Bạn đang xem bài viết Hai Chàng Trai Huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) Bỏ Phố Về Làng, Mở Trang Trại Làm Giàu Từ Mảnh Đất Quê Hương được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hướng Phương, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, chàng thanh niên Cao Sông Danh (1987) tốt nghiệp Trường cao đẳng xây dựng và cao đẳng hàng hải. Nhưng, anh đã vững tâm quyết định chọn quê nhà để lập nghiệp. “Dám nghĩ, dám làm” là những cụm từ mà mọi người nơi đây dành tặng cho chàng thanh niên này.
Khi được hỏi tại sao không theo ngành mình chọn học để lập nghiệp mà trở về quê hương, anh Danh cho biết, tốt nghiệp ra trường, anh tìm được việc làm thu nhập khá nhưng sống xa nhà, chi phí nhiều, làm mấy năm cũng chẳng tích góp được. Trong khi ở quê, gia đình có một trang trại chăn nuôi, không có người làm. Vậy là Danh quyết định nghỉ việc ở công ty về quê lập nghiệp.
Xuất thân con nhà nông, anh đã quá quen với những việc đồng áng, chăn nuôi, nhưng để “làm ăn lớn”, anh vẫn còn nhiều việc phải làm. Vừa ở nhà phụ thêm gia đình, tranh thủ mọi thời gian rảnh, Danh đi tìm đến những trang trại làm ăn có hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Được một thời gian, anh thuyết phục bố mẹ thế chấp thẻ đỏ vay vốn, mạnh dạn đấu thầu hơn 4,5 ha diện tích đất vùng gò đồi ở thôn Hướng Phương để mở rộng trang trại sản xuất.
Mô hình chăn nuôi gà thịt và ấp trứng nhân giống gà con của anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Lý Nguyên, xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch.
Ban đầu, nguồn vốn còn eo hẹp, anh chỉ đầu tư mua 4 con lợn rừng về nuôi thử. Anh chọn chăn nuôi lợn theo hình thức tự nhiên, chuồng trại không cần xây bao bọc, chỉ đơn giản là rào lưới sắt xung quanh, thức ăn chủ yếu là cây cỏ quanh vườn nhà. Sau một thời gian, lợn phát triển và sinh sản tốt, ít bị dịch bệnh, chất lượng thịt ngon. Anh quyết định mở rộng chuồng trại, tận dụng con giống để phát triển chăn nuôi.
Từ đó, mỗi năm đàn lợn rừng của anh càng phát triển nhiều thêm. Từ năm 2014 đến nay, chuồng trại của anh Danh lúc nào cũng có 10 con lợn nái, bình quân mỗi năm sinh sản hai lứa, dao động từ 120 đến 140 con. Mỗi năm, anh xuất bán gần 100 con lợn rừng thương phẩm, với giá bán từ 150 đến 200 ngàn đồng/kg. Riêng đối với lợn giống, anh bán 200 ngàn đồng/kg.
Không dừng lại ở đó, khi có thêm nguồn vốn, anh đầu tư đào 3 ao cá, mỗi năm thả 4 ngàn con cá các loại và nuôi hàng trăm con gà chọi. Ngoài ra, anh còn trồng hơn 3 ha rừng tràm và bạch đàn. Mỗi năm, từ mô hình trang trại, anh thu lãi hơn 350 triệu đồng.
2. Với sự năng động của tuổi trẻ, tốt nghiệp Đại học sư phạm khoa Giáo dục thể chất vào năm 2013, Nguyễn Văn Thắng, (SN 1991), ở thôn Lý Nguyên, xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch quyết tâm lập nghiệp tại quê nhà.
Tận dụng diện tích đất vườn nhà, tháng 11/2023, Nguyễn Văn Thắng đã mạnh dạn vay vốn, xây dựng chuồng trại để nuôi gà kiến và gà lai chọi, đồng thời cung cấp gà giống nhằm phát triển kinh tế. Với cách thức nuôi gà mái đẻ ấp trứng, bình quân mỗi tháng Thắng cho ấp khoảng 400 quả trứng. Số gà con sau khi nở, Thắng vừa bán gà giống, vừa nuôi để xuất bán gà thương phẩm.
Hiện tại, gia trại của Thắng đang nuôi hơn 1.000 con gà thương phẩm và 150 con gà mái. Đối với gà giống, Thắng đầu tư 2 máy ấp trứng, bình quân mỗi tháng, xuất bán 400 con, giá bán khác nhau tùy vào ngày tuổi.
Riêng gà thương phẩm, Thắng nuôi một lứa trong thời gian khoảng 6 tháng, khi gà đạt trọng lượng từ 1,2 đến 1,5 kg thì xuất bán. Với giá dao động từ 100 đến 150 ngàn đồng/kg. Để giúp gà phát triển tốt, nguồn thức ăn chủ yếu là lúa và các loại bột ngô, cám gạo, bột sắn, bột cá được ủ lên men. Với phương pháp này, chất lượng thịt được nâng cao, người nuôi tiết kiệm chi phí lại giúp cho hệ tiêu hóa.
Trang trại của Thắng luôn đặt tiêu chuẩn “thực phẩm sạch” lên hàng đầu để phục vụ khách hàng, nên luôn được thị trường ưa chuộng. Hiện tại, cơ sở của gia đình Thắng đang cung cấp gà giống cho người chăn nuôi trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Thắng cùng với gia đình trồng hơn 1 ngàn gốc chuối, đào ao thả 2 ngàn con cá trắm và rô phi.
Tuy mới thành lập, nhưng bước đầu, trang trại của Thắng thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Thắng dự định tiếp tục vay vốn mở rộng quy mô sản xuất. Thắng chia sẻ: Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư thêm hệ thống máy ấp trứng để cung cấp thêm nguồn con giống cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn, tiếp tục xây dựng chuồng gà đẻ và gà thịt với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, hiện tại, điều khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn. Vì thế, tôi rất mong các cơ quan, ban, ngành tạo mọi điều kiện giúp đỡ về nguồn vốn để phát triển sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương”.
Sinh ra từ làng, những thanh niên như Cao Sông Danh và Nguyễn Văn Thắng đang khẳng định được sức trẻ từ những cách làm giàu của riêng mình. Với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ từ cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp, thời gian tới, hy vọng sẽ có nhiều thanh niên trẻ “lập thân, lập nghiệp” trên chính mảnh đất quê hương mình.
Bỏ Phố Về Làng “Làm Bạn” Với Gà
Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, nhưng rồi chàng trai người dân tộc Mường ở Thanh Hóa đã sẵn sàng từ bỏ tất cả trở về nơi mình sinh ra để lập nghiệp. Hàng ngày lên đồi chăn gà, trồng cây, sau 3 năm anh đã sở hữu trang trại tiền tỷ.
Bỏ phố về làng…
Trương Văn Thể (SN 1986) ở xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy, học xong THPT đã không lựa chọn con đường đại học như bạn cùng trang lứa, mà tìm công việc với mong muốn “thoát khỏi lũy tre làng”. Hết trong Nam rồi ngoài Bắc, quãng thời gian thanh xuân nhất của cuộc đời Thể gắn bó với đủ thứ nghề, từ công nhân đến phụ hồ, ai thuê gì anh cũng chẳng ngại.
Là người con vùng đồng bào dân tộc Mường, từ nhỏ Thể đã có vốn sống tự lập nên khi bước ra đời anh cũng chững chạc hơn so với tuổi đời. Anh kể: “Những ngày đầu khi rời xa gia đình cũng vất vả lắm. Sống tự lập khi tuổi chưa tròn đôi mươi nếu không chịu khó thì dễ sa ngã”.
Và rồi 10 năm trôi qua, chàng thanh niên ngày nào cũng dần trưởng thành giữa bộn bề cuộc sống. Sau 13 năm lăn lộn ở xứ người, anh đi đến một quyết định mà ít ai có thể ngờ, đó là trở về quê hương lập nghiệp. Năm 2023, Thể chính thức về quê. Nhận thấy không đâu xa, chính những quả đồi màu mỡ của gia đình mình là lợi thế, anh đã nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư vườn trại trên diện tích rừng canh tác của gia đình.
Ông chủ trại gà trên núi
Nghĩ là làm, từ số ít vốn liếng tích góp từ những năm đi làm thuê, được sự giúp đỡ từ gia đình, anh mạnh dạn vay ngân hàng thêm 200 triệu đồng để đầu tư vào mô hình nuôi gà thương phẩm. Tận dụng gần 30ha đất rừng của gia đình, anh xây dựng hai trang trại nuôi gà dưới chân núi với quy mô 5.000 con theo mô hình liên kết với Công ty Happy Farm. Và với 5.000 con gà lần đầu anh đã thành công ngoài mong đợi, đem về thu nhập gần 200 triệu đồng.
Là người không có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nên từ công tác chọn giống đến chuồng trại đều vất vả đối với anh. Để thuận lợi trong quá trình chăn nuôi, anh chọn giống gà có sức đề kháng tốt và dễ bán. Đó là giống gà Minh Dư 3 (một giống gà lai chọi xuất phát từ Bình Định).
Nói về giống gà này, anh Thể cho biết: “Đây là giống gà rất khỏe, với môi trường tự nhiên như tại trang trại của tôi thì nó sinh trưởng rất tốt. Giống gà này có bộ lông rất bắt mắt, đôi chân to, thịt ngon… vì thế mà mỗi lứa gà xuất ra đều được khách hàng ưa chuộng và tin dùng”.
Vì là giống gà thương phẩm nên mỗi năm tại trang trại của gia đình anh nuôi từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa trung bình từ 7.000 – 8.000 con. Với giá bán 60.000 đồng/kg, mỗi năm anh thu về từ 500 – 600 triệu đồng. Theo anh Thể, thị trường xuất bán của trang trại anh chủ yếu là liên kết với công ty, ngoài ra còn có rất nhiều lái buôn trong tỉnh và những tiệc cưới cũng thường xuyên đặt hàng.
Anh còn mạnh dạn mở rộng mô hình trang trại bằng cách trồng thêm cây ăn quả và mở rộng diện tích keo. Tận dụng phân chuồng hoai mục từ việc nuôi gà, anh sử dụng vào bón phân cho cây trồng, vừa tiết kiệm chi phí lại đem về năng suất cao. Vừa qua, anh xuất bán lứa keo đầu tiên đem về lợi nhuận gần 500 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Tuyết – Chủ tịch Hội nông dân xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) cho biết: “Mô hình trang trại của gia đình anh Thể là một trong những mô hình kinh tế trang trại tiên tiến của địa phương. Anh là một trong những gương điển hình trẻ tuổi để bà con địa phương học tập và noi theo”.
Tuấn Kiệt
Bỏ Phố Về Quê Nuôi Gà Quý
Với mục đích bảo tồn giống gà tre mã lại, sau gần hai năm âm thầm gây giống, anh Đăng đã lai tạo ra được nhiều chú gà kiểng rất đẹp, nhiều con được đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam, được Hiệp hội gà Lông Vũ thế giới đánh giá cao.
Bỏ phố về quê
Sinh ra ở Phú Nnhuận, từ hồi tám tuổi, anh Đăng đã theo các anh trong vùng ra chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu xem gà và mê gà kiểng từ thời niên thiếu.
Sau này, một lần có người bạn than thở muốn kiếm một con gà kiểng tặng cho con trai nhưng tìm hoài không thấy. Anh Đăng ngạc nhiên: “Trước năm 1975, gà tre nuôi thịnh hành, bán dọc chợ khắp miền Nam mà giờ chả lẽ không có”. Từ đó, anh ấp ủ ý nghĩ sẽ nuôi và phổ biến giống gà tre mã lại. Nói là làm, năm 2006, anh xuống Tây Ninh thuê đất nuôi gà. Tuy nhiên, do công việc kinh doanh còn dang dở nên chủ yếu để vợ chăm sóc. Tháng 12-2009, anh quyết định từ bỏ hẳn việc kinh doanh để đến huyện Hòa Thành (Tây Ninh) thuê đất dồn sức cho đàn gà.
Bán đất nuôi gà
Từ ngày bỏ phố về quê nuôi gà kiểng tới nay, anh đã phải bán hai miếng đất hơn 3.000 m 2 để “cho gà ăn”. “Có người khuyên tôi nên nuôi thêm trăn, con gà nào bệnh thì làm mồi cho trăn ăn luôn để khỏi lây lan bệnh nhưng tôi kiên quyết không chịu. Con nào bệnh, tôi tách riêng ra để chăm sóc tới cùng, nếu chẳng may nó chết thì đem chôn” – anh Đăng chia sẻ.
Vì mặt bằng ở chúng tôi hiếm và đắt nên sau khi mua được gần 40 con gà mã lại, anh Đăng đành phải về đây thuê đất nuôi. “Mỗi chuồng diện tích khoảng 2 x 4 m, chỉ nuôi được bốn con gà mái và một con gà trống. Nếu ở thành phố thì không thể nào phát triển được. Trang trại của tôi hiện có gần 400 con gà mã lại, chi phí cho chúng ăn mỗi ngày lên tới cả triệu bạc” – anh Đăng cười, chia sẻ lý do bán đất của mình.
Chú gà bạch nhạn quý hiếm. Ảnh: HÀN GIANG
Anh mê gà đến mức mỗi buổi sáng nghe tiếng gà gáy, anh có thể biết được con gà nào đang gáy, ở chuồng số mấy. “Nhiều lúc, mình chỉ cần búng tay vào là lông của nó liền xòe ra. Mỗi con có một dáng đi rất vui vẻ, nhanh nhẹn, vừa đi, trong miệng vừa phát ra tiếng cúc cúc rất vui tai”. Tiếng gáy rất to giống gà rừng, mỗi con anh đều đặt tên cho nó: “Anh nhìn xem, con “Cốt Đòn” kia thuộc đuôi một lớp, bước đi mạnh mẽ, còn chú gà “Cốt Lông” này, bộ đuôi hai lớp, dáng đi oai phong, rất đẹp, con “Phụng Vĩ” có tiếng gáy rất thanh thoát”. Vừa nói, anh vừa chỉ vào một chú gà quý đang bươi cát và rồi nói thêm: “Nhìn chúng dễ thương thế, có bán hết cả cơ nghiệp để bảo tồn giống gà này, tôi cũng chấp nhận”.
Bảo tồn gà quý
Anh Đăng cho biết: “Những năm sau 1975, cuộc sống khó khăn, tất cả gà tre bị lai tạo xử thịt, giống gà thuần chủng mất dần. Người ta ghét gà tre vì nó đạp mái lai tạo cho ra giống gà nhỏ con, không có lợi về mặt kinh tế, thấy gà tre là xua đuổi. Hồi đó, không ai nuôi để làm kiểng, mà để lấy thịt thì giống gà đó quá nhỏ”.
Năm 2006, giống gà mã lại đuôi quạt đầu tiên ở chúng tôi được ông Bảy C. (quận 8) đổ giống (phối giống) và cho ra những chú gà đầu tiên cực đẹp. Con gà có hình dáng giống chú công đực đang xòe đuôi tỏ tình với bạn gái. Bộ đuôi của chú gà thẳng đứng, đẹp như đuôi công. Thế nhưng sau một đợt dịch, giống gà này gần như bị chết sạch. Năm 2008, sau khi thành lập Hội Gà cảnh chúng tôi hội đã lấy hình ảnh con gà này làm biểu tượng của hội. Tuy nhiên, hầu hết những người chơi đều không giữ lại được dòng gà mã lại này nữa. “Nhận thấy nguy cơ tuyệt chủng của giống gà này rất cao, tôi mày mò tìm kiếm tài liệu nghiên cứu để kiếm giống. Lần mò khắp các tỉnh miền Nam, sau một năm mới tìm được giống gà này. Trong quá trình đổ giống hàng trăm lần, tôi mới cho ra được những chú gà đuôi quạt đầu tiên.
Anh Nguyễn Hải Đăng bên chú gà mã lại màu xám đuôi quạt quý hiếm của mình. Giá mỗi con lên tới cả ngàn đô. Ảnh: HÀN GIANG
Hiện nay số người nuôi gà kiểng ở chúng tôi còn quá ít, họ lại vướng nhiều thủ tục pháp lý. Nhiều người dạt về các vùng ven chúng tôi như Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An để chơi. Tôi cũng nhiều lần lên trạm thú y huyện đăng ký các thủ tục pháp lý, kiểm dịch để chăn nuôi một cách hợp pháp. Cán bộ ở đây hỏi số lượng bao nhiêu, tôi trả lời khoảng 400 con. Mấy ổng bảo biết rồi, về đi. Nhiều lúc tôi cũng lo lắng, gà mình tuy số lượng ít nhưng mỗi con rẻ cũng tiền triệu đến vài chục triệu đồng. Nếu không được đăng ký cấp phép chăn nuôi, kiểm dịch lúc xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại rất lớn.
Sau khi phổ biến được giống gà này, tôi có nhã ý tặng lại một vài cặp gà tre mã lại đuôi quạt cho Thảo Cầm Viên để mọi người có thể chiêm ngưỡng giống gà từng một thời tuyệt chủng này”.
Tiêu chuẩn “gà hoa hậu”
Gà tre mã lại gọi là gà mã lại (hoặc gà mái lại theo tên gọi cách đây hơn 50 năm) du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20 từ các vị công sứ người Pháp khi họ sinh sống, làm việc tại Việt Nam và các nước châu Á. Dòng gà mã lại kiểng có đặc điểm chân thấp, bộ đuôi xiên. Dòng gà mã lại đá mang đặc điểm chân cao, bộ đuôi tôm một lớp.
Phần đầu cái mào và cái tích phải cân đối với khuôn mặt, cái tích tai phải màu trắng (có nét đặc trưng của gà rừng); bộ đuôi phải cân đối và phải xòe ra giống hình cây quạt hoặc bộ đuôi của con công trống; mặt phải màu son (đỏ hoặc đỏ sậm).
Về màu sắc, tùy theo thị hiếu người chơi nhưng những chú gà đắt giá thường có bộ lông màu trắng (gà nhạn), đặc biệt là bạch nhạn (lông trắng, mỏ trắng, tích tai trắng, chân, móng, cựa trắng…). Gà bạch nhạn có giá không dưới 20 triệu đồng/con. Ngoài ra, gà ô tuyền cũng được liệt vào danh sách những chú gà vô giá. Toàn bộ cơ thể của giống gà này đều có màu đen. Hiện anh Nguyễn Hải Đăng có hai con gà bạch nhạn và ô tuyền mà theo anh thì ở chúng tôi không thể có con thứ ba.
HÀN GIANG
Khởi Nghiệp Từ 300 Con Gà, Chàng Trai Đất Hòa Bình Trở Thành Ông Chủ Trang Trại Thu Nhập Hàng Trăm Triệu Mỗi Năm
Trang trại gà của anh Định nằm trên đỉnh đồi, tách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Con đường vào trang trại mấp mô sỏi đá, phải nhờ sự giúp đỡ của cán bộ địa phương, tôi mới tìm được đến nơi. Cởi mở, vui vẻ, chân tình là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với anh. Dẫn chúng tôi dạo quanh trang trại gà rộng 2 ha của mình, anh Nguyễn Văn Định vui vẻ giới thiệu cơ ngơi đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình.
Trước đây, cuộc sống của gia đình anh chủ yếu chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng bấp bênh. Năm 2011, sau một dịp đi thăm trang trại gà của người thân tại xã Phú Thành, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại, với 20 triệu đồng tích cóp được, anh Định bắt đầu từng bước gây dựng trang trại của riêng mình với 300 con gà giống.
Anh Nguyễn Văn Định, xóm Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy) thành công với trang trại gà rộng 2 ha.
Anh không gặp khó khăn trong việc phòng trừ bệnh dịch cũng như chăm sóc đàn gà do đã có kinh nghiệm của người thân chỉ bảo. Sau thời gian chăm sóc chu đáo, những lứa gà của anh lần lượt được xuất chuồng ra thị trường. Nhận thấy tiềm năng từ mô hình này đem lại, năm 2014, anh quyết định mạnh dạn đầu tư thêm số lượng cũng như nâng cấp chuồng trại quy mô hơn.
Trên đất đồi 2 ha gia đình để lại, anh vừa trồng keo xen kẽ nuôi gà. Chuồng trại được anh làm bằng lưới sắt, lợp mái prôximăng thoáng mát. Chia làm nhiều khu riêng cho những lứa gà khác nhau như gà con mới ấp, gà nhỡ, gà đẻ trứng, gà nuôi lấy thịt… Nhờ coi trọng phòng dịch nên thời gian qua, trang trại của anh chưa gặp vấn đề về bệnh dịch cho gà.
Hiện tại, trang trại của anh Nguyễn Văn Định đang sở hữu 6.000 con gà thịt, 1.000 con gà đẻ. Điều này phần nào cho thấy anh chọn khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi là đúng và hiệu quả kinh tế đem lại rất lớn. Anh cũng không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, tư thương từ khắp nơi về thu mua nhưng chủ yếu tiêu thụ tại chợ Hà Vỹ ở Hà Nội, giá bán dao động theo mùa, trung bình 70.000 đồng/kg gà thịt, 68.000 đồng/kg gà đẻ. Mỗi năm nếu trừ chi phí chăn nuôi, lợi nhuận anh thu về từ trang trại gà hơn 300 triệu đồng. Tuy nhiên, để đi đến thành công, anh luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn như bất lợi về khí hậu, nguy cơ dịch bệnh luôn đe dọa… để từ đó biết cách kiểm soát tốt dịch bệnh, giá cả, kể cả vốn đầu tư, xoay vòng.
Mới thực hiện được 6 năm nhưng với đam mê, quyết tâm, anh Định đã khẳng định chỉ cần “dám nghĩ – dám làm” sẽ thành công. Anh dự định sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi theo phương thức bán chăn thả hướng tới chăn nuôi công nghiệp sạch, bảo đảm an toàn sinh học và mở rộng thị trường tiêu thụ đến các chợ lớn trong và ngoài tỉnh.
Đồng chí Cao Thanh Tuyền, Bí thư Đoàn xã Thanh Nông cho biết: xã rất khuyến khích những người mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế như anh Nguyễn Văn Định. Không những thế, anh còn giúp đỡ, cung cấp giống cho nhiều hộ gia đình xung quanh nhân rộng mô hình nuôi gà giống như gia đình. Tiêu biểu như gia đình anh Bạch Công Cường với trang trại hơn 3.500 con gà, anh Lâm Văn Dũng vừa bắt đầu với 500 con gà.
Dù mới phát triển trang trại được một thời gian, song thành công bước đầu đã đến với anh Nguyễn Văn Định cho thấy ý chí quyết tâm thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương của người dân ở vùng đất khó.
Giới Thiệu Trang Trại Gà Đông Tảo Miền Trung – Trại Gà Giống Ở Quảng Ngãi – Trại Gà Cảnh Quảng Ngãi.
🐔Trại Gà Đông Tảo Giống 1, 2, 3, 4 tháng tuổi Thuần Chủng F1 – Gà Đông Tảo Thịt – Gà Đông tảo Chân Khủng – Gà Đông Tảo Bố Mẹ – Gà Đông Tảo Trưởng Thành – Gà Đông Tảo Vảy Thịt, Vảy Rồng, chân Sùi. ➡ Trang Trại Gà Đông Tảo chúng tôi (Miền Nam): Quận 9 – Củ Chi. ➡ Trại Gà Đông Tảo Miền Trung: Đội 9, Thôn Độc Lập, Xã Tịnh Ấn Tây(H. Sơn Tịnh), TP.Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi. Mọi chi tiết xin liên hệ ☎: 0939 89 54 79 – 09888 63569 (gặp Mr.Tín). (Cam kết phân phối Gà Đông Tảo thuần chủng chính gốc 100%. Trang trại được truyền hình VTV6 – Đài truyền hình Quảng Ngãi tới trực tiếp quay và Phỏng vấn).
Mô tả 🐔GÀ ĐÔNG TẢO GÀ TIẾN VUA – 🐔Gà Đông Tảo Miền Trung – 🐔Gà đông tảo miền nam. Cung cấp Gà Đông Tảo cho thị trường Miền Nam (TP Hồ Chí Minh), Miền Tây, Miền Trung, Tây Nguyên, Miền Bắc . Đảm bảo gà thuần chủng 100% không bán gà lai. Gà Đông Tảo hay còn gọi là Gà Đông Cảo được biết đến như một giống gà quý hiếm (May mắn Tài lộc Phú Quý) của Việt Nam không nơi nào trên thế giới có được, thường chỉ dùng đểTiến Vua hoặc cúng tế hội hè lớn . Xuất sứ của Gà Đông Tảo thuộc xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên. Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân to vững chãi, gà trống trưởng thành có thể năng trên 6 kg và gà mái là 4 kg. Hiện nay chúng tôi đã nhân giống thành công giống gà này tại Miền Trung (Quảng Ngãi) & Tp HCM với chuồng trại nên đủ nguồn cung ứng dồi dào cho thị trường miền nam, chúng tôi cung cấp các loại Gà Đông Tảo Giống, Gà Đông Tảo Thịt, Gà Đông Tảo 1 2 3 4 tháng tuổi, Gà Đông TảoTrưởng Thành, Gà Đông Tảo biếu các dịp Lễ Tết.
HÌNH ẢNH THUỘC BẢN QUYỀN TRẠI GÀ ĐÔNG TẢO MIỀN NAM – TP.HỒ CHÍ MINH (Mr.TÍN)
Share this:
Số lượt thích
Đang tải…
Hội Đồng Hương Quảng Trị
NĂM GÀ NÓI CHUYỆN GÀ
Con gà đã từ lâu quen thuộc với người Việt Nam. Gà là vật nuôi để góp phần cải thiện cuộc sống của nhà nông . Nhờ có Gà mà nhà nông có được đồng vô đồng ra giúp việc chi tiêu cho gia đình những lúc khó khăn cần được tháo gỡ. Gà góp phần đắc lực trong các bữa tiệc tùng, liên hoan, giỗ chạp thêm sôm tụ.Thịt gà hình như không thể thiếu trong ngày trọng đại như cưới hỏi, cúng bái, gặp gở người thân. Ăn thịt gà vừa ngon, vừa bổ, lại không bị hại với người có cholesterol cao.
Ở Việt Nam, gà được nuôi từ rất lâu, nơi nào cũng nuôi gà và nuôi rất dẽ. Gà không kén thức ăn, chủ yếu là ngũ cốc như thóc gạo, bắp đậu, chúng cũng tự đào bới tìm kiếm thức ăn như giun dế, cào cào…gà lớn nhanh và đẻ nhiều trứng . Có nhiều loại gà được nuôi dưỡng ớ nước ta song phổ biến là các loại gà sau đây:
1-Gà 9 Cựa
Là loại gà từng xuất hiện trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, là một trong những lễ vật thách cưới của Công chúa Mỵ Nương. Gà Chin Cựa, ai cũng nghĩ không có trong thực tế, ít ai biết rằng, đây là một giống gà đặc sản có thật, được nuôi tại nhiều thôn bản thuộc xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn của vùng đất tổ Phú Thọ.
Giống gà này có kích cỡ nhỏ, thường không quá 1,5kg, mào đỏ tươi như máu, đuôi cong vút tựa cầu vồng và rất mảnh. Chúng có đặc điểm chân to, chắc và mọc đều 3, 4 cựa mỗi bên. Mỗi cựa dài, ngắn khác nhau, mọc nối theo hàng. Đặc biệt, cựa trên cùng hoàn toàn chỉ là sừng, cong vút như lưỡi câu liêm hay nanh lợn độc.
Gà có đầy đủ chín cựa thì hiếm vô cùng. Từ xưa đến nay, số gà có đủ chín cựa chỉ đếm được trên đầu ngón tay và nhà nào sở hữu gà chín cựa thì chả khác nào có được con gà bằng vàng ròng. Với con gà đủ chín cựa, gia chủ có thể phát giá thoải mái, đại gia nào có thú sưu tầm của lạ, sẽ sẵn sàng mua với bất kỳ giá nào.
Thịt gà 9 cựa có mùi vị rất đặc biệt mà khó diễn tả bằng lời. Thịt thường được đặt trên mẹt tre hấp cách thủy, ăn cùng bánh dầy như một món ăn đặc trưng của miền đất Tổ.
2-Gà Đông Cảo (hay Đông Tảo)
Là loại gà quý hiếm của Việt Nam, do dân làng Đông Tảo (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tuyển chọn, thuần dưỡng từ lâu đời. Tương truyền đây là của ngon vật lạ cúng tiến Vua Chúa thời xưa. Vua Chúa thời nào cũng vậy, toàn được thưởng thức các của ngon, vật hiếm.
Gà Đông Cảo trưởng thành, thường nặng từ 5-7 kg/con, đầu hình gộc tre, thân giống con cóc, cánh như hai con trai úp, đuôi như nơm úp cá, mào mâm xôi, da đỏ chót, cơ bắp cuồn cuộn, đặc biệt là có chân to sần sùi như chân voi.
Giống gà này đòi hỏi kỳ công chăm sóc và khó nuôi. Gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Một con gà Đông Cảo to thường được chế biến 7- 10 món như luộc, nấu đông, xáo măng, quay chảo, nướng lá chanh…
Nhưng có lẽ, thơm ngon nhất, độc đáo nhất là món ngon từ cặp chân voi mà người sành ăn ví von là món “vảy rồng hầm thuốc bắc”: Lớp vảy dày khi hầm vẫn giữ được độ sần sật, không bị mềm nhũn. Khi hầm thuốc bắc, đầu bếp thường ninh luôn hai hòn “ngọc kê” của chú gà trống để nước hầm được thơm ngọt.
3-Gà Hồ
Thôn Lạc Thổ thuộc thị trấn Hồ của tỉnh Bắc Ninh là nơi bảo tồn một loại gà khổng lồ quý hiếm, đó là gà Hồ, giống gà nổi tiếng được dùng để tiến Vua một thời. Là một giống gà có thể trọng to lớn, gà Hồ có thể nặng tới 10kg/con khi trưởng thành.
Các điểm đặc trưng khác của gà Hồ là có ức đỏ tươi trụi lông, phao câu rất ngắn và chĩa thẳng lên trời , thay vì mọc ngang như các giống gà khác.
Người thôn Lạc Thổ coi gà Hồ là một báu vật nên không kinh doanh giống gà này. Họ nuôi gà Hồ như nuôi linh vật trong nhà và đem làm quà trong những dịp hiếu hỷ hay lễ, Tết. Tuy vậy, gà Hồ đã được nhân nuôi tại một số cơ sở ngoài thôn, dù nhiều người cho rằng chất lượng không thể bằng gà Hồ trên đất Lạc Thổ.
Dù to lớn nhưng thịt gà Hồ không nhạt nhẽo giống như gà công nghiệp mà ngược lại có mùi thơm kỳ lạ và vị ngọt dịu khó quên, vừa mềm, vừa dai, ăn mãi không chán.
4-Gà Mía
Gà Mía có ở vùng đất cổ Đường Lâm (Hà Nội).Gà Mía là giống gà được dùng làm lễ vật dâng thần thánh, cung tiến Vua Chúa ngày xưa, và sau này là nét văn hóa ẩm thực độc đáo của địa phương.
Giống gà này có đầu nhỏ, mình vuông; lúc còn nhỏ, da có màu đỏ au như trái gấc chín nhưng khi nuôi đạt trọng lượng khoảng 2 kg trở lên, da chuyển sang màu vàng. Gà trống trưởng thành nặng từ 5 – 6 kg, gà mái nặng từ 2,7 – 3,2 kg.
Khi trưởng thành ở má ngoài chân gà trống có một vệt màu đỏ từ trên xuống đến ngón chân trông giống như sợi chỉ.
Thịt gà Mía thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Nếu lần đầu tiên được thưởng thức gà Mía, sẽ khó ai có thể quên được vị ngọt, đậm đà dai thịt chứ không mềm, nhũn như gà công nghiệp và cũng không dai quá như gà ta, mà dai mềm, thơm thịt, chỉ ăn một lần là nhớ mãi.
5- Gà Tò
Từ xa xưa, gà Tò từng được biết đến như một loại gà “tiến vua” nổi tiếng của vùng quê Quỳnh Phụ (Thái Bình). Trải qua hai cuộc chiến tranh, giống gà quý hiếm này đã gần như bị tuyệt chủng. Trong vài năm năm trở lại đây, nhờ những nỗ lực của Viện Chăn nuôi Quốc gia mà giống gà này đã được nhân giống trở lại.
Đặc điểm ngoại hình gà Tò có thân hình chắc, khoẻ, chân cao. Gà mái trưởng thành có lông màu đỏ pha lẫn màu vàng đen, nặng 2,2 – 3kg/con. Gà trống trưởng thành cao to, lông màu đỏ tía, chân cao, nặng 4 – 5kg.
Đặc trưng của gà Tò thuần chủng là có lông suốt từ khuỷu chân xuống, gọi là “lông quần”. Phía sau gối gà trống có thêm một chòm lông như đuôi quạ, gọi là “lông gối”. Không có lông chân thì không phải là gà Tò.
Vì gà Tò có thịt ngon và rất quý hiếm nên chúng luôn được các nhà hàng sang trọng ở các thành phố lớn hoặc các khách hàng khá giả săn tìm mua hoặc đặt hàng định kỳ. Ngoài ra nhiều người cũng săn lùng chúng để nuôi làm cảnh hoặc gà chọi.
6-Gà Tây, còn có tên gà Lôi (tên khoa học Meleagris Gallopavo), có nguồn gốc từ gà Tây rừng sống ở Bắc Mỹ và Mêxicô. Trước đây, người Đà Lạt rất xa lạ với loại gà to lớn, trông khác thường, có nguồn gốc hoang dã; nhưng hiện nay, loại gia cầm này được nhiều người biết đến gắn với tên một tỷ phú nông dân có biệt danh: “Hải gà Tây”…
7-Gà Nòi- Gà người ta nuôi cá độ, chính là giống gà tốt. Tuy nhiên đề có một loại gà đá thật sự, việc chăm sóc vô cùng quan trọng, nhất là việc cho ăn .
Khi Gà bắt đầu vào chế độ chiến phải tuyệt đối cẩn thận và lưu ý đến thức ăn của gà. Thóc (Lúa) hạt đãi sạch vỏ chấu sau đó ngân với nước từ 8 – 12 giời rồi xả nước để ráo, trộn thóc với men tiêu hóa và các loại viatamin khoáng chất mua tại hiệu thuốc thú y theo liều lượng chỉ dẫn gà ăn. Nước uống ngày cho gà uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi gà đi ngủ, mùa đông không cho uống nước vì trong thóc ngâm đã có lượng một nước nhất định. Khi đã cho gà vào chế độ chiến rồi là tối kỵ có mỡ thừa và trong cơ thể nhiều nước. Sáng sớm cho gà ăn thóc đến chiều cho ăn rau xanh hoặc giá đỗ, tối trước khi đi ngủ cho gà ăn thóc xong thì cho gà uống nước để sáng ra tiêu hóa hết thóc trong bầu diều. Một tuần cho gà uống 2 – 3 viên thuốc bổ nhóm B như là viên nén tổng hợp, thêm ít thịt cá nấu chín (Chú ý tránh cho ăn nhiều quá làm gà tăng cân) và một vài nhánh tỏi tươi giúp cho gà tiêu hóa tốt cũng như tránh được gió má. Giá của những con gà chiến thường rất cao từ một hai triệu đến hàng chục triệu đống.
8-Gà Đòn
Gà Đòn hay còn gọi là gà không cựa, hoặc cựa mọc không dài, chỉ lú ra như hạt bắp, là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc bịt cựa. Gà Đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại (còn gọi mã mái) và gà mã chỉ. Gà này lớn con được dùng theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ “gà đòn” phát xuất từ miền Trung đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam có cựa dài và biết xử dụng cựa.
Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân miền Trung thích chơi gà đòn, – một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà Đòn nên dân miền Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc.
Nói chung thì lối đá của gà Đòn khác hẳn gà Cựa. Gà Đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà Cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà Đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.
9-Gà Cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bô lông phát triển đầy đủ và có cựa bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được phổ thông ngòai miền Trung Phần và Bắc Phần. Theo truyền thống xa xưa thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử. Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà Đòn
10- Gà Công Nghiệp
Là loại gà được nhập vào nước ta trong những năm gần đây như gà Lơ Go , gà Tây, gà Tam Hoàng.. những loại gà này to con, ăn nhiều chủ yấu là cám công nghiệp , lớn nhanh nhưng thịt không ngon bằng giống gà bản địa
Gà lơ go
Người ta nuôi gà để bán lấy tiền trang trải cho cuộc sống và để lấy trứng, làm thịt. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn của những năm 80-90, nhà nhà đều nuôi loại gà Lơ Go để lấy thịt và lấy trứng, nếu nuôi tốt gà Lơ Go cho tỷ lệ đẻ trứng trên 80%. Trong các bữa tiệc tùng, giỗ chạp không thể thiếu thịt gà. Thịt gà được người ta chế biến ra nhiều món như thịt gà luộc, xé phay, gà gán, gà rô ti, nấu cháo….Nghe nói có đầu bếp chế biến ra từ 15 đến 19 món ngon từ một con gà. Toàn bộ con gà người ta đều sử hết, hầu như không bỏ tý nào. Lông gà để làm chổi, lòng gà để chế biến các món xào, xương thịt để ăn hay nấu cháo. Thịt gà ăn mát, bổ dưỡng, người bị cholesterol cao ăn thịt
Cập nhật thông tin chi tiết về Hai Chàng Trai Huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) Bỏ Phố Về Làng, Mở Trang Trại Làm Giàu Từ Mảnh Đất Quê Hương trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!