Xu Hướng 3/2023 # Gà Chọi Bắc Giang: Đặc Điểm Ngoại Hình Và Lối Đá # Top 5 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Gà Chọi Bắc Giang: Đặc Điểm Ngoại Hình Và Lối Đá # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Gà Chọi Bắc Giang: Đặc Điểm Ngoại Hình Và Lối Đá được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gà chọi bắc Giang, đặc biệt là gà chọi vùng Thổ Hà, lâu nay đã nổi tiếng là những chiến kê vô cùng xuất sắc. Vì vậy, sư kê từ khắp nơi đều đổ về Thổ Hà, Bắc Giang vơi mong muốn tìm được một chiến kê vừa ý cho mình. Để tránh trường hợp bị lừa đảo, các sư kê có thể theo dõi bài viết sau để biết về các đặc điểm của gà chọi Bắc Giang.

Đặc điểm ngoại hình của gà chọi Bắc Giang

Gà chọi Bắc Giang có dòng gen và sự lai tạo tốt, được mô tả trong kinh kê như sau:

Mình công, mào cốc, cánh vỏ chai Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai

Đó là những chú gà có đôi chân dài và đầy đặn (hậu độ đầy), hai hàng vẩy nuột xếp ngay ngắn, mặt quả xoài, mào công, mắt trắng…

Gà chọi xứ này có một số biểu hiện rất riêng và dễ phân biệt với các giống gà chọi khác: chúng có bước đi chúm chân như đang diễu hàng, lắc mặt qua lại liên tục, đi vòng vòng trong lồng vào buổi sáng…

Nhiều sư kê cho rằng, bởi vì chúng là linh kê, thần tướng nên những biểu hiện tập tính cũng phải khác những con gà chọi khác như thế.

Với ngoại hình đẹp và cốt gà dẻo dai, ga choi bac giang là những chú gà chiến luôn được các sư kê ao ước sở hữu.

Lối đá của gà chọi Bắc Giang

Gà chọi Bắc Giang từ lâu đã “nức tiếng gần xa” bởi những đòn đánh uy lực và hiểm hóc khi giao chiến. Chúng sở hữu miếng đá hầu dọc nguy hiểm và cũng nổi tiếng với đòn đánh này.

Các sư kê cho biết, giống gà chọi này khi đá hầu dọc có thể giết chết đối thủ với chỉ một đòn duy nhất. Như vậy, có thể thấy lực chân và sức bật kinh người của giống gà chọi này.

Không chỉ có đá dọc hầu mà một số lối đá khác như đá kiềng, đá mé,… cũng được chúng thực hiện và gây ra những đòn đá vô cùng nguy hiểm cho đối phương.

Để có được khả năng đá xuất chúng như thế, gà chọi nơi này không chỉ được kế thừa theo giống nòi mà còn nhờ quy trình chăm sóc vô cùng đặc biệt của người Bắc Giang.

Cách chăm sóc và om gà đặc biệt của người Bắc Giang

Để có được những chú gà chiến dũng mãnh thiện chiến như vậy khổng thể chỉ dựa và giống tốt mà còn là cả một quá trình chăm sóc và huấn luyện kỹ càng, đặc biệt.

Gà chọi Bắc Giang được nuôi nhốt đúng quy trình với một chế độ dinh dưỡng và luyện tập bài bản. Thức ăn chủ yếu vẫn là cơm, thóc để bảo đảm sự săn chắc của gà. Thịt chó, lợn, bò… được dùng khi muốn tăng nước trong cơ thể. Trong đó, củ nghệ là nguyên liệu cực kì quan trọng trong quá trình huấn luyện gà chiến, bởi theo những người có kinh nghiệm, nghệ có tác dụng bổ máu, tiêu mỡ, lành lặn vết thương, săn chắc cơ thịt.

Om gà lại càng là một quá trình kì công hơn. Khoảng ba lần một ngày, người nuôi gà phải dùng củ nghệ, lá chè xanh đun sôi, vỗ và mát xa cho gà làm cho da gà săn chắc và dày nhất để khi chiến đấu. Và một bước huấn luyện vô cùng quan trọng của những chú gà chiến này là vần đòn. Những con gà cùng hạng cân sẽ được buộc mỏ và cọ sát với nhau cả tháng trời trước khi thật sự trở thành những “chiến binh”.

Một phần bản năng và một phần từ cách chăm sóc gà của người dân đã giúp gà chọi Bắc Giang có sức chịu đựng và độ dẻo dai cực kì ấn tượng.

Đặc Điểm Gà Chọi Bắc Giang

Gà chọi Bắc Giang khá nổi tiếng về gà đá, chiến kê dũng mãnh, lối đá đẹp đặc biệt là gà ở vùng Thổ Hà tìm nơi uy tín địa chỉ tin tưởng để mua. Các sư kê ở nhiều nơi đổ về để tìm kiếm gà chọi Bắc Giang ưng ý cho mình.

Hiện nay nhiều trường hợp lợi dụng tên tuổi gà chọi Bắc Giang để lừa gạt tiền rất nhiều, anh em nên lưu ý lựa chọn địa chỉ uy tín. Theo dõi bài viết sau để biết thêm đặc điểm về chúng cũng như cách chăm sóc sau khi mang về.

Gà chọi Bắc Giang Thổ Hà

Đặc điểm gà chọi Bắc Giang

Mình công, mào cốc, cánh vỏ chai

Đùi dài, quản ngắn chẳng sợ ai

Gà chọi Bắc Giang có gen khá tốt, lai tạo thích hợp cho các trận chiến. Chúng có đôi chân dài, đầy đặn chắc khoẻ để có thể có những cú đá tốt cũng như vẩy nuột được xếp thẳng hàng ngay lối, mặt gà có dáng quả xoài, mào công.

Nhiều người coi gà Bắc Giang là thần kê nên bề ngoài cũng như thói quen đều khác lạ, bên cạnh đó chúng còn sở hữu bề ngoài đẹp mắt nên được lòng nhiều người, mơ ước sở hữu chúng.

Lối đá của gà chọi

Gà chọi Bắc Giang đã nổi tiếng từ rất lâu, được những anh em truyền miệng rằng giống gà có đòn đá sắc xảo, hiểm hóc trong những trận đáu, chúng có lối đá đòn dọc nổi tiếng có thể kết liễu đối thủ nhanh chóng, giết đối thủ chỉ duy nhất mộ đòn.

Cho thấy gà chọi có tốc độ và lực đá kinh người vượt trội hơn hẳn gà chọi thông thường. Bên cạnh việc lựa chọn giống gà tốt, gà chọi cũng được chăm sóc huấn luyện riêng theo người Bắc Giang.

Giá trị gà chọi thổ hà

Những người bán chúng thường ra giá 1 chú gà chiến với mức 10 – 15 triệu đồng là chuyện bình thường. Với những thần kê dị tướng hơn, mức giá thậm chí còn lên cao đến 40-50 triệu động. Đó là lý do dòng gà này còn được xem là ” gà chọi nghìn đô”

Nhiều người vẫn sẵn sàng bỏ mức tiền này để mua cho mình một chú gà Thổ Hà nòi hoặc gà chọi cú mây bởi một khi đã có được chúng thì bạn chỉ việc tận hưởng chiến thắng cũng như thu vốn từ những trận đá gà ăn tiền mà thôi.

Cách chăm sóc của người Bắc Giang với gà chọi

Không chỉ riêng gà chọi Bắc Giang mà các giống gà khác cũng vậy, để có thể chiến đấu dũng mãnh chủ nhân cần có chế độ ăn, cũng như luyện tập tốt một thời gian dài cho chúng.

Gà đá Bắc Giang có quy trình nuôi khá bài bản từ việc nuôi nhốt, chế độ ăn, chế độ tập luyện mỗi ngày.

Thức ăn chính của gà chọi là thóc để cho gà luôn săn chắc. Các loại mồi khác như bò, heo, sâu,… cho ăn khi muốn tăng lượng nước trong cơ thể.

Thức ăn đặc biệt của chúng là củ nghệ, tác dụn của nghệ là bổ máu, có khả năng làm lành vết thương rất nhanh, giảm lượng mỡ giúp cơ được săn chắc.

Việc om gà chọi Bắc Giang cũng quan trọng không kém, đòi hỏi sức kiên nhẫn cũng như sự tỉ mỉ của sư kê.

Tầm 3 ngày thì sư kê sẽ dùng củ nghệ một lần kết hợp với lá trà/ lá chè đun sôi lên, sau đó vỗ, mát xa cho gà chọi cách này giúp cho da gà săn chắc có độ dày hơn bảo vệ trong lúc chiến đấu.

Bước huấn luyện không thể thiếu đó chính là vần đòn,thật ra rất đơn giản những gà chọi cùng cân với nhau sẽ được cột mỏ và chủ nhân sẽ cho chúng cọ sát 1 tháng trước khi ra trận, tăng sự hăng máu của chúng.

Gen tốt cùng với các cách chăm sóc đặc biệt đã giúp cho gà chọi Bắc Giang trở nên đặc biệt, được nhiều người săn đón.

Đặc Điểm Ngoại Hình Và Khả Năng Sản Xuất Của Gà Ri

1. Đặt vấn đề

Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương thế giới (2019), năm 2017, toàn thế giới có khoảng 22.847.062.000 con gà, Việt Nam có khoảng 295.209.000 con gà, đứng thứ 14 thế giới về số lượng gà.

Chăn nuôi gà ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng phát triển, đặc biệt các giống gà lông màu, gà địa phương đang được nhiều hộ dân quan tâm đầu tư, trong đó có gà Ri vì có lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Giá gà Ri hiện nay ở Hà Tĩnh, khoảng 140.000 – 150.000 đ/kg hơi, đắt gấp khoảng 2 lần so với gà Ri lai nuôi 12 – 14 tuần tuổi (75.000 đ/kg hơi), gấp khoảng 5,5 lần so với gà công nghiệp.

2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà Ri

Gà Ri là giống gà nội được nuôi rộng rãi trong cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc. Ở các tỉnh phía Nam có tên gọi là gà ta vàng. Tuỳ theo sự chọn lọc trong quá trình chăn nuôi mà giống gà Ri có nhiều loại hình tương đối khác nhau ở mỗi địa phương. Tuy vậy, những nét đặc trưng nhất của gà Ri là tầm vóc nhỏ, chân thấp. Gà mái có bộ lông vàng nhạt, hoặc vàng nâu có điểm lông đen ở cổ, lưng. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu hơn. Lông cổ đỏ tía hoặc da cam, lông cánh ánh đen. Ở cả con trống và con mái có mào đơn nhiều khía răng cưa, màu đỏ tươi. Chân, da, mỏ có màu vàng nhạt. Gà Ri mọc lông sớm, chỉ hơn một tháng tuổi đã mọc đủ lông (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001).

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999), gà Ri là giống gà phổ biến nhất mọi vùng, mọi miền. Tùy theo sự chọn lọc trong quá trình chăn nuôi mà giống này hình thành nên các dòng gà Ri có thể hình, màu sắc khác nhau ít nhiều ở mỗi địa phương. Thông thường và phổ biến nhất, thì gà mái có lông màu vàng và nâu nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều màu, nhất là lông cổ và đuôi chiếm ưu thế nhất là lông màu vàng đậm và tía, sau đó là vàng nhạt hoặc trắng ở cổ. Rất ít khi thấy gà Ri có màu lông thuần nhất. Gà con mọc lông sớm chỉ hơn một tháng gà đã đầy đủ lông như gà trưởng thành.

Theo Trần Thanh Vân và cs (2015), đến nay, chưa rõ nguồn gốc của gà Ri. Gà Ri phân bố hầu khắp các địa phương trong cả nước, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Đặc điểm ngoại hình rất đa dạng, gà mái: lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung quang cổ có hàng lông đen, mào kém phát triển, lá tai chủ yếu là màu đỏ, một số lá tai màu trắng. Gà trống: màu lông phổ biến là đỏ thẫm, đầu lông cánh và đuôi có lông đen ánh xanh, ngoài ra còn có các màu: trắng, hoa mơ đốm trắng. Mào cờ, mào và tích đỏ tươi, rất phát triển. Gà Ri có da màu vàng là chủ yếu, một số da trắng. Chân 4 ngón, có hai hàng vảy màu vàng xen lẫn màu đỏ tươi.

Các tác giả Bùi Đức Lũng và cs (2005) đã công bố kết quả nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần gà Ri màu vàng rơm sau 3 thế hệ, kết quả về ngoại hình như sau: Sau khi lấy trứng ấp từ những gà mái lông vàng rơm thế hệ xuất phát, tỷ lệ gà 1 ngày tuổi màu vàng rơm đặc trưng tăng lên rõ rệt chiếm 32,8 %. Giai đoạn 9 tuần tuổi, gà trống và mái có màu vàng rơm đạt 100 % sau khi đã chọn lúc 1 ngày tuổi, thân hình thanh tú, thon nhẹ, đầu nhỏ, đầu cánh và chót đuôi điểm những lông đen. Chân, mỏ, da có màu vàng. Giai đoạn 19 và 38 tuần tuổi: Gà mái toàn thân màu vàng rơm, điểm những lông đen quanh cổ, đầu cánh và chót đuôi. Mào đơn, lá tai màu cẩm thạch. Gà trống dáng chắc khoẻ, ngực vuông, quanh cổ phát triển lông cườm đỏ tía óng ánh, đuôi có điểm vài lông màu xanh đen. Mào đơn, chân có 2 hàng vẩy.

Hình 1. Ảnh gà Ri ( Nguồn: Viện Chăn nuôi)

Gà Ri vàng rơm là sản phẩm của đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của giống gà Ri qua 3 đời chọn lọc” do Viện Chăn nuôi chủ trì từ năm 1999 kéo dài đến năm 2001. Bằng phương pháp nuôi bán chăn thả kết hợp hình thức nuôi cổ truyền, qua 3 đời gà, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi (Viện Chăn nuôi) đã thu được giống gà Ri vàng rơm có lông màu vàng rơm chiếm gần 70%. Đặc điểm nhận biết của loại gà này là: Gà trống toàn thân phủ màu vàng rơm, thân hình thanh tú, chóp đuôi có điểm vài lông đen. Khi trưởng thành thân hình khỏe mạnh, lông vàng sặc sỡ, mào to đỏ dựng đứng, mỏ và chân đều màu vàng; gà mái thân thon nhẹ, lông phủ màu vàng rơm, đầu nhỏ, mào đơn, chân có hai hàng vảy, mỏ và chân có màu vàng tương tự gà trống (Nongnghiep.vn, 2012).

Tác giả Nguyễn Minh Hoàn và cs (2014) đã nghiên cứu từ quần thể gà địa phương gồm 400 cá thể, đã chọn lọc theo các tiêu chuẩn về màu sắc lông, hình thái cơ thể của gà đã cho kết quả như sau: Tỷ lệ gà có màu vàng rơm tăng lên qua các thế hệ, cụ thể ở thế hệ I gà có màu vàng rơm chiếm 37,8 % và thế hệ II là 50,0% so với 19,5 % ở thế hệ xuất phát.

Hình 2. Ảnh gà Ri vàng rơm Nguồn: Viện Chăn nuôi

Theo Thư Viện Bộ NN và PTNT (2015), tác giả Ngô Thị Kim Cúc và cs đã nghiên cứu về gà Ri hoa mơ, ngoại hình như sau:

Kết quả theo dõi ba thế hệ gà Ri hoa mơ cho thấy kiểu mào của đàn gà Ri hoa mơ là mào cờ. Màu da là màu vàng. Màu lông vẫn còn đa dạng, chưa ổn định, tuy nhiên chủ yếu vẫn là màu lông hoa mơ. Tỷ lệ màu lông hoa mơ của đàn gà ở thế hệ 2 đã được nâng lên 8,5% so với thế hệ xuất phát (từ 53,5% ở thế hệ xuất phát lên 62,0% ở thế hệ 2).

2.2. Khả năng sản xuất của gà Ri

Gà Ri là giống nhẹ cân, gà mái: 1,2 – 1,8 kg, gà trống: 1,8 – 2,3 kg. Gà trống thiến nuôi lâu có thể đạt 2,5 kg hoặc hơn. Sức đẻ: 90 – 120 trứng/mái/năm. Khối lượng trứng bình quân: 38 – 42 gam. Nếu nuôi bán chăn thả, sản lượng trứng gà Ri có thể đạt 125 – 130 quả/mái/năm. Gà Ri thành thục sinh dục sớm (141 ngày). Gà có đặc điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, nuôi con khéo, thịt có hương vị thơm ngon, nhất là gà mái tơ. Do các ưu và nhược điểm ở trên, gà Ri thích hợp với chế độ dưới chăn thả, hoặc bán chăn thả. Trong tương lai khi ngành gia cầm nuôi các giống cao sản phát triển, thì gà Ri có thể sẽ được coi như là một đặc sản (Nguyễn Duy Hoan, 1999).

Gà Ri có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm, khoảng 135 – 140 ngày. Sản lượng trứng một năm đạt từ 80 – 120 quả/mái. Trứng có khối lượng bé 42 – 45 gam, vỏ trứng màu nâu nhạt; tỷ lệ trứng có phôi 89 – 90%, tỷ lệ ấp nở 80 -85%. Lúc mới nở gà Ri đạt 25 – 28 gam; lúc bắt đầu đẻ, khối lượng gà mái khoảng 1200 – 1300 gam; lúc trưởng thành đạt 1700 – 1800 gam, gà trống 2200 – 2300 gam. Chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà. Gà Ri có ưu điểm nổi bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao, gà ấp và nuôi con khéo. Tuy khối lượng trứng gà Ri bé, nhưng tỷ lệ lòng đỏ lại cao hơn trứng gà công nghiệp. Tỷ lệ lòng đỏ của trứng gà Ri là 34%, trong khi ở các giống khác chỉ chiếm 27 – 30%. Màu sắc lòng đỏ của trứng gà Ri cũng đậm hơn. Có thể nói rằng, trong các giống gà nội, gà Ri có sức đẻ trứng tốt nhất, gà không những đẻ trứng sớm mà thời gian đẻ kéo dài. Gà Ri không thay lông ồ ạt như các giống gà công nghiệp nên tỷ lệ đẻ đều qua các tháng. Tỷ lệ đẻ trung bình trong năm là 36 – 37%, tuần đẻ cao nhất 20 -22%. Một ưu điểm nữa của gà Ri so với các giống gà lông màu nhập nội là có thể khai thác gà mái ở năm đẻ thứ hai thậm chí năm đẻ thứ ba. Với khẩu phần thức ăn nghèo dinh dưỡng (13 – 14% đạm) cũng vẫn nuôi được gà Ri đẻ trứng. Với những ưu điểm nêu trên, bao đời nay gà Ri là giống vật nuôi phổ biến trong các gia đình nông thôn nước ta (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001).

Khả năng sản xuất, theo các kết quả nghiên cứu được công bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 (dẫn từ Trần Thanh Vân và cs, 2015) thì: Gà Ri có khối lượng mới nở là 30 – 31g; 6 tháng tuổi ở gà mái là 1130 g, ở gà trống là 1636 g; đến 12 tháng tuổi ở gà mái là 1246 g, ở gà trống là 2735 g. Thịt thơm ngon màu trắng. Thành thục về tính sớm, gà trống 2 – 3 tháng tuổi đã biết gáy và đạp mái, gà mái 4 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng. Số lượng trứng/lứa/mái từ 13 – 15 quả. Năng suất trứng có thể đạt từ 70 – 125 quả. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6 %, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 78 %, tỷ lệ gà con loại 1 đạt 94,1 %.

Gà Ri thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả, không xuất hiện mổ cắn nhau. Giai đoạn hậu bị: Đến 19 tuần tuổi, gà mái đạt 1245g, gà trống đạt 1735,5 g. Tỷ lệ nuôi sống 86,6 %. Tiêu thụ thức ăn cả giai đoạn là 6,28 kg/con. Khả năng sinh sản: Tuổi thành thục 134 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt 5 % ở 138 ngày tuổi, lúc này khối lượng cơ thể đạt 1280g. Đến 156 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 30 %, khối lượng đạt 1330 g. Sản lượng trứng đạt 126,8 quả; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61 kg. Khối lượng trứng ở tuần tuổi 67 là 48,60 g. Khối lượng lòng đỏ cao chiếm 34,79 % so với khối lượng trứng; Đơn vị Haugh là: 90,80. Tỷ lệ trứng có phôi là 90,3 – 96,8 %; Tỷ lệ ấp nở 78,5 – 80,4 %; Tỷ lệ gà loại I/tổng gà nở 95 – 97,3 %. Gà nuôi thịt đến 12 tuần: Tỷ lệ nuôi sống là 95,7 %. Khối lượng con trống 1140,70 g; con mái 940,50 g. Tỷ lệ thân thịt chung cho trống mái là 77,75 %. Còn tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực đạt 37 % (Bùi Đức Lũng và cs, 2005).

Năm 2012, nhóm tác giả Nguyễn Huy Đạt và cs đã nghiên cứu, chọn tạo thành công giống gà Ri vàng rơm. Gà này có năng suất, chất lượng trứng và sản phẩm thịt có giá trị thương phẩm cao hơn các giống gà khác từ 30 – 40 %. Đây là giống gà nội, có khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi khó khăn. Gà Ri vàng rơm thích nghi được tất cả các vùng sinh thái ở nước ta, đặc biệt là những vùng trung du, miền núi có điều kiện khó khăn. Tùy từng điều kiện của người chăn nuôi và từng địa phương để lựa chọn quy mô chăn nuôi phù hợp (Nongnghiep.vn, 2012).

Nguyễn Minh Hoàn và cs (2014) đã nghiên cứu từ quần thể gà địa phương gồm 400 cá thể, đã chọn lọc theo các tiêu chuẩn về màu sắc lông, hình thái cơ thể của gà, đã cho kết quả như sau: Xác định được tiêu chuẩn chọn lọc về khối lượng cơ thể ở 17 tuần tuổi ở thế hệ I, đối với gà mái là: 953,5 g và đối với gà trống là: 1401,7 g. Kết quả chọn lọc theo tiêu chuẩn khối lượng cơ thể lúc 17 tuần tuổi đã cho thấy khối lượng cơ thể gà ở thế hệ II cao hơn so với thế hệ I ở hầu hết các tuần tuổi. Mức độ đồng đều về khối lượng gà Ri vàng rơm thế hệ II cao hơn thế hệ I. Chọn lọc đã làm tăng khối lượng gà trống và gà mái ở thế hệ II so với thế hệ I, tuy nhiên khác biệt về khối lượng ở gà mái rõ rệt hơn so với gà trống giữa 2 thế hệ.

Theo Thư Viện Bộ NN và PTNT (2015), tác giả Ngô Thị Kim Cúc và cs đã nghiên cứu về gà Ri hoa mơ, khả năng sản xuất như sau:

Khối lượng của gà Ri hoa mơ đã tăng dần qua các thế hệ. Lúc 8 tuần tuổi gà trống có khối lượng là 668,04g ở thế hệ xuất phát và 690,44g ở thế hệ 2, gà mái có khối lượng 627,15g ở thế hệ xuất phát và 663,35 ở thế hệ 2. Đến 20 tuần tuổi gà trống có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1676,30g và ở thế hệ 2 là 1705,00g, gà mái có khối lượng ở thế hệ xuất phát là 1409,30g và ở thế hệ 2 là 1444,60g.

Tuổi đẻ quả trứng đầu là từ 139 đến 142 ngày. Tỷ lệ đẻ đạt 5% vào 21-22 tuần tuổi và đẻ đỉnh cao vào lúc 27 – 28 tuần. Năng suất trứng của gà Ri hoa mơ tăng dần qua các thế hệ. Năng suất trứng của đàn gà Ri hoa mơ đến 68 tuần tuổi là từ 126,21 quả ở thế hệ xuất phát và 129,28 quả ở thế hệ 2.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy đàn gà Ri hoa mơ đủ điều kiện về chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật để làm công tác giống ở các giai đoạn tiếp theo.

Đối tượng gà Ri đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất.

Gà Ri có màu lông đa dạng, chân và da vàng, chân thấp, mào cờ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc theo hướng đặc điểm ngoại hình ổn định, đã hình thành và phát triển gà Ri vàng rơm và gà Ri hoa mơ.

Nhìn chung, gà Ri có tỷ lệ nuôi sống biến động, từ 86,6 – 95,7 %; khối lượng cơ thể gà thấp, lúc trưởng thành chỉ khoảng từ khoảng 0,95 – 2,30 kg, bình quân gà mái khoảng 1,2 – 1,4 kg, gà trống khoảng khoảng 1,9 – 2,0 kg; tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm, khoảng 135 – 142 ngày, trong khi đó gà Mía là 180 – 200 ngày, gà Đông Tảo là 170 – 210 ngày, gà 200 – 210 ngày; sản lượng trứng khoảng 70 – 130 quả/năm, cao hơn một số giống gà nội như gà Mía là 60 – 65 quả/năm, gà Đông Tảo là 50 – 68 quả/năm, gà Hồ là 50 – 60 quả/năm; khối lượng trứng nhỏ, khoảng 30 – 48,6 g/quả; tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là 2,61 kg; tỷ lệ ấp nở thấp, khoảng 78 – 85 %; tiêu tốn thức ăn nuôi đến 19 tuần tuổi là 6,28 kg/con, ước tính khoảng 4,2 kg thức ăn/tăng khối lượng.

URE, LIVESTOand FISS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho Cao học và NCS ngành chăn nuôi), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Minh Hoàn, Lê Đình Phùng, Nguyễn Đức Hưng (2014), “Kết quả chọn lọc theo ngoại hình và sinh trưởng của gà Ri qua 2 thế hệ”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, Số 4, tr. 94 – 99.

Bùi Đức Lũng, Nguyễn Huy Đạt, Vũ thị Hưng, Trần Long (2005), Kết quả nghiên cứu chọn lọc và nhân thuần gà Ri màu vàng rơm sau 3 thế hệ, Báo cáo khoa học Viện Chăn nuôi.

Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn (2001), Kỹ thuật nuôi gà Ri và gà Ri pha, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Nongnghiep.vn (2012), (Http://nongnghiep.vn/ga-ri-vang-rom-post102969.html; cập nhật 09/11/2012).

Thư viện Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015) (http://thuvien.mard.gov.vn/san-pham/thong-bao-de-tai-moi/nghien- cuu-chon-tao-dong-ga-ri-1207/, ngày 26/10/2015)

Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo Trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp.

Gà Chọi Ở Đâu Hay Nhất, Đặc Điểm Và Lối Đánh Ra Sao

MIỀN BẮC

GÀ CHỌI NGHI TÀM, NGHĨA ĐÔ (HÀ NỘI)

Một trong những vùng đất cho ra những dòng gà chọi hay nhất phải nói đến là Nghi Tàm, Nghĩa Đô. Với truyền thống lâu đời trong việc nuôi và tổ chức các giải đấu gà đòn, gà nòi từ xưa. Trước đây cũng từng là thủ phủ của những người chơi gà chọi khi mỗi thành viên đều nuôi, chăm sóc riêng những chiến kê để có thể tham gia các trận thi đấu của làng. Lối đánh của dòng gà Nghi Tàm mang đậm đặc trưng của sự mạnh mẽ, chắc chắn cùng những cú ra chân như búa bổ, hạ đo ván đối thủ khi chẳng may bị dính phải.

Tuy nhiên, ngày nay dòng gà Nghi Tàm, Nghĩa Đô đã dần bị mai một do số lượng người nuôi và chơi không còn nhiều như xưa, ngoài ra quá trình lai tạo không kỹ lưỡng đã làm mất dần nguồn gen đặc trưng của giống gà ở Nghi Tàm này.

GÀ CHỌI THỔ HÀ (BẮC GIANG)

Là một trong những vùng đất sản sinh ra những dòng gà chọi, gà đòn hay nhất đất Bắc với những thành tích, trận đấu ấn tượng, nổi tiếng khắp khu vực. Với lối đánh đặc trưng là những cú ra đòn cực kì uy lực, có thể hạ gục đối thủ ngay tức khắc, kết hợp với nền tảng thể lực bền bỉ, dẻo dai, chịu đòn tốt. Do đó mà gà chọi Thổ Hà khi bước lên sàn đấu luôn là một trong những đối thủ đáng gờm cho bất kì ai.

Giá mỗi chiến kê ở vùng đất Thổ Hà Bắc Giang này thường vào khoảng từ vài triệu đến chục, trăm triệu là điều hết sức bình thường. Ngay cả những người đam mê gà chọi ở nước ngoài cũng thường xuyên đến và tìm mua những chiến kê tốt để về nước thi đấu. Cho ta thấy được sức hút rất lớn của những chiến kê ở vùng đất Thổ Hà này.

GÀ CHỌI BẮC NINH

Cũng là một trong những nơi sản sinh ra nhiều dòng gà chọi hay nhất. Bắc Ninh không chỉ được biết đến với những làn điệu quan họ đặc sắc mà còn được nhiều người trong giới chơi gà chọi miền Bắc nhắc tới với những dòng gà đá hay, chất lượng. Mặc dù ít được biết đến hơn so với gà chọi Thổ Hà hay gà chọi Nghi Tàm nhưng gà chọi Bắc Ninh vẫn luôn có chổ đứng nhất định.

Với đối đánh đặc trưng nghiên về đá cựa sắt và cựa dao, ngoại hình của gà chọi Bắc Ninh cũng không quá to lớn nhưng bù lại rất nhanh nhẹn, tinh không, di chuyển rất tốt, luồn lách hay. Trong các trận đấu thường phải khiến đối phương khó khăn trong việc xoay xở, loay hoay.

GÀ CHỌI THÁI BÌNH

Là một trong những vùng đất không chỉ sở hữu sới gà số một miền Bắc là C1 mà ở đây còn cho ra những dòng gà chọi hay. Nổi tiếng nhất là gà chọi quê lúa Thái Bình với phong trào chơi gà chọi, gà đòn rất phổ biến khi có diện tích nuôi cùng nguồn thức ăn dồi dào từ thóc lúa sẵn có.

Những chiến kê ở Thái Bình được nhiều người biết đến lối đá tốt, thể lực bền bỉ khi có thể thi đấu liên tục 10 đến 15 tiếng. Do đó mà giống gà chọi này được khá nhiều người chọn thi đấu trong các trận quy mô lớn, đối thủ mạnh khi thời gian chiến đấu lên tới hàng tiếng đồng hồ. Lối đánh của gà chọi Thái Bình cũng có những nét riêng, không thua kém gì các dòng gà chọi nổi tiếng khác, đặc biệt là sở trường chạy bộ cực chuẩn do đó gần như không thể đẩy nó ra khỏi hiệp đấu.

MIỀN TRUNG

GÀ CHỌI BÌNH ĐỊNH

Cũng giống như con người đất võ nơi đây, vùng đất Bình Định cũng đã cho ra đời những dòng gà chọi hay nhất với đặc trưng là sự hung hăn, thiện chiến cũng như sự lỳ đòn đáng nể. Với truyền thống lâu đời, có từ thời kì Tây Sơn khi đó người người nhà nhà không phân biệt giai cấp, địa vị đều yêu thích bộ môn đá gà chọi này. Với bề dày lịch sử cùng việc bảo tồn những giá trị truyền thống một cách kỹ lưỡng khi có tới 900 cá thể gà chọi được nuôi dưỡng để bảo tồn gen ở đây. Cùng những kỹ thuật huấn luyện gà chọi được đúc kết thành những bí kíp được những người lâu năm của địa phương truyền dạy.

Lối đánh đặc trưng của gà chọi Bình Định đó chính là sự lì đòn, không bỏ cuộc hay quay đầu. Có những trận đánh có thể chịu tới 20 đến 40 hồ đòn mà vẫn không chịu thua. Ngoài ra, với thể hình to lớn cùng những ngón đòn hay, đòn cáo chất lượng. Gà chọi Bình Định sẽ là đối thủ đáng gờm cho bất kì chiến kê nào thách đấu.

GÀ CHỌI VẠN GIÃ (KHÁNH HÒA)

Dòng gà chọi Vạn Giã cùng khá nổi tiếng trong giới bởi nhiều người dân ở vùng đất này xem việc nuôi gà chọi không chỉ để giải trí mà còn là một nghề để kiếm sống,kinh doanh. Ngoài ra, những người chuyên đá ở các giải lớn, sới gà lớn cũng thường vào vùng đất Vạn Giã này để tìm những chiến kê đá hay ưng ý cho thấy được sức hút lớn đối với những dòng gà có xuất xứ ở đây.

MIỀN NAM

GÀ CHỌI CAO LÃNH (ĐỒNG THÁP)

Là cái tên rất nổi tiếng mà dân chơi gà chọi, gà đá trong Nam không ai là không biết đến. Với thời kì đỉnh cao từng là gà chọi hay nhất xứ Lục Tỉnh Nam Kì cũng nhiều giai thoại nổi tiếng. Ngày nay, gà chọi Cao Lãnh vẫn thường được xuất hiện trong các trận đấu lớn, nhưng phổ biến vẫn là các trận đá cựa sắt, cựa dao, ít khi cho đá đòn như các giống gà ngoài Bắc.

Với lối đánh đặc trưng là những cú đá chém liên tục, vỉa sáng, vỉa tối, phi đao…cùng khả năng lỳ đòn, bền sức mà giống gà chọi Cao Lãnh này được rất nhiều người chọn để làm chiến kê đi thi đấu.

GÀ CHỌI CHỢ LÁCH (BẾN TRE)

Khác biệt với phần lớn các dòng gà chọi ở các khu vực Miền Nam, gà chọi chợ Lách lại được dùng chuyên cho gà đá đòn với các giải đấu được tổ chức thường niên quy tụ những người tham gia rất lớn cùng những chiến kê mạnh đến góp mặt. Cũng như gà chọi Bình Định, gà chọi Chợ Lách cũng là dòng gà chọi, gà đòn có số má ở khu vực miền Trung trở vào.

Với lối đánh hay, nhiều đòn hiểm, đòn cáo cùng nền tảng thể lực sung mãn, khỏe mạnh, sức đề kháng cao nên giống gà này gần như rất ít khi bị bệnh tật, ngay cả cúm gia cầm. Gà chọi Chợ Lách là những chiến kê đáng gờm đặc biệt là trong các trận đấu lớn.

GÀ CHỌI CHÂU ĐỐC (AN GIANG)

Được biết đến nhiều với những dòng gà như gà tre Tân Châu, gà cựa Châu Đốc. Vùng đất này đã sản sinh ra những dòng gà chọi hay nhất. Với đặc trưng là những miếng đánh rất nhanh, linh hoạt cùng thể hình nhỏ nhắn nhưng di chuyển rất nhanh nhẹn, tinh khôn. Khi được dùng trong các trận đấu cựa sắt, cựa dao gần như không có đối thủ.

GÀ CHỌI BÀ ĐIỂM (HÓC MÔN)

Là một trong những dòng gà chọi khá nổi tiếng, đặc biệt là trong các giải thi đấu gà đòn tại Miền Nam. Với lối đánh đặc trưng bởi những đòn hay, chất lượng cùng sự lỳ đòn, bền sức mà gà chọi Bà Điểm được xuất hiện khá nhiều trong các giải đấu lớn nhỏ, căng thẳng. Đối với khu vực miền Nam thì để tìm mua được gà chọi đòn tốt nhất thì không thể không nhắc đến gà chọi Chợ Lách và gà chọi Bà Điểm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Chọi Bắc Giang: Đặc Điểm Ngoại Hình Và Lối Đá trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!