Bạn đang xem bài viết Gà Bị Tái Mặt : Nguyên Nhân Là Gì, Cách Chữa Ra Sao được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gà bị tái mặt dẫn đến khả năng thi đấu giảm sút, tinh thần không tốt, tỷ lệ thắng khi ra trường không cao. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng gà tái mặt , Gà bị tái mặt chữa được không … Bài viết này sẽ cung cấp cho anh em những kiến thức hữu ích nhất về tình trạng này.
GÀ BỊ TÁI MẶT NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị tái mặt, nhưng phổ biến nhất là những trường hợp sau.
GÀ BỊ TÁI MẶT DO QUÁ TRÌNH OM BÓP
Om bóp là một trong những công đoạn không thể thiếu nếu muốn gà chọi sở hữu làn da đỏ rực, đẹp mắt; đồng thời săn chắc cơ bắp, tan mỡ, giảm mỏi cơ…. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích tuyệt vời thì om bóp quá nhiều, loại thuốc dùng để om bóp không đảm bảo hiệu quả cũng là nguyên nhân khiến gà tái mặt.
Ngoài ra, gà sẽ bị tái mặt nếu bạn “mắc phải” một trong những trường hợp sau:
– Liều lượng rượu dùng trong thuốc om bóp quá nhiều.
– Om quá nhiều lần.
– Bạn không dùng khăn ấm kết hợp khi om bóp cho chiến kê.
– Sau khi om bóp xong bạn mang gà đi tắm hoặc xả trực tiếp nước lạnh xuống cơ thể của gà.
Việc om bóp cho gà chỉ áp dụng đối với gà trường thành hoặc ít nhất là 7 tháng tuổi trở lên. Gà quá nhỏ mà tiến hành om bóp sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chiến kê và việc bị tái mặt, sức khỏe yếu là không thể tránh khỏi.
GÀ BỊ TÁI M Ặ T DO DINH DƯỠNG KHÔNG ĐẢM BẢO
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân khiến gà bị tái mặt. Ngoài thức ăn bình thường, nên ưu tiên bổ sung thêm mồi như: thịt bò, lươn – trạch nhỏ, tép – cá chép nhỏ, rau xanh,…
Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm vitamin B12 để cải thiện tình trạng nhợt nhạt của chiến kê. Các hoạt động như: cho gà phơi nắng, đảm bảo độ ấm nếu trời lạnh,… cũng rất quan trọng.
Lưu ý: Khi cho gà dùng vitamin B12 nên nghiền nát rồi pha với nước cho gà uống, đừng cho uống trực tiếp, vì có thể làm mỏng thành bao tử của chiến kê.
GÀ MẮC BỆNH THƯƠNG HÀN, ECOLI CŨNG DẪN ĐẾN TÁI MẶT
Nếu gà bị tái mặt do thương hàn, nhiễm Ecoli thì rất khó chữa. Nếu vừa phát hiện bệnh thì cơ hội là 50/50, lúc này cần vệ sinh chuồng trại gấp, tiêu trùng khử độc và trang bị hệ thống sưởi ấm cho cả những con gà khác.
Trong trường hợp phát hiện bệnh trễ thì thôi anh em đừng cố gắng, tập trung cách ly, chữa những con khác chưa bị hoặc bị nhẹ sẽ tốt hơn.
– Gà có dấu hiệu bị sốt
– Mặt tái, trắng nhợt
– Đi ngoài ra phân xanh, nhớt, kèm ít máu
HƯỚNG DẪN CHỮA GÀ BỊ TÁI MẶT
Trong ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà tái mặt mà chúng tôi nêu ở trên thì chỉ có đúng nguyên nhân thứ hai – do chế độ dinh dưỡng là có thể chữa được. Còn đối với trường hợp do om bóp, mắc bệnh,… thì rất khó xử lý.
– Đối với trường hợp do om bóp: Bạn nên dừng việc om bóp hoặc om bóp quá nhiều lại. Hãy để cho gà chiến có thời gian “nghỉ xả hơi”, tập trung vào việc luyện tập cơ bắp. Nếu tình trạng gà quá nặng, khuyên thật anh em nên “đầu tư” vào con khác sẽ ổn hơn.
– Đối với trường hợp do thương hàn, nhiễm khuẩn Ecoli: Đầu tiên bạn cần phải tập trung chữa dứt điểm cho gà trước, sau đó cho chúng luyện tập từ từ, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Cũng như om bóp quá nhiều, nếu thấy không ổn bạn không nên tốn công sức và tiền bạc vào chúng quá nhiều.
– Đối với trường hợp do chế độ dinh dưỡng: Chỉ cần cải thiện và bổ sung thêm mồi vào khẩu phần ăn là được.
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỂ TRÁNH GÀ BỊ TÁI MẶT
Thông qua các nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị tái mặt, anh em cũng phần nào hình dung được những vấn đề cần lưu ý và hạn chế được bệnh, cụ thể:
– Giữ sạch sẽ chuồng trại là cực kỳ cần thiết.
– Chuồng cần kín gió, mát mẻ vào mùa hè – ấm áp vào mùa đông.
– Chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng, gà có sức khỏe sẽ hạn chế được các bệnh vặt vãnh.
– Đừng quên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và chất điện giải cho chiến kê.
– Theo dõi sát sao tình trạng của gà, khi thấy những dấu hiệu lạ cần kiểm tra và chữa ngay.
– Nuôi gà thả lang sẽ mang đến những chú chiến kê khỏe mạnh, nhưng khi gà bệnh nguy cơ bùng phát rất cao, cần xem xét hình thức nuôi riêng lẻ , cách ly để an toàn.
– Chủ động tiêm phòng, ngăn ngừa bệnh cho chiến kê ngay từ khi còn nhỏ.
KẾT LUẬN
Gà bị tái mặt không chỉ là một hiện tượng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng thi đấu của chiến kê. Hy vọng anh em đã có những thông tin hữu ích sau bài viết. Chúc mọi người nuôi gà đá , gà chọi thành công, khỏe mạnh, ít bệnh tật .
Gà Đá Bị Tái Mặt
Gà đá bị tái mặt do dinh dưỡng
Một số gà đá bị tái mặt chỉ do các vấn đề về dinh dưỡng. Bạn chỉ cần điều tiết lại chế độ ăn uống của gà chọi. Đảm bảo gà ăn đủ lượng thóc sạch, chắc mẩy mỗi ngày. Thêm các thức ăn như thịt bò, lươn, chạch, tép, cá chép nấu chín. Rau củ quả cũng được rửa sạch, băm nhỏ bổ sung thêm trong bữa ăn của các chiến kê.
Để gà chọi bị tái mặt được hết nhanh quý vị và các bạn nên cho uống thêm B12. Vitamin này sẽ bổ sung tình trạng nhợt nhạt ở da gà. Ngoài ra chúng còn giúp gà sung sức hơn nữa. Bạn có thể mua vitamin B12 về nghiền mịn cho gà uống. Cũng có một số loại bột vitamin có sẵn về hòa nước cho chiến kê lại càng tiện dụng hơn.
Nhiễm khuẩn Ecoli hoặc thương hàn cũng có thể khiến gà đá bị tái mặt. Các bạn nên tranh thủ thời gian bên các chiến kê của mình. Nếu chúng bị những chứng bệnh này thì trường hợp cứu chữa được là rất hiếm. Bạn có thể cải thiện hết sức bằng vệ sinh, diệt khuẩn chuồng trại, sưởi ấm cho gà chọi của mình. Tuy nhiên, vượt qua được “kiếp nạn” này không dễ. Rất nhiều sư kê đã đau lòng tiễn các chiến kê của mình lên đường.
Những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn khiến cho chiến kê của bạn có dấu hiệu sốt cao, kén ăn, mặt nhợt nhạt, trắng bạch. Kèm với đó là các triệu chứng đi phân xanh có nhớt, cũng có thể kèm theo một ít máu. Những triệu chứng này cho thấy gà của bạn đã bị nhiễm bệnh.
Để hạn chế tình trạng này tốt nhất bạn chỉ có thể rút kinh nghiệm phòng trị bệnh cho những lần nuôi tiếp theo, vệ sinh chuồng trại cẩn thận, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng, luyện tập đúng mức để gà có thể tránh được bệnh một cách tốt nhất mà thôi.
Gà chọi bị tái mặt do om bóp
Thường vì muốn màu da gà đỏ rực, cơ bắp săn, tan mỡ nhiều người đã tiến hành om bóp gà quá sức. Om bóp gà cũng cần có công thức rõ ràng, độ tuổi có thể om bóp, nguyên vật liệu để ngâm rượu.
Có thể trong quá trình ngâm rượu bạn đã bỏ liều lượng chưa đúng. Quá trình om bóp quá sức với gà. Bạn chưa biết cách dùng khăn ẩm để om bóp, dùng khăn ấm để xoa bóp. Cũng có thể bạn dùng nước lạnh để xả om bóp gà. Tất cả các nguyên nhân này cũng dẫn đến gà đá bị tái mặt.
Thường gà chọi phải trên 7 tháng chúng ta mới tiến hành quá trình om bóp. Nếu chưa đến độ tuổi này mà bạn đã thực hiện sẽ quá sức của các chiến kê và dẫn đến tình trạng mặt của gà chọi bị tái nhợt. Nếu là nguyên nhân này hoặc thiếu dinh dưỡng thì bạn chỉ cần cải thiện là được. Tuy nhiên rơi vào hiện tượng nhiễm thương hàn hoặc nhiễm khuẩn ecoli thì không dễ dàng gì xử lý.
Chuồng trại phải đảm bảo kín gió, vệ sinh sạch sẽ để tránh hiện tượng nhiễm khuẩn hoặc nhiễm thương hàn.
Nghiên cứu một số loại vitamin để bổ sung thêm cho gà chọi. Yếu tố vi lượng này cùng với đạm trong cá, lươn, tép và rau củ quả vô cùng quan trọng.
Quá trình khám nghiệm đó sẽ giúp các bạn tìm hiểu được tại sao gà đá bị tái mặt và tìm được cách khắc phục khi nuôi những chiến kê khác.
Kết Luận
Cách Điều Trị Gà Đá Bị Lác: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa
Khi bị lác, bộ phận dễ nhận biết nhất ở gà chiến là đầu và mặt. Anh em nuôi gà có thắc mắc cách điều trị gà đá bị lác, nguyên nhân dẫn đến bệnh và dấu hiệu nhận biết không?… Nếu vậy hãy dành chút thời gian tham khảo ngay trong bài viết này.
Bệnh lác mặt ở gà do nấm mốc gây ra. Khi nhiễm bệnh tốc độ lây lan cực nhanh. Ban đầu có thể là những chấm trắng nhỏ, sau đó sẽ lớn dần, mật độ dày hơn. Khi bệnh bước vào giai đoạn cuối thì sẽ xuất hiện những vết sưng đỏ, gà bỏ ăn bỏ uống, thậm chí là dẫn đến suy, chảy máu rồi chết dần.
Theo Ông bà xưa cho biết, một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nấm mốc ở gà là do:
– Chuồng ở không được vệ sinh sạch sẽ.
– Gà ra trường hay còn gọi là đá gà trực tiếp, tiếp xúc với gà bị bệnh.
– Gà có thói quen vùi mình xuống đất, cát để ủ mình. Việc không thay cát thường xuyên khiến vi khuẩn ký sinh trên da, gây bệnh lác – nấm mốc.
Cách điều trị gà đá bị lác đơn giản bằng nhiều phương pháp
Để có thể điều trị bệnh nấm mốc ở gà kịp thời, giảm thiểu những thiệt hại về mặt kinh tế và giảm thiểu sự lây lan thì sư kê có thể lưu ý các dấu hiệu như:
– Da gà xuất hiện các đốm trắng nhỏ, cụ thể là ở đầu và mắt.
– Các vết đốm trắng lây lan nhiều hơn, mật độ dày đặc hơn, khó kiểm soát.
– Ở vị trí những đốm trắng bắt đầu bị hoại tử, hư hỏng, chảy máu,…
Bên cạnh đó gà có dấu hiệu bỏ ăn, ủ rũ, ngứa ngáy người (do bệnh này gây ngứa rất khó chịu)…
– Chữa bằng phương pháp hiện đại – thuốc tây: Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc chuyên đặc trị bệnh lác – nấm mốc như Alber – T, Tettracylin,… Các sư kê có thể dễ dàng tìm mua loại thuốc này ở tiệm thú y.
Trong trường hợp số lượng gà nhiễm bệnh nhiều, khó kiểm soát hoặc muốn phòng bệnh,… anh em nên sử dụng loại thuốc này. Hiệu quả mang lại cao. Mỗi ngày dùng 2 lần (sáng – tối). Tốt nhất là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Chữa bằng phương pháp dân gian: Với những anh em nuôi gà đá ở vùng sâu vùng xa, ít có tiệm thú y thì phương pháp dân gian cũng là một cách điều trị gà đá bị lác rất hiệu quả. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: rượu trắng, măng cụt, vỏ quế, nghệ vàng, phèn chua, giềng.
Cách làm rất đơn giản, đem tất cả các nguyên liệu (trừ rượu trắng) giã nát, sau đó ngâm với rượu. Để ít nhất khoảng 1 tháng thì sử dụng. Dùng chổi lông quét hỗn hợp trên lên vùng da gà bị nấm mốc – lác. Khoảng 1 tuần sẽ thấy triệu chứng giảm rõ và khỏi hẳn. Mặc dù phương pháp này không mang lại hiệu quả nhanh, nhưng được đánh giá là khá rẻ tiền, tiết kiệm kinh phí. Giờ anh em đi ngâm ngay còn kịp sử dụng. Chớ gà mắc bệnh mới bắt đầu ngâm thì coi như xong.
Lưu ý trong cách điều trị gà đá bị lác
– Tìm kiếm nguồn lây nhiễm, diệt trừ tận gốc.
– Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn – máng uống thường xuyên.
– Thay cát trong chuồng gà định kỳ.
– Trong quá trình điều trị bị lác ở gà nên nuôi nhốt riêng, đừng đề gà gần những chiến kê khác. Khi bệnh chúng khá sợ, sau này ảnh hưởng đến lối đá.
– Để ý đế lượng thức ăn của gà, tránh gà bỏ ăn, dẫn đến bị suy.
Gà Bị Sưng Bàn Chân: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Gà chọi bị sưng bàn chân là điều rất thường gặp. Để tránh gà bị nặng hơn, khiến mất gân hay không thể đá, các sư kê cần chưa trị ngay lập tức cho gà. Hãy theo dõi bài viết sau để có thêm kinh nghiệm điều trị chân sưng cho gà chọi.
Gà bị sưng khớp chân, sưng bàn chân
Nguyên nhân của triệu chứng gà bị sưng bàn chân, sưng khớp chân thường là do môi trường hoặc khi nhảy cao gà tiếp đất sai cách làm cho khớp, bàn chân bị sưng lên.
Nguyên nhân sưng bàn chân ở gà đá thì lại do gà khi đá về không được ngâm bóp khiến chân căng cứng rồi gây sưng.
Trường hợp này vẫn chưa có thuốc đặc trị nên yêu cầu người nuôi phải chú ý tới vệ sinh môi trường sạch sẽ và chăm sóc gà cẩn thận.
Gà bị sưng bàn chân do vi khuẩn
Trong trường hợp gà bị sưng bàn chân do vi khuẩn thì có thể là nguyên nhân là do gà đã mắc các bệnh như thương hàn, hen khẹc, tụ huyết trùng từ vi khuẩn Mycoplasma gây ra.
Nhiều khớp chân bị sưng cùng lúc, tập trung ở gối và mát cá chân làm gà đi khập khiễng. Khi nặng hơn, gà có thể giống như bại liệt bởi các khớp dần viêm cứng lại.
Cách 1: Dùng kháng sinh tổng hợp để chữa trị cho gà bị sưng khớp chân.Liều dùng là 1g/1 lít nước (nếu hòa vào nước uống) hoặc 1 g cho 6-8 kg thức ăn (nếu trộn vào thức ăn). Để tăng hiệu quả điều trị nên cho gà dùng thêm điện giải Glucozo K – C
Cách 2: Dùng thuốc TETRA 50%. Cũng cần kết hợp thêm điện giải Glucozo K – C
Cách 3: Dùng ENROCIN 20%. Sau đó cho gà uống SORBITOL – VIT trong 5 ngày liên tiếp
Gà bị sưng khớp chân và thân bị nổi mụn
Gà bị khớp chân cộng với đó thân gà bị nổi mụn thường không chỉ do một loại nguyên nhân nên cần kết hợp nhiều cach trị khác nhau.
Gà bị sưng khớp chân. Thân gà nổi mụn to như hạt đỗ, bị loét và chảy máu. Sau đó gà bị chết.
Nguyên nhân của trứng bệnh này là do bị kế phát viêm khớp, nhiễm khuẩn ghép với đậu. Ngoài ra gà cũng bị thiếu vitamin, đăc biệt là vitamin B1 và thiếu các chất khoáng
Người nuôi cần cho gà uống kết hợp nhiều loại thuốc và bổ sung chất khoáng cũng như vitamin cho gà.
Nên cho gà uống nước tỏi hàng ngày theo công thức 1g tỏi dã nhuyễn / 1 lít nước.Liên tục trong 3 ngày tiêm kháng thể GUM theo liều lượng đã chỉ định.
Bổ sung chất khoáng và vitamin ADE, B1 trong khẩu phần ăn hàng ngày. Cùng với đó, nên cho gà uống điện gải Glucozo K – C và men tiêu hóa để tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ thức ăn.
Sử dụng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm gây viêm khớp AMOXILIN hoặc DOXYCYLIN hoặc AMPI – KANA . trong khoảng 7-10 ngày liên tục dùng dung dịch IODINE hoặc POVIDINE 10# bôi vào vùng da nổi mụn.
Gà bị sưng khớp chân có nhiều kiểu, nhiều chứng bệnh và vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Người nuôi gà nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại và bổ sung các chất khoáng cần thiết cho gà.
Cập nhật thông tin chi tiết về Gà Bị Tái Mặt : Nguyên Nhân Là Gì, Cách Chữa Ra Sao trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!