Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Đúng Cách được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Chăm sóc nuôi dưỡng gà chọi
Gà trống: vào khoảng một năm trên dưới mới cho là trưởng thành, tuổi vừa để cáp đá, cũng phải giáp một niên trở đi. Khi gà trưởng thành, phải nghĩ ngay đến chuyện cắt tích, cắt tai, sớm bỏ những miếng da vô nghĩa đó.
Sau khi cắt tích, gà được thả ra sân cho sung sức rồi lại nhốt cho ăn uống phủ phê, lúc đãi sạch trấu, nước mưa thật trong, thỉnh thoảng phải cho ăn rau, cá, thịt, trứng và nhất là cà chua, gà mới sung và đẹp.
Khi rảnh rang mới nghĩ đến chuyện hớt lông, lông nách, lông đầu thì hớt sạch tróc, còn lông cổ thì chừa lại một túm sát cần, chỗ ấy là chỗ nhược, da non, phải có lông che kín, cần xén lông dạ dưới, chừa năm ba sợi che đít. Nơi đùi hớt trọn chừa đủ mấy sợi đỡ lạnh, vế non và ba sườn làm cho sạch trơn, cho nghệ mau thấm, khi đá nếu bị đâm thì biết ngay. “Làm lông” rồi, có những thời kỳ huấn luyện sau đây: 1) Thoa rượu thuốc 2) Sổ 3) Chạy lồng 4) Đi hơi 5) Om bóp 6) Vô nghệ 7) Nuôi thúc 8) Dầm cẳng 1) Thoa rượu thuốc Tìm một thứ rượu thuốc bóp, dùng khăn nhám chấm và thoa khắp thân thể gà, thoa xong đôi ba lượt, thả gà ra sân úp bội phơi nắng dịu, mai lại tắm và thoa, (tắm bằng nước trà hoặc nước lá ổi) làm đôi ba lượt. 2) Đi hơi Lúc sổ gà, lấy vải dầy bịt mặt, bịt mỏ, chừa mắt, bịt cựa, bịt thới, lúc đá không thể mổ cắn được chỉ “nạp xạ” chân không, tập như thế lâu ngày, cốt cho gà bền sức, lâu mệt, giỏi “nạp xạ”, giỏi “quăng”.
3) Chạy lồng Nhốt gà trong chồng, để hai con thấy nhau, nhưng không đá được, (tương kiến bất tương đả) hai con sẽ phẫn nộ, đá bóng nhau, như thế cốt cho gà bền chí, quyết chiến đấu.
4) Om gà Lấy nồi đất, đựng ít nước tiểu pha với rượu thuốc, nấu sôi, rồi lấy vải bọc ngải cứu và nghệ dằm nát, chấm nước tiểu thuốc, bóp sơ cho nước ấy ra bớt, rồi dùng túi ấy ép trên thương tích ở mình gà, gà sẽ mau lành những vết thương khi đá sau này và vết thương hiện có, đồng thời thêm da xương cứng chắc.
5) Vô nghệ Loại nghệ tàu, để lâu ngày cứng như đá, có bán tại tiệm thuốc bắc là tốt nhất, bằng không dùng nghệ ta, già mới tốt.
Sau khi sổ, tắm cho gà xong, lấy nghệ mài ra như bột và ngâm gồm: nghệ + quế chi + một ít nước lạnh + một chút thuốc bóp + một chút nước tiểu con trai + nửa phần rượu đế + một chút muối bọt + một chút phèn chua tán nhỏ ngâm chung với vài cái đinh sét.
Sau đó trộn lại sền sệt như hồ, dùng bàn chải cọ sát vào da gà, chấm nước nghệ chà vào gà, thoa luôn cả cẳng. Xong, ôm gà ra sân tắm nắng dịu trong bội, mai sau gà sẽ săn chắn như đá. Tắm nắng khô mình thì đem vào tẩm nghệ và xả nghệ (tắm bằng xác trà) cho phai sạch.
6) Sổ gà Hớt lông và vô nghệ rồi, vài ngày sau bắt gà sổ thử, lựa hai con đồng chạn đồng sức, thường là sổ hai nước, mỗi nước 10 phút, sau mỗi nước nên cho gà nghỉ vài ba phút, coi chừng sổ lâu hư gà, cần nhất là sổ có chừng độ, nửa tháng một lần, cứ như vậy khoảng vài ba lần là có thể “cáp đá”. Trong khi sổ, phải biết “vỗ hen”, sổ xong nước đầu, phải vỗ hen, kẻo không trong họng có trầy trụa, sẽ đóng đờm thành cục, và khò khè thở mãn đời.
Sáng khoảng 5 giờ cho gà ra tắm sương, dùng một khăn lông phơi ngoài trời, từ chập tối, đến 5 giờ sáng khăn ấy sẽ ướt vì thấm sương trời. Trước khi thả tắm, dùng khăn vắt nước sương ấy cho gà uống ít giọt, rồi cũng khăn ấy lau khắp thân thể gà trước khi thả quần sương (kỵ đạp mái, gà mất sức), không quên phun vào gà một chút rượu trắng cho máu chạy đều.
Đến chiều, mặt trời xuống, nắng dịu, cũng phơi gà một chút cho quen, cũng chẳng quên phun rượu. 5 giờ thả, 6 giờ bắt vô nhốt và cho ăn đúng bữa tuyệt đối. Bữa sáng từ 8 giờ đến 9 giờ, bữa chiều từ 6 giờ đến 7 giờ, giờ nhất định mới cho ăn, có thể sớm muộn đôi chút. Thí dụ: sáng 9 đến 10 giờ, chiều 5 giờ đến 6 giờ.
Thức ăn thường là lúc đãi sạch trấu, được ngâm nước cho mọc mộng mới tốt, hoặc lúa nấu chín, đem phơi nắng cho khô thì tốt hơn. Nhiều nơi công phu dùng lúa nấu chin, rắn men, phơi sương một đêm, phơi khô rồi dùng cho gà ăn, gà sẽ sung hơn, nặng hơn và chắc. Tới bữa cho gà ăn, gà đang ăn rồi thôi, bỏ đi chỗ khác, lập tức cất lúa ngay, mặc dù mới ăn ít (không cho ăn dầm dề), đến bữa khác mới được ăn. Nếu có thuốc tiêu, nên cho uống một chút sau bữa ăn.
Nước uống phải để luôn luôn cho gà chọi(nước mưa là tốt), nước có cát bụi dơ, phải thay ngay. Ngoài hai bữa ăn chính, còn những thức ăn bổ dưỡngsau đây: khoảng hai hay ba ngày, cho gà ăn một quả trứng gà (chỉ ăn lòng đỏ), thịt, cá sống, nhất là lươn, chặt khúc nhỏ (đừng để mất máu tươi), cho ăn sống, các thứ rau, trong thời gian dưỡng, nên cho ăn cà chua, nếu có các thức đậu càng tốt (đậu xanh, đậu phộng, đậu nành v.v. ) thêm vào.
Những thức ăn bổ dưỡng kể trên, lúc nào có thì cho ăn, không cần thời gian nhất định, nhưng cũng không nên cho ăn no khi gần đến bữa chính là lúa, (không quên một vài ngày lại cho ăn sắt vụn một lần, mỗi lần ăn chừng vài cục nhỏ bằng hạt bắp, hạt đậu, sắt không có cạnh bén). Buổi tối, trước khi đi ngủ, không quên ép gà uống nước một lần nữa, như thế gà sẽ nở cần cổ to hơn. Trong thời gian thúc dưỡng, luôn luôn theo dõi phân gà, cho biết gà có phân khô cứng, tròn cục là gà sung sức, nếu đi ra nước, hoặc sệt là bộ phận tiêu hóa kém tốt, thiếu sung, cần nuôi gà thật chắc thịt, không bủng beo, và có mỡ dư, mập.
Lúc cho ăn được để trên cao, gà phải nhón gót mới ăn được (tập nhóng cao) sẽ tốt gà. Cho gà ăn là khi ở nhà, lúc mang đi đá, tuyệt đối không thả cho ăn bậy, ngừa kẻ đầu độc. Đang nuôi thúc, nếu được gần một con gà trống khác (tương kiến bất tương đả), gà sung sức, đi tới đi lui tránh được mỡ dư càng tốt (hình thức như vần xoay).Trước khi đó, phải biết rằng gà không hề khó chịu trong mình.
Danh Mục Khác
Liên Quan Khác
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Đá Khỏe Mạnh
Hiện nay,trên thị trường có rất nhiều loại gà chọi với nhiều dòng giống, chủng loại và khác nhau, để có thể lựa chọn được một con gà chọi chiến để thi đấu thật ưng ý thì cũng khá khó khăn vì chúng rất khó có thể phân biệt được.Cách chăm sóc gà chọi đá ,gà chọi chiến cũng là một phần quan trọng
Một chú chiến kê vốn là một trong những loại vốn gà để có thể nuôi được đòi hỏi ở sư kê cũng cần sự am hiểu và biết cách phòng bệnh gặp hằng ngày. 1.Vậy cách chăm sóc gà chọi đá,gà nòi khó hay dễ?
Cách chăm sóc gà chọi đá và nuôi một chú chiến kê không hề dễ mà cũng không khó, nó sẽ khó khăn đối với những sư kê chưa biết và khá dễ dàng đối với người chơi gà chọi sành.
Nhưng để chăm sóc được một chú gà được gọi là gà chiến thì nó cũng khá khó có nhiều người đã chăm sóc 2 năm, 3 năm cũng chưa chắc mà đã nắm hết được những kỹ thuật khi chăm gà.Cách huấn luyện cho gà đòn làm cho chú gà chiến điêu luyện hơn,tinh nhanh hơn
Tóm lại, chăm sóc gà, nuôi dưỡng được gà thì vô cùng là công phu, cần phải có tâm huyết và đam mê với những chú gà chiến đó.
Cách chăm sóc gà chọi đá
Đã nuôi được một con gà trưởng thành thì phải làm cách nào cho chú chiến kê củ mình khỏe nuôi được 1 con gà trưởng thành phải làm cách nào cho gà khỏe .Cách chăm sóc gà chọi đá đòn cũng rất quan trọng? Chăm sóc vần vỗ, chế độ đã thực sự tốt chưa? 2.Chế độ và cách chăm sóc gà chọi đá là gì?
Cách Chăm sóc gà chọi đá,gà chọi đòn mới lớn, mới trưởng thành bạn nên cắt lông ( tùy thuộc vào từng mùa )
Tập cho gà ta làm như sau :
+ Lần đầu bạn nên cho gà đá đòn khoảng 2 – 3 phút. Lần 2 nâng lên 5 phút.Sau đó cho chúng nghỉ một lúc để hồi sức
+ Lần 3 bạn nên bịt mỏ đẩy hơi ( sổ gà ) bạn nên cho gà vần hơi khoảng 15 phút và 2 phút mở mỏ.
+ Lần 3 bạn tăng lên khoảng 40 phút và cũng cho 2 – 3 phút đòn.
Cứ làm như vậy và hết sức chú ý khi cho gà thi đấu song thì cần lau rửa sạch sẽ và nên xoa bóp massager cho gà mọi lúc bạn rành, xa cần, hông, đù gà, phần trái chanh (đầu cánh) các bộ phận trên cơ thể của chúng để chúng có thể thoái mái
Khi xoa thì các sư kê nên đun sôi nước chè rồi hãy xoa , có thể xoa cả rượu trắng cũng được rồi các sư kê hãy phơi nắng cho gà khoảng 2h đồng hô, sáng khoảng 9h bạn cho gà ăn và phơi gà.để các vi khuẩn trên người chúng chết hết.
Các sư kê hết sức chú ý, khi càng về khuya thì càng cho gà nghỉ nhiều hơn, kỳ vần trước cách kỳ vần sau dựa vào sức khoẻ của gà nếu vần lâu thì cho gà nghỉ lâu sau đó mới vần kì hai. Các sư kê càng yêu gà, càng đụng vào gà nhiều sẽ càng tốt cho các sư kê và cho gà.
Cùng Danh Mục:
Liên Quan Khác
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Từ Nhỏ Khoa Học
Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ
Gà con mới xuống ổ có sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh và rất dễ chết. bởi vậy, người nuôi phải có sự chăm sóc đặc biệt để năng cao tỉ lệ sống sót cho gà con mới xuống ổ. Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ như sau:
Chuẩn bị chuồng úm
Gà con mới xuống ổ chưa thể thích nghi với nhiệt độ trong không khí. Vì vậy, người nuôi cần chuẩn bị chuồng úm riêng cho gà con.
Chuồng nuôi gà cần được vệ sinh sạch sẽ và nếu có thể hay tiêu độc cho chuồng gà. Chuồng úm không cần quá rộng rãi nhưng cũng không được quá chật hẹp. Nếu trong mùa đông, chuồng gà cần được quây kín, tránh gió rét. Nếu là mùa hè thì cần thoáng mát nhưng không nên đặt nơi bị sáng mặt trời trực tiếp chiếu đến.
Ngoài ra, dù là trong điều kiện nào cũng nên treo một bóng đèn đỏ (đèn sợi tóc) 60-100w, treo cách nền 30-50cm cho gà con. Trong quá trình nuôi cần quan sát để thay đổi bóng đèn để tạo nhiệt độ ấm áp phù hợp vơi thể trạng đàn gà.
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi mới nở
Muốn có cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ tốt cần phải biết chế độ dinh dưỡng phù hợp với gà chọi. Cụ thể, trong tháng đầu tiên, chế độ ăn sẽ được thực hiện như sau:
Tuần đầu tiên: Có thể cho ăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp mỗi ngày. Hoặc xen kẽ bữa cám công nghiệp, bữa cho ăn gạo, tấm và rau xanh băm nhỏ đều được.
Tuần thứ 2: Bắt đầu cho ăn thêm thóc xay đã được loại bỏ trấu kèm với thịt được nấu chín. Lượng rau xanh vẫn được giữ nguyên trong khẩu phần ăn
Tuần thứ 3: Loại bỏ hoàn toàn cám công nghiệp, thay thế bằng thóc xay. Kèm theo rau xanh và thịt được nấu chín.
Tuần thứ 4: Khi gà cứng cáp thì bắt đầu thả gà ra cho đi kiếm ăn cùng mẹ để tự do chạy nhảy. Nhưng vẫn đảm bảo lượng thức ăn cho các bữa chính
Về nước uống
Nước uống cho gà con cần sạch sẽ. Bởi gà con dễ mắn các bệnh về tiêu hóa và đường ruột nên nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn đến sứ khỏe đàn gà. Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ không chỉ để ý thức ăn mà còn phải quan tâm đến nước uống hàng ngày của gà chọi.
Ngoài ra, khi cho gà con uống nước, người nuôi có thể cho thêm đường gluco và vitamin C để bổ sung khoáng chất cho gà con. Tỉ lệ pha sẽ là: 5g Glucozo + 1g vitamin C / 1 lít nước. Tùy theo số lượng gà, ngươi fnuooi có thể chia làm nhiều lần uống.
Cách phòng bệnh cho gà chọi nhỏ
Do sức đề kháng kém gà con dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Vì vậy ngoài việc giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống, người nuôi cần bổ sung vitamin A, D, E và Bcomplex để tăng sức đề kháng cho gà con.
Trong trường hợp gà con hở rốn người nuôi cần sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Từ Nhỏ Mau Lớn
Gà con mới nở có sức đề kháng kém nên rất cần sự chăm sóc đặc biệt. Để đảm bảo tỷ lệ sống sót của gà con cao, người nuôi gà nên tìm hiểu cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ khoa học và chính xác nhất. Bài viết sau xin giới thiệu những điều cần lưu ý và cách chăm sóc gà chọi mau lớn cho những người đang băn khoăn, lo lắng.
Những lưu ý về sức khỏe của gà chọi mới nở
Muốn có cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ chính xác và khoa học, người nuôi gà cần nắm rõ đặc điểm sinh lí của gà con.
Gà chọi mới nở có thân nhiệt không ổn địnhvà chưa thể điều tiết thân nhiệt. Thêm vào đó, lớp lông tơ không thể sinh nhiệt hay giữ nhiệt nên gà con dễ bị lạnh, giảm thân nhiệt và có thể chết vì lạnh. Do đó, gà con mới nở đặc biệt cần sưởi ấm.
Gà con mới nở có nhu cầu dinh dưỡng cao để theo kịp tốc độ sinh trưởng nhanh trong những ngày đầu. Vì vậy cần cung cấp đủ thức ăn và các khoáng chất cần thiết cho gà con.
Ngoài ra, gà con cũng cần làm quen với môi trường và điều kiện ngoại cảnh để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ mau lớn
Với những đặc điểm sinh lí trên, người nuôi gà cần thực hiện các cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ như sau:
Chuẩn bị chuồng úm cho gà con
Chuồng nuôi gà con cần được vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc. Chuồng không được quá chật chội.
Mùa đông, chuồng úm phải được quây kín, tránh gió rét. Mùa hè cần thoáng mát nhưng không được tiếp xúc ánh mặt trời trực tiếp.
Cần treo 1 bóng đèn 60-100W, cách nền 30-40cm cho gà con.
Cung cấp dinh dưỡng cho gà chọi nhỏ
Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp cho gà con mới nở. Thức ăn công nghiệp khá đầy đủ chất dinh dưỡng nên người nuôi không cần quá lo lắng vấn đề thiết hụt dinh dưỡng.
Nếu người nuôi có ý định dùng thức ăn tự nhiên thì có thể sử gạo, bột ngô và cung cấp thêm canxi bằng bột vỏ sò hay bột cá.
Nước uống cho gà chọi mới nở
Nước uống cần phải sạch sẽ, nên sử dụng nước đã đun sôi hoặc nước đã qua lọc. Có thể cho thêm đường Glucozo và Vitamin C để bổ sung chất khoáng cho gà con mới nở. Tỷ lệ: 5g Glucozo + 1g vitamin C / 1 lít nước
Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ: Phòng bệnh
Người nuôi cần giữ vệ sinh chuồng trại, thức ăn nước uống. Ngoài ra, người nuôi cần bổ sung vitamin A, D, E và Bcomplex để tăng sức đề kháng cho gà con.
Nếu không may gà con hở rốn người nuôi cần sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue metylen 1%.
Cách chăm sóc gà chọi từ nhỏ không đòi hỏi quá nhiều kĩ thuật. Người nuôi gà chỉ cần lưu tâm tới đàn gà con và thực hiện các cách chăm sóc gà con như trên thì đàn gà sẽ khỏa mạnh và có tỷ lệ sống sót cao. Chúc những người nuôi gà sẽ thành công với những cách chăm sóc gà chọi trên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Chọi Đúng Cách trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!