm và xốp để không ảnh hưởng đến móng gà.
Cách làm chuồng gà đá bằng sắt và lướiCách làm chuồng gà đá bằng lưới và sắt đơn giản hơn và tốn ít thời gian hơn so với hai loại còn lại.
Với nguyên vật liệu này thì chủ nuôi có thể tham khảo hai cách làm chuồng gà đá sau:
Cách làm chuồng miniChuồng gà mini có thể được tạo ra từ bất cứ vật liệu nào có trong nhà như gỗ, sắt thừa, thùng nước,… người nuôi cần dựng phần khung theo hình dạng mong muốn rồi quây lại bằng lưới là đã xong. Phần mái có thể sử dụng nguyên liệu bằng gỗ, sắt hay nhựa đều được.
Cách làm chuồng gà hai tầngChuồng gà 2 tầng sẽ giúp cho gà chọi có sức khỏe tốt hơn hờ ngủ đủ cao và có thể luyện tập leo lên leo xuống.
Chuồng gà 2 tầng nên làm bằng sắt để chắc chắn. Phần ngăn cách giữa tầng trên, tầng dưới nên làm theo dạng ngăn kéo để có thể vệ sinh dễ dàng hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Chuồng Gà 2 Tầng Đơn Giản, Chắc Chắn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!