Bạn đang xem bài viết Gà Đỏ Khỏe Sung Mãn Thịt Săn Chắc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bên Mình có Trại Gà Chọi chiến, Phục vụ cho anh em đam mê, Hàng Tháng Trại bên mình loại ra rất nhiều những con gà không đạt yêu cầu về đòn đánh để nuôiChiến đấu chuyên nghiệp ! Nên Bán cân cho anh chị em các trại về làm giống lai tạo gà thương phẩm hoặc giết thịt, gà khỏe mạnh đỏ đẹp sung mãn vì là gà thả vườn nên chất lượng thịt thơm ngon gân cơ săn chắc Dùng làm quà biếu, Tiếp khách, Nhận cung cấp cho các khách sạn nhà hàng quanh thành phố Hà Nội,Với giá cả Hợp Lý. Gà chọi thịt trung bình từ 2,3 kg cho đến 4 kg 1 con tùy thuộc vào tuổi đời
Bảng giá gà chọi:
Tuyệt chiêu cách làm gà chọi 7 món:
1.Trước tiên là món gà chọi xào xả ớt:
Với món ăn này thì nguyên liệu mà bạn cần phải là
Thịt Gà Chọi;
Gia vị: tỏi, ớt, rau mùi ta, hạt tiêu, bột cà ri, mắm, muối, mì chính, dầu ăn,sả tươi. Qui trình chế biến như sau: Gà rửa sạch, chặt miếng nhỏ hơn so với chặt gà luộc, thì thì chỉ bằng 1/3 miếng gà luộc. Ướp với gừng, tỏi, ớt băm nhuyễn, đường, muối, mì chính, tiêu, 1 chút dầu ăn cho mền thịt gà.
Khi gà đã săn lại cho ít bột cari vào cùng với phần xả còn lại vào xào đảo tay liên tục cho thịt không bị cháy và lên màu vàng đẹp mắt rồi tắt bếp. Bạn có thể bày ra đĩa trang chí ớt thái miếng xung quanh sao cho hài hòa. Yêu cầu của món này là: Món ăn có vị ngọt thơm của gà chọi, vị thơm của sả tươi, vị cay của ớt, thịt gà săn có màu vàng nâu ăn dai, giòn.
2. Gà chọi om xì dầu:
Với món ăn này thì nguyên liệu gồm có:
1,5 thìa súp dầu ăn;
1,5 thìa súp đường vàng;
400 g thịt gà lọc bỏ xương;
1 củ riềng;
2-3 thìa cafe xì dầu;
3/4 thìa cà phê ngũ vị hương;
1 thìa cà phê dầu vừng;
Hành lá, giá đỗ.
Qui trình chế biến: Thắng nước hàng bằng cách bạn cho 1 thìa cafe dầu ăn và đường vào chảo đảo cho đến khi màu chuyển thành vàng sậm rồi bạn cho thịt gà vào đảo cho nước hàng quyện với gà. rồi bạn cho tiếp khoảng hớn nửa cốc nước vào chảo rồi thêm 1 chút xì dầu và giềng đập dập.
Đun sôi hồn hợp này với lửa nhỏ liu diu khi gần cạn nước bạn tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm khoảng 10 đên 15p nữa.
Bây giờ thì bạn chỉ cần cho gà ra đĩa và thêm dầu vừng vào nước sốt, trang trí với hành hoa và giá trần.
Yêu cầu của món ăn này là: Thịt gà có béo kết hợp với vị ngọt giòn của giá đỗ rất ngon.
3.Món thứ 3 của gà chọi 7 món là Gà chọi nấu giả cầy:
Nguyên liệu:
1 kg gà chọi
1 củ nghệ nhỏ
1 củ riềng
2 muỗng cơm mẻ
Hành tỏi , gia vị
Qui trình chế biến:
Gừng, giềng giã nhỏ , vắt lấy nước. Với món ăn này thì phần thịt thích hợp để làm nên có cả xương lẫn thịt như cổ ,đầu , đùi còn những phần có thịt nạc thì để làm món khác. Thái thịt theo thớ ngang để khi ăn tránh bị mắc răng, ướp thịt với tỏi, hành băm, nước nghệ, nướng riềng, mẻ, nước tương, mắm tôm, bột ngọt. Rồi bóp cho thịt thấm đều để khoảng 20p.
Cho dầu vào chảo phi thơm tỏi rồi cho một bát nước vào chảo đảo đều cho ngấm.
Yêu cầu của món này là: Thịt gà săn chắc thơm hơi sừn sực giòn.
4. Lòng gà chọi xào với chuối xanh.
Nguyên liệu:
Lòng gà chọi;
Chuối xanh 4 quả;
Gia vị nước mắm, hạt nêm, bột ngọt;
Gừng, lá chanh.
Qui trình chế biến Lòng gà sơ chế với muối hạt cho sạch, chuối xanh gọt vỏ ngâm với nước trắng các bạn nên cho thêm mẻ vào nước cho chuối không bị thâm. Lòng thái miếng ướp với gia vị vừa vặn và gừng băn nhỏ. Cho dầu vào chảo rồi cho lòng gà vào chảo đảo cho xoăn lại rồi đổ ra đĩa riêng, lúc này lại tiếp tục đảo chuối trong chảo cho chín tới và đổ lòng gà vào đảo nhanh tay. Và nêm lại gia vị cho vừa. Cuối cùng bạn trưng bày ra đĩa và thêm lá chanh cho đẹp mắt. Yêu cầu của món ăn: Món ăn khi chín có màu xém của lòng mề gà, màu xanh vàng của chuối và lá chanh, gia vị vừa ăn, mang đậm nét quê hương.
5. Món nộm thịt gà chọi:
Nguyên liệu:
Lườn gà 500gr
Cà rốt: 1 củ
Hành tây: 1 củ nhỏ
Lạc rang
Gừng, rau mùi (hoặc rau răm), chanh, ớt, mắm, đường, gia vị, hạt tiêu.
Quy Trình chế biến: Lườn gà đem rửa sạch luộc chín tới với 1 nhánh gừng đâp dập, hành tây thái miếng ngâm với nước cho bớt hăng vị hành khoảng 30p. Sau đó vớt hành ra trộn với 1/2 thìa cafe gia vị và đường. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái sợi ngâm với 1/2 thìa gia vị rồi vắt cho kiệt nước.Thịt gà luộc chín cũng xé nhỏ thành sợi rồi ướp với 1/2 thìa gia vị và 1 vài giọt nước cốt chanh và 1 chút hạt tiêu.
Pha nước trộn: Văt nước 1 quả chanh rồi thêm đường và 1 chút nước sôi để nguội rồi đánh tan sau đó thêm chút măn sao cho vừa khẩu vị. Nước trộn có vị chua chua, ngọt ngọt, hơi mặn giống như nước chấm nem cuốn là được. rồi đổ nước trộn đó vào thịt gà, cà rốt, hành tây, lạc rang giã vỡ thành 2 đên 3 mảnh trộn lại. Khi trộn gần xong mới cho rau thơm vào trộn cùng để tránh rau bị nát. Lưu ý khi trộn thì các bạn cũng không nên đảo đi đảo lại quá nhiều vì như vậy sẽ bị nát và nộm sẽ bị chảy nước.
6. Gà chọi xào lá giang:
Nguyên liệu:
100g lá giang;
1/2 thìa cafe sả băm nhuyễn;
1 thìa cafe hành tím băm nhuyễn;
1 quả ớt sừng băm nhuyễn;
1/2 củ cà rốt;
1/2 thìa cafe dầu ăn;
1 thìa cafe bột nêm;
1 thìa súp đường
1 thìa súp nước mắm.
Quy trình chế biến:
Thịt gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, lá giang rửa sạch bỏ dây ngâm với nước muối, cà rốt gọt vỏ rửa tỉa hình hoa. Cho dầu vào chảo rồi phi thơm sả, tỏi, hành tím đã được băm nhuyễn.
Cho gà vào xào cho săn lại nêm gia vị và nước mắm cho thơm, khi thịt gà ngấm cho ớt vào và cho thêm đường. Bạn nên đảo liên tục cho gà ngấm gia vị và săn lại sau đó cho lá giang vào nêm lại cho vừa ăn.
Cuối cùng thì bày ra đia và trang trí với cà rốt đã tỉa hoa trước đó
Yêu cầu món ăn này là: Thịt gà có màu vàng dai giòn, có màu xanh của lá giang.
7. Gà nướng lá chanh:
Nguyên liệu:
1 con gà chọi khoảng hơn 1kg
4 củ sả
20g hành tăm
10g ớt xanh
lá chanh, gia vị
Qui trình chế biến: Bạn cho ớt xanh, lá chanh, hành tăm , muối, hạt nêm, tiêu, bột ngọt vào cối giã nhuyễn. Thịt gà rủa sạch chặt miếng vừa ăn rổi ướp cùng với hồn hợp gia vị mà bạn vừa giã khoảng 1 tiếng.
Sau đó đặt lên vỉ nướng, có thể nướng trên bếp ga hoặc lò nướng tùy bạn. Trong quá trình nướng các bạn nên chú ý trở thịt để thịt không bị cháy hoặc sống. Khi thịt chín bày ra đĩa và được ăn kèm với muối ớt xanh.
Yêu cầu của món ăn: Thịt gà cháy cạnh, có vị ngọt thanh, kết hợp hương chanh sả dậy mùi.
Cách Vào Nghệ Cho Gà Chọi Đỏ Da – Săn Chắc
Cách vào nghệ cho gà chọi là cách giúp cho da gà trở nên dày hơn để tránh được các vết thương sâu và có màu đỏ rực thu hút, đe dọa kẻ thù. Việc vào – ra nghệ không có gì khó khăn, các nguyên liệu cũng rất dễ tìm kiếm. Chỉ một vài bước đơn giản là đã có thể hoàn thành xong cách vào nghệ cho gà. Để hiểu rõ hơn về quy trình và các nguyên liệu dùng trong cách om gà chọi. Cùng nghe những chia sẻ về kỹ thuật om bóp từ sư kê lừng danh mà giới chơi gà chọi ai cũng biết đến
Cách om gà chọi
Trước khi thực hiện vào nghệ chọi hãy bắt đầu bằng cách om bóp hàng ngày cho gà quen dần. Từ đó khi thực hiện cách vào nghệ cho gà chọi tơ, gà béo, gà trưởng thành đều dễ dàng hơn, gà ít giãy hơn. Hơn nữa om bóp còn là cách làm cho gà chọi đỏ đẹp và trông oai phong hơn rất nhiều. Là cách để đe dọa kẻ thù ngay từ khi lâm trận.
Nguyên liệu dùng om bóp cho gà
Chè khô
Nghệ (nghệ cái, già củ)
Ngải cứu
Nguyên liệu om bóp cho gà
Cách làm cho gà chọi săn chắc bằng om bóp
Dùng khăn bông khô gấp thành 4 lần sau đó nhúng vào nồi om, vắt kiệt. Sau đó nhẹ nhàng vỗ khắp các bộ phận cho gà như mái tảng, hầu, đốc cổ, chằng vai cho gà quen khăn và bớt nhiệt.
Tiếp đó xòe khăn thất nhiệt vừa thì vuốt mỏ, sau đó vuốt dọc tới cổ, đốc cần, chằng vai. Không nên ấp quá lâu làm bỏng và tiêu cơ gà.
Tiếp theo sẽ là đến vùng đít và háng để lau cho sạch sẽ. Đưa khăn đánh hai bên thăn lườn, cuối cùng là xòe khăn ra phủ lên tay và bế gà lên. 1 tay giữ thân, 1 tay lắc. Ngoài ra, cũng nên lau sạch vùng ngực, đầu lườn, khóe mắt, khóe mào gà cho sạch sẽ.
Việc om bóp nên thực hiện trước ngày vần hoặc ngày đá 2 ngày là tốt nhất. Để cơ thể gà luôn được thông thoáng, độ sung mãn cũng tốt hơn so với bình thường.
Cách vào nghệ đỏ cho gà chọi
Cách vào nghệ gà chọi tơ, gà chọi béo, gà cứng đều có cách làm và nguyên liệu giống nhau. Tuy nhiên, chỉ nên vào nghệ cho gà khi từ 10 tháng tuổi trở nên và ở thể trạng bình thường. Có như vậy gà mới khỏe mạnh, da dày và đỏ lên. Còn khi gà tơ quá béo thì cũng có thể sử dụng cách vào nghệ cho gà chọi non. Với tần suất om bóp ít hơn so với gà bình thường. Để vừa làm cho gà khỏe mạnh vừa giảm mỡ cho gà di chuyển được tốt hơn, thân hình dẻo dai hơn.
Nguyên liệu vào nghệ cho gà
Nghệ già giã nhuyễn
Xuyên khung, long lão
Phèn chua nghiền nhỏ, mịn
Rượu trắng khoảng 40 độ
Cách làm: Sơ chế nguyên liệu rồi cho tất cả các nguyên liệu trên vào bình thủy tinh ngâm trong 1 tháng thì đem ra sử dụng.
Cách vào nghệ cho gà đúng cách
Bắt đầu vào nghệ thì dùng 2 chân kẹp gà cho chặt để gà đỡ giãy giụa. Dùng chổi sơn nhỏ quét hỗn hợp rượu nghệ khắp mình gà, rồi nhẹ nhàng om bóp giúp cho thuốc ngấm vào da gà nhanh hơn. Khi vào nghệ tránh các vùng mồm, mắt và đầu gối gà vì sẽ làm cay mắt và kém gân gà.
Vào nghệ xong thì cho gà chọi ra phơi nắng dịu khoảng chừng 1 – 2 tiếng là được. Số lần vào nghệ tùy thuộc theo độ tuổi của gà. Nếu là cách vào nghệ cho gà tơ thì trong 2-3 tiếng, còn gà cứng hoặc gà quá béo thì nên để cho lớp nghệ dần rụng ra thì quét tiếp lần 2 và tiếp tục cho gà phơi nắng. Đến khoảng 5 giờ chiều thì dùng tay xoa để nghệ rơi hết ra. Tránh để nghệ qua đêm vì nghệ cắn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Có thể áp dụng cách vào 3 ra 4 dùng cho gà chiến đều được.
Trong trường hợp cách vào nghệ đỏ cho gà tơ được thực hiện trong thời tiết mưa ẩm thấp không có nắng thì nên sấy qua cho gà khô lông. Để tránh lông ướt quá lâu khiến gà có thể bị cảm lạnh
Cách ra nghệ cho gà chọi
Biết cách vào nghệ cho gà chọi thì cũng phải biết đến xả nghệ cho gà. Chứ không phải cứ om bóp xong là xong. Cách xả nghệ cho gà đá thì gần giống như việc om bóp cho gà. Nguyên liệu chính để om bóp là chè xanh và ngải cứu được đun sôi kỹ. Để nguội bớt để thực hiện ra nghệ.
Thao tác ra nghệ khá đơn giản khi chỉ cần dùng khăn nhúng vào nồi nước chè xanh + ngải cứu để lau sạch các vị trí vào nghệ là được. Thường thì khoảng chừng 4-5 tiếng là có thể xả nghệ. Nhưng nếu gà quá béo thì có thể để sang ngày hôm sau để cho gà săn chắc hơn. Sau khi xả nghệ xong thì nên thả gà cho tự do đi lại, vỗ cánh để khô da, vừa làm cho thân hình của gà trở nên dẻo dai hơn rất nhiều.
Một số lưu ý trong cách vào nghệ cho gà chọi
Cách vô nghệ cho gà chọi giúp săn chắn cơ thể, tạo nên một làn da dày, đỏ rực vô cùng bắt mắt. Thế nhưng, không phải thời điểm nào, cá thể gà nào cũng thích hợp với việc vào nghệ. Vì vậy, cần chú ý đến những vấn đề sau trước khi thực hiện công tác vào nghệ gà.
Đối tượng phù hợp để thực hiện cách om gà chọi đỏ: gà từ 10 tháng tuổi trở nên, khỏe mạnh hoặc quá béo
Không vào nghệ cho gà quá non vì gà sẽ trở nên gầy yếu do thể trạng không chịu được
Không vào nghệ gà yếu, bệnh hoặc quá gầy hay vừa ốm dậy
Không vào nghệ cho gà mới bị vần, hay đá quá đau mà thay vào đó là cách vào rượu nghệ cho gà chọi. Vừa dùng làm rượu thuốc om bóp cho gà chống bệnh mốc, vừa giúp vết thương nhanh khỏi hơn.
Gà mới vần thì cũng có thể vào nghệ được luôn
Gà sổ lần 1, 2 không cần phải vào nghệ hoặc vào nghệ với lớp mỏng
Hạn chế cho gà ăn quá no trước khi vào nghệ vì sẽ làm cho gà khóe tiêu
Ngoài cách làm da gà chọi đỏ như hướng dẫn ở trên thì cách om chân gà chọi săn chắc cũng nên được thực hiện. Nhưng không phải om bằng cách pha nghệ cho gà đá mà om chân gà (dầm cán, dầm cẳng cho gà) phải sử dụng nước tiểu pha loãng cho vào xô và để gà ngâm trong 20 phút là được.
Cách Vào Nghệ Cho Gà Chọi Giảm Mỡ Săn Chắc Đỏ
Chào anh em! 1. Tại sao cần vào nghệ cho gà chọi? 2. Gà chọi như nào thì nên vào nghệ? 3. Gà chọi như nào thì không nên vào nghệ? 4. Khi vào nghệ cho gà chọi cần chuẩn bị những gì? 5. Các thao tác khi vào nghệ cho gà chọi. 6. Cách xả nghệ cho gà chọi 7. Một số điều chú ý khi vào nghệ cho gà chọi. 1.Tại sao cần vào nghệ cho gà chọi?
Việc vào nghệ cho gà chọi nhằm mục đích mang lại một lớp áo mới khi gà có nước da đỏ đẹp hơn, da dày hơn. Gà ngót mỡ và khô ráo đặc biệt là chịu đòn khi thi đấu tốt hơn, nhanh lành tăng đòn. Ngoài ra, nếu gà chẳng may sa sẩy có thịt lọc da sào cả ớt cũng giòn hơn. 😀
2.Gà chọi như nào thì nên vào nghệ?
Gà vào nghệ tối thiểu gà phải từ 12 tháng tuổi trở lên.
Gà béo, thừa cân loại này nên cho thêm 1 chút phèn chua giã nhỏ.
Gà đã vần 2 – 3 lần, gà già lông 2 trở đi thì có thể vô nghệ từ lần xổ lại đầu tiên.
Gà vần về mà không bị vần sâu, chỉ vần 2 – 3 hồ đổ lại, gà đang thừa cần thì có thể vào nghệ luôn cho nhanh tan đòn, mong lành sẹo.
3. Gà chọi như nào thì không nên vào nghệ?
Gà dưới 12 tháng tuổi.
Gà thiết thịt (cân nặng).
Gà không được xung mãn.
Gà mới ốm dậy, có bé cũng không nên vào.
Gà mộc chưa nhảy được 3 lần.
Gà vần sâu về, ngoài 3 hồ trong vòng 3 hồ nhưng bị đánh quá đau.
Gà vần xong thả vào giàng thấy ỉu ỉu không nên vào
Gà đang sổ mũi không vào nghệ.
Nghệ giã nhuyễn hoặc nghệ bột trộn lẫn 1 miếng gừng nát nhuyễn, thuốc dai da và mấy hạt muối.
Cách chữa mốc cho gà chọi không cần thuốc
5. Các thao tác khi vào nghệ cho gà chọi.
Vào nghệ từ điểm cao con gà chọi đến điểm thấp.
Đầu tiên kẹp gà trong đùi như lúc làm nước, lót miếng thảm dưới chân gà đề phòng gà giãy đập mạnh vào chân xuống sàn ảnh hưởng đến đế, có trường hợp còn gãy móng thớt, cũng không nên ngồi ra chỗ bãi đát cát vì rất bẩn, không tiện lúc sau quét nghệ vào chân gà. Quét từ mỏ, mào, đỉnh tảng, xuống cổ và khe vai.
Sau đó quét trong nách, ngực, hông đùi và bụng rồi dến chân khoản.
Chỗ nào nhiều lông thì vạch lên quét vào.
Quét hết những chỗ tỉa lông và những chỗ cần quét thì thôi.
6. Cách xả nghệ cho gà chọiThường thì anh em cầu kỳ thì đun nước chè với ngải cứu lau sạch sẽ, có anh em còn dùng cả dầu gội đầu tắm cho gà bằng nước ấm. Mình thì đơn giản hơn, mình lấy nước lạnh pha nước sôi và cái ca hoặc chậu, nước nóng già 1 chút là ok. Lấy nước trắng lau sạch nghệ cho gà chọi từ đầu đế chân là xong. Gà đủ 1 tuổi thì sáng vô chiều xả. Gà già + thừa cân thì sáng hôm trước vào xong phơi nắng, không xả bộ để đến hôm sau phơi phát nắng nữa rồi xả. Cách làm này cũng tương tự như cách anh em om gà chọi nên anh em cứ thể mà làm là được
7. Một số điều chú ý khi vào nghệ cho gà chọi.
Ngày nắng thì vào, lạnh thì thôi.
Nếu 1 đợt rét quá dài, không đợi được nắng, muốn vô nghệ thì anh em có thể lấy giàng úp gà, mang ra chỗ kín giá, quây bạt kín mít xung quanh, cho bóng điện vào sấy nóng không khí lên, vào nghệ cho gà chọi thì lôi gà ra chỗ ấm áp, tránh giá, quét nhanh, lấy máy sấy tóc qua đi xong cho luôn vào trong giàn ấm và sấy bóng điện tiếp
Khi phơi gà không nên phơi lúc nắng quá gắt, nếu nắng gắt thì cho gà vào giàng phơi chỗ nửa nắng nửa râm, không có chỗ như thế thì lấy cái gì che nửa giàng vào.
Không nên phơi nắng buổi chiều, chỉ nên phơi từ sáng đến trưa.
Không nên phưi quá lâu, gà dễ bị sổ mũi và đi ỉa do hốc quá nhiều nước.
Phơi nắng chỗ tháng nhưng tránh chỗ có giá lùa vì rượu pha nghệ làm giãn lỗ chân lông, không khí lạnh dễ xâm nhập.
Khi vào nghệ nên cho ăn 1 viên thiết đản to bằng viên bi sắt xe đạp thì tốt hơn.
Hôm nào mà vào nghệ thì anh em cho ăn ít thôi, vì thường thì hôm vào nghệ gà sẽ hơi chậm tiên so với ngày bình thường 1 chút, nên cho uống nước ra ngót hòa nước ấm cho vài hạt muối cho mát gà, nhưng cái này nghe có vẻ lích kích, cứ táng gà chua nhanh tiện hơn nếu có.
Ngày nào cũng vào nghệ thì không nên cho gà chọi uống B1 dễ gây nóng trong và táo bón,
Gà trước khi đi đá 4 – 5 ngày không nên vô nghệ, với anh em cẩn thận bắn sơ chân rồi mới đi đá thì tốt nhất là không nên vô nghệ ở kì nghỉ cuối cùng đấy.
Không nên quét nghệ và phần đầu gối gà.
Cách Làm Cho Gà Chọi Đỏ Đẹp Và Săn Chắc Da
da Cả một quá trình dài nuôi gà đẵng đẵng cả năm sáu tháng trời ,tập đủ mọi kĩ năng cho gà ,vần gà ,rồi tập thể lực ….Giờ đây bạn muốn trang điểm cho chú gà của mình bảnh bao hơn với lớp da dày đỏ au ? Thế nhưng bạn vẫn chưa biết cách làm cho da gà đỏ bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này !
Nào để có một chú gà với một bộ da đỏ au bạn cần chuẩn bị các đồ nghề để vào ca thẩm mỹ .Trước tiên bạn cần phải chuẩn bị một toa thuốc bóp cho chú gà yêu quý của mình, và toa thuốc phổ biến nhất mà các lão làng nuôi gà thường dùng là toa thuốc nam giúp cho da gà dai và cứng nó có thành phần chủ yếu như sau:
1. Vần hơi: Gà xổ theo phương pháp này rất tốt cho việc phát triển thể lực cũng như tìm cách ra đòn phá thế do gà bị đeo miếng da (như rọ) khớp miệng nên không cắn mổ được mà chỉ chạy xoay tròn. Con gà nào biết sinh thế sẽ ra đá chân không và đá liên cước rất độc hại. Nếu có gà để tập vần hơi thường xuyên (cách 2 tuần 1 lần) thì không cần cho gà tập theo cách “Chạy Lồng”
2. Dầm cán: Bài thuốc tẩm gà được pha thêm với nước tiểu cho lõang và chứa trong một cái sô hay chậu nhỏ để dùng ngâm chân gà hằng ngày rất tốt. Mỗi lần cho gà ăn đêm hay buổi sáng sau khi quần sương xong là cho gà đứng ngâm chân vào dung dịch đó ngập ngang gối chừng 10 phút. Còn không thì dùng Bài thuốc Tẩm gà và thoa vào chân gà cho thấm, mỗi ngày 2 lần (sáng và tối) cũng đạt yêu cầu.
3. Quần sương: Sáng sớm bắt gà từ chuồng ra và thả cho gà đi lại trong sân (nếu chỉ có một mình nó) hay trong vùng đất quây sẵn khỏang hơn 1 thước vuông để gà đập cánh gáy sáng và tắm sương buổi sớm.
4. Phun rượu & Om gà: Trong miền Nam thường không xử dụng cách “om gà” bằng nước chè xanh và lá ngải cứu nấu trong nồi nước và lau cho gà mỗi sáng như các sư kê ở miền Bắc thường làm. Khi mặt trời bắt đầu mọc mà các sư kê trong Nam thường “phun rượu” đế và thoa bóp cho gà dẫn máu. Giờ trưa khi cho gà phơi nắng, gà cũng được phun rượu và sau đó là tắm gà bằng nước lạnh. Sau khi phơi cho khô lông gà được phun rượu một lần nữa để giúp cho da gà được thắm màu đỏ.
5. Chắc gối: Để giúp gà vững chân khi nhảy đá và đáp xuống sư kê thường bỏ ra mỗi ngày chừng 5 hay 10 phút để tập cho gà theo cách này. Chọn một vùng đất mềm hơi ẩm để tránh cho gà không bị chai bàn chậu, ở hải ngọai có thể dùng miếng thảm (lót nhà) cũ để cho gà tập nhảy rất tốt. Đây cũng là cách tập cho gà lông nhưng thay vì tung gà lông lên cao để cho gà đập cánh bay đáp xuống thì đối với gà đòn chỉ nên đưa tay vào lườn và tung cao hổng mặt đất chừng 20 đến 30cm. Cách tập luyện này sẽ giúp gà chắc gân đùi và cứng gối để đứng nước khua không mỏi và giúp gà “thể dục” đôi cánh để tập các bắp thịt ở vai và đầu cánh cho khỏe.
Với phương pháp này thì sau một thời gian chú gà của bạn sẽ có một làn da đỏ rực, tất nhiên công việc chăm sóc gà cần phải có thời gian, bạn chỉ cần kiên nhẫn chăm chút cho chú gà của mình hàng ngày thì sau một thời giạn bạn sẽ có một chú xám thần kê cho riêng mình.
4 Cách Ngâm Rượu Bóp Cho Gà Chọi Săn Chắc Đỏ Da Nhanh
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng, luyện tập thì các sư kê luôn phải có trong mình một cách ngâm rượu bóp cho gà chọi để giúp da trở nên dày, săn chắc và có màu đỏ đẹp. Đồng thời, om bóp rượu nghệ cũng giúp cho gà tránh được các bệnh mốc, lác giúp da không bị vi khuẩn xâm nhập. Kết hợp om bóp với các quá trình luyện tập như vần đòn, vần hơi, dầm cẳng…sẽ tạo ra một chiến kê toàn diện cả về thể chất lẫn ngoại hình bên ngoài
4 cách ngâm rượu bóp cho gà chọi Ngâm rượu nghệ khá đơn giản, các nguyên liệu om bóp gà chọi tìm kiếm khá dễ. Có thể tìm thấy trong các tiệm thuốc bắc hoặc ngay trong tự nhiên cũng rất nhiều. Các nguyên liệu ngâm rượu vần gà chọi phải được ngâm trong 1 tháng. Sau đó mới đem ra sử dụng để om bóp cho gà.
Ngâm rượu bóp bằng các vị thuốc nam Công thức 1: Dùng hạt gấc + ngải khô + nghệ + rượu trắng Cách ngâm rượu hạt gấc như sau:
Hạt gấc ngâm rượu phải là hạt gấc đã được phơi khô, tách phần vỏ đen mà nghiền nhuyễn. Ngải khô tán nhỏ, nghệ chọn củ già, nghệ đỏ thì càng tốt có thể cắt lát mỏng hoặc giã nhuyễn đều được. Sau khi các nguyên liệu đã được sơ thế thì cách ngâm hạt gấc với rượu ở bước cuối cùng là cho tất cả vào bình thủy tinh. Đổ rượu 40 độ vào và ngâm trong 1 tháng hoặc hơn vì để càng lâu thì nguyên liệu càng ngấm.
Ở công thức này thì ngải khô cũng có thể được thay thế bằng gừng để trở thành công thức rượu gừng nghệ hạt gấc trà my cũng có tác dụng, có cách làm tương tự nhau.
Công thức 2: Bài thuốc ngâm rượu gồm: “Vỏ măng cụt + vỏ cây bần + gừng + nghệ xà cừ + riềng + rượu” Một cách ngâm rượu nghệ cho gà chọi khác trong cách ngâm rượu thuốc nam với nguyên liệu nhiều và cách làm kỳ công hơn nhiều so với cách ngâm rượu gấc được chia sẻ ở trên.
Cách ngâm nghệ cho gà chọi ở công thức này sẽ mất thời gian hơn trong phần sơ chế nguyên liệu. Cách thực hiện như sau:
Vỏ măng cụt phơi khô, tán nhuyễn Vỏ cây bần rửa sạch, phơi khô để từng miếng nhỏ hoặc tán nhuyễn đều được Gừng, nghệ, riềng giã nhuyễn Cách làm rượu nghệ om gà ở bước cuối cùng vẫn là cho tất cả vào bình. Và đổ rượu 40 độ vào là hoàn tất rồi đó các anh em.
Hai công thức là hai cách ngâm rượu nghệ cho gà chọi gồm nguyên liệu được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên. Công thức ngăm rượu nghệ cho gà chọi cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần qua một số bước mà ai cũng có thể làm được rồi ngâm trong 1 tháng trong bình thủy tinh là có thể đem ra sử dụng.
Công thức 1, 2 sẽ dùng để om bóp toàn thân cho gà, sau đó mang gà đi phơi nắng. Công dụng của rượu nghệ ở công thức 1, 2 này sẽ giúp cho gà trở nên dày hơn và có màu đỏ đẹp.
Ngâm rượu bóp bằng các vị thuốc bắc Công thức 3: Huyết giác + thiên niên kiện + địa liên + nhục quế + ô đầu + xuyên khung. Và long lão + địa long + đương quy + đại hoàng + nghệ + phèn chua
Công thức 4: Ma hoàn + thiên niên kiện + quế tần + huyết giác + hồng hoa + nhĩ hương + xương truật. Cộng với huyết đẳng + lai quy + cam thảo + quy vĩ + thủ ô + địa liền, bách hộ. Với quế thông + quế chỉ + phong kỳ + mộc quả + mộc dược + đỗ trọng + xuyên sơn giáp
Nguyên liệu ở công thức 3 và 4 có thể tìm thấy trong các tiệm thuốc Bắc. Sau đó bảo họ nghiền nhỏ cho để về tiện sử dụng được ngay. Sau khi các nguyên liệu đã được nghiền nhỏ thì cho ngâm cùng với rượu trắng 40 độ trong 1 tháng. Bài thuốc này có thể dùng khi gà vừa vần đòn, sau khi đi đá về. Tác dụng của rượu ngâm thuốc bắc không những giúp cho gà trở nên dày, săn chắc mà còn giúp các vết thương khô và nhanh lành hơn.
Công dụng của việc vào nghệ cho gà chọi bằng bài thuốc om Tác dụng của rượu nghệ cho gà chọi được kể trên ngoài việc đỏ da, săn chắc cơ thể. Thì còn giúp cầm máu, làm tan khối máu tụ và giảm đau. Đối với gà trong đang trong giai đoạn luyện tập và sau khi đi đá về. Ngoài ra, cách ngâm rượu nghệ cho gà om bóp còn giúp cho cứng xương cốt. Chống nhiễm khuẩn ngoài da, làm liền vết thương nhanh chóng. Đặc biệt cách ngâm rượu bóp cho gà chọi với các công thức ở trên đều dùng được cho vết thương hở, đang chảy máu.
Cách vào nghệ cho gà chọi Để vào nghệ và om bóp cho gà bằng các công thức được kể trên thì cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Tránh việc gà om bóp quá nhiều hoặc quá sớm gây ảnh hưởng đến thể trạng của gà.
Bước 1: Kẹp gà vào giữa đùi để cho gà đứng im, nên chọn nơi đất mềm hoặc trên miếng lót để tránh trường hợp gà đạp chân xuống đất. Ảnh hưởng đến xương cốt, gãy móng chân, gãy cựa.
Bước 2: Bắt đầu om bóp rượu nghệ cho gà chọi từ mỏ đến đầu cổ đến khe vai, ngực hông, đùi, chân, quét vào vùng da và vạch lông ra quét.
Bước 3: Thả gà ra sân úp bội cho phơi nắng dịu để cho thuốc ngấm vào da gà
Bước 4: Ngày hôm sau lại tăm và thoa tiếp tục như vậy
Bước 5: Có thể tắm gà bằng nước trà hoặc nước lá ổi giúp dẻo da gà hơn
Cũng có thể sử dụng công thức vào 3 ra 4 dùng cho gà chiến tùy theo thể trạng của gà béo hay gầy, khỏe hay yếu. Và rượu om bóp cho gà chọi này đều được sử dụng sau các kỳ vần. Hoặc sau khi thi đấu về sẽ tránh được tình trạng mốc lác, các vết thương ở gà cũng mau lành hơn.
Bên cạnh cách ngâm rượu nghệ om gà chọi nên kết hợp với cách dầm cẳng cho gà. Để chân gà cứng cáp hơn, lực đá mạnh hơn. Nhằm mục đích hạ gục đối phương một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết. Cách ngâm chân gà chọi sẽ sử dụng nước tiểu pha loãng cho vào trong xô và cho gà ngâm 15 – 20 phút là được.
Một số lưu ý khi sử dụng cách vào nghệ đỏ cho gà chọi Cách ngâm rượu bóp cho gà chọi có thể thực hiện trước nhưng nếu để vào nghệ thì không nên vào nghệ quá sớm cho gà. Hoặc vào nghệ khi gà quá ốm hoặc quá gầy sẽ làm ảnh hưởng đến gà. Ngoài ra, còn một số lưu ý như:
Không vào nghệ khi trời quá lạnh Không cho gà tắm nắng quá gắt Không vào nghệ ở phần đầu gối gà Trước khi đá khoảng nửa tuần thì không nên vào nghệ
Hướng dẫn cách nuôi gà chọi săn chắc Cách làm cho gà chọi săn chắc, lông bóng mượt không phải chỉ cần om bóp nghệ ngâm rượu hay thiên niên kiện là xong. Mà nó còn đòi hỏi quá trình chăm sóc, vô mồi. Thậm chí là cách tắm cho gà chọi có bộ lông bóng mượt, đẹp đẽ. Để toát nên một phong thái đầy sức mạnh của một chiến binh thực thụ.
Thường thì bên cạnh cách ngâm rượu om bóp cho gà chọi các sư kê thường kết hợp với các loại mồi như: thịt bò, dế, sâu super worm, lươn trạch nhỏ…Và các loại thức ăn chính cho gà đá thì phải là thóc, lúa + rau xanh chứ không phải là thức ăn tổng hợp. Vì sẽ làm gà béo lên nhanh chóng, ảnh hưởng đến việc di chuyển của gà.
Cách Nuôi Gà Đá Có Lực Sung Sức Khoẻ Mạnh Săn Chắc
Cách nuôi gà đá có lực sẽ là một trong những vũ khí cần thiết để hạ gục được đối thủ trong các trận chiến căng thẳng. Từ đó mang lại cho chủ nhân những phút giây giải trí, thư giãn thoải mái nhất. Muốn gà đá có lực thì cần có một chế độ chăm sóc gà một cách hợp lý. Kết hợp với việc tuyển chọn con giống tốt thì sẽ rất lợi thế trong việc nuôi gà đá có lực sung sức khoẻ mạnh.
Gà đá có lực là như thế nào?Gà đá có lực là thể hiện được sức mạnh của từng cú đánh, cú đá của gà trong trận chiến. Những cú đá này có thể gây được sự đau đớn, mất sức cho gà đối phương. Khi cú ra đòn có lực sẽ phát ra những âm thanh như chát, bộp … tuỳ thuộc vào từng vị trí trên gà đối phương.
Mọi chủ gà đều muốn gà đá có lực để có thể dễ dàng kết thúc được đối thủ. Nhờ đó mà các trận chiến sẽ dễ dàng hơn và bớt căng thẳng hơn.
Cách nuôi gà đá có lực hiệu quả nhất hiện nayTrước khi đến vấn đề cách nuôi và chăm sóc gà đá có lực, có sức khoẻ thì lựa chọn con giống là hết sức quan trọng. Nếu một con giống tốt sẽ giúp việc chăm sóc và phát triển dễ dàng hơn. Do vậy khi nuôi gà thì hãy chú ý con giống khi biết bố mẹ hoặc tông dòng của gà.
Chế độ ăn uốngĐể đảm bảo gà có sức khoẻ và đá có lực thì chế độ ăn uống là hết sức quan trọng. Không nên để gà chọi bị thiếu thịt có thể giảm đi lực trong những trận chiến. Chế độ ăn uống là 1 bước quan trọng trong cách nuôi gà đá có lực khoẻ mạnh.
Thức ăn chínhThức ăn chính của gà thông thường sẽ là thóc. Thóc sẽ được ngâm để loại bỏ hoàn toàn được các hạt lép. Nếu có điều kiện thì nhiều người thường cho ăn thóc ngâm đã mọc mầm. Như vậy chất dinh dưỡng sẽ cao hơn so với thóc thông thường.
Bổ xung mồi, chất tanhNgoài ra, những thức ăn cho gà đá có lực không thể thiếu được đó là các loại mồi thêm. Ở đây sử dụng nhiều nhất vẫn là thịt lợn, sụn lợn hoặc các loại thịt bò, chất tanh từ bò sát. Ví dụ như bổ xung thêm mỗi bữa ăn từ 2-5 miếng thịt bò, lợn vào buổi trưa. Hoặc các loại thịt bò sát như rắn hoặc thằn lằn. Nhiều người cho rằng không nên cho ăn ếch nhái vì có thể bị run chân. Các thức ăn bổ xung này nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá tốt nhất.
Bổ xung các loại rau, chất sơBổ xung thêm các loại rau xanh tăng cường dưỡng chất cho gà. Cũng giúp làm gà tạo cảm giác mát mẻ, không bị xót ruột. Các loại rau được lựa chọn là rau muống, cà chua hoặc các loại bí đỏ, trái cây đu đủ, dưa hấu.
Bổ xung các khoáng chất, vitamin Chế độ luyện tậpSong song với chế độ ăn uống là chế độ luyện tập. Cần đảm bảo quá trình luyện tập thường xuyên, dẻo dai thì mới có thể đá có lực được.
Tập thể dục hàng ngàyNếu như ngày thông thường có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng để tập luyện. Chúng sẽ giúp gà tăng lực bằng các máy chạy. Từ đó tăng cường các bó cơn chân, cơ đùi. Và tập luyện cho bộ máy hô hấp của gà hiệu quả. Có rất nhiều loại máy chạy thông thường mà nhiều người đang chế tạo. Các chủ kê có thể tham khảo.
Tập vần hơi, vần đònTrong 1 tháng thì có thể xen kẽ các buổi vần hơi cho gà. Vừa tăng lực cho gà lại đảm bảo gà không bị chấn thương quá nặng. Các buổi vần hơi cho gà này thì khoảng từ 3-5 hồ chơi là đẹp. Nếu có thể thì khoảng 1 tháng thứ 2 tới 3 lần vần đòn. Chú ý cách chọn trạng gà cũng như bọc các cựa cẩn thận. Chúng giúp gà dạn đòn hơn, chịu đau quen hơn và tăng cường thể lực. Các hồ đòn thường có thể là 5-6 hồ.
Chế độ chăm sócCuối cùng là chế độ ăn uống trong các cách nuôi gà đá có lực. Chăm sóc rất quan trọng vừa giúp gà khoẻ hơn vừa có thể phát hiện các bệnh thường thấy ở gà nhanh nhất. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất.
Om bóp gà thường xuyênThường xuyên om bóp gà bằng các bài thuốc dân gian và kinh nghiệm của người sử dụng. Việc om bóp thường xuyên vừa giúp da gà đỏ hơn, dày hơn mà còn đảm bảo gà không bị mốc. Việc gà chọi bị mốc là ác mộng của khá nhiều người nuôi gà. Có thể om bóp gà bằng các bài thuốc như ngâm nước nóng với nước nghệ, quế và rượu. Tiến hành om bóp vào mỗi buổi sáng sớm để tăng thêm tính hiệu quả cho gà.
Phơi gà dưới ánh sáng sớmNên phơi gà hàng ngày bằng những ánh nắng sáng sớm. Chúng giúp gà tổng hợp được vitamin D dưới ánh nắng một cách hiệu quả. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hoá canxi trong cơ thể. Không nên để gà dưới sương trong đêm tối gà dễ bị hen. Gà chọi bị hen khẹc khó thở cũng là bệnh thường gặp.
Chuồng trại sạch sẽ, thoáng, ấm ápBổ xung chế độ chuồng trại một cách hợp lý. Thoáng gió nhưng không được thay đổi nhiệt độ đột ngột. Giúp cho gà luôn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Có thể bổ xung thêm các loại đèn sưởi cho gà một cách hiệu quả.
Bổ xung cát trong khu nuôiNên có những cồn cát hố cát sạch để cho gà tắm nắng hoặc tự làm sạch bản thân mình. Đây là cách tự nhiên của gà mà bất cứ loại gà nào cũng cần làm.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Đỏ Khỏe Sung Mãn Thịt Săn Chắc trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!