Xu Hướng 12/2023 # Giữ Thương Hiệu “Gà Tre Đèo Le” # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giữ Thương Hiệu “Gà Tre Đèo Le” được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc quản lý và phát triển thương hiệu “Gà tre đèo Le”, sản phẩm bản địa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể giúp người dân hưởng lợi được huyện Quế Sơn và ngành chức năng chú trọng. Chăn nuôi an toàn sinh học

Từ giữa năm 2023 đến nay, đề tài “Xây dựng mô hình chăn nuôi gà ta địa phương theo hướng bền vững để quản lý và phát triển thương hiệu “Gà tre đèo Le” tại huyện Quế Sơn” (ThS. Nguyễn Văn Thương – Trung tâm Ứng dụng & thông tin KH&CN Quảng Nam chủ nhiệm) đã góp phần phục tráng, phát triển giống gà bản địa đặc hữu và hỗ trợ người dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi an toàn dịch bệnh. ThS. Nguyễn Văn Thương chia sẻ, ban chủ nhiệm đã trực tiếp mua giống gà bản địa của hộ ông Nguyễn Văn Công, điểm cung ứng gà giống của xã Quế Long để cấp cho 4 hộ nuôi thương phẩm với quy mô 100 – 200 con/mô hình.

Mô hình nuôi gà tre thương phẩm theo hướng an toàn dịch bệnh tại một số hộ dân Quế Sơn. Ảnh: Hoàng Liên

Qua theo dõi, ở 4 mô hình, đàn gà có tỷ lệ sống cao, không xảy ra dịch bệnh, gà sinh trưởng tốt, tăng trọng đạt yêu cầu. Hiện các hộ dân được hưởng lợi từ đề tài chuẩn bị xuất bán lứa gà thứ hai. “Ước tính, mỗi ký gà tăng trọng, các hộ tiêu tốn khoảng 30.000 đồng chi phí thức ăn và các chi phí khác, với đàn gà 100 con, sau 4 tháng nuôi, mỗi ký gà thương phẩm có giá bán hơn 85.000 đồng, người dân lãi ròng gần 4 triệu đồng. Tính ưu việt của phương thức chăn nuôi thả vườn an toàn sinh học so với chăn nuôi truyền thống khá rõ. Các hộ đều cho gà ăn thức ăn tinh gồm bột bắp, lúa, phụ phẩm nông nghiệp; vắc xin tốt, bên cạnh đó sử dụng các loại thuốc nam, củ tỏi để phòng bệnh, dịch cúm cho gà. Nhờ áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trên nền đệm lót sinh thái nên chuồng trại sạch sẽ, không có mùi hôi gây ô nhiễm môi trường” – ThS. Thương nói.

Ông Lê Châu Quang (xã Quế Hiệp), ông Nguyễn Quý (thị trấn Đông Phú), hai trong 4 hộ được hưởng lợi chia sẻ, qua hai lứa nuôi, nhờ nắm rõ quy trình kỹ thuật, áp dụng đệm lót sinh thái, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ bằng chế phẩm sinh học nên gà không xảy ra dịch bệnh, có sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao nên cho thu nhập khá. Với giá bán 85 – 90.000 đồng/kg như hiện nay, lợi nhuận bình quân mỗi ký gà là 40.000 đồng. Hai hộ dân dự kiến sẽ nâng số lượng đàn gà lên 500 con thời gian tới. “Vấn đề thiết yếu trong chăn nuôi hiện là dịch bệnh nên chúng tôi mong muốn được tiếp tục hỗ trợ các biện pháp phòng ngừa trên đàn gà an toàn, khoa học, kỹ thuật xử lý, vệ sinh chuồng trại giúp người nuôi phát triển tổng đàn” – ông Nguyễn Quý nói.

Giữ thương hiệu

Theo ông Phan Văn Phu – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng & thông tin KH&CN (Sở KH&CN), trong chăn nuôi yếu tố môi trường rất quan trọng, ngoài áp dụng kỹ thuật đệm lót sinh học trên cơ sở sử dụng men vi sinh FPP tạo đệm lót, người dân cần sử dụng chế phẩm sinh học TAMIC để giúp xử lý mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm. Trung tâm và Phòng NN&PTNT huyện Quế Sơn sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như cung ứng chế phẩm sinh học khi người dân có nhu cầu. Ngoài vắc xin đầy đủ, người chăn nuôi cần sử dụng củ tỏi, các cây thuốc nam trong tự nhiên, trái bồ kết xông chuồng… để chủ động phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà, bởi lẽ tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi hiện nay rất đáng báo động.

Việc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu giống gà tre, đặc sản của vùng đất Quế Sơn dưới dạng nhãn hiệu tập thể “Gà tre đèo Le” là tin vui đối với vùng đất này. Huyện Quế Sơn đang xây dựng đề án mở rộng vùng bảo hộ thương hiệu gà tre trải dài địa bàn 5/10 xã và lần lượt mở rộng ra toàn huyện. Hiện, trên địa bàn xã Quế Long có 9/12 hộ kinh doanh sản phẩm gà thịt đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Gà tre đèo Le” và có 2 địa chỉ cung ứng gà giống phục vụ phát triển chăn nuôi cho người dân trên địa bàn, đó là hộ ông Nguyễn Văn Công (xã Quế Long) với 2 máy ấp trứng, công suất mỗi máy 300 trứng/mẻ và ông Hoàng Văn Minh (xã Quế Hiệp). Tuy nhiên, hầu hết người chăn nuôi gà ta bản địa tại Quế Sơn đang gặp khó khăn về nguồn giống trong phát triển tổng đàn bởi lượng cung từ các cơ sở còn quá khiêm tốn.

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Long, dù nhu cầu tiêu thụ trên thị trường là khá lớn, song nan giải ở địa phương hiện nay vẫn là nguồn giống. Hai cơ sở giống không đủ cung ứng nên nhiều hộ dân buộc phải mua giống từ các nơi khác, điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc gìn giữ và phát triển thương hiệu của giống gà bản địa. “Toàn xã Quế Long có tới 10 quán kinh doanh sản phẩm thịt gà tre, nhưng chỉ có 2 – 3 quán là có nguồn gà bản địa, tình trang lạm dụng nhãn hiệu sẽ làm mất đi thương hiệu sản phẩm đặc hữu của vùng đất nếu không được chấn chỉnh kịp thời” – bà Hạnh nói. Ông Nguyễn Văn Được – Chủ tịch UBND thị trấn Đông Phú đặt ra vấn đề là quản lý thương hiệu như thế nào, cần phải yêu cầu người chăn nuôi lẫn các hàng quán cam kết, chịu trách nhiệm khi bán sản phẩm gà thịt không đúng so với nhãn hiệu đăng ký. Ông Trần Vũ Tánh – Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Quế Sơn nhấn mạnh, thời gian tới, công tác quản lý nhãn hiệu sẽ được chú trọng hơn nữa, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ vào cuộc, xử lý nghiêm đối với những cơ sở kinh doanh sản phẩm gà thịt lạm dụng thương hiệu. Huyện đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển theo hai hướng: chuyên gà giống và chuyên nuôi gà thương phẩm, khuyến khích các hộ nhân rộng mô hình nuôi. Hiện 5 xã thực hiện đề án đăng ký nhãn hiệu “Gà tre đèo Le” và huyện tiếp tục đăng ký mở rộng ra 5 xã còn lại. Ba hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng được định hướng, cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, đây sẽ là những cơ sở sản xuất giống, quản lý, thu mua gà trong dân, xuất bán gà tre ra các vùng lân cận trên địa bàn.

HOÀNG LIÊN

Thương Hiệu “Gà Sao Hai Lực”

(Mard-24/12/2009): Mới đây, Viện Chăn nuôi quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng với Cục Chăn nuôi Việt Nam, thuộc Bộ NN và PTNT đã chọn Trang Trại Gà Sao Hai Lực- của anh Trần Văn Lực-ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang- để triển khai dự án “Bảo tồn gien động vật nuôi bản địa giống Gà Sao Hai Lực nói riêng cũng như giống Gà Sao Việt Nam nói chung”. Trang trại Gà Sao Hai Lực cũng đã được Công ty Du lịch tỉnh Tiền Giang chọn là địa điểm du lịch sinh thái để phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Tìm đường “cứu nước”Là người sống ở nông thôn, Hai Lực chọn nghề chăn nuôi lập nghiệp. Đầu tiên anh nuôi gà tàu thả vườn nhưng không thành công, sau đó chuyển sang nuôi gà lương phượng theo mô hình công nghiệp cũng không thành. Năm 2003, dịch cúm H5N1 lây lan trên diện rộng làm hàng loạt hộ chăn nuôi thua lỗ nặng nề, cơ sở của Hai Lực cũng chịu chung số phận. Thấy nghề nuôi gà khó khăn, anh quay qua nuôi vịt siêu thịt để bán trứng cho các lò ấp. Vịt đẻ ngày càng nhiều nhưng trứng bán chẳng ai mua vì ảnh hưởng bệnh cúm, Hai Lực tiếp tục trắng tay. Không chịu bỏ cuộc, anh đầu tư nuôi heo, tuy nhiên giá heo lên xuống thất thường dẫn đến lỗ. Trong lúc khốn khó, Hai Lực chợt nghĩ đến mấy con gà sao mua về nuôi làm “gà cảnh” trong vườn. Qua mấy lần dịch cúm H5N1 nhưng đàn gà sao vẫn khỏe mạnh dù không hề chích ngừa. Thấy gà sao có sức đề kháng tốt, nhất là các loại bệnh truyền nhiễm do virus, Hai Lực mừng thầm trong bụng, gom hết vốn liếng đầu tư phát triển đàn gà sao, xem đây là cơ hội cuối cùng để gỡ nợ và hy vọng đổi đời.

Hằng ngày anh bỏ hết công việc đồng áng để dành thời gian tìm hiểu tập tính sống, nguồn thức ăn, sinh hoạt, ngủ nghỉ, sinh sản… của gà sao để chăm sóc chúng được tốt. Thấy Hai Lực đam mê loại gà sao “lạ lẫm”, nhiều người xung quanh bảo anh điên nên mới đem tiền “đổ sông đổ biển”, nuôi loại gà kiểng biết bao giờ lấy vốn. Bất luận tiếng ra tiếng vào, Hai Lực vẫn cố tâm phát triển gà sao. Từ vài chục con ban đầu, đến năm 2007, cơ sở của anh có được 1.000 con gà sao bố mẹ, lúc này Hai Lực tính đến chuyện nuôi gà thương phẩm để kinh doanh. Chuồng trại tiếp tục mở rộng, bao nhiêu trứng đẻ ra anh đều đưa vào lò ấp, chẳng bao lâu đàn gà thịt phát triển được hàng ngàn con. Số lượng ngày càng tăng, Hai Lực mừng nhưng rất lo vì thiếu tiền mua thức ăn, đặc biệt là thị trường tiêu thụ. Ở địa phương người dân chỉ quen ăn gà thả vườn, trong khi gà sao ít người biết nên không ai chịu mua. Thế là Hai Lực phải mang gà sao lên TPHCM tiếp thị vào các nhà hàng, quán nhậu, quán ăn… Tiếng lành đồn xaGà sao Hai Lực ngày càng được các nhà hàng, quán ăn ở TPHCM và các tỉnh ĐBSCL, miền Trung ưa chuộng. Nếu như thời gian đầu, mỗi tháng anh chỉ xuất chuồng được vài trăm con gà thịt, thì gần một năm nay số lượng tăng lên từ 3.000 – 4.000 con/tháng mà vẫn không đủ cung cấp. Hiện tại, giá gà thịt bỏ mối cho các nhà hàng từ 100.000đ – 120.000đ/kg, cao hơn gà thả vườn rất nhiều, nhưng người tiêu dùng vẫn thích ăn thịt gà sao. Cơ sở của Hai Lực ngày càng tấn tới, người dân xung quanh và chính quyền địa phương từ chỗ e ngại nay thán phục do anh đã thành công với mô hình chăn nuôi gà sao. Không chỉ nhiều hộ ở Tiền Giang mà các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam bộ, Tây Nguyên… cũng tìm đến tận nơi tham quan và học hỏi cách nuôi gà sao thương phẩm. Hai Lực tiếp tục đầu tư phát triển đàn gà giống để cung cấp cho người nuôi các nơi. Bình quân mỗi năm anh bán ra thị trường khoảng 15.000 con gà giống với giá 35.000đ/con. Bên cạnh đó, anh đầu tư cho 40 hộ nuôi vệ tinh, sau đó thu mua lại trứng để đưa vào lò ấp phát triển đàn và mua gà thịt cung cấp cho các nhà hàng. Để đa dạng hóa đàn gà sao, Hai Lực nghiên cứu cho lai tạo thành công giống gà sao màu xám và gà sao màu trắng rất đẹp. Hiện loại gà sao trắng được nhiều người đặt mua dài hạn với giá 3 triệu đồng/cặp, nhưng không đủ để bán. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và mở rộng thị trường, tháng 9/2009, Gà Sao Hai Lực khởi công xây dựng lò giết mổ gia cầm sạch, tập trung theo công nghệ hiện đại và đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm Gà Sao thịt thương phẩm được sản xuất từ đây sẽ phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho hệ thống các siêu thị tại chúng tôi và các địa phương./. Mỗi nơi vài con theo hình thức gối đầu. Có nhà hàng chịu nhận, có nơi trả lại vì họ sợ không bán được loại gà này do chưa phổ biến. Hai Lực không nản chí, tiếp tục thuyết phục nhà hàng giới thiệu với khách thịt gà sao rất ngon, thơm hơn gà thả vườn. Mưa dầm thấm sâu, cuối cùng nhiều nhà hàng đã bán được, lúc này Hai Lực mới nhẹ nhõm khi tìm được đầu ra. Hiện nay, dù đang có đến 3.000 con gà mái đẻ “chinh chiến” và trên 5.000 gà mái hậu bị chuẩn bị đẻ trứng cùng với hàng chục ngàn con gà giống liên tục được ấp nở mỗi tuần nhưng Hai Lực vẫn không đủ số lượng để cung cấp cho khách hàng. Giá bán gà Sao ở trang trại của Hai Lực: Gà con 5-7 ngày tuổi 35.000- 40.000 đồng/con (tùy số lượng mua ít hay nhiều); gà hậu bị (trọng lượng 1 – 1,2kg/con) 200.000 đồng/con; gà mái loại lớn và gà thịt thương phẩm 350.000- 400.000 đồng/con.

Trí Quang

Xuất Sắc Thương Hiệu Gà Đồi Đông Yên

Thương hiệu gà đồi Đông Yên (huyện Quốc Oai, Hà Nội) được biết đến với những ưu điểm nổi bật như thịt chắc, thơm và có vị ngọt đặc trưng.

Thương hiệu gà đồi Đông Yên của HTX Chăn nuôi Yên Hòa Phú.

Xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội là một xã thuần nông, người dân nơi đây có thu nhập thấp. Do đa số diện tích trồng lúa thuộc vùng chiêm trũng, năng xuất bấp bênh, chi phí sản xuất lớn nên từ năm 2005 nhiều hộ gia đình đã tận dụng diện tích đồi gò để chăn nuôi gia cầm.

Năm 2023, Hợp tác xã Chăn nuôi Yên Hòa Phú (HTX) được thành lập với 53 thành viên. Hoạt động chính của HTX là chăn nuôi gà thịt, gà đẻ thương phẩm với quy mô thường xuyên 30.000 con gà H’Mông; 20.000 con gà Mía lai Ri và khoảng 1.500.000 con gà đẻ trứng.

Năm 2023, HTX được Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội) lựa chọn là một trong những đối tượng chính tham gia Dự án Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo ATTP trên địa bàn thành phố Hà Nội với mục tiêu chính là hoàn thiện mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm ” Gà đồi Đông Yên ” đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc. Qua đó, nghề chăn nuôi gia cầm ở địa phương đã được quy hoạch, mở rộng, nâng cao về nhận thức, khoa học kỹ thuật, sản lượng, chất lượng, ngày càng tốt hơn.

Trao đổi với Báo NNVN, ông Lê Đình Bình, Giám đốc HTX Chăn nuôi Yên Hòa Phú, cho biết thương hiệu gà đồi Đông Yên nổi bật trên thị trường với nhiều ưu điểm về sản phẩm như thịt chắc, thơm và có vị ngọt đặc trưng. Đặc biệt người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng.

Cũng theo ông Bình, sau khi thực hiện mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp gà đồi Đông Yên giai đoạn 2023 – 2023, người nông dân đã được nâng cao nhận thức về thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn, qua đó từng bước tăng sản lượng và giá trị sản phẩm gà đồi Đông Yên.

“Ngoài ra dự án đã giúp HTX kết nối với các doanh nghiệp có uy tín chuyên về cung ứng, tiêu thụ, thực phẩm an toàn. Người nông dân còn được tham gia các hội chợ, trưng bày sản phẩm; Định hướng hoạt động mua chung, bán chung, nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động với các tổ chức, vùng chăn nuôi có thương hiệu, uy tín.

Hàng tháng HTX cung ứng cho thị trường 30 triệu quả trứng gà thương phẩm, 190 tấn gà đẻ loại, 5 tấn gà đen H’Mông và 3 tấn gà Mía lai ri”, ông Lê Đình Bình chia sẻ.

Trong thời gian tới, HTX sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng về lao động, môi trường để mở rộng hợp tác và hoàn chỉnh chuỗi liên kết ổn định; Tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất theo hướng sinh học và hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ uy tín thương hiệu, nhãn hiệu gà đồi Đông Yên; Phấn đấu sản lượng trứng, gà thương phẩm tăng trưởng bình quân đạt 10%/ năm. Trong đó lượng trứng được sơ chế bao gói chiểm 50%, sản lượng gà được sơ chế hút chân không chiếm 20 – 40%.

Ông Lê Đình Bình (phải) kí lết hợp tác thỏa thuận tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

Theo ông Hà Tiến Nghi, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông nghiệp Hà Nội, tuy là thủ đô nhưng Hà Nội lại có quy mô để phát triển nông nghiệp rất lớn. Ngành chăn nuôi Hà Nội được đánh giá trong top đầu, đặc biệt thủ đô có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả nước.

“Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có vacxin điều trị thì thành phố Hà Nội luôn coi nông nghiệp là trụ đỡ cho vấn đề an sinh xã hội. Nhà nước luôn đánh giá cao chất lượng cũng như hiệu quả của ngành nông nghiệp Hà Nội. Thông qua dự án xây dựng các mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, mong muốn lớn nhất của chúng tôi là kết nối người nông dân với các doanh nghiệp”, ông Hà Tiến Nghi cho hay.

Dự án tập trung vào 4 mục tiêu chính: Thứ nhất là thay đổi thói quen và cách làm của người nông dân từ làm tự do theo nhu cầu của thị trường. Thứ hai là hướng dẫn những tiêu chuẩn, quy trình chăn nuôi tới người nông dân. Thứ ba là tuyên truyền những sản phẩm sạch, chất lượng cao. Thứ tư là thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống truy xuất động cung cấp chi tiết thông tin lịch sử của các sản phẩm nông nghiệp.

Phạm Hiếu

Nâng Tầm Thương Hiệu Gà Tiên Yên

Hiệu quả mô hình nuôi gà bán công nghiệp

Đến huyện Tiên Yên, chúng tôi tìm đến trang trại gà của ông Phạm Văn Bình tại xã Yên Than. Với diện tích 2ha, trang trại của ông không chỉ nuôi gà thương phẩm mà còn cung cấp gà giống cho đông đảo bà con tại địa phương và một số tỉnh lân cận. Theo tìm hiểu, cách đây 8 năm, ông Bình đã tiên phong trong việc mở mô hình nuôi gà bán công nghiệp tại huyện Tiên Yên. Ông Bình chia sẻ: “Năm 2012, tôi thấy gà Tiên Yên có giá thành cao mà người dân nuôi vất vả, không có để bán cho khách. Khi đó, tôi đã nghĩ, tại sao mình không làm trang trại nuôi gà, nhân giống gà nhiều hơn nữa? Nhưng khi tôi bàn với gia đình và người thân mọi người đều phản đối. Nhiều ý kiến cho rằng, nuôi gà theo mô hình trang trại thì thịt gà sẽ bị giảm chất lượng. Đó còn chưa kể tới việc cần nhiều vốn, chăm nuôi không khéo dễ bị phá sản”.

 Gà Tiên Yên có nhiều nét riêng so với các giống gà khác.

Mất gần một năm học hỏi kinh nghiệm, trang trại nuôi gà của ông Phạm Văn Bình dần cho thấy hiệu quả. Ông đầu tư mua điều hòa, bóng sưởi để đàn gà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Tỷ lệ gà sau khi được ấp và sống sót đến lúc xuất bán giống lên tới 80%. Năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh có Dự án “Phát triển đàn gà Tiên Yên theo mô hình bán công nghiệp”. Sau khi khảo sát, trang trại của ông Phạm Văn Bình đã được lựa chọn. Trong vòng hơn một năm, trang trại nhà ông Bình được hỗ trợ tiền thức ăn, thuốc men cho gà. Sau khi có gà giống, ông Bình phải cam kết bán cho người dân trên địa bàn với giá đã được quy định trong dự án. Tạo đàn bố mẹ, trứng của gà sẽ được mang đi ấp trong 21 ngày và khi nở ra sẽ chăm sóc 21 ngày nữa trước khi bán giống cho người dân.

Trước đây, trong suy nghĩ của nhiều người, gà Tiên Yên ngon là vì được nuôi trên đồi, ăn hạt ngô, củ sắn. Vì thế khi nghe tin gà được nuôi theo mô hình trang trại, nhiều người đã dè bỉu. Với mô hình bán công nghiệp, gà được ấp bằng máy, nở ra không để mẹ nuôi và được cho ăn cám công nghiệp. Nhưng khi gà đã đủ độ cứng, gà Tiên Yên sẽ được nuôi bằng ngô, thóc cho tới khi bán. Lứa gà giống đầu tiên của trang trại nhà ông Bình được 600 con. Tiếp đó, ông nuôi gà thương phẩm, cung cấp gà thịt cho nhiều hàng quán, nhà hàng trên địa bàn huyện. Mỗi năm, thu nhập của trang trại gà nhà ông Bình ước đạt từ 500 đến 600 triệu đồng. Tiếng lành đồn xa, dần dần người dân Tiên Yên đã tìm đến trang trại của ông để học hỏi kinh nghiệm. Ông Bình sẵn sàng chia sẻ bất cứ điều gì mình học được cho người dân. Thậm chí ông còn hướng dẫn họ kỹ thuật ấp trứng, soi trứng, tiêm gà…

Từ mô hình nuôi gà bán công nghiệp của ông Phạm Văn Bình, nhiều hộ dân tại huyện Tiên Yên đã chuyển đổi mô hình nuôi gà và đạt được năng suất cao. Đến thăm trang trại nuôi gà của ông Nông Văn Kiên tại xã Điền Xá, chúng tôi ấn tượng bởi quy trình nuôi gà chặt chẽ. Ông Kiên cho biết: “Nuôi gà Tiên Yên phải tuân thủ quy định từ chọn giống, thức ăn đến môi trường, chuồng trại cho gà. Đặc biệt, thông qua kiểm soát chặt chẽ, giúp người nuôi theo dõi được sự thay đổi của con gà trong suốt quá trình chăm sóc để có sự điều chỉnh phù hợp. Gà Tiên Yên đòi hỏi thời gian nuôi 6 tháng đối với gà mái, 7-8 tháng đối với gà trống thiến”.

Những năm qua, huyện Tiên Yên đã tích cực vận động người dân mở rộng quy mô chăn nuôi. Huyện tiếp tục xây dựng mô hình Hợp tác xã Chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên, nhằm nâng cao ý thức của người dân từ khâu tổ chức sản xuất, quản lý trang trại đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần bảo tồn và phát triển giống gà Tiên Yên theo quy mô lớn. Một hộ nuôi gà Tiên Yên thấp nhất là 500 con, nhiều nhất nuôi theo hình thức trang trại hơn 6.000 con. Hiện tổng đàn gà Tiên Yên của huyện là khoảng 850.000 con.

Ứng dụng khoa học công nghệ để bảo tồn nguồn gen

Tại Tuần Văn hóa, thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ III-năm 2023, UBND huyện Tiên Yên đã lần đầu tiên tổ chức Hội thi “Vua gà Tiên Yên”. Tham dự có 20 đội thi tới từ các hợp tác xã, trang trại chăn nuôi gà được cấp chứng nhận nhãn hiệu gà Tiên Yên, có số lượng từ 500 con trở lên. Các đội đã trải qua nhiều nội dung thi như: “Vua gà”, đôi gà đẹp, gà trống thiến đẹp, thuyết trình về quy trình nuôi và đặc điểm nhận diện gà Tiên Yên. Hội thi lần đầu tiên được tổ chức với mục đích giới thiệu, quảng bá, tôn vinh thương hiệu gà Tiên Yên ngày càng vươn xa; tuyên truyền và nâng cao nhận thức về việc duy trì, phát triển, bảo tồn giống gà bản địa, giúp người chăn nuôi hiểu rõ giá trị của giống gà Tiên Yên. Đồng thời hội thi đã tôn vinh các cơ sở, người chăn nuôi gà Tiên Yên giỏi trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua, huyện Tiên Yên đã xác định nuôi gà là trọng tâm phát triển kinh tế, mang đến hiệu quả cao trong việc xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Quy trình nuôi gà chỉ mất từ 6 đến 8 tháng là có thể mang đến lợi nhuận, hơn hẳn so với việc trồng cây cao su. Để cung cấp đủ con giống cho người dân, huyện Tiên Yên đã tích cực vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc thụ tinh nhân tạo, chăm sóc đàn gà. Ông Lý Văn Diểng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiên Yên cho biết: “Từ năm 2013, huyện Tiên Yên đã áp dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao, đặc biệt là chất lượng gà được tạo ra chuẩn. Chúng tôi xác định, việc bảo tồn gen là nhiệm vụ sống còn, vừa kiểm soát được bộ gen vừa nhân giống đạt tỷ lệ cao”.

Hội thi “Vua gà Tiên Yên” nhằm quảng bá, khuyến khích các hộ nông dân chăn nuôi giỏi. 

Giống gà Tiên Yên được đồng bào các dân tộc trong huyện nuôi dưỡng tự nhiên từ nhiều đời nay nên không thể tránh khỏi việc nguồn gen bị lai tạp. Chính vì vậy, việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vừa giúp bảo tồn bộ gen, vừa giúp chọn lọc giống thuần chủng đúng tiêu chuẩn gà Tiên Yên. Ông Lâm Văn Phong, Phó trưởng phòng Quản lý khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Con gà Tiên Yên được xác định là một trong những sản phẩm đặc sắc mà tỉnh Quảng Ninh ưu tiên phát triển. Trong những năm qua, gà Tiên Yên đã từng bước được thực hiện các hoạt động bảo tồn về giống, thụ tinh nhân tạo. Hiện tại, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đang tham mưu lên các cấp lãnh đạo thực hiện chương trình bảo tồn, lưu trữ nguồn gen, xác định lại mã gen chuẩn của gà Tiên Yên. Mong muốn đưa bản đồ gen gà Tiên Yên vào bản đồ gen các loài vật nuôi của Việt Nam. Trong thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với các nhà khoa học xác định được mã gen, tuyển chọn những đặc điểm, đặc trưng nhất, duy trì hệ số tối ưu nhất, gìn giữ những nét đặc trưng nhất của gà Tiên Yên. Qua hai lần làm việc cùng với các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Chăn nuôi-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúng tôi xác định rằng, khó khăn lớn nhất của công việc này là đòi hỏi chi phí rất lớn, kỹ thuật rất phức tạp. Trong chương trình này, chúng tôi đã lên kế hoạch huy động ngân sách của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp nhằm bảo tồn nguồn gen quý gà Tiên Yên, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế của Tiên Yên trong thời gian tới”.

Bài và ảnh: HỮU TRƯỞNG

Diễn Đàn Xây Dựng Thương Hiệu Việt

Nuôi gà thả vườn, gà công nghiệp, vịt siêu thịt liên tục thất bại; nhưng từ vài chục con gà sao làm kiểng, anh Hai Lực (Tiền Giang) đã làm giàu nhanh chóng.

Năm 1994, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh Trần Văn Lực, ngụ ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), mưu sinh bằng việc nuôi gà thả vườn rồi gà công nghiệp, nhưng liên tiếp thất bại. Khi dịch cúm gia cầm xảy ra cuối năm 2003, dù trại gà của anh không bị bệnh nhưng vì các đại lý cắt nguồn thức ăn, anh phải bán tháo đàn gà 1.000 con đang đẻ trứng. Tạm ngưng một thời gian, anh chuyển sang nuôi vịt siêu thịt nhưng dịch cúm gia cầm cứ tái đi, tái lại nên anh tiếp tục thất bại. Sau vịt, anh chuyển sang nuôi heo thì gặp dịch lở mồm, long móng. Lúc này anh ôm nợ gần 300 triệu đồng.

Giữa lúc khó khăn, anh phát hiện ra đàn gà sao 30 con mà anh mua về làm kiểng không hề hấn gì, trong khi gà công nghiệp lại dễ bị lây nhiễm H5N1. Vậy là anh quyết định chuyển sang nuôi gà sao. Theo anh, so với gà công nghiệp thì gà sao dễ nuôi, điều kiện chuồng trại đơn giản, ít bị dịch bệnh. Gà sao nuôi thả vườn hay nuôi bán công nghiệp đều được, sử dụng thức ăn nuôi gà công nghiệp. Gà thịt từ 75 – 80 ngày sẽ cho trọng lượng từ 1 – 1,2 kg; nếu nuôi lấy trứng thì khoảng 6 tháng gà đẻ (gà sao chỉ đẻ trong mùa mưa).

Thời gian đầu khi chưa có thị trường tiêu thụ, hằng tuần anh Lực phải dùng xe gắn máy chở gà sao lên chúng tôi gõ cửa từng nhà hàng để chào bán. Một số nhà hàng thận trọng mua vài con chế biến bán thử. Đợt đầu anh bán được giá 60.000 đồng/con (chừng 1 kg), trong khi cùng lúc một con gà tàu 1,5 kg chỉ bán được khoảng 30.000 đồng. Chỉ bán được vài đợt thì hết gà, trong khi các nhà hàng gọi điện thoại đặt hàng liên tục. Thế là anh lấy ngắn nuôi dài, từng bước nhân đàn gà lên và từ từ mở rộng chuồng trại. Đến năm 2006 anh nuôi được 300 con gà đẻ. Năm 2007 nâng lên khoảng 1.000 con và từ năm 2008 đến nay đàn gà đẻ của anh đạt 3.000 con, không kể gà thịt, gà hậu bị, nhưng vẫn không đủ giống cung cấp cho người nuôi trong cả nước.

Hiện anh Lực đã xây dựng được các đại lý tiêu thụ gà sao tại Nha Trang, Bảo Lộc, Cần Thơ, Long Xuyên và một trại nuôi ở huyện Bình Chánh (TP.HCM). Trung bình mỗi tháng anh bán ra khoảng 5.000 con gà giống và 1.000 gà thịt. Theo anh Lực, vì gốc là gà rừng nên thịt gà sao (còn gọi là sao trĩ) rất ngon, có mùi thơm đặc trưng, thịt dai, ít mỡ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay giá bán một con gà sao nướng tại các nhà hàng khoảng chừng 250.000 đồng. Gà thịt thì giá trung bình khoảng 100.000 đồng một con (chừng 1 kg). Riêng gà hậu bị (90 ngày tuổi) giá gấp đôi, khoảng 200.000 đồng một con. Một trứng gà sao hiện bán được 10.000 đồng, nếu ấp nở thì bán 35.000 đồng một con… Nhờ nuôi gà sao mà anh Lực đã trả được hết nợ nần, thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng và anh đang cất lại nhà với chi phí khoảng 700 triệu đồng.

Anh Lực rất tự hào là người đầu tiên ở Tiền Giang và cũng là trong cả nước nuôi gà sao với quy mô lớn thành công, được Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT đặt vấn đề bảo tồn gien giống gà sao địa phương. Ngày 22.4.2009, anh Lực đã được Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật VN) cấp chứng nhận thương hiệu “Gà sao Hai Lực”. Ngoài việc mở rộng chuồng trại và nâng quy mô nuôi gà thịt, anh Lực cho biết sẽ đầu tư xây dựng dây chuyền giết mổ, đông lạnh và đóng bao bì để đưa thịt gà sao vào tiêu thụ tại các siêu thị.

quocdung – cap nhat

Thương Hiệu Xì Gà Nổi Tiếng

Mặc dù hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia sản xuất xì gà nhưng xì gà Cuba vẫn được giới sành xì gà trên toàn cầu xem là tốt nhất. Tuy nhiên, như các bạn biết thì ngay trong bản thân Cuba cũng đã có quá nhiều thương hiệu, kích thước và hương vị của xì gà nên điều đó đôi khi khiến những người yêu xì gà rất khó để lựa chọn một loại phù hợp. Vì vậy, để cho dễ trong việc chọn loại xì gà, sau đây là một số đặc điểm cơ bản của những loại xì gà Cuba nổi tiếng nhất.

1. Cohiba

Cohiba: có thể được coi là thương hiệu hàng đầu của ngành công nghiệp xì gà Cuba. Những xì gà đầu tiên xuất hiện vào năm 1968 chỉ được cung cấp cho các quan chức chính phủ. Từ năm 1982 xì gà Cohiba được phân phối trên toàn cầu và là nhãn hiệu xa xỉ rất nổi tiếng được giới yêu xì gà thượng lưu ưa chuộng.

2. Montecristo

Montecristo: là thương hiẹu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Khoảng 50% lượng xì gà Cuba được sản xuất dưới thương hiệu này. Montecristo là tiêu chuẩn để đánh giá tất cả xì gà ở Cuba. Xì gà Montecristo No.2 và No.4 (được bán chạy nhất) nổi tiếng với hương vị cay độc đáo mà nhiều người yêu xì gà gọi là “hương vị xì gà Cuba đích thực”.

3. Partagas

Partagas là một thương hiệu xì gà Cuba bán chạy khác với nhiều chủng loại khác nhau. Tất cả các xì gà loại này thường mang hương vị cà phề và sô cô la Partagas. Bán chạy nhất là loại Partagas Serie D No.4

4. Diplomaticos

Diplomaticos là thương hiệu được thành lập để cung cấp xì gà Montecristo giá thấp, hướng đến thị trường Pháp là chủ yếu. Tuy nhiên, sau đó nhãn hiệu này được phát triển thành một thương hiệu xì gà phổ biến trên nhiều nước khác. Bán chạy nhất là loại Diplomaticos 4.

5. Hoyo de Monterrey

Hoyo de Monterrey hiện đang dẫn đầu đầu phân đoạn “new generation” của xì gà Cuba, với hương và vị hoàn toàn cân bằng và tính chất cháy của điếu xì gà được tăng cường với những tiến bộ công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, những xì gà giữ lại hương vị đích thực và hương thơm của xì gà Cuba chính hiệu.

6. H. Upmann

Một thương hiệu xì gà Cuba bán chạy khác là H. Upmann . Những xì gà này có sẵn cả hai loại quấn tay và quấn máy. Mỗi điếu xì gà H. Uppmann có hương vị “da” đáng chú ý, mặc dù hương vị rất êm và dễ chịu.

7. Romeo y Julieta

Bảng xếp hạng này không thể được coi là hoàn thành mà không đề cập đến thương hiệu Romeo y Julieta . Những điếu xì gà này rất phổ biến trên toàn thế giới mặc dù thương hiệu được thành lập ban đầu để phục vụ cho thị trường địa phương. Romeo y Julieta có nhiều kích cỡ khác nhau, hình dạng và chứa nhiều hỗn hợp thuốc lá khác nhau.

8. Rafael Gonzales

Bạn không thể nào gặp được một người yêu xì gà Cuba mà không bao giờ nghe nói về xì gà Rafael Gonzales. Thương hiệu này được thành lập vào năm 1928 và tên của nó hiện nay được đặt từ năm 1945. Kể từ đó Rafael Gonzales là thương hiệu xì gà được phục vụ cho những người thích êm và nhẹ nhưng không quá giàu hương vị của một điếu xì gà Cuba.

9. Vegueros

Thương hiệu xì gà Cuba cuối cùng chúng tôi muốn đề cập là Vegueros. Những xì gà Cuba này có một phần hương vị “thảo dược” và có hương vị phức hợp rất riêng.

Hương vị độc đáo và mùi thơm của lá thuốc tạo nên xì gà Cuba rất khác nhau từ tỉnh này đến tỉnh khác và khi bạn thưởng thức nó, bạn sẽ hiểu tại sao xì gà Cuba lại nổi tiếng đến như vậy và luôn luôn là sản phẩm ưa chuộng nhất của giới yêu xì gà.

Vuaxiga.com Sưu tầm

Cập nhật thông tin chi tiết về Giữ Thương Hiệu “Gà Tre Đèo Le” trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!