Bạn đang xem bài viết Gà Chọi Thổ Hà, Nghề Chơi Cũng Lắm Công Phu được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) nổi tiếng với giống gà chọi mã hay đá giỏi, thường “làm mưa, làm gió” ở những sới gà đầu xuân. Đã có nhiều con gà chọi được định giá tới hàng chục triệu đồng. Nhưng ít ai biết, để cho “ra lò” những chú “gà nòi” như thế, người nuôi phải dày công tuyển chọn, chăm sóc, huấn luyện…
Giống gà quý
Nhiều người cho rằng, làng Thổ Hà nằm ở vị trí đắc địa, thế đất long chầu, hổ phục vốn là điểm giao thương đông đúc, trên bến dưới thuyền ngày xưa. Không biết có phải do hòa hợp thiên thời, địa lợi hay không mà nơi đây sản sinh ra nhiều “kỳ kê” luôn được dân chơi gà ở khắp nơi săn tìm. Về làng Thổ Hà, thoạt nhìn thấy san sát những giàn bánh đa nem trắng muốt, những ngôi nhà nối nhau loang lổ vệt thời gian; dù đất chật nhưng người dân Thổ Hà vẫn dành một phần để… nuôi gà. Ông Cáp Trọng Việt, Trưởng thôn Thổ Hà cho biết, thôn có gần 800 nóc nhà thì một nửa trong số ấy có gà chọi trong nhà. Và trong bất kỳ ngõ nào của làng cũng có người nuôi gà.
Theo ông Cáp Trọng Doanh, một người có thâm niên nuôi gà chọi thì dòng gà Thổ Hà đã được gìn giữ từ hàng trăm năm nay. Từ “đúc gà” – tìm gà bố mẹ cho giao phối đến “tuyển gà” – chọn ra những con gà tốt, có khả năng chiến đấu cao được tiến hành công phu. Yếu tố “tông tử” rất quan trọng, tức là gà sinh ra phải từ gà bố, mẹ thuần chủng, có nguồn gốc rõ ràng và hầu như gà chọi ở làng Thổ Hà không bao giờ phối giống với các loại gà khác để bảo tồn nguồn gen quý. Chính vì thế, những người sành chơi gà thường đến làng Thổ Hà để kiếm tìm những chú gà chọi tốt nhất. Giá gà chọi vì thế cũng được đẩy lên chót vót. Theo ông Doanh, nhiều người trong làng đã bán được những con gà đến vài chục triệu đồng.
Nghề chơi cũng lắm công phu
Gà chọi Thổ Hà được ca ngợi như “dũng tướng” uy nghi, với vẻ đẹp hình thể: Mình công, mào cốc, cánh vỏ chai/ Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai. Thế nhưng để chăm sóc và huấn luyện được những chú gà như thế, ngoài việc tuyển chọn gắt gao thì chế độ dinh dưỡng, ăn, nghỉ, luyện tập cũng được các chủ gà quan tâm đặc biệt. Thức ăn chủ yếu vẫn là thóc để bảo đảm sự săn chắc của gà; và thịt dùng khi muốn tăng nước trong cơ thể gà. Người làng Thổ Hà thường xuyên chú ý đến trọng lượng của gà chọi, khi chớm thấy có biểu hiện lên cân phải có chế độ hãm béo tức thời. Trong đó, củ nghệ được coi là vật bất ly thân trong quá trình huấn luyện gà chiến bởi theo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nghệ có tác dụng bổ máu, tiêu mỡ, lành lặn vết thương, săn chắc cơ thịt.
Thông thường, một chú gà chọi ở làng Thổ Hà từ lúc nở ra đến lúc bước vào giai đoạn huấn luyện phải mất 6 tháng. Đây là giai đoạn “om trường”, công đoạn vất vả nhất nhưng cũng quan trọng nhất. Vài ba lần/ngày, người nuôi gà phải dùng củ nghệ, lá chè xanh đun sôi, vỗ và mát-xa cho gà làm cho da gà săn chắc và dày nhất để khi chiến đấu, đối phương có mổ hay đá cũng chịu được. Mỗi ngày gà được khởi động bằng việc chạy bu (chạy lồng) cho xương thịt dẻo dai.
Trong chu trình tập luyện, gà chọi ở làng Thổ Hà phải trải qua 4 kỳ (độ): Hai kỳ vần hơi và hai kỳ vần đòn. Khi vần hơi, gà được bịt mỏ rồi cho cọ cánh, cọ cổ với nhau. Mục đích của vần hơi là nhằm kích thích bản năng chiến đấu và tạo sự dẻo dai cho gà chiến sau này. Thời gian vần hơi mỗi lần khoảng 120 phút trong 15-17 ngày liên tục. Hết thời gian vần hơi đến giai đoạn vần đòn. Các cặp gà được sắp xếp cho đá nhau, từ đây mới bộc lộ rõ những ưu, nhược điểm của từng chú gà đồng thời là giai đoạn gà bắt đầu thể hiện những thế đánh độc đáo của mình. Tuy nhiên, khi ra đánh nhiều chú gà đã có những miếng biến lối để chế ngự đòn của đối phương, thiên biến vạn hóa. Những chú gà như thế cùng với gà “cườm trên”, hoặc “cườm hai mang” – đè cổ gà đối phương, vò cho đến mê mệt rồi mới đánh được coi là những gà chiến tuyệt hảo trên sới gà ngày xuân.
Gìn giữ hồn quê
Chọi gà vốn là một thú chơi có từ lâu đời của người dân nông thôn mỗi dịp xuân về và trong những lúc nông nhàn. Với người làng Thổ Hà, chọi gà gắn liền với đời sống thường nhật và mang giá trị tinh thần thượng võ. Hiện nay, ngoài hội làng mở mỗi năm một lần tạo điều kiện cho các chú gà tung hoành, làng Thổ Hà còn có ba sới gà thường xuyên hoạt động. Thế nhưng, cùng với thời gian và sự bành trướng ngày càng lớn của đồng tiền vào các sới gà, chọi gà ở Thổ Hà cũng đang dần mất đi ý nghĩa đích thực của nó.
Ông Cáp Trọng Doanh tâm sự: “Nhiều lúc, tôi không khỏi ngậm ngùi vì trò chọi gà không còn được như xưa nữa. Bây giờ, để tìm một sới gà không có cá độ thật khó. Nhẹ thì vài trăm nghìn, nặng thì đến tiền triệu, có khi người ta thù hằn nhau cũng vì chọi gà. Nhưng như thế không bền, nhiều người chơi gà chọi chân chính bảo nhau cách thưởng thức thú vui, thay vì chạy theo những lệch lạc. Tôi vẫn tin, một ngày nào đó trò chơi này sẽ được trở về với ý nghĩa truyền thống, để trả lại những giá trị đích thực cho danh tiếng gà chọi Thổ Hà”.
Chọi Gà Thú Chơi Lắm Công Phu
Chọi gà là một thú chơi dân gian mang đậm nét văn hóa truyền thống có sức hút rất lớn với mọi lứa tuổi bởi tính chất giải trí nhưng vẫn chứa đựng tinh thần thượng võ.
Ông Nguyễn Sơn Hà, ở xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn năm nay đã ngoài 60 tuổi, là người có thú chơi chọi gà từ khi còn rất trẻ, ông chia sẻ “Khi còn nhỏ, tôi đã rất thích nuôi gà, thường đi theo cha, chú để xem gà chọi đá nhau, lúc đầu chỉ biết xem hai con gà đánh nhau để thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình chứ không biết như nào là thế đá, đòn lối của chọi gà. Nhưng cũng chính từ những lần đi xem như vậy mà tôi đã bị thú chọi gà lôi cuốn, dần trở thành niềm đam mê”. Ông dẫn tôi tới khu nuôi gà của mình, đó là một khu đất rộng khoảng 50m2 và giới thiệu rất tỉ mỉ về từng con gà trong các ô chuồng, khi dừng lại ở chuồng của một chú gà nhìn rất đẹp, dáng đứng oai phong, vươn cao cổ gáy, ông cho biết đây là con gà mà ông yêu quý nhất với màu lông tía, chân có vẩy màu xanh, đã có thành tích thắng nhiều trận tại những hội gà chọi trong vùng. Giờ ông đang cho nó sống chung cùng một con gà mái hy vọng là sẽ cho ra đàn gà chọi con có những đặc tính, đòn lối ưu việt như gà cha.
Theo những người chơi gà “có nghề” thì để tạo được một con gà tài, thì việc quan trọng là phải biết chọn dòng gà tốt để nuôi, ông cha ta có câu “chó giống cha, gà giống mẹ” vì thế muốn có gà con tốt thì trước tiên phải chọn được con gà mái mẹ thật tốt, có xuất thân là con gà chọi nòi, có thân hình cân đối, sức bền chịu đòn. Còn con bố thì phải là con có đòn, lối hay xuất sắc đã ăn nhiều “độ”.
Khi hội tụ đầy đủ những tố chất của cả gà bố và gà mẹ cho ra đàn gà con, những người nuôi gà chọi mà người ta gọi là “sư kê” lại trải qua công đoạn tuyển ra những con gà con có tố chất của một chiến kê để nuôi chăm sóc, vần vỗ, huấn luyện mất thời gian khoảng một năm thì chú gà mới ra trường gà để tranh tài được.
Trong giới chơi gà thường truyền tai nhau câu “nhất lực nhì tài”, ý nói con gà ra trường đấu để giành được cơ hội thắng cuộc thì dứt khoát phải là con gà khỏe mạnh, sau đó mới kể đến con gà có tài nghệ, đòn độc lối hay. Hiện nay, hội những người chơi gà chọi ở Ninh Bình không ai không biết đến các “Sư kê” có cách nuôi gà chọi tốt như ông Lợi ở phường Vân Giang, anh Phương béo ở phường Nam Thành (thành phố Ninh Bình). Với những kiến thức có thể gọi là uyên thâm về gà các “sư kê” đã chăm sóc, huấn luyện thành công rất nhiều “chiến kê” xuất sắc.
Anh Phương béo cho biết, gà chọi cũng như những võ sỹ vậy, nó cũng cần có chế độ ăn của một vận động viên thể thao, thức ăn chủ yếu của gà chọi là lúa ngâm trong nước từ 4 đến 12 tiếng, lấy ra để ráo nước rồi cho gà ăn hai bữa vào buổi sáng và chiều tối, buổi trưa thì cho gà ăn ít rau xanh, ít mồi tươi như thịt bò, lươn… Gà chọi chỉ cho ăn không chưa đủ mà còn phải có kế hoạch tập luyện “vần vỗ” thường xuyên để con gà có cơ bắp, thể lực sung mãn.
Trong luyện tập cũng có nhiều cách nhưng chủ yếu là: cho hai con gà quần nhau (nếu bịt mỏ thì gọi là vần hơi, còn để mỏ thì gọi là vần đòn); còn bài tập khác nữa là cho gà chạy lồng. Bên cạnh đó, để lớp da gà dày, có sức chịu đựng tốt thì người nuôi còn dùng nghệ tươi, phèn chua, đem giã nát rồi ngâm rượu để xoa cho gà mỗi ngày và cho gà phơi nắng thường xuyên. Sau khi đã trải qua những quá trình như vậy, chú gà chọi trưởng thành là vào khoảng một năm tuổi mới có thể cho ra trường tranh tài được.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, thú chơi này vẫn đang được duy trì trong nhân dân, được tổ chức và quy tụ rất nhiều người cùng chung một niềm đam mê, cùng nhau đưa những “chiến kê” của mình về thi đấu tại các lễ hội như: lễ hội Trường Yên (huyện Hoa Lư); lễ hội đền Nguyễn Công Trứ (huyện Kim Sơn); lễ hội đền Bình Hải (huyện Yên Mô)…
Bên cạnh nét đẹp văn hóa trong thú chơi gà chọi vẫn còn những phần tử lợi dụng, sử dụng sới gà là nơi đánh bạc làm mất đi cái hay, cái đẹp của phong tục truyền thống có từ ngàn xưa của ông cha.
Về Thổ Hà Nghe Chuyện ‘Nghề Chơi 4 Ngón’
Một góc Thổ Hà.
Những giống gà chọi mã hay đá giỏi, “làm mưa, làm gió” một thuở ở những sới gà đầu xuân vẫn âm thầm được các kê sư Thổ Hà gìn giữ như thói quen khó bỏ.
Hun hút Thổ Hà
Ở bất cứ đâu trong làng Thổ Hà, dấu tích của nghề gốm vẫn còn hiện hữu, đặc biệt là trên những công trình xây bằng phế liệu gốm hay tiểu sành. Chẳng thế mà khi phiêu lãng trên vùng đất này, không ít người vì luyến tiếc mà cứ ngẩn ngơ, cố ghi lại đôi chút hình ảnh còn vương vấn: “Làng gốm cữ này đang độ lửa/Khói cỏ de thơm khắp cả làng/ Thuyền đinh khoang nặng đang rời bến/ Thanh Nghệ xuôi vào, Tuyên Thái sang” (thơ Vũ Quần Phương).
Ghé thăm làng cổ đã nhiều lần, tôi còn nhớ lần đầu tiên bước qua chiếc cổng làng óng màu thời gian là bức đại tự: “Thổ chi tân”, một minh chứng cho không gian đậm đặc văn hóa cổ. Phong cảnh Thổ Hà hôm nay so với 10 năm trước dường như không thay đổi là bao, có chăng chỉ là xuất hiện thêm nhiều xe cộ và dân cư đông đúc hơn.
Các con đường xương cá ở đây sâu hun hút, nhỏ hẹp, có khi chỉ đủ cho hai người đi bộ tránh nhau. Thổ Hà như nhộn nhịp hơn vào buổi sớm. Dưới ánh nắng hanh hao của ngày cuối đông, người dân tất bật cùng nhau phơi những mẻ bánh đa nem đợi Tết. Làng nhỏ nên mọi chỗ đều được tận dụng để phơi bánh, từ các các lối nhỏ ra vào, trên nóc nhà, bờ sông, cành cây, sân đình…
Nghe các cao niên làng kể, Thổ Hà trước nay không có ruộng, chỉ có đất thổ cư với diện tích 20ha, dân số gần 4 nghìn người. Với điều kiện tự nhiên, xã hội như thế nên ngay từ thuở lập làng, người dân đã chọn cho mình nghề gốm – một nghiệp thích hợp để khai thác được nhiều lợi thế. Nghề ở đây tinh xảo và đặc biệt đến độ, cùng với Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) và Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), Thổ Hà từng là một trong 3 trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt.
Nghề gốm sứ ở Thổ Hà phát triển rực rỡ từ thế kỷ XIV và từng nổi danh khắp cả nước với các mặt hàng gốm gia dụng. Trong tấm bia ở đình Thổ Hà, khắc năm Chính Hòa thứ 14 có đoạn viết: “Bạn công thương chứa hàng tại chợ chất thành gò đống, hàng hóa luôn luôn lưu thông, nhân dân nhà nào cũng có lò nung gốm, mùa thu năm nào cũng mở hội tưng bừng”. Các chuyên gia nhận định rằng, gốm Thổ Hà mang những nét đặc trưng hiếm có như: Độ sành cao, không thấm nước, màu men nâu đỏ mịn màng, ấm áp và gần gũi.
Gốm Thổ Hà có độ bền vĩnh cửu dù có chôn dưới đất hay ngâm trong nước lâu ngày. Bền, đẹp và đặc biệt là vậy nhưng đáng tiếc, hiện nay làng gốm cổ Thổ Hà đã không còn duy trì được sự phồn thịnh như trước. Ông Trịnh Đắc Hạ (65 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi của thôn tiếc nuối: “Xưa kia, cha ông chúng tôi có nghề gốm rất hưng thịnh, theo thời gian, nghề này dần tàn lụi, bà con phải chuyển sang làm bánh đa nem, bánh đa nướng, mỳ gạo, buôn bán nhỏ và nuôi lợn”.
Kỳ thú quanh chuyện chơi gà
Có thể khẳng định một điều, nếu loại trừ các yếu tố cờ bạc ra khỏi thú chơi chọi gà thì đây là môn nghệ thuật phổ biến và được ưa chuộng ở hầu khắp các vùng miền trong cả nước. Dĩ nhiên, ở mỗi vùng thú chơi này lại có nét riêng đặc biệt. Thổ Hà cũng vậy. Nhiều người cho rằng, do nằm ở vị trí đắc địa, thế đất long chầu, hổ phục vốn là điểm giao thương đông đúc, trên bến, dưới thuyền ngày xưa nên nơi đây sản sinh ra nhiều “kỳ kê” được dân chơi gà ở khắp nơi tìm mua cho bằng được.
Trong vô số những chuyện phiếm đàm bên chén trà của người Thổ Hà hiện vẫn nhắc đến truyền kỳ về một chiến kê bách chiến bách thắng mà nay hiếm nơi đâu tái hiện được. Nghe kể, trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Thổ Hà có một con gà mây “làm mưa, làm gió” khắp 3 miền. Sự nổi danh chiến đâu thắng đó của nó còn lan sang cả Lào, Campuchia. “Con gà này được mệnh danh là quỷ kê, bách chiến, bách thắng. Bởi nó chỉ có thắng, chỉ 2 hồ là nó hạ gục được đối thủ. Đầu, chân,vai, mào nó xù xì như quỷ, mình cứng như thép. Với những cú đá hầu dọc nguy hiểm xé toác hầu gà Thái Lan sang thách đấu năm 1964, hạ gục sau một đêm ròng rã chiến đấu không nghỉ” – Một kê sư Thổ Hà hồi tưởng.
Niềm đam mê nuôi và chơi gà chọi đã ngấm vào máu từng người dân Thổ Hà. Minh chứng dễ thấy nhất là nơi đây có khoảng 800 nóc nhà thì một nửa trong số ấy có thú nuôi gà chọi. Cũng dễ hiểu vì sao trong bất kỳ ngõ nào của làng cũng có người nuôi gà. Gà Thổ Hà được ca ngợi như một “dũng tướng” uy nghi, bách chiến, bách thắng với vẻ đẹp hình thể tuyệt mỹ: Mình công, mào cốc, cánh vỏ chai/ Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai. Những miếng đánh của gà chiến Thổ Hà danh chấn đến nay phải kể tới đá hầu dọc, có thể giết chết đối thủ chỉ sau vài miếng. Sau đó mới đến đá kiềng (đá vào hai đầu cánh gà), rồi đá me (đá vào hai mang tai), đánh dọc (đánh thẳng vào đầu gà)…
Theo những người chơi gà “có nghề” thì để tạo được một “dũng tướng”, việc then chốt là phải biết chọn dòng. Gà mẹ phải được xuất thân từ dòng gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ và nhất là không có thói xấu “trả độ”. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay.
Việc chọn lựa, lọc lõi để tìm ra một chú gà có tiềm chất cũng hết sức gian nan. Anh Nguyễn Đức Quy, người nuôi gà có tiếng ở làng cho biết, trong một bầy gà vừa nở, người ta sẽ chọn con gà tách bầy đi bắt sâu kiếm ăn một mình, hoặc đêm về không “rúc vào nách mẹ” ngủ mà lại nằm ngủ đối mặt với mẹ (gọi là gà chầu mỏ). Còn nếu chọn gà không do mình tự “đúc” thì dựa trên những tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân, sải cánh, duỗi cổ như chết).
Ngoài ra, những con gà được xem là “linh kê” chỉ khi chúng có những biểu hiện “lập dị” như: chúm chân bước từng bước đi như lính đi diễu hành, mặt cứ lắc qua lắc lại liên tục, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gọi là gà né lồng). Thế nên, dân chơi gà mới đúc kết những đặc điểm trên bằng mấy câu: “Nhất thời chân chúm bỏ ra, nhì thời lắc mặt thứ ba né lồng”.
Nhắc đến thú chơi gà, có không ít người ví von đây là “nghề làm chơi ăn thật”. Ngẫm lại, sự ví von này hẳn cũng có cơ sở bởi ở Thổ Hà nhiều người đã bán được gà với giá 45 triệu đồng/con, còn loại từ 15 tới 20 triệu đồng thì chẳng phải là chuyện hiếm. Để duy trì những nét đẹp của nghề chơi này, hàng năm hội làng Thổ Hà mở vào ngày 21, 22 tháng Giêng cũng có các sới chọi để tạo điều kiện cho các chú gà chiến tung hoành, cọ xát. Các cuộc chọi gà vẫn giữ được ý nghĩa truyền thống, giúp người dân giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi.
Du Lịch Làng Nghề Thổ Hà, Bắc Giang
Du lịch làng nghề Thổ Hà Bắc Giang bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ nhuốm màu rêu phong có kiến trúc độc đáo, mà còn được thưởng thức đặc sản bánh đa lạc, vừng, dừa vàng ruộm, giòn tan.
Làng nghề Thổ Hà ở đâu Bắc Giang?Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về hướng Bắc. Làng nghề Thổ Hà vốn rất nổi tiếng với nghề làm gốm, mỳ gạo và bánh đa nem rất phát triển cho tới ngày nay.
Du lịch làng nghề Thổ Hà. Ảnh: chúng tôi
Làng Thổ Hà với đặc trưng ba mặt là sông như một hòn đảo, để đi ra khỏi làng bắt buộc phải đi đò hoặc đi phà. Ghé thăm làng Thổ Hà bạn sẽ được chiêm ngưỡng khắp con đường làng, ngõ xóm, bờ tường, bờ ao, mái nhà chỗ nào có nắng là có bánh đa.
Đi vòng quanh ngôi làng cổ nhuốm màu thời gian Thổ Hà, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh làng quê bình yên và thơ mộng. Khi tới khu cuối làng Thổ Hà sẽ bắt gặp hình tượng quen thuộc bên bếp than đôi tay thoăn thoắt nướng bánh. Những chiếc bánh đa nướng to bằng cái mẹt nóng hổi, vàng ươm và giòn rụm, thơm ngon.
Khung cảnh thiên nhiên ở Thổ Hà. Ảnh: chúng tôi
Du lịch làng nghề Thổ Hà bạn còn được tìm hiểu về cách làm bánh đa nem, từ khâu lựa chọn gạo, cách ngâm gạo, xay bột cho tới tráng bánh, phơi và cắt bánh đều đỏi hỏi sự tỉ mỉ. Chỉ cần một chút vội vàng có thể làm hỏng cả một mẻ bánh đa nem với biết bao công sức.
Cách di chuyển tới làng nghề Thổ HàXuất phát từ Hà Nội, để đi tới làng nghề Thổ Hà bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện như xe khách, xe máy hay xe bus rất thuận tiện.
Xe máy: Từ Hà Nội đi theo hướng quốc lộ 1 theo hướng Bắc khoảng 31km tới thành phố Bắc Ninh thì rẽ trái đi tiếp 3km là tới phố Đặng, đi ngược theo đê sông Cầu 1km là tới bến đò Vân Hà, sau khi đi qua đò sẽ tới làng nghề Thổ Hà.
Bản đồ di chuyển tới Thổ Hà
Du lịch làng nghề Thổ Hà với mỗi lượt đò trở người và xe qua sông có giá 5000đ, thời gian chờ đò khoảng 5 – 10 phút.
Xe bus: Để đi xe bus từ Hà Nội tới làng Thổ Hà bạn có thể đi tuyến xe bus số 54 (Long Biên – thành phố Bắc Ninh), xuống điểm bus cuối cùng với thời gian khoảng 1h20p và đi taxi, xe ôm tới bến đò Vân Hà để tới làng Thổ Hà.
Phong cảnh thiên nhiên, yên bình. Ảnh: chúng tôi
Du lịch làng nghề Thổ Hà ngắm nhà cổ, ăn bánh đa nướngThổ Hà trước khi nổi tiếng với nghề làm bánh đa, được biết đến với làng gốm. Hiện nay, du lịch làng nghề Thổ Hà Bắc Giang bạn sẽ được chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi được làm bằng hàng rao từ mảnh gốm, sành với kiến trúc độc đáo. Phong cảnh non nước hữu tình cùng với cây đa, bến nước, mái đình cổ và ngôi nhà cổ tạo nên bức tranh tuyệt đẹp thu hút du khách tới tham quan.
Bánh đa phởi ngoài nắng giòn tan. Ảnh: chúng tôi
Du lịch làng nghề Thổ Hà hiện nay rất nổi tiếng với nghề làm bánh đa. Bánh đa Thổ Hà ngon nức tiếng và trở thành đặc sản trứ danh nơi đây. Bánh được làm rất công phu trong cách lựa chọn nguyên liệu, đó là loại gạo ngon, lạc nhân to và mẩy, vừng trắng được làm sạch, dừa nạo sợi, đường phèn hoặc đường kính trắng.
Phơi bánh đa ngoài trời nắng. Ảnh: chúng tôi
Không phải tự nhiên mà bánh đa Thổ Hà lại nổi tiếng đến như vậy. Bởi lẽ, để có những chiếc bánh đa thơm ngon đúng chuẩn không chỉ ở khâu chọn nguyên liệu mà phơi bánh đa cũng là cả một nghệ thuật, bánh không quá giòn và không bị vỡ.
Du lịch làng nghề Thổ Hà bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những phên bánh đa xếp hàng dài dưới ánh nắng tuyệt đẹp. Bánh đa được nướng trên bếp than hồng giòn tan, vàng ruộm chỉ nhìn thôi đã muốn ăn rồi.
Bánh đa dừa Thỏ Hà. Ảnh: chúng tôi
Thưởng thức bánh đa dừa Thổ Hà nhâm nhi cùng tách trà xanh mát để cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của đặc sản Bắc Giang này. Vị bùi bùi của cùi dừa, vị béo của vừng và vị giòn tan trong miệng hòa quyện với ngụm trà ngon ngọt ở cổ họng thật khó quên.
Du lịch làng nghề Thổ Hà. Ảnh: chúng tôi
Những địa danh du lịch thú vị ở làng Thổ HàHiện nay, người Thổ Hà không chỉ làm bánh đa vừng, bánh đa dừa mà còn đang học làm bánh đa nem và cũng đang có vị trí uy tín trên thị trường hiện nay. Du lịch làng nghề Thổ Hà bạn có thể kết hợp với những địa điểm tham quan nổi tiếng khác như:
Đình Thổ Hà: Đây là ngôi đình rất nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc và được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Đình Thổ Hà là ngôi đình cổ thứ hai tại Bắc Giang được xây dựng vào năm 1576.
Làng cổ Thổ Hà. Ảnh: chúng tôi
Chùa Bổ Đà: Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn núi Bổ Đà Sơn thuộc phía Bắc của dòng sông Cầu thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đền Bà Chúa Kho: Tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, đền Bà Chúa Kho thuộc khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Bắc Ninh rất gần cung đường đi làng Thổ Hà. Đặc biệt, vào những ngày đầu xuân năm mới đền Bà Chúa Kho là điểm đến thu hút du khách thập phương cầu lộc, cầu tài.
Đền Thổ Hà. Ảnh: chúng tôi
Du lịch Thổ Hà Bắc Giang ăn gì ngon?Nhìn chung ngoài bánh đa thì Thổ Hà không có gì đặc sắc về ẩm thực. Vì vậy, nếu bạn muốn ăn uống ở đây thì nên đi tới khu vực thành phố và tham khảo những địa chỉ ăn uống ngon nổi tiếng như:
Bánh đa Thổ Hà. Ảnh: chúng tôi
Đặc sản lươn Sáu ở địa chỉ số 52 Nguyễn Văn Mẫn, Tp. Bắc Giang. Quán chuyên phục vụ các món ăn được chế biến từ lươn đồng, thịt lươn tươi ngon và ngọt, bùi. Thực đơn hấp dẫn với món lươn, bún lươn, lươn xào, lươn cuốn…
Bún cá Cầu Chui ở địa chỉ ngõ 33A Vương Văn Trà, Tp. Bắc Giang. Để thưởng thức bún sườn, bún cá ngon ở Bắc Giang phải kể tới bún cá Cầu Chui, nguyên liệu chính của món ăn này được làm từ xương sườn, xương cá để tạo độ ngọt đặc trưng cho nước dùng, thưởng thức bún cá với măng chua Lạng Sơn để tăng hương vị hấp dẫn.
Phở cổ xưa địa chỉ lô 14 – 15 Hoàng Văn Thụ, Tp. Bắc Giang. Một tô phở đầy đặn có đủ thịt bò, bánh mềm rất dễ ăn. Giá khoảng 25.000đ/bát.
Bánh đa dừa cực hấp dẫn. Ảnh: chúng tôi
Ngoài ra, còn rất nhiều món ăn đặc sản Bắc Giang bạn nên thưởng thức như: Chè kho Mỹ Độ, gà đồi, bánh vắt vai…
Phương Nga (Tổng hợp) – chúng tôi Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Gà Chọi “Made In.. Thổ Hà”
(BGĐT) – Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) được biết đến với nhiều nghề truyền thống nức tiếng gần xa. Nơi đây cũng lưu truyền không ít câu chuyện kỳ thú về thú chơi chọi gà. Thậm chí, nghề nuôi gà chọi ở Thổ Hà nổi danh không chỉ trong nước mà còn ra cả nước ngoài.
Khách du lịch nghe giới thiệu về gà chọi Thổ Hà. Ảnh: Trần Đức
Nhiều người cho rằng, do nằm ở vị trí đắc địa, thế đất long chầu hổ phục vốn là điểm giao thương đông đúc trên bến, dưới thuyền ngày xưa nên Thổ Hà là vùng đất có nhiều “kỳ kê” được dân chơi gà khắp nơi tìm mua cho bằng được. Cho đến nay, người dân Thổ Hà vẫn nhắc đến truyền kỳ về một chiến kê “bách chiến bách thắng”.
Vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Thổ Hà có một con gà tên “Mây” được mệnh danh là “Quỷ kê” của ông Trịnh Xuân Lác ở xóm 4 một thời làm mưa, làm gió khắp ba miền. Con gà này có ưu điểm chỉ cần hai “hồ” là hạ gục đối thủ. Với những cú đá hầu dọc nguy hiểm, nó đã được đưa sang Thái Lan thi đấu với con gà nổi tiếng của nước này và chiến thắng sau một ngày đêm ròng rã chiến đấu không nghỉ.
Minh chứng cho đam mê nuôi và chơi gà chọi ở Thổ Hà là một nửa trong số 800 hộ trong làng có thú nuôi gà chọi. Gà chọi Thổ Hà được ca ngợi như một “dũng tướng” với: Mình công, mào cốc, cánh vỏ chai/Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai. Những miếng đánh của gà chiến Thổ Hà danh chấn đến nay phải kể tới đá hầu dọc, có thể giết chết đối thủ chỉ sau vài miếng. Sau đó mới đến đá kiềng (đá vào hai đầu cánh gà), rồi đá me (đá vào hai mang tai), đánh dọc (đánh thẳng vào đầu gà)…
Theo những người chơi gà “có nghề” thì để tạo được một “dũng tướng”, việc then chốt là phải biết chọn dòng. Gà mẹ phải được xuất thân từ dòng gà bền bỉ, có sức chịu đòn tốt, gan dạ và nhất là không có thói xấu “trả độ”. Còn gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay.
Để chọn được một chú gà có tiềm chất cũng rất công phu. Anh Nguyễn Đức Quy, người nuôi gà có tiếng ở làng cho biết, trong một bầy gà vừa nở, thường người ta sẽ chọn con nào tách bầy đi kiếm ăn một mình hoặc đêm về không rúc vào nách mẹ ngủ mà lại nằm ngủ đối mặt với mẹ (gọi là gà chầu mỏ). Còn nếu chọn gà không do mình tự “đúc” thì dựa trên những đặc điểm căn bản như: Cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân, sải cánh, duỗi cổ như chết)…
Thú chơi chọi gà ở Thổ Hà được ví von là nghề “làm chơi ăn thật”. Bởi đã nhiều người bán được gà với giá 45 triệu đồng/con, còn từ 15 tới 20 triệu đồng chẳng phải chuyện hiếm. Cá biệt có con được dân mê gà trả tới 3.500 USD như con “Hắc kê” của gia đình anh Hoan ở xóm 3. Để duy trì nét đẹp của nghề chơi này, hàng năm hội làng Thổ Hà mở vào ngày 21, 22 tháng Giêng luôn có sới chọi để các chú gà chiến tung hoành, cọ xát.
Đến làng Thổ Hà những ngày này người ta dễ gặp từng nhóm người đứng vòng trong vòng ngoài dưới tán cây lớn hay ở sân đình chứng kiến những trận đá gà đang vào hồi gay cấn. Rồi họ bàn luận, tán thưởng mỗi khi gà ra miếng đánh hay. “Tiếng lành đồn xa”, người từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định tìm lên, từ Quảng Ninh, Lạng Sơn tìm về xin đấu và mua bằng được những con gà quý. Từ một thú chơi giải trí dân dã, người dân Thổ Hà đã tạo nên một “thương hiệu” mới cho mình. Những chú gà chọi “Made in.. Thổ Hà” đã được nhiều nơi biết đến như một mặt hàng có giá trị cao.
Gà Chọi Thổ Hà, Những Thông Tin Cần Biết Về Gà Chọi Thổ Hà
Gà chọi Thổ Hà là tên gọi mà các anh em sư kê thường dùng để chỉ giống gà Mây, ở Thổ Hà, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang. Từ lâu, giống này đã nổi tiếng là một trong những loại gà chọi có khí thế oai phong, hiếu chiến và cách ra đòn cực kì nhạy bén. Thêm vào đó, với ngoại hình, bộ lông mượt mà, nhiều màu sắc, gà chọi Thổ Hà còn được nhiều người ưu ái, mua về để làm cảnh.
Có thời điểm, gà chọi Thổ Hà được đẩy giá lên đến hàng ngàn đô la Mỹ, đem đến nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân ở đây.
Cách nhận biết gà chọi Thổ HàVới nhưng người có nhiều kinh nghiệm chơi gà chọi thì việc nhận biết gà chọi Thổ Hà không quá khó khăn. Chỉ cần nhìn vào dáng đi, kích thước đầu, cổ và cựa, chân,… là đã có thể phán đoán chính xác về nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, nếu chưa từng nuôi loại gà này thì bạn rất dễ nhầm lẫn. Đa phần, gà chọi Thổ Hà thường có những đặc điểm như sau:
Đầu và cổ có kích thước vừa phải, phần đầu chỉ to hơn cần cổ một chút, có hình như giọt nước. Khi đi, đầu hướng thẳng về phía trước hoặc hơi nhô lên cao một chút.
Mắt gà có nhiều đốm đen xung quanh tròng mắt, có nơi còn gọi là gà mắt ếch
Đôi chân gà săn chắc, cặp đùi cao và to vừa phải, không có quá nhiều thịt nhưng sờ vào cảm giác cứng cáp.
Chân gà có màu trắng ngà hoặc vàng cam. Cá biệt có một số con xuất hiện dị tướng về vảy như vảy vấn sao, cựa nhật nguyệt…
Lông gà có nhiều sắc đen và tím than. Bộ cánh gà ôm sát vào thân, khi dùng tay để kiểm chứng, có thể thấy hai cánh gà ôm sát vào thân của chúng.
Ngoài ra, để nhận biết chính xác đó có phải là gà chọi Thổ Hà hay không, bạn có thể về tận xã Vân Hà để tìm mua cho mình một con ưng ý. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội để tìm hiểu rõ về nguồn gốc, độ thuần chủng của chúng.
Câu chuyện nhân giống gà chọi Thổ HàỞ miền Bắc, trò chơi gà chọi đã trở thành hình thức sinh hoạt dân gian vô cùng phổ biến. Thông qua đó, các lão nông, người mê gà có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Để bảo tồn loài gà có khả năng đấu chọi cực hay này, người làng Thổ Hà đã cực kì công phu trong việc nhân giống và bảo tồn chúng. Thông thường, gà chọi Thổ Hà không được giao phối với những con khác mà chỉ được giao phối với con cùng giống loài trong làng.
Con bố và con mẹ phải được chọn từ những con gà già có khả năng đấu loại xuất sắc nhất. Vì thế, để đúc giống như ý, có khi phải trả qua gần một năm để chọn lọc.
Gà chọi Thổ Hà với những ưu điểm nổi bật đã thể hiện được giá trị của mình trên bản đồ các địa phương có giống nổi tiếng. Trong tương lai, hi vọng nó sẽ được đưa vào danh sách bảo tồn và phát triển hơn nữa.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Chọi Thổ Hà, Nghề Chơi Cũng Lắm Công Phu trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!