Bạn đang xem bài viết Giới Thiệu Ý Yên – Nam Định – Ý Yên Online được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Vị trí: Ý Yên nằm ở phía tây nam tỉnh Nam Định, phía bắc tiếp giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía đông giáp huyện Vụ Bản, phía nam giáp huyện Nghĩa Hưng. Toạ lạc giữa hai trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Nam Định và Ninh Bình, có tuyến quốc lộ 10, đường sắt xuyên Việt đi qua… Ý Yên hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để thông thương và thu hút đầu tư. Diện tích: 241,23 km2 Dân số: 247718 người (2008)
Hành chính: Một thị trấn Lâm- và 31 xã: Yên Thọ, Yên Thành, Yên Trung, Yên Nghĩa, Yên Phương, Yên Tân, Yên Chính, Yên Phú, Yên Hưng, Yên Phong, Yên Bình, Yên Minh, Yên Dương, Yên Xá, Yên Hồng, Yên Quang, Yên Tiến, Yên Bằng, Yên Thắng, Yên Cường, Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Lợi, Yên Khánh, Yên Ninh, Yên Khang, Yên Lộc, Yên Phúc, Yên Trị, Yên Nhân, Yên Lương.
Lịch sử: Huyện Ý Yên ngày nay là phần đất quan trọng thuộc phủ Ứng Phong vào thế kỷ XII-XIII. Ý Yên khi đó được coi là khu vực phụ cận của cố đô Hoa Lư, đồng thời nằm trên đường thiên lý từ Hoa Lư ra Thăng Long nên được các vua Lý, Trần quan tâm phát triển nông nghiệp và xây dựng thành trung tâm Phật giáo. Thời Lý, trung tâm tôn giáo Chương Sơn với tháp Vạn Phong Thành Thiện trên núi Ngô Xá được xây dựng với quy mô to lớn vào bậc nhất nhì thời đó. Đờii Trần, Hoàng đế Trần Nhân Tông- đệ nhất thiền phái Trúc Lâm- đã cho dựng chùa Linh Quang, còn gọi là chùa trăm gian, tại xã Yên Khánh. Cũng vào thời Trần, cuối thế kỷ XIV, chùa Đô Quan, xã Yên Khang được xây dựng, chứng tích còn lại là bệ đá hình hộp hoa sen ở bái đường, một tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đẹp và nguyên vẹn. Ý Yên là huyện giàu truyền thống cách mạng. 17/32 xã thị trấn được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Đặc điểm: Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý Yên nằm ở vùng đất trũng hơn cả, địa hình không đồng đều (một số núi đất sót lại: núi Phượng Hoàng, Bảo Đài…) nên sản xuất nông nghiệp gặp những khó khăn nhất định. Ý Yên có nhiều làng nghề truyền thống qua hàng chục thế kỷ, nổi tiếng như: đúc đồng Tống Xá, mộc La Xuyên, sơn mài Cát Đằng… Sự tài hoa của bàn tay, khối óc nghệ nhân Ý Yên kết tinh lại trong các tác phẩm, công trình tôn giáo tín ngưỡng như đình Ruối, đình Cát Đằng, đình La Xuyên… Ý Yên còn là nơi tàng ẩn kho tàng văn hoá dân gian phong phú. Làng chèo cổ Yên Nhân với những làn điệu cất lên từ vùng quê “đồng trắng, nước trong” ca ngợi quê hương, tình làng nghĩa xóm đã có tác động không nhỏ trong đời sống cộng đồng cho tới tận ngày nay. Ý Yên là đất học, đất văn, quê hương của 18 tiến sỹ, Hoàng giáp, Phó bảng, tiêu biểu như tiến sỹ Khiếu Năng Tĩnh…
Làng nghề
Có làng đúc đồng Vạn Điểm thuộc Thị Trấn Lâm.
Có làng cơ khí đúc và làm trống cổ truyền Tống Xá thuộc xã Yên Xá.
Có làng điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên và các làng bên: Ninh xá, Lũ Phong, Trịnh xá thuộc xã Yên Ninh.
Làng nghề Sơn mài Cát Đằng thuộc xã Yên Tiến
Làng Chuế Cầu
Khu điểm tham quan du lịch: làng nghề đúc đồng Tống Xá (xã Yên Xá), làng chạm khắc gỗ Ninh Xá, La Xuyên (xã Yên Ninh), làng nghề sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến); đền Ninh Xá (xã Yên Ninh), đình Cát Đằng (xã Yên Tiến), đình La Xuyên (xã Yên Ninh), đình Ruối (xã Yên Nghĩa), đình chùa Đô Quan (xã Yên Khang); phủ Quảng Cung, đê sông Đáy, Quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định với các di tích như đền Vua Đinh ở Yên Thắng, đình Thượng Đồng, đền Cộng Hòa ở xã Yên Tiến. Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) xã Yên Đồng- Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất, Đình Cổ Hương, xã Yên Phương thờ thánh tổ Nguyễn Minh Không. Làng Tràn (Trần Xá), xã Yên Đồng.Cây cổ thụ Dã Hương hơn 500 tuổi, xã Yên Nhân. Hai cây gạo đại thụ hơn 200 tuổi tại Làng Đống Cao, xã Yên Lộc
Lễ hội tiêu biểu: hội làng Tống Xá (xã Yên Xá),hội làng La Xuyên(Ninh Xá) hội đền vua Đinh (thôn Dương Hồi, xã Yên Thắng, Lễ hội đình Tràn ngày 14-3 âm lịch
Hàng lưu niệm: Sản phẩm các làng nghề truyền thống đồ đồng, đồ gỗ mỹ nghệ, tranh sơn mài, các sản phẩm từ nứa…
Khám Phá Nét Đẹp Văn Hóa Lịch Sử Của Ý Yên, Nam Định
Một số điểm tham quan du lịch: Làng nghề đúc đồng Tống Xá (xã Yên Xá), làng chạm khắc gỗ Ninh Xá, La Xuyên (xã Yên Ninh), Làng nghề sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến); đền Ninh Xá (xã Yên Ninh), đình Cát Đằng (xã Yên Tiến), đình La Xuyên (xã Yên Ninh), đình Ruối (xã Yên Nghĩa), đình chùa Đô Quan (xã Yên Khang); phủ Quảng Cung (xã Yên Đồng), Cây Dã Hương trên 500 năm tuổi ( xã Yên Nhân); Đền thờ Liệt sỹ (tại trung tâm huyện)…
Một số lễ hội tiêu biểu:hội làng Tống Xá (xã Yên Xá), hội đền vua Đinh ( xã Yên Thắng), Lễ hội Đình Ruối ( Yên Nghĩa), Lễ hội đền Độc Bộ (xã Yên Nhân)… Hội chợ xuân Yên Thọ ( ngày mùng 9 tết nguyên đán); Hội chợ xuân Yên Thắng ( ngày mùng 10 tết nguyên đán)
Hàng lưu niệm: đồ đồng (tranh đồng, tượng đồng, con giống, đồ thờ…), đồ gỗ mỹ nghệ (trạm khắc…), tranh sơn mài, các sản phẩm từ nứa chắp, băng giang, thêu ren, nón lá, đồ may mặc…
Không chỉ có những cảnh đẹp làm mê đắm lòng người mà những đặc sản về ẩm thực nơi đây cũng khiến du khách phải nhớ mãi: Chân giò muối Ý Yên, Bánh đậu xanh Ý yên, Phở bò Nam Định, Xôi xíu Nam Định, Bánh nhãn Hải Hậu Nam Định, Gỏi cá Nam Định, Rượu Kiên Lao, Gỏi Nhệch, Gạo Tám, bánh gai Nam Định,…
Ngoài ra, đến với Ý Yên ta không thể không đến đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1987. Đền cùng với các di tích lân cận như đền Cộng Hòa, đình Thượng Đồng và đình Cát Đằng ở xã Yên Tiến tạo thành quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định.
Đinh Bộ Lĩnh đã nghỉ tại khu vực mà sau này là đền Vua Đinh. Gò Đại Duyệt là nơi Đinh Bộ Lĩnh chỉ huy quân sĩ luyện tập. Cánh đồng Mo là nơi quân sĩ bỏ lại những mo cau gói cơm nhiều đến mức chất thành những đống lớn… Lễ hội đền vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Yên Thắng diễn ra vào ngày 24 tháng 12 âm lịch hàng năm, được coi là một trong số những lễ hội tiêu biểu ở Nam Định. Trong vùng, dân gian còn lưu truyền câu ca:
Nhất đới sơn lâm thiên ấn định
Lưỡng hồ long phượng địa tôn vương
Chân vương nhất thống lưu loan giá
Cổ miếu trùng tân sưởng phượng đầu
Một dải núi rừng trời định sẵn
Hai hồ mắt phượng đất xưng vua
Hoàng đế dừng xe lưu danh quý
Ghi công đền cổ sáng ngàn thu
Giới Thiệu Khái Quát Huyện Yên Lập
Trên địa bàn huyện có 55 km đường quốc lộ70B đi qua; 06 tuyến đường tỉnh lộ là các tuyến đường ĐT313, ĐT313B, ĐT321, ĐT321B, ĐT313D và ĐT321C, toàn bộ các tuyến đường tỉnhlộ trên địa bàn huyện Yên Lập có chiều dài là 54 km.
Yên Lập là huyện miền núi, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc lại phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn huyện có thể phân thành 3 tiểu vùng chính.
Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): Là vùng địa hình núi thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Phúc Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thuỷ lợi gặp nhiều khó khăn.
Tiểu vùng 2: Các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã Xuân Viên, Xuân Thuỷ, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, Thị trấn Yên Lập. Đây là vùng thung lũng được tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong qúa trình phong hoá có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh và thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ.
Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thượng huyện, gồm các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân An, Nga Hoàng và Trung Sơn. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, một số khu vực đồi núi có độ dốc cao trên 25°, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn. Trong tiểu vùng có một số khoáng sản và một vài điểm danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Do vậy tiểu vùng này phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ và cây đặc sản có giá trị kinh tế cao; phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở xã Lương Sơn, Xuân An.
3. Khí hậu, thuỷ văn và sông ngòi
Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5°C, cao nhất 39°C và thấp nhất 4-5°C. Có hai mùa chính: Mùa đông lạnh và khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 14,2°-18°; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28-30°C. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm trung bình trong năm là 86-89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7.8 và thấp nhất xuống đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm.
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chưá nước trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Mực nước tại các suối hàng năm là +25,45m, mực nước lũ lịch sử từng đạt đến +56,62 m. Hàng năm thường xảy ra lũ ống gây ngập lụt cục bộ, có thể kéo dài đến 2 ngày tuỳ thuộc vào từng trận mưa lớn.
Trên địa bàn Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngòi (Ngòi Lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt nguồn từ Nghĩa Tâm (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn, sang xã Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê) rồi đổ ra sông Thao.
Nhìn chung, chế độ khí hậu và thuỷ văn trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của người dân trong Huyện.
4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích tự nhiên của Yên lập là 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên đất nông nghiệp là 39.288,26ha chiếm 89,62%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 11.189,42ha chiếm 25,52%; đất lâm nghiệp là 27.086,41ha 61,79% và đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.010,04ha chiếm 2,30%. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 5.073,10ha, chỉ chiếm 11,57%. Đất phi nông nghiệp của Huyện có 4.348,81ha, chiếm 9,92% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ở là 783,32ha chiếm 1,79%; đất chuyên dùng là 2067,32 ha, đất quốc phòng an ninh là 1196,47ha và đất dùng vào mục đích công cộng 777.19 ha. Đất chưa sử dụng của huyện có diện tích là 200,55 ha chiếm 0,46 % tổng diện tích tự nhiên. Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm.
4.2. Tài nguyên khoáng sản, nước
Theo số liệu điều tra về địa chất và báo cáo thuyết minh dự án khảo sát đo đạc xác định khu vực quản lý khai thác và bảo vệ khoáng sản trên địa bàn huyện thì Yên Lập có tổng số 18 điểm mỏ và điểm quặng nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 9 mỏ đá (ở xã Phúc Khánh, Ngọc Lập, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Trung sơn); 2 mỏ than bùn (ở Thị trấn Yên Lập và xã Nga Hoàng); 3 mỏ quặng sắt (ở Lương Sơn, Xuân Thuỷ và Thị trấn Yên Lập); 3 mỏ chì kẽm (ở Đồng Thịnh, Phúc Khánh); 1 mỏ chì bạc (ở Thượng Long). Các mỏ khoáng sản trên địa bàn huyện hầu hết chưa được điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác trữ lượng và chất lượng. Qua thăm dò ước tính trữ lượng và chất lượng các mỏ này đều ở mức trung bình và nhỏ, tuy nhiên đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện.
Nguồn tài nguyên nước huyện Yên Lập không lớn kể cả nước mặt và nước ngầm, nguồn nước ít bị ô nhiễm, nguồn nước ngầm có chất lượng tốt cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất .
Cấp điện, nước: đã có 17/17 xã, thị trấn trong huyện có điện lưới quốc gia, 5/17 xã được đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt.
Giao thông vận tải: Trên địa bàn huyện có 55 km đường quốc lộ70B đi qua; 06 tuyến đường tỉnh lộ là các tuyến đường ĐT313, ĐT313B, ĐT321, ĐT321B, ĐT313D và ĐT321C, toàn bộ các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện Yên Lập có chiều dài là 54 km. Ngoài ra làm mới và nâng cấp nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã và các công trình phúc lợi khác… làm cho bộ mặt nông thôn Yên Lập có nhiều biến đổi. Giao thông nông thôn được cải thiện một bước, 100% số xã trong huyện có đường ô tô.
Thông tin liên lạc: Đạt tỷ lệ 30 máy điện thoại/ 100 dân. Huyện có 1 bưu điện huyện, 1 bưu cục khu vực, 15 điểm bưu điện văn hoá xã.
– Trong truyền thống, các dân tộc huyện Yên Lập canh tác chủ yếu ở các ruộng nước thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp với hệ thống mương phai rất đặc trưng. Lúa nước là cây lương thực chính. Đời sống kinh tế của người Yên Lập ngày xưa cũng rất khó khăn, thấp kém bởi với phương tiện, công cụ sản xuất lạc hậu, lối làm ăn manh mún, tự túc tự cấp. Bên cạnh làm lúa nước, người Yên Lập còn làm nương rẫy để gieo lúa cạn và trồng các thứ hoa màu khác góp phần nâng cao đời sống kinh tế.
– Về vị trí định canh, định cư: người Yên Lập Phú Thọ cư trú tập trung ở vùng thung lũng chân núi, nơi có độ cao không lớn. Đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Yên Lập Phú Thọ là tính tập trung, cư dân Mường chiếm tới trên 90% dân số cả xã. Sự xen kẽ giữa người Mường và người Việt trong các địa phương này cũng diễn ra theo nhiều cấp độ khác nhau, những xã gần huyện thì người Mường và người Việt sống xen kẽ nhưng thành từng làng hoặc chòm xóm riêng biệt, ở những nơi vùng sâu, vùng xa thì mức độ xen kẽ ngay trong cùng một làng nhưng tỷ lệ người Việt rất ít, có những nơi như xã Trung Sơn, tỷ lệ người Việt cư trú là dưới 100 người.
– Về tính đặc thù trong sản xuất kinh tế: Người Yên Lập sống định canh, định cư nên trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước, sản xuất nhỏ theo kiểu tự túc, tự cấp; ngoài việc cấy lúa nước họ còn phát nương trồng lúa. Sau năm 1999, với dự án 135 hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xã miền núi đặc biệt khó khăn, đã tạo ra những bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đồng bào nhờ đó mà mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện. Cơ chế thị trường đã tác động rất lớn đến tập quán canh tác và chăn nuôi của Nhân dân việc trao đổi, mua bán hàng hoá diễn ra phong phú và nhộn nhịp không khác gì các chợ miền xuôi; đây là điều kiện thuận lợi để người dân thoát dần ra khỏi tập quán canh tác cũ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Nghề thủ công truyền thống chủ yếu là nghề mộc, đan lát, dệt vải. Trước đây, gia đình nào cũng có khung cửi, họ tự trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải; người phụ nữ làm ra những vuông vải cho mình, cho những người trong gia đình và làm của hồi môn đem đến nhà chồng. Sự khéo léo thể hiện trong những vuông vải trở thành một trong những tiêu chuẩn về giá trị của người phụ nữ. Mặc dù rất khéo léo nhưng nghề mộc chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ, giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối giã gạo hoặc phục vụ cho sản xuất vui chơi chứ không chuyên mộc, không làm hàng hoá; việc đóng các đồ gia dụng, làm gạch, xây nhà… chỉ phổ biến trong thời gian gần đây.
Chính những nét đặc thù trong hoàn cảnh sống và kinh tế đã góp phần làm nên những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể độc đáo của Yên Lập.
ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, TINH THẦNCộng đồng dân tộc ở Yên Lập đã trải qua các thời kỳ lịch sử, đấu tranh vật lộn với thiên nhiên, chống chọi với thú dữ để sinh tồn từ thế hệ này đến thế hệ khác, có truyền thống đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương, làng bản.
Đồng bào Yên Lập còn lưu giữ một số phong tục tập quán, văn hóa dân gian truyền thống mang đặc trưng dân tộc mình như thích ăn các món đồ như xôi đồ, rau, cá đồ; các món thịt thính, cơm lam. Cơm, rau đồ chín được dỡ ra dá tãi đều cho khỏi nát trước khi ăn. Món xôi đồ được nhuộm bằng các lá màu đỏ, tím, xanh, vàng; Rượu men lá Trung Sơn nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể.
Hoạt động văn hoá, văn nghệ được đồng bào coi trọng và ưa thích, nhất là hát Xéc bùa (có nơi gọi Xắc bùa). Hát giang, hát ví là loại dân ca ca ngợi lao động và các nét đẹp phong tục dân tộc. Hò đu là hình thức hát giao du tâm sự tình yêu. Bên cạnh đó, còn có các thể loại hát khác như hát ru, hát đồng dao… Có những trò chơi được tổ chức chu đáo, công phu như: thi bắn nỏ, đánh đu, chơi còn… Các trò chơi của lứa tuổi thiếu niên nhi đồng được tổ chức linh hoạt ở mọi nơi, mọi lúc với những điều kiện chơi đơn giản, tiện lợi như trò đánh ô, đánh chắt, đánh cù quay. Đặc biệt, các tiết mục múa dân gian thường được tổ chức trong các dịp lễ tết, hội hè, cầu mưa, mừng nhà mới với mục đích cầu cho mưa thuận, giã hoà, mùa màng tươi tốt, nhà nhà yên vui, hạnh phúc.
Là huyện miền núi phía Tây của tỉnh, Yên Lập có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực phòng thủ quốc phòng, an ninh, huyện có 5 xã thuộc khu vực ATK. Trong quá trình lịch sử, các thế hệ nhân dân huyện Yên Lập luôn phát huy tinh thần đoàn kết, đấu tranh anh dũng của vùng đất giàu truyền thống cách mạng.
Ngay trong những năm đầu của thời kỳ vận động thành lập chính quyền cách mạng, mặc dù ở địa phương chưa thành lập được tổ chức Đảng, nhưng thông qua các hoạt động của Mặt trận Việt Minh và các cán bộ của chi bộ Cát Trù – Thạch Đê, nhân dân huyện Yên Lập đã tích cực tham gia xây dựng các cơ sở cách mạng, tiêu biểu là chiến khu Lòng Chảo – Minh Hòa, một trong ba chiến khu kháng Nhật của tỉnh.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vào cuối tháng 9 năm 1945, đồng chí Nguyễn Đan Thành được Tỉnh ủy Phú Thọ phân công theo dõi và chuẩn bị thành lập các chi bộ Đảng ở huyện Yên Lập. Sau một thời gian thử thách, giác ngộ, tuyên truyền về Đảng, 6 quần chúng ưu tú đã được kết nạp Đảng. Trên cơ sở số đảng viên mới kết nạp, ngày 20-4-1947 chi bộ Hưng Long được thành lập, đồng chí Nguyễn Đan Thành được bầu làm Bí thư. Ngay sau khi được thành lập, chi bộ đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ nhất (tháng 1-1947) về công tác xây dựng Đảng; phân công đảng viên về các xã trong huyện gây dựng phong trào, tổ chức thành lập các chi bộ Đảng. Đến cuối năm 1948, huyện Yên Lập đã thành lập được 11 chi bộ với 233 đảng viên. Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên địa bàn huyện Yên Lập, Tỉnh ủy Phú Thọ quyết định thành lập Đảng bộ lâm thời huyện Yên Lập. Ngày 19 tháng 7 năm 1948, tại nhà ông Lê Văn Nguyên (Xóm Xấu, xã Xuân Thủy), Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lập lần thứ nhất được triệu tập. Đây là mốc son lịch sử, đánh dấu bước phát triển mới cả về lượng và chất của phong trào cách mạng ở huyện vùng cao này.
Ngay sau khi được thành lập, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, cùng nhân dân cả nước quyết tâm bảo vệ thành quả cách mạng. Nhân dân huyện Yên Lập hăng hái thi đua lao động sản xuất, vừa xây dựng hậu phương, vừa dũng cảm chiến đấu chống giặc càn quét bảo vệ quê hương, đồng thời tích cực chi viện sức người, sức của cho kháng chiến, góp phần cùng với quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, phát huy những thành tựu đã đạt được của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong huyện chiến đấu và chiến thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, hoàn thành kế hoạch những năm đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội; chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam. Hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm của nhân dân Yên Lập được gửi ra tiền tuyến; hàng ngàn cán bộ, đảng viên và nam nữ thanh niên vào bộ đội, đi thanh niên xung phong, tham gia dân công hỏa tuyến, chiến đấu và phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường, cùng quân và dân cả nước hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua các cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, Yên Lập có 421 thương, bệnh binh và 652 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập dân tộc.
Bước vào những ngày đầu của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, trước bộn bề những thử thách: Tập quán canh tác lạc hậu, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, đời sống nhân dân khó khăn; hạ tầng kinh tế – xã hội yếu kém; địa hình phức tạp, giao thông không thuận tiện, đội ngũ cán bộ còn thiếu nhiều về số lượng, hạn chế về chất lượng… Với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, đổi mới, phát triển, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Những năm qua kinh tế của huyện phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 10% trở lên. Năm 2012 giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 510,6 tỷ đồng; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 119,8 tỷ đồng; ngành thương mại – dịch vụ đạt 208 tỷ đồng; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 30,25 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 8 triệu đồng/ người/ năm; bình quân lương thực đầu người đạt 436,6 kg; giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt trên 60 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, giá trị và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đều tăng cao; sản xuất hàng hóa đã và đang thay thế tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp; sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến với vùng nguyên liệu ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Một số sản phẩm có thế mạnh: Chè, cây lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản … được quan tâm phát triển; hình thành được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Người dân Yên Lập đã có những chuyển biến mạnh mẽ về thay đổi tư duy sản xuất, được tạo điều kiện vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc ngay trên mảnh đất quê hương.
Nếu 15 năm về trước toàn huyện chỉ có chưa đến 1km đường nhựa, 1 trạm biến áp ở khu vực trung tâm; trên 70% số lớp học là tranh tre tạm bợ, trạm y tế xuống cấp; mương đập không đủ nước cho sản xuất thì đến nay 100% tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã, thị trấn được nhựa hóa; 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, các nhà trường, lớp học cơ bản được xây dựng kiên cố. Năm 2003, huyện Yên Lập đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; năm 2012 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đến nay, toàn huyện có 23/59 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2) góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Huyện ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện; 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Trung tâm y tế huyện và bệnh viện Đa khoa được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại, đạo đức nghề nghiệp và chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hệ thống các thiết chế văn hóa ở cơ sở được đầu tư theo hướng xã hội hóa, góp phần tăng nhanh số người được hưởng thụ văn hóa; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực và ngày càng đi vào chiều sâu. Những năm gần đây tỷ lệ hộ gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa đạt từ 84,5 – 90%. Các di tích, di sản văn hóa như khu di tích lịch sử – văn hóa Chiến khu cách mạng Lòng Chảo Minh Hòa; đình Phục Cổ (Minh Hòa); di tích lịch sử – văn hóa căn cứ Tôn Sơn – Mộ Xuân, xã Xuân An; cây di sản ở Xuân An và Minh Hòa …) được trùng tu, tôn tạo và phát huy hiệu quả, các lễ hội văn hóa truyền thống được chú trọng, khôi phục và phát triển. Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tốt, nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động có sức lan tỏa, mang lại hiệu quả thiết thực như: Phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, chăm lo gia đình chính sách, người khuyết tật,… Chương trình xóa đói giảm nghèo đạt kết quả rất đáng khích lệ góp phần giảm nhanh và vững chắc số hộ nghèo, tăng nhanh số hộ khá và hộ giàu. Cấp ủy đảng, chính quyền luôn coi trọng lãnh đạo công tác phát triển kinh tế với thế trận an ninh quốc phòng vững chắc. Thường xuyên giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác chống âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch; phong trào vì an ninh tổ quốc được đẩy mạnh góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh xã hội.
Cùng với những thành tựu về kinh tế – xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và củng cố hệ thống chính trị đạt được những kết quả quan trọng. Từ 3 chi bộ hạt giống đầu tiên với số lượng chưa đến 20 đảng viên, đến nay, Đảng bộ huyện Yên Lập đã có 43 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc với 4.116 đảng viên; 222/223 khu dân cư đã thành lập chi bộ; tỷ lệ cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh hàng năm đều đạt trên 60%, không có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém; tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ trở lên đạt trên 99%. Bộ máy chính quyền không ngừng được được củng cố, sắp xếp theo hướng khoa học gọn nhẹ, hiện tại 100% các đồng chí lãnh đạo, quản lý cấp huyện có trình độ đại học và trên đại học. Công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể được củng cố, kiện toàn đổi mới, toàn Đảng bộ tích cực thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không ngừng xây dựng đảng bộ vững mạnh xứng tầm lãnh đạo các phong trào cách mạng của huyện thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn cách mạng mới.
Với những thành tích đã đạt được trong 65 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Lập vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Hơn 10 nghìn lượt người được tặng Huân, Huy chương; 13 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”; 3 cá nhân được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; 4 xã, thị trấn được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Yên Lập vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Huân chương Lao động hạng Ba trong thời kỳ đổi mới vào năm 2011.
Tự hào với truyền thống vẻ vang luôn song hành với ý thức trách nhiệm lớn lao. Phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp bước các thế hệ đi trước, Đảng bộ huyện Yên Lập quyết tâm lãnh đạo nhân dân phấn đấu xây dựng quê hương Yên Lập ngày càng giàu đẹp, sánh vai cùng các huyện bạn trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, xứng đáng với truyền thống lịch sử của Đảng bộ và niềm tin của nhân dân.
An Ninh Của Huyện Yên Định Năm 2023
Tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của huyện Yên Định năm 2023
Page Content
Phần thứ nhất
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Yên Định
Yên Định là một huyện thuộc vùng đồng bằng bán sơn địa, tiếp giáp với vùng trung du, miền núi của tỉnh, cách thành phố Thanh Hoá 28 km về phía Tây Bắc. Huyện có 24 xã, 2 thị trấn, với diện tích tự nhiên 228km2, dân số 163.151 người; kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong đó đất nông nghiệp 14.414 ha; Qua quá trình lao động sáng tạo không ngừng của nhân dân Yên Định đã xây đắp nên một vùng quê có bề dày lịch sử, truyền thống yêu nước và cách mạng, một huyện anh hùng cả trong chiến đấu và lao động sản xuất. Đặc biệt trên chặng đường 10 năm đầu của thế kỷ XXI (2000 – 2010) xây dựng huyện trở thành đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Yên Định đã đoàn kết thống nhất, lao động sáng tạo, cần kiệm để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Trong quá trình xây dựng CNXH, Yên Định có nhiều điển hình tiên tiến, trở thành điểm sáng để cả tỉnh, cả nước tham khảo, học tập, rút kinh nghiệm, như: Yên Trường, Định Công, Quý Lộc… được Bác Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về thăm, biểu dương, khen ngợi. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc đạt đã được, nhân dân và cán bộ huyện Yên Định, xã Quý Lộc và 1 cá nhân đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động trong thời kì đổi mới”.
Phần thứ hai
Tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của huyện
Năm 2023, Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện luôn quán triệt, thực hiện nghiêm túc chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, tập trung thực hiện “mục tiêu kép” - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, vừa quyết tâm duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động KTXH và bảo đảm đời sống của nhân dân.
I. VỀ KINH TẾ
Nền kinh tế của huyện tiếp tục phát triển và tăng trưởng đạt kết quả khá, có nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt trên 75% kế hoạch, nhất là nhóm chỉ tiêu chính như: Tốc độ tăng giá trị sản xuất: 16,67%, đạt 75,06% KH năm, trong đó: Nông lâm – thuỷ sản tăng 5,14%, đạt 81,18% KH năm; Công nghiệp – XD tăng 18,98%, đạt 72,01% KH năm; Dịch vụ tăng 22,19%, đạt 74,31% KH năm. Cơ cấu GTSX chuyển dịch theo hướng tích cực; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 30,56%, CN –XD chiếm 34,85%, Dịch vụ chiếm 34,59%. Thu nhập bình quân đầu người 36,12 triệu đồng, đạt 75,49% KH. Cụ thể trên các lĩnh vực.
1. Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 2.622,6 tỷ đồng, đạt 82,3% KH, tăng 5,1% so với cùng kì.
- Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 28.823,8 ha, đạt 99,4%KH, giảm 0,9% so với cùng kì, trong đó: Vụ Đông 4.789 ha, đạt 96,8% KH, giảm 5,5% so với cùng kì; vụ Xuân 12.638 ha, đạt 99,9% KH, bằng 100% so với cùng kì; vụ Mùa 11.396 ha, đạt 99,1% KH, tăng 0,2% so với cùng kỳ. Cây ngô 2.629,9 ha, giảm 16,7% so với cùng kì; Cây lúa: 18.033,6 ha, giảm 1,6% so với cùng kì; rau đậu các loại 3.784 ha, tăng 1,07% so với cùng kì (vùng rau an toàn 52 ha); cây ớt 1.959,1 ha, tăng 5% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt 131.443 tấn, đạt 99,8% KH năm, giảm 2,4% so với cùng kì. Triển khai phương án sản xuất vụ Đông 2023-2023; Chỉ đạo công tác chuẩn bị giống, phân bón cho sản xuất vụ Đông.
– Về chăn nuôi: Chăn nuôi phát triển ổn định; Đàn trâu 6.795 con, giảm 15,4% so với cùng kì; Đàn bò 21.609 con, tăng 1,1% so với cùng kì; Đàn lợn 48.138 con, giảm 30,4% so với cùng kì, trong đó lợn nái 5.899 con (nái ngoại 2.763 con), đàn gia cầm 1.686,7 nghìn con, tăng 14,8% so với cùng kì. Kinh tế trang trại tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, tổng trang trại theo tiêu chí mới là 135 trang trại, công tác tiêm phòng tiếp tục được tăng cường. Đã tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật được 62 lớp cho bà con nông dân, đạt 103,3%KH năm.
– Lâm nghiệp: Tiếp tục bảo vệ trên 621 ha rừng sản xuất và trồng thêm 55 nghìn cây phân tán các loại. Giá trị sản xuất ( theo giá so sánh 2010) đạt 7,42 tỉ đồng, tăng 0,4% so với cùng kì.
– Thuỷ sản: Sản lượng khai thác và nuôi trồng 3.392 tấn, tăng 2,3% so với cùng kì. Giá trị sản xuất ( theo giá so sánh 2010) đạt 92,5 tỉ đồng, tăng 6,8% so với cùng kì.
– Công tác thuỷ lợi và phòng chống thiên tai: Công tác thuỷ lợi và phòng chống thiên tai nhất là bão, lụt được triển khai thực hiện kịp thời. Tập trung chỉ đạo cho công tác chống hạn; nạo vét nhiều tuyến kênh tiêu, đắp đập đảm bảo tạo nguồn nước phục vụ sản xuất; tích cực thực hiện phương án PCLB; tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị vật tư phòng chống lụt bão, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra; ứng cứu kịp thời người và tài sản do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt gây ra.
- Xây dựng nông thôn mới: Chỉ đạo Các xã tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện xây dựng hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, thôn, xã nông thôn mới kiểu mẫu theo kế hoạch đã đề ra. Đến nay xã Định Tân đã được UBND tỉnh công nhận xã Nông thôn mới nâng cao, đang tiếp tục phấn đấu hoàn thành xã Nông thôn mới kiểu mẫu. Xã Định Long hoàn thiện hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận trong 3 tháng cuối năm 2023; có 7 thôn đã được công nhận Thôn kiểu mẫu
– Vệ sinh an toàn thực phẩm: Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện tốt các kế hoạch văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm; Chỉ đạo rà soát, đánh giá, mức độ đạt được các tiêu chí xã, phường, thị trấn an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện. Đã hoàn thiện 16/17 chuỗi theo kế hoạch đề ra năm 2023, duy trì hoạt động các chuỗi đã xây dựng; xây dựng thêm được 9 chợ ATTP. Nâng tổng số chợ ATTP trên địa bàn huyện lên 15/26 chợ; xây dựng được 5/5 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. có 6 xã đã hoàn thành tiêu chí xã ATTP và được công nhận xã VSATTP, có 06 xã đã đạt 16/16 tiêu chí VSATTP, đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm định. Các xã còn lại đã đạt trên 10 tiêu chí, dự kiến hết năm 2023 có 100% số xã được công nhận xã VSATTP; đã tổ chức đoàn kiểm tra các trọng điểm về VSATTP, phát hiện và xử lý 10/41 hộ kinh doanh vi phạm về VSATTP, với số tiền trên 26 triệu đồng.
2. Sản xuất công nghiệp, TTCN và XDCB
– Do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhất là trong cuối tháng 3 và tháng 4 là thời gian cao điểm của dịch Covid 19 đã làm cho một số doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và việc tiêu thụ sản phẩm của mình, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu khẩu nhưng nhìn chung chỉ số sản xuất ngành công nghiệp vẫn duy trì được mức tăng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất CN – TTCN ước đạt 2.975,9 tỷ đồng, đạt 70,5% KH, tăng 24,7% so với cùng kì.
– Về hoạt động, phát triển doanh nghiệp: Do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên việc thành lập phát triển doanh nghiệp chậm; 9 tháng đầu năm đã thành lập mới 35 doanh nghiệp, đạt 38,9% KH tỉnh giao, giảm 32,7% so với cùng kỳ, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn huyện lên 597 doanh nghiệp.
– Tổng vốn đầu tư XDCB trên địa bàn ước đạt trên 1.586,8 tỷ đồng, đạt 75,35% KH, tăng 5,6% so với cùng kì. Các công trình huyện làm chủ đầu tư được thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng như: Đường giao thông vành đai phía nam thị trấn Quán Lào, khu công viên Quảng trường trung tâm huyện, Sửa chữa trụ sở HĐND – UBND huyện, nhà truyền thống, ….; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện giải phóng hành lang lòng, lề đường, quản lý cấp phép xây dựng; 9 tháng đầu năm công bố hợp chuẩn được 03 chợ là chợ Định Hòa, chợ Yên Thái, chợ Định Liên; 02 chợ đạt 17/19 tiêu chí (02 tiêu chí không đánh giá) đã được đoàn liên ngành kiểm tra đảm bảo đạt tiêu chí xây dựng chợ ATTP; đang chờ công bố hợp chuẩn là chợ Yên Ninh, chợ Yên Phú, nâng tổng số các chợ đạt chợ ATTP trên địa bàn huyện là 15 chợ; các chợ còn lại đang thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra;
– Công tác quản lý điện năng: Thực hiện tốt công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện và triển khai việc khắc phục nâng cấp điện tại một số xã, thị trấn; Tổng điện năng tiêu thụ là 130 triệu kwh, giảm 1,5 % so với cùng kỳ. Trong đó: điện dùng trong sinh hoạt là 64,6 triệu kW, giảm 5,1% so với cùng kỳ; điện dùng trong sản xuất là 62,8 triệu kW, tăng 10,2% so với cùng kỳ; trong đó điện dùng trong bơm tưới tiêu là 2,6 triệu kW, giảm 62,6% so với cùng kỳ.
3. Tài chính, tín dụng – Thương mại và dịch vụ
– Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế, phí, lệ phí, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế; quản lý, kiểm tra việc sử dụng NSNN đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 362,4 tỷ đồng, trong đó thu tiền sử dụng đất 275,8 tỷ đồng, các khoản thu còn lại đạt 86,58 tỷ đồng, đạt 70,4% dự toán giao, đạt 79% so với cùng kỳ.
– Hoạt động tín dụng tích cực đẩy mạnh, đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ sản xuất và kinh doanh của nhân dân. Tổng nguồn vốn ước đạt 3450,5 tỉ đồng, tăng 6,1% so với cùng. Hoạt động dịch vụ thương mại tiếp tục được mở rộng và phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 2453,4 tỷ đồng; giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 35,28 triệu USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Công tác kiểm tra tình hình lưu thông hàng hoá, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng lậu, hàng quốc cấm và gian lận thương mại được tăng cường, trong 09 tháng đầu năm 2023, đã kiểm tra và xử lý 40/46 vụ, thu phạt VPHC là 230,6 triệu đồng.
4. Công tác quản lí tài nguyên, môi trường
- Tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch sử dụng đất năm 2023; Đã cấp 4065 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân, trong đó cấp lần đầu là 318 trường hợp. Tổ chức đấu giá và phê duyệt kết quả trúng đấy giá quyền sử dụng đất cho các hộ trúng đấu giá cho 737 hộ gia đình cá nhân với diện tích 110.755 m2; số tiền trúng đấu giá là 416,1 tỷ đồng. Triển khai Kế hoạch tích tụ, tập trung đất đai giao năm 2023 cho các đơn vị với diện tích tích tụ: 800ha; diện tích tích tụ đất đai trên địa bàn huyện đến ngày 10/9/2023 là 450 ha. Phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và thu hồi đất các dự án; tính đến ngày 10/9/2023 đã hoàn thành được 24/53 dự án, diện tích giải phóng mặt bằng là 66,61 ha, đạt 42,27 % kế hoạch.
II. VỀ VĂN HOÁ – XÃ HỘI
1. Văn hoá – thông tin, thể dục thể thao
- Hoạt động văn hóa, thông tin đã tập trung tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid 19, các nhiệm vụ chính trị, sự kiện quan trọng, ngày lễ lớn của đất nước và địa phương và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp; Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Trong 9 tháng đầu năm 2023, thực hiện theo Chỉ thị 15 của Chính phủ tạm dừng các hoạt động tổ chức các lễ hội, văn nghệ, thể dục thể thao, do ảnh hưởng dịch covid- 19; tổ chức lễ phát động triển khai thực hiện Đề án thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại xã Định Long. Toàn huyện có hơn 115 CLB “Gia đình phát triển bền vững”. Số hộ gia đình đăng ký danh hiệu văn hóa là 42.260 hộ, đạt 90%. Chỉ đạo xây dựng Đề án “Nghiên cứu phục dựng, phát huy các giá trị lễ hội Đền Đồng Cổ xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá”
2. Giáo dục và đào tạo
- Ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid 19 tại trường học trên địa bàn huyện; tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh trên mạng Internet và truyền hình nhằm đảm bảo chương trình củng cố kiến thức cho học sinh trong thời gian phải nghỉ học do phòng chống dịch; Tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2023; tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên có học sinh giỏi năm học 2023 – 2023; Học sinh TN THCS đạt 100%. HS tốt nghiệp THPT đạt 99,13%; HS TN BT THPT đạt 88,64%; thực hiện kế hoạch luân chuyển giáo viên của các trường, cấp học trên địa bàn huyện. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm số trường học đạt CQG trên toàn huyện đạt 82 trường, tăng 4 trường so với cùng kỳ và 52 thư viện chuẩn quốc gia. Các trung tâm học tập cộng đồng, tổ chức khuyến học duy trì hoạt động hiệu quả.
3. Công tác Y tế
– Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất y tế, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Ngành y tế đã chủ động tham mưu, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid 19 trên địa bàn huyện theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn của Bộ y tế; chỉ đạo bảo đảm nơi ăn ở cho công dân thực hiện việc cách ly Covid-19 tại các điểm cách ly của huyện; Công tác tiêm chủng mở rộng tiếp tục được duy trì; công tác quản lí hành nghề y dược tư nhân được quan tâm hơn, nhìn chung các cơ sở y dược đều hoạt động đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước; phân công trực tết và giám sát dịch phòng chống dịch 24/24h; Công tác tuyên truyền vận động người tham gia BHYT trên địa bàn được quan tâm, đến nay đạt tỷ lệ 87,3%, tăng 6,7% so với cùng kỳ.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số và tổ chức dịch vụ KHHGĐ tại các xã, thị trấn, nâng cao chất lượng dân số.
4. Công tác lao động, việc làm, chính sách xã hội, giảm nghèo
- Thường xuyên quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách cho các đối tượng người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, chăm lo hỗ trợ đời sống cho các đối tượng khó khăn vào dịp lễ tết, kỳ giáp hạt; Chính sách xã hội, các hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa được quan tâm chỉ đạo đạt kết quả tốt; Tổ chức hội nghị biểu dương người có công; lễ dâng hương, thắp nến tri ân và lễ cầu siêu tại nghĩa trang liệt sỹ. Giải quyết việc làm mới cho 3051 người, đạt 67,8%KH; đào tạo được 1581 lao động nâng tỷ lệ đào tạo lên 75%; xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo năm 2023 và tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Kết quả rà soát sơ bộ tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,52%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 10,28%.
– Công tác xuất khẩu lao động, việc làm, đào tạo dạy nghề luôn được quan tâm, 9 tháng đầu năm tình hình XKLĐ gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, số lao động xuất cảnh là 232 người, đạt 46,4%KH, giảm 53% so với cùng kỳ.
III. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG – AN NINH
- Công tác Quốc phòng: Tập trung chỉ đạo, triển khai việc thực hiện nhiệm vụ Quân sự địa phương năm 2023 đạt kết quả tốt: tổ chức trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện; đã hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch tuyển quân với 203 thanh niên nhập ngũ. Tổ chức tổng kết công tác tuyển quân và Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 74/2023/NĐ – CP của Thủ tướng Chính phủ về Phòng không nhân dân. Phối hợp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm tại khu vực cách ly, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có tình huống; Xây dựng quyết tâm A; kế hoạch chuyển trạng thái kế hoạch cơ động lực lượng; kế hoạch PCTT-TKCN và hệ thống kế hoạch đỏ cùng quyết tâm A. Bảo vệ thành công Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 26.
– Công tác đảm bảo ANTT: Trong 9 tháng đã xảy ra một số vụ việc như: các hộ dân khu phố Sao Đỏ – Thị trấn Thống Nhất kiến nghị về tình trạng ô nhiễm môi trường của công ty Bò sữa Thống Nhất; một số bài báo viết về huyện….9 tháng phát hiện 45 vụ việc vi phạm trong đó: trật tự xã hội 35 vụ; mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy 10 vụ; tình hình trật tự an toàn giao thông không để xảy ra ùn tắc, mất trật tự giao thông; 9 tháng đã xảy ra 17 vụ tai nạn, va chạm giao thông, làm chết 05 người, 16 người bị thương, giảm 01 tiêu chí về số người chết là 16,6%.
– Công tác đảm bảo trật tự ATGT luôn được tăng cường, duy trì tổ tuần tra vũ trang trong thời gian cao điểm ở các khu vực trọng điểm như: TT. Quán Lào, Yên Trường, Định Bình, QL 45… Trong 9 tháng đã phát hiện 1389 trường hợp vi phạm giao thông, xử phạt nộp Kho bạc nhà nước 1,1 tỷ đồng, trong đó xử phạt 60 trường hợp xe ô tô, (07 trường hợp xe quá quá tải, 25 trường hợp rơi vãi, 06 trường hợp vi phạm chiều cao và 22 trường hợp lỗi khác với số tiền 350 triệu đồng.
– Công tác tiếp dân, xử lí và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo được duy trì. Đã tiếp 612 lượt người đến khiếu nại, tố cáo, thỉnh cầu (UBND huyện tiếp 234 lượt người); tiếp nhận 249 đơn thư tố cáo, khiếu nại, thỉnh cầu (giảm 39 đơn), trong đó UBND huyện tiếp nhận 159 đơn, trong đó có 57 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, đã giải quyết 54 đơn, đạt 94,7%; đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của các xã, thị trấn gồm 165 đơn (tính cả 75 đơn huyện chuyển xuống), đã giải quyết được 162 đơn, đạt 98%, đơn trùng lắp không đủ điều kiện xử lý 27 đơn.
IV. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN
– Thực hiện ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với 155 viên chức được tuyển dụng năm 2023; Thực hiện Đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm chức danh Trưởng công an xã đối với 100% xã, thị trấn theo quy định của UBND tỉnh và Công an tỉnh. Thẩm định, trình Sở Nội vụ, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc, giai đoạn 2023 – 2023 của Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định; Hướng dẫn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Yên Định xây dựng đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc, giai đoạn 2023 – 2023; Tăng cường giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 và thông qua dịch vụ bưu chính công ích nhất là trong thời gian chống dịch Covid 19. Kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng các danh hiệu kiểu mẫu; Tăng cường quản lý các hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện; giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo theo thẩm quyền. Lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh phân loại đơn vị hành chính đối với các xã, thị trấn sau khi sắp xếp, sáp nhập (Yên Phú, Yên Bái, Thị trấn Quán Lào); thực hiện đề nghị chuyển 5 thôn thành khu phố thuộc TTQL. Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong quản lý, điều hành ở địa phương, gồm (UBND xã Quý Lộc, UBND xã Yên Thọ, UBND xã Định Hải, UBND xã Yên Phong, UBND xã Định Bình, UBND xã Yên Thái, UBND xã Yên Lâm; UBND Định Tiến, UBND Yên Tâm). Thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và công tác chứng thực theo quy định. Trong 9 tháng đầu năm 2023 toàn huyện đã kiện toàn 148 tổ hòa giải với 1.583 hòa giải viên, 422 tuyên truyền viên pháp luật, và 25 báo cáo viên pháp luật, 9 tháng đầu năm đã giải quyết 77 vụ việc, số vụ hòa giải thành là 60 vụ, tỷ lệ đạt 77,92%; số vụ hòa giải không thành 13, tỷ lệ đạt 16,88%; số vụ chưa giải quyết xong là 4 vụ; đã tổ chức được 68 buổi phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp ở xã với 5663 lượt người tham gia, có 1935 tài liệu được phát miễn phí.
– Công tác tiếp nhận giải quyết và giao trả hồ sơ cho các tổ chức, công dân đảm bảo kịp thời, theo đúng quy định; 9 tháng đã tiếp nhận 12.158 hồ sơ, trong đó: đã giải quyết đúng hạn 11.373 trường hợp, trả chậm 259 hồ sơ, đang giải quyết 785 trường hợp (quá hạn 6 trường hợp).
– Công tác theo dõi, đôn đốc các phòng, đơn vị trong việc soạn thảo, chuẩn bị các văn bản, đề án, dự án theo chương trình công tác, chương trình hành động và tiến độ thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri tiếp tục được tăng cường. 9 tháng đầu năm, số văn bản UBND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện giao cho các phòng, đơn vị thực hiện là 7.245 văn bản (trong đó: số văn bản có thời hạn là 1.730 văn bản; thực hiện đúng hạn 1376VB; thực hiện chậm 343 VB, đã quá hạn: 11 VB), chuyển sang tháng sau 47 văn bản.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA UBND HUYỆN
– 9 tháng đầu năm, UBND huyện, UBND huyện Yên Định đã xây dựng và ban hành kế hoạch, chương trình công tác cụ thể để triển khai thực hiện tại Quyết định số 4805/QĐ-UBND ngày 23/12/2023 ban hành chương trình công tác năm 2023 của UBND huyện, QĐ số 162/QĐ-UBND ngày 14/01/2023, về ban hành kế hoạch hành động về nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; ban hành các quyết định, kế hoạch cho các phòng, ban và đơn vị cơ sở như: Kế hoạch về chuyển đổi công tác định kỳ năm 2023 đối với cán bộ, CC,VC; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CC, VC năm 2023; Kế hoạch thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri và Đại biểu HĐND huyện từ kỳ họp thứ 11 HĐND huyện; Kế hoạch khắc phục các tồn tại, hạn chế yếu kém trong chỉ đạo điều hành; Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ năm 2023; Kế hoạch cải cách hành chính năm 2023, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính, Văn thư lưu trữ, kế hoạch luân chuyển cán bộ quản lý ngành giáo dục; Kế hoạch và các Chỉ thị tổ chức đón Tết Canh Tý 2023;…
- Tập trung chỉ đạo khắc phục những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, chuẩn bị các điều kiện ứng phó với thiên tai; quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ đời sống cho nhân dân, khôi phục sản xuất sau lũ; tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển, tháo gỡ các khó khăn về đất đai, thủ tục hành chính cho doanh nghiệp phát triển sản xuất; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương hành chính trong công tác chỉ đạo điều hành; tình hình chính trị ổn định, ANTT được đảm bảo.
- Chỉ đạo triển khai kịp thời, đúng quy định chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng dịch Covid-19 theo Nghị quyết của Chính phủ. Trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng, nhất là các ngành trong khối dịch vụ, như: du lịch, bán lẻ hàng hoá, vận tải, lưu trú, ăn uống, giáo dục, y tế, các hoạt động vui chơi giải trí khác,… Sang tháng 5/2023, ngay sau khi thực hiện việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, thiết lập trạng thái bình thường mới, tình hình kinh tế – xã hội tháng 5 và tháng 6/2023 đã có nhiều biến chuyển tích cực. Toàn huyện bước vào giai đoạn mới, phòng chống dịch bệnh đồng thời gắn với khôi phục và phát triển kinh tế. Trong điều kiện gặp khó khăn lớn, nhưng kinh tế – xã hội của huyện 6 tháng đầu năm đạt được những kết quả: kinh tế vẫn tăng trưởng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng, thu ngân sách đạt trên 50% dự toán giao cả năm, lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục được quan tâm chăm lo và chỉ đạo thực hiện tốt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.
Đại Lý Bán Vé Tàu Hỏa Tại Yên Định
Đại lý bán vé tàu hỏa tại Yên Định chuyên cung cấp vé tàu cho các chặng đi từ ga Thanh Hóa đến các ga trên toàn quốc và chiều ngược lại qua điện thoại hoặc tổng đài của Công ty CP Alltours chi nhánh Yên Định.
Đại lý bán vé tàu hỏa tại Yên ĐịnhĐại lý bán vé tàu hỏa tại Yên Định là một trong những địa điểm bán vé tàu hỏa 24/24 được bán trực tuyến online, qua điện thoại nhanh nhất.
Website: chúng tôi có chức năng đặt vé trực tuyến nhanh chóng, bạn chỉ cần chọn ga đi, ga đến, ngày đi, ngày về nếu có để xem tất cả chuyến tàu và giá cả, chỉ cần điền đầy đủ thông tin là đặt vé thành công.
Hệ thống điện thoại bàn quy chuẩn Toàn Quốc: Mã vùng + 7 305 305. Tại Yên Định, hành khách bấm gọi 0237 7 305 305 để có thể kết nối và đặt vé mọi lúc mọi nơi.
Ở Yên Định hiện chưa có ga tàu đi qua, để đi tàu hỏa bạn sẽ phải đón tàu tại ga Thanh Hóa. Hành khách ở Yên Định có thể đón xe buýt, xe khách hoặc tham khảo số điện thoại xe taxi tại Thanh Hóa để đi và đến ga này.
Đại lý bán vé tàu hỏa tại Yên Định lưu ý, do quãng đường từ Yên Định đến ga Thanh Hóa khá xa, hành khách cần kiểm tra kỹ giấy tờ tùy thân trước khi đi như CMND, bằng lái xe, vé tàu… để tránh trường hợp phải về nhà lấy gây trễ tàu và những điều rắc rối không mong muốn.
Đại lý bán vé tàu hỏa tại Yên Định cung cấp vé tàu từ ga Thanh Hóa đi ga Hà Nội và ngược lạiTừ ga Thanh Hóa đi các ga phía Bắc và điểm cuối là ga Hà Nội có 7 chuyến mỗi ngày. Chuyến sớm nhất khởi hành lúc 00:12 của tàu SE10 và chuyến muộn nhất lúc 16:05 của tàu SE36. Hành khách ở Yên Định lưu ý giờ tàu chạy để lựa chọn chuyến đi phù hợp nhất.
Xem cụ thể giờ tàu đi khởi hành từ ga Thanh Hóa:
Đại lý bán vé tàu hỏa tại Yên Định cung cấp vé tàu từ ga Thanh Hóa đi ga Sài Gòn và ngược lạiTừ ga Thanh Hóa đi ga Sài Gòn mỗi ngày có 4 chuyến, chuyến sớm nhất khởi hành lúc 01:36p của tàu SE1 và chuyến muộn nhất của tàu SE3 khởi hành lúc 22:55 tại ga Thanh Hóa, đến ga Sài Gòn lúc 04h45. Hành khách ở Yên Định cần đón những chuyến tàu này thì xem kỹ bảng thời gian tàu chạy sau:
Đại lý vé tàu tại Yên Định mang đến cho hành khách những lợi ích nổi trội nào?
Đại lý vé tàu hỏa tại Yên Định cung cấp cho bạn vé tàu hỏa đi và đến các Ga trên toàn quốc
Đại lý tàu hỏa tại Yên Định có chính sách hỗ trợ khách hàng thường xuyên (khách vip), khách đoàn, hành khách là người cao tuổi hoặc trẻ em…
Đại lý vé tàu hỏa tại Yên Định cần hợp tác mở đại lý cấp 2, cộng tác viên với chính sách ưu đãi và chiết khấu cao.
Yên Định là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã, cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía tây bắc, phía bắc và phía tây giáp huyện Cẩm Thủy và huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy sông Mã làm ranh giới), phía tây giáp huyện Ngọc Lặc, phía tây và tây nam giáp huyện Thọ Xuân phía nam giáp huyện Thiệu Hóa (lấy sông Cầu Chày làm ranh giới).
Đây là vùng đất của những con người cần cù, siêng năng, chịu khó. Người Yên Định đi làm khắp nơi vì vậy nhu cầu đi lại thăm quê, thăm thân, công tác, khám chữa bệnh rất cao. Để di chuyển quãng đường xa, người dân ở Yên Định có thể mua vé máy bay tại các đại lý vé máy bay tại Yên Định hoặc đi bằng tàu hỏa.
Nếu di chuyển bằng tàu hỏa thì điều quan trọng là tìm được Đại lý bán vé tàu hỏa tại Yên Định uy tín, Để phân biệt Đại lý vé tàu hỏa uy tín bạn cần lưu ý:
Hiện nay có rất nhiều cách để mua vé tàu, cách phổ biến và tiện lợi nhất là mua vé tàu qua Điện thoại, Điện thoại bán vé tàu hỏa ở Yên Định rất nhiều, bạn nên chọn cho mình Số điện thoại bán vé tàu hỏa tại Yên Định 02377 305 305 dễ nhớ và quan trọng là chuyên nghiệp.
Ga Thanh Hóa là một trong những nhà ga chính của hệ thống đường sắt Bắc Nam, nối ga Nghĩa Trang với ga Yên Thái. Nhà ga đáp ứng như cầu đi lại của đông đảo hành khách Thanh Hóa cần di chuyển ra Hà Nội hoặc vào các tỉnh thành phía Nam, đồng thời tạo thuận lợi cho các hoạt động buôn bán thông thương, kinh doanh sản xuất.
Để được hỗ trợ tốt nhất vui lòng liên hệ Số điện thoại bán vé tàu tại Thanh Hóa: 02377 305 305
Đại lý vé tàu Alltours bán vé tàu hoả ở tất cả các tỉnh thành trên toàn Quốc:
Ngoài ra bạn có thể mua vé tàu hỏa trực tuyến qua website bán vé tàu hỏa tại Yên Định: https://vetau.alltours.vn/
v
Xã Yên Hòa, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên
Yên Hòa là 1 xã của huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, nước Việt Nam.
Các số điện thoại quan trọngBưu điện Yên Mỹ: (84-321) 396 4619UBND Tỉnh Hưng Yên: (0321) 3863823 – 3862750TTYT Yên Mỹ: +84 321 3964 130Taxi Mai Linh Hưng Yên: 03213.52.52.52Khách sạn Phố Hiến Hưng Yên: 84 321 3862 909NH nông nghiệp và phát triển nông thôn: 063 3828364Phòng vé hàng không VN: 063 3825413
Địa lý thời tiếtDiện Tích: 3,62 km2Tổng số dân: 5249 người (1999)Tọa độ: 20°52′23″B 105°59′0″ĐNằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 18 – 27oC; lượng mưa hàng năm từ 1.600 – 1.700mm và tập trung vào các tháng 8, 9; đặc điểm trên tạo thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Song, ở Yên Mỹ mùa đông thường khô lạnh thiếu nước.
Lịch sửHuyện Yên Mỹ đã có từ rất lâu đời, nằm trên vùng Bãi Sậy của Hưng Yên với nhiều cái tên đã đi vào lịch sử, nhưng Yên Mỹ chỉ trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện kể từ khi thành lập đạo Bãi Sậy năm 1890. Khi đạo này bị giải thể, Yên Mỹ trở thành một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên.
Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh, trung tướng Nguyễn Bình.
Năm 1999, huyện Yên Mỹ được tái lập từ huyện Mỹ Văn. Kinh tế của Yên Mỹ có bước phát triển nhanh sau khi tái lập, với sự ưu đãi của tỉnh trong chính sách thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã chọn Yên Mỹ là điểm đến đầu tư. Hiện nay, ở Yên Mỹ đã có gần 100 dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Kinh tếYên Hòa (Hưng Yên): Hiệu quả kinh tế từ giống gà lai Đông Cảo Với ưu điểm vượt trội về giá trị thương phẩm, hơn 10 năm nay, giống gà lai Đông Cảo đã đồng hành cùng người nông dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ, Hưng Yên) giúp nhiều nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu hiệu quả.
Yên Hòa là một vùng quê thuần nông, người dân chủ yếu trông chờ vào trồng trọt và chăn nuôi nên đời sống chỉ đủ ăn. Với mong muốn thoát khỏi đói nghèo, người dân trong xã đã tích cực tìm tòi các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với đồng đất quê hương để phát triển kinh tế. Sau bao tháng ngày loay hoay kiếm tìm, cơ duyên đã đưa người Yên Hòa đến với giống gà lai Đông Cảo. Năm 2000, các hộ nông dân trong xã đã đưa giống gà lai Đông Cảo về nuôi thử nghiệm. Mới đầu cả xã chỉ có vài hộ, vừa nuôi vừa học hỏi kinh nghiệm. Sau vài lứa, những hộ nuôi thấy hiệu quả rõ rệt từ những giống gà này. Với ưu điểm dễ nuôi, thích ứng với điều kiện nuôi bán công nghiệp, lớn nhanh, sức đề kháng cao, thịt ngon phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng… Đến năm 2003, phong trào nuôi gà lai Đông Cảo đã phát triển mạnh trong toàn xã, số hộ nuôi gà đã tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Lúc cao điểm, cả xã có trên 500 hộ tập trung chăn nuôi theo mô hình gia trại lớn. Dần dần gà lai Đông Cảo ở Yên Hòa đã lan xa đến khắp các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, thậm chí đến cả các tỉnh thành phía Nam… Thương lái từ khắp các nơi ra vào tấp nập để thu mua gà giống, gà thịt.
Ông Lê Xuân Thuật, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Gà lai Đông Cảo là giống vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân trên địa bàn xã. Năm 2011, toàn xã thu lãi khoảng 50 tỷ đồng từ nuôi gà. Để hỗ trợ người nông dân trong việc nuôi và chăm sóc gà, chính quyền xã thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vôi bột khử trùng, tăng cường công tác tuyên truyền bảo đảm vệ sinh môi trường để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi… Đặc biệt, những năm gần đây, xã chú trọng đến việc hình thành và phát triển khu chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học để nâng cao giá trị kinh tế và tạo sự phát triển ổn định cho giống vật nuôi này.
Mô hình nuôi gà lai Đông Cảo là một hướng đi đúng, tạo công ăn việc làm và mang lại thu nhập hiệu quả cho người dân ở Yên Hòa. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, việc gà nhập lậu tràn lan thị trường khiến gà rớt giá, nhiều hộ nuôi gà công nghiệp phải điêu đứng và người nuôi gà lai Đông Cảo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Anh Hoàng Văn Việt (thôn Đông Hòa, xã Yên Hòa) cho biết: “Do tác động từ thị trường, năm nay việc bán gà thịt và gà giống lai Đông Cảo không được giá như những năm trước. Hiện, gà thịt có giá 90.000 đồng/kg (giảm 20 – 30 nghìn đồng/1kg so với năm 2011), gà giống có giá 10 -11 nghìn đồng/1 con (giảm 3 – 4 nghìn đồng/1 con so với cùng kỳ). Những năm trước, bình quân gia đình tôi thu lãi khoảng 300 triệu đồng nhưng bước sang năm nay nếu không “khéo nuôi” thì chỉ thu lãi rất ít, thậm chí là hòa vốn.”
Gà lai Đông Cảo có tiếng trên thị trường nhờ sự vượt trội về chất lượng thịt. Tuy nhiên đến thời điểm này, kênh tiêu thụ chủ yếu của giống gà này vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào các thương lái. Thương hiệu gà lai Đông Cảo chưa được xây dựng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì đầu ra bền vững cho sản phẩm. Nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi gà trên địa bàn xã trong giai đoạn hiện nay, ông Lê Xuân Thuật cho biết thêm: Vào thời điểm này, xã tích cực tuyên truyền, xã vận động để các hộ chăn nuôi ổn định đàn gà giống, duy trì sản xuất. Đặc biệt Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu thực phẩm từ gà là rất lớn, vận động các hộ chăn nuôi lớn không chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà bỏ đàn, phá đàn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ mô hình chăn nuôi gà Đông Cảo, trong thời gian tới chính quyền xã sẽ phối hợp với các ngành chức năng quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả của giống vật nuôi, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng.
Giao thôngYên Mỹ có đường 39A chạy qua, đoạn từ Phố Nối tới Minh Châu dài 11 km; đường 200 từ Cầu Lác, Thôn Lạc Cầu, Xã Giai Phạm đi Hoan Ái-Cống Tráng, xa Tân Việt; đường 199 trước là đê ngăn lũ từ Thiết Trụ (Bình Minh, Khoái Châu) qua Từ Hồ-Vai Bò-Lực Điền gặp đường 39A đến xã Lý Thường Kiệt-Tân Việt tới Sa Lung, đoạn qua Yên Mĩ dài 15 km: đường 206 từ Bần Yên Nhân đi Từ Hồ – Quán Cà – Dân Tiến:đường 207 từ Từ Hồ đi Văn Giang, đoạn qua huyện dài 3 km. Một đoạn rất ngắn của quốc lộ 5A đi qua địa bàn xã Giai Phạm.
Văn hóa Du lịchCư dân Yên Mĩ, đại đa sô theo đạo Phật, làng nào cũng có chùa thờ Phật, sau chùa có điện thờ Mẫu Liễu Hạnh, có đình thờ Thành Hoàng, có đền, có miếu, nghề thờ nhũng người công với làng với nước.Đạo Thiên Chúa du nhập vào Yên Mĩ từ cuối thế kỷ 19, điểm đầu tiên là Lực Điền. Vào dịp mùa xuân, mùa thu hàng năm làng nào cũng có lễ hội. Trong lễ hội có hát trống quân, hát ví, hát giao duyên, hát chèo và nhiều trò chơi truyền thống.Khu Di Tích Hải thượng Lãng Ông Hưng Yên: Khu di tích nằm tại thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, có quan hệ tới Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác – Đại y tôn Việt Nam. Ông sinh năm 1720 mất năm 1791, quê tại Liêu Xá. Ông là nhà y học vĩ đại, nhà thơ, nhà văn xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến bộ thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo. Sau khi ông mất, nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc Y Thánh của Việt Nam. Lễ hội truyền thống tưởng niệm Đại danh y hàng năm được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch.Yên Mỹ là nơi sản sinh ra những danh nhân nổi tiếng như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, nhà sử học Phạm Công Trứ, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm, nhà chính trị Nguyễn Văn Linh.Một số đặc sản Hưng Yên là nhãn lồng, mật ong, long nhãn, Cá mòi sông Hồng, hạt sen, bún thang lươn, Đặc sản gà Đông Tảo Hưng Yên,bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn, chả gà tiêu quán, ếch om Phượng Toàn, tương Bần… .
Thu hoạch lúa tại xã Yên Hòa- Yên Mỹ- Hưng Yên
Cập nhật thông tin chi tiết về Giới Thiệu Ý Yên – Nam Định – Ý Yên Online trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!