Bạn đang xem bài viết Giai Thoại Về Gà Cao Lãnh Đồng Tháp được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà Cao Lãnh là giống gà được lai từ gà Miên và gà nòi Việt mà ra. Vốn dĩ gà nòi Việt chém rất giỏi nhưng khả năng chịu đòn kém. Nhưng gà Miên chém dở nhưng lại giỏi chịu đòn, không chạy bậy. Vì thế, giống Cao Lãnh gà bổn dữ đời trước cực kỳ hay. Nhưng càng ngày càng có xu hướng lụi chỉ giữ lại được một phần rất nhỏ. Do lối tuyển chọn giống không đúng hoặc do đạp mái gà cùng huyết thống gây ra.
Gà mái nòi Cao Lãnh cũng được đánh giá cao bởi mức độ hung dữ và lỳ đòn. Đây cũng chính là lý do mà một khi đã có được gà mái tốt thì không bao giờ có chuyện bán gà mái Cao Lãnh dù cho giá có cao đến đâu
Cách nuôi gà Cao Lãnh cũng không có gì khác so với các chú gà chọi thông thường. Cũng cần có chế độ dinh dưỡng, luyện tập, om bóp để hoàn thiện bản thân. Giữ vững phong độ trước khi ra trường đấu
Theo đánh giá của chuyên gia nghiên cứu về giống gà Cao Lãnh có thể nhận thấy loại gà này rất hung dữ, có sức mạnh vô song và các đòn thế đá rất hay. Trong trận đá gà nòi đòn, gà Cao Lãnh thường nổi bật với các thế đá, đòn độc như:
Vỉa sáng, vỉa tối
Cựa nhạy, chém liên tu
Tài đá song phi, hai cựa phóng tới như cặp phi đao
Khí chất cương mãnh tạo ra những miếng đánh hiểm hóc
Nhìn chung giống gà chọi Cao Lãnh – một thời oanh liệt khuấy đảo giới gà vẫn luôn được nhiều người đam mê gà đá tìm kiếm. Cách nuôi không quá khó nhưng giá trị kinh tế mang lại thì rất cao. Giá gà đá Cao Lãnh phụ thuộc nhiều yếu tố khác như tố chất, kỹ năng, ngoại hình. Vì vậy, hiện nay vẫn có nhiều trại gà đá Cao Lãnh nổi tiếng nhất vẫn là gà Chợ Lách luôn tạo ra những thế đòn độc và cách ra đòn vô cùng thông minh. Nếu có mong muốn tìm kiếm một chiến kê Cao Lãnh gà bổn dữ thì cần tìm hiểu kỹ về nòi giống và các đời con trước. Để có thể chọn được một chiến kê ưng ý nhất.
Một số trại gà đá Cao Lãnh nổi tiếngTuy không còn vượng như thời trước đây nhưng gà chọi, gà mái nòi Cao Lãnh luôn có một sức hút kỳ lạ đối với những người chơi gà. Do đó, những trại gà Cao Lãnh không hề mất đi mà ngày càng phát triển và lan rộng. Điển hình là một số trại gà như: trại gà Thu Hà, các trại gà ở Chợ Lách, trại gà Đồng Tháp…
Các trang trại này luôn có những hoạt động mua bán gà mái bổn dữ, gà nòi đòn giống, gà đá vô cùng tấp nập. Và tất nhiên là người đến xem có thể được tự chọn lựa hoặc nhờ một số chủ trại gà tư vấn thêm một số thông tin cũng rất là OK.
Cách nuôi gà Cao Lãnh có khó hay không?Theo các chủ trại gà Cao Lãnh thì giống gà này không có gì đặc biệt trong cách nuôi. Mà tất cả các quy trình đều giống với các giống gà chọi nòi truyền thống hay các giống gà đá cựa thông thường. Đều phải cần có các yếu tố như:
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ luyện tập
Cách phòng và chữa bệnh theo định kỳ
Xem Đá Gà Mỹ Và Bàn Về Tướng Gà Hay, Đá Giỏi
Xem đá gà mỹ thì những chi tiết nào thường được đưa ra bàn luận, bạn có biết không? Với bản tính lỳ lợm ngay từ nhỏ, các trận đá gà mỹ luôn mang đến những cung bậc cảm xúc mới lạ đầy kịch tính. Và trong mỗi trận đấu thì tướng gà và thế đá chính là những chi tiết mà người xem không thể bỏ qua, đưa ra nhiều tranh cái. Vậy như thế nào là một chú gà mỹ tốt, đá hay?
Xem đá gà mỹ và bàn về tướng gà hay, đá giỏiLý do mà gà mỹ được nhiều người lựa chọn chính là bởi vì những ưu điểm được hội tụ trong mỗi cá thể gà mỹ mà trong suốt quá trình xem đá gà mỹ bạn có thể quan sát bằng mắt thường và đưa ra nhận xét.
Ví dụ như:
– Thân hình không quá lớn, trọng lượng ở mức trung bình. Dáng gà mỹ cao, cơ thể khá gọn gàng.
– Tốc độ nhanh, ra đòn chớp nhoáng.
– Tính hiếu chiến cực cao và tính cách vô cùng hung dữ
– Bản lĩnh lỳ lợm, gan lỳ không sợ sệt trước đối thủ.
Ngoài ra, tướng gà cũng là một yếu tố được người xem đá gà mỹ phân bua trong mỗi trận đấu. Gà mỹ thường được nhận dạng theo theo các bộ phận trên cơ thể của gà.
Xem tướng gà thông các bộ phận chủ yếuMỏ: Gà mỹ đầu không quá lớn và mỏ gà cũng tỷ lệ thuận với chi tiết đó, màu sắc phần thân có màu đen và trắng ở phần đầu mỏ. Một chiến binh gà mỹ tốt thì mỏ phải thẳng, không được khoằm. Bởi mỏ càng thẳng thì khả năng tấn công trực diện một cách mạnh nhất càng cao.
Cổ: Phải to, dài, thẳng thể hiện một chú gà lỳ đòn và linh hoạt trong cách biến hóa các thế ra đòn trong những lần áp sát đối thủ.
Lưng rộng, cánh dài: giúp thăng bằng mỗi khi ra đòn.
Đùi: nở nang, chắc nịnh sẽ kết luận được gà đá có lực mạnh, gây nên chấn thương sâu cho đối thủ.
Chân: Phải khẳng khiu không có dính mỡ hay nhiều bị thịt thì mới linh động trong cách di chuyển. Lớp vảy khô ráp để có thể đứng vững trong mọi địa hình khác nhau và cặp chân phải thực sự khỏe khoắn có thể trụ được mỗi khi nhảy lên đá.
Qua những đặc điểm về tướng gà trong các trận xem đá gà mỹ được thảo luận, chia sẻ trong phần nội dung trên của bài viết thì bạn đã hiểu rõ hơn về giống gà mỹ này chưa? Hy vọng rằng qua đó bạn sẽ có được những kinh nghiệm để chọn được những chiến binh gà mỹ tốt nhất, ẩn chứa mọi ưu điểm để có được khả năng bất khả chiến bạn trên mọi đấu trường.
Chuyện “Gà Đông Tảo, Tuấn Đồng Nai”
Trong chuyến đi thực tế về xây dựng nông thôn mới ở xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom, chúng tôi rong ruổi khắp các nẻo đường đến những mô hình kinh tế hiệu quả của xã.
* “Gà Đông Tảo, Tuấn Đồng Nai”
Xe dừng trước một con hẻm có tấm biển gỗ đã cũ mờ bụi đất đóng trên một thân cây, có hàng chữ: “Gà Đông Tảo, Tuấn Đồng Nai”. Khác hẳn với hình dung thông thường về dáng vẻ bên ngoài của những doanh nghiệp nổi tiếng. Vẻ ngoài của Trang trại gà Đông Tảo đã nức tiếng mười mấy năm trên đất Trảng Bom, Đồng Nai lại xuềnh xoàng, giản dị như thế này ư? Tôi thoáng nghĩ. Đi tiếp vào con hẻm theo tấm bảng chỉ đường, một trang trại – vườn đã hiện ra. Chủ trang trại là một người đàn ông dáng mập, đậm, sức vóc, vẻ ngoài có phần bụi bặm với cái đầu trọc, áo pull, quần soóc ka-ki, nhưng nụ cười rất cởi mở, vồn vã. Trang trại đang trong thời kỳ tiếp tục mở rộng sản xuất nên ngổn ngang gạch, sắt, xi măng. Gà theo các độ tuổi được nuôi trong những gian chuồng kề nhau. Những chú gà Đông Tảo với cặp chân khủng bệ vệ đặc trưng, nhưng lại rất nhạy cảm với bước chân người lạ tới gần. Có lẽ như vậy cũng làm cho các cơ thịt ở đôi chân thêm chắc khỏe, hấp dẫn màu ẩm thực.
Tuấn Đồng Nai – Vũ Ngọc Tuấn là tên đầy đủ của chủ trang trại. Anh sinh năm 1970 – Canh Tuất. Tuấn kể, anh vốn là dân buôn hàng chuyến xuôi ngược Bắc – Nam, đọc báo thấy nói về giống gà Đông Tảo của tỉnh Hưng Yên nặng ký, thịt rất ngon, ngày xưa dùng để tiến vua. Năm 2002, nhân chuyến ra Bắc, anh tìm đến mua 10 con về nuôi thử. Năm đầu chết mất 6, còn 4 con. Gà rất to, thịt dai, giòn, rất ngon. Tết năm ấy, gia đình anh có thêm món ngon ăn Tết và biếu người thân. Những năm sau, anh mua giống gà nuôi tiếp, bán dần ra thị trường và mở rộng cơ sở sản xuất. Có một chuyện ngộ nghĩnh là năm nuôi thử đầu tiên, mọi người trong nhà chưa dám ăn phần thịt khủng, dày ở đôi cựa gà. Sau mới biết đấy là phần thịt ngon nhất của giống gà này và tất nhiên là… bao nhiêu cũng hết. Gà Đông Tảo giá trị kinh tế rất cao. Gà trống trung bình từ 4-4,5kg, có con lớn khủng đến 5-6kg. Con lớn nhất đã nuôi ở đây nặng đến 6,1kg. Giá thị trường hiện tại là 350 ngàn đồng/kg. Đấy là nuôi bán theo giá đại trà, lai rai cả năm. Trang trại của Tuấn Đồng Nai còn nuôi gà để dùng làm quà biếu Tết, gọi là “gà tuyển”. Những con gà này được chọn lọc kỹ, bộ dáng cũng đẹp hơn, “nặng ký” hơn. Gà tuyển biếu Tết giá khác, mỗi con tới 3-4 triệu đồng. Hiện tại, hàng năm trang trại bán ra mỗi Tết từ 500-700 con gà cho khách hàng làm quà biếu và 300-500 con gà cân ký bán đại trà lai rai trong năm cho các nhà hàng. Làm một phép tính là biết thu về bao nhiêu mỗi năm. Tuấn còn ươm và bán gà giống, 120 ngàn đồng/con mới nở. Riêng năm 2023, trung bình một ngày trang trại bán ra 17 con gà, tổng một năm bán trên 6.200 con gà các loại.
Anh Vũ Ngọc Tuấn
Gần đây, trang trại đầu tư mở rộng sản xuất sang một lĩnh vực hoàn toàn khác: ươm lan siêu cấp. Giống lan này miền Bắc gọi là Phi Điệp, miền Nam gọi là Giả Hạc. Cùng với chăn nuôi giống gà Đông Tảo đã trở thành thương hiệu, Tuấn Đồng Nai đang âm thầm chuẩn bị cho “một trận đánh lớn” hiệu quả, bội thu nữa trong sản xuất kinh doanh. Tuấn hẹn: “Hai tháng nữa anh trở lại nhé, lúc ấy sẽ có thêm nhiều chuyện để kể với anh…”.
* Mê nuôi gà, trồng lan…
Tiếng của “Gà Đông Tảo – Tuấn Đồng Nai” bắt đầu “nổi đình đám” năm 2010. Năm ấy, nhờ chuẩn bị kỹ, gia đình Vũ Ngọc Tuấn thu về một mùa ngoạn mục. Khách đến mua nườm nượp, bao nhiêu cũng hết.
Phải đến hơn 1 năm sau tôi mới trở lại với Trang trại “Gà Đông Tảo – Tuấn Đồng Nai”. Vẫn bức tường xây bao quanh trang trại nhưng nơi ở đã rộng rãi khang trang hơn, nội thất nhiều trang bị hiện đại mà giản dị, hợp lý. Và lan, những giò lan đủ loại, treo thành giàn giăng hàng thẳng lối nơi trang trại. Lan kề ngay nơi ở, phòng tiếp khách, nhà bếp, phòng ngủ của hai vợ chồng trang chủ. Khu nuôi gà Đông Tảo lùi về phía sau. Cả khu trang trại 2 ngàn m2, được dành 1/10 diện tích là nơi ở, nơi giao dịch; còn lại là 2 dãy vườn lan liền kề, phía sau là 4 dãy chuồng gà.
Có một điều đặc biệt là vào khu nuôi gà mà tịnh không ngửi thấy những mùi “đặc trưng” của gà như mùi phân gà, mùi thức ăn cho gà và mùi của hàng chục, hàng trăm con gà lớn bé. Tuấn hỏi: “Anh có ngửi thấy mùi gì không?”. Tôi lắc đầu. Tuấn nói: “Gà Đông Tảo là giống ưa sạch sẽ. Môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, hợp vệ sinh là khâu đầu tiên đảm bảo cho gà mau lớn, có sức đề kháng, không bị bệnh tật tấn công. Đến nay (ngày 6-1-2023) là 1 năm 2 tháng trang trại chưa phải dùng đến thuốc kháng sinh. Anh thấy đấy, môi trường luôn thoáng mát, luôn được quét dọn, lau rửa, giữ vệ sinh “cực kỳ” luôn. Ngày xưa em là khách hàng thường xuyên của trạm thú y. Đợt này, cả năm người ta không thấy em đến mua thuốc, còn tưởng em đã nghỉ nuôi gà luôn. Có một ông Việt kiều gọi điện, nói 25 Tết sẽ đến mua gà làm quà. Ông ấy nhờ người họ hàng xuống tìm hiểu trước. Người họ hàng đến thăm và bấm máy gọi ngay tại chuồng: “Anh về xuống ngay trại gà, khung cảnh cực đẹp, cực sạch sẽ, gà cực đẹp, tha hồ lựa”. Ôi trời! – Em cười, nói với người “đi tiền trạm”: Sao anh không kệ, cho ông ấy xuống nhìn tận mắt, báo trước làm gì. Vườn lan của em là vườn lan sinh học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Em dùng thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường, gà sống bên lan không bị ảnh hưởng. Anh thấy đấy – Tuấn cười – ở đây người – lan – gà sống bên nhau rất thân thiện, đoàn kết mà chẳng phải va chạm, điều tiếng, mùi mè khó chịu gì”. Tôi cười: Có chăng lại dễ chịu, mát mắt thêm vì sắc đẹp, hương thơm của lan ấy chứ!
Anh Tuấn bên vườn lan
* Và hiệu quả kinh tế
Sẽ trở lại chuyện kinh doanh lan khá nhiều thú vị và thành công ở đây vào một dịp gần nhất, tôi xin trở lại chuyện gà. Tuấn cho biết, năm nay dù thị trường có lắng xuống nhưng tình hình kinh doanh năm 2023 của trang trại vẫn tốt. Do dịch tả heo châu Phi, lượng thịt heo cung ứng cho thị trường sút giảm nghiêm trọng, trang trại đã chủ động tăng thêm số lượng gà xuất chuồng chừng hơn trăm ký. Vậy thôi! Bởi gà Đông Tảo là thực phẩm chất lượng cao, dùng để ăn chơi, làm quà biếu, kén khách hàng, không phải thực phẩm dùng đại trà.
Tính trung bình mấy năm nay, mỗi năm trang trại nuôi khoảng 4 ngàn con gà lớn nhỏ, từ gà mới nở ươm giống đến gà thịt. Năm 2023, tổng đàn gà trong chuồng thường xuyên dao động từ 500-700 con. Hiện tại, trang trại ở đây có 300 con gà xuất chuồng (200 gà trống, 100 gà mái). Đều đều gà trống từ 4-5kg, gà mái từ 3-3,5kg. Ở khu trang trại xóm trên (cũng của gia đình) đang có 400 con chờ xuất chuồng như thế nữa. Khách hàng đã đặt trước 30%, còn 70% bán cho khách bất kỳ, lai rai. Tiêu thụ gà rộ nhất là từ ngày 20 tháng Chạp trở đi. Ước tính kết quả sản xuất kinh doanh năm nay bằng mức năm ngoái. Như vậy là đã mừng, chưa kể kết quả của việc ươm lan.
Ghi chép của Đàm Chu Văn
Phát Triển Và Bảo Tồn Giống Gà Xương Đen Vùng Cao Nguyên Đá Đồng Văn
BHG – Gà xương đen (hay còn gọi là gà Mông hay gà Mèo) là giống gà địa phương đã được đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ) nuôi dưỡng từ lâu đời. Đây là một giống gà có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt của địa phương (nhất là khả năng chống rét) và có khả năng chống chịu tốt với các loài dịch bệnh trên đàn gia cầm như bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcason, bệnh cúm gà (H5N1)… Ngoài ra, gà xương đen cũng là một mặt hàng thương phẩm mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân 4 huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Giống gà xương đen cần được bảo tồn và phát triển tại Hà Giang
Thu nhập cao từ chăn nuôi gà xương đen
“Tôi rất phấn khởi khi đặc sản gà xương đen bản địa được bình chọn là 1 trong 157 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2023. Đây là dịp để tôi quảng bá, giới thiệu đặc sản gà đen của cao nguyên đá Hà Giang đến nhiều người hơn nữa”. Đó là câu nói với đầy niềm tự hào của người nông dân dân tộc Nùng anh Trương Văn Quynh (SN 1988) vượt khó ngoạn mục trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất nhì xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ).
Theo anh Quynh, nhắc đến giống gà xương đen của người Mông, mọi người xa gần đều biết về những ưu điểm của loại gà đặc sản này. Thế nhưng để phát triển chăn nuôi giống gà này thành quy mô hàng hóa ở vùng Cao nguyên đá thì khó lại càng thêm khó bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bình thường, các hộ ở đây chỉ nuôi để phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình.
Theo kinh nghiệm nuôi gà xương đen của anh Quynh, mỗi lứa, gà mẹ chỉ đẻ từ 10 – 12 quả trứng. Đẻ được quả trứng nào, anh Quynh gom cất cẩn thận rồi cho ấp. Khi gà con mới nở, để tránh tổn thất anh Quynh nuôi úm gà. Anh Quynh cho biết: giai đoạn này, sức đề kháng của gà còn yếu nên dễ mắc dịch bệnh. Gà con cần phải được sưởi ấm để cung cấp nhiệt, người nuôi có thể dùng bóng điện tuỳ theo số lượng gà con mà bố trí hệ thống sưởi cho hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó, phải vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ cho đàn gà.
Hiện mỗi năm, anh Trương Văn Quynh nuôi khoảng 2.000 gà xương đen. Do chủ động được con giống; chi phí thức ăn mua cám, ngô, lúa thấp nên bình quân cứ mỗi lứa nuôi 500 con gà xương đen, anh Quynh xuất bán 1 tấn gà thương phẩm thu về gần 200 triệu đồng, trừ chi phí còn thu lãi hơn 150 triệu đồng/lứa nuôi, mỗi năm thu nhập trên dưới 800 triệu đồng nhờ chăn nuôi gà xương đen địa phương.
Vừa qua, mô hình nuôi gà xương đen vùng cao của anh Trương Văn Quynh được vinh dự chọn là 1 trong 157 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu 2023 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn và tổ chức.
Ngoài mô hình của anh Quynh, ở huyện Quản Bạ cũng có khá nhiều hộ gia đình nuôi gà xương đen. Nổi bật là hộ chị Lý Thị Chấu, dân tộc Mông, thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ. Chị Lý Thị Chấu cho biết: Từ đầu năm 2023, tôi mua 50 con gà xương đen giống về nuôi, sau hơn 10 tháng đàn gà phát triển lên trên 200 con, khi gà lớn, tôi bán đi 140 con, còn lại được để lại làm giống. Trọng lượng của gà trưởng thành trung bình đạt từ 1,5 – 1,7 kg/con, cá biệt có con đạt trọng lượng từ 2,5 – 3kg/con. Từ đầu năm 2023 đến nay, thu nhập từ nuôi gà xương đen của gia đình tôi đạt khoảng 80 triệu đồng sau khi đã trừ các khoản chi phí đầu tư.
Bảo tồn và phát triển giống gà xương đen
Gà xương đen ngoài là đặc sản quý, các món ăn làm từ giống gà này dù đơn giản hay phức tạp cũng có sự hấp dẫn lạ kỳ bởi phẩm chất thịt, hương vị tự nhiên đặc trưng không lẫn với bất kỳ giống gà nào khác. Nhưng hơn cả giá trị ẩm thực, gà xương đen còn là một vị thuốc quý, là nguyên liệu cho nhiều vị thuốc.
Đặc biệt, gà xương đen có hàm lượng axit glutamic cao vượt trội so với các loại gà khác như gà ri và gà ác nên gà có vị ngọt đậm đà. Về mặt dinh dưỡng, gà xương đen có giá trị gấp nhiều lần so với các loại gà khác, vì thế người dân thường mua loại gà này về tần thuốc bắc, dành để tẩm bổ cho người suy dinh dưỡng.
Từ thực tiễn đó, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Trung tâm Giống Cây trồng và Gia súc Phó Bảng (Đồng Văn) đẩy mạnh công tác phục hồi và phát triển giống gà xương đen quý hiếm của địa phương, nhằm bảo tồn và phát triển giống gà xương đen trước nguy cơ bị tuyệt chủng và tạo nguồn giống giúp đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng đẩy mạnh phát triển chăn nuôi góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, Hạng Dương Thành, huyện đang tiếp tục vận động người dân nuôi và nhân giống rộng loại gà xương đen này vì đây là giống gà chất lượng cao hiện đang được người tiêu dùng và khách ưa chuộng. Qua đó, giúp cho người nông dân đổi mới suy nghĩ, cách làm, xây dựng thêm nhiều mô hình hiệu quả.
Bảo tồn, phát huy những tiềm năng của giống vật nuôi bản địa để phát triển thành hàng hóa sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số. Để thực hiện được điều đó rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn và vấn đề chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân trong chăn nuôi. Từ đó sẽ tạo tiền đề để người dân vùng cao tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Hoàng Cừ (TTXVN tại Hà Giang)
Chàng Trai 8X Cất Bằng Đại Học Về Quê Khởi Nghiệp Nuôi Gà Thả Đồi
Mô hình chăn gà thả đồi của Nguyễn Ngọc Cương tuy mới bước đầu triển khai nhưng đã mang lại hiệu quả về giá trị kinh tế
Mỗi con gà của trang trại Nguyễn Ngọc Cương khi xuất bán có trọng lượng từ 1,8- 2,5kg với giá bán giao 90.000đ/kg
Cương không dùng cám tăng trọng để nuôi gà ăn mà chú trọng đến thức ăn có nguồn gốc thiên nhiên
Nguyễn Ngọc Cương ở khu Cổ Giản, thị xã Đông Triều là một trong những tấm gương tiêu biểu cho thanh niên trẻ có chí hướng làm giàu
Sinh ra và lớn lên tại phường Mạo Khê (thị xã Đông Triều), sau khi tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, Nguyễn Ngọc Cương về làm việc tại bộ phận Cơ điện băng tải của Công ty Kho vận Đá Bạc- Vinacomin. Trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi 20 tuổi, có trình độ Trung cấp lý luận chính trị, chuyên môn vững vàng… những tưởng Cương sẽ ổn định phát triển sự nghiệp nhưng đầu năm 2023, Nguyễn Ngọc Cương quyết định nghỉ việc, rẽ ngang để về nhà phát triển kinh tế gia đình.
Nguyễn Ngọc Cương chia sẻ: “Khởi nghiệp phát triển kinh tế từ nông nghiệp với tôi có lẽ là một cái duyên. Từ lâu, nhận thấy thực trạng nông sản “bẩn”, nông sản “chưa an toàn” tràn lan như hiện nay tôi đã mong mình sẽ có một mô hình sản xuất nông sản sạch phục vụ nhu cầu của người dân. Trong một lần vào thăm bạn ở khu đồi Cổ Giản của phường Kim Sơn, tôi nhận thấy tiềm năng về đất đai, khí hậu ở đây rất phù hợp với chăn nuôi nên tôi quyết định mua đất đồi ở đây để thực hiện ý tưởng làm giàu từ trang trại”.
Vốn có kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ từ trước đó nên sau khi mua vườn đồi ở khu Cổ Giản, phường Kim Sơn, Nguyễn Ngọc Cương quyết định quy hoạch, cải tạo vườn để chăn nuôi gà ta thả đồi. Nhờ diện tích vườn đồi rộng 0,24ha, cách xa khu dân cư, rất yên tĩnh nên Cương xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường cũng như kịp thời xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Cương lựa chọn nuôi gà thả đồi theo hình thức bán chăn thả, mỗi lứa gà từ khi nuôi đến lúc xuất bán là 6 tháng. Từ nuôi thí nghiệm 1- 2 lứa, đến nay, chỉ trong gần một năm, nuôi xoay vòng, trang trại gà của Cương đã nuôi được 4 lứa/năm, hiện đã xuất được 2 lứa (mỗi lứa từ 300- 400 con gà). Mỗi con gà khi xuất bán có trọng lượng từ 1,8- 2,5kg với giá bán giao 90.000đ/kg, sau mỗi lứa, Cương thu lãi 35 triệu đồng và một năm thu lãi gần 150 triệu đồng. Từ nay đến cuối năm, Cương sẽ tiếp tục xuất bán thêm 02 lứa gà, phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân. Cương cho biết thêm: “Thời gian đầu xây dựng mô hình, tôi thường xuyên lên mạng tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi gà, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi khác để gà không bị dịch bệnh. Với tôi, muốn thị trường tiêu thụ gà ổn định thì mình phải quan tâm đến vấn đề chất lượng, thịt gà phải ngon, sạch và an toàn. Tôi không dùng cám tăng trọng để nuôi gà ăn mà chú trọng đến thức ăn có nguồn gốc thiên nhiên. Ngoài cho gà ăn ngô, thóc, tôi còn thường xuyên bổ sung thức ăn khác như cỏ, giun, rau và thân cây chuối. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích, xây dựng thêm chuồng trại và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gà ta thả đồi sạch, an toàn”.
Mô hình chăn gà thả đồi của Nguyễn Ngọc Cương tuy mới bước đầu triển khai nhưng đã mang lại hiệu quả về giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường về nông sản sạch. Khát vọng làm giàu của thanh niên trẻ 8X Nguyễn Ngọc Cương đang từng bước trở thành hiện thực, xứng đáng là tấm gương tiêu biểu cho các bạn trẻ học tập noi theo./.
Gà Cao Lãnh Có Những Giai Thoại Và Đặc Điểm Gì ?
GÀ CHỌI CAO LÃNH VÀ GIAI THOẠI KHI XƯA
Gà Cao Lãnh có xuất xứ ở vùng đất Cao Lãnh thuộc Đồng Tháp, từng được xem là một giống gà quý hiếm và ưu chuộng của vùng đất Lục Tỉnh Nam Kỳ ngày xưa. Mặc dù ngày nay có nhiều giống gà có thể trạng hay kỹ năng tốt hơn nhưng gà chọi Cao Lãnh vẫn luôn có chổ đứng nhất định trong lòng người chơi gà bởi những đặc điểm rất riêng của mình. Trong những giai đoạn cực thịnh của gà chọi Cao Lãnh, giống gà này được đánh giá một trong những chiến kê xuất sắc ở xứ Lục Tỉnh Nam Kì lúc bấy giờ. Sở hữu lối đánh hay, nhanh nhạy, tinh anh cùng cách ra đòn cũng rất bài bản, vượt trội hơn hẳn những giống gà chọi lúc bấy giờ. Gà Cao Lãnh khi thi đấu cựa sắt thường tung những đòn độc, hay dùng vỉa tối, vỉa sáng hoặc tung cước song phi hai cựa, mang đến những cảm giác mãn nhãn cho người xem.
Trong những giai đoạn hoàng kim, gà chọi Cao Lãnh có thể tung những cú đá chém một cách liên tục kết hợp với những cú song cựa, phi đao…Chính vì vậy, mà thời điểm bấy giờ gà Cao Lãnh gần như không có đối thủ xứng tầm. Các trận đấu có mặt của dòng gà này cũng được rất nhiều người quan tâm, đến xem bởi những cú đá đẹp mắt, gay cấn và thú vị. Tuy nhiên, theo thời gian việc lai tạo và chăm sóc không tốt nên giống gà chọi Cao Lãnh đã dần bị mai một đi.
GÀ CAO LÃNH CÓ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GÌGà Cao Lãnh có nguồn gốc là sự lai tạo giữa giống gà chọi Việt và giống gà Miên, do đó mà giống này này có được lối đá chém đặc trưng của gà Việt cũng như sự bền đòn của gà Miên. Thể trạng của gà Cao Lãnh cũng không quá cao lớn, chỉ vừa tầm. Với chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện tốt thì khoảng 1 năm sau đã có thể đem đi đá được.
Tuy nhiên, nhược điểm của gà chọi Cao Lãnh đó chính là màu lông của con trưởng thành có màu lông chuối không được nhiều người đánh giá cao do bị phá tướng. Tuy nhiên, một đặc điểm khác khá thú vị về giống gà này đó chính là nếu thấy được hai con gà Cao Lãnh cùng màu lông giống nhau trong cùng một trang trại thì khi con kia đá, cho con này gáy lừng ở ngoài sẽ giúp trận chiến đó lợi thế hơn, tỷ lệ thắng rất cao. Đặc tính của gà chọi Cao Lãnh thường rất hung hăn, máu chiến cùng với lối tung cước đẹp mắt, lối đánh tinh anh, thông minh cùng sức khỏe và khả năng bền đòn rất tốt. Ngoài ra còn có các đặc điểm khác như sau : + Cựa gà rất nhạy, có thể đá chém liên tục + Có thể tung một lúc hai cựa tấn công đối thủ như cặp phi đao. + Thế đánh nhanh và hiểm cùng nền tảng sức khỏe, thể lực rất tốt. + Hay thực hiện vỉa sáng, vỉa tối đặc trưng.
GIÁ BÁN GÀ ĐÁ CAO LÃNH BAO NHIÊU, MUA Ở ĐÂUHiện nay, vẫn còn khá nhiều người ưu chuộng về giống gà chọi Cao Lãnh từng khuấy động các tỉnh Nam Kì xưa kia. Do đó mà vẫn còn nhiều các trại nuôi giống gà này bởi cách chăm sóc, nuôi dưỡng không quá khó nhưng giá bán lại tốt. Giá bán của gà Cao Lãnh cũng tùy vào từng con, phụ thuộc nhiều vào hình thể, kỹ năng, lối đánh…mà việc định giá sẽ khác nhau. Địa điểm bán gà Cao Lãnh nổi tiếng nhất và tốt nhất phải kể đến chợ Lách ở Bến Tre khi gà ở đây luôn có những lối đánh hiểm, đòn cáo cùng sự tinh anh, nhanh nhẹn trong các cú ra đòn. Tuy nhiên, để có được một chú gà chọi Cao Lãnh tốt cũng nên phải quan tâm yếu tố tông dòng, các đời trước ra sao để lựa chọn.
Ngoài ra, còn có các trại gà nổi tiếng khác như trại gà Đồng Tháp, trại gà Thu Hà, Gò Công (Tiền Giang), Phong Điền (Cần Thơ), Long Hồ (Vĩnh Long)…Các bạn có thể đến trực tiếp xem gà cũng như nhờ sự tư vấn thêm của những người chủ trại bởi các hoạt động ở những trại gà này rất tập nập, đông đúc.
KỸ THUẬT XEM VẢY GÀ CAO LÃNH QUÝ HIẾM VẢY THẤT ĐAO THIÊNĐây là loại vảy gồm 7 vảy nhỏ gộp nên, hình giống như xiên đao mọc từ gối đến cựa, gà chọi Cao Lãnh khi sở hữu loại vảy này được đánh giá là Sát Kê trong mọi đấu trường. Các đòn đánh nhẹ nhưng rất hiểm và cáo cùng lối đá linh hoạt, nhanh nhẹn nhưng cũng dứt khoát, mạnh mẽ, từ đó mà có thể hạ đo ván đối thủ trong thời gian ngắn.
VẢY KÍCH GIÁPCó hình dạng giống vảy quấn cán, mọc cách gối 4 hàng vảy. Khi gà chọi Cao Lãnh sở hữu loại vảy này thì khả năng ra đòn rất nhanh nhẹn, uy lực, hạ gục đối thủ nhanh chóng cho dù đáng gờm tới đâu.
VẢY GIÁP VI ĐAOĐây là loại vảy gồm 3 vảy nhỏ gộp lại, nằm ở hàng nội nhìn giống như đầu nhọn của mũi đao. Khi gà Cao Lãnh sở hữu loại vảy này sẽ có những cú đòn cáo, đòn hiểm cùng lối đánh liên tục, lấn áp đối thủ. Từ đó khi giao chiến dễ dàng đánh gục và dành chiến thắng một cách nhanh chóng.
3 HÀNG VẢY TRÊN CÁNGà Cao Lãnh sở hữu 3 hàng vảy trên một cán và xếp song song với nhau là một trong những chiến kê hiếm thấy, văn võ song toàn. Khi thi đấu gần như bất bại trên các trận đấu bởi những cú tung đòn có thể làm trọng thương hoặc khiến đối thủ tử vong tại chổ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giai Thoại Về Gà Cao Lãnh Đồng Tháp trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!