Bạn đang xem bài viết Gà Cười (Gà Thần Tài) được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà cười (ayam ketawa) là một giống gà đặc hữu tại vùng Sidrap tỉnh Rappang phía nam đảo Sulawesi. Đây là một vùng đất khá thích hợp cho việc chăn nuôi các loại gia cầm tuy nhiên người ta chưa thực sự tận dụng tối đa tiềm năng của vùng đất này. Gà tại vùng Sidrap rất khác những con gà tại vùng khác bởi tiếng gấy rất độc và lạ của chúng. Hầu hết gà ở vùng này được gọi là gà “Gaga” nhưng vì tiếng gáy của chúng khá giống tiếng cười của người nên thường được gọi là gà cười hay “Ayam Ketawa” trong tiếng Indonesia.
Trong quá khứ giống gà này được coi là một biểu tượng quyền lực của gia đình hoàng gia “Buginese”. Hiện tại nó vẫn là biểu tượng của lòng dũng cảm, của địa vị xã hội và chủ nghĩa anh hùng về những tính chất biểu tượng này sẽ có một bài viết về triết lý chơi gà cười mời các bạn đón đọc.
Về lịch sử phát triển có thể coi con số “2000” là một cột mốc đáng nhớ bởi vì trước đó ngoài người dân vùng Nam đảo Sulawesi thì rất ít người biết đến gà cười có chăng chỉ là nhưng người thích sưu tầm và đam mê gia cầm thực sự mới sở hữu giống gà này. Gà cười chỉ thực sự được công chúng biết đến rộng rãi từ năm 2000 khi chính quyền địa phương của tỉnh Rappang mang một vài con gà cười đến Jakarta để tham dự triển lãm , sau đó tổng thống có ghé qua và rất thích thú với giống gà này. Ngay lập tức hình ảnh tổng thống bên cạnh những chú gà cười được làn truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới chơi gà lúc đó. Đây có thể coi là cột mốc lịch sử giúp quảng bá rộng rãi giống gà cười ra toàn quốc. Hiện tại hội thi gà cười của Tổng thống vẫn được tổ chức thường xuyên và được coi là một trong những chiếc Cup danh giá nhất trong làng gà cười Indonesia.
Sau cú hích truyền thông gà cười nhanh chóng được phổ biến cho mọi tầng lớp người chơi chứ không chỉ giới hạn ở những tầng lớp giàu có hay có địa vị xã hội cao nữa. Hiện nay có rất nhiều cuộc thi gà cười tổ chức khắp mọi miền trên đất nước Indonesia và nó trở thành một nét văn hóa khá độc đáo và tao nhã.
Nhìn về tổng quan gà cười (Ayam Ketawa) đã có lịch sử hàng trăm năm nhưng chỉ mới thực sự phổ biến tại Indonesia kể từ năm 2000 và bắt đầu đi ra thế giới từ năm 2009.
Gà thần tài nuôi trong nhà mang lại tài lộc cho gia chủ,rộn rã tiếng cười trong nhà người già ,trẻ nhỏ đều thích tiếng cười của giống gà này.
Bán con giống gà cười ở Việt Nam,ayam ketawa in viet nam
Gà cười giống,3 tháng tuổi đã biết cười.
Cười té ghế với chú gà bị thọt lét
Cuộc thi gà cười ở Indonesia,tranh cup thần tài .
Thiết kế chuông ở cho gà thần tài cười nhiêu và liên tục rất đơn giản,tiết kiệm chi phí.
Chú gà thần tài đạt kỉ lục guiness,cười lâu nhất thế giới gà cười
Chuyện Dở Khóc Dở Cười Của Những Dân Chơi Gà
Chia sẻ về câu chuyện của mình, anh Nguyễn Minh Đức, một tay chơi gà ở Chương Mỹ – Hà Nội tâm sự, anh có niềm đam mê về gà chọi từ khi còn nhỏ, khi đó thấy thanh niên trong làng hay ôm gà đi đá nhìn thấy thích, rồi học cách chơi cách chăm gà, dần dần nó ngấm vào người không bỏ được.
Hiện nay nhà anh Đức cũng có gần chục con gà trống trực chiến, ngoài ra còn rất nhiều gà con. Gần như thời gian cả ngày anh cứ quanh quẩn với mấy con gà, hết cho ăn rồi đun nước tắm gà, tập thể dục cho gà…
Khi mới cưới nhau, chị Chăm (vợ anh Đức) cứ nghĩ kệ chồng mình cứ ở nhà chăm gà thế này hơn ra ngoài trêu hoa gẹo nguyệt.
Lâu dần chị Chăm thấy chồng mình ngày càng thờ ơ với vợ, suốt ngày cứ rúc ở cái chuồng gà, chị càng thấy càng bực mình.
Chơi gà chọi là thú vui của nhiều người.
Có hôm con gà to xổng chuồng lao ra đuổi đàn gà con nhảy loạn lên, chị Chăm thấy vậy tức mắt lên cầm cái gậy phi cho con gà trống một cái, anh Đức trong nhà đi ra thấy vậy đã quát mắng chị chăm, anh còn tuyên bố “Cô đừng bao giờ động đến gà của tôi”.
Mấy hôm sau, anh Đức cùng nhóm bạn của mình vào miền nam tuyển gà chọi một tuần lễ, khi đi anh bảo vợ ở nhà để ý đến những con gà chọi. Vì tức cảnh chồng chăm gà hơn chăm vợ, lại nhớ đến câu chồng từng nói là đừng động đến gà, chị vợ này liền bắt một con gà chọi đem về nhà ngoại thịt, sau đó gọi điện báo cho chồng con gà này tự nhiên trúng gió chết rồi.
“Lão chồng nhà tôi cứ suốt ngày gà qué, giờ lại cùng bạn đi vào tận miền nam để mua gà, tức mình tôi thịt một con cho lão ấy xót xem. Nhiều lúc thấy chồng quan tâm chăm sóc gà, tôi bực mình lắm, chẳng biết khi vợ đau ốm có được chăm sóc chu đáo như thế không”, chị Chăm chia sẻ.
Anh Đức điên người, nhưng mọi sự đã rồi, anh không biết làm gì ngoài việc nhịn ăn liền mấy ngày.
“Thấy chồng nhịn an tôi cũng lo lắm, biết mình làm thế là quá đáng nên tôi xin lỗi anh ấy và bảo sau này sẽ không động chạm gì đến gà của anh ấy nữa, mãi sau anh mới chịu ăn cơm.”, vợ anh Đức trút bầu tâm sự.
Chăm con ốm không chăm bằng gà
Khác với nhà anh Đức, anh Nguyễn Văn Đại ở Hà Nội là một trường hợp khác. Vợ anh Đại cũng biết chồng mình ham chơi gà chọi nên cũng không tham gia vào chuyện của chồng, nhưng ngặt lỗi hai vợ chồng từng cãi nhau to khiến chị vợ này từng bỏ về ngoại ở mất một thời gian.
Nguyên nhân là khi con trai anh Đại bị ốm phải vào viện, chị vợ thì chạy ngược chạy xuôi xem tình hình bệnh tình của con, còn anh chồng sau khi đưa con vào viện thì mất hút.
Chị vợ tưởng chồng mình có việc bận phải đi, ai ngờ khi về nhà chị thấy anh đại đang ôm con gà để tắm rửa cho nó, sau đó còn thái thịt bò cho nó ăn cho gà ăn dần.
Anh Đại chăm gà hơn chăm con.
“Khi nhìn thấy chồng đang ôm con gà, trong khi đó con đang nằm viện mà không vào trông con tôi tức điên lên, nhưng vì về lấy đồ mang vào viện cho con nên tôi cũng không muốn làm ầm lên”, vợ anh Đại tâm sự.
Chả những thế, đứa con phải nằm viện 1 tuần trời, anh đại chỉ ghé qua được hai lần rồi lại về với những con gà đang ở nhà, bởi có một con gà chọi cũng đang bị ốm vì tiêu chảy.
Khi thấy con vật yêu quý của mình ốm, anh Đại chạy ngược chạy xuôi mua thuốc bổ, thuốc sổ mũi, thuốc tiêu chảy… để cho gà uống. Không những thế, cả ngày không lúc nào anh rời mắt khỏi con gà. Đến tối anh còn thắp điện trong chuồng để làm ấm cơ thể. Đêm đêm còn hẹn giờ dậy kiểm tra xem đã khỏe chưa.
Đến ngày đứa con trai xuất viện, vợ anh Đại đưa thẳng về ngoại, sau đó về nhà thu dọn đồ đạc để về nhà ngoại ở. Anh Đại thấy vậy vào hỏi vợ, sau một hồi dẫn đến cãi cọ khiến hàng xóm xung quanh phải sang can ngăn. Cô vợ quyết xách vali về nhà ngoại ở cho đỡ phải nhìn bản mặt của chồng.
Gần 1 tuần sau, mọi người khuyên bảo nên anh Đại đã nghĩ lại, mọi việc sai cũng là do mình nên đến xin lỗi vợ và đón vợ con về nhà.
“Sau khi nghe mọi người khuyên bảo tôi cũng đã nghĩ lại, đành rằng con gà là niềm đam mê của mình, nhưng tình nghĩa vợ chồng không thể bỏ, hơn nữa giờ mình cũng có con rồi nên giảm bớt lại để lo cho gia đình thôi”, anh Đại tâm sự.
Bảo Anh
Đề Tài, Dự Án Bảo Tồn
Đề tài: Bảo tồn gà lôi trắng tại Cúc Phương
Cơ quan quản lý: Sở KH&CN Ninh Bình. Cơ quan chủ trì: Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật. Thời gian thực hiện: 24 tháng (5/2015-5/2017) I. MỤC TIÊU. 1.1. Mục tiêu tổng quát:
– Bảo tồn an toàn nguồn gen gà Lôi trắng làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng để phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
– Xác định được hiện trạng nguồn gen gà Lôi trắng.
– Đáng giá chi tiết một số đặc điểm sinh học gà Lôi trắng trong điều kiện nuôi nhốt.
– Bảo tồn lưu giữ gà Lôi trắng được 200 cá thể, trong đó có 50 cá thể gà sinh sản và 150 cá thể gà con và hậu bị.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. Điều tra khảo sát hiện trạng nguồn gen gà Lôi trắng.
– Điều tra về số lượng quần thể, cấu trúc đàn, sự phân bố và điều kiện sinh cảnh ưa thích ở ngoài
– Sưu tậpgà Lôi trắng, số lượng 20 cá thể (24 tháng tuổi, trong đó có 10 con trống và 10 con mái).
– Xác định được các đặc điểm về ngoại hình của gà ở các giai đoạn: Gà con, gà dò, hậu bị và sinh sản.
– Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà ở các giai đoạn: 1, 4, 8, 12, 16, 20, 24 tuần tuổi và trưởng thành.
– Đánh giá khả năng sinh sản: Tập tính sinh sản, mùa sinh sản hàng năm, tỷ lệ ghép đôi, sản lượng trứng/mái/năm.
– Khảo sát về thành phần, chất lượng của trứng và thịt.
– Đánh giá tỷ lệ ấp nở nhân tạo.
– Đánh giá khả năng kháng bệnh.
– Xác định được tiêu chuẩn giống gà Lôi trắng được bảo tồn.
– Xác định chế độ ăn thích hợp cho gà trong giai đoạn sinh sản.
– Đánh giá hiệu quả việc xử dụng vắc xin Lasota, Newcatson chịu nhiệt để phòng bệnh cho gà trong điều kiện nuôi nhốt.
III.KẾT QUẢ.
– Đã tiến hành lập và điều tra số lượng gà Lôi trắng tại rừng đặc dụng Cúc Phương được 20 tuyến, số cá thể gà lôi phát hiện được là 86 cá thể, mật độ TB1.3 con/ha, điều kiện sinhn cảnh thường gặp (41.5 % là rừng thứ sinh, 58.5% là trảng cỏ, cây bụi).
– Đã sưu tập được 20 gà lôi trắng 24 tháng tuổi, trong đó có 10 trống và 10 mái đủ tiêu chuẩn làm giống, đàn gà được nuôi nhốt tại trại gà giống Cúc Phương, bước đầu thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nhốt.
– Bước đầu đã xác định được một số đặc điểm ngoại hình của gà Lôi trắng từ giai đoạn sơ sinh cho tới 24 tuần tuổi.
– Gà Lôi trắng mới sinh có trọng lượng tương đối nhỏ, trung bình đạt 35 gram/con, tuy nhiên đến gia đoạn 24 tuần tuổi trọng lượng gà đã đạt TB 397 gram/con. Đàn gà theo dõi sinh trưởng và phát triển tốt.
Bác sỹ thú y: Hoàng Xuân Thủy ĐT: 0915 635 615 – Email: ‘ ); document.write( addy79597 ); document.write( ‘‘ ); document.write( ‘‘ ); document.write( ” );
-Cơ quan quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ.
I. MỤC TIÊU:
-Thời gian thực hiện: 48 tháng, từ (1/2014- 12/2017).
– Tạo được đàn hạt nhân gà rừng tai đỏ với quy mô 200 mái.
– Tạo được đàn sản xuất gà rừng tai đỏ với quy mô 300 mái.
– Tạo được đàn thương phẩm gà rừng tai đỏ với quy mô 500 con.
– Dự thảo được tiêu chuẩn cơ sở đàn hạt nhân, đàn sản xuất và đàn thương phẩm gà rừng tai đỏ.
Điều tra tình hình , cơ cấu đàn giống, phương thức chăn nuôi, khả năng sản xuất, tình hình dịch bệnh .v.v. của giống gà rừng tai đỏ tại Ninh Bình thông qua phiếu điều tra.
Phân tích ADN của giống gà rừng tai đỏ để làm sáng tỏ thêm đặc điểm sinh học của giống gà rừng tai đỏ.
– Xây dựng tiêu chuẩn đàn hạt nhân gà rừng tai đỏ
+ Đặc điểm ngoại hình
+ Khả năng sản xuất của đàn hạt nhân gà rừng tai đỏ
– Chọn lọc đàn hạt nhân gà rừng tai đỏ với quy mô 200 mái.
– Nghiên cứu xây dựng quy trình chọn lọc đàn hạt nhân gà rừng tai đỏ.
– Xây dựng tiêu chuẩn đàn sản xuất gà rừng tai đỏ
+ Đặc điểm ngoại hình
+ Khả năng sản xuất của đàn sản xuất gà rừng tai đỏ.
– Xây dựng đàn sản xuất gà rừng tai đỏ với quy mô 300 mái.
– Nghiên cứu xác định phương thức nuôi thích hợp gà rừng tai đỏ sinh sản.
– Nghiên cứu xác định mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần gà rừng tai đỏ sinh sản.
– Nghiên cứu xác định phương thức nuôi thích hợp gà rừng tai đỏ thương phẩm.
– Nghiên cứu xác định mức Protein thích hợp trong khẩu phần gà rừng tai đỏ thương phẩm.
– Nghiên cứu xác định mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần nuôi gà rừng tai đỏ thương phẩm.
– Xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà rừng tai đỏ sinh sản.
4.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình thú y trong chăn nuôi gà rừng tai đỏ.
– Xây dựng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà rừng tai đỏ thương phẩm.
– Ứng dụng các quy định thú y trong chăn nuôi: vệ sinh tiêu độc, sát trùng, khử trùng, tiêm phòng .v.v.
– Xác định một số bệnh thường gặp trên gà rừng tai đỏ.
– Xây dựng quy trình thú y phòng bệnh trong chăn nuôi gà rừng tai đỏ sinh sản.
– Xây dựng quy trình thú y phòng bệnh trong chăn nuôi gà rừng tai đỏ thương phẩm.
+ Xây dựng tiêu chuẩn đàn gà rừng tai đỏ thương phẩm.
III. KẾT QUẢ: Kết quả bước đầu thực hiện từ (1/2014-12/2015).
+ Xây dựng đàn gà rừng tai đỏ thương phẩm với quy mô 500 con.
– Đã tiến hành điều tra và đánh giá được hiện trạng nguồn gen gà rừng tai đỏ đang được chăn nuôi tại các xã vùng cao huyện Nho Quan.
– Đã tiến hành lấy 100 mẫu máu để xét nghiệm ADN,để đánh giá khoảng cách di truyền với các giống gà nội khác. Kết quả cho thấy gà rừng tai đỏ đang bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương là giống gà thuần chủng và là tổ tiên của các giống gà nội đang được chăn nuôi tại Việt nam.
– Đã xây dựng được tiêu chuẩn chọn lọc đàn gà rừng tai đỏ sản xuất có các đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Năng suất trứng 21-24 quả/mái/năm. Tỷ lệ trứng có phôi 72-75%.Tỷ lệ nở/ phôi 88-92%. Đã tiến hành chọn lọc được đàn giống sản xuất quy mô 300 mái sinh sản và xây dựng được Quy trình chọn lọc đàn gà rừng tai đỏ sản xuất.
– Đã tiến hành xây dựng được Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà Tai đỏ sinh sản.
– Quy mô con giống khai thác năm 2015: Độ tuổi 1 tháng đạt 5000 cá thể. Các độ tuổi khác từ 5-12 tháng đạt trên dưới 1000 cá thể.
Bác sỹ thú y: Hoàng Xuân Thủy.
ĐT 0915 635 615 – Email: ‘ ); document.write( addy51705 ); document.write( ‘‘ ); document.write( ‘‘ ); document.write( ” ); Dự án nông thôn miền núi về hươu sao tại Cúc Phương
– Cơ quan quản lý: Bộ Khoa học và Công nghệ. UBND tỉnh Ninh Bình.
– Cơ quan chủ trì: Vườn quốc gia Cúc Phương.
I. MỤC TIÊU DỰ ÁN . 1.1. Mục tiêu chung: 1.2. Mục tiêu cụ thể:
– Thời gian thực hiện: 2013-2014.
II. NỘI DUNG DỰ ÁN. 2.1. Các nội dung dự án cần giải quyết.
– Đào tạo được 6 cán bộ kỹ thuật và 100 người dân nắm vững được các kiến thức cơ bản trong chăn nuôi hươu sinh sản.
– Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ về chăn nuôi hươu sao, trồng cây thức ăn thô xanh và sử lý chất thải.
– Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn kỹ thuật cho người dân.
2.2. Mô tả nội dung và các bước thực hiện.
– Xây dựng các mô hình: Chăn nuôi hươu sao sinh sản, trồng cây thức ăn thô xanh và sử lý chất thải trong chăn nuôi.
– Khảo sát, lựa chọn công nghệ, đơn vị và cá nhân chuyển giao công nghệ.
– Xây dựng đề cương, thuyết minh dự án được phê duyệt.
– Chuẩn bị cơ sở vật chất, lựa chọn nhân lực để thực hiện dự án.
– Tiến hành cử cán bộ đi học tập các quy trình công nghệ chuyển giao.
– Tổ chức sản suất, tiếp nhận công nghệ và tiếp tục đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ kỹ thuật viên. Theo dõi thu thập số liệu trong quá trình sản suất và xây dựng các mô hình.
– Đào tạo tấp huấn mở rộng, tổ chức thăm quan học tập cho người dân trong vùng thực hiện dự án.
III. KẾT QUẢ DỰ ÁN. 3.1. Điều tra khảo sát thực trạng vùng thực hiện dự án.
– Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.
Từ kết quả điều tra cho thấy lực lượng lao động chính trên địa bàn xã tương đối dồi dào trên 50 % so với tổng dân số. Diện tích đất canh tác – Thuận lợi: nông nghiệp tương đối lớn trên dưới 500 ha. Chủng loại gia súc trong cơ cấu tương đối đa dạng, trong đó có những loài cho giá trị kinh tế cao, như: Dê núi và hươu sao… đây là điều kiện thuận lợi để Cúc Phương đột phá tự giải quyết nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ và sản phẩm hàng hoá phục vụ cho tiêu thụ nội địa cũng như làm nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến.
3.2. Công tác chuyển giao công nghệ.
– Hạn chế: Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất trồng trọt cũng như chăn nuôi còn nhiều hạn chế, cho nên năng suất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị diện tích đất canh tác còn thấp, cũng như chưa khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai, nhân lực. Chính vì thế, tỷ lệ hộ đói nghèo năm 2013 vẫn còn 11.02%. Do đó, điều mấu chốt nhằm tạo năng lực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao mức sống cho người dân là phải có các giải pháp cụ thể và phù hợp giúp người dân tiếp cận được với khoa học và kỹ thuật, giúp họ hiểu và áp dụng được các tiến bộ kỹ thuật vào sản suất.
Quy trình chọn giống hươu sao được phổ biến và chuyển giao phù hợp với điều kiện thực tiễn sản suất của địa phương và yêu cầu của dự án. Ngoài các tiêu chuẩn về ngoại hình và khả năng sản suất đạt tiêu chuẩn cấp (1) theo quy định, thì yếu tố rõ ràng về hệ phả lý lịch và kiểm dịch trước khi tiếp nhận là rất quan trọng và đây cũng là các nội dung được hướng dẫn và chuyển giao trực tiếp cho các hộ chăn nuôi.
– Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hươu sao đã được chuyển giao, phù hợp với thực tế trong chăn nuôi hươu sao tại khu vực vùng cao xã Cúc Phương, là một trong những quy trình mang tính khoa học cao, được xây dựng theo chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hươu đực, hươu cái giống và hươu con, có sự cân đối khẩu phần các loại thức ăn qua các giai đoạn được ứng dụng trực tiếp vào mô hình chăn nuôi. Quy trình đã được các hộ tham gia mô hình áp dụng đúng kỹ thuật, hươu đực giống cho tỷ lệ thụ thai đạt 100%, hươu cái giống có tỷ lệ sinh sản 100% và hươu con nhanh lớn tăng trọng đều.
– Quy trình thu hoạch, bảo quản và chế biến nhung hươu đã được biên soạn ngắn gọn và dễ hiểu, thông qua tập huấn các hộ tham gia dự án và người chăn nuôi trong vùng thực hiện dự án đã áp dụng tốt trong thực tế khai thác, chế biến và bảo quản nhung. Nhung hươu được theo dõi và thu hoạch đúng thời gian qua đó chất lượng nhung được đảm bảo và tiêu thụ được dễ ràng.
– Quy trình kỹ thuật phòng và điều trị bệnh hươu sao. Thông qua công tác chuyển giao, người dân đã kịp thời phát hiện, xác định được các triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh và thông tin nhanh tới cán bộ phụ trách kỹ thuật để có giải pháp điều trị kịp thời, qua đó đàn hươu sao được chăn nuôi trên địa bàn trong và ngoài mô hình giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.
3.3. Công tác đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn.
– Quy trình sử lý chất thải. Hưỡng dẫn phương pháp thu gom chất thải trong chăn nuôi, phương pháp xây dựng, vận hành bể biogas. Quy trình đã được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn trực tiếp và chuyển giao cho các hộ tham gia mô hình, vì vậy các bước của quy trình đã được người chăn nuôi tiếp thu rất hiệu quả và áp dụng tốt trong thực tế sản suất, góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.
a) Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên: Dự án đã lựa chọn 6 người là nhân viên của Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật, đây là các kỹ thuật viên trực tiếp tham gia vào thực hiện các khâu nội dung của dự án. Công tác đào tạo được xây dựng hợp lý, phương thức chuyển giao phù hợp với điều kiện của địa phương, thời gian học tập lý thuyết là 8 ngày, thời gian thực hành là 2 ngày.
– Các đặc điểm sinh học cơ bản của hươu sao.
– Các tiêu chuẩn về đặc điểm ngoại hình trong công tác chọn giống.
– Vấn đề đồng huyết trong chăn nuôi.
– Dinh dưỡng thức ăn và các phương thức ăn chăn nuôi chăm sóc. – Thu hoạch chế biến và bảo quản nhung hươu.
– Các giống cây trồng làm thức ăn chăn nuôi phổ biến hiện nay.
– Các kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cây cỏ voi, cây keo dậu.
– Chất thải trong chăn nuôi và phương pháp xây dựng, vận hành bể biogas.
Thông qua việc truyền đạt có chọn lọc, hình thức tổ chức sinh động do vậy học viên tiếp thu tốt. Qua đó đã cung cấp được những kiến thức cơ bản, có tính nền tảng giúp cho người học có được những hiểu biết thiết thực để tự thực hiện việc chăn nuôi sản suất hiệu quả hơn.
– Dự án đã lựa chọn 100 người nông dân trong đó có các chủ hộ tham gia dự án và cả các chủ hộ không tham gia dự án trên địa bàn. Đã mở được 2 lớp đào tạo tập huấn và 2 đợt thăm quan học tập các mô hình chăn nuôi hươu sao tại huyện Hương Sơn – Nghệ An trong thời gian 4 ngày.
– Hướng dẫn và triển khai đến người nông dân các nội dung cơ bản về quy trình chọn giống, chăn nuôi, khai thác nhung, trồng cỏ và sử lý chất thải trong chăn nuôi hươu sao.
3.4. Xây dựng các mô hình. 3.4.1. Mô hình chăn nuôi hươu sao sinh sản. a) Kết quả:
– Tổ chức hội nghị đầu bờ để đánh giá rút kinh nghiệm cho các mô hình chăn nuôi.
b) Đánh giá:
– Việc áp dụng các tiện bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi hươu sao sinh sản một cách bài bản, đã mang lại một số kết quả nhất định, đàn hươu sao giống sinh trưởng và phát triển tốt. Hươu đực cho thời gian khai thác nhung tập chung từ tháng 11 năm trước cho tới tháng 1 năm sau, sản lượng đạt 13.5 kg, nhung to mập và đều được các chủ hộ bán dưới dạng tươi. Hươu cái sinh sản được 37 con và 100 % đều đạt tiêu chuẩn giống về ngoại hình cũng như khối lượng sơ sinh.
– Mô hình chăn nuôi hươu sao sinh sản được áp dụng trên địa bàn xã Cúc Phương tuy với quy mô còn khiêm tốn, chỉ có 5 hộ gia đình đủ các tiểu chuẩn về diện tích đất canh tác, nhân lực và điều kiện chuồng trại để tham gia mô hình.
3.4.2.Mô hình trồng cây thức ăn. a) Kết quả:
– Tuy nhiên với các giải pháp kỹ thuật đồng bộ từ khâu tập huấn kỹ thuật, chọn lọc được các con giống đạt chất lượng và có hệ phả rõ ràng, kết hợp với việc thực hiện nghiêm túc các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất về thức ăn, vệ sinh phòng bệnh… đến nay có thể nói rằng mô hình bước đầu gặt hái được các kết quả thiết thực.
– Sau khi triển khai tập huấn, xác định địa điểm và diện tích đến nay toàn bộ mô hình đã được triển khai gieo trồng theo đúng kế hoạch, gồm 2 đợt:
+ Đợt một trồng được 0.5 ha cây cỏ voi và 0.5 ha cây keo dậu. + Đợt hai trồng được 1 ha cỏ voi và 1 ha cây keo dậu.
– Do phần lớn diện tích trồng cỏ trong mô hình có thời gian trồng và khai thác từ 1-2 năm trong chu kỳ khai thác từ 5-6 năm vì vậy chưa đánh giá được chính xáchiệu quả của mô hình thông qua sản lượng năng suất/ ha diện tích gieo trồng.
b) Đánh giá:
– Tuy nhiên, giống cỏ voi và cây keo dậu trong mô hình sinh trưởng, phát triển rất tốt đạt trung bình 135 tấn/ha/năm và 55 tấn/ha/năm, theo nhận xét của các chuyên gia cũng như kinh nghiệm của người dân địa phương thì mô hình rất có triển vọng.
– Mặc dù, thời gian trồng các giống cây cỏ voi và keo dậu đến nay mới chỉ được gần 2 năm, nhưng với khả năng sinh trưởng và điều kiện thâm canh chăm sóc theo đúng quy trình hướng dẫn, cho phép bước đầu khẳng định mô hình sẽ cho kết quả tốt.
3.4.3.Mô hình sử lý chất thải trong chăn nuôi. a) Kết quả:
– Việc đưa giống cây cỏ voi và cây keo dậu làm nhân tố cây trồng dài ngày để sản suất thức ăn thô xanh cho hươu sao tại xã Cúc Phương là một hướng đi đột phá, đã phát huy được hiệu quả thiết thực, qua đó giúp người chăn nuôi hươu chủ động được nguồn thức ăn, đặc biệt trong những tháng mùa Đông khô hanh.
– Mô hình sử lý chất thải trong chăn nuôi hươu đến nay đã triển khai và trang bị được 5 bể biogas cho 5 hộ gia đình, đây cũng là các hộ đang tham gia triển khai mô hình chăn nuôi hươu sao sinh sản trên địa bàn xã Cúc Phương.
b) Đánh giá:
– Với lượng thức ăn thô xanh đầu vào từ 10-15 kg/ hươu trưởng thành và 6-8 kg/ hươu con trên dưới 1 năm tuổi, trong quá trình chăn nuôi lượng chất thải chủ yếu là phân hươu được ước tính trên dưới 2 kg/con/ ngày của 35 hươu bố mẹ và 37 hươu con thải ra, mô hình đã thu gom được khoảng 52.560 kg/năm.
– Sử lý chất thải trong chăn nuôi là một quá trình thu gom, sử lý, tái sử dụng chất thải thành nguồn năng lượng tái tạo (khí sinh học và phân bón ). Trong chăn nuôi nói đến sử lý chất thải là nói đến việc sử lý phân, nước tiểu và nước rửa chuồng bằng các công nghệ khác nhau, quy mô khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng vùng.
– Tuy nhiên việc lựa chọn giải pháp sử lý chất thải trong chăn nuôi hươu sao tại xã Cúc Phương với quy mô vừa phải 10 m3/bể, đã hạn chế được nhiều các chi phí phát sinh, thời gian triển khai mô hình nhanh.
IV. KẾT LUẬN.
– Việc vận hành bể khí mới thực hiện được trên dưới 1 năm, songhiệu quả mà nó mang lại thì rất thiết thực, vấn đề ô nhiễm không khí cơ bản đã được giải quyết hoàn toàn, nguồn khí sinh học thu được dùng làm chất đốt và thắp sáng đã góp phần làm tăng thu nhập của người dân.
Được sự hỗ trợ của Bộ KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Ninh Bình và các cơ quan phối hợp chuyển giao công nghệ, sau 2 năm thực hiện, dự án đã đạt và vượt mục tiêu đề ra, cụ thể như sau:
– Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi hươu sao sinh sản: 35 hươu bố mẹ và 37 hươu con trên dưới 1 năm tuổi, sinh trưởng và phát triển tốt phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng vùng cao Cúc Phương
– Xây dựng được mô hình trồng cây thức ăn thô xanh, diện tích 3 ha trong đó có 1.5 ha cỏ voi và 1.5 ha cây keo dậu, góp phần hoàn toàn chủ động được nguồn thức ăn cho hươu sao, đặc biệt là các tháng mùa Đông khô hanh.
– Triển khai được mô hình sử lỹ chất thải với quy mô 5 bể biogas (1 bể/hộ chăn nuôi hươu) qua đó, cơ bản chất thải trong chăn nuôi hươu đã được sử lý triệt để, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
– Đã đào tạo được 6 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở và 100 người nông dân hiểu biết được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất trong chăn nuôi hươu sao.
– Đã tiếp nhận và áp dụng tốt 6 quy trình công nghệ về chọn giống, chăn nuôi, thu hoạch nhung, phòng trị bệnh, trồng cây thức ăn thô xanh và sử lý chất thải trong chăn nuôi.
– Qua việc triển khai mô hình với những kết quả rõ rệt trong việc nâng cao đời sống nhân dân, cho thấy vai trò quan trọng có tính quyết định của kỹ thuật mới và chuyển giao kỹ thuật đó vào trực tiếp sản suất.
– Về vùng nông thôn xã Cúc Phương, qua dự án này đã có chuyển dịch tích cực hơn, mở ra khả năng nâng cao hiệu quả sản suất, nhất là sản suất trong ngành chăn nuôi hươu theo hướng thâm canh. Dự án đã được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhân dân ở hầu khắp địa bàn, cho thấy người nông dân luôn sẵn lòng tiếp thu cái mới, nhất là trong việc chọn giống và các giải pháp chăn nuôi, miễn sao các biện pháp đó phải thật ngắn gọn và dễ hiểu.
Bác sỹ thú y: Hoàng Xuân Thủy.
ĐT: 0915 635 615 Email: This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it
Xám Thần, Kê Thần: Gà Chọi Bạc Tỷ, Đổi Ngang Ô Tô
Dù bị cấm ở nhiều quốc gia vì mức độ tàn bạo, nhưng từ lâu chọi gà vẫn được xem như một trò tiêu khiển để giải trí về đấu pháp, tài nghệ của gà. Tại Thái Lan, chọi gà còn được xem là một ngành kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận.
Gần đây, giới chơi gà chọi ở Thái Lan xôn xao về vụ chuyển nhượng một con gà chọi 16 tháng tuổi với giá 1 triệu baht (gần 660 triệu đồng).
Nhưng đây chưa phải là con gà được chuyển nhượng với giá đắt nhất. Vào ngày 29/1, tại một trường gà nằm gần thủ đô Bangkok, chú gà chọi hay nhất được bán với giá 2,5 triệu baht (70.840 USD, hay 1,61 tỷ đồng).
Thông tin về những con gà ở Thái Lan được chuyển nhượng với giá 660 triệu đồng hay 1,61 tỷ đồng khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Song, với nhiều dân chơi gà chọi ở Việt Nam, mức giá đó là bình thường khi họ gặp được con gà chọi ưng ý. Thực tế, ở Việt Nam, cũng có những con gà được chuyển nhượng với giá trăm triệu, thậm chí cả nửa tỷ đồng.
Chú gà chọi bạc tỷ số 1 đất Bắc
Xám Thần là tên chú gà huyền thoại được các tay chơi trong giới chọi gà ví như nỗi kinh hoàng cho mọi đối thủ.
Xám Thần gây sự chú ý cho người chơi với những cú đá tốc độ, khả năng kết thúc trận đấu nhanh. Với cân nặng chỉ 2,8kg nhưng Xám Thần vẫn chiến thắng những đối thủ nặng ký hơn mình về độ cao, cân nặng.
Nhiều tay chơi trong giới chọi gà kể, cuộc đời chinh chiến của một chú gà thường chỉ thắng đến 7 trận đã được cho là mãnh chiến, nhưng Xám Thần có đến 21 trận đấu lớn. Đó là thành tích chưa “chiến kê” nào đạt được.
Qua nhiều lần thách đấu, Xám Thần đã đem về hàng chục tỷ đồng cho chủ nhân. Nó đã từng đánh bại nhiều chiến binh “ngoại quốc” khiến dân chơi nức lòng.
Năm 2014, Xám Thần được cho “nghỉ hưu”. Nhiều người muốn mua nó với giá hàng trăm triệu để mang về gây giống, nhưng chủ nhân của nó không bán.
Bộ 3 chiến kê ‘danh gia vọng tộc’ đất Bắc
Ít ai biết Xám Thần chỉ là 1 trong 3 chiến kê nổi tiếng được sinh ra từ một mẹ. Trong giới chọi gà đất Bắc, người ta phong cặp 3 này là “danh gia vọng tộc”.
Người đào tạo 3 chiến kê này thành danh là anh Thắng (Thắng Cuộc) nổi danh đất Phú Thọ, được biết đến vì sở hữu rất nhiều “độc cô cầu bại”. “Trường” đào tạo gà chọi của anh Thắng nổi tiếng khắp đất Bắc, mang về cho anh hàng tỷ đồng/năm.
Nhưng lứa “học trò” gà chọi mà anh Thắng yêu thích nhất đó là lứa anh nhận từ Nha Trang năm 2011, trong đó có 3 chiến kê huyền thoại: 1 Xám Thần và 2 Mơ Thần.
Xét về thành tích, Xám Thần được đánh giá là số 1, có nhiều trận thắng nhất từ trước tới nay với 3 mùa lông, thắng 21 trận. Nhưng xét về thành tích đối kháng thì Xám Thần lại còn dưới cơ một chiến kê khác là Mơ Thần (1 trong 3 anh em).
Nhưng thật đáng tiếc, Mơ Thần bị chết bệnh. Anh Thắng chỉ giữ lại Xám Thần bên mình, chú Mơ Thần còn lại được bán cho anh Đông (Hà Nội) với giá 60 triệu đồng.
Mơ Thần mà anh Đông sở hữu cũng khá nổi tiếng. Chiến thắng trong nhiều trận thách đấu sinh tử, Mơ Thần mang về cho chủ nhân hàng tỷ đồng.
Đổi ô tô 1 tỷ lấy cặp gà Thần kê
Đây là thương vụ mua bán có một không hai, có giá trị lớn nhất trong giới chơi gà chọi diễn ra hồi giữa năm ngoái khiến dư luận xôn xao.
Điều khiến mọi người chú ý chính là giá trị trao đổi trong vụ mua bán. Người mua đã bạo tay đổi ngang một chiếc ô tô chỉ để đổi lấy chú gà chọi Thần kê và mẹ của chú gà này.
Được biết, việc sở hữu một chú Thần kê không hề dễ vì đây là giống gà cực kỳ hiếm. Khi lên sới, Thần kê luôn là những chiến binh bất bại.
Sau khi chứng kiến màn đá độ của chú gà Thần kê này, một đại gia Hưng Yên quyết định đổi sang ngang chiếc xe ô tô hiệu CRV trị giá hơn 1 tỷ đồng cho chủ gà ở Phú Xuyên (Hà Nội) để lấy cặp gà chọi.
Gà chọi 4 chân, trả 50 triệu đồng không bán
Chú gà chọi có 4 chân (ngoài 2 chân chính thì phía đuôi xuất hiện thêm 2 chân phụ) được anh Trần Bảo Trung (Lạc Long Quân – Tây Hồ – Hà Nội) chăm sóc và nuôi dưỡng. Anh Trung mua con gà này ở Tuyên Quang, mục đích để làm cảnh.
Sau thời gian dài nuôi dưỡng, chú gà đã trưởng thành, hàng ngày gáy rất to và có giọng gáy khá đặc biệt. Mới đây, anh Trung cho chú gà trống chọi thử “tỉ thí” với những chú gà chọi bình thường khác thì thật bất ngờ, chú gà 4 chân luôn có những đòn đánh tuyệt đẹp và sắc sảo.
Vì thế, nhiều người dân trong giới đam mê gà chọi đã tìm đến thăm, chiêm ngưỡng và có ý gạ bán nhưng anh không đồng ý.
Có những người đã trả đến giá 50 triệu đồng, thậm chí cao hơn nhưng anh không bán. Anh Trung bật mí từ ngày sở hữu chú gà này, bản thân gặp nhiều may mắn, công việc kinh doanh vô cùng thuận lợi.
theo Vietnamnet
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Cười (Gà Thần Tài) trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!