Xu Hướng 9/2023 # Giá Rắn Mối Giống. Giá Rắn Mối Thịt. Địa Chỉ Bán Rắn Mối Giống Cả Nước # Top 17 Xem Nhiều | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Giá Rắn Mối Giống. Giá Rắn Mối Thịt. Địa Chỉ Bán Rắn Mối Giống Cả Nước # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Giá Rắn Mối Giống. Giá Rắn Mối Thịt. Địa Chỉ Bán Rắn Mối Giống Cả Nước được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Rắn mối là loài bò sát phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới, chúng có cổ ngắn, chân nhỏ, kích thước nhỏ hơn 35cm. Thịt rắn mối thơm ngon, dai, có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến. Ngoài ra, rắn mối còn là một vị thuốc đông y được dùng để điều trị nhiều bệnh như hen suyễn, gầy yếu, suy dinh dưỡng, nhức mỏi, da khô sần, các chứng hư nhược, sinh lý yếu … Hiện nay các mô hình nuôi rắn mối được nhân rộng ở nhiều nơi và trở thành nguồn cung cấp thịt rắn mối chủ yếu cho thị trường. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho bà con muốn nuôi loài bò sát này.

Bảng : Thông tin về một số trang trại rắn mối giống trên cả nước

1

Trang trại Thành Tâm

Xóm 3, Văn Giáp, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội

0967.062.069 – 0964.789.262

2

Trang trại Thanh Xuân

Cơ sở 1:119 Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 2: Thôn Hóp- Mỹ Phúc, Mỹ lộc, Nam Định

0974.870.000

0945.370.300

3

Trang trại Đức Thuận

Thôn Trung Hóa, Xã Tam Quan Nam, Huyện Hoài Nhơn, Tỉnh Bình Định

0918. 659. 055

6

Trang trại nuôi rắn mối Ba Vân

Thôn EaRoa, Xã Cư Né, Huyện Krongbuk, tỉnh Đăklăk

0935.445.396

7

Trang trại rắn mối Tây Nguyên

29 Ngô Thì Nhậm, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

0984.989.058

9

Trại nuôi rắn mối giống Hoàng Củ Chi

Cơ sở 1: Củ Chi, TP HCM

Cơ sở 2: Ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP HCM

0908.861.332

10

Trang trại Trang Hảo

Xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái bè,Tiền Giang

037.547.4335

035.845.5115

11

Trang trại rắn mối giống

Ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình, Chợ gạo, Tiền Giang

096.8833.584

093.3532.284

12

Trang trại Gia Bảo

Địa chỉ giao dịch: 87 Nguyễn Phúc Chu, Phường 15, Quận Tân Bình TP Hồ Chí Minh

Trang trại chính: huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh

0982.030.251

13

Trang trại Long Định

193 Tổ 6, Ấp Long Hòa B, Xã Long Định huyện Châu Thành – Tiền Giang

0934.104.597 0982.502.722

Trang Trại Nuôi Rắn Mối Kiều Hoa

ĐẶC SẢN RẮN MỐI

THƯ NGỎ

Nằm ở địa chỉ: 11 tổ 1 – Thôn 3 – Diên Phú – Diên Khánh – Khánh Hòa (Gần khu công nghiệp Diên Phú, cạnh quốc lộ 1 A) .

Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA nuôi trên 20.000 con rắn mối giống và rắn mối thịt với đủ các kích cỡ với 2 loại rắn mối chủ yếu làrắn mối trơn và rắn mối sọc.

Sau thời gian nuôi và thuần dưỡng có khoa học rắn mối giống ở Trang Trại chúng tôi có một khẩu phần ăn rất đa dạng và thuận tiện cho người nuôi. Ngoài việc ăn trùng, mối, dế,….rắn mối ở Trang Trại chúng tôi còn có thể ăn cả cá tạp, tép, tôm, thịt heo, mở heo, cám thực phẩm, cơm ngụi,…

Với quy trình nuôi khép kín, chuyên nghiệp Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA là trang trại rắn mối lớn trong cả nước là đầu mối cung cấp rắn mối giống cho các cá nhân tổ chức muốn làm giàu từ loài bò sát tiềm năng này.

Ngoài ra Trang Trại chúng tôi còn là nơi cung cấp một số lượng lớn rắn mối thịt và đều đặn cho các nhà hàng, quán nhậu trong cả nước.

Với chính sách đại lý hấp dẫn Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA mời gọi các cá nhân tổ chức đăng ký tham gia làm đại lý của Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA để được hưởng mức giá ưu đãi nhất .

I/ NHỮNG ƯU ĐÃI HẤP DẪN KHI LÀ ĐẠI LÝ CỦA TRANG TRẠI RẮN MỐI KIỀU HOA

Khi là đai lý của Trang Trại chúng tôi bạn có những ưu đãi sau :

1. Được thu mua sản phẩm với mức giá thỏa thuận theo từng thời điểm.

2. Được giảm giá từ 1.000-3.000/con tùy theo số lượng trên mõi lần mua rắn mối.

3. Được hướng dẫn chuyển giao quy trình nuôi rắn mối cũng như hướng dẫn cách phòng và chữa bệnh cho ran moi từ a-z. Có kèm theo tài liệu hướng dẫn quy trình nuôi, phòng và chữa bệnh cho rắn mối do chính trang trại chúng tôi sau nhiều năm kinh nghiệm đúc kết biên soạn.

SẢN PHẨM TIÊU BIỂU

CAM KẾT CHẤT LƯỢNG & BAO TIÊU SẢN PHẨM

Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA chúng tôi luôn cam kết mang lại chất lượng tốt nhất với giá cả hợp lý nhất.

Rắn mối giống ở Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA khỏe mạnh, không dị tật, không bệnh, giống to, đồng đều.

Trang Trại Rắn Mối KIỀU HOA luôn luôn cam kết ưu tiên lớn nhất cho các đại lý, khách hàng mua số lượng lớn và khách hàng ở khu vực miền trung với mức giá rẻ nhất.

Ngày 21/8/2014 Trang Trại Chúng Tôi được vinh dự đoán tiếp Phó Thủ Tướng Vũ Văn Ninh và đoàn đại biểu cấp cao đến tham quan. Trong chuyến thăm Phó Thủ Tướng đã rất phấn khích khi thực tế xem qua mô hình nuôi rắn mối của gia đình chúng tôi

Với phương châm “GIỐNG TỐT – THỊT NGON – GIÁ LẠI GIÒN ”

0934 781 792 – 01678 827 634 (Cô Hoa)

VIDEO RẮN MỐI

Phó Thủ Tướng VŨ VĂN NINH thăm Trang Trại Kiều Hoa Phóng sự củ đài VTV2

TIN RẮN MỐI

Nuôi rắn mối làm giàu Bán rắn mối giống Bán rán mối thịt Rắn mối tứ hải

THỐNG KÊ

Đang online: 28

Tổng lượt truy cập: 915747

Design By ranmoigiong.com

Nuôi Rắn Mối, Gà Đông Tảo Làm Giàu

Nuôi rắn mối , gà đông tảo làm giàu. Từ hai bàn tay trắng, chị Đinh Thị Kiều Hoa ở thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã vươn lên làm giàu với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng nhờ nuôi rắn mối và gà Đông Tảo.

Đầu năm 2010 chị xuống tỉnh Bạc Liêu tham quan mô hình nuôi rắn mối hiệu quả. Khi trở về, điều trăn trở nhất là chưa có vốn đầu tư nuôi. Đang bế tắc thì chị làm liều cầm sổ đất vay vốn để mua 4.000 con rắn mối bố mẹ về thả nuôi. Thời gian đầu nuôi đối tượng mới, chị không khỏi băn khoăn về cách thức chăm sóc cho ăn uống, vệ sinh chuồng trại cũng như tạo độ ẩm và sinh đẻ của rắn mối.

Chị Hoa thành công với 2 mô hình nuôi rắn mối và gà Đông Tảo

Qua tìm hiểu trên sách báo, dần dần chị bắt nhịp được cách nuôi và nhu cầu của thị trường. Sau gần 2 năm gây dựng, chị Hoa đã xuất bán lứa đầu tiên khoảng 35 kg rắn thịt và 6.000 con rắn mối giống mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng.

Và, chỉ sau ít tháng sau đó chị đã trả hết số nợ đã vay và có một số vốn lớn trong tay để tiếp tục mở rộng quy mô. Cho đến nay trang trại rắn mối của chị Hoa có diện tích khoảng 100 m2 gồm 9 ô nuôi với 17.000 con rắn mối lớn nhỏ, mỗi tháng thu về khoảng 100 triệu đồng. Ngoài ra chị còn có thêm 1 cơ sở SX rắn mối tại Bình Dương với số lượng đàn trên 10.000 con, giao cho người con trai quản lý.

Nói về kỹ thuật nuôi rắn mối, chị Hoa chia sẻ nuôi rất dễ. Chuồng nuôi được thiết kế nửa kín, nửa hở, có ánh nắng vào, trồng cỏ dưới mặt đất để cho rắn mối ra vào. Mỗi loại rắn đều có khu nuôi riêng biệt nhưng có 4 khu để nuôi gồm khu rắn bố mẹ, khu đẻ, khu rắn con, khu dự phòng.

Xung quanh chuồng được che bằng tôn có sơn tạo độ láng cho rắn khỏi ra ngoài, phía trước cao 60 cm, phía sau cao 1,2 m; mái được che bằng lớp tôn xi măng.

Bên trong chuồng bỏ 1 lớp lá chuối khô dày 20 cm ở một góc để rắn trú ẩn. Hằng ngày cho rắn ăn 2 lần vào sáng và trưa. Thức ăn cho rắn mối chủ yếu cơm nguội trộn với lòng đỏ trứng gà; tôm, cá, dế thái nhỏ.

Rắn con lúc mới đẻ đến khi nuôi trưởng thành khoảng 1,5 năm, mỗi năm đẻ 2 lần, trung bình từ 12 – 15 con. Hiện đầu ra sản phẩm rất dồi dào, với giá bán ra thị trường 350.000 – 420.000 đ/kg/20-30 con, giá bán giống bố mẹ 15.000 đ/con và giống 5 tháng tuổi 10.000 đ/con.

“Mỗi ngày gia đình tôi nhận rất nhiều mối đặt hàng ở các tỉnh như Đăk Lăk, Gia Lai, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị, Ninh Thuận với số lượng hàng ngàn con rắn giống lẫn rắn thịt. Nhiều lúc không đáp ứng nhu cầu mua của bạn hàng tôi phải thu mua thêm các cơ sở rắn mối lân cận. Ngay trong sáng nay tôi xuất 2.000 con giống thu về 30 triệu đồng”, chị Hoa nói.

Không chỉ dừng lại với thành công mô hình nuôi rắn mối, chị Hoa còn tiếp tục thử sức với mô hình “hot” là nuôi gà Đông Tảo. Dịp Tết vừa qua chị xuất bán được 30 con gà trống, mỗi con có trọng lượng trung bình 4 – 5 kg với giá trung bình khoảng 480.000 đ/kg thu về 60 triệu đồng.

Riêng đàn gà mái thịt xuất 25 con với giá 1,5 triệu đ/con thu về trên 30 triệu. Ngoài ra còn bán 70 quả trứng với giá 80.000 đ/trứng. Sau khi hạch toán tất cả chi phí lãi gần 100 triệu đồng. Hiện tại, đàn gà của chị còn 15 con mái, 6 con trống.

Chị cho biết thêm, đây là giống gà Đông Tảo ở Hưng Yên được mua đầu năm 2013 với số lượng 12 con mái đẻ, 2 con trống và 15 gà tơ với tổng số tiền 140 triệu đồng. Cũng giống như nuôi rắn mối, những ngày đầu nuôi gà chị cũng lo lắng vì đã bỏ ra số tiền quá lớn. Vừa làm, vừa học hỏi rút kinh nghiệm cách nuôi, chỉ sau vài tháng chị đã nắm được bí quyết nuôi gà Đông Tảo.

Chuồng gà được thiết kế chiều ngang 1,5 m, dài 5 m thả với số lượng 5 mái 1 trống. Chuồng phải đủ ấm, không bị ứ nước. Nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để cho gà ngủ. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp thì trong 10 tháng sẽ đẻ được 70 quả. Nếu gà đẻ rồi lấy trứng ra ấp thì trong 1 năm đẻ khoảng 100 quả.

Hiện chị Hoa bắt đầu cung ứng gà con ra thị trường với giá bán gà 1 tháng tuổi 300.000 đ/con, 1,5 tháng 400.000 đ/con và 2 tháng tuổi 500.000 đ/con.

Liên hệ đặt hàng: 0934 781 792 – 0378 827 634 (Cô Hoa)

Diên Khánh (Khánh Hòa): Từ Tay Trắng, Kiếm Hơn Tỷ Đồng/Năm Nhờ Nuôi Rắn Mối Và Gà Đông Tảo

Từ 2 bàn tay trắng dựng lên cơ nghiệp

Chúng tôi trở lại trang trại nuôi rắn mối và gà Đông Tảo để gặp bà Hoa và thật bất ngờ khi ngôi nhà cấp 4 xập xệ trước đây đã thay bằng ngôi nhà mái thái khang trang vừa được gia đình xây dựng gần 2 tỷ đồng. Gặp bà Hoa không dấu được niềm vui khi chia sẻ: “Tất cả cùng nhờ nuôi rắn mối và gà Đông Tảo mà có đấy chú!”.

Đàn gà Đông Tảo của gia đình bà Hoa

Theo bà Hoa, vài năm gần đây việc nuôi rắn mối và gà Đông Tảo của gia đình rất thuận lợi nên càng ngày mở rộng quy mô về diện tích và số lượng đàn nuôi. Đến nay, bà đã xây dựng 2 cơ sở nuôi ở Bình Dương với diện khoảng 4ha và xã Diên Phú gần 700m2, với tổng lượng đàn 50.000 con rắn mối và gần 1.000 con gà Đông Tảo lớn nhỏ. Trung bình mỗi tháng bà Hoa thu lãi khoảng 100 triệu đồng, tương đương 1,2 tỷ đồng/năm nhờ xuất bán rắn mối và Đông Tảo cả thịt lẫn con giống. Đặc biệt, trước tết vừa qua bà Hoa xuất bán rắn mối và gà Đông Tảo đạt doanh thu gần 1 tỷ đồng.

Trong đó, giá bán rắn mối thịt dao động từ 350.000 – 420.000đ/kg/20 – 30 con, còn con giống từ 10.000 – 15.000 đ/con (tùy loại) và gà Đông Tảo bán thịt từ 500.000đ/kg, gà con từ 300.000 – 500.000đ/con từ 1 – 2 tháng tuổi.

Cũng theo bà Hoa, năm 2011 bà bắt đầu khởi nghiệp nuôi rắn mối và đến năm 2013 mới nuôi gà Đông Tảo. Lúc ấy do kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng vì đam mê chăn nuôi nên bà đã mạnh dạn vay vốn khoảng 100 triệu đồng để nuôi rắn mối.

Khu nuôi gà và rắn mối

“Sau khi tham quan mô hình nuôi rắn mối ở tỉnh Bạc Liêu tôi rất thích nhưng khổ nỗi không có vốn để đầu tư. Thế là tôi quyết định cầm sổ đất vay vốn để mua 4.000 con rắn mối bố mẹ về thả nuôi 4 ô, mỗi ô có diện tích 2 x 5m. Sau gần 2 năm gây dựng tôi đã xuất bán lứa rắn mối đầu tiên và có mức lãi khá. Và, chỉ sau ít tháng sau đó tôi đã trả hết nợ vay và tích góp một số vốn tiếp tục mở rộng quy mô nuôi”, bà Hoa chia sẻ.

Chia sẻ “bí kíp”

Với cách làm sáng tạo dám nghĩ, dám làm đã giúp bà Hoa đi đến thành công. Giờ đây, nhắc đến bà Hoa rất có tiếng tăm trong chăn nuôi rắn mối, gà và được nhiều người từ miền Nam đến miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên biết đến địa chỉ tin cậy để tham quan học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.

Ngày nào cũng có khách tới mua gà và rắn mối

Theo bà Hoa, thành công ngoài việc lao động chăm thì cần quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiêu thụ. Chính vì vậy, sau khi nuôi rắn mối, gà Đông Tảo thành công bà đã thành lập những trang web như: chúng tôi gadongtao.net… để mọi người biết đến và đặt hàng.

“Nhờ các trang web này, cùng với báo chí đã giúp tôi được nhiều người biết đến và bán được nhiều sản phẩm. Hiện nay, ngoài những mối bạn hàng thân thuộc ở các tỉnh như chúng tôi Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quãng Ngãi, Đà Nẵng… đặt hàng thì ngày nào tôi cũng nhận các cuộc gọi từ khách hàng trong và ngoài tỉnh, thậm chí họ đến trực tiếp để mua rắn mối và gà Đông Tảo. Nhiều khi đáp ứng không xuể với số lượng họ đặt nên tôi phải thu mua thêm các cơ sở rắn mối lân cận”, bà Hoa chia sẻ.

Chia sẻ về kỹ thuật nuôi, bà Hoa cho biết, trong các trang web đã giới thiệu chi tiết nên người nuôi quan tâm cứ truy cập sẽ rõ. Còn nếu có dự định thật sự nuôi, bà sẵn sàng chia sẻ “bí kíp”, cung ứng con giống, thậm chí hỗ trợ đầu ra sản phẩm.

Giống gà Indo bà Hoa đang nuôi thử nghiệmKhông chỉ dừng lại với thành công mô hình nuôi rắn mối, gà Đông Tảo hiện nay bà Hoa còn tiếp tục thử sức nuôi gà Indo hay còn gọi là gà mặt quỷ. Hiện đàn gà có 6 con, trị giá hơn 50 triệu đồng đang sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn giúp bà nâng cao thu nhập trong tương lai.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam

Rắn Sợ Cây Gì Nhất? Trồng Cây Gì Để Đuổi Rắn. Cách Trồng Cây Đuổi Rắn

Rắn sợ cây gì?

Ở nước ta có khoảng 145 loài rắn,trong đó có 31 loài rắn độc (18 loài trên cạn, 13 loài ở biển). Những con rắn có nọc độc dù ít hay nhiều đều gây nguy hiểm cho con người nếu bị cắn. Trong tự nhiên, rắn thường sợ con người nhưng vẫn không ít trường hợp rắn vẫn viếng thăm vào nhà dân, đặc biệt nhà khu vực nông thôn, đồi núi. Rắn thường tìm chỗ trú ẩn hoặc bắt gà thỏ của người dân.

Ngoài tự nhiên, rắn khá sợ một số loại cây có mùi đặc biệt. Bạn có thể tham khảo trồng một số loại cây trong nhà hoặc quanh nhà để đuổi rắn như:

1. Hoa thiên lý tỏi (cây lan tỏi)

Loại hoa thiên lý tỏi hay còn gọi là hoa lan tỏi có mùi rất đặc trưng, những chiếc lá của hoa thiên lý tỏi có mùi nồng như mùi tỏi. Rắn rất sợ mùi tỏi nên nếu nhà bạn có loại hoa này thì chúng sẽ bỏ chạy sang chỗ khác.

Hoa thiên lý tỏi dễ trồng, sai hoa và cây mọc tốt, sum xuê. Bạn có thể trồng trước cổng để làm cây trang trí và đuổi rắn hiệu quả.

2. Cây nén

Rắn sẽ phải chuyển sang hướng khác ngay nếu như xung quanh nhà bạn trồng cây nén. Cây nén họ hành, hình dáng giống như cây hẹ và rất dễ trồng. Bạn có thể sử dụng nó như một cây gia vị trong bữa ăn, trồng trong chậu để ở bếp để tiện sử dụng. Bên cạnh đó trồng xung quanh nhà một hàng rào bảo vệ, xua đuổi rắn đi xa nhanh chóng.

3. Cây sắn dây

Ở khu vực nông thôn hầu như các gia đình đều trồng ít nhất một bụi sắn dây. Sắn dây không chỉ cho củ làm bột ăn uống thanh nhiệt giải độc mà còn là loài cây giúp đuổi rắn khá tốt. Tác dụng đuổi rắn đến từ nhựa cây. Nếu rắn chẳng may lọt vào vườn có cây sắn dây chúng sẽ bỏ đi.

4. Cây lưỡi hổ

Cùng góp mặt trong số những loại cây đuổi rắn là cây lưỡi hổ. Cây lưỡi hổ dễ sống, không chiếm nhiều diện tích và thích hợp sống cả ngoài trời lẫn trong nhà. Mỗi gia đình có thể trồng một hoặc nhiều chậu lưỡi hổ để đuổi rắn.

5. Cây sả

Cây sả có một mùi thơm rất đặc trưng. Nó dùng để làm thức ăn dậy mùi thơm ngon hơn. Đối với con người là thế nhưng loài rắn lại cực kỵ mùi hương của sả. Do vậy, chỉ cần trồng một bụi sả trong vườn, gần nhà thì rắn sẽ chạy đi.

Cách trồng cây trong vườn đuổi rắn hiệu quả

Rắn là loài có khả năng đánh mùi vô cùng nhạy trong tự nhiên. Do vậy, nếu hiểu được khắc tinh các loại mùi mà chúng khiếp sợ thì bạn có thể đuổi chúng ra xa khỏi ngôi nhà của mình bằng những loại cây thân quen như ở trên. Khi trồng cây đuổi rắn bạn nên chú ý trồng ở những nơi mà nghi ngờ rắn có thể lẻn vào nhà. Nếu ở vườn thì trồng xung quanh cổng, hàng rào.

Trong nhà bạn nên đặt những chậu cây gần cửa ra vào, trên bệ cửa sổ để xua đuổi rắn ngay khi chúng có ý định vào nhà. Những loại cây như lưỡi, hổ cây nén rất thích hợp để trồng trong nhà, không tốn nhiều diện tích và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Rắn là loại hoạt động về đêm nên bạn chú ý hạn chế đi ra ngoài vườn, ngoài cổng nơi nhiều cây cối vào ban đêm. Nếu có việc thì sử dụng dày ủng dày, cầm thêm gậy dài để khua đường đi trước khi bước nhằm tạo tiếng động để rắn khiến sợ phải bỏ đi.

Cách xử trí khi gặp rắn trong nhà, vườn

Bên cạnh việc trồng cây đuổi rắn thì mỗi gia đình cũng nên thường xuyên kiểm tra các ngóc ngách trong nhà, dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp không để nơi trú ngụ cho rắn.

Nếu phát hiện rắn trong nhà thì phải bình tĩnh xử lý, không hoảng loạn khiến rắn sợ và tấn công vì cảm thấy gặp nguy hiểm. Cách xử lý có thể thực hiện như sau:

Để yên rắn ở đó, sơ tán mọi người ra khỏi nhà và gọi trợ giúp từ chuyên gia, người có kinh nghiệm bắt rắn.

Nếu có kinh nghiệm dùng các dụng cụ để bắt

Khi gặp rắn ở ngoài vườn thì dùng gậy dài hoặc vòi phun nước áp suất cao để đuổi nó ra, không cố gắng giết nó.

Kết Luận

Hãy sử dụng nhiều biện pháp kết hợp như trồng cây rắn sợ, sử dụng thuốc xịt tạo mùi, tinh dầu chanh sả hoặc nuôi chó mèo để chúng đuổi rắn đi hiệu quả hơn. Bảo vệ bản thân và cách thành viên trong gia đình khỏi loài bò sát nguy hiểm này là điều nên làm và phải làm một cách triệt để thường xuyên.

Rắn Ráo Trâu Có Độc Không? Kỹ Thuật Nuôi Rắn Ráo Trâu Ở Miền Bắc

Nuôi rắn độc có lẽ ít người dám vì nó khá nguy hiểm, đòi hỏi người nuôi phải am hiểu về rắn, có kinh nghiệm xử lý sự cố nhanh, hiệu quả. Thay vào đó nuôi một số loại rắn cho thương phẩm, không độc là lựa chọn thông minh và an toàn hơn cả. Rắn ráo trâu là một loại rắn như vậy, nó không hề có độc.

Trong danh sách đỏ các loại động vật cần được bảo vệ thì rắn ráo trâu có trong danh sách đó. Nó còn có các tên gọi khác như rắn hổ trâu, long thừa, hổ vện, thuộc họ rắn hổ. Đặc điểm của loại rắn này thịt rất ngon và ngọt thường là món đặc sản có mặt ở các nhà hàng sang trọng, nhất là khu vùng núi du lịch phía bắc.

Món ăn từ rắn hổ trâu có nguồn dinh dưỡng cao, đặc biệt là có nhiều công dụng trong y học, dùng để ngâm rượu chữa một số bệnh hiệu quả. Rất nhiều hộ kinh doanh đã lựa chọn động vật này để chăn nuôi, cung cấp ra thị trường làm giàu nhanh chóng.

Kỹ thuật nuôi rắn ráo trâu ở miền Bắc

Trước khi tiến hành nuôi rắn ráo trâu bà con chăn nuôi cần phải nắm vững kỹ thuật nuôi hiệu quả. Rắn thuộc loài bò sát máu lạnh nên chúng thường có tập tính ngủ đông mỗi khi thời tiết chuyển lạnh. Chính vì vậy, cần nắm vững tập tính của chúng giúp nuôi chúng mau lớn và xuất chuồng nhanh chóng.

Kỹ thuật nuôi rắn cần nắm vững các kiến thức cơ bản như sau:

1. Chuồng nuôi rắn ráo trâu

Chuồng nuôi rắn là khâu đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu nuôi rắn. Nếu chuồng không đảm bảo đúng kỹ thuật sẽ khiến rắn sống không thoải mái, dễ bị chết hoặc bị sổng ra ngoài thiên nhiên gây hoảng loạn cho người dân xung quanh mặc dù chúng không có độc.

Vị trí đặt chuồng phải là nơi khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt. Trên mái và xung quanh nên có mái che nắng che mưa và giữ ổn định nhiệt độ cho rắn sống khỏe. Phần cửa chuồng nên đặt phía nhiều ánh nắng vào buổi sáng để rắn có thể phơi mình tắm nắng. Hướng đẹp nhất là nam hoặc đông nam.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi khá đa dạng như kiểu:

Chuồng lưới: Chuồng có thiết kế kệ gỗ, bao lưới xung quanh, chia thành nhiều ngăn. Diện tích tối ưu là 2m x 1m x 1,2m (Dài X Rộng X Cao) / nuôi 30 đến 50 con. Nên có cửa chuồng ngang bên hông để cho rắn ăn và dễ dàng vệ sinh. Trong chuồng có vỉ tre để rắn nằm.

Kiểu chuồng bán thiên nhiên: Chuồng được đặt ở một khu sân vườn có bọc kín lưới xung quanh để rắn có thể bò ra ngoài như ở tự nhiên. Diện tích chuồng từ 2m x 2,5 đến 3m x 2,2m có thể nuôi khoảng 150 con rắn. Ngoài săn có đặt nước và cây cối cho rắn uống và ẩn mình.

Chuồng cho rắn đẻ: đối với chuồng nuôi rắn đẻ nên làm kệ gỗ, mỗi ngăn nuôi 1 con để tránh trứng bị đè bẹp. Vị trí chuồng đặt nơi có mái che hoặc tận dụng các gian nhà trống để nuôi.

Chuồng nuôi rắn nên được thiết kế an toàn, chắc chắn và xa nơi dân cư sinh sống.

Rắn ráo trâu là loài dễ chăm, thức ăn của chúng khá phong phú như cóc, nhái, chuột, gà con… Những thức ăn này phải đảm bảo sạch và còn sống vì tập tính của loài rắn là thích săn mồi. Khi cho rắn ăn bà con có thể thả từng con mồi vào để chúng bắt. Nuốt hết một con mồi mới tiếp tục cho con khác vào.

Rắn không cần ăn nhiều vì ngoài tự nhiên chúng cũng tiêu thụ lượng thức ăn khá ít. Thời kỳ ngủ đông còn không ăn. Đối với rắn nuôi nhốt chỉ nên cho ăn khoảng 2-3 lần trong 1 tuần, khối lượng thức ăn dựa theo độ tuổi của rắn.

Rắn lớn lên nhờ quá trình lột xác và không thể thiếu nước .Do vậy, trong chuồng phải luôn đảm bảo có khay nước cho chúng uống và tắm tự do. Nước sẽ giúp chúng lột xác nhanh và dễ dàng hơn. Hàng ngày cần thay nước thường xuyên, đảm bảo nước sạch sẽ tránh làm rắn nhiễm bệnh trên da khó chữa.

3. Quản lý, chăm sóc rắn

Trong quá trình chăn nuôi bà con phải thường xuyên kiểm tra hệ thống chuồng trại luôn ở trạng thái an toàn tuyệt đối. Phân rắn thải ra không nhiều nhưng cần vệ sinh thường xuyên, tránh để bẩn chuồng. Nếu phát hiện phân có mùi hôi, lỏng tức là rắn đã bị nhiễm bệnh cần xử lý, chữa bệnh nhanh chóng, tách con bị bệnh ra một khu vực riêng.

Vệ sinh sát khuẩn chuồng trại và phòng bệnh cho rắn bằng phác đồ khoa học sẽ giúp đạt hiệu quả kinh tế cao.

Chúc bà con thành công với mô hình nuôi rắn ráo trâu thương phẩm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Rắn Mối Giống. Giá Rắn Mối Thịt. Địa Chỉ Bán Rắn Mối Giống Cả Nước trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!