Xu Hướng 6/2023 # Gà Con Mới Nở, Hà Nội # Top 7 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Gà Con Mới Nở, Hà Nội # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Gà Con Mới Nở, Hà Nội được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn

Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.

 

   

   

Cách Nuôi Gà Chọi Con Mới Nở

Cách nuôi gà chọi con mới nở

Nuôi gà chọi con mới nở cũng giống như chúng ta chăm sóc cho những đứa trẻ sơ sinh của mình vậy. Các sư kê cần biết cách cho gà ăn, uống nước, chăm sóc sao cho hợp lý để gà nhanh lớn và khỏe mạnh.

Cách cho gà uống

Cũng giống như người, nước uống là thứ cần thiết và quan trọng để duy trì sự sống. Bên cạnh việc cho gà uống nước thông thường, nếu muốn tăng thêm sức đề kháng cho gà, hãy pha thêm vào nước uống của gà 5g đường glucozo và 1g vitamin C cho mỗi một lít nước uống. Cần sử dụng máng uống gallon để cung cấp đủ nước uống cho gà và cần thay nước uống và vệ sinh máng đựng nước thường xuyên để đảm bảo máng luôn sạch sẽ. Mặt khác, máng uống của gà cần được kê lên kệ cao hơn chuồng 4-5cm để gà không làm bẩn nước.

Thức ăn cho gà chọi con mới nở

Tùy vào từng giống gà mà các sư kê sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nhưng hầu hết gà chọi thường được nuôi bằng các loại thức ăn như thóc, gạo, ngũ cốc, dễ, động vật thủy sinh, cây cỏ, giun, côn trùng…Gà con sau khi nở phải cho uống nước, sau đó khoảng 2 tiếng mới được cho tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày. Nhưng có thể cho gà ăn cám công nghiệp vì trong cám đã có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết để gà phát triển.

Sau khoảng hơn một tháng tuổi, sư kê có thể cho gà ăn thêm thóc, gạo, cơm, thịt, rau, giá, ếch, nhái, lươn, giun và giảm dần lượng cám công nghiệp. Khi có thể tách mẹ thì có thể cho ăn hoàn toàn bằng lúa vào lúc 9h sáng và 4-5h chiều. Đối với gà hơn 9 tháng, cần bổ sung thêm rau, giá, xà lách, cà chua. Ngoài ra, mỗi tuần hãy cho gà ăn khoảng 1-2 bữa thịt bò hoặc lươn, ếch, nhái.

Xem Thêm: Các dòng gà chọi hay nhất Việt Nam

Cách chăm sóc gà chọi con mới nở Nhiệt độ úm gà

Đối với gà chọi con mới nở, nhiệt độ trong chuồng cần vừa phải, gà phân bố đều khắp chuồng thì mới phát triển tốt. Nếu như gà tập trung gần nguồn nhiệt thì đó là gà bị lạnh. Gà tản xa nguồn nhiệt là bị nóng, như vậy cần thay bóng đèn có công suất vừa phải. Ngoài ra, nếu gà tụm lại một phía thì là do bị gió lùa quá mạnh, hãy che chắn lại chuồng cẩn thận.

Thời gian chiếu sáng

Tuần đầu úm gà con cần chiếu sáng 24 giờ/ ngày, từ tuần thứ 2 trở đi sẽ giảm 1 giờ chiếu sáng trong ngày/ tuần cho đến khi thời gian chiếu sáng trong ngày còn 12 giờ ổn định suốt thời kỳ sinh trưởng.

Mật độ chiếu sáng

Tốt nhất nên để độ ẩm và chế độ chiếu sáng ở mức từ 60 – 75% để hơi nước trong phân bay nhanh, phân khô, gà khỏe mạnh.

Mật độ chuồng úm

Trong 2 tuần đầu úm trên lồng có thể nuôi với mật độ khoảng 50 con/m2. Từ ngày thứ 5 hoặc sang tuần thứ 2 có thể tăng diện tích vùng quây với mật độ nuôi khoảng 20 – 25 con/m2 để gà có thể di chuyển một cách thoải mái đến khu vực máng ăn, máng uống.

Ngoài ra, tránh hiện tượng mổ nhau hoặc làm rơi vãi thức ăn thì cần cắt 1/2 mỏ trên và hơ nóng mỏ dưới của gà khi gà trong khoảng 10-21 ngày tuổi để hạn chế sự phát triển của mỏ.

Cách phòng bệnh cho gà chọi con mới nở

Trước khi úm gà hoặc thả gà vào chuồng cần khử trùng chuồng trại bằng thuốc hoặc vôi bột

Ở một vài ngày đầu tiên, sư kê cho gà chọi con uống kháng sinh phòng các bệnh CRD, E.coli, viêm rốn hay thương hàn bằng cách dùng xi lanh xông thẳng vào miệng gà hoặc pha với nước cho gà uống.

Bổ sung thêm các loại vitamin A, D, E vào nước uống của gà để gà có sức đề kháng tốt hơn.

Bên cạnh đó, nếu gà con sinh ra bị hở rốn thì cần sát trùng bằng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch thuốc xanh metylen 1%

Kết luận

Chăm Sóc Gà Con Mới Nở Đúng Cách

Bà con chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, chăn nuôi để phục vụ nhu cầu yếu phẩm gia đình hay kinh doanh, đều cần đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất. Nguồn giống bà con có thể tự cung cấp theo hình thức ấp thủ công từ gà mẹ hay sử dụng loại máy ấp trứng mini giá rẻ, máy ấp trứng tự chế, máy ấp thùng xốp với quy mô nhỏ. Quy mô số lượng lớn hơn dùng máy ấp trứng công nghiệp.

Gà con mới nở từ máy ấp trứng ra cần chế độ chăm sóc như thế nào,thức ăn, thuốc dùng cho gà mới nở ra sao để đảm bảo chất lượng con giống tốt nhất khi nhập chuồng. Để nuôi gà con khỏe mạnh và mau lớn bà con cần nắm bắt và hiểu rõ những kiến thức cần thiết về cách nuôi gà con mới nở để chăm sóc và nuôi dưỡng gà con một cách hiệu quả.

I. Tại sao cần đặc biệt chăm sóc gà con mới nở ?

Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành (370C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh. Trước khi bắt gà con phải chuẩn bị chuồng úm để sưởi ấm chu đáo. Chuồng phải được dọn vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất 3 tuần trước khi nuôi đợt mới.

II. Dọn dẹp chuồng úm

– Dọn toàn bộ chất bẩn hữu cơ ra khỏi chuồng.

– Rửa chuồng và các thiết bị bằng nước sạch hoặc vòi nước cao áp. Các bề mặt có chất bẩn bám lâu ngày có thể ngâm vài ngày trước khi rửa.

– Dùng nước vôi trong phun, phụt vào các khe, kẽ của tường, ngâm nền chuồng bằng nước vôi tôi từ 2 -3 ngày, sau đó rửa sạch. Nếu xông chuồng bằng formol thì phải chú ý tới liều lượng và thuốc tím.

– Để trống chuồng tối thiểu 14 ngày trước khi nhập gà giống về để làm tăng thêm hiệu quả của việc vệ sinh khử trùng.

– Rải chất độn chuồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.

Rải trấu độn chuồng gà Lưu ý:

+ Sau khi khử trùng ít nhất 12 giờ mới rải chất độn chuồng (thường là trấu). Cần dải chất độn truồng ít nhất 72 giờ trước khi thả gà con.

+ Hạn chế tối đa việc vào chuồng để tránh lây nhiễm.

+Nên 6 tháng thay đổi thuốc sát trùng 1 lần. Sử dụng lượng thuốc khử trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải luôn mặc quần áo bảo hộ (kính, găng tay,…) trong khi làm công việc sát trùng.

+ Người khử trùng phải được huấn luyện sử dụng hóa chất một cách an toàn, luôn mặc đồ bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc.

+ Chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng gió, cách ly xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con. Nơi nuôi gà con phải đảm bảo khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa, an toàn, tránh chó, mèo, chuột gây hại gà con.Nếu úm trong lồng phải sửa chữa những chỗ bị hỏng, lưới rách được thay để tránh tổn thương cho gà con. Sàn lồng úm gà con phẳng bằng lưới, kích thước mắt lưới khoảng 1 cm sao cho chân gà không bị lọt và không đọng phân. Những ngày đầu nên trải giấy xốp nhằm giúp gà tập ăn, vừa giữ ấm cho gà và tránh gió lùa từ dưới lên. Sau 3 – 4 ngày, gà con đã cứng cáp có thể bỏ giấy lót sàn. Nếu trời lạnh hoặc ban đêm, chung quanh lồng úm cần được che kín trong tuần đầu để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt bố trí ở 1 phần lồng tạo chênh lệch nhiệt độ trong lồng úm. Úm trong lồng nên chia thành đàn nhỏ, tối đa 200 gà, nhằm tránh gà túm tụm lại khi mất điện hoặc khi bị lạnh gây đè chết. Dùng lồng úm gà con sẽ tiết kiệm được diện tích chuồng, tiết kiệm năng lượng sưởi ấm, dễ kiểm soát bệnh cầu trùng.

Nếu úm trên nền phải chuẩn bị chất độn chuồng khô, sạch, an toàn cho gà con, chất độn chuồng mềm, xốp. Nếu lót sàn bằng trấu thì trong những ngày đầu nên trải giấy, tránh gà con ăn phải chất độn chuồng hoặc cạnh sắc của trấu gây nứt chân gà. Úm nền cũng phải chia thành các ô nhỏ khoảng 300 con mỗi chụp úm nhằm tránh gà dồn lại, gây chết do đè lên nhau khi mất điện hoặc khi lạnh, tránh tình trạng gà con đi lạc xa không tìm thấy nguồn nhiệt nên bị lạnh.

Với điều kiện khí hậu nước ta thường phải úm gà trong 3 tuần về mùa đông, 2 tuần về mùa hè. Những nơi khí hậu nóng chỉ cần sưởi ấm cho gà trong tuần đầu, sang tuần thứ 2 chỉ cần sưởi ấm vào ban đêm và khi trời mưa gió nhiệt độ xuống thấp dưới 27 độ C.

Bóng hồng ngoại trong quây úm gà

Nên sử dụng bóng hồng ngoại trong quây úm gà

Treo đều bóng trong khu quây úm, cách mặt đất 50 – 60cm, với mật độ 60 – 100 gà/bóng tùy theo mùa.

Bóng hồng ngoại có hai tác dụng chính:

+ Thứ nhất: Tập trung nguồn nhiệt ngay phía dưới bóng, hạn chế phân tán nhiệt so với bóng đèn tròn thông thường.

+ Thứ hai: Tạo ra tia hồng ngoại có tác dụng diệt khuẩn và kích thích xương phát triển tốt.

III. MÁNG ĂN, MÁNG UỐNG

Chuẩn bị máng uống (bình 2 – 4 lit), Độ cao máng sao cho gà con uống được nước mà không bị ướt lông cổ .Máng ăn loại khay đường kính 60 – 70cm với mật độ 60 – 80 con/máng uống, máng ăn. Máng uống, máng ăn bố trí gần nhau và trải đều trong quây úm.

Nếu dùng núm uống phải tập cho gà con uống nước trong những giờ đầu bằng cách đưa mỏ gà vào núm uống để gà có thể uống nước, chỉ cần tập cho khoảng 30 – 40 % số gà là chúng sẽ bắt chước nhau. Trong những giờ đầu phải quan sát và đánh giá gà con tiếp cận được thức ăn và nước uống thuận tiện không.

Gà con hướng trứng nên cắt mỏ để tránh hiện tượng cắn mổ nhau, bới thức ăn làm rơi vãi láng phí thức ăn, đảm bảo gà con phát triển đồng đều. Nên cắt mỏ gà lần đầu vào lúc 10 – 21 ngày tuổi. Gà được cắt mỏ trên khoảng 1/3 từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển. Cắt mỏ sớm vào những ngày đầu không có lợi vì gà con rất khó uống nước và việc tập ăn cũng gặp trở ngại, thao tác khó nên dễ bỏ sót, mỏ nhanh chóng phát triển nên phải cắt lại trong khoảng thời gian ngắn. Thiết bị cắt mỏ với lưỡi dao được nung nóng nên vừa cắt mỏ vừa đốt vết cắt để bịt những mạch máu tránh chảy máu. Lưỡi dao phải bén để vết cắt gọn, không gây dập mỏ gà con. Cắt mỏ không đúng quy cách sẽ gây chảy máu hoặc dập mỏ. Sau khi cắt mỏ, nên tăng mực nước và thức ăn trong máng nhằm tránh đau cho gà.

IV. THỨC ĂN, THUỐC CHO GÀ CON MỚI NỞ 1. Thức ăn cho gà con mới nở

Để nhanh chóng phát triển gà con mới nở phải có một chế độ ăn uống khởi cân bằng tốt cho sự tăng trưởng và phát triển. Nhiều người cho rằng gà con vừa nở sẽ bị đói, cho ăn ngay như vậy thì khối noãn sẽ không tiêu hóa hết và thức ăn mới sẽ dễ sinh bệnh đường ruột cho gà con, vì vậy trong 48h đầu thì chỉ nên cho gà con uống nước. Nước là đặc biệt quan trọng, như gà con nhỏ sẽ uống rất nhiều. Hãy chuẩn bị để thay nước ít nhất hai hoặc ba lần một ngày.

Trong ngày đầu cho gà tập ăn trên khay bằng bắp hoặc tấm để gà con quen với việc mổ thức ăn và tiêu nhanh lòng đỏ trong ổ bụng. Trong 3 tuần đầu cho ăn tự do suốt ngày đêm, như vậy gà con có thể nhận lượng thức ăn tối đa mà chúng có thể nhận để kích thích sự phát triển bộ máy tiêu hóa.

Trong 48h tiếp theo đến 3 tuần tuổi nên cho gà con ăn tấm gạo hoặc các loại cám công nghiệp có bán trên thị trường dành cho gà.

Gà con tiêu thụ lượng thức ăn ít nên thức ăn gà con trong những tuần đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Mặt khác phải cấp thức ăn nhiều lần trong ngày, để gà con luôn được ăn thức ăn mới, tránh làm bẩn hoặc hỏng thức ăn.

2.Thuốc cho gà con mới nở

Trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh do vi khuẩn như bệnh thương hàn, bệnh hô hấp mãn tính (CRD), viêm rốn và bệnh do E. coli. Thuốc được hòa vào nước uống, nên xen kẽ bổ xung vitamin ADE và B complex. Trước khi cho uống thuốc nên cho gà khát khoảng 2 – 3 giờ. Nước có pha kháng sinh hoặc vitamin nên tính toán sao cho đủ lượng uống trong vòng 20 – 30 phút, sau đó cho uống nước thường. Nếu gà con hở rốn hoặc còn dây rốn phải cắt bỏ và sát trùng rốn bằng cồn iot 0,5 % hoặc xanh metylen 1 %. Vắc-xin phòng bệnh Marek tiêm lúc 1 ngày tuổi cho những đàn gà nuôi trên 12 tuần như gà đẻ trứng, gà giống hoặc gà nuôi thịt 14 – 16 tuần như gà nagoya, tam hoàng. phòng bệnh Newcastle, Gumboro và bệnh đậu bằng vacxin theo quy trình.

Chăm Sóc Gà Đông Tảo Con Mới Nở

-Thông thường thì gà con khi mới nở không nên cho ăn liền mà để khoảng thời gian 48 giờ sau thì mới cho gà ăn để tránh tình trạng gà ăn sớm sẽ khó tiêu hóa.

– Hai ngày đầu mới nở chỉ cần cho gà con uống nước đến ngày thứ 3 có thể cho gà ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như : tấm, gạo, mè, hoặc cám

– Ngày thứ tư trở đi có thể cho gà ăn các loại thức ăn hỗn hợp.

Nên kết hợp cho gà con uống nước có pha điện giải để tăng sức đề kháng.

Đồng thời cho gà uống kèm kháng sinh phòng ngừa bệnh tiêu chảy, cúm…

– Chế độ cho gà con uống nước: Khi bắt gà Đông Tảo về cho nghỉ 10 – 15 phút rồi cho uống nước có pha 50gr đường glucoza với 1gr Vitamin C/31 ít nước để chống stress cho gà con.

Sử dụng máng uống bằng hộp nhựa, chai đựng đầy nước úp ngược (phía dưới là đĩa có gờ để nước rỉ dần ra đĩa cho gà uống) hoặc các chụp ống bằng nhựa hoặc ống bương các chụp ống bằng nhựa 3,5 – 4 1ít cho 100 gà con.

2. Cách úm chuồng cho gà con a. Úm trên lồng

Bà con có thể dùng loại lồng có kích thước: 1 m x 2m x 0,9m (kể cả chân đáy 0,4m) để úm 100 Gà Đông tảo con.

Đáy lồng làm bằng sắt ô vuông 1 x 1cm, xung quanh chuồng dùng lưới sắt mắt cáo và nẹp tre, gỗ để bao.

b. Úm trên nền

Để đảm bảo cho gà con một môi trường sống sạch, khô thoáng nên độn chuồng bằng trấu, dăm bào phải dày 7 – 10cm.

– Sưởi ấm cho gà Đông Tảo: Dùng bóng diện, đèn dầu, than củi để sưởi ấm cho gà con khi trời lạnh, giữ nhiệt độ từ 31 – 34oC.

– Chiếu sáng suốt đêm cho gà trong 2 – 3 tuần đầu để đam bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển cơ thể.

3. Chế độ dinh dưỡng

Quá trình nuôi gà chúng ta có thể chia ra những giai đoạn như sau để có hướng chuẩn bị thức ăn cho gà

* Giai đoạn gà từ 1 ngày tuổi tới 2 tháng tuổi :

Các Bạn cần lưu ý :Gà thời điểm này cần được bổ xung rất nhiều tinh bột và các chất khoáng cần thiết để phát triển cơ thể,chúng ta nên cho gà ăn cám mảnh có kèm ăn cơm,thóc hoặc ngô mảnh( cho gà tập ăn những thức ăn khác).Bổ xung nước đầy đủ.

* Giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi :

Ở thời điểm này ,gà bắt đầu thay lông tơ,phát triển xương rất mạnh chúng ta cần bổ xung nhiều chất xơ và canxi đầy đủ ,nên cho ăn các loại thức ăn có nhiều chất xơ và canxi,chọn các loại cám dành cho gà thời điểm này.

4. Cách phòng bệnh a. Một số bệnh lý thường gặp ở gà đông tảo 1 tháng tuổi.

+Bệnh cúm

Triệu chứng: Rối loạn về hô hấp là chủ yếu.

Gà đông tảo biểu hiện khó thở, xoang mũi và xoang miệng bị viêm có nhiều dịch nhầy lẫn máu, mào tím tái, đầu bị sưng phù.

Chảy máu dưới da là đặc trưng của bệnh cúm gà.

Sản lượng trứng giảm rõ rệt, tỷ lệ chết thấp.

+ Bệnh tích: Xuất huyết dưới da và phù đầu.

Xung huyết và xuất huyết ở niêm mạc đường hô hấp, ở lớp mỡ phủ tạng, phổi bị viêm và túi khí có chứa dịch nhầy dạng casein.

+Bệnh newcastle (Bệnh tân thành gà)

Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra vào mùa đông ở mọi lứa tuổi.

Gà ủ rũ, bỏ ăn, khó thở (khò khè), có nhiều rãi, mào tím, khát nước, đi ỉa chảy, phân lỏng, quánh nhớt màu trắng có lẫn máu, mùi tanh khó chịu.

Bệnh kéo dài thể hiện triệu chứng thần kinh như ngoẹo đầu và cổ.

Gầy sút nhanh, đi vòng tròn, thường chết sau 5-7 ngày.

+ Bệnh tích: Xuất huyết nặng ở đường tiêu hoá, rõ rệt nhất ở dạ dày tuyến.

Niêm mạc đường hô hấp xung huyết, có nhiều dịch nhầy từ thanh quản tới các phế quản nhỏ, túi khí đục và dầy lên, tim xuất huyết.

+Bệnh gumboro

Triệu chứng: Thể lâm sàng: Ở gà 3-6 tuần tuổi và có thể trên 10 tuần tuổi.

Biểu hiện đầu tiên là cơ vòng hậu môn luôn co bóp, sốt cao, bỏ ăn và khát nước, sau ỉa chảy, gà chết cao nhất ở ngày thứ 3 sau đó giảm hẳn mà không cần can thiệp.

Phân loãng có màu trắng, lẫn máu; gà ủ rũ, lông xù, xã cánh, nằm quẹo rồi chết.

+Bệnh hô hấp mãn tính (CRD: Chronic Respiratory Disease)

Triệu chứng: Gà mắc bệnh thường ủ rũ, kém ăn và chậm lớn.

Triệu chứng bệnh thể hiện rõ rệt như hắt hơi, ho, thở khò khè (hen), thở khó.

Bệnh tích: Viêm khí quản mãn tính nên niêm mạc bị xung huyết.

Viêm túi khí nếu kết hợp với chúng tôi thì túi khí đục có dịch nhầy quánh như bã đậu, tim sưng to.

+Bệnh bạch lỵ

Triệu chứng: gà đông tảo con bỏ ăn, ủ rũ, lông xơ xác, nằm chết chất đống trong chuồng, tỷ lệ mắc bệnh cao tới 40%.

Triệu chứng điển hình là ỉa phân trắng.

Phân dính vào lông quanh hậu môn.

Gà con mắc bệnh còi cọc, chậm lớn và thường bị què do viêm khớp.

Trứng bị nhiễm Salmonella có tỷ lệ ấp nở thấp.

(Salmonella là vi khuẩn gây ra bệnh bạch lỵ)

Bệnh tích: Gan và lách sưng to có điểm hoại tử, rốn bị sưng, túi lòng đỏ chưa tiêu.

Tim, phổi có những nốt sần màu xám.

Kết tràng, mang tràng chứa dịch nhầy quánh như bã đậu.

Gà lớn mang trùng thì buồng trứng biến dạng méo mó, viêm bao tim, viêm màng bụng, viêm khớ.

b. Trước tiên cách phòng tốt nhất cho gà đông tảo là tiêm vắc xin ngay khi tròn 1 tháng tuổi.

+Đối với gà con 1 ngày tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy, chúng tôi là rất cao.

Để khắc phục chúng ta nên cho gà con uống kháng sinh đa giá hoặc thuốc kháng sinh đặc hiệu trị bệnh chúng tôi liên tục trong 3 ngày: SEC; Vime-Coam; Bio-Gentadisultrim; Coliquin.

Để khắc phục triệt để chúng ta nên cho gà con uống gấp 3 lần liều kháng sinh ghi trên bao bì.

Mùa lạnh không nên cho gà uống nước lạnh, nên cho gà uống nước ấm nhiệt độ khoảng 25 độ.Uống hết trong 1-2 giờ và cho uống nước sạch hoà với B.complex theo nhu cầu.

Cho gà uống đều 3 hôm vào buổi sáng và tối.

+Đến ngày 4-5 dùng vaccin Lasota nhỏ mắt và mũi cho gà.

Hoà vaccin đông khô với 2-5ml nước cất, lấy ống thuốc nhỏ mắt (mỗi ml nước dung dịch nhỏ được 25-30 giọt, nên nhỏ thử cho uống vaccin tả chịu nhiệt lần 1.

Để gà nhịn khát 5-6 giờ, hoà vaccin tả chịu nhiệt với nước cho uống hết trong 1-2 giờ.

+Khi gà được 10-15 ngày tuổi thì cho gà uống vaccin Gum A của Indonesia (lọ cho 500 con dùng cho 400 con).

+Ngày thứ 14-17 chủng đậu gà vào cánh:

Hoà vaccin đậu gà đông khô với 1-1,2ml nước cất, lấy kim khâu xâu đoạn chỉ dài 1mm, nhúng đoạn chỉ vào lọ vaccin đã pha, xuyên và kéo kim có đoạn chỉ tẩm thuốc qua màng cánh mỏng của gà theo chiều từ trên xuống dưới là được.

+Khi gà đông tảo được 20-25 ngày tuổi cho gà uống thuốc phòng bệnh cầu trùng đợt 1 bằng một trong các loại thuốc: Bio-Anticoc;

Nova-Coccistop; Han-Eba 30%; Vimecox-SPE3, Để khắc đạt hiệt quả chúng ta nên cho gà con uống gấp 1,5 lần liều kháng sinh ghi trên bao bì, uống trong 3 ngày liền .

Nếu gà mắc bệnh cần cho gà uống liều tăng gấp 3 lần, uống liên tục trong 5-7 ngày thì thôi.

+Ngày thứ 27-30 nhỏ vaccin Lasota lần 2 hoặc cho uống vaccin tả chịu nhiệt lần 2.

c. Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh cho gà đông tảo ngay từ đầu như :vệ sinh chuồng trại khô thoáng ,sạch sẽ ;thức ăn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng .

Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi:

Loại bỏ những rèm cũ (rách), mang xa khu vực nuôi dưỡng xử lý.

Rửa toàn bộ chuồng, lồng, rèm, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,….) sau đó phơi chuồng từ 7-14 ngày:

Thao tác vệ sinh chuồng cần tuôn thủ:

Đưa tất cả trang thiết bị ra ngoài, ngâm vào nước cọ rửa, đánh sạch những chất bẩn.

khô và phun thuốc sát trùng toàn bộ trần, tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, khu vực xunh quanh chuồng nuôi bằng dung dịch formol 2%.

Sát trùng bằng thuốc sát trùng như Biodin, formol, benkocid…..

Để trống chuồng

Bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng Sulfat đồng 5%

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Con Mới Nở, Hà Nội trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!