Xu Hướng 6/2023 # Gà Rừng Nhà Lai Tạo # Top 7 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Gà Rừng Nhà Lai Tạo # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Gà Rừng Nhà Lai Tạo được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gà rừng nhà lai tạo

Gà rừng bản tính nhút nhát, khó thuần dưỡng nên rất khó khăn cho người chơi gà vì vậy cần phải được lai tạo với gà nhà để thuần hòa chúng, nhưng lại tạo như thế nào để gà lai vẫn còn mang dòng máu của gà rừng về hình dáng cũng như tính nét của chúng đó mới là quang trong, qua 5 năm thuần hóa và lại tạo chúng tôi đã lại tạo thành công giống gà rừng tai trắng đời  F1, F2 rất đẹp và đang cho lại tào đời F3 và một số loại gà rừng nhạn và gà rừng chuối cũng khá đẹp đá rất hay để phục vụ cho ai thích chơi gà rừng và gà rừng lai; sau đây là một số hình ảnh về gà rừng và gà rừng lai của chúng tôi.

1/ Đây là gà con từ 2 tuần tuổi đến 2 tháng tuổi:

2/ Đây là gà từ 3 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi:

3/ Đây là những còn gà giống bố mẹ của chúng

phân biệt gà rừng thuần chủng

Gà rừng đỏ tai trắng

1. Mô tả hình thái gà rừng đỏ Gallus gallus spadiceus thuần chủng và gà rừng laiNhiều người, kể cả những người ở nông thôn, cũng thường lẫn lộn giữa gà rừng (junglefowl) rặt, gà rừng lai và gà nhà. Gà rừng lai được nhiều người ở nông thôn nuôi dưỡng và hoàn toàn khác với gà rừng rặt. Tôi thấy rất ít người nuôi gà rừng rặt, đa số nuôi gà lai giữa gà rừng, gà tre (bantam) và gà nhà. Tuy nhiên, con lai giữa gà rừng trống rặt với gà mái lai rất khó phân biệt. Mọi người hiếm khi lai kiểu này bởi vì gà rừng trống rặt mới bẫy được rất khó nuôi, hơn nữa gà lai có nhiều máu rừng cực kỳ nhạy cảm với những bệnh thông thường của gà nhà.

Tôi từng bẫy hơn 200 con gà rừng, bao gồm gà trống, gà mái trưởng thành và gà con cả trống lẫn mái. Trừ bảy con đực có màu sắc lạ, tất cả những con còn lại đều thể hiện những đặc điểm hình thái của gà rừng rặt. Năm trong số bảy con gà trống đó có nền hanh vàng với những vạch đen ở ngực và xung quanh hậu môn, lông cánh có nhiều màu vàng kim hơn so với gà rừng bình thường. Hai con gà trống còn lại đều xuất xứ từ bang Pahang, có lông bờm (hackle), lông mã và một số lông cánh rất trắng. Ngoài khác biệt về màu sắc, những con gà này có hình thái hầu như tương tự với gà rừng đỏ rặt. Có lẽ ông cha của những con gà này từng lai tạp với gà nhà. Tôi ngờ là như vậy bởi vì cả bảy con đều được bắt ở những khu rừng nhỏ bao quanh bởi làng mạc mà gà nhà thường được thả rông gần đó. Chúng tôi viếng thăm một dân làng ở Ulu Langat, bang Selangor người bắt được một cặp gà sau nhà. Những con gà này hoàn toàn khác với gà rừng bởi vì chúng to hơn, lông con trống hầu như hanh vàng còn lông con mái có màu nâu nhạt. Đây là những con gà bán hoang dã và rõ ràng là con lai giữa gà rừng và gà nhà.

Ngoài những điều trên, những con gà rừng mà tôi khảo sát đều không mấy khác biệt về mặt hình thái. Màu của gà rừng có xu hướng tương tự như màu của gà lai và thậm chí như một số gà nhà. Tuy nhiên, có một số đặc điểm hình thái, tập tính bầy đàn và hành vi điển hình mà chúng ta có thể dựa vào đó để phân biệt gà rừng rặt với gà rừng lai.

2. Gà trống trưởng thànhMàu nền của gà rừng trống trưởng thành là màu đen cùng với đủ mọi sắc độ đỏ và vàng ở cổ, cánh và lưng. Lông đuôi hẹp về phương ngang, lông phụng tá (lesser sickle) đều và ngắn hơn nhiều so với lông phụng chủ (greater sickle). Độ dài trung bình lông đuôi đo được từ 9 con gà rừng trống trưởng thành vừa bẫy được là 17.7 cm và trong tầm từ 14.3 đến 19.9 cm. Tổng số lông đuôi của một con gà trưởng thành hoàn toàn là 12, mỗi bên có 6 cái. Số lượng lông phụng tá là 4 cái mỗi bên. Ở cá thể lai điển hình, lông phụng tá dài hơn và nhiều cái cong xuống chụm vào lông phụng chủ. Màu của các lông phụng chủ và phụng tá là ánh kim đen với tông xanh. Đầu gà rừng tương đối nhỏ. Mồng lá, cứng cáp nhưng tương đối nhỏ, mỏng và răng cưa. Chiều dài mồng trung bình, đo từ gốc trước đầu cho đến gốc sau đầu, là 7.9 cm và trong tầm từ 7 đến 9.2 cm. Độ cao mồng trung bình, đo từ chóp gai cao nhất đến gốc mồng là 4.7 cm và trong tầm từ 3.9 đến 5.1 cm. Số gai mồng trung bình (kể cả các thùy nhỏ) là 9.6 và trong tầm từ 6 đến 13. Tích (lappet) và dái tai (earlobe) cũng phát triển nhưng thường nhỏ hơn gà lai và mặt có màu đỏ tía giống như mồng. Hai tích khi quan sát từ phía trước thường nằm sát hơn so với gà lai, vốn tương đối rộng. Chiều dài trung bình của dái tai là 2.4 cm và trong tầm từ 1.5 đến 3.5 cm, chiều rộng trung bình của dái tai là 2.1 cm và trong tầm từ 1.7 đến 3.4 cm. Chiều dài trung bình của tích là 3 cm và trong tầm từ 3 đến 3.4 cm, chiều rộng trung bình của tích là 2.9 cm và trong tầm từ 2.6 đến 3.7 cm.

Mồng gà mới bẫy được chuyển thành màu phớt xanh trong môi trường nuôi nhốt. Tôi thấy dái tai có nhiều màu và kích cỡ. Chúng có kích thước từ đồng xu 10 cent cho đến đồng xu 20 cent tiền Malaysia, màu đỏ tuyền, trắng tuyền hay trắng phớt đỏ, màu sau cùng phổ biến nhất. Màu xung quanh tròng đen ở hầu hết cá thể là hanh đỏ khác với đa số cá thể lai vốn trắng hay hanh vàng.

Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi. Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ, đo từ chóp cánh này đến chóp cánh kia là 72 cm và trong tầm từ 63 đến 76 cm. Chiều rộng trung bình của cánh là 21.9 cm và có tầm từ 20 đến 23.6 cm. Màu lông trước ngực là màu đen ánh xanh, cánh vai (wing bow) màu đỏ sẫm, lông bao (wing covert) màu đen, một số lông có những chỉ phớt đỏ, lông bay thứ (secondary flight feather) nửa đen, nửa nâu vàng và lông bay sơ (primary flight feather) màu đen với chỉ ngắn hanh vàng ở chính giữa. Số lông bao đầu tiên ở mỗi bên là 3, số lông cánh sơ ở mỗi bên từ 9 đến 11 trong khi số lông cánh thứ ở mỗi bên từ 12 đến 14.

Lông bờm chuyển từ cam hanh đỏ ở đầu cho đến đỏ hanh vàng gần xuống đến lưng. Màu lưng đỏ sẫm. Thân gà rừng khá mảnh dẻ và thuôn như chiếc thuyền, chân mảnh khảnh và trơn láng. Chiều dài trung bình của thân đo từ chóp mỏ (cổ vươn hết cỡ) cho đến phao câu (oil gland) là 36.4 cm và trong tầm từ 35 đến 38.1 cm. Chiều dài trung bình của cẳn chân là 8.7 cm và trong tầm từ 8.1 đến 9.4 cm. Đường kính trung bình của đùi là 3.5 cm và trong tầm từ 3.4 đến 3.9 cm. Chúng tôi không phát hiện thấy cá thể trưởng thành nào nặng hơn 1.5 kg và bởi vì cả điều này lẫn việc lông bay phát triển, nên gà rừng bay tốt hơn so với gà lai. Trọng lượng trung bình của gà rừng mới bẫy được là 1023.8 gram và trong tầm từ 800.3 đến 1220 gram. Cẳng chân gà rừng có màu xanh ngọc trong khi cẳng chân gà lai có màu đen xanh, hanh lục hay hanh vàng. Cựa có hình tam giác và có xu hướng cong lên ở gà già. Chiều dài trung bình của cựa ở gà trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2 cm.

Gà rừng trống lai mà dân làng thường nuôi hoặc lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với gà rừng rặt. Đầu thường lớn hơn, mồng và tích cũng lớn, nhám và dày hơn. Lông ngực có những vệt hanh vàng hay nâu trên nền đen như đã nói ở trên. Một trong những khác biệt quan trọng giữa gà rừng và gà lai là tiếng gáy. Tiếng gáy của gà lai hoặc kéo dài hơn hoặc lên quá cao trước khi ngắt đột ngột so với gà rừng rặt. Gà lai cũng gáy nhiều hơn so với gà rặt. Tuy nhiên, gà lai nhiều máu gà tre có tiếng gáy gắt hơn.

Tôi từng lai gà trống rặt với gà mái lai và tạo ra bầy lai rất khó phân biệt với gà rừng rặt. Tuy nhiên, có một vài đặc điểm cho thấy đó là cá thể lai. Ví dụ, thân hơi không thuôn như hình thuyền và màu xanh ngọc ở cổ chân (tarsus) hơi sẫm hay ngả tông lục. Ngoài ra, những cá thể lai này tương đối thân thiện và có thể thả rông như những gia cầm khác trong làng.

Hình 1: một con gà rừng trống rặt trong môi trường nuôi dưỡng có lông đuôi hẹp về phương ngang cùng với hai lông phụng chủ và bốn lông phụng tá.Hình 2: một con gà rừng đỏ rặt trưởng thành hoàn với màu lông điển hình.

Hình 3: một con gà lai điển hình mà dân làng thường nuôi. Lưu ý phần đuôi – có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ. Màu sắc rất giống với gà rặt. Thân khá mập mạp.Hình 4: cận cảnh đầu của một con gà rừng lai điển hình với mồng và tích lớn hơn.

Hình 5 & 6: Những con gà trống lai khác mà thoạt nhìn có thể nhầm với gà rừng rặt. Lưu ý phần đuôi, có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ.

Hình 7 & 8: cận cảnh đuôi của những con gà ở các hình 5 & 6. Lưu ý phần đuôi, có rất nhiều lông phụng tá với xu hướng hòa vào lông phụng chủ. So sánh với các hình 1 & 2.

Hình 9: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với màu sắc chuẩn mực. Lưu ý, các lông phụng tá đều và thân hình thuôn như chiếc thuyền. Hình 10: một con gà rừng đỏ mới bẫy khác. Ở con này, mồng và tích lớn hơn so với hình 4.

Hình 11: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với màu sắc chuẩn mực ở phần cổ. Một số gà rừng rặt có tròng mắt màu cam vàng.Hình 12: cẳng chân màu xanh ngọc và cựa rất sắc ở gà rừng trống rặt (mới bẫy được).

Hình 13: cựa của một con gà rừng đỏ trưởng thành rất sắc.Hình 14: một con gà rừng đỏ mới bẫy được với tròng mắt màu hanh vàng và bị nhiễm ve ở phần dưới mồng (mũi tên).

Hình 15: một con gà rừng rặt với dái tai màu đỏ. Nhiều con gà rừng hoang dã có dái tai màu đỏ. Con gà rừng trống này có tròng mắt màu đỏ, màu mắt phổ biến nhất.Hình 16: lưu ý tròng mắt hanh đỏ của con gà rừng này và dái tai hầu như trắng tinh.

Hình 17 & 18: gà rừng trống rặt mới bẫy được với dái tai trắng tinh. Lưu ý tròng mắt hanh đỏ và so sánh với hình 11.

Hình 19 & 20: một số gà rừng trống mới bẫy được cực kỳ nhát và sụp mồng, mất màu đỏ tươi ở mồng, mặt và tích vì căng thẳng. Lưu ý, dái tai ở trường hợp này không trắng hoàn toàn.

Hình 21: màu cẳng chân chuẩn mực ở gà rừng đỏ thuần chủng là xanh ngọc và theo kinh nghiệm của tôi, đặc điểm này là ổn định.Hình 22: lưu ý màu cẳng chân của gà lai dường như hơi nâu vàng ở hầu hết các vảy.

Hình 23: một con gà rừng trống rặt mới thay lông. Gà mái là gà lai.Hình 24: Một con gà rừng trống rặt được dân làng nuôi nhốt cả năm trời. Lưu ý con gà này đang thay lông (không có lông bờm).

Hình 25 & 26: những con gà rừng trống rặt này chỉ có một ít lông bờm khi mới bắt, điều chứng tỏ rằng chúng đang thay lông.

Hình 27: một con gà rừng trống rặt với thân hình thuôn, mồng và tích tương đối nhỏ.Hình 28: cận cảnh vùng đầu của một con gà rừng trống rặt với mồng và tích nhỏ.

Hình 29: đây là một con gà rừng trống bất thường với lông bờm màu trắng. Đây có lẽ là con cháu gà lai giữa gà rừng rặt với gà nhà.Hình 30: đây là biến thể vàng của gà rừng đỏ thường xuất hiện không xa khu làng mạc. Lưu ý số lượng lông bay màu vàng nhiều hơn so với gà rừng rặt. Đây nhất định là con cháu của gà lai giữa gà rừng trống rặt với gà nhà mái.

Hình 31: đây là biến thể gà rừng đỏ lông vàng khác được bắt ở Kajang, bang Selangor vào năm 1974. Địa bàn phân bố của gà này là rừng thứ sinh, được bao quanh bởi làng mạc. Đây nhất định là con cháu của gà lai giữa gà rừng rặt với gà nhà.Hình 32: đây là gà tre lai rừng thường được sử dụng làm mồi nhử gà rừng. Lưu ý đến khác biệt về màu sắc, thân hình nhỏ, mập và cẳng chân vàng.

Hình 33: bầy gà lai điển hình của tác giả.

3. Gà mái trưởng thànhGà rừng mái trưởng thành thường có màu nâu sẫm. Lông bờm nâu hanh vàng xen lẫn những vạch đen. Lông ức và vùng xung quanh hậu môn có màu nâu nhạt. Đầu nhỏ như đầu rắn, mồng, tích và dái tai tương đối nhỏ. Màu dái tai tương tự như gà trống. Thân thuôn như hình thuyền và chân tương đối dài, màu chân tương tự như gà trống.

Gà mái lai mà dân làng thường nuôi có thân hình không thuôn, mập mạp hơn, mồng và tích phát triển. Chân tương đối to và màu sắc đa dạng như xanh dương nhạt, hanh lục hay hanh vàng.

Hình 1, 2 & 3: gà rừng mái trưởng thành có mồng và tích rất nhỏ. Lông bờm hanh vàng xen những vạch nâu và màu sắc tổng quan là nâu sẫm. Lưu ý thân hình thuôn.

Hình 4 & 5: gà mái lai khác gà rặt ở thân hình mập mạp và mồng to hơn.

Hình 6 & 7: gà mái lai điển hình mà dân làng hay nuôi. Thân hình mập mạp hơn, đầu tròn, mồng và tích to hơn.

Hình 8: đây là con gà mái với lông bờm màu trắng. Con lai giữa một trong những con gà trống bờm trắng hoang dã với gà mái lai màu bình thường. Lưu ý, đầu rất giống với gà mái rừng rặt: đầu nhỏ, mồng và tích rất nhỏ. Hình 9: cận cảnh đầu và cổ của gà mái lai bờm trắng (nhiều máu rừng) với mồng nhỏ, không tích và lông cổ đen trắng.

4. Gà nonGà non có sọc to màu nâu sẫm ở chính giữa lưng, chạy từ đỉnh đầu cho đến đuôi. Hai sọc mảnh màu nâu sẫm khác ở hai bên sườn (chạy từ cổ đến đuôi). Màu giữa các sọc là màu kem. Những sọc đen điển hình khác chạy từ mắt đến sau đầu. Phần còn lại trên lưng màu nâu nhạt và bụng nâu nhạt hơn. Trừ lông cánh màu nâu nhạt, phần còn lại có màu vàng nhạt. Lông cánh mọc rất nhanh và gà có thể bay một đoạn ngắn khi đạt một tuần tuổi. Cẳng chân và các ngón ở vài ngày tuổi có màu xám nhạt. Gà rừng non thuần chủng và nhiều máu rừng rất nhạy cảm với những bệnh bắt nguồn từ sự căng thẳng.

Hình 1: ba con gà rừng đỏ thuần chủng mới nở. Lưu ý màu sắc điển hình của gà một ngày tuổi là các sọc nâu sẫm chạy từ đầu đến đuôi và sọc nâu sẫm mảnh chạy từ mắt đến cổ.Hình 2: cũng ba con gà đó (ở hai ngày tuổi) với những sọc nâu điển hình.

Hình 3: ba con gà rừng thuần chủng mới nở. Lưu ý màu sắc điển hình ở thân và màu xám nhạt ở chân.Hình 4: những con gà lai (nhiều máu rừng) rất khó phân biệt với gà rặt.

Hình 5: bốn con gà rừng thuần chủng mới nở và một quả trứng chưa nở.Hình 6: vẫn những con gà trên ở một tuần tuổi.

Hình 7: gà rừng đỏ thuần chủng một tuần tuổi. Lưu ý lông cánh đã phát triển đầy đủ cùng với những vạch trắng điển hình.Hình 8: ba con gà mới nở. Lưu ý cẳng chân màu xám nhạt.

Hình 9: lưu ý lông cánh gà rừng rặt phát triển đầy đủ sau một tuần tuổi và so sánh với gà ba ngày tuổi. Lưu ý những sọc nâu sẫm điển hình ở mắt, trên lưng và hai bên sườn.

Hình 10: hai con gà rừng rặt ở 11 ngày tuổi và gà nhà có cùng độ tuổi. Lưu ý đến sự khác biệt về kích thước và lông cánh cực kỳ phát triển ở hai con gà rừng đỏ non.Hình 11: hai con gà rừng đỏ rặt (trong hình 10) ở sáu tháng tuổi. Lưu ý đến sự khác biệt về kích thước so với gà nhà có cùng độ tuổi.

Hình 12 & 13: gà rừng trống ở sáu tháng tuổi. Lông, mồng, tích và dái tai vẫn chưa phát triển hết.

(Sưu tầm)               

Gà Rừng Mồi Và Cách Lai Tạo, Nuôi Dưỡng Cực Hay

Gà rừng mồi thường được dùng để làm mồi cho những gà khác đến trong quá trình bẫy gà, vì vậy cần chọn được một chú gà có những đặc điểm nhất định để có thể thu hút được nhiều gà đến. Xemdaga.online xin chia sẻ một vài thông tin trong việc chọn gà rừng mồi hay như thế nào? và cách nuôi dưỡng, chăm sóc.

Về ngoại hình, gà rừng mồi phải có màu lông tương tự gà rừng, thông thường là màu điều.

Chân gà có màu xám và vảy gà khít lại.

Lông đuôi nhiều với sự hài hòa giữa lông đuôi phụ và đuôi chính.

Mỏ gà phía dưới phải mỏng thì gà gáy rất siêng.

Giọng gáy khỏe, tốt và dứt khoát nên chọn những chú gà siêng gáy, có tiếng gáy nhỏ với giọng thổ ồ ồ.

Cánh phải đập liên tục trước khi thực hiện gáy.

Ghim đít ( xương 2 bên hậu môn ): càng khít hóc môn càng mạnh mẽ càng dễ dụ gà, không rót khi đi bẫy.

Tốt nhất chọn gà mồi rừng có kích thước từ 850g đến 900g và trông nhỏ nhắn.

Chọn giống: Ta có thể lai gà rừng với gà Ác hoặc lai gà rừng với gà Tre thậm chí là gà Kiến (gà ta-miền Nam, gà Ri-miền Bắc) để cho ra con gà mồi. Sở dĩ người ta làm vậy là để cho con gà mồi có hình dáng tương đồng (nhỏ con và màu lông tía) với gà rừng.

Ưu điểm khi lai với gà Ác là hay gáy, nhược điểm là chân có 5 móng và có lông ở chân, màu lông khó chuẩn; với gà kiến là hay đập cánh tuy nhiên kiểu mồng, màu chân và dáng dấp thường hay khập khiểng với gà rừng.

Tốt nhất nên lai với gà Tre (Tía chân xanh) nhất vì gà tre nhỏ con, dáng dấp, màu chân giống với gà rừng hơn tất cả các loại gà còn lại.

Tốt nhất nên chọn con gà mái là gà Tre, muốn chọn gà mái hay ta phải xem xét đến con gà trống cùng lứa đó, nhất thiết con gà trống cùng lứa với con gà mái phải là con gà có giọng gáy ồ, trầm nhưng đứt quãng, khi gáy hay đập cánh, hay cúi tục và hay bươi. Khi con gà trống cùng lứa có những tố chất đó thì con gà mái ít nhiều cũng mang trong mình một vài tố chất như vậy. Gà mái nên là gà tía chân xanh, nhỏ con nhưng khoẻ, bầu đít sa.

Về thức ăn, bạn cho gà rừng mồi ăn như những thức ăn gà bình thường, kết hợp thêm việc cho rau, ít mồi (cào cào, dế, mối, nhái) và thêm một ít lúa ngâm lên mầm, việc này sẽ giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà.

Điều kiện nuôi:

Thả rông: Áp dụng đối với gà từ 4 tuần tuổi trở lên, việc thả rông này sẽ giúp chúng thoải mái, kiếm ăn đủ chất và có bộ lông đẹp.

Nuôi nhốt: Nên đặt chuồng gà ở không gian thoáng đãng, vị trí cao ráo, tránh ẩm ướt, chuồng gà được xây dựng phụ thuộc vào số lượng, kích cỡ,…nhưng càng rộng càng có lợi, nên đặt chuồng ở vị trí vắng người.

Những lưu ý khi chăm sóc gà rừng mồi

Không dùng gà mồi để tham gia các trận đấu một cách không kiểm soát.

Tránh việc làm những chú gà mồi giận dữ hoặc những hành động khác làm cho gà sợ.

Phòng tránh bị chó hoặc rắn khi dùng gà mồi để bẫy gà.

Cách huấn luyện gà rừng mồi hay

Bên cạnh việc nuôi, chăm sóc, thì huấn luyện là một trong những quá trình quan trọng cần được theo dõi sát sao và chỉnh chu từng khâu một.

Cách Lai Tạo Các Giống Gà Tốt

1. Lai giữa anh em ruột cùng bầy – 25% (cận huyết sâu). 2. Lai giữa anh em cùng cha-khác mẹ hoặc cùng mẹ-khác cha – 12.5% (cận huyết vừa). 3. Lai giữa bác trai-cháu gái hoặc bác gái-cháu trai – 12.5% (cận huyết vừa). 4. Lai giữa ông-cháu hoặc bà-cháu – 12.5% (cận huyết vừa). 5. Lai giữa anh em họ – 6.3% (cận huyết nhẹ).

Hãy chọn phần trăm cận huyết mà bạn muốn áp dụng cho gà của mình. Nên nhớ mục đích của lai cận huyết là để ổn định gien đồng hợp. Bạn càng lai cận huyết sâu thì gien đồng hợp càng ổn định. Điều này sẽ càng khuyếch đại khi lai cận huyết gà với những kiểu hình tương tự gắn liền với một số kiểu gien.

Khi bạn lai cận huyết gà, hãy lưu ý vấn đề lại tổ (atavism). Lại tổ là sự tái hiện ở con cháu một đặc điểm của tổ tiên xa. Nó có thể phát sinh tật mỏ, con ngươi bất thường, tật ngực, vẹo ngón và lưng… Lại tổ cũng ảnh hưởng đến kiểu hình – đặc biệt là màu lông. Lại tổ là đồng hợp trội.

Một người bạn của tôi có lần lai tạo một cặp Ray Hoskins Grey. Kết quả của cặp gà Grey này – hai trong số bầy con có màu trắng. Cặp gà nhạn lại tổ này sinh ra những con gà trống ưu tú – tất cả đều màu trắng. Ông cũng lai gà lại tổ với gà nhạn dòng khác và vẫn cho ra gà lai thắng độ. Lai gà nhạn lại tổ với gà lai vẫn tạo ra chiến kê chất lượng. Khi màu lại tổ xuất hiện, hãy kiểm tra xem kiểu hình có gắn liền với kiểu gien, tức kiểu đá hay không. Khi lai tạo, nó sẽ đem lại kết quả tích cực. Di truyền là một vấn đề nghiêm túc và không phải lúc nào cũng diễn ra theo dự tính của chúng ta. Hầu hết các nhà lai tạo đều duy trì những dòng gà cận huyết sâu làm giống. Họ không đem gà giống đi đá; mà chỉ đá gà pha.

Hugh Norman, “nhà lai tạo bậc thầy”, người tạo ra dòng chiến kê Rebel trứ danh. Ông là một trong những nhà lai tạo duy trì những dòng cận huyết và pha chúng để lấy ưu thế lai (hybrid vigor). Với ông, gà giống và gà đá là khác nhau. Ông không đá gà giống cũng như không lai gà pha. Theo phương pháp này, gà giống của bạn càng cận huyết sâu thì lợi thế lai càng nhiều khi chúng được pha.

Theo phương pháp của Norman, chúng ta lai tuyển chọn (line-breeding) trước khi pha. Lai tuyển chọn là lai cận huyết cá thể, ở mỗi thế hệ chúng ta đều “đồng hợp” hóa (double up) gien bầy đàn. Bằng cách lai tuyển chọn, chúng ta cố gắng tạo ra những cá thể gần với tổ tiên về mặt di truyền. Mỗi thế hệ đều được đánh giá một cách cẩn trọng. Thế hệ sau cùng được giữ lại để làm giống hay đem pha.

Nếu bạn là nhà lai tạo nhỏ (backyard breeder), chỉ lai tạo dùng để thi đấu trên các webisite đá gà trực tuyến nhỏ, bạn có thể không đủ không gian để nuôi gà trong quá trình lai tuyển chọn. Tôi nghĩ bạn nên lai tuyển chọn với một cá thể là đủ. Hãy cố tìm ra cặp gà tiềm năng nhất, và lai ngược về cặp đó. Rồi bạn có thể khép kín (close) dòng lai với những con gà sinh ra sau này. Biến dị (heterosis) hay ưu thế lai (hybrid vigor) không ổn định bằng mỗi dòng thuần, nhưng thích hợp để tạo ra chiến kê chất lượng. Dĩ nhiên, điều này phụ thuộc vào chất lượng cặp gà bổn cùng với việc đánh giá và tuyển chọn của bạn

Còn bây giờ, hãy nói về lai xa (cross-breeding). Lai xa là lai giữa gà không có quan hệ huyết thống gần gũi. Lai xa thường được áp dụng để kết hợp những dòng gà giống chất lượng. Có ba phương pháp lai xa để tạo chiến kê. Chúng được mô tả như sau:

1. LAI TRỰC TIẾP (STRAIGHT-CROSS): hai dòng gà thuần được pha với nhau. Một ví dụ điển hình là bầy chiến kê nhanh-bền được pha giữa Ruble Hatch và Black Traveler. Ở đây, gà trống cũng giống như gà mái.

2. LAI BA DÒNG (THREE WAY-CROSS): nếu bạn có dòng Kelso chém tốt hơn trong các trận đôi công (open sparring) và muốn tăng tực đá (wallop), hãy lấy trống Hatch-Claret pha với mái Kelso. Bầy lai này sẽ có những đặc điểm mong muốn của Kelso, khả năng chém tốt như Claret và đá dai sức như Hatch.

3. LAI BỐN DÒNG (FOUR WAY-CROSS): pha hai bầy lai trực tiếp với nhau, chẳng hạn pha giữa Hatch-Claret với Kelso-Roundhead.

Khi lai xa, luôn nhớ câu ngạn ngữ sau: “Lai xa hay pha huyết hầu như luôn chuyển giao những tính trạng xấu. Những tính trạng tốt thường là kết quả của lai xa nhưng không thể di truyền”. Câu này được trích từ cuốn sách “Modern Breeding of Game Fowl” (Lai tạo chiến kê theo cách hiện đại) của Frank “Narragansett” Shy.

Một phương pháp lai tạo đáng chú ý khác trong sách này là “Phương pháp Narragansett” được phổ biến bởi Frank Shy, một “bậc thầy lai tạo” nổi tiếng nữa với dòng gà đá có tên Narragansett. Phương pháp này chủ trương chuyển giao “máu” của một cá thể trội cho bầy đàn ở “quy mô nhỏ” bằng cách bổ sung định kỳ “máu” đó trong hàng loạt bầy lai thay vì lai cận huyết sâu.

Như vậy là tối đa rồi. Chúng ta không thể lai tiếp bầy (3) và bầy (4) với trio gốc vì quá cận huyết. Chúng ta phải tuyển bên ngoài một con trống khác tương tự như TRỐNG (A) về hình dạng cũng như lối đá, tức TRỐNG (D). Chọn những con gà mái tốt nhất từ các bầy (3) và (4) để lai với nó.

Kết quả sẽ cho ra các bầy (5) và (6) với 1/4 máu của con TRỐNG (A) gốc.

Một phương pháp đáng chú ý nữa là lai thể (out-breeding). Lai thể là lai cùng dòng nhưng xuất phát từ những nhà lai tạo khác nhau với điều kiện là chúng phải được giữ thuần. Nếu bạn có dòng Kelso và bạn không biết cách giữ dòng, bạn có thể mua một con Kelso trống từ nhà lai tao khác và đem lai với mái Kelso nhà. Bầy con vẫn là Kelso thuần nhưng bạn lại không lai cận huyết quá sâu.

Một số nhà lai tạo nhỏ pha gà Mỹ với gà phương Đông. Nếu bạn thuộc nhóm này, tốt nhất bạn nên áp dụng phương pháp “bậc” phương Đông IVY (Ivy Oriental grade). Ivy chuộng gà 1/4 “bậc” phương Đông trong các bầy “lai trực tiếp” hay “lai ba dòng”. Theo đó, bạn chỉ cần một con gà trống phương Đông để tạo ra gà mái 1/2 bậc. Nên nhớ, “bậc” phương Đông là phương pháp thử và loại (trial & error method).

Để tôi giải thích cách thực hiện. Theo phép “lai trực tiếp”, trước tiên bạn lai gà phương Đông, chẳng hạn với dòng Davis Mims. Bầy này sẽ có 1/2 “bậc” phương Đông. Chúng ta chọn con gà mái 1/2 “bậc” phương Đông tốt nhất và lai ngược về trống Davis Mims. Phép “lai trực tiếp” này sẽ tạo ra bầy 1/4 “bậc” phương Đông.

Nếu bạn muốn thực hiện “lai ba dòng”, bạn chọn gà mái 1/2 bậc (bầy trống phương Đông lai với mái Davis Mims) lai với bầy Davis Mims-Hatch Gull. Bầy con sẽ có 1/4 Hatch Gull, 1/2 Davis Mims và 1/4 “bậc” phương Đông. Tác giả cũng chuộng gà 1/8 “bậc” phương Đông.

Chìa khóa của thành công trong việc tạo “bậc” gà phương Đông là tuyển chọn và loại bỏ không thương tiếc. Chọn những con gà trống phương Đông nạp dữ, chém tốt và luôn bật cao hơn đối thủ mỗi lần nạp. Những con đá rát trong trường đấu thường thiếu lực vì vậy hãy bổ sung chút % máu dai sức (HATCH). Những con gà phương Đông mà bạn đổ chỉ đá dai sức khi đạt 2 tuổi. Tác giả từng chứng kiến rất nhiều gà phương Đông bỏ chạy khi đá cựa sắt. Chúng không đá đến hết trận. Tuy nhiên, có một số con đá lâu đến 10 phút và chịu được vết chém sâu khi đạt 2 tuổi hay hơn. Những con gà phương Đông này có đáng để lai tạo không? Chúng không cần phải chăm sóc nhiều trước khi đá và kháng bệnh rất tốt.

Lai Tạo Và Chọn Mái Nhánh

Phương pháp lai tạo truyền thống

Trong bài này, chúng ta sẽ tóm lược phương pháp lai tạo truyền thống tức phương pháp lai tạo gà nòi, gà đòn mà dân gian vẫn áp dụng trong hàng trăm năm qua.

Công thức lai tạo: MÁI BỔN x TRỐNG HAY

*Mái bổn là mái có những đặc điểm mà chúng ta mong muốn lưu truyền cho đời sau, chẳng hạn gan lỳ, lối đá…

*Để tạo mái bổn từ mái nòi rặt, chúng ta vẫn áp dụng công thức trên, kết hợp với việc tuyển chọn qua nhiều đời, thường từ 3 đến 4 đời. Nếu đời sau cùng gà trống đá hay thì gà mái cùng bầy được tuyển làm mái bổn.

*Một khi đã có mái bổn, vẫn áp dụng công thức trên để tạo gà đá trường. Thường mái bổn được giữ xài trong 4-5 năm.

*Khi lứa mái bổn này đã già, trong các bầy con, lứa nào đá xuất sắc nhất thì gà mái cùng bầy sẽ được giữ lại làm mái bổn mới. Lứa mái này tuy vẫn giữ được những nét cơ bản của lứa mái cũ, nhưng dẫu sao vẫn có đôi chút khác biệt. Nếu lọc lựa không cẩn thận thì qua nhiều đời, sự khác biệt sẽ càng tăng đi đến chỗ… mất bổn. Mất bổn ở đây có hai nghĩa: suy giảm chất lượng hoặc mất đi lối đá cũ. Đây là điều vẫn xảy ra trên thực tế.

*Một nhà lai tạo có thể giữ nhiều bổn mái được tuyển lựa từ các vùng khác nhau.

*Trống hay là trống ăn nhiều độ, hoặc có lối đá xuất sắc, hoặc có khi là gà tơ chưa đá độ nhưng xuất phát từ một bổn rất hay. Đương nhiên các đặc điểm về hình thể và vi vảy cũng được xét đến.

*Trống hay cũng có khi là trống có những đặc điểm mà nhà lai tạo thấy phù hợp với bổn mái của mình, chẳng hạn như lối đá. Có người kiên trì sưu tầm trong nhiều đời những con trống hay có cùng một lối đá.

*Trống không được phép cận huyết với mái bổn. Thường thì nhà lai tạo sẽ kiếm từ nơi khác, xa địa phương để tránh cận huyết.

Trích sách “Phong lưu cũ mới” của Vương Hồng Sển:

CON HAY NHỜ MẸ GIỎI. – Nói về gà, thì đây là câu nhựt tụng. Có câu ví: “Chó giống cha, gà giống mẹ”; và câu khác: “Gà bền tại mái”.

Vì lẽ ấy, mái nòi, ít ai chịu bán ra. Mỗi lần gà sanh con trong bầy, lựa gà trống nuôi đã đành. Đến như gà mái, lúc còn tơ, cũng lựa rất kỹ: con nào tốt bộ thì để giống; còn lại bao nhiêu mái dư, thà nhắm mắt cho ai ăn nhậu làm gì thì làm, riêng chủ gà, không bán ra cũng không cho chác.

Lựa mái hay là một chuyện, nhưng cũng phải kén trống tài khác dòng máu, thì lứa sau dám chắc là không thua cha mẹ: theo nguyên tắc thì: “trống hay cộng với mái hữu hạng, sanh con đó là gà dòng, gà giống”.

Gà trống để giống, phần nhiều là gà ăn độ, nay vì cao niên, không ra trận mạc nữa, để giữ đòn hay, tài đá giỏi, nên cho cản mái, hay đổ mái, đúc mái, đạp mái, lấy giống lại. Cũng có khi dùng trống còn tơ vào việc ấy là vì muốn có gấp giống gà để đá kịp mùa, trống tơ ấy cũng là gà dòng, đã biết tài sức rồi. Nhưng thường lệ người nuôi gà có phương pháp ít nóng tính, vẫn chờ trống được hai ba tuổi và kén mái sung sức đúng năm mới đổ, như vậy sanh con mới chắc được “nòi” y hệt tánh nết cha mẹ.

Như đã nói, phép đúc gà quan hệ lắn. Nếu trống và mái “đồng huyết tộc” thì con đẻ ra sau này lần hồi lụn bại kém sút cha mẹ thì có, chớ không hơn. Người biết chơi gà, phần nhiều không có học nhà trường, nhưng học hỏi ngoài đời, lấy kinh nghiệm làm căn bản, cứ xét ở chỗ đối với loài người, chí những dòng giống vua chúa Á-Âu, nếu cưới gả quanh đi lộn lại cũng trong dòng họ, con cậu lấy con cô con dì, lần hồi sẽ sanh ra cháu con kém thông minh, không đần độn cũng tật nguyền, bịnh hoạn… Bởi lẽ ấy, các tay nuôi gà chọi hay giấu nhẹm gốc gác giống gà của mình dày công tuyển lựa, không mấy khi nói cho ai biết trống mái của mình nguyên ở đâu mà có.

Người chơi gà chuyên môn luôn luôn lấy kinh nghiệm làm gốc làm thầy, và bền chí không ai có. Tỷ như họ đã từng thua độ vì gà địch giỏi vỉa tối và cựa đâm nhấp nháy, thì khi đúc gà để báo thù, họ sẽ tuyển giống có tài bay cao chém dữ, trị lại đòn vỉa tối của địch thủ, – biết đá bay, mỗi lần bay mỗi lần chém, biết dùng cựa lúc xạ, nạp, lanh lẹ cao tài hơn giống gà ăn độ năm xưa, thì ắt trả thù được chắc chắn rồi, tóm lại họ nhớ kỹ cho đến đỗi nhớ con gà ăn độ nằm giỏi miếng vỉa tối thì nay họ lựa giống gà biết móc biết khều đầu gà địch không cho chun vào nách và biết đá liền liền khiến con gà kia không kịp đỡ thì lấy gì trổ ngón.

Trích sách “Kinh nghiệm nuôi gà nòi” của Việt Chương – Nguyễn Việt Tiến:

*TẠO MÁI GỐC: Nuôi gà nòi, điều quan trọng là phải có gà nòi mái tốt, để làm mái gốc, mái nền cho mình. Mái tốt là mái ra con lì đòn lại có đòn độc, thế độc, đứng khuya (gà đòn) đá cả buổi trời vẫn không hề chạy…

Dân gian có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ”, có nghĩa con chó mang đặc tính di truyền của cha. Còn gà thì mang đặc tính di truyền của mẹ. Thực tế cho thấy, nếu con chó cha bẩm sinh cụt đuôi thì các bầy con của nó đa số đều cụt đuôi. Nếu chó cha là chó mực, thì bầy con của nó đa số đều là chó mực. Riêng gà nòi thì bầy con mang tính di truyền của gà mẹ, vì vậy những người nuôi gà nòi xưa nay thường chọn những gà mẹ mang đặc tính tốt để nuôi.

Muốn có một mái nòi tốt làm gà giống riêng cho mình, có nhiều cách:

1. Gặp duyên may: Như trường hợp gặp một sư kê chọn làm đệ tử, không những sốt sắng truyền nghề cho mà còn “truyền” cho gà mái gốc. Trường hợp này tuy hiếm thấy nhưng vẫn có. Tác giả cũng may mắn rơi vào trường hợp này.

Cũng có trường hợp chủ gà mái gốc phòng xa, e ngại gà bị dịch, bị toi chết tuyệt giống nên phải tìm một người đáng tin cậy, hoặc là đệ tử, hoặc là bà con xa gần của mình để nhờ nuôi vài ba gà mái… để giữ “gốc” sau này nếu cần thì bắt lại khỏi bị tuyệt diệt. Nhưng có điều hai người phải ở càng xa nhau càng tốt, ít ra cũng… vài ba tỉnh để vì “sợ đụng hàng”. Chúng tôi sẽ giải thích rõ điều này ở phần sau.

2. Do chủ mái gốc giải nghệ: Có một con mái nòi rặc giống trong tay, người nuôi gà nòi chuyên nghiệp quí nó hơn vàng, không dễ gì họ bán ra, dù trong nhà có đến vài ba chục mái! Giống mái nòi tốt này coi như một thứ gia bảo, nuôi từ đời ông truyền đến các đời cháu chắt về sau. Số gà mái thặng dư thà họ ăn thịt hoặc giết mổ thết đãi khách chứ không hề bán hoặc đổi chác vật gì cho ai.

Thế nhưng đời ông đời cha nuôi gà, quí gà, nhưng qua đời con cháu về sau do ý thích hoặc do hoàn cảnh bắt buộc họ không thể tiếp tục nuôi gà nòi nữa, thế là con mái gốc sẽ lọt vào tay người khác. Đây cũng được coi là duyên may cho những ai mới bước vào nghề mà được mua hay được tặng con gà mái nòi quí báu này.

3. Lai tạo để có mái nòi tốt: Việc làm này được đa số nghệ nhân nuôi gà nòi áp dụng, và cũng cho kết quả tốt, tuy có mất nhiều thời gian và công của. Trước hết quí vị cố chọn được con gà mái nòi rặc giống về chăm lo nuôi dưỡng cho mập mạnh. Sau đó tìm một con trống đã ăn độ, mà đòn thế của nó rất vừa ý với mình, cho cản mái để lấy lứa con. Trong lứa con này, tạm gọi là F1, lựa ra một con mái có những đặc điểm tốt nhất này (chọn từ vóc dáng đến vảy…) cho cản với một trống nòi rặc giống đã ăn độ khác để ra bầy con F2. Trong bầy con F2 này ta lại lựa ra một mái đúng chuẩn rồi cản một con trống tốt khác để có bầy con F3.

Trong bầy gà con F3 này ta lựa ra vài con trống có tiêu chuẩn tốt nhất nuôi lớn cho đá để coi đòn thế có vượt trội hơn những con gà cha trước đây không. Nếu tốt hơn thì lứa F3 này có thể coi là mái gốc, mái nền. Còn nếu ngược lại, bầy trống F3 vẫn đá không ra gì, thì lại chọn gà mái con F3 có tiêu chuẩn tốt nhất cho lai tạo với một trống nòi gan lì nổi tiếng khác để có bầy con F4… Những gà con trong các lứa F1, F2, F3 không đủ chuẩn dù là gà mái cũng coi như gà thịt, đừng tiếc.

Cũng có trường hợp lai tạo đến 4 đời rồi mà gà trống đá vẫn… không lên chân thì coi như thất bại, và trở lại từ đầu với con mái khác…

Công việc này tốn rất nhiều công của, nếu không có đức tính chịu khó và kiên tâm trì chí thì không tài nào thực hiện được. Tuy công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tốn nhiều tiền của, nhưng lại có niềm vui, nhất là khi biết chắc đã gặt hái được thành công viên mãn…

Trích sách “Cách chọn gà đá” của Vũ Hồng Anh:

CÁCH CHỌN GIỐNG GÀ: Tục ngữ có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ”. Muốn có gà dữ mà nuôi ta phải cố chọn được con gà nòi mái xuất sắc để nuôi. Với những mái nòi nổi tiếng như lì đòn, đá đòn độc hiểm như song phi, sỏ, mé, hồi mã thương, khai vựa lúa… đủ tài hạ địch thủ trong một hai hiệp, thì ai có nấy nuôi, xưa nay không ai dại gì đem bán (dù với giá thật cao) hoặc cho. Họa chăng mình có mua được gà tài này, khi chủ nuôi tính bề… giải nghệ!

Xưa nay, mái nòi nổi tiếng, mỗi vùng may ra chỉ có một nhà nuôi. Hay nếu dòng họ người ta đông, thì độc quyền trong dòng họ nuôi chung với nhau, do đó mới có chuyện cả vùng nổi tiếng. Chẳng hạn như gà Cao Lãnh, hoặc “Mái râu” Bà Rịa nổi tiếng một vùng…

Muốn có mái nòi thật dữ, nếu không có cơ may gặp một sư kê nào đó thương tình nhượng lại, thì ta chỉ còn cách tự tạo mái mà nuôi.

Trước hết, phải cố chọn con mái rặc nòi, nếu cựa thì phải đúng là gà cựa, và nếu đòn thì phải rặc gà đòn. Sau đó, phải xem tướng cách có đạt yêu cầu không, kế đó xem lông, xem vảy, thấy tốt mới chọn nuôi.

Mái nòi này cho cản với trống nòi ăn độ để xem bầy con nó ra sao. Nên cho cản vài ba lứa, nếu thấy bầy con tài nghệ quá tồi, hoặc không được ưng ý lắm, thì ta nên thay mái khác… Ngược lại, nếu đúc ra vài ba lứa con mà đa số đều là chiến kê nổi tiếng thì coi như ta đã gặp may!

Có nhiều người cả đời cứ lo tuyển mái gốc, trong nhà lúc nào cũng nuôi cả chục mái của nhiều vùng khác nhau, lập ra hàng chục cuốn “gia phả” ghi chép cẩn thận, nhưng trên đầu đã hai thứ tóc mà vẫn không ưng ý được một dòng gà nào!

Vậy cách tuyển chọn một mái nòi để giống phải ra sao? Gà phải hội đủ những điều kiện gì?

Dù gà có gốc gác (gà thuộc dòng nổi tiếng) hoặc là gà ta chưa rõ xuất xứ, ta cũng nên thực hiện đúng câu: “Nhứt thủ, nhị vĩ, tam hình, tứ túc”.

Nghĩa là mặt phải lanh, cổ phải to, khỏe, đuôi cúp xuống, thân mình tròn trịa, ngực nở, lườn thẳng. Về chân, ngón phải dài, khỏe, hai hàng vảy phải đều đặn và không có những vảy xấu. Màu vảy cả hai chân phải sáng, thành ngoài úp vào thành trong. Nếu gà có những vảy quý lại càng nên chọn.

Nói cách khác, lựa gà mái để giống cũng như cách chọn gà trống để nuôi lớn đá độ vậy. Càng khắt khe với mình trong việc chọn lựa lúc đầu thì may ra sau này ta sẽ được mái tốt mà nuôi.

Xin nhắc lại, công việc tạo mái gốc không thể gấp gáp. Vấn đề này “dục tốc bất đạt”. Càng biết trì chí, càng chịu kiên tâm, chịu khó, ta càng có nhiều hy vọng sớm gặt hái được thành công!

Gà mái nòi rặc giống, trong điều kiện nuôi và chăm sóc kỹ, đến bảy tám tháng tuổi đã bắt đầu chịu trống. Nên chọn trống thật tốt về hình vóc, về xương cốt, vảy chân và nhất là có thành tích xuất sắc ở đấu trường cho cản mái. Không nên chọn trống quá tơ hoặc quá già, con nó sẽ yếu.

Lứa con đầu, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, nên loại bỏ vì lông thường giòn, không nuôi đá được. Ta nên nuôi từ lứa gà thứ hai trở đi. Và khi thấy gà nòi mái đó ra con tốt, có tài nghề thì có thể cho đẻ đến bốn năm năm sau…

Trứng gà nòi không to, nhưng vỏ dày hơn trứng gà tàu. Gà mái nòi rặc giống mỗi lứa chỉ đẻ khoảng 7 trứng, tối đa là 8 trứng. Những mái nòi đẻ mỗi lứa trên 10 trứng là gà lai, nên loại bỏ.

Nên cho gà mẹ ấp trứng và nuôi con của nó. Với những mẹ nuôi con không giỏi, cuối ngày ta nên cho bầy gà đó ăn thêm cho đủ no.

*CÁCH CHỌN NGOẠI HÌNH GÀ TRỐNG NÒI

Tài liệu dành chung cho gà đòn và gà cựa :

– Đầu gà: đầu gà to hoặc nhỏ thì không cần thiết mấy, miễn sao đầu và cần cổ phải tương xứng với nhau, gà có cần cổ to, đầu to tương xứng thì ok nhất nó mạnh mẽ kèm với mắt lanh, sắc sảo thì number one

– Mồng gà: theo NKK thì mồng trích là nhất, kế đến là mồng dâu (nhưng nhỏ nha) là ok, nhưng mồng trích thì ngon hơn. Gà mồng trích nhỏ, nằm sát đầu nên khó lòng cắn dính mồng để tung chân đá. Mồng nhỏ, gọn thì dể tránh đòn. Các loại mồng khác thì xấu hơn: mồng 3 lá, lái,… Mồng gà là nơi dễ dính đòn (so với vùng mặt, cổ) mau ra máu, làm gà suy yếu nhanh.

– Mắt gà: có rất nhiều loại theo NKK biết gồm bạc, trắng, vàng, đỏ, thau, đen,… mắt gà cần phải to, sâu, con ngươi nhỏ, nhưng lanh lợi, mí mắt mỏng. Gà mắt thau là tốt nhất, kế đến là mắt bạc. Các loại mắt đỏ, đen thì xấu.

– Cần cổ gà: to, dài, xương cần liền lạc với nhau, không lệch vẹo, không dùng gà cần cổ nghiêng, đầu nghiêng.

– Móng gà: móng cứng chắc, đầy đủ, suông sẻ, cong.

– Chân gà: cứng cáp, chân vuông mới tốt, không được dị hình dị dạng, bước đi mới vững vàng.

Theo NKK có 2 loại cắt lông đuôi đẹp: hình mũi tên, vòng cung, nhưng khi cắt thì lưu ý cắt sau cân đối và đẹp.

– Ghim gà: ghim gà càng khít càng tốt, ghim gà bằng nhau, không được cái ngắn cái dài.

– Cựa gà: có nhiều loại cựa như: giao chỉ, đao độc, sừng trâu, đao dựng, nhật nguyệt,…

Dành cho ace chơi gà lâu năm mới hiểu nhiều hơn (NKK sẻ viết ở bài sau). Khi bước vào nghề chơi gà, đòi hỏi phải có lòng “đam mê”, chịu khó tìm hiểu, chọn tỉ mỉ để tìm được giống gà ưng ý, gà xấu thì cứ mạnh tay mà xé khoai nhậu.

*CÁCH CHỌN GÀ NÒI MÁI TỐT:

– Tục ngữ có câu: “chó giống cha, gà giống mẹ “. Điều đó có ý nghĩa là bầy gà con sẽ ảnh hưởng mẹ rất nhiều, ảnh hưởng ở cha chỉ phần nhỏ.

– Vì vậy: để chọn gà mái nòi để nuôi làm giống rất là khó có khi để tiền mua 1 con gà mái 5-10 triệu, là chuyện thường tình ở huyện. Bỏ tiền mua không tiếc mà khổ ở đây là năn nỉ người bán sau thấy khó quá.

NKK từng nuôi 1 con gà mái xám đổ ra bầy con rất dữ, nó cầm bầy luôn mới ghê, không những nó cầm bầy, mà còn mọc cựa và gáy luôn “mới sợ” có thể do đột biến “GEN” không chừng.

– Chọn gà mái cơ bản như thế này: đầu, mồng, mắt, mỏ, cần cổ, lưng, lườn, lông, ghim… đúng chuẩn mới ok. Nói thì nói vậy thôi chứ đúng chuẩn chắc mỏi 2 con mắt quá.

– Phần đầu gà:

+ Đầu: nhỏ thon dài theo cổ (nếu đầu bằng cổ thì càng tốt).+ Mỏ: vừa phải, không dài và to quá, cân bằng với đầu gà, nhìn thấy chắc chắn (nếu mỏ xuôi thì đuôi phải dỏng), khoé miệng rộng (khi vạch miệng gà ra thấy nó rộng).+ Mũi: mũi gà to, cánh mũi hở.+ Mắt: to, con ngươi nhỏ hoặc mắt ếch, sâu.+ Mồng: mồng dâu nhỏ và dựng thẳng, không ngã sang 2 bên (mồng trích).

– Phần cổ: phải dài thích hợp với thân và có kết cấu xương chắc (bạn ôm gà, cầm phần dưới cùng cổ gà vuốt ngược lên thấy xương liền, không rời “cổ đặc” là tốt). Nếu trên cổ gà có lông phủ từ đầu xuống đến hết phần cổ thì là liên mã đề tốt.

– Mình gà:

+ Vai nở, to và xếch; 2 trái chanh to, sờ vào thấy xương có kết cấu liền, vững chắc.+ Ngực, lườn: ngực ưỡn, lườn sâu không vẹo gà vẹo lườn thì nấu cà ri hay trộn gỏi đi.+ Thân gà: có hình bắp chuối.+ Cánh gà: úp chặt lấy thân gà phủ gần hết phao câu và lưng, lông cáng to dày.+ Thế đứng: tuỳ theo các bạn chọn con gà mái đá thế gì để chọn cho phù hợp.+ Phao câu to, sát với thân gà, trên đó lông đuôi nhiều và mọc dầy.+ Chân gà: đùi to vừa phải phù hợp với thân gà nhìn từ trước vào thấy đùi phình ra to hơn thân.

– Xương ghim: đều, không lệch và sờ vào thấy cứng chắc,…

* Lưu ý: Gà mái nòi trung bình đẻ mỗi lứa chừng 8 trứng chọn gà mái nòi, lưu ý không nên để trùng huyết (cùng mẹ, cùng cha) cùng dòng giống.

Gà mái đẻ lứa so không nên cho ấp, (đẻ lứa so đem ấp gà con nở ra không tốt) lứa thứ 2 mới tốt, lứa so cho em bé ăn thông minh đây, hoặc luộc nhậu với rượu đế nha bà con.

Mã Lại

Xám Mã Lại

Xám Mã Lại Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều đựơc gọi chung là xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu: Nhất xám khô, nhì ô ướt.

Hợp cách về màu Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thời trước năm 1975.

Màu chân Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám mã lại và ó mã lại có bộ lông màu nâu.Màu mỏ Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cáchMàu mắt Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khônMắt màu trắng thường là nhất phẩm. Gà dữMắt màu đen là nhị phẩm. Gà hiểmMắt màu vàng thau là tam phẩm. Gà lìMắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya.

Hợp cách cho gà Xám Mã Lại là:

Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhấtChân xanh + mắt trắng = Hạng nhìChân đen + mắt trắng = Hạng baChân trắng = Thất cách

Ô Mã Lại Gà ô mã lại là loại gà có màu lông đen tuyền. Đây là loại gà tiêu biểu đông đảo nhất.

Hợp cách của Ô Mã Lại:

Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhấtChân đen + mắt trắng = Hạng nhìChân đen hoặc xanh + mắt vàng thau hoặc đen = Hạng ba

Gà ô mã lại mà có một vài cọng lông trắng nơi cánh và đuôi (gián cánh) vẫn được xem là hợp cách.Gà ô chân trắng đựơc nhiều người ưa chuộng như câu:

Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy.

Ô Mã Lại

Ô Bông Gà ô bông có bộ lông đen và trắng pha lẫn.

Con ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lời tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ở khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đối thủ nằm xoặc cánh dãy đành đạch trước khi chết.

Hợp cách của Ô Bông:

Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhấtChân đen + mắt trắng = Hạng nhìChân đen hoặc xanh + mắt đen = Hạng ba

Ô Bông

Ó Mã Lại Gà mã lại có bộ lông đỏ hoặc nâu đều đựơc gọi chung là Ó Mã Lại. Tuy nhiên, hợp cách của mỗi loại hơi khác nhau.Hợp cách của gà điều:

Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhấtChân vàng + mắt vàng = Hạng nhìChân xanh + mắt xanh = Hạng baChân đen = Thất cách

Ó Mã Lại

Nhạn Gà mã lại màu trắng ít được ưa chuộng vì thường bị thua.Gà nhạn có chân đen được xem là thất cách.

Nhạn

Mã Chỉ

Gà “mã chỉ” là loại gà có lông mã (trên lưng gần đuôi) dài và nhọn. Gà mã chỉ cũng sẽ có lông bờm dài và nhọn. Cả hai thứ này đều khác với gà “mã lại”. Ngoài ra, gà mã chỉ cũng sẽ có thêm lông đuôi phụ cong dài phủ trên lớp lông đuôi chính.

Gà mã chỉ đựơc xem là một giống gà khác biệt với giống gà mã lại. Ngoài ra thì các tay nuôi gà còn gọi loại gà có lông mã vừa nhỏ vừa ngắn là gà “mã kim”.

Con gà ô này có bộ mã chỉ màu đỏ. Thường thì gà có lông mã màu đỏ cũng sẽ có lông bờm màu đỏ.

Mã Kim

Đây là một thí dụ về loại gà đòn miền Trung. Gà có vóc dáng cao, thế đứng ưỡn ngực, mặt mũi dữ tợn. Lông mã nằm gọn trên lưng, ngắn và nhỏ lăn tăn như kim nên còn đựơc gọi là “mã kim”.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Rừng Nhà Lai Tạo trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!