Bạn đang xem bài viết Đổ Nợ Vì Đưa Gà Chọi Vượt Biên Qua Trung Quốc được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
“Nhiều người thua lỗ, vỡ nợ vì bị bắt chẹt, nhưng cứ đồn thổi lãi to và rồi cứ ùn ùn bỏ việc, buôn gà chọi sang Trung Quốc” – ông Đoàn Ngọc Vinh, Chủ tịch UBND xã An Mỹ, huyện Tuy An, Phú Yên- mở đầu câu chuyện về nghề “thời thượng” ở xứ “Nẫu” hiện nay.
Theo những người buôn gà chọi sang Trung Quốc (TQ) cho biết, Phú Yên là tỉnh có số lượng người đưa gà chọi vượt biên sang TQ nhiều nhất hiện nay, với gần 800 người.
Một con gà hơn 3 con trâu
Giới chơi gà chọi của đất Nam Trung Bộ thường nói về địa danh thôn Hòa Đa thuộc xã An Mỹ, nơi không chỉ nổi tiếng bởi bánh tráng mà còn sản sinh ra những con gà “chiến” có giá cao hơn cả 3 con trâu mộng. Chuyện những con gà bách chiến bách thắng đã giục chân tôi. “Đúng là có, nhưng cũng chỉ là may rủi và hiếm gặp” – Chủ tịch UBND xã An Mỹ Đoàn Ngọc Vinh cho biết.
Theo hướng dẫn của vị chủ tịch xã trẻ tuổi này, tôi tìm gặp Phạm Văn Đổng (33 tuổi, ở Hòa Đa) khi anh sửa soạn cho 6 con gà chọi vào giỏ chuẩn bị “xuất ngoại”. Anh Đổng cho hay, trong một chuyến buôn gà sang TQ năm 2012, anh đã lập kỷ lục khi bán được một con gà với giá hơn 3,5 vạn nhân dân tệ (tương đương 106 triệu đồng). “Chưa bao giờ tôi may mắn đến thế. Đấy là một con gà ô chân trắng chưa hề biết mùi thất bại. Tôi mua tại Hòa Đa với giá 20 triệu đồng”.
Anh Đổng kể tiếp, khi đến thành phố Bằng Tường (Quảng Tây -TQ), anh chỉ cho “bửu bối” của mình nghỉ một ngày, rồi suốt 15 ngày sau đó, ngày nào cũng đưa ra trường gà thi đấu. Giá con gà ô chân trắng của anh cứ nâng lên sau mỗi trận thắng. Đến trận thắng cuối cùng mà đối thủ thuộc loại “chiến” nhất của đất Bằng Tường, con gà của anh được chốt với giá 3,55 vạn nhân dân tệ. “Với số tiền này ở quê tôi mua hơn cả 3 con trâu mộng” – anh Đổng cười khoái chí. Những lần đi gà sang TQ sau đó, anh Đổng còn bán được một con với giá 88 triệu đồng.
Trong suốt 14 năm buôn gà chọi sang TQ, anh Lê Văn Lãnh (Hoà Đa, An Mỹ) cũng bán được một con gà với giá 82 triệu đồng. ‘Muốn bán được giá phải có gan. Đá thắng thì giá nâng lên, nhưng nếu thua, dù chỉ một trận cũng chỉ bán gà loại thải” – anh Lãnh cho biết.
Đổ xô buôn gà chọi
Hiện xã An Mỹ (huyện Tuy An) và xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) là 2 xã có số người buôn gà chọi đông nhất tỉnh Phú Yên. Khoảng 8 giờ sáng mỗi ngày, tại Khu công nghiệp Hòa An (huyện Phú Hòa) và ga Hòa Đa (xã An Mỹ) nhộn nhịp dân buôn gà chọi. Người qua đường lại thấy các giỏ đựng gà chất lớp, chuẩn bị lên xe sang TQ. “Thanh niên, trung niên của xã giờ ùn ùn đi buôn gà chọi” – Chủ tịch xã An Mỹ Đoàn Ngọc Vinh nói.
Thua lỗ, nhưng không bỏ được nghề, ông Lê Văn Hân (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) chuyển sang thu gom bán lại cho những người buôn sang Trung Quốc.
Trong khi đó, nhiều người dân các xã Hòa Thắng, Hòa An (huyện Phú Hòa), cho biết mỗi khi vào vụ mùa rất khó tìm ra công thu hoạch, đặc biệt là công đàn ông vác lúa từ đồng ra đường cái. Không chỉ những người đi gà sang TQ mới bỏ việc đồng áng mà cả những thanh niên ở nhà cũng lao vào vòng xoáy thu gom gà chọi, chăm sóc, tuyển chọn rồi bán lại những người buôn gà.
Theo ông Đàm Ngọc Tùng (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa), một người có thâm niên hơn 10 năm buôn gà sang TQ, mỗi ngày có gần 1.000 con gà chọi được gom ở các tỉnh miền Trung về Phú Yên chăm sóc, huấn luyện để xuất ngoại. Trung bình một chuyến buôn sang TQ phải mất một tuần với chi phí cho mỗi con gà là 400 ngàn đồng, chưa kể tiền nộp phí 300 ngàn đồng cho cơ sở bán gà.
Gà từ Phú Yên sau khi kiểm dịch sẽ được đưa lên xe khách đến bến xe Lạng Sơn. Tại đây, một người có tên là Dương Chèo sẽ tập trung gà chọi và người buôn đưa lên một chuyến xe khác để đến thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn). Đến đây, một người khác tên Tùng sẽ làm giấy thông hành để những người buôn gà sang TQ qua cửa khẩu Hữu Nghị, còn gà chọi sẽ được tách riêng để đưa sang bằng đường tiểu ngạch. Khi đến thành phố Bằng Tường, cả gà và người được đưa vào cơ sở tập trung của một người có tên A Thao, dành cho những người buôn gà từ Việt Nam sang, chờ người đến mua.
“Để đến được nơi bán gà, gặp bao chuyện rủi ro. Có khi mất cả gà mà người buôn còn bị bắt lao động” – Lê Văn Lãnh chậm rãi đánh nổi bọt ly cà phê đen, kể. Gia cầm không được vận chuyển bằng xe khách và phải có dấu kiểm dịch của từng tỉnh, thành đi qua, nhưng để tiết kiệm thời gian, bảo vệ sức khoẻ cho gà, người buôn gà phải liều mạng cho đi xe khách một mạch đến Lạng Sơn, chấp nhận chung chi mỗi khi bị kiểm tra.
Dù được lót rơm cẩn thận để ủ ấm, nhưng trước khi đưa gà lên xe, người buôn gà phải theo dõi kỹ thời tiết nước bạn. Thế nhưng, nhiều lúc đến nơi gặp đợt không khí lạnh bất ngờ tràn xuống, gà bị lạnh, cúm chân, phải bán gà loại thải, chịu lỗ vốn trở về. “Mình không có giấy phép kinh doanh nên khi lực lượng chức năng nước bạn phát hiện đang bán gà thì họ tịch thu gà, rồi bắt mình vào công sở làm vệ sinh 10 ngày, nửa tháng mới cho về. Tôi cũng mấy lần bị như vậy” – anh Lãnh cho biết.
“10 người đi buôn gà chọi kiểu này thì may lắm chỉ được 2 người có lãi. Nhưng những người bị thua lỗ sợ xấu hổ với xóm làng, cứ bảo là lãi. Cứ vậy, một đồn thành trăm khiến cả làng đổ xô đi buôn gà. Đi càng đông gà càng nhiều, lại càng bị phía TQ bắt chẹt nên càng lỗ nặng” – Phạm Văn Đổng tiếp lời.
Trắng tay, đổ nợ
Ông Phạm Văn T (thôn Giai Sơn, xã An Mỹ) liên tục thua lỗ sau 6 chuyến buôn gà sang TQ. Tập tành vào nghề, ông chỉ dám đi gà “phò” (gà chọi chưa đá thử), nhưng chuyến đầu tiên với 10 con gà bị bắt giữ, ông phủi tay trở về. Góp thêm vốn gia đình và mượn bạn bè, chuyến thứ 2, ông đi gà đá, tuy số lượng ít, dễ luồn lách, nhưng giá cao. Thế nhưng, khi đến nơi, “xổ gà” đá thử, gà ông bị thua, phải chịu lỗ, bán gà loại thải. Suốt 4 chuyến sau đó, ông liên tục lỗ, mất trắng hơn 100 triệu đồng vốn gia đình và tiền vay mượn bạn bè. Giờ đây, ông giải nghệ, nhờ người quen vay ngân hàng sắm xe công nông chở hàng nông sản kiếm tiền trả nợ.
Ông Đàm Ngọc Tùng (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) tập kết gà, chuẩn bị đưa gà vượt biên sang Trung Quốc.
Thế nhưng, nói như ông Lê Văn Hân (51 tuổi, thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng), giải nghệ được như thế đã là giỏi: “Chơi gà chọi, buôn gà chọi, nó như cái nghiệp, không dễ dứt được”. Sau 6 năm đi gà chọi sang TQ, ông trắng tay, nợ nần. Không còn vốn buôn gà, nhưng cũng không dứt được nghề, ông chuyển sang thu gom, chăm sóc gà ở địa phương rồi bán lại cho nhưng người mới chân ướt, chân ráo vào nghề.
Bà Trần Thị B.H ở thôn Hòa Đa, xã An Mỹ than vãn, từ ngày chồng bà lâm vào con đường chơi gà chọi rồi buôn gà sang TQ, gia đình trở nên xuống dốc. Ngày trước, khi ông làm nghề thợ mộc, hàng tháng còn mang tiền về nuôi con, giờ chẳng thấy đâu. Sáng sáng, bà phải tranh thủ mua lại rau muống từ ruộng đem ra chợ bán để kiếm tiền lo cho 3 con đang tuổi đi học.
“Đã nói bao nhiêu lần rồi mà ổng chẳng nghe. Lậm vào con đường này là dứt ra không được” – bà H than thở. Gần đây, chồng bà không còn buôn gà, nhưng hàng ngày vẫn lang thang đến những nơi nuôi gà chọi. Những người buôn gà nhỏ to về chuyện chồng bà bị thua lỗ, không chỉ hết vốn mà còn nợ nhiều người. Bà lo lắng một ngày căn nhà nhỏ của mình cũng bị siết nợ.
Theo ông Hân, có 1.001 cách để người buôn gà bị bắt chẹt ở TQ. Trong đó, giới buôn gà thường “dính đòn” nhiều nhất là bị thương lái TQ yêu cầu cho “xổ gà” nhanh để mua. Sau một đoạn đường dài hơn 1.500km, khí hậu thay đổi, gà chọi khi đưa từ Phú Yên đến nơi đều mệt lử. “Nhưng họ yêu cầu “xổ gà” thi đấu ngay với gà địa phương, thắng thì mua giá cao, thua thì bán gà loại thải. Nhiều người mong bán được gà trở về sớm nên cho xổ là thua ngay” – ông Hân bật mí.
Theo tay buôn gà Phạm Văn Đổng, một cách khác thường bị bắt chẹt nữa là giam chân dài ngày người buôn gà đến mức phát chán phải bán rẻ. Vì sợ tốn kém, nên mỗi chuyến người buôn gà chỉ ở lại TQ 3 ngày để bán gà. Nắm được tâm lý này, chủ cơ sở thông đồng với thương lái TQ chỉ trả giá thấp, kéo dài thời gian, buộc người buôn gà phải bán gà loại thải với giá rẻ hơn giá vốn và chịu lỗ trở về.
Khó quản lý
Tại buổi làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cuối năm 2012, ông Lê Văn Trúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên thừa nhận: “Người Phú Yên xuất cảnh sang TQ buôn bán gà đá gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý”. Tuy nhiên, theo số liệu của UBND tỉnh này, chỉ có 68 người buôn gà chọi sang TQ. Đây là số người có làm hộ chiếu, còn những người buôn gà chỉ bằng giấy thông hành hoặc đi “chui” qua hướng dẫn của người quen ở Lạng Sơn còn cao hơn gấp nhiều lần.
Những Bí Kíp Vượt Qua Gà Con Mạo Hiểm
Updating…
Gà con mạo hiểm là một sự biến tấu của game dò mìn (dò bom) nổi tiếng trên windows. Tuy nhiên, nó cũng có những sự thay đổi nhất định phù hợp với gunners.
Về cơ bản nó có những đặc điểm:
– Có 1 hình chữ nhật 10×7 với 20 quả bom, tức là sẽ có 50 ô là an toàn. – Khi vượt qua các mốc ô an toàn bạn sẽ được quà: Quà tân thủ (10 ô), quà chuyên gia (25 ô) và quà đại sư (50 ô) – Trong những ô an toàn sẽ có 1 số ô có quà, nếu bạn đi tới quà sẽ là của bạn.
Về cách chơi:
– Mỗi ngày sẽ có 1 lần dò mìn free. Nếu muốn chơi thêm phải bắt đầu lại (30x), tối đa 5 lần/ngày. – Bạn phải điều khiển chú gà chạy lon ton hết 50 ô an toàn. – Chú gà của bạn sẽ có 2 máu. Nếu bạn dẫm bom sẽ trừ 1 máu, hết máu bạn sẽ thua cuộc. Thực ra là bạn chỉ được dẫm bom duy nhất 1 lần thôi. Nếu mà hết máu bạn có thể hồi sinh (?x) để lại có 2 máu chơi tiếp. – Trên đầu chú gà sẽ hiện số bom ở 8 ô xung quanh. Nếu không có bom sẽ không hiện gì và nếu dẫm bom cũng chả có chi. – Có 2 trợ giúp khá đắc lực: + Ký hiệu (miễn phí, phím tắt f): Bạn sẽ có 1 lá cờ cắm vào bất kỳ vị trí nào bạn cho là có bom + Dò mìn (tốn 10x): Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy bom 8 ô xung quanh
Về hướng dẫn chơi:
Một vài ký hiệu trong hình: – Số 1, 2, 3,… màu đen: Những ô chưa mở – Chữ A, B, C,… màu đen: Những ô đã mở – Số 1, 2, 3,… màu đỏ: Số bom xung quanh ô đó.
Mình sẽ hướng dẫn theo từng vị trí của video các bạn sẽ hiểu rõ hơn cách đi chứ nói không chắc chả ai hiểu đâu. – Khi mới mở đầu có khá nhiều vị trí có thể mở nhưng mình thấy 2 vị trí gần 4 góc sẽ dễ dàng nhất khi mở. Tại đó, không gian xung quanh là ít nhất khả năng mở rộng dần là cao nhất. –
Ở vị trí này, mình chọn mò đấy. Nhưng mình mò có chút kinh nghiệm thế này: Xung quanh ô A có 1 quả bom, xung quanh ô B có 3 quả bom. Vì vậy tỷ lệ ô 2 hoặc 4 có 1 quả bom chung của ô A và B là rất cao. Thế là ô 6 và 7 có 2 quả bom của ô A rồi. Ô 2 hoặc 4 có bom rồi thì ô 1 và 3 sao mà có bom được. Xong phần này nha.
Ở đây thì chỉ đoán được 1 chút thôi. – Xung quanh ô D có 3 quả bom vì vậy chắc chắn ô 5 hoặc 6 có 1 quả bom mà xung quanh ô C có 2 quả bom rồi nên 100% ô 4 có 1 quả bom. Cắm cờ phát là được. – Tiếp đến lại mò phát nữa: Xét ô B xung quanh có 3 quả bom: Xung quanh ô A có 1 quả bom nên chắc chắn ô 1 hoặc 2 có 1 quả bom cộng thêm ô 4 có 1 quả bom rồi nên ô 3 hoặc 5 chỉ có thể còn 1 quả bom. Mò thôi. Ô 5 liên kết ô B với ô C và D vì vậy tỷ lệ ô 5 dính bom khá cao. Bấm bừa ô 3 phát. Không sao, phù phù. Thực ra nói dài dòng văn tự nhưng tóm gọn như thế này: Xét 3 ô 6 và 5 và 3, hoặc là ô 5 có bom hoặc là ô 6 và 3 có bom. Như vậy để cho càng ít bom càng tốt thì cứ ô 5 là bom đi. Mà có ai đó hướng dẫn 3 ô liên tiếp không có bom thì mình không tin điều đó, thích thì mọi người cứ theo thôi.
Trong video đúng là chưa có gì hay ho để gọi là tốt cả. Để mình chơi vài lần tìm cái nào không cần mò vậy.
Một trường hợp đơn giản để tìm ô không có bom: Xung quanh ô A có 2 bom mà mình đã bị dính 1 bom rồi vì vậy ô 6 hoặc 2 hoặc 1 có 1 bom thôi. Điều này sẽ dẫn đến ô B đã đủ 2 quả bom xung quanh rồi. Như vậy chắc chắn ô 3 và 4 và 5 là không có bom. Từ trường hợp đơn giản này mới có thể mở rộng tiếp được.
Mình giới thiệu cách auto free không tốn xu, tiết kiệm chi phí gà con mạo hiểm nha. Nếu khó hiểu pm dưới t giải thích cho:
Bài này vẫn đang update, vài ngày nữa sẽ xong
Đi Buôn Gà Đá Sang Trung Quốc
Trần Quới
Gà đá là một thú chơi phổ biến trong nhân dân. Nhiều nơi, nuôi nhiều giống gà khác nhau, riêng Phú Yên nổi tiếng với giống gà nòi. Những chú “chiến kê” với những miếng võ độc chiêu, gà nòi Phú Yên đang được bán sang Trung Quốc phục vụ cho những tay ăn chơi có máu đỏ đen. Bình quân, một con gà nòi 3,5 kg trở lên giá từ 400.000 đồng đến 1.500.000 đồng (có khi lên đến năm, mười triệu là thường) đem lại cho người nuôi nguồn lợi đáng kể. Nhưng để được những chuyến hàng trót lọt sang xứ Tàu người đi buôn cũng lắm công phu và đầy bản lĩnh.
Sáng sớm, anh Nguyễn Trường cùng vài người thợ gà của anh đã lục đục dậy cho những chú gà “điểm tâm” để chuẩn bị cuộc hành trình dài ngày. Trong tất cả những buổi ăn suốt quá trình nuôi đây là bữa ăn quan trọng nhất. Vì phải đi xe đò 2, 3 ngày đường nên những chú kê được bồi bổ lượng đạm tươi, chí ít cũng một chú nhái bầu. Lô hàng lần này có 20 chú kê đang tuổi sung mãn nhất.
12 giờ trưa mọi công tác chuẩn bị đã xong xuôi, anh Trường không quên mang theo một túi lúa để ăn dọc đường. Những chú kim kê ngoan ngoãn để buột chân nằm vào những chiếc giỏ lát lên xe tốc hành Bắc tiến. Suốt dọc đường, xe dừng ở những quán ăn là cơ hội để anh Trường chăm sóc những “cục cưng” của mình, trong khi mọi người vào quán xả hơi. Đúng trưa hôm sau, chúng tôi đến bến xe tỉnh Hà Tây. Sau một ngày đêm nằm trên xe, những chú kê được dịp vươn vai vẫy vùng. Ở bến xe này có một khu nhà trọ hình như chỉ dành riêng cho những lái buôn gà, bởi chủ nhà trọ có sẵn những chiếc lồng (giỏ) to tướng để rộng gà và những thứ chuyên dụng khác. Chỉ mỗi việc “làm nước” đàn gà cũng tốn đến hết buổi chiều. Anh Trường cho biết, đây là thời điểm rất quan trọng, phải chăm sóc từ miếng ăn đến nước uống, lạng quạng gà ngã nước là coi nhưng đi toi cả vốn lẫn công. Bây giờ thì tôi mới hiểu tại sao anh lại cho gà bằng nước suối tinh khiết! Ngủ một giấc chưa đẫy, mới 2 giờ sáng, tôi đã bị đánh thức để lên hàng đi Lạng Sơn. Từ bến xe thành phố Lạng Sơn chúng tôi phải thêm một chặng nữa để đến được thị trấn Đồng Đăng, khoảng 5 giờ sáng và chuẩn bị hành trình sang bên kia biên giới. Riêng phần tiền xe vận chuyển gà đã lên tới 1,2 triệu đồng (mỗi chú gà mất 10.000 đồng/ chặn đường). Chưa hết, từ thị trấn Đồng Đăng còn phải tốn thêm 10.000 cho một chú gà mới có mặt được khu chợ bên kia dù khoảng cách chưa tới 500m!
Việc đầu tiên, anh Trường gọi 2 anh cửu vạn đã quen mặt với giá 5000 đồng/con. Chúng tôi không phải đi qua cửa khẩu mà theo một con đường mòn vượt một ngọn đồi rồi qua biên giới. Trong khi người dân ở đây có thể đi qua lại cửa khẩu buôn bán dễ dàng? Trường giải thích: Vì họ là người địa phương, có giấy thông hành, con mình thì không, nhưng cứ vô tư đi. Trước khi tới chợ phải qua một trạm gác biên giới phía Việt Nam. Trường chạy vào (hình như là trình báo) rất nhanh rồi chạy ra đi tiếp. Tôi lại thắc mắc. Trường giải thích: “lúc nãy là vào “làm luật” đấy. Tính theo đầu gà, mỗi con 5.000 đồng, người thì theo không”. Không làm có được không? “Cũng được, nhưng người đi gà ở lại” – Trường nói. Trên đường đi cũng gặp vài nhóm người gánh gà và cũng đều làm như vậy. Đến biên giới, tốn thêm hai nghìn đồng (tương đương 1 tệ) tiền mua vé cho mỗi người, thế là được đặt chân trên đất Quảng Tây – Trung Quốc.
Chợ Lũng Quài (thị trấn Lũng Quài) khá sầm uất, có một khu ven dành riêng cho những lái buôn gà đá. Dân buôn gà Việt Nam đa số ở các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương…, miền Trung chỉ có người Phú Yên, Quãng Ngãi khoảng 10 người. Dân mua gà đá Trung Quốc tập trung về đây, tất cả đều trao đổi xì xồ với nhau bằng ngôn ngữ “ra dấu”. Có tay cò tên A Lục (người Trung Quốc) chuyên làm thông dịch viên kiêm các dịch vụ lặt vặt như thuê giỏ, phòng trọ, làm nước gà … anh ta chạy lăng xăng vì rất nhiều người cần đến. Người mua gà cũng lạ, hầu như ai cũng ôm theo một con gà. Cách bán gà đá cũng rất đặc biệt. “Hàng” được bày ra, người mua ôm gà săm soi rất kỹ từ lông, cần, vẩy, chông … Khách và chủ thoả thuận, ưng ý con nào chỉ vào, sau đó là một trận “thư hùng” với con gà mình mang tới (nhưng chỉ vài hiệp để thử sức). Giá cả sẽ được định đoạt ngay sau đó. Hoặc chủ gà lời gấp 2, 3 thậm chí 5, 7 lần vốn, nhưng chẳng may gà nhà bị thương, đui mắt là coi như lỗ. Khu chợ gà đá luôn sôi động như một trường gà không kém. Đôi lúc cũng xảy ra những cuộc “cãi vã” bằng chân tay ngay trên đất người. Vì thế, nhiều người buôn gà từ các tỉnh xa thường chọn cách bán sỉ lại cho những đầu nậu ở gần biên giới, dù lời ít nhưng chắc đồng tiền. Hơn nữa mang nhiều tiền từ Trung Quốc về rất dễ gặp bọn xin đểu chặn đường. Anh Trường kể, thời gian trước các tay buôn lớn qua đây cũng đã từng bị bọn lục lâm xin tiền, còn bắt hạ giọng gọi “đại ca” một tiếng, vì thế nhiều người phải nhờ lực lượng “bảo tiêu” qua bên Việt Nam lấy tiền cho chắc. Nhưng thời gian gần đây, đường thoáng, người qua lại đông nên chuyện xin đểu thỉnh thoảng mới có. Không chỉ có thế, trên đường đi, ở bến xe, ngõ vắng, hiểm nguy luôn rình rập.
Một vài người bán chưa hết phải liên hệ với A Lục để gủi hàng sáng mai qua bán tiếp. 5 giờ chiều, chúng tôi chuẩn bị lên đường về nước mang theo hai con gà “bở” (gà đá thua độ). Cứ nghĩ phen này được nhậu thịt gà đá, nhưng khi đến Đồng Đăng, Trường đã có ngay mối bán với giá 160.000đồng/con. So với gà thịt bình thường gà “bở” có giá gần gấp đôi, một ký ít nhất là 40.000 đồng, người thu mua bán cho các nhà hàng đặc sản trên dưới 70.000đồng/kg. Theo những người chuyên thu mua loại này, thì hiện nay, nhu cầu mua gà bở cung cấp cho các nhà hàng đặc sản ở Hà Nội rất cao. Hàng ngày có hàng trăm người tỏa về các khu chợ gà, trường gà ở tận thôn quê để tìm mua.
Anh Trần Khắc Cương xã An Phú (huyện Tuy An), một lái buôn gà đi Trung Quốc từ năm 2000 khẳng định: Thị trường gà nòi ở Trung Quốc luôn ở nhu cầu cao, không chỉ gà Phú Yên mà rất nhiều lái gà ở các tỉnh phía Bắc nhưng vẫn không đủ cung cấp. Gà đá không chỉ phục vụ cho các dân chơi tại chỗ mà nó còn chuyển đi các nơi như Hồng Kông, Ma Cao… Hiện, tôi có khoảng trên dưới 30 cộng tác viên các nơi cung cấp gà nòi nhưng số lượng cũng rất hạn chế.
Không ồn ào, sôi động, tập trung thành chợ hay trung tâm buôn bán như các hàng hoá khác, thị trường gà nòi tương đối yên ắng, khách mua phải gõ cửa từng nhà người nuôi, bắt mối theo kiểu giới thiệu, “điềm chỉ” hoặc “phục” ở các trường gà ngõ quê. Giá cả một chú gà nòi cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào tướng mạo, dòng giống, cách nhìn của người mua và quan trọng là “chiến công” trong các lần “lên đài”. Một con gà được xem là đủ tiêu chuẩn xuất ngoại phải nặng từ 3,5kg trở lên, lông, mào đẹp, cổ to, liền, chân vững … giá từ 200.000 đến 600.000 đồng (tại Việt Nam). Những con gà quá đặc biệt chọi không đối thủ thì giá còn cao gấp nhiều lần. Anh Trần Khắc Cương cho biết anh đã từng chứng kiến một khách hàng Trung Quốc tậu một con gà với giá 11.000.000 đồng!
Từ khi thị trường Trung Quốc “ăn” gà nòi, người dân ở xã Hoà Trị, Hoà Quang, Hoà Thắng (huyện Phú Hoà), An Chấn, An Phú, An Mỹ (huyện Tuy An) đến Sông Cầu, Đồng Xuân, thành phố Tuy Hoà … rất nhiều người chơi và nuôi gà đá. Tuy nhiên, chỉ nuôi phong trào, nuôi chơi là chính, được giá thì bán, chưa nghĩ đến chuyện nuôi chuyên nghiệp. Anh Nguyễn Văn Năm (xã An Mỹ, huyện Tuy An), một người sành nuôi gà đá, nói: “Đúng là gà đá có giá trị, quá lời so với tiền vốn ban đầu bỏ ra, nhưng để nuôi một con gà cho ra trường không mất mặt chủ phải mất gần cả năm trời chăn chiên, từ thức ăn đến nước uống như chăm con nhỏ. Vì thế, chỉ dựa vào những phán đoán thị trường bề nổi qua lái gà để nuôi đại trà cũng không yên tâm”. Còn anh Nguyễn Trường, sau nhiều năm đi gà Trung Quốc đang có dự định, ở nhà tự nuôi và thu gom các nơi làm đại lý cho các mối lái khác. Theo anh, gà nòi đang đứng trước những cơ hội lớn đó là: cung cấp thị trường Trung Quốc, nhu cầu giải trí tại chỗ khi tỉnh ta có nhiều khu du lịch mang tầm quốc tế và cuối cùng cũng sẽ vớt vát được vốn từ những con gà “bở” cho các nhà hàng đặc sản.
Vì vậy, việc phổ biến rộng rãi, khuyến khích nuôi gà nòi trong nhân dân là rất có cơ sở. Tuy nhiên, việc “xuất khẩu” gà như tình hình hiện nay chỉ mang tính tự phát, chưa công khai, chưa có sự quản lý của cơ quan chức năng. Nếu có sự đầu tư và quan tâm của Nhà nước thì việc nuôi và xuất khẩu gà nòi là một cơ hội kinh tế rất lớn, tạo hướng phát triển nghề phụ cho người dân Phú Yên.
Thông Tin Bảng Xếp Hạng Bóng Đá Quốc Gia Trung Quốc Mới Nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Đổ Nợ Vì Đưa Gà Chọi Vượt Biên Qua Trung Quốc trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!