Bạn đang xem bài viết Gà Chọi Thuần Chủng Và Cách Lựa Chọn Gà Trống Mái Tạo Đàn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà chọi thuần chủng không khó để tạo đàn. Điều quan trọng lag người nuôi phải chọ được cặp trống mái gây giống chuẩn. Bởi vậy cách lựa chọn gà chọi trống và gà chọi mái rất quan trọng. Sau đay, bài viết sẽ giới thiệu cách chọn gà chọi trống mái chuẩn nhất. Các cư kê có thể tham khảo để tạo đàn thuần chủng mag mình mong muốn.
Cách chọn gà chọi thuần chủng
Gà chọi bố thường di truyền cho đời con khoảng 30% đặc điểm. Những đặc điểm đó bao gồm vẻ bề ngoài và lối đá. Vì thế để có đời con có lối đá hay và ngoại hình đẹp, người nuôi cần lựa chọn được đời bố đạt đủ tiêu chuẩn.
Cụ thể, gà chọi trống cần có sức bền, chiến khỏe, sức bền dẻo dai, thân hình cao lớn, dáng đẹp. Thêm vào đó, chân gà trống thì phải thanh, nhỏ và khô. Cấu tạo hàng vảy đi, vảy kiếm phải rõ ràng, hàng vẩy hậu chân quá cựa.
Các sư nên chú ý tới một số dị tướng thường gặp ở gà trống ví dụ như: gà lông voi, gà tử mị… Nếu may mắn gặp được những con gà có dị tướng thì đàn con không chỉ là gà chọi thuần chủng mà còn có thể xuất hiện linh kê, chiến tướng.
Gà chọi thuần chủng: cách chọn gà mái dòng
Đời con sẽ được mẹ di truyền 70% các đặc tính tốt. Cho nên, gà mái chọi có tốt thì gà chọi con mới thừa hưởng các đặc tính về sức khỏe, chân đòn, sức bền,… từ gà chọi mẹ. Để có đàn gà chọi thuần chủng thì cách chọn gà chọi mái thường dựa vào cả ngoại hình và phần tố chất.
Cách chọn gà chọi mái theo ngoại hình
Ngoại hình đối với gà chọi nói chung đều rất quan trọng. Vì vậy mà cách chọn gà chọi mái cũng yêu cầu xem xét ngoại hình của một con gà. Phần ngoại hình sẽ bao gồm: đầu, cổ và thân gà
Phần đầu gà
Đối với gà chọi thì những con gà có đầu nhỏ và thon dài theo cổ thì là đặc điểm tốt, nên chọn. Tốt nhất là đầu bằng với cổ.
Mỏ gà dài vừa phải nhưng khóe miệng phải rộng. Gà có đôi mắt sáng, con ngươi nhỏ thì đều được xét là gà tốt.
Ngoài ra chọn gà chọi mái nên chọn những con lọi mồng dâu, dựng đứng và không được ngả sang 2 bên. Nếu chọn được gà chọi mái có các đặc điểm trên thì vô cùng tốt.
Phần cổ gà
Cổ gà nên có kích thước hợp với thân gà và kết cấu xương phải chắc. Người nuôi gà có thể vuốt ngược phần lông cổ lên để kiểm tra. Nếu thấy xương liền nhau, cổ đặc là gà chọi mái tốt.
Gà chọi mái tốt còn là loại có cổ liên mã đề. Tức là cùng cổ gà có lông phủ từ đầu đến hết cổ.
Phần thân gà
Thân gà là phần quan trọng nhất. Bởi chất lượng trứng, khả năng đẻ trứng đều được xem xét thông qua thân gà. Phần thân gà của một con gà chọi mái tốt là:
Hình dáng thân gà: thân hình bắp chuối, vai to và thuôn dài về phía sau.
Vai: phải to, khi sờ vào thấy xương vững chắc và kết cấu liền mạch
Ngực: có hình dáng ưỡn về trước. lườn không vẹo, không lệch
Phao câu: sát vơi thân gà, có lông đuôi mọc dày che phủ.
Chân gà: cơ đùi có dáng trên to dưới nhỏ, chân khô, vảy mỏng
Xương ghim: đều , không lệch
Dáng đứng: dựa vào đòn đá của gà để chọn lựa theo sở thích của người nuôi.
Cách chọn gà chọi mái theo tố chất
Cách chọn gà chọi mái tốt là chọn những con gà có các loại tố chất sau đây:
Là gà mái khỏe, ít bệnh
Có độ lỳ đòn và chịu đòn tốt
Mắt sắc và tinh, luôn luôn quan sát
Gà mái có tính hung dữ
Như vậy để có được gà chọi thuần chủng cần sự lựa chọn nghiêm ngặt đời bố mẹ. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đốivới người chăn nuôi và các sư kê.
Cách Chọn Gà Nòi Thuần Chủng
Ban đầu ai cũng bảo gà lai đá hay, nên từ các tỉnh miền Nam sưu tầm các anh chàng gà Mỹ , gà Peru, gà Asiu về đỗ với gà mái nòi của mình, để tạo ra những anh chàng gà nhanh lẹ,xài cựa, nhưng trong số đó có nhiều ngừơi sai lầm, không kinh nghiệm, cho ra những giống gà không xài cựa, làm cho những gốc gà nòi tiệt chủng theo thời gian.
Ví dụ, gà mái nòi bổn “đuôi beo” (ít đuôi) đõ với gà lai đuôi nhổng làm cho thế hệ gà con sau này thiếu cân bằng bộ đuôi, và những thế đá cựa hay, cựa độc cung mất theo, kèm theo đó hình dáng của thế hệ gà sau này không còn cân đối như gà bổn nhà (đôi khi gà vẫn đá thắng , nhưng không có sự bền, thắng không liên tiếp nhưng gà bổn nhà được).
Là thân hình gà phải tay xương, đặc, nặng trì. đùi to cân đối. Cánh to, kéo dài gần bằng đuôi, bề bản bự, không dc cong úp vào thân. Xương lưng phải đều, không to không nhỏ. Không chọn những con vẹo lườn, vẹo cổ, và hở xương ghim (xương chậu bên dưới gần hậu môn) . Lý do, nhưng gà này không đá sát cựa, không chính xác huyệt đối phương, mất thế cân bằng khi công và thủ.
2. “Nhì chân”
Một chân gà có 1hàng trơn + 1 chân có 3 hàng vảy gọi là văn võ song toàn. Theo tôi cánh gà chọn 1 chân gà tốt là phải đã qua cựa rồi. vảy đóng phải tùy tứơng gà, chân không bẹt ra hướng ngoại, hang gối và móng hướng nội , cựa hướng vào móng thớicàng âu càng tốt Thới và cựa không dc cach xa , phải khít, hàng độ phải rõ ràng ko dc úp hoặc chèn.
Tam đầu là đầu gà phải bén, mỏ cụt, mắt sâu, da mỏng. Nhìn phải có thần mới gọi là hay . Sọ trên phải to, gà mới khôn. Mồng gà không đựơc úp hậu, làm gà lúc cuối trận sẽ lủi. Ngừơi ta nói mồng trích ăn mồng dâu, mồng dâu ăn mồng lá, mồng lá ăn mồng trích, mồng trập ăn mồng chà, mồng chà ăn mồng lỗ, mồng lỗ ăn mồng trập. Vậy mồng nào dữ nhất? theo tôi chỉ có mồng vua thôi sao, chưa chắc vậy đâu, chỉ có qua cách xổ gà, thế gà đá chúng ta mới lựa dc một con gà hay.
Tứ đuôi là đuôi gà bẹ phải to, đều theo phao câu, làm cho thế gà đá vững bền Nếu đuôi có những gợn sóng là những gà đá cựa hay (những gà có bình dầu bị khô, là những gà yếu làm cho gà dễ bệnh khi chúng ta nuôi). Đuôi gà không beo, hoặc cụp xuống đất, làm cho mất thế khi ra đòn .
Lai Tạo Và Chọn Mái Nhánh
Phương pháp lai tạo truyền thống
Trong bài này, chúng ta sẽ tóm lược phương pháp lai tạo truyền thống tức phương pháp lai tạo gà nòi, gà đòn mà dân gian vẫn áp dụng trong hàng trăm năm qua.
Công thức lai tạo: MÁI BỔN x TRỐNG HAY
*Mái bổn là mái có những đặc điểm mà chúng ta mong muốn lưu truyền cho đời sau, chẳng hạn gan lỳ, lối đá…
*Để tạo mái bổn từ mái nòi rặt, chúng ta vẫn áp dụng công thức trên, kết hợp với việc tuyển chọn qua nhiều đời, thường từ 3 đến 4 đời. Nếu đời sau cùng gà trống đá hay thì gà mái cùng bầy được tuyển làm mái bổn.
*Một khi đã có mái bổn, vẫn áp dụng công thức trên để tạo gà đá trường. Thường mái bổn được giữ xài trong 4-5 năm.
*Khi lứa mái bổn này đã già, trong các bầy con, lứa nào đá xuất sắc nhất thì gà mái cùng bầy sẽ được giữ lại làm mái bổn mới. Lứa mái này tuy vẫn giữ được những nét cơ bản của lứa mái cũ, nhưng dẫu sao vẫn có đôi chút khác biệt. Nếu lọc lựa không cẩn thận thì qua nhiều đời, sự khác biệt sẽ càng tăng đi đến chỗ… mất bổn. Mất bổn ở đây có hai nghĩa: suy giảm chất lượng hoặc mất đi lối đá cũ. Đây là điều vẫn xảy ra trên thực tế.
*Một nhà lai tạo có thể giữ nhiều bổn mái được tuyển lựa từ các vùng khác nhau.
*Trống hay là trống ăn nhiều độ, hoặc có lối đá xuất sắc, hoặc có khi là gà tơ chưa đá độ nhưng xuất phát từ một bổn rất hay. Đương nhiên các đặc điểm về hình thể và vi vảy cũng được xét đến.
*Trống hay cũng có khi là trống có những đặc điểm mà nhà lai tạo thấy phù hợp với bổn mái của mình, chẳng hạn như lối đá. Có người kiên trì sưu tầm trong nhiều đời những con trống hay có cùng một lối đá.
*Trống không được phép cận huyết với mái bổn. Thường thì nhà lai tạo sẽ kiếm từ nơi khác, xa địa phương để tránh cận huyết.
Trích sách “Phong lưu cũ mới” của Vương Hồng Sển:
CON HAY NHỜ MẸ GIỎI. – Nói về gà, thì đây là câu nhựt tụng. Có câu ví: “Chó giống cha, gà giống mẹ”; và câu khác: “Gà bền tại mái”.
Vì lẽ ấy, mái nòi, ít ai chịu bán ra. Mỗi lần gà sanh con trong bầy, lựa gà trống nuôi đã đành. Đến như gà mái, lúc còn tơ, cũng lựa rất kỹ: con nào tốt bộ thì để giống; còn lại bao nhiêu mái dư, thà nhắm mắt cho ai ăn nhậu làm gì thì làm, riêng chủ gà, không bán ra cũng không cho chác.
Lựa mái hay là một chuyện, nhưng cũng phải kén trống tài khác dòng máu, thì lứa sau dám chắc là không thua cha mẹ: theo nguyên tắc thì: “trống hay cộng với mái hữu hạng, sanh con đó là gà dòng, gà giống”.
Gà trống để giống, phần nhiều là gà ăn độ, nay vì cao niên, không ra trận mạc nữa, để giữ đòn hay, tài đá giỏi, nên cho cản mái, hay đổ mái, đúc mái, đạp mái, lấy giống lại. Cũng có khi dùng trống còn tơ vào việc ấy là vì muốn có gấp giống gà để đá kịp mùa, trống tơ ấy cũng là gà dòng, đã biết tài sức rồi. Nhưng thường lệ người nuôi gà có phương pháp ít nóng tính, vẫn chờ trống được hai ba tuổi và kén mái sung sức đúng năm mới đổ, như vậy sanh con mới chắc được “nòi” y hệt tánh nết cha mẹ.
Như đã nói, phép đúc gà quan hệ lắn. Nếu trống và mái “đồng huyết tộc” thì con đẻ ra sau này lần hồi lụn bại kém sút cha mẹ thì có, chớ không hơn. Người biết chơi gà, phần nhiều không có học nhà trường, nhưng học hỏi ngoài đời, lấy kinh nghiệm làm căn bản, cứ xét ở chỗ đối với loài người, chí những dòng giống vua chúa Á-Âu, nếu cưới gả quanh đi lộn lại cũng trong dòng họ, con cậu lấy con cô con dì, lần hồi sẽ sanh ra cháu con kém thông minh, không đần độn cũng tật nguyền, bịnh hoạn… Bởi lẽ ấy, các tay nuôi gà chọi hay giấu nhẹm gốc gác giống gà của mình dày công tuyển lựa, không mấy khi nói cho ai biết trống mái của mình nguyên ở đâu mà có.
Người chơi gà chuyên môn luôn luôn lấy kinh nghiệm làm gốc làm thầy, và bền chí không ai có. Tỷ như họ đã từng thua độ vì gà địch giỏi vỉa tối và cựa đâm nhấp nháy, thì khi đúc gà để báo thù, họ sẽ tuyển giống có tài bay cao chém dữ, trị lại đòn vỉa tối của địch thủ, – biết đá bay, mỗi lần bay mỗi lần chém, biết dùng cựa lúc xạ, nạp, lanh lẹ cao tài hơn giống gà ăn độ năm xưa, thì ắt trả thù được chắc chắn rồi, tóm lại họ nhớ kỹ cho đến đỗi nhớ con gà ăn độ nằm giỏi miếng vỉa tối thì nay họ lựa giống gà biết móc biết khều đầu gà địch không cho chun vào nách và biết đá liền liền khiến con gà kia không kịp đỡ thì lấy gì trổ ngón.
Trích sách “Kinh nghiệm nuôi gà nòi” của Việt Chương – Nguyễn Việt Tiến:
*TẠO MÁI GỐC: Nuôi gà nòi, điều quan trọng là phải có gà nòi mái tốt, để làm mái gốc, mái nền cho mình. Mái tốt là mái ra con lì đòn lại có đòn độc, thế độc, đứng khuya (gà đòn) đá cả buổi trời vẫn không hề chạy…
Dân gian có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ”, có nghĩa con chó mang đặc tính di truyền của cha. Còn gà thì mang đặc tính di truyền của mẹ. Thực tế cho thấy, nếu con chó cha bẩm sinh cụt đuôi thì các bầy con của nó đa số đều cụt đuôi. Nếu chó cha là chó mực, thì bầy con của nó đa số đều là chó mực. Riêng gà nòi thì bầy con mang tính di truyền của gà mẹ, vì vậy những người nuôi gà nòi xưa nay thường chọn những gà mẹ mang đặc tính tốt để nuôi.
Muốn có một mái nòi tốt làm gà giống riêng cho mình, có nhiều cách:
1. Gặp duyên may: Như trường hợp gặp một sư kê chọn làm đệ tử, không những sốt sắng truyền nghề cho mà còn “truyền” cho gà mái gốc. Trường hợp này tuy hiếm thấy nhưng vẫn có. Tác giả cũng may mắn rơi vào trường hợp này.
Cũng có trường hợp chủ gà mái gốc phòng xa, e ngại gà bị dịch, bị toi chết tuyệt giống nên phải tìm một người đáng tin cậy, hoặc là đệ tử, hoặc là bà con xa gần của mình để nhờ nuôi vài ba gà mái… để giữ “gốc” sau này nếu cần thì bắt lại khỏi bị tuyệt diệt. Nhưng có điều hai người phải ở càng xa nhau càng tốt, ít ra cũng… vài ba tỉnh để vì “sợ đụng hàng”. Chúng tôi sẽ giải thích rõ điều này ở phần sau.
2. Do chủ mái gốc giải nghệ: Có một con mái nòi rặc giống trong tay, người nuôi gà nòi chuyên nghiệp quí nó hơn vàng, không dễ gì họ bán ra, dù trong nhà có đến vài ba chục mái! Giống mái nòi tốt này coi như một thứ gia bảo, nuôi từ đời ông truyền đến các đời cháu chắt về sau. Số gà mái thặng dư thà họ ăn thịt hoặc giết mổ thết đãi khách chứ không hề bán hoặc đổi chác vật gì cho ai.
Thế nhưng đời ông đời cha nuôi gà, quí gà, nhưng qua đời con cháu về sau do ý thích hoặc do hoàn cảnh bắt buộc họ không thể tiếp tục nuôi gà nòi nữa, thế là con mái gốc sẽ lọt vào tay người khác. Đây cũng được coi là duyên may cho những ai mới bước vào nghề mà được mua hay được tặng con gà mái nòi quí báu này.
3. Lai tạo để có mái nòi tốt: Việc làm này được đa số nghệ nhân nuôi gà nòi áp dụng, và cũng cho kết quả tốt, tuy có mất nhiều thời gian và công của. Trước hết quí vị cố chọn được con gà mái nòi rặc giống về chăm lo nuôi dưỡng cho mập mạnh. Sau đó tìm một con trống đã ăn độ, mà đòn thế của nó rất vừa ý với mình, cho cản mái để lấy lứa con. Trong lứa con này, tạm gọi là F1, lựa ra một con mái có những đặc điểm tốt nhất này (chọn từ vóc dáng đến vảy…) cho cản với một trống nòi rặc giống đã ăn độ khác để ra bầy con F2. Trong bầy con F2 này ta lại lựa ra một mái đúng chuẩn rồi cản một con trống tốt khác để có bầy con F3.
Trong bầy gà con F3 này ta lựa ra vài con trống có tiêu chuẩn tốt nhất nuôi lớn cho đá để coi đòn thế có vượt trội hơn những con gà cha trước đây không. Nếu tốt hơn thì lứa F3 này có thể coi là mái gốc, mái nền. Còn nếu ngược lại, bầy trống F3 vẫn đá không ra gì, thì lại chọn gà mái con F3 có tiêu chuẩn tốt nhất cho lai tạo với một trống nòi gan lì nổi tiếng khác để có bầy con F4… Những gà con trong các lứa F1, F2, F3 không đủ chuẩn dù là gà mái cũng coi như gà thịt, đừng tiếc.
Cũng có trường hợp lai tạo đến 4 đời rồi mà gà trống đá vẫn… không lên chân thì coi như thất bại, và trở lại từ đầu với con mái khác…
Công việc này tốn rất nhiều công của, nếu không có đức tính chịu khó và kiên tâm trì chí thì không tài nào thực hiện được. Tuy công việc đòi hỏi nhiều thời gian và tốn nhiều tiền của, nhưng lại có niềm vui, nhất là khi biết chắc đã gặt hái được thành công viên mãn…
Trích sách “Cách chọn gà đá” của Vũ Hồng Anh:
CÁCH CHỌN GIỐNG GÀ: Tục ngữ có câu: “Chó giống cha, gà giống mẹ”. Muốn có gà dữ mà nuôi ta phải cố chọn được con gà nòi mái xuất sắc để nuôi. Với những mái nòi nổi tiếng như lì đòn, đá đòn độc hiểm như song phi, sỏ, mé, hồi mã thương, khai vựa lúa… đủ tài hạ địch thủ trong một hai hiệp, thì ai có nấy nuôi, xưa nay không ai dại gì đem bán (dù với giá thật cao) hoặc cho. Họa chăng mình có mua được gà tài này, khi chủ nuôi tính bề… giải nghệ!
Xưa nay, mái nòi nổi tiếng, mỗi vùng may ra chỉ có một nhà nuôi. Hay nếu dòng họ người ta đông, thì độc quyền trong dòng họ nuôi chung với nhau, do đó mới có chuyện cả vùng nổi tiếng. Chẳng hạn như gà Cao Lãnh, hoặc “Mái râu” Bà Rịa nổi tiếng một vùng…
Muốn có mái nòi thật dữ, nếu không có cơ may gặp một sư kê nào đó thương tình nhượng lại, thì ta chỉ còn cách tự tạo mái mà nuôi.
Trước hết, phải cố chọn con mái rặc nòi, nếu cựa thì phải đúng là gà cựa, và nếu đòn thì phải rặc gà đòn. Sau đó, phải xem tướng cách có đạt yêu cầu không, kế đó xem lông, xem vảy, thấy tốt mới chọn nuôi.
Mái nòi này cho cản với trống nòi ăn độ để xem bầy con nó ra sao. Nên cho cản vài ba lứa, nếu thấy bầy con tài nghệ quá tồi, hoặc không được ưng ý lắm, thì ta nên thay mái khác… Ngược lại, nếu đúc ra vài ba lứa con mà đa số đều là chiến kê nổi tiếng thì coi như ta đã gặp may!
Có nhiều người cả đời cứ lo tuyển mái gốc, trong nhà lúc nào cũng nuôi cả chục mái của nhiều vùng khác nhau, lập ra hàng chục cuốn “gia phả” ghi chép cẩn thận, nhưng trên đầu đã hai thứ tóc mà vẫn không ưng ý được một dòng gà nào!
Vậy cách tuyển chọn một mái nòi để giống phải ra sao? Gà phải hội đủ những điều kiện gì?
Dù gà có gốc gác (gà thuộc dòng nổi tiếng) hoặc là gà ta chưa rõ xuất xứ, ta cũng nên thực hiện đúng câu: “Nhứt thủ, nhị vĩ, tam hình, tứ túc”.
Nghĩa là mặt phải lanh, cổ phải to, khỏe, đuôi cúp xuống, thân mình tròn trịa, ngực nở, lườn thẳng. Về chân, ngón phải dài, khỏe, hai hàng vảy phải đều đặn và không có những vảy xấu. Màu vảy cả hai chân phải sáng, thành ngoài úp vào thành trong. Nếu gà có những vảy quý lại càng nên chọn.
Nói cách khác, lựa gà mái để giống cũng như cách chọn gà trống để nuôi lớn đá độ vậy. Càng khắt khe với mình trong việc chọn lựa lúc đầu thì may ra sau này ta sẽ được mái tốt mà nuôi.
Xin nhắc lại, công việc tạo mái gốc không thể gấp gáp. Vấn đề này “dục tốc bất đạt”. Càng biết trì chí, càng chịu kiên tâm, chịu khó, ta càng có nhiều hy vọng sớm gặt hái được thành công!
Gà mái nòi rặc giống, trong điều kiện nuôi và chăm sóc kỹ, đến bảy tám tháng tuổi đã bắt đầu chịu trống. Nên chọn trống thật tốt về hình vóc, về xương cốt, vảy chân và nhất là có thành tích xuất sắc ở đấu trường cho cản mái. Không nên chọn trống quá tơ hoặc quá già, con nó sẽ yếu.
Lứa con đầu, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, nên loại bỏ vì lông thường giòn, không nuôi đá được. Ta nên nuôi từ lứa gà thứ hai trở đi. Và khi thấy gà nòi mái đó ra con tốt, có tài nghề thì có thể cho đẻ đến bốn năm năm sau…
Trứng gà nòi không to, nhưng vỏ dày hơn trứng gà tàu. Gà mái nòi rặc giống mỗi lứa chỉ đẻ khoảng 7 trứng, tối đa là 8 trứng. Những mái nòi đẻ mỗi lứa trên 10 trứng là gà lai, nên loại bỏ.
Nên cho gà mẹ ấp trứng và nuôi con của nó. Với những mẹ nuôi con không giỏi, cuối ngày ta nên cho bầy gà đó ăn thêm cho đủ no.
*CÁCH CHỌN NGOẠI HÌNH GÀ TRỐNG NÒI
Tài liệu dành chung cho gà đòn và gà cựa :
– Đầu gà: đầu gà to hoặc nhỏ thì không cần thiết mấy, miễn sao đầu và cần cổ phải tương xứng với nhau, gà có cần cổ to, đầu to tương xứng thì ok nhất nó mạnh mẽ kèm với mắt lanh, sắc sảo thì number one
– Mồng gà: theo NKK thì mồng trích là nhất, kế đến là mồng dâu (nhưng nhỏ nha) là ok, nhưng mồng trích thì ngon hơn. Gà mồng trích nhỏ, nằm sát đầu nên khó lòng cắn dính mồng để tung chân đá. Mồng nhỏ, gọn thì dể tránh đòn. Các loại mồng khác thì xấu hơn: mồng 3 lá, lái,… Mồng gà là nơi dễ dính đòn (so với vùng mặt, cổ) mau ra máu, làm gà suy yếu nhanh.
– Mắt gà: có rất nhiều loại theo NKK biết gồm bạc, trắng, vàng, đỏ, thau, đen,… mắt gà cần phải to, sâu, con ngươi nhỏ, nhưng lanh lợi, mí mắt mỏng. Gà mắt thau là tốt nhất, kế đến là mắt bạc. Các loại mắt đỏ, đen thì xấu.
– Cần cổ gà: to, dài, xương cần liền lạc với nhau, không lệch vẹo, không dùng gà cần cổ nghiêng, đầu nghiêng.
– Móng gà: móng cứng chắc, đầy đủ, suông sẻ, cong.
– Chân gà: cứng cáp, chân vuông mới tốt, không được dị hình dị dạng, bước đi mới vững vàng.
Theo NKK có 2 loại cắt lông đuôi đẹp: hình mũi tên, vòng cung, nhưng khi cắt thì lưu ý cắt sau cân đối và đẹp.
– Ghim gà: ghim gà càng khít càng tốt, ghim gà bằng nhau, không được cái ngắn cái dài.
– Cựa gà: có nhiều loại cựa như: giao chỉ, đao độc, sừng trâu, đao dựng, nhật nguyệt,…
Dành cho ace chơi gà lâu năm mới hiểu nhiều hơn (NKK sẻ viết ở bài sau). Khi bước vào nghề chơi gà, đòi hỏi phải có lòng “đam mê”, chịu khó tìm hiểu, chọn tỉ mỉ để tìm được giống gà ưng ý, gà xấu thì cứ mạnh tay mà xé khoai nhậu.
*CÁCH CHỌN GÀ NÒI MÁI TỐT:
– Tục ngữ có câu: “chó giống cha, gà giống mẹ “. Điều đó có ý nghĩa là bầy gà con sẽ ảnh hưởng mẹ rất nhiều, ảnh hưởng ở cha chỉ phần nhỏ.
– Vì vậy: để chọn gà mái nòi để nuôi làm giống rất là khó có khi để tiền mua 1 con gà mái 5-10 triệu, là chuyện thường tình ở huyện. Bỏ tiền mua không tiếc mà khổ ở đây là năn nỉ người bán sau thấy khó quá.
NKK từng nuôi 1 con gà mái xám đổ ra bầy con rất dữ, nó cầm bầy luôn mới ghê, không những nó cầm bầy, mà còn mọc cựa và gáy luôn “mới sợ” có thể do đột biến “GEN” không chừng.
– Chọn gà mái cơ bản như thế này: đầu, mồng, mắt, mỏ, cần cổ, lưng, lườn, lông, ghim… đúng chuẩn mới ok. Nói thì nói vậy thôi chứ đúng chuẩn chắc mỏi 2 con mắt quá.
– Phần đầu gà:
+ Đầu: nhỏ thon dài theo cổ (nếu đầu bằng cổ thì càng tốt).+ Mỏ: vừa phải, không dài và to quá, cân bằng với đầu gà, nhìn thấy chắc chắn (nếu mỏ xuôi thì đuôi phải dỏng), khoé miệng rộng (khi vạch miệng gà ra thấy nó rộng).+ Mũi: mũi gà to, cánh mũi hở.+ Mắt: to, con ngươi nhỏ hoặc mắt ếch, sâu.+ Mồng: mồng dâu nhỏ và dựng thẳng, không ngã sang 2 bên (mồng trích).
– Phần cổ: phải dài thích hợp với thân và có kết cấu xương chắc (bạn ôm gà, cầm phần dưới cùng cổ gà vuốt ngược lên thấy xương liền, không rời “cổ đặc” là tốt). Nếu trên cổ gà có lông phủ từ đầu xuống đến hết phần cổ thì là liên mã đề tốt.
– Mình gà:
+ Vai nở, to và xếch; 2 trái chanh to, sờ vào thấy xương có kết cấu liền, vững chắc.+ Ngực, lườn: ngực ưỡn, lườn sâu không vẹo gà vẹo lườn thì nấu cà ri hay trộn gỏi đi.+ Thân gà: có hình bắp chuối.+ Cánh gà: úp chặt lấy thân gà phủ gần hết phao câu và lưng, lông cáng to dày.+ Thế đứng: tuỳ theo các bạn chọn con gà mái đá thế gì để chọn cho phù hợp.+ Phao câu to, sát với thân gà, trên đó lông đuôi nhiều và mọc dầy.+ Chân gà: đùi to vừa phải phù hợp với thân gà nhìn từ trước vào thấy đùi phình ra to hơn thân.
– Xương ghim: đều, không lệch và sờ vào thấy cứng chắc,…
* Lưu ý: Gà mái nòi trung bình đẻ mỗi lứa chừng 8 trứng chọn gà mái nòi, lưu ý không nên để trùng huyết (cùng mẹ, cùng cha) cùng dòng giống.
Gà mái đẻ lứa so không nên cho ấp, (đẻ lứa so đem ấp gà con nở ra không tốt) lứa thứ 2 mới tốt, lứa so cho em bé ăn thông minh đây, hoặc luộc nhậu với rượu đế nha bà con.
Mã Lại
Xám Mã Lại
Xám Mã Lại Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều đựơc gọi chung là xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu: Nhất xám khô, nhì ô ướt.
Hợp cách về màu Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thời trước năm 1975.
Màu chân Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám mã lại và ó mã lại có bộ lông màu nâu.Màu mỏ Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cáchMàu mắt Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khônMắt màu trắng thường là nhất phẩm. Gà dữMắt màu đen là nhị phẩm. Gà hiểmMắt màu vàng thau là tam phẩm. Gà lìMắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya.
Hợp cách cho gà Xám Mã Lại là:
Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhấtChân xanh + mắt trắng = Hạng nhìChân đen + mắt trắng = Hạng baChân trắng = Thất cách
Ô Mã Lại Gà ô mã lại là loại gà có màu lông đen tuyền. Đây là loại gà tiêu biểu đông đảo nhất.
Hợp cách của Ô Mã Lại:
Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhấtChân đen + mắt trắng = Hạng nhìChân đen hoặc xanh + mắt vàng thau hoặc đen = Hạng ba
Gà ô mã lại mà có một vài cọng lông trắng nơi cánh và đuôi (gián cánh) vẫn được xem là hợp cách.Gà ô chân trắng đựơc nhiều người ưa chuộng như câu:
Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua. Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy.
Ô Mã Lại
Ô Bông Gà ô bông có bộ lông đen và trắng pha lẫn.
Con ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lời tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ở khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đối thủ nằm xoặc cánh dãy đành đạch trước khi chết.
Hợp cách của Ô Bông:
Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhấtChân đen + mắt trắng = Hạng nhìChân đen hoặc xanh + mắt đen = Hạng ba
Ô Bông
Ó Mã Lại Gà mã lại có bộ lông đỏ hoặc nâu đều đựơc gọi chung là Ó Mã Lại. Tuy nhiên, hợp cách của mỗi loại hơi khác nhau.Hợp cách của gà điều:
Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhấtChân vàng + mắt vàng = Hạng nhìChân xanh + mắt xanh = Hạng baChân đen = Thất cách
Ó Mã Lại
Nhạn Gà mã lại màu trắng ít được ưa chuộng vì thường bị thua.Gà nhạn có chân đen được xem là thất cách.
Nhạn
Mã Chỉ
Gà “mã chỉ” là loại gà có lông mã (trên lưng gần đuôi) dài và nhọn. Gà mã chỉ cũng sẽ có lông bờm dài và nhọn. Cả hai thứ này đều khác với gà “mã lại”. Ngoài ra, gà mã chỉ cũng sẽ có thêm lông đuôi phụ cong dài phủ trên lớp lông đuôi chính.
Gà mã chỉ đựơc xem là một giống gà khác biệt với giống gà mã lại. Ngoài ra thì các tay nuôi gà còn gọi loại gà có lông mã vừa nhỏ vừa ngắn là gà “mã kim”.
Con gà ô này có bộ mã chỉ màu đỏ. Thường thì gà có lông mã màu đỏ cũng sẽ có lông bờm màu đỏ.
Mã Kim
Đây là một thí dụ về loại gà đòn miền Trung. Gà có vóc dáng cao, thế đứng ưỡn ngực, mặt mũi dữ tợn. Lông mã nằm gọn trên lưng, ngắn và nhỏ lăn tăn như kim nên còn đựơc gọi là “mã kim”.
Cách Chọn Gà Đông Tảo Thuần Chủng
1. Gà đông tảo thuần chủng có đặc điểm gì?
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một dòng gà mới được lai tạo từ gà Đông Tảo, đó là dòng gà Đông Tảo lai. Dòng gà này có thịt cũng rất ngon do thừa hưởng một số đặc tính về dinh dưỡng như gà Đông Tảo thuần chủng. Dòng gà này dễ phát triển về số lượng hơn rất nhiều gà thuần chủng do chúng đẻ được nhiều và còn biết tự ấp trứng. Tuy nhiên do đã bị lai nên nhiều đặc tính nổi trội của gà Đông Tảo chúng không còn giữ được. Những khác biệt này sẽ thể hiện rất rõ khi gà đã lớn. Gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành có trọng lượng từ 3,2kg trở lên trong khi đó gà lai chỉ khoảng 2,5 kg. Chân gà thuần chủng to bằng ngón chân cái trở lên, xù xì và có nhiều thịt còn chân gà lai to nhất cũng chỉ bằng ngón tay cái và có ít thịt. Vậy khi gà còn bé làm thế nào để phát hiện được?
Một số kinh nghiệm để phân biệt gà đông tảo thuần chủng:
Cách xem gà dưới 1 tháng tuổi: chúng rất giống nhau khó phân biệt được. Vì vậy để đảm bảo những người có nhu cầu nên mua tại các cơ sở có uy tín.
Cách xem gà từ 2 tháng đến 3 tháng tuổi: khi này đôi chân bắt đầu có sự khác biệt chủ yếu về màu sắc. Chângà đông tảo thuần chủng có màu đỏ hơn. Chân gà lai thường có màu vàng nhiều. Về độ lớn của đôi chân lúc này chưa có nhiều sự khác biệt. Chỉ có một số con thuần chủng có đôi chân lớn hơn. Về màu da, chúng ta có thể thấy gà thuần chủng đỏ hơn gà lai. Ngoài ra mình gà đông tảo thuần chủng có độ dày ( chiều ngang thân ) hơn.
Cách xem gà trên 3 tháng tuổi: lúc này chúng ta không khó để phân biệt nữa. Đôi chân, màu da, hình dáng thân và mào đã có sự khác biệt rất rõ. Gà thuần chủng đã có thể đạt trọng lượng 1,5kg/con
2. Cách nuôi gà đông tảo thuần chủng
Hình thức nuôi:
Chúng ta có thể nuôi gà đông tảo theo quy mô công nghiệp hoặc thả vườn. Nhưng tốt nhất nên nuôi thả vườn vì gà đông tảo là loại gà rất hoạt bác, chúng sẻ lớn nhất hơn khi thả vườn hơ nữa nuôi thả vườn thì sẻ cho chất lượng thịt ngon hơn, gà sẻ to hơn.Lưu ý khi làm chuồng:
– chuồng nuôi cho gà ngủ phải đủ ấm, không bị ứ nước. Tốt nhất nên xây nền cao hơn mặt đất và cho trấu vào để làm nơi cho gà ngủ. Nếu nuôi trong môi trường nuôi nhốt bà con nên bố trí các máng ăn và máng uốn đều nhau. – Vệ sinh chuồng trại sạch sẻ để tránh bệnh dịch. Bà con có thể dùng thuốc khử trùng chuồng trại có bán ở các nhà thuốc thú ý để phun – xịt, xác khẩu 2 tuần 1 lần.
3. Giá trị của gà đông tảo thuần chủng
Do gà đông tảo thuần chủng là giống gà hiếm, quý được coi là sản vật tiến vua nên giá gà đông tảo thuẩn chủng trưởng thành khá cao, có giá từ 1 triệu, 3 triệu, thậm chí vài chục triệu. Điển hình nhất là thương vụ mua đôi gà thuẩn chủng của một đai gia ở Sài Gòn với giá 70 triệu.
Đối với gà đông tảo giống con thì có giá từ 100 nghìn đến 1 triệu đồng một con tùy theo ngày tuổi.
4. Địa điểm mua gà đông tảo thuần chủng
Để mua được giống gà đông tảo thuần chủng quý khách nên đến những trại gà giống uy tín ở Hưng Yên để có thể chọn được gà chính xác nhất. Hoặc quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt hàng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Chọi Thuần Chủng Và Cách Lựa Chọn Gà Trống Mái Tạo Đàn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!