Xu Hướng 3/2023 # Gà Nòi, Gà Chọi Thuần Chủng Làm Sao Để Phân Biệt? # Top 4 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Gà Nòi, Gà Chọi Thuần Chủng Làm Sao Để Phân Biệt? # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Gà Nòi, Gà Chọi Thuần Chủng Làm Sao Để Phân Biệt? được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giống gà nòi được nuôi ở nhiều địa phương trên cả nước.

– Gà nòi ở miền Bắc còn được gọi là gà chọi. Theo tiếng Bắc thì chữ “Chọi” có nghĩa là đánh lẫn nhau.

– Ở miền Trung thường gọi gà nòi là gà đá. Ý nghĩa của chữ “đá” là diễn tả cách gà nòi cùng chân đá con gà đối thủ ở trong trận đấu.

– Còn ở miền Nam thì tên gọi gà nòi được giữ nguyên.

Mỗi miền có một tên gọi khác nhau nhưng những cái tên đó đều chỉ gà nòi.

Đặc điểm ngoại hình

– Gà trống có lông màu xám, đỏ lửa xen lẫn các vệt màu xanh. Gà mái có màu xám đá.

– Kích thước to, chân dài, cao, cổ cao, thịt đỏ, rắn chắc.

Các loại gà nòi nổi tiếng ở nước ta

Gà đòn Bình Định

Gà đòn Bình Định có vóc dáng cao lớn, bộ xương chắc khỏe, cơ bắp chắc. Khả năng chịu đòn tốt, tính chiến đấu bền bỉ. Đặc điểm nhận dạng của giống gà này là phần đầu, cổ, ngực, đùi có lông nhưng rất thưa. Dòng gà đòn Bình Định nổi tiếng nhất là: Ngân hàng và Bảy Quéo.

Gà Nòi Chợ Lách

Đặc điểm của giống gà này là có bộ lông óng mượt, ngực ưỡn về phía trước, lưng cong, chân vuông. Sức đề kháng của gà tốt, ít khi bị mắc bệnh vặt, cúm. Gà Nòi Chợ Lách cũng có sức bền dẻo dai, kỹ thuật chiến rất tốt.

Gà tre Tân Châu

Chúng có bộ lông sặc sỡ, đuôi dày và dài thướt tha. Gà tre Tân Châu được lai tạo từ gà tre Nhật Bản và gà rừng Tân Châu. Chúng được vua, chúa Nhật Bản nuôi làm kiểng. Sau đó chúng du nhập vào Việt Nam theo các thương nhân Nhật Bản. Theo thời gian, ông cha ta đã thuần dưỡng, lai tạo để có giống gà tre Tân Châu như ngày nay.

Gà chọi thuần chủng

Gà nòi còn có tên gọi khác là gà chọi. Tuy nhiên gà chọi thuần chủng khác gì với gà nòi (hay còn gọi là gà chọi)? Ta có thể phân biệt gà chọi thuần chủng qua những đặc điểm sau.

Để tạo ra được giống gà chọi thuần chủng thì từ đời gà bố, mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến nòi giống của gà chọi thuần chủng sau này.

Đời gà bố của giống gà chọi thuần chủng

Một con gà trống giống phải là chú gà chiến có sức khỏe, thân hình cao lớn, sức dẻo dai, dáng đẹp. Chân của gà trống bố thanh, nhỏ, khô. Hàng vảy đi, vảy kiếm có cấu tạo rõ ràng, sắc nét.

Đời gà mẹ của giống gà chọi thuần chủng

Gà trống bố chỉ quyết định 30% thể trạng của con nhưng gà mái mẹ lại quyết định tới 70% di truyền đời con. Và muốn có giống gà con chất lượng thì việc chọn lựa gà mẹ phải là người có kỹ thuật cao. Chọn gà mái cần phải trải qua các phần theo quy tắc của cha ông truyền lại đó là:

– Phần đầu: Những con gà mái có phần đầu nhỏ, thon dài và có thể bằng cổ thì rất tốt. Mỏ gà không quá to hoặc quá nhỏ.

– Phần mỏ chắc chắn, cân đối so với đầu gà. Khóe miệng rộng, khi khép miệng thì có độ khít. Mũi gà to, cánh mũi hở. Mắt to, tinh nhanh, mắt sáng màu, con ngươi nhỏ. Mồng dâu nhỏ, dựng đứng. Không được chọn gà có mồng bị vẹo, mồng ngả sang hai bên.

– Phần cổ: Cổ gà chắc chắn, cổ to cân xứng với thân. Có thể kiểm tra phần cổ bằng cách vuốt ngược từ dưới cần cổ lên nếu thấy xương liền, không rời, cổ đặc thì phù hợp. Lông phủ từ đầu đến hết phần cổ thì rất tốt. Lưu ý không chọn những con gà cổ bị vẹo.

– Phần mình gà mái: Mình gà là phần quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh nở về sau. Chính vì vậy, các bộ phận ở phần thân gà đều tuyển chọn rất kỹ lưỡng.

Vai gà: Vai nở, to xếch. Khi kiểm tra thấy xương có kết cấu liền mạch, cứng cáp, chắc chắn.

Ngực ưỡn ra ngoài, lườn sâu, không bị vẹo.

Thân gà có phần vai nhỏ dần về phía sau. Thân gà giống hình bắp chuối.

Cánh gà: Úp chặt lấy phần thân gà mái. Cánh phủ rộng gần hết phần lưng và phao câu của gà. Nên chọn những con gà mái có phần lông dày, cánh to.

Ngoài ra, một số bộ phận khác của gà cần chú ý đó là:

Chân gà: Đùi to, phình ra ngoài như đùi ếch. Đầu gối nhỏ, thon không bị xù xì. Vảy có cấu tạo rõ ràng. Bộ rã dài, mót, khi gà đứng rã quặp xuống đất.

Xương ghim: Xương có cấu trúc chuẩn, không lệch lạc, xương đều. Khi sờ nắn thì xương cứng cáp, có độ chắc chắn nhất định.

Từ quá trình lựa chọn gà bố và gà mẹ ở trên sẽ cho ra đời giống gà chọi thuần chủng. Khi giống gà chọi thuần chủng ra đời chúng sẽ có những đặc điểm giống gà bố mẹ. Mặt gà thể hiện vẻ uy nghi, oai vệ. Mắt gà sáng, tinh nhanh, linh hoạt. Mào gà dày, nhỏ. Mỏ gà to, mỏ khép chặt để có thể cắn, cắp chắc chắn,…

chúng tôi đã giới thiệu cho bạn về giống gà nòi, gà chọi thuần chủng và cách phân biệt gà nòi, gà chọi thuần chủng qua đặc điểm dáng hình, kích thước, cách chọn gà bố mẹ để cho ra đời giống gà chọi thuần chủng. Hy vọng bạn đã có thêm những hiểu biết từ những thông tin mà Gà chạy bộ chia sẻ.

Gà Rừng Thuần Chủng Phân Biệt Như Thế Nào?

Đặc điểm của gà rừng thuần chủng – gà Trống

Gà Trống thường có một thân hình thanh mảnh, mào nhỏ, lông đuôi thưa khi chỉ có tối đa 2 cọng lông đuôi chính. Được chia đều thành hai nhánh và có thêm 1 cặp lông đuôi phụ cũng được chia đều.

Nếu là gà rừng lai thì có thân hình to hơn. Các bộ phận như mào, lông có sự phát triển rõ rệt. Đặc biệt là mào, chỉ cần lai một chút từ giống khác là màu đã khác đi. Chứ không phải là màu xanh đá, cựa dài và nhọn như gà rừng thuần chủng.

Đặc biệt lông của gà trống thuần chủng có màu sắc rất rực rỡ. Nhưng trải qua mùa sinh sản sẽ có hiện tượng thay lông. Thay bằng bộ lông rực rỡ trước đó sẽ là một bộ lông xấu và ngắn. Đây là một đặc tính điển hỉnh của giống gà rừng thuần chủng, bắt buộc phải có. Nếu không chắc chắn gà trống đó đã được lai tạo với giống gà khác.

Gà mái thuộc giống gà rừng thuần chủng có một đặc điểm rất dễ nhận biết đó chính là có mào cực kỳ nhỏ. Mặt trơn láng và không có tai tích. Nếu nhìn từ xa thì hầu như không nhìn thấy mào. Thân hình gà rừng thuần chủng ở giống mái thon, nhỏ, đầu gần giống với chim trĩ.

Vào mùa sinh sản gà mái thường có màu đỏ au trên mặt, chứa đầy sức sống, rất dễ nhận biết. Nếu nhìn từ xa mà vẫn thấy mào hoặc tích. Dù rất nhỏ thì chứng tỏ đó chỉ là gà lai mà thôi.

Khuôn mặt: Gà thường có khuôn mặt thon nhỏ nhưng không dài, mỏ thẳng, màu sắc mỏ phụ thuộc nhiều vào màu sắc của chân. Chủ yếu là hai loại màu sắc là nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh.

Màu mắt: gà trống có màu đỏ còn gà mái có màu nâu vàng. Ngoài hai màu sắc này thì đa phần là gà rừng đã có sự lai tạo với các giống gà khác.

Mồng gà: gà rừng trống có mào rất nhỏ và chỉ có một loại mào duy nhất là mào cờ. Đó mới chứng tỏ là gà rừng thuần chủng.

Phân Biệt Gà Hồ Thuần Chủng Và Gà Hồ Lai

Nguồn gốc của gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai

Có thể thấy rằng cả gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai đều có mối quan hệ mật thiết đến nhau. Trong đó, giống gà Hồ thuần chủng chính là một trong những giống gà có trước. Sau đó mới có gà Hồ lai về sau này. Chung quy lại, mục đích chính của hai giống gà này đều nhằm đem lại thịt chất lượng cao. Đặc biệt là bổ dưỡng phục vụ cho con người. Tuy nhiên trong đó cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt của hai giống gà này. Trong đó:

Đây là giống gà có nguồn gốc từ Bắc Ninh. Cụ thể là làng Lạc Thổ, thị trấn Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là giống gà đã có tuổi đời lớn, uy tín và được xem là loại gà thượng hạng xa xưa dùng để tiến vua.

Theo quan niệm xưa thì gà Hồ là biểu tượng “linh kê” của 5 đức tính là: Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín. Ngày nay, gà Hồ thuần chủng vẫn được nuôi với quy mô lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Do đó, con người đã và đang không ngừng sáng tạo để tạo ra các giống mới chất lượng tốt hơn, đặc tính ưu việt hơn.

Chính là loại gà được tạo ra nhờ việc lai tạo giữa giống gà Hồ thuần chủng và giống gà Lương Phượng của Trung Quốc. Đây là giống gà mới, thành công nhất đem đến hiệu quả lớn về kinh tế cho người dân. Chính vì vậy, các mô hình chăn nuôi gà Hồ lai đã và đang phát triển mạnh mẽ hơn.

Đặc điểm nổi bật của gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai

Có đặc điểm nổi bật dễ nhận ra nhất chính là đôi chân. Chân của gà thuần chủng thường dài, to, có cảm giác rất mạnh mẽ.

Vóc dáng của chúng cao to hơn những loại gà thông thường khác.

Lông của con trống thường có màu đỏ mận, gà mái có lông màu vàng nhãn.

Dáng đi lại thường thể hiện sự uy nghiêm, chững chạc, thường được chăn thả tại vườn.

Cân nặng của gà Hồ thuần chủng: Đối với gà trống trưởng thành có thể nặng đến 6kg, gà mái khoảng 4-5kg.

Vóc dáng cao to hơn cả giống gà Hồ thuần chủng nhưng hiền lành hơn.

Thân dài, đùi và chân nhỏ.

Ngón chân tách rời nhau, có mào sít ở trên đầu.

Con mái có mào trái dâu, ngực nở nang.

Khỏe mạnh, dễ chăn nuôi, có khả năng chống chọi bệnh tật, thời tiết khắc nghiệt tốt.

Hướng khai thác của gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai

Căn cứ vào việc sinh sản, cân nặng… nên có thể khai thác hai giống gà này ở hai hướng khác biệt. Trong khi gà Hồ thuần chủng đẻ rất ít trứng mặc dù trứng của chúng rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nên thích hợp nuôi để thịt.

Được lai tạo cho giống tốt, chống chọi lại tốt các bệnh tật, dễ nuôi…Do đó, thích hợp chăn nuôi theo mô hình công nghiệp. Dù thế thì chất lượng thịt cũng như giá bán của gà này vẫn cao hơn rất nhiều so với gà công nghiệp.

Giá bán gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai

Trải qua bấy nhiêu năm, thịt gà Hồ vẫn luôn giữ được vị trí “thượng hạng” trong lòng của khách hàng. Chính vì vậy giá để mua gà này luôn khá cao, trong đó:

Giá bán gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai lấy thịt

Mức giá để mua gà này thường dao động từ 350.000 – 500.000 đồng/kg. Những con gà Hồ làm quà biếu chất lượng, to đẹp có thể có giá vọt lên đến 2 hoặc 3 lần gà thường. Gà Hồ lai có mức giá rẻ hơn so với giống thuần chủng một chút.

Giá bán con giống gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai

Con giống của hai loại gà này cũng có mức giá khác biệt khá lớn, trong đó:

Gà Hồ thuần chủng: Có giá từ 70.000 – 90.000 đồng/ con bóc trứng. Và 140.000 – 160.000 đồng/con 1 tháng tuổi.

Gà Hồ lai: Chỉ khoảng 25.000 – 40.000 đồng/con theo độ thuần chủng.

Thông thường người ta sẽ chọn mua con giống chứ không dùng trứng để ấp nở để hạn chế rủi ro. Nguyên nhân là bởi gà Hồ đẻ rất ít trứng.

Như vậy, có thể thấy rằng qua các đặc điểm trên bạn đã phần phân biệt được gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai. Dù có khá nhiều điểm khác biệt. Tuy nhiên cả hai đều được nuôi nhằm mục đích hướng đến cung cấp thịt cho con người. Nuôi gà Hồ thuần chủng và gà Hồ lai theo hướng công nghiệp đã và đang giúp cho nhiều gia đình. Từ đó giúp họ thoát khỏi đói nghèo, đem lại thu nhập tốt hàng năm.

Kĩ Thuật Nuôi Gà Đông Tảo Làm Giàu, Phân Biệt Gà Đông Tảo Thuần Chủng

Kĩ thuật nuôi gà đông tảo LÀM GIÀU. Dành cho các sư kê muốn phất lên nhờ gà chọi. Hiện nay gà đông tảo được nhiều người chọn nuôi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu đặc điểm và cách phân biệt gà đông tảo thuần chủng cũng như gà đông tảo lai. Để có cách lựa chọn giống gà phù hợp vơi mục đích của mình. Và để có cách nuôi, kĩ thuật nuôi gà đông tảo phù hợp.

Trước khi có thể làm giàu được từ giống gà chọi này. Thì trước tiên, các sư kê cần phải biết được cách phân biệt gà đông tảo thuần chủng. Và gà đông tảo lai. Bởi hai giống gà này có giá trị kinh tế khác nhau. Đặc điểm khác nhau và kĩ thuật nuôi cũng có phần khác biệt.

Gà đông tảo thuần chủng và gà đông tảo lai có nhiều đặc điểm chung. Tuy nhiên do đã được lai tạo nên vẫn có những đặc điểm khác biệt. So với giống gà đông tảo thuần chủng chưa qua lai tạo. Vậy thì giống gà đông tảo nào có nhiều đặc điểm tốt hơn giống còn lại.

Đặc điểm gà đông tảo thuần chủng

Gà đông tảo thuần chủng có những đặc điểm nhận biết riêng và nổi bật

Gà đông tảo thuần chủng có đôi chân to và nhìn khá xù xì nặng nề. Tuy nhiên với giống gà đông tảo, thì gà có phần chân càng to thì giá trị càng cao. Và trên phương diện thương mại thì nó có giá cao hơn so với những con có phần chân nhỏ hơn.

Ngoại hình của gà đông tảo thuần chủng to, trọng lượng cơ thể lớn. Và dáng đi, dáng đứng khá oai vệ.

Trọng lượng của gà đổng tảo trưởng thành có thể đạt được 6kg. Nặng hơn rất nhiều so với một con gà trưởng thành có giống bình thường.

Gà đông tảo con thường có màu hồng hoặc màu đỏ nhạt

Gà đông tảo có phần lông thưa và ít hơn so với các loại gà khác

Gà đông tảo có đầy đủ đế và cụm lỗ.

Nếu không có kĩ thuật nuôi gà đông tảo tốt thì gà khá chậm lớn, tương đối khó nuôi.

Xem gà đông tảo thuần chủng. Gà đông tảo lai đá gà. Để thấy được sức mạnh của giống gà chọi này.

Nhờ lai với các giống gà khác. Nên gà đông tảo lai mang nhiều đặc điểm khác biệt với gà đông tảo thuần chủng.

Gà đông tảo lai dễ nuôi và có phát triển nhanh hơn.

Khả năng đề kháng bệnh và sức khỏe tốt hơn.

Chân gà đông tảo lai nhỏ và ít xù xi hơn gà đông tảo thuần chủng.

Không hiếu chiến như giống gà đông tảo thuần chủng.

Trọng lượng của gà đông tảo lai nhẹ hơn gà thuần chủng.

Giá trị thị trường của gà đông tảo lai thấp hơn gà đông tảo thuần chủng.

Một số lưu ý trong kĩ thuật nuôi gà đông tảo

Với sự khác nhau giữa giống gà đông tảo thuần chủng. Và gà đông tảo đã lai tạo. Ta thấy hai giống gà đông tảo này có những đặc điểm khác biệt. Vì thế kĩ thuật nuôi gà đông tảo của sư kê cũng cần phải khác nhau.

Gà đông tảo thường được nuôi để lấy thịt. Tuy nhiên nhiều sư kê cũng thích nuôi gà đông tảo để đá gà. Một số lưu ý trong kĩ thuật nuôi gà đông tảo.

Thức ăn của gà đông tảo thường là thóc, ngô hoặc sắn. Sư kê cần bổ sung thêm rau xanh, các chất vitamin và khoáng chất vào bữa ăn cho gà đông tảo.

Chuồng trại cần phải vệ sinh sạch sẽ. Để có thể phòng tránh những vi khuẩn, mầm bệnh phát triển.

Chọn nơi làm chuồng trại thoáng mát. Nhưng vẫn phải che chắn được cho gà, giữ ấm khi trời lạnh.

Máng ăn và máng uống của gà đông tảo cần sạch sẽ. Được vệ sinh thường xuyên.

Cần chú ý đến biểu hiện của gà để có thể phát hiện được bệnh khi có. Để nhanh chóng chữa trị.

Đối với sư kê nuôi gà đông tảo để cá độ đá gà. Đem đi đá gà ở các sới gà, trường gà. Thì cần phải có chế độ huấn luyện cho gà đông tảo. Bởi đặc điểm hình thể của gà đông tảo khá khác với những giống gà chọi khác.

Với gà nuôi lấy thịt thì tập trung vào chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều đạm cho gà. Còn gà đá thì cần bổ sung các khoáng chất để gà phát triển cơ khỏe mạnh.

Bài viết chia sẻ về cách phân biệt gà đông tảo thuần chủng và gà đông tảo lai. Đặc điểm của hai giống gà đông tảo này. Và một số lưu ý trong kĩ thuật nuôi các loại gà đông tảo khác nhau. Mà các sư kê, người nuôi cần lưu ý. Để có thể có được kết quả nuôi như ý.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Nòi, Gà Chọi Thuần Chủng Làm Sao Để Phân Biệt? trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!