Xu Hướng 3/2023 # Gà Không Phao Câu, Lần Đầu Em Gặp Ạ # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Gà Không Phao Câu, Lần Đầu Em Gặp Ạ # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Gà Không Phao Câu, Lần Đầu Em Gặp Ạ được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tác giả

koividaith Nhi đồng

Gia nhập: 24/06/2014Khu vực: Thanh HóaTình trạng: OfflineĐiểm: 94

Mất hết ngon,nhất phao cau,nhì đầu cánh

… mấy em ko phao câu này đánh về khuya yếu lắm 🙂

koividaith Nhi đồng

Gia nhập: 24/06/2014Khu vực: Thanh HóaTình trạng: OfflineĐiểm: 94

Quê tôi gần chục năm trước có ô ở làng có dòng cú ko phao câu nổi tiếng,ko đối thủ chúng tôi này mà bán cho ô đấy chắc thích lắm đây.

hay thì giữ lại,ko hay thì chảm thôi bác à

ngta bảo có tài có tật,nếu ko có tài thì cứ chảm

Hoàng Trọng Hùng 0347554169Mình là 1 người mới chơi gàNếu mình có nói gì làm bạn không vui thì mong bạn bỏ qua cho, vì cá nhân mình còn gà lắm, và mình có ý tốt thôi

Bé quá đã mần răng rứa 🙂

Nuôi gà từ thủa lên baDái bằng hạt cà cứ thấy mình nguChơi dần đến lúc tuổi bămDái bằng quả cà mà vẫn thấy ngu :))))))))

Đây là quí kê nên giữ lại hay thì nuôi ko thì thịt chưa muộn

gà cúp hai phao câu tôi đã nuôi nhưng không có phao câu thì cũng mới nhìn qua hình ảnh các anh em đưa lên thôi. chủ kê cứ nuôi lớn khỏe vần vỗ rồi tính sau.

Nếu bạn muốn thành công, đừng sợ thất bại.Đấu trường là một võ đài vô hình luôn nghiệt ngã …kết thúc tồn tại hai kết quả đối lập

không phao cau đây, cũng không có đối thủ luôn

http://postimg.org/image/vpm9xrp1x/ –

http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://postimg.org/image/9cejayo45/ –

http://post.org/index.php?lang=french – Télécharger des photos

“Thiếu vai là cáp đã saicó thắng về cũng nhọc nhằn công nuôi !”

lamluc1981 viết:

không phao cau đây, cũng không có đối thủ luôn

http://postimg.org/image/vpm9xrp1x/ –

http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://postimg.org/image/9cejayo45/ –

K phao câu lại còn mắt Lẻ nữa

https://www.facebook.com/canh.boxit0965636669

cùng quan điểm

đinh tuyên viết:

cùng quan điểm

cũng giống em

Đừng có làm hại con gà vô tội bởi lòng tham của bạn!

k phao câu = k lông đuôi = siêu lối=buông tát tốt

Mình cũng chưa tân mắt thấy bao giờ. nhưng đoán bọn này chắc lông khô

Cung cấp thuốc gà Thái LanĐ/c: Thị xã Gia Nghĩa – Tỉnh Đăk Nông (gến bến xe Buýt)91 Mai Hắc Đế – TP. Buôn Ma Thuột – Đăk LăkĐiện thoại: 0935.879.379 – 0949.20.6767 – 0935.91.3434

cũng mong em nó có tật có tài cho chủ kê vui

Cuộc sống sẽ ý nghĩa hơn khi có gì đó để đam mê

ĐT: 01666373839

lamluc1981 viết:

không phao cau đây, cũng không có đối thủ luôn

http://postimg.org/image/vpm9xrp1x/ –

http://post.org/ –

http://post.org/ –

http://postimg.org/image/9cejayo45/ –

tướng con này đứng giống con chim cánh cụt quá vậy nè. Chắc kiếp trước là chim cánh cụt

Gà Không Có Phao Câu Ở Hà Giang

Anh Trịnh Hữu Tưởng cứ cười cười khi tôi rủ rê anh cùng đến xã Túng Sán (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) để xem giống gà kỳ lạ, không có phao câu. Là người địa phương, do đặc thù công việc nên mỗi tháng anh thường có mặt ở hơn 20 thôn bản khác nhau trong huyện, nhưng quả thực anh chưa từng nghe thấy giống gà gì quái lạ như vậy.

Không chỉ anh Tưởng, gần 10 người già trẻ của huyện Hoàng Su Phì có mặt lúc này đều nghi hoặc chuyện giống gà không có phao câu. Bởi theo lẽ thông thường, gà đương nhiên phải có phao câu, như con cá biết bơi, con chim biết hót, con hổ biết gầm vậy.

Bật điện thoại nối máy với một số người quen tại xã Túng Sán hỏi chuyện, khuôn mặt anh Tưởng càng trở nên phân vân hơn. “Họ bảo từng thấy, từng nghe về giống gà này, nhưng không rõ hiện nay có còn không, và ai đang nuôi” – anh Tưởng nói. Người em rể của anh Tưởng cũng liên lạc với những người quen khác, khá có uy tín ở Túng Sán. Thêm một thông tin: giống gà này hiện còn có ở mấy thôn mà đồng bào Clao đang sinh sống.

Chúng tôi quyết định lên đường đến vùng đất đỉnh trời Tây Côn Lĩnh. Vượt mấy chục cây số đường đèo núi, lúc dừng chân nghỉ tại căn nhà gỗ khá rộng, nằm ngay ngã ba đường trước UBND xã Túng Sán, anh Tưởng tiếp tục dò hỏi người dân về giống gà lạ.

Chủ nhà là một người phụ nữ dân tộc Tày có quán ăn duy nhất ở đất này, nhìn đám khách cười ngượng ngập: “Các chú cứ hỏi đểu chị làm gì. Bao nhiêu năm làm dâu ở đây, năm nào chả thu mua gà qué của dân các bản đem xuống bán, mà có nghe thấy ai nói gà không có phao câu đâu?”.

Lại đi. Đang lơ ngơ ở điểm trường tiểu học vắng hoe, nơi duy nhất của thôn 4 Tà Chải có căn nhà xây kiên cố, bỗng thấy một người đàn ông Clao trẻ lững thững đi đến. Đó là Súng Phà Sinh, phó thôn 4 Tà Chải, tay cầm chiếc điện thoại cố định mấy hôm nay tự nhiên không liên lạc được, phải đem xuống xã nhờ đưa đi sửa.

Phó thôn Súng Phà Sinh vui vẻ bắt tay khách, rồi cũng bị cuốn vào câu chuyện gà không phao câu: “Hồi nhỏ tôi cũng nghe mọi người bảo thế, không tin đâu. Nhưng nhiều lần đi xem người ta mổ thịt, thấy đúng như vậy. Ở thôn 4 này có nhà anh Min Phà Díu đang nuôi mấy con đấy”.

Rồi kéo khách ra mái hiên phải của ngôi trường, anh phó thôn chỉ tay qua mấy dãy đồi cao về phía những lùm cây tít xa trên triền đồi dốc: “Đấy, nhà Díu ở đó. Nhưng anh Díu hình như đang thổi kèn trong lễ Ma khô, không có nhà đâu. Để tôi “a lô” cho Min Phà Si, là em anh Díu, nhà ngay bên cạnh. Nhà Min Phà Si cũng còn mấy con gà không phao câu”.

Không có ai nghe máy… Súng Phà Sinh vẻ mặt ngại ngần vì không giúp đỡ tận tình được cho khách. Anh Tưởng bàn: “Anh dẫn giúp chúng em đến nhà anh Si đi. Lát quay xuống, em đem điện thoại của anh ra xã gửi cho”.

Khuôn mặt của Súng Phà Sinh rạng rỡ hẳn lên. Chúng tôi vứt xe máy vào góc sân trường, theo chân anh phó thôn men theo những thửa ruộng bậc thang đang mùa cày ải ngược dốc.

Nhà Si ẩn hiện trước mắt, nhưng con đường ngoằn ngoèo dốc gấp, khiến chúng tôi cứ phải lần lượt bóc dần những lớp áo khoác vì mồ hôi cứ thi nhau túa ra trong sương mù giá lạnh.

Qua khu mộ cổ xếp đầy đá tảng đặc trưng của người Clao, rồi theo bờ suối luồn qua vườn đào rừng đang nở sớm thì đến nhà Si. Một căn nhà nhỏ tuềnh toàng trên sườn dốc, nhìn ra thung lũng rộng. Trong nhà léo xéo tiếng phụ nữ, trẻ con.

Vợ Si bật ngọn đèn điện đỏ như đom đóm đực, rồi khơi bếp lửa trong nhà mời khách ngồi. Một cái đầu bù xù chui ra từ trong góc bếp – Min Phà Si sáng nay đã kịp “ăn” mấy chén rượu, đang ngủ vùi, thấy khách đến vội vàng trở dậy.

Chạy mỗi góc nhà nhặt được một chiếc chén, Si đem ra sân rửa kỹ rồi nấu nước pha trà mời khách. Nghe phó thôn Sinh giới thiệu, anh tròn mắt cười khà khà, ngạc nhiên vì khách từ xa tìm đến nhà mình chỉ để xem những con gà lạ.

Đang bập dở điếu thuốc lào, thấy một con gà mái lớn chạy vào cửa, Si vội ngừng rít để chỉ tay cho khách, suýt nữa bị sặc: “Đấy, gà không phao câu đấy”. Mọi người cùng hướng mắt theo tay anh chỉ.

Đó là một con gà mái có màu lông đốm xám, nặng chừng hơn 3kg, đang dớn dác cục tác chạy tìm chỗ đẻ. Thoạt trông nó cũng bình thường như những con gà mái khác, chỉ có điều chiếc đuôi ngắn củn cỡn của nó cụp xuống, trông như mái tóc… Mai ka.

“Bất kể gà trống hay gà mái, cứ con nào mà chòm đuôi cụp xuống là gà không có phao câu. Nhà tôi có mấy con, nhà anh tôi ngay phía trên cũng có một ít. Quanh các thôn bên cũng có mấy nhà nuôi. Không rõ những vùng khác có hay không, nhưng giống gà này ở Túng Sán có từ lâu rồi, từ thời cha ông chúng tôi đã nuôi” – Min Phà Si vui vẻ cho biết.

“Thường thì trong một ổ trứng chỉ nở ra vài con gà không có phao câu thôi, còn lại đều bình thường. Tôi cũng đã hỏi rồi, ngoài đàn gà của người Clao ra, không nơi nào có giống này đâu. Mà ngay cả 86 hộ, 398 khẩu của thôn Tà Chải này, không phải nhà nào cũng có giống gà này. Chẳng biết vì sao, hề hề” – Phó thôn Súng Phà Sinh cũng cao hứng góp chuyện.

Mặc dù trong người còn đang váng vất men rượu, Min Phà Si vẫn nhiệt tình ra đồi đuổi bắt gà không phao câu cho chúng tôi xem. Vườn rộng rào thưa, đồi dốc, đám gà thì bay chạy thoăn thoắt. Sau một hồi mướt mồ hôi chộp, vồ, cuối cùng Si và Sinh dồn được chúng vào góc, tóm về một con gà nặng chừng dăm bảy lạng.

Con gà nhỏ có bộ lông óng ánh mềm như lông chim, khá đẹp mắt. Lông đuôi và lông thân giống nhau, không có gì phân biệt. Tôi đưa tay sờ thử, quả thực không hề thấy cục thịt ở cuống đuôi của giống lông vũ này.

Cả mấy anh em cùng vạch hết lông đuôi con gà để nhìn tận mắt, sờ tận tay. Chỗ sau cùng của nó nhẵn nhụi, vuốt đều tay từ lưng tuột xuống đến bụng. Lần lượt mỗi người đều đưa mắt nhìn nhau, thừa nhận: Quả thực con gà này rất kỳ lạ, không hề có phao câu.

Chúng tôi tiếp tục tìm bắt những con gà có chiếc đuôi cụp khác để kiểm tra. Cả đàn gà nhà anh Si, anh Díu lại chạy nháo nhác. Sờ mãi, nhưng gà trống, gà mái đều vậy, không con nào có nốt nhỏ nhú lên ở cuối thân mà ta quen gọi là phao câu.

Có nghĩa là, giống gà này không có thứ mà các nhà sinh học khẳng định gà thường dùng mỏ lấy chất dịch béo ở đó để trau chuốt bộ lông thêm đẹp. Đồng nghĩa, gà cũng không có chất dịch có tác dụng bảo vệ cơ thể chống bị thấm nước khi gặp sương hoặc mưa.

Gà Mổ Lông Đuôi Phao Câu Nhau Nên Chữa Như Thế Nào?

Gà mổ lông mổ phao câu nhau có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không khắc phục sớm có thể gây thiệt hại không nhỏ trong đàn gà. Chúng sẽ tự mổ nhau cho tới chết vì vết thương nhiễm trùng và mất máu. Vì thế người nuôi cần đảm bảo phát hiện sớm tình trạng này và phòng tránh căn bệnh trong đàn gà nuôi nhà mình. Vậy khi gà mổ đuôi nhau thì chúng ta nên làm như thế nào?

Nguyên nhân gà mổ lông đuôi phao câu nhau

Do stress

Gà bị mệt, ốm hoặc căng thẳng, stress cũng có thể khiến chúng cắn mổ lẫn nhau. Và vị trí được nhắm tới chính là phao câu, lông đuôi của con cùng đàn. Khi đó chúng coi đó như một cách để giải tỏa stress của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chúng bị stress như quá nắng nóng, mưa nhiều không vận động…

Do bản năng sinh tồn cạnh tranh

Gà thường sống theo đàn nhưng chúng vẫn có bản năng cạnh tranh sinh tồn với nhau. Và việc tranh giành thức ăn, tranh ngôi thứ trong đàn cũng thường xuyên sảy ra. Cho dù nuôi gà thả vườn hay gà công nghiệp thì bản năng này vẫn còn. Tuy nhiên với gà nuôi thả vườn thì ít hơn. Chúng mổ lông đuôi, mổ phao câu nhằm thể hiện sức mạnh, cạnh tranh về thức ăn, con mái với nhau là điều dễ hiểu.

Mật độ nuôi quá lớn

Khi nuôi gà số lượng lớn thì việc chú ý tới mật độ nuôi là quan trọng. Đặc biệt đó là nuôi gà công nghiệp hoặc gà thả vườn thường xuyên nuôi nhốt. Mật độ quá lớn sẽ sinh ra stress, cạnh tranh với nhau. Vì thế mà chúng sẽ tiến hành mổ phao câu, cắn nhau là điều dễ hiểu.

Không đủ dưỡng chất

Trong quá trình sinh trưởng của gà thì cần rất nhiều chất khác nhau. Nếu nuôi tự nhiên hoặc bán dân dã thì chúng có thẻ tự đi tìm kiếm các chất này và tự bổ xung. Tuy nhiên nếu nuôi công nghiệp thì khó hơn rất nhiều. Trong khi lượng thức ăn cho gà không đáp ứng đủ yêu cầu về chất thì việc mổ lông máu, lông đuôi của nhau ăn là điều dễ hiểu nhất.

Nhất là quá trình gà thay lông thì chúng cần nhiều dưỡng chất hơn để hoàn thiện phần lông. Khi đó lại bắt gặp gà cùng đàn cũng đang thay lông với những chiếc lông máu hấp dẫn thì chúng sẽ tiến hành mổ ngay. Có nhiều người nói gà mổ lông đuôi nhau ăn do thiếu chất rau xanh. Điều này cũng đúng vì rau xanh cung cấp 1 lượng lớn chất xơ cho gà. Chúng góp phần trong quá trình mọc lông gà khi gà thay lông.

Bản năng ăn uống

Nếu để ý kỹ thì gà rất thích những loại thức ăn có mùi tanh. Có thể kể tới như giun, dế, ốc, cóc nhái, cá… Vì thế những chiếc lông máu với mùi tanh đặc trưng của thịt tươi khiến chúng kích thích. Chúng không đủ để nhận thức đó không phải là thức ăn. Vì thế việc của chúng là nếu vẫn mổ vẫn chén được thì cứ ăn đã.

Bị nhiều rận mạt mò

Việc bị quá nhiều rận mạt mò có thể là nguyên nhân khiến chúng tiến hành mổ lông đuôi nhau. Nhiều khi rõ ràng là mình ngứa nhưng lại gãi sang người khác để thỏa mãn. Đó cũng có thể là tình trạng chung của những con gà mổ lông ăn này.

Gà mổ lông phao câu nhau do tò mò

Nói về tính tò mò thì gà cũng nằm trong những loài vật tọc mạch nhất. Chúng rất tò mò với những thứ chuyển động nhẹ nhàng hoặc có màu đỏ bắt mắt. Nếu chưa xác định được có phải là thức ăn hay không nhưng chúng vẫn cứ mổ và mổ. Cho tới khi phao câu gà đối phương đã hết lông và đã ứa máu vẫn không dừng lại.

Gà mổ nhau là thiếu chất gì?

Nói thêm về nguyên nhân không đủ dưỡng chất cho gà bên trên. Khi gà mổ nhau thường là độ tuổi của gà đang tuổi thay lông từ tháng 4-5 dương lịch tới tháng 8-9 dương. Đây chủ yếu là những con gà tơ đang tiến hành thay lông. Vì thế mà lượng dưỡng chất chúng cần là rất nhiều. Vì thế nguyên nhân thiếu chất là có thể sảy ra khi gà đang thay lông.

Chúng cần lượng lớn vitamin, chất xơ, đạm khoáng để hoàn thiện quá trình thay lông, ra lông. Chủ nhân cần tích cực bổ xung thêm các nguồn dưỡng chất này nếu thấy chúng có biểu hiện gà mổ lông đuôi nhau. Bổ xung thêm rau xanh hoặc các loại thức ăn tổng hợp hàm lượng dinh dưỡng cao là cách hợp lý nhất. Rất khó để xác định gà mổ nhau là thiếu chất gì cụ thể. Nhưng chúng ta cần bổ xung lượng thức ăn vừa đủ để đảm bảo nhất.

Khắc phục gà mổ lông nhau như thế nào?

Giảm stress cho gà

Hãy làm sao để gà được thoải mái nhất có thể. Bằng cách cung cấp cho chúng cuộc sống thoải mái để sinh trưởng và phát triển. Giảm thiểu quá nóng hoặc quá lạnh hoặc độ thông thoáng thấp. Hãy luôn đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng gà tốt bằng hệ thống quạt thông hơi. Nếu có thể thì nên cho gà vận động vào 1 khung giờ trong ngày.

Giảm mật độ nuôi

Chúng ta tiến hành giảm mật độ hoặc giãn số lượng gà ra những khu vực nuôi khác. Khi đó việc cạnh tranh thức ăn sẽ giảm, chúng cũng đỡ stress hơn và hoạt động cũng thoải mái hơn. Chúng cũng giống như con người ở mặt này.

Nếu không thể tiến hành giảm mật độ hoặc giãn số lượng gà hãy tìm cách tận dụng không gian trong chuồng gà. Bố trí những vị trí đậu, bay nhảy cho gà trong chuồng. Như thế sẽ giảm mật độ dưới mặt đất và tận dụng được những không gian bên trên. Điều này cũng giúp gà trở nên thoải mái và thích thú bởi bay nhảy là bản năng của chúng.

Chuồng trại luôn sạch sẽ thông thoáng

Nếu khu vực chăn nuôi gà bẩn hoặc không được dọn vệ sinh thường xuyên rất nguy hiểm. Không chỉ có bệnh gà mổ lông phao câu nhau mà còn nhiều bệnh khác. Do những lượng thức ăn rơi vãi kết hợp với phân, lông có chứa nhiều mầm bệnh. Vừa có thể bùng phát bệnh trong đàn vừa gây mất vệ sinh cho chuồng nuôi.

Vệ sinh sạch sẽ định kỳ hàng ngày, vài ngày hoặc hàng tuần. Đảm bảo cho chuồng trại luôn sạch sẽ và thông thoáng.

Có thể sử dụng những chế phẩm vi sinh để giảm thiểu đi tác động của phân gà. Chúng tự tìm cách phân hủy, giảm thiểu mùi và loại virut gây bệnh cho gà.

Thiết kế các hệ thống chuồng thông minh để có thể xử lý chất thải gà nhanh chóng, thường xuyên, tốn ít công.

Bổ xung dưỡng chât cho gà đầy đủ

Tất cả các giai đoạn của gà đều cần bổ xung dưỡng chất đầy đủ. Và đặc biệt giai đoạn thay lông chúng cần nhiều hơn thế. Đảm bảo cho lông gà phát triển tốt có thể ảnh hưởng tới thể chất và giá bán của gà. Vì thế nếu nuôi công nghiệp thì hãy sử dụng các loại thức ăn đúng với độ tuổi là tốt nhất. Đa phần các loại cám này đã được nghiên cứu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho gà theo từng độ tuổi, từng loại gà ( đẻ hay lấy thịt).

Ngoài ra có thể bổ xung thêm thủ công với các loại rau xanh chuyên dụng. Vì dụ như các loại rau muống, thân chuối hoặc bèo lục bình. Cắt hoặc băm nhỏ hoặc để nguyên để chúng tự chơi tự bổ xung dưỡng chất theo nhu cầu của từng con.

Cắt mỏ cho gà

Một cách chữa gà mổ lông khác nữa đó chính là cắt mỏ. Việc hạn chế được sự sắc nhọn của mỏ gà cũng sẽ giảm các tác động của gà lên phao câu, lông gà khác. Ngoài ra còn có thể hạn chế tình trạng gà bới thức ăn, chơi đùa với thức ăn. Việc mỏ quá dài sẽ khiến chúng chọn lọc thức ăn bằng cách ngậm xong nhả hoặc bới lung tung. Gây lãng phí thức ăn một cách khá đáng kể.

Sử dụng kính đeo cho gà

Nghe khá ngộ nhưng việc sử dụng kính đeo cho gà được cho là mang tới hiệu quả khá tốt. Kính được thiết kế dạng tròn nhỏ che hoàn toàn tầm nhìn của gà ở phía trước. Chúng chỉ có thể nhìn thấy xung quanh mà thôi. Nên việc đeo kính sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng gà mổ nhau, đánh nhau hoặc gà mổ phao câu nhau.

Những chiếc kính này có cựa để lắp trực tiếp vào mũi gà nên không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của gà. Giá của chúng cũng chỉ vài trăm đồng/kính nên không tốn quá nhiều chi phí và có thể sử dụng được nhiều lần.

Thuốc trị gà mổ lông dùng loại nào?

Sử dụng thuốc 6g Super-Vitamin hoặc 6g Doxyvit. Trộn lẫn với thức ăn cho gà ăn tối đa 3 tuần. Còn nếu thấy tình trạng được giải quyết thì nên loại bỏ và áp dụng những cách an toàn bên trên.

AMINOGOLD trộn lẫn với thức ăn hoặc nước. Liều dùng 2g/lít nước hoặc 4g/kg thức ăn.

ANTIMOCA 100g chống stress cho gà, cân bằng dinh dưỡng. Trộn vào nước uống hoặc thức ăn trong liệu trình 3-5 ngày. Dùng 2g/lít nước uống.

Povimix cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho gà. Pha 1g với 1-2 lít nước.

Buổi Gặp Mặt Anh Em Clb Gà Chọi Tuyên Quang

Tác giả

CLBGàchọi TuyênQuang Nhi đồng

Gia nhập: 06/06/2013Khu vực: TP Tuyên QuangTình trạng: OfflineĐiểm: 22

Chủ đề: Buổi gặp mặt anh em CLB Gà chọi Tuyên Quang Ngày đăng: 22/06/2013 lúc 4:37pm

Hôm nay ngày 22/06/2013 tại tp Tuyên Quang đã diễn ra một sự kiện “lớn” là lần đầu tiên anh em chơi gà chọi đam mê, yêu thích giao lưu và trao đổi kinh nghiệm kiến thức về gà chọi đã gặp nhau.

Cả hội rủ nhau về Trại gà của Hoàng Anh ở Ngõ 43- Đường Lê Duẩn- phường Tân Hà- tp Tuyên Quang để cho gà đấu, vần, thử chân. Đến nhà Hoàng Anh lại có thêm 2 bác trên 45 tuổi nữa cũng đam mê và nuôi rất rất nhiều gà chọi. (Tiềm năng cung cấp gà đòn Tuyên Quang là đây chứ đâu.)

Do thời gian gần trưa nên anh em quyết định cho 3 cặp gà đánh mỗi cặp 1-2 hồ.

Trận thứ nhất : Gà Mơ tía của Mr Thể . Trạng 2.0kg. Gà Mơ tía chưa đá trận nào, chưa khô lông. Gà gần 6 tháng gặp gà Ô chân đen điểm của Hoàng Anh 7 tháng, đã khô lông, đã đá thử trân 1 trận 7 phút. Cặp này đá 2 hồ mỗi hồ 10 phút. Kết quả gà Mr Thể bị rách đầu, phải khâu.

Video clip: hồ 1:

Rất tiếc, hôm qua đã sạc pin máy ảnh. Vậy mà ông cu con 3 tuổi nghịch gần hết pin mà không biết. Chỉ quay được 10 phút trận một. Vậy là không quay được thêm trận nào và tấm ảnh nào về ngày anh em gặp mặt.

Trận 2: Gà của VietAnhb2689 (Bắt của bạn minhnhocx83- Suối Tiên- tp HCM) trạng 2.3kg và Gà Ô tía của cháu Bi. Trạng 2.3kg.

Kết quả: mới đánh được khoảng 7 phút gà cháu Bi nằm bẹp. Chẩn đoán gãy cổ nên anh em cho ra ngoài và jonykhoai bắt 1 em ô chân đen điểm và đá chồng độ. Thử 10 phút.

Trận 3: Gà chuối 3.0kg 13 tháng. Chưa đánh đá trận nào, chỉ đạp 3 em mái. Gặp gà Ô tía mật của Hoàng Anh, trạng 2.9kg 9 tháng đang ốm dở. Cả hai đánh nhau được 1 hồ (20 phút) thì có dấu hiệu đuối sức. Ô tía mật, có ý chán đánh vì mệt nên định bò ra sới nên anh em cho nghỉ luôn. Vừa trọn 1 hồ.

Trận 4: Tổng thể buổi gặp mặt đầu tiên của CLB Gà chọi Tuyên Quang có 9 em em chú cháu. Già nhất 45 tuổi. Bé nhất 12 tuổi. Chiến đấu hết 1 két bia chai Hà Nội và vô số mồi. Thời gian 1 hồ: 120 phút. Phải tan sớm vì 1 số anh em phải đi làm.

Tổng kết lại anh em vui vẻ và thống nhất mỗi tháng gặp nhau 1 lần vào ngày Chủ nhật của Tuần thứ 3 hàng tháng. Còn hàng tuần, anh em ai có thời gian vẫn giao lưu cá nhân tại trại gà Hoàng Anh. CLB giáo nhiệm vụ cho Hoàng Anh làm lại sới và sân chơi gà rộng rãi, che nắng mưa để anh em gặp gỡ đảm bảo sức khỏe và gà đá được tốt hơn.

CLBGàchọi TuyênQuang Nhi đồng

Gia nhập: 06/06/2013Khu vực: TP Tuyên QuangTình trạng: OfflineĐiểm: 22

Ngày đăng: 22/06/2013 lúc 4:58pm

hoan nghênh tinh thần của anh em Tuyên Quang, đặc biệt là cậu bé Bi

ga tu mi viết:

Vui quá

Up.cong nhan hom qua vui chu ak

nghe bác kể hay quá . vui thật đấy . k đông . k ồn ào quá . k gà tài . nhừng a e vẫn vui . vẫn say .

đinh tuyên viết:

nghe bác kể hay quá . vui thật đấy . k đông . k ồn ào quá . k gà tài . nhừng a e vẫn vui . vẫn say .

chúc mừng a e tuyên quang chúng ta đã có 1 clb gà đòn

tiếc rằng mình đang công tác ở xa ko tham gia đc.

Mr Thể viết:

đinh tuyên viết:

nghe bác kể hay quá . vui thật đấy . k đông . k ồn ào quá . k gà tài . nhừng a e vẫn vui . vẫn say .

đinh tuyên viết:

Mr Thể viết:

đinh tuyên viết:

nghe bác kể hay quá . vui thật đấy . k đông . k ồn ào quá . k gà tài . nhừng a e vẫn vui . vẫn say .

😀 cũng phải để cho cháu nó học đã chứ bác. Thế nên chỉ cho nó tập nuôi thôi. Sau gà nuôi tốt bán đc tiền thì cho cháu nó đút lợn :D.Rất hoan nghênh anh em đến trại gà của anh em em giao lưu.

hoan nghenh tinh thần của anh em tuyên quang mặc dù không đông nhưng anh em vẫn tổ chức nhiệt tình trong khi đó một số anh em tham gia lại phải đi làm ngay.thấy niềm đam me tuổi trẻ của sân nhà tuyên quang đại diện là bé bi*tuổi trẻ tài cao.

duyhungyen viết:

hoan nghenh tinh thần của anh em tuyên quang mặc dù không đông nhưng anh em vẫn tổ chức nhiệt tình trong khi đó một số anh em tham gia lại phải đi làm ngay.thấy niềm đam me tuổi trẻ của sân nhà tuyên quang đại diện là bé bi*tuổi trẻ tài cao.

Thực ra anh em chơi gà ở TQ đông lắm, đếm sơ sơ cũng phải tầm trên đôi trăm mạng. Thế nhưng 1 là tổ chức t7 anh em bận ra sới. 2 là phần lớn anh em chơi gà đều không nên mạng :D.

Ấn định lịch gặp hàng tháng, dần dần anh em sẽ biết và tham gia nhiều hơn.

Chắc cháu bi có con gà bị các chú nhử đánh gẫy cổ nó khóc quá trời nên phải đổi gà khác cho bi ko thôi bi về méc mẹ

đùa tí thôi hoan nghênh tinh thần anh em TQuang.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Không Phao Câu, Lần Đầu Em Gặp Ạ trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!