Bạn đang xem bài viết Gà Đá Hầm Sả Thơm Ngon Quá Đã! được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà đá là những chú gà trống nòi (hoặc lai nòi), gà tre được nuôi dưỡng tách biệt dùng để đá (chọi) trong các lễ hội truyền thống. Muốn ăn gà đá rất khó vì người ta chỉ nuôi để giải trí chứ không vì kinh tế mà lấy thịt. Vì vậy, chỉ khi những con gà thua cuộc hoặc dính cựa bị thương nặng thì chủ nhân của nó mới bán đi (khi đó giá một con chỉ khoảng 200.000 đồng). So với gà công nghiệp và gà thả vườn được bày bán ngoài chợ thì gà đá có giá rất cao, từ 500.000 đồng đến hơn 2 triệu đồng, tùy gà có bề dày thành tích chiến thắng vẻ vang. Nhưng nếu thua cuộc, giá rớt thê thảm, có khi còn thua gà công nghiệp. Dù vậy, không nên dặn chủ nhân nuôi gà đá trước: “Nếu có xác gà (vừa chết vì bị dính cựa) hoặc gà thua thì bán cho tôi ăn thịt”, người nuôi gà đá rất kiêng kỵ chuyện này và họ cho rằng mình đang trù ẻo họ, báo điềm xui. Có người tin dị đoan không dám đưa gà ra “đấu trường” khi nghe câu nói này vì sợ bại trận.
Gà đá được nuôi rất kỹ lưỡng, không cho giao phối, được ăn thịt bò, thoa nghệ, ngãi… nên thịt rất ngọt, thơm. Tuy nhiên, do thịt chúng săn chắc và có con tuổi đời khá già nên rất dai. Nếu nấu nướng bằng thời gian như gà thường thì khó mà nhai đứt. Vì vậy gà đá chỉ làm món hầm là ngon nhất. Đặc biệt là gà đá hầm sả. Để làm món này, cần phải làm lông gà cho sạch, để ráo, chặt từng miếng vừa ăn rồi cho vào nồi to (nếu có nồi áp suất càng tốt vì hầm mau mềm). Sả vài tép to, cắt khúc lót dưới đáy nồi. Cho ngũ vị hương, sa tế, muối, đường, bột ngọt vào nồi cùng với một muỗng canh rượu vang đỏ để kéo nhanh độ mềm của thịt gà. Ướp nồi thịt gà đá khoảng 30 phút cho hương vị thấm đều. Cần nhớ không nên xốc nồi, vì sẽ làm cho sả không tỏa hương từ đáy nồi bay lên. Bắc nồi thịt gà lên bếp, nấu lửa áp độ vài phút cho nồi nóng. Cho nước dừa vào và hầm. Đậy nắp kín, để lửa liu riu. Sau đó, cho đu đủ non cắt khúc hoặc cắt làm đôi vào nồi và tiếp tục hầm. Với chất mủ trong đu đủ non chảy ra, tác dụng vào thịt, sẽ làm thịt gà mềm và thơm hơn. Giờ thì để nồi thịt gà hầm mềm rồi tắt bếp. Thịt gà đá hầm càng lâu càng dẻo, mềm chứ không bở như thịt gà nuôi thông thường. Tuy nhiên, chỉ hầm vừa đủ thời gian để chất ngọt không bay hơi đi. Món này dùng với cơm, bún hoặc ăn chơi đều được. Đặc biệt, đây là “mồi bén” của các quý ông trong các dịp “lai rai”. Nguyễn Thanh Vũ
Cách Nấu Lẩu Gà Hầm Sả Thơm Ngon Đậm Đà
Gà còn có thể kết hợp với nhiều thực phẩm để làm lẩu như lẩu gà lá é… nhưng nhiều người không biết, chỉ cần kết hợp với sả thôi là cũng đủ để có một món ăn ngon rồi.
Cách nấu gà hầm sả thơm cay Chuẩn bị nguyên liệuKhông giống các món lẩu khác cần nhiều nguyên liệu, món gà hầm sả rất đơn giản với nguyên liệu chính là gà và sả. Tất nhiên ăn lẩu thì không thể thiếu các loại rau nhúng và bún rồi.
1 con gà ta, bạn chọn con khoảng hơn 1kg là đủ cho 4 người ăn rồi.
5 cây sả
Tỏi băm nhỏ
Sa tế ớt
Gia vị : đường, muối, nước mắm, hạt nêm
Rau cải đắng
Rau mồng tơi
Bún tươi
Cách chọn gà làm hầm sả ngon
Để có món lẩu gà hầm sả ngon thì bạn phải chọn gà ta, bởi gà ta thì thịt chắc và dai hơn.
Khi chọn gà hãy kiểm tra gà còn năng động không, mắt sáng, lông mượt. Vạch lông ra thấy da vàng đẹp mắt, có lẫn mạch máu đỏ, lấy tay đè nhẹ thấy thịt chắc, không bị nhão.
Phần phao câu trắng, không sưng to hay rỉ phân.
Các loại rau nhúng phải đảm bảo tươi ngon và trên hết là đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
Công thức làm lẩu gà hầm sảBước 1. Thịt gà sau khi mua về bạn làm sạch lông, tiếp theo dùng nước muối loãng để rửa qua, bạn cũng có thể dùng muối chà sát cả trong và ngoài gà để khử mùi, rửa lại bằng nước lạnh.
Bước 2. Sau khi rửa sạch bạn chặt miếng vừa ăn, cho vào tô cùng với 1 thìa nước mắm, 1 thìa ớt bột, 1 thìa muối, 2 thìa hạt nêm rồi trộn đều lên, ướp như vậy trong khoảng hơn 20 phút cho ngấm gia vị.
Bước 3. Sả sau khi rửa sạch bạn cắt khúc, đập dập rồi cột lại thành bó để khi cho vào nước lẩu không bị bung ra.
Các loại rau nhúng như mùng tơi hay cải thì bạn rửa sạch rồi cắt khúc thôi.
Chế biến
Bước 4. Chuẩn bị nồi để nấu lẩu, bạn đun nóng một ít dầu ăn rồi phi thơm tỏi băm lên, khi tỏi thơm rồi thì bạn đổ nước lẩu vào, tùy ý thích nhưng theo mình thì tầm 2 lít là được.
Bạn cho luôn sả đập dập, sa tế ớt cùng các loại gia vị như đường, nước mắm, hạt nêm và muối sao cho nước dùng vừa miệng là được, đun sôi lên.
Bước 5. Khi nước dùng sôi thì bạn cho thịt gà vào nồi lẩu, đun tiếp cho tới khi thịt chín là xong, chỉ cần trình bày lên nữa là có thể thưởng thức được rồi.
Yêu cầu món ăn là nước dùng phải hơi cay, đậm đà và có mùi sả nhiều, thịt gà chín mềm. Khi ăn bạn nhúng kèm với bún, rau đắng, rau mùng tơi hay cải cúc nhúng vào rất ngon.
Cách nấu lẩu gà hầm sả chỉ đơn giản vậy thôi, quan trọng là bạn ướp thịt gà ngon, nêm nếm nước dùng vừa miệng.
Dinh dưỡng trong món lẩu gà hầm sảThịt là luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cung cấp protein nhiều nhất, cùng với đó là lượng chất béo rất ít, không ngẫu nhiên mà thịt gà luôn được người tập thể thao, đang giảm cân lựa chọn.
Lượng vitamin A, E, C, B1, B2… dồi dào không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn hỗ trợ thị giác rất tốt. Các khoáng chất như canxi, photpho, sắt giúp hệ xuuowng phát triển vững chắc, hạn chế thiếu máu.
Nhìn chung, thịt gà là thực phẩm khá đa năng, nhiều lợi ích.
Không chỉ vậy, trong món lẩu gà hầm sả còn kết hợp với nhiều loại rau như cải, mồng tơi. Đây đều là những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Cách Làm Gà Hầm Sả Đơn Giản Thơm Ngon Ngay Tại Nhà.
Cách làm tôm chiên xù Cách làm Salad Nga đơn giản tại nhà Cách làm thịt quay giòn bì Cách làm phở cuốn thơm ngon tại nhà
Cách làm gà hầm sả đơn giản ngay tại nhà: Nguyên liệu làm gà hầm sả:
Gà ta: 1/2 con
Củ sả: 4 củ
Tỏi: 4 tép tỏi
Gừng: 1 củ
Hành Lá: 3 – 4 nhánh
Ga vị: Bột nêm, nước mắm, tiêu xay, dầu ăn, muối.
Cách làm gà hầm sả:Bước 1: Đầu tiên cần sơ chế thịt gà
Thịt gà sau khi mua về, bạn rửa sạch qua với nước muối loãng, rồi rửa lại với nước sạch, để ráo nước.
Chặt gà thành từng miếng vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Thịt gà bạn ướp với 1/2 muỗng cafe bột nêm + 1/2 muỗng cafe nước mắm cho vòa đó một chút tiêu xay và để yên trong khoảng 15-20 phút cho ngấm gia vị
Gừng bạn rửa sạch cạo vỏ, cắt làm đôi. một nửa bạn đập dập, băm nhỏ, còn một nửa bạn thái thành từng sợi nhỏ.
Sả bạn rửa sạch, 2 củ bạn thái lát mỏng, 2 củ còn lại bạn cắt thành khúc và đem chỉ làm bốn phần để riêng ra.
Hành lá bạn rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt nhỏ.
Bước 3: Làm gà hầm sả
Tỏi bạn bóc vỏ, rồi băm nhuyễn.
Bạn cho nồi lên bếp đun nóng, rồi cho vào đó 4 muỗng canh dầu ăn vào phi thơm tỏi băm, sả thái lát và cả gừng đập dập.
Ngay sau đó, bạn cho thịt gà vào nồi, đảo đều tay cho tơi khi thịt có mùi thơm và săn lại thì bạn đổ thêm một tô nước vào chảo thịt gà để đun sôi.
Khi nước đã sôi, bạn cho chỗ gừng thái sợi và sả đã được cắt khúc vào chảo rồi đậy vung lại. Vặn nhỏ lửa và hầm gà trong khoảng 30 – 40 phút là được.
Khi hầm gà gần xong bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Trước khi tắt bếp thì cho hành lá vào là xong.
Cho gà ra bát, trang trí lại bằng đầu hành, rau mùi, cà rốt tùy ý thích.
Gà Chọi Ngon Nhất Là Hầm Sả
Từng đợt gió heo may thổi về lành lạnh, báo hiệu một mùa xuân mới sắp về. Không khí ấy làm ta nao nao nhớ về những kỷ niệm xưa, vui xuân với: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Và cả thú vui chọi gà!
Chọi gà hay đá gà là thú vui tiêu khiển có từ lâu đời và đã trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt. Từ các làng quê hẻo lánh cho đến phố thị, trong những ngày lễ hội, tết… thì không thiếu trò tiêu khiển là chọi gà. Ngày nay do sự lan tràn của tệ nạn cờ bạc, những cuộc chọi gà đã biến tướng thành trò đỏ đen nên bị ngăn cấm.
Gà đòn, gà đá và gà nòi là ba tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Gà chọi là tên gọi chung cho loại gà nuôi dùng cho mục đích giải trí, có hai loại chính là gà đòn và gà cựa.
Trước kia, ở miền Tây Nam bộ có nhiều tỉnh thành có gà chọi nổi tiếng, nhất là gà Cao Lãnh. Ngày nay chỉ còn ba địa danh có gà chọi đáng gờm là Chợ Lách, Cao Lãnh và Thất Sơn.
Dù là hùng kê, thần kê hay là gì đi nữa… thì cuối cũng trở thành những con gà tử trên các sới gà và là món ngon trên bàn tiệc. Do được nuôi nhốt, cho ăn lúa cội, trùn hổ, dế cơm và thường xuyên thoa bóp nghệ, tuyệt đối không đổ mái, nên thịt gà đá rất săn chắc và sung mãn. Vì thế gà chọi khi đem chế biến thành món gì cũng ngon.
Nếu đem gà chọi đi nấu cháo, xé phay trộn gỏi, rôti, nấu cà ri hay kho gừng… như gà thả vườn thì sẽ rất phí. Ngon nhất là làm món gà chọi hầm sả!
Những con gà chọi sau khi bị loại khỏi các sới gà được nhổ lông làm sạch. Khéo tay chặt gà ra từng miếng cỡ ba ngón tay sao cho đủ ba thành phần là da, thịt và xương, sau đó để trong rổ thưa cho ráo nước.
Cho chừng một muỗng canh mỡ heo vào chảo, khử sả và tỏi cho thơm. Đổ thịt gà vào, xào chừng 10 phút vừa ráo chảo. Cho nước dừa tươi vào sao cho ngập thịt độ 15cm, kế đến đun lửa thật lớn để sôi già nước, sau đó chuyển sang đun lửa nhỏ để hầm.
Lúc gần chín cho thêm một ít đậu phộng sống, củ cải trắng xắt khoanh, kèm theo vài gốc sả đập giập và vài muỗng canh sả bằm nhuyễn. Sau cùng nêm nếm muối, nước mắm, bột ngọt, đường và một ít tiêu.
Hương thơm ngào ngạt của sả từ nồi lẩu bốc lên làm cho bạn ngất ngây và đói bụng cồn cào.
Có thể ăn lẩu gà đá hầm sả với bún, mì tươi, cùng các loại rau vườn như mồng tơi, cù nèo, cải xanh, tần ô… Thịt gà đá hầm sả sẽ rất tuyệt vời khi được chấm muối ớt hoặc nước mắm y với sả bằm.
Hợp với mọi người
Theo Đông y, thịt gà có tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng, làm mạnh phổi. Có tác dụng chữa băng huyết, lỵ, ung nhọt, là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí huyết và thận. Đặc biệt, thịt gà có tác dụng bồi bổ cao cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.
Ngoài bổ khí huyết, thịt gà còn giúp trừ phong.
Theo y học hiện đại, gà thuộc nhóm thịt trắng rất giàu chất đạm và ít béo, cơ thể dễ hấp thu và tiêu hóa. Chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C, E, canxi, photpho và sắt.
Ngoài ra, thịt gà còn chứa nhiều các acid amin thiếu yếu mà cơ thể không tổng hợp được như tryptophan, leucin, lysin, methionin… có tác động tích cực đến não bộ, làm phấn chấn tinh thần, giảm sự lo lắng, stress cũng như cải thiện huyết áp và nhịp tim.
Thịt gà còn có tác dụng tẩm bổ, công hiệu chữa bệnh đối với người già bị suy nhược cơ thể, người có chức năng tiêu hóa kém, gầy, mệt mỏi, tiểu nhiều, phụ nữ ít sữa sau sinh…
Sả là loại gia vị vừa tạo mùi thơm vừa có tính năng chữa bệnh. Rất nhiều món ăn Nam bộ dùng sả làm gia vị chủ đạo bên cạnh một số gia vị khác như tỏi, gừng, nghệ, ớt… Hương vị sả được người Nam bộ yêu thích và quen thuộc trong từng bữa ăn hằng ngày, được sử dụng trong tất cả các kiểu chế biến từ kho, hấp, xào, đến chiên, nướng và hầm.
Ngoài làm gia vị, sả còn có tính năng chữa bệnh như kích thích tiêu hóa, chống nôn, sát trùng, khử hôi miệng, tiêu đờm, giảm đau, thông kinh lạc, chữa cảm cúm, trúng hàn, chữa động kinh cho trẻ em. Lá sả xua đuổi được ruồi, muỗi, khử hết mùi xú uế.
Tuy cách nấu đơn giản nhưng món gà hầm sả có mùi thơm rất quyến rũ, nước xúp nóng ngọt lịm, thịt gà nòi ít mỡ săn chắc, cộng thêm hương vị của các loại rau cải tạo sự khoái cảm đặc biệt. Món ăn này bổ dưỡng, ngon, phù hợp với mọi người và nhiều loại bệnh khác nhau.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Đá Hầm Sả Thơm Ngon Quá Đã! trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!