Bạn đang xem bài viết Gà Chọi Hải Dương, Gà Chọi Đá Có Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà chọi Hải Dương có đặc điểm gì?
Gà chọi Hải Dương là một giống gà chọi, có sự khác biệt dễ nhận thấy so với những loại gà chọi khác. Cụ thể:
Với ngọai hình đô con, cựa gà bắt mắt, những con gà chọi Hải Dương gây ấn tượng mạnh với người xem. So với giống gà khác giống gà này thường có cân nặng nhỉnh hơn nhiều.
Giống gà này thường có màu lông đen tuyền hoặc là gà ngũ sắc. Ngoài ra, giống gà này cũng được đánh giá cao về khả năng vấn chọi.
Các sư kê cho rằng, cựa là một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của giống gà này. Cựa của chúng thường cực kì sắc bén, ống chân to, còn vảy thì có màu vàng ươm, rất đẹp.
Gà Hải Dương có dáng đi oai vệ, cỏ hơi nhướn về phía trước, thân mình luôn đứng thẳng.
Ngoài ra, phần mào gà cũng khá đặc biệt, mào gà dày nhưng không to và có màu đỏ gấc, rất khác biệt.
Gà chọi Hải Dương đá có hay không?
Với bộ cựa cực ấn tượng, gà chọi Hải Dương nổi tiếng với khả năng đá cựa vô cùng xuất sắc. Nhiều sư kê truyền tài nhau rằng, giống gà này sở hữu “chín cựa” cực hiếm, có khả năng đá thắng bất cứ trận nào.
Thêm vào đó, những con gà chọi này cũng có ống chân to , khả năng vần cổ và thể lực bền bỉ không thể nghi ngờ. Đó là lí do vì sao, chọi Hải Dương thường nhập cuộc sớm hơn đối thủ trong trận đấu.
Nếu các sư kê có ý định tìm mua một con gà chiến Hải Dương thì dựa vào những đặc điểm trên, thừa sức có thể nhận biết một con gà Hải Dương chính gốc.
Đã từ lâu, qua rất nhiều trận đấu, gà chiến Hải Dương đã thể hiện bản lĩnh và khả năng của mình. Chúng nổi danh như vậy không hề ngẫu nhiên. Thậm chí những con gà chọi “chín cựa” còn được đánh giá là có khả năng đá phát nào chết phát nầy. Điều đó khẳng định khả năng đá cực tốt của giống gà chọi này.
Tại sao gà chọi Hải Dương lại đá hay như vậy?
Có thể nhiều người không tin nhưng gà chọi Hải Dương hoàn toàn không phải một giống gà tự nhiên. Tức là, chúng được các sư kê lai tạo qua nhiều đời.
Các sư kê đã thực sự bỏ công nghiên cứu và đúc giống, lựa chọn gà bố mẹ rất tỉ mỉ, vừa là gà thuần chủng vừa phải có khả năng đá xuất chúng.
Chính nhờ vậy, mà khi ra đời, những con gà chọi lai tạo này đã di truyền những đặc điểm tốt nhất về cả ngoại hình lẫn khả năng đá.
Ngoài ra, sự chăm sóc tỉ mỉ từ nuôi dưỡng đến vần vò, om nghệ của các sư kê cũng tạo nên thành công cho giống gà chị này.
Gà chọi Hải Dương là giống gà có ngoại hình đẹp và khả năng đá xuất sắc. Các sư kê có thể yên tâm lựa chọn một con gà chọi cho đội ngũ chiến kê của mình.
Gà Chọi Cánh Tiên Có Nên Nuôi Để Đá Hay Không?
Gà chọi cánh tiên không được nhiều người nuôi yêu thích và sử dụng. Một phần vì dáng vẻ bên ngoài của chúng, 1 phần nữa vì sự tiện dụng của chúng khi tham gia các trận chiến. Tuy nhiên một số người vẫn tiếp tục nuôi gà chọi cánh tiên và thắc mắc rằng có nên nuôi hay không? Hôm nay, trang trại Minh Gà Chọi sẽ chia sẻ góc nhìn về vấn đề này.
Gà chọi cánh tiên là gì?
Gà chọi cánh tiên là những con gà chọi có 2 lớp cánh xếp chồng lên nhau và ngược lên ra sau. Khác hẳn với những con gà chọi có cánh cụp xuống thông thường. Ngoài tên gọi gà cánh tiên chúng còn được gọi là gà cánh đôi, gà cánh chia hoặc gà cánh chẻ.
Có nên nuôi gà cánh tiên hay không?
Theo như tìm hiểu của Minh Gà Chọi thì không có nhiều người nuôi và sử dụng gà cánh tiên. Dù là gà cảnh hoặc gà để đúc hoặc gà đi chiến đấu. Chúng có một số bất lợi sau đây.
Dáng vẻ xấu
Tuy tên gọi là gà chọi cánh tiên nhưng dáng vẻ của chúng khá là xấu. Mà ngoài việc đánh, đá thì gà chọi cũng cần một cái mã đẹp. Do vậy, rất ít người dùng gà cánh tiên đặc biệt là gà chọi.
Mất lợi thế khi đánh trận
Tham gia vào những trận chiến căng thẳng thì cần có một bộ cánh chắc khoẻ. Vừa tạo lực nâng đỡ đá vừa giúp mang tới sự cân bằng. Những con gà cánh tiên không có lợi thế này. Việc lông dựng ngược không theo bình thường khiến chúng không có lực. Hơn nữa, gà cánh tiên cũng sẽ dễ bị mổ hết lông khi tham gia trận đá gà.
Do vậy, đối với đa số người nuôi gà chuyên nghiệp thì đều không sử dụng gà cánh tiên. Thay vào đó là các loại gà có hình dáng cụp thông thường khác như gà cánh vỏ chai chẳng hạn.
Nếu gà chọi bị cánh tiên thì phải làm sao?
Nếu bạn nuôi một chú gà chọi cánh tiên thì có nhiều sự lựa chọn. Một là nuôi gà chọi lấy thịt theo bài viết này mà tôi đã gợi ý. 2 là nếu nuôi để đá thì phải tìm cách chữa gà chọi cánh tiên. Sao cho cánh của chúng về lại trạng thái bình thường nhất.
Tuy nhiên cách chữa gà chọi cánh tiên thường mất rất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa tỉ lệ thành công của phương pháp này không cao. Do vậy, nếu được thì bạn nên mạnh dạn loại bỏ con giống này khỏi đàn nuôi của mình.
Có Nên Nuôi Gà Chọi Mào Cờ Hay Không?
Gà chọi mào cờ và đặc điểm của chúng
Mào gà có tác dụng như thế nào?
Phần mào gà hay nhiều nơi còn gọi là mồng gà, là đều chỉ phần thịt trên đầu gà, thông thường mào gà trống sẽ to hơn, đẹp hơn mào gà mái.
Tuỳ mỗi giống gà mà phần mào sẽ khác nhau, người ta thường nhìn vào mào để nhận dạng gà đá, bên cạnh đó còn đa dạng màu của mào gà, chính những điều này tạo cho chúng sự riêng biệt trong đó có gà chọi mào cờ.
Gà chọi giải thiệt cơ thể thông qua mào gà trên đầu chúng, nếu nhiệt độ cơ thể gà tăng cao máu sẽ sẽ chảy qua mào và giúp chúng giảm nhiệt.
Bên cạnh đó phần mào giúp những con gà trống hấp dẫn bạn tình, lấy lòng các gà mái.
Nhận dạng gà chọi mào cờ
Gà chọi mào cờ có phần mào khá giống với gà mào vua, thế nhưng nhìn kỹ vẫn có điểm khác biệt. Phần mào là các đỉnh nhọn tua rua như lá cờ phấp phới, nhìn kỹ sẽ khác so với gà chọi mào vua.
Mào của chúng cũng to hơn các con gà chọi thông thường khác, số lượng gà chọi chiếm không nhiều phần lớn ở gà nuôi lấy thịt.
Theo quan sát thì người Việt mình không chuộng gà đá mào cờ vì không linh hoạt trong trận đấu như những con gà chọi khác, thế nhưng chúng lại rất đẹp nên nhiều sư kê chọn nuôi làm cảnh hoặc lấy thịt.
Những điều bạn chưa biết về gà chọi mào cờ
Phần lớn là gà lai chọi
Những con gà được lai tạp dòng giống thường được gọi là gà lai chọi, sức chiến đấu của gà lai thường sẽ không bằng những con thuần chủng. Ở gà lai chọi thường xuất hiện hiện tượng chạy xong quay lại đá, không như những con gà khác dẫn đến thua cuộc.
Không có ưu điểm trong chiến đấu
Phần mào cờ như đã nói ở phần trên thì sẽ có kích thước to, và nhìn chỏm như lá cờ chính vì kích thước to, cồng kềnh nên khi chiến đấu dễ bị đối thủ tấn công vào, gây chảy máu, đau đớn cho gà khiến chúng không thể chiến đấu được nữa, và sợ đòn.
Phần mào của gà chọi mào cờ tập trung rất nhiều máu, điểm yếu của chúng nếu như bị tấn công vào sẽ làm hao sức lực, cần thời gian dài để nghỉ ngơi.
Chính vì điểm yếu lớn này mà nhiều người không chọn nuôi chúng, sư kê ưa chuộng các gà chọi có mào nhỏ, linh hoạt hơn tầm nhìn cao hơn hẳn.
Có nên nuôi gà chọi mào cờ hay không?
Còn nếu gà chọi có mã nhưng lối đòn lại yếu thì có thể dùng đúc mái, lựa những gà con không có mào cờ giữ chúng lại. Còn trong chiến đấu chỉ có thể cắt mào của chúng đi thôi để không bị khuất tầm nhìn.
Việc cắt mào cho gà cần sư kê phải có kinh nghiệm và bạo tay, cắt đi bớt phần mào để không che chắn tầm nhìn của chúng nữa.
Cách này khá khó vì sẽ khá đua cho gà, sau khi cắt còn khâu lại và bổ sung cho gà khoẻ mạnh lại.
Nếu sư kê không bạo tay thì có thể buộc thun vào mào cho đến khi mào rụng, buộc thun một thời gian dài sẽ khiến máu không lưu thông được, dần dần mào sẽ chết và rụng đi. Cách này được nhiều người sử dụng để cắt mào, cắt tai cho gà chọi mào cờ.
Gà Chọi Đẹp , Gà Chọi Hải Dương, Gà Chọi Thịt Chất Lượng
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được bán giết thịt.
Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.
Ðể có được con gà chọi hay đòi hỏi người phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập,…
Ở miền Bắc, có những địa phương cung cấp giống gà nổi tiếng như Ðình Bảng, Thổ Hà, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội). Ở Nam Bộ có gà Bình Định, Cao Lãnh (Ðồng Tháp), Bà Ðiểm (TP Hồ Chí Minh), Bà Rịa…
Trước đây, những dòng gà máu “chiến” (gà dữ) tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam, như dòng gà cụ Tôn Thất Đệ ở Nha Trang, dòng “xám rách” của ông Bảy Đệ ở Vạn Giá (Phú Yên), hay dòng gà ở Mũi Né, Chợ Lầu (Phan Thiết),… Còn hiện nay, do các tay chơi trao đổi với nhau nên những dòng gà hay đã được rải đều ở khắp các địa phương trong cả nước.
Nhắc đến các giống gà chọi thiện chiến, người ta không thể không nhắc đến giống gà chọi Bình Giang với tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
Ở giống gà chọi Bình Giang, các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. Mặt gà gọn gàng, thường không có tích, tai ít phát triển. Mồng nhỏ và thấp. Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ. Mắt thường nhỏ và sâu, mí mắt dầy, màu mắt đa dạng.
Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.
Chọn gà tài phải bắt đầu từ thuở “sơ sanh”. Trong một bầy gà vừa nở, người ta sẽ chọn con gà tách bầy đi bắt sâu kiếm ăn một mình, hoặc đêm về không “rúc” vào nách gà mẹ ngủ mà lại nằm đối mặt với gà mẹ (gọi là gà chầu mỏ).
Nếu không chọn được con như vậy, người ta dựa vào tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân sải cánh, duỗi cổ như chết).
Ngược lại, những con gà có biểu hiện “lập dị” như: chúm chân bước từng bước đi như diễu hành, mặt cứ lắc qua lắc lại liên tục, hoặc mỗi buổi sáng sau khi được phun nước cứ đi vòng quanh lồng (gọi là gà né lồng) thì dân chơi không bao giờ chọn. Dân chơi gà xưa nay đúc kết những điểm trên bằng mấy câu thơ sau: “Nhất thời chúm chím bỏ ra / Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”.
Tuy nhiên, qua kinh nghiệm, vẫn có ý kiến “kê đá, mã kỵ”, phải nhìn được chân đá thì mới xác định được gà hay gà dở, giống như chọn ngựa phải cỡi thử.
Nếu không chọn được con như vậy, người ta dựa vào tiêu chuẩn căn bản như: cựa nhật nguyệt (cựa đen, cựa trắng), gà lưỡng nhãn (2 con mắt khác màu), gà có bớt trong lưỡi hoặc gà tử mị (tối nằm ngủ sải chân sải cánh, duỗi cổ như chết).
Theo kinh nghiệm của những người chơi gà có nghề, khi chọn giống phải chọn được gà mẹ xuất thân từ dòng gà có sức chịu đòn tốt, gan dạ và nhất là không có thói xấu “trả độ”. Gà bố phải thuộc dòng có chân đá hiểm hóc, nhiều đòn thế hay. Hội tụ những yếu tố trên, đám gà con sinh ra thế nào cũng có được ít nhất một con gà tài.
Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp, được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc. Tuổi từ 1.5 – 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn.
Con mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt, đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi).
Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu.
Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. Người ta thường tiến hành ghép phối vào cuối tháng chạp và đầu tháng giêng.
Theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài tác động của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.
Nuôi dưỡng và chăm sóc gà chọi
Chọn được gà ưng ý rồi nhưng nếu không nuôi đúng cách, huấn luyện không bài bản thì cũng chẳng nên gà chọi. Nhiều dân chơi gà ví von: chăm gà chẳng khác chăm một đứa con!
Nhiều dân chơi gà ví von: chăm gà chẳng khác chăm một đứa con!
Theo truyền thống, gà chọi được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,… Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. Khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp, đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa.
Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.
Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):
– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ngày:
– Rau, giá : 0.10 kg.
– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Nhiều người còn cho gà ăn thêm giun, dế, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối Xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu cho chúng.
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau: quản ngắn, đùi dài, mặt nhanh nhẹn, không nặng nề, mắt sáng. Thường những màu gà nên chơi là: đen tuyền (gà ô), đen đỏ hoặc đen vàng (gà ô tía), gà xám đất, gà tía mật, gà tía mơ, gà nhạn.
Từ lúc này ta chỉ cho gà ăn lúa ngâm vì lúa ngâm sau khi nảy mầm đã bớt chất dinh dưỡng làm cho gà ăn no nhưng ít mỡ, vì gà chiến cốt làm sao chắc khỏe nhưng nhẹ cân để vận động nhanh nhẹn. Thức ăn đạm thường là: lươn, thịt bò, gân bò,… Không nên cho ăn thức ăn như ếch, nhái vì nhiều đạm và khi ra trường đấu gà bở hơi kém bền. Đây là thói quen sai lầm của một số người không chuyên.
Theo những người có nghề nuôi gà chọi, nuôi quá kỹ gà sẽ bị “nục” (mập quá) cũng không tốt.
Ngày xưa “gà chấm niên” (đúng một năm) mới cho tập tành chuẩn bị “tham chiến”. Nay người nuôi thường lạm dụng thuốc men, cho gà nhập cuộc chơi sớm hơn nên tuổi thọ trong chiến đấu của gà vì thế cũng ngắn hơn.
Quản lý, huấn luyện gà thi đấu
Quá trình tuyển chọn và huấn luyện gà thi đấu cũng rất công phu. Thông thường, gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2,5 – 3 tháng tuổi. Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
Khi gà đã đến tuổi chọi thì phải được “luyện võ”, cho đá “dợt” với gà cùng “lò” và dùng một con gà khác nhử trên không để tập thế đá. Nếu có được một con gà chuyên cắn lưng, đá ngực hoặc đâm đùi, xỏ đĩa thì chẳng còn gì bằng! Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.
Huấn luyện gà bằng các việc chính:
+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.
+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 – 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên.
Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà.
Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.
Nuôi gà chọi – Kinh nghiệm từ thực tế
Từ lâu, người ta biết đến xã Nhân Quyền với làng nghề làm nông, nhưng ít ai biết rằng nơi đây còn là một làng nuôi và chơi gà chọi nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn cả nước ngoài.
Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, tính “yêng hùng” cũng khác nhau nhất là gà điều, gà xám, gà ô, gà tía.
Nhiều gia đình nơi đây đã đổi đời, bởi có những con gà có giá tiền lên đến 18- 20 triệu đồng, thậm chí có con lên đến cả 60-70 triệu đồng, bằng cả gia tài của một người nông dân nơi đây.
Hầu hết, những khách hàng về đây đều thích những con gà được bàn tay người dân nơi đây chăm sóc và huấn luyện. Con gà nào được các lão nông chọn thì khỏi phải suy nghĩ vì chúng đã được tuyển bởi các con mắt rất tinh tường. Mấy năm trở lại đây nuôi gà chọi đã trở thành nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình. Khách khắp nơi từ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định lên, Quảng Ninh, Lạng Sơn tìm xuống, thậm chí có năm còn có cả người chơi gà ở Trung Quốc, Campuchia, Lào tìm sang để xin thi đấu và mua bằng được những con gà có nguồn gen tốt nơi đây.
Gà được bán với giá từ 10- 20 triệu đồng bây giờ không còn chuyện hiếm ở làng nữa. Rất nhiều gia đình nơi đây có những con gà đã được khách nước ngoài trả đến 100 triệu đồng mà vẫn chưa bán.
Hầu như gia đình nào ở đây cũng nuôi gà chọi, họ nuôi để đem đi thi đấu để xua tan những phút giây lao động mệt nhọc. Họ mê gà đến quên ăn, quên ngủ và nhất là mỗi khi có gà nơi khác về thách đấu. Bất kể già trẻ lớn bé, trai hay gái, mỗi khi nói về gà thì như “lên đồng”.
“Đầu tiên phải chọn giống cho tốt, để sau này trong đàn tìm lấy một, hai con để “hồ” thành gà chiến. Với một chế độ chăm sóc đặc biệt theo một công thức riêng của từng người. Nhưng có lẽ để nuôi được một con gà đúng theo sở thích của mình thì chủ gà cũng bận và mệt hệt như đi.. cày”, ông Vũ Quang Giấy – một lão nông cho biết.
Còn với anh Vũ Quang Thuấn thì ngoài việc chăm sóc vườn hoa kiểng ra anh đã dùng thì giờ nhàn rỗi để nuôi khoảng chục con gà đá, mỗi tháng kiếm lời trên bạc triệu. Nếu săn thêm được một vài con hay, tung đòn giỏi thì tiền lời gấp bội. Đa số bà con nuôi gà đá hiện nay không phải để đá mà để làm kinh tế gia đình vì giá một con gà đá cao hơn gà thịt gấp nhiều lần.
Anh Thuấn cho biết một người có kinh nghiệm chăm sóc và biết xem tướng gà chỉ cần nuôi vài bầy gà giống, mỗi năm cũng có thể chọn ra hàng chục con gà chiến có giá trị từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/con. Còn như phát hiện được những con thiện chiến mang về thuần dưỡng, sau một thời gian có thể bán lại với giá hàng chục triệu đồng/con. Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, tính “yêng hùng” cũng khác nhau nhất là gà điều, gà xám, gà ô, gà tía.
Anh Thuấn một người chuyên nuôi gà đá : “Nuôi gà đá tuy dễ kiếm tiền nhưng rất cực và công phu, đòi hỏi người nuôi phải có bề dày kinh nghiệm, lão luyện, nhất là khả năng đánh giá về tướng mạo, chọn ra những con hùng dũng, sắc lông kỳ vĩ, cặp cán (chân) khoẻ mạnh, vẩy vi đều đặn và tiếng gáy oai phong. Ngoài ra họ còn phải biết o bế, chăm sóc và nâng niu gà như con”.
Hiện nay, ngoài việc nuôi dưỡng tại nhà còn có một lực lượng khá đông chuyên đi săn tìm những con gà độ để cung cấp cho các đại gia “mê gà”. Nhiều người mê gà không những ở tiếng gáy, ở ngoại hình nhất là bộ lông hấp dẫn mà còn ở cách đá. Mỗi thế đá của con gà độ đều có một bản lĩnh riêng. Có con tung đòn như vũ bão, có con lâm trận cả giờ, chân run rẩy nhưng vẫn lì lợm không đầu hàng.
Không chỉ là một thú chơi hấp dẫn, một nghệ thuật đòi hỏi lắm công phu, nuôi gà chọi đã được thực tế chứng minh là nghề có thu nhập hấp dẫn, đặc biệt là với những người thực sự đam mê, thực sự tinh tường và am hiểu về nghề. Tuy nhiên, nếu bản thân người nuôi hay người chơi chỉ coi các con gà chiến như một phương tiện để cờ bạc, cá độ, sát phạt lẫn nhau thì việc nuôi gà, thuần dưỡng gà sẽ chẳng còn ý nghĩa, làm mất đi những giá trị, nét đẹp văn hóa vốn có. Đó là điều đáng để cho tất cả chúng ta suy ngẫm…
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Chọi Hải Dương, Gà Chọi Đá Có Hay Không? trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!