Xu Hướng 12/2023 # Đình Chèm – Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đình Chèm – Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đình Chèm thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Đức Thánh Chèm). Sự tích Lý Ông Trọng đã được ghi lại trong cuốn Lĩnh Nam chích quái, thể hiện rõ ông là một nhân vật truyền thuyết của dân gian Việt Nam. Chuyện kể rằng, vào thời Hùng Vương thứ 18, ở xã Thụy Hương (Thụy Phương) huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ có một cậu bé tên là Lý Thân, tức Lý Ông Trọng. Ngay từ khi sinh ra, Ông Trọng đã rất to khỏe và lớn nhanh như thổi, cao đến hai trượng ba thước. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Đến thời nhà Thục, ông trở thành một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước Tần. Khi thấy Lý Ông Trọng là người to lớn khác thường, vua Tần bèn phong ngay làm Tư lệ Hiệu uý, cầm đầu một đội quân hùng mạnh, canh giữ miền Tây. Đội quân của Ông Trọng đánh trận nào thắng trận đấy, chiến công lẫy lừng, giặc Hung Nô quay gót không dám ngó nghiêng. Vua Tần rất mừng rỡ bèn gả con gái cho.

Mặc dù được hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý của bậc đế vương nhưng Ông Trọng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê hương bèn xin trở về Âu Lạc. Vắng bóng ông, quân Hung Nô lại xâm phạm cửa ải nhà Tần. Lần này, vua Tần sai sứ đích thân sang vời ông về nhưng không được bởi ông không muốn xa quê lúc tuổi già. Thục phán An Dương Vương đành phải nói dối ông đã chết. Vua Tần thương tiếc, cho đúc tượng Lý Ông Trọng bằng đồng rỗng ruột, trong tượng chứa mấy chục người để lay cho bức tượng cử động như thật. Khi đẩy tượng ra biên ải, quân Hung Nô tưởng Ông Trọng còn sống bèn tháo chạy. Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ và tôn ông là Đức Thánh Chèm.

Theo sách Việt điện u linh cũng như ngọc phả của đình thì đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ thứ VII, là công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo. Đình Chèm được xây dựng theo lối kiến trúc nội công ngoại quốc, chắc chắn và công phu: Công trình kiến trúc tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, quy, phượng quay ra bốn hướng. Tam quan trong xây ba gian, bốn mái và năm cửa ra vào. Khu nhà bia, sân đình, tả hữu mạc, phương đình tám mái và tòa đại bái, hậu cung tạo thành hình chữ công.

Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18). Hậu cung có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng ông Trọng và các tượng chầu. Tổng thể được xếp theo trục hoàng đạo Đông, Bắc, Tây, Nam.

Tại đình còn giữ được cuốn sách chữ Hán ghi các đạo sắc, lễ nghi, văn tế, cách đắp tượng dưới thời Nguyễn; ba sắc do các vua triều Nguyễn phong thần cho Lý Ông Trọng; bốn bia đá, một tấm thời Lê Cảnh Hưng và ba tấm bia thời Nguyễn; hai chuông đồng đúc dưới thời Nguyễn; 15 câu đối, tám bức hoành phi và 10 pho tượng thờ. Pho tượng Lý Ông Trọng cao hơn 3m, bằng gỗ sơn son thếp vàng rất sinh động.

Tại khuôn viên Đình Chèm có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh (nhà Nguyễn) năm 1824. Ngoài ra, trong đình còn rất nhiều đồ thờ các loại đều có giá trị nghệ thuật cao như chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm.

Hàng ngàn năm nay, Đình Chèm vẫn ngự sát bên bờ sông Hồng nặng phù sa. Từ khi khởi dựng đến nay, do tọa lạc trên khu đất sát kề bờ sông Hồng, nên hàng năm, vào mùa mưa lũ, đình Chèm luôn bị ngập lụt.

Đình Chèm đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lớn và mở rộng. Đặc biệt vào những năm 20 của thế kỷ XX, dân vùng Chèm đã tiến hành một việc quan trọng và táo bạo là nâng toàn bộ ngôi đình lên cao. Đến nay, tất cả kiến trúc của đình Chèm vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, từ bố cục đến kiểu dáng cả một tổng thể những di tích cổ kính nằm hài hòa trong một không gian rộng thoáng, bên sông Hồng. Năm 1990, Đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Lễ hội Chèm là lễ hội lớn trong vùng, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 âm lịch, trong đó, ngày 15 là ngày hội chính. Các nghi thức quan trọng của lễ hội đều được tổ chức tại Đình Chèm. Hội Chèm gồm các hoạt động: Lễ mộc dục, rước nước, rước văn, rước kiệu, lễ tế, dâng hương, biểu diễn hát quan họ, chèo, hội thi bơi, hội vật, chọi gà, bắt vịt nước, thả chim bồ câu… Lễ hội có sự tham gia của nhân dân ba làng: Thụy Phương, Hoàng Xá, Hoàng Liên (Liên Mạc) theo truyền thuyết địa phương thì ba làng kết nghĩa anh em, làng Chèm là anh cả, làng Xá là anh hai và làng Liên là anh ba.

Theo sử sách để lại, lễ hội đình Chèm được tổ chức để kỷ niệm ngày thắng trận khải hoàn mở hội mừng công và làm lễ cầu siêu cho các tướng sĩ của Đức Thánh Lý Ông Trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Nhưng sâu xa hơn là nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, cho mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp đồng bằng sông Hồng.

Mở đầu là lễ rước nước sáng sớm ngày 15. Nước được lấy ở giữa dòng sông để phục vụ cho lễ (mộc dục) tắm tượng. Sau đó là lễ rước văn (rước bài văn tế từ nhà người trưởng văn ra đình), cuối cùng là lễ tụng kinh cầu siêu do thầy chùa phụ trách tiến hành trong đêm Rằm. Khi các nghi lễ tiến hành xong cũng là thời điểm dân làng và khách thập phương chung vui không khí hội hè: thả chim bồ câu, chèo thuyền, đánh cờ, đấu vật… Trong đó, hấp dẫn nhất vẫn là hội thi thả chim và chèo thuyền. Với sự tham dự của nhiều chủ chim có khi tới dăm chục thậm chí hàng trăm đàn chim chờ đợi mở lồng tung cánh, đua tài cao thấp trong ngày hội càng làm cho không khí hội đền Chèm thêm náo nhiệt.

Từ những nghi thức và tập tục: rước nước, tắm tượng, chèo thuyền, thả chim… là hình ảnh mờ nhạt của các lễ nghi nông nghiệp xa xưa, qua thời gian và các dòng văn hoá cho đến nay chỉ còn hiện diện như một thú chơi tao nhã và tinh thần thượng võ. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn riêng của một làng quê nông nghiệp ven đô.

Hits: 3029

Giá Trị Văn Hoá Tâm Linh Qua Các Di Tích Ở Nghĩa Hưng

Huyện Nghĩa Hưng có 32 di tích lịch sử – văn hoá được Nhà nước xếp hạng; trong đó có 7 di tích cấp quốc gia, 25 di tích cấp tỉnh. Bên cạnh giá trị lịch sử và kiến trúc, các di tích đều là những công trình văn hoá tâm linh thờ các vị anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá của quê hương có công khai hoang, lập ấp, xây dựng đời sống ấm no cho nhân dân…

Rước trong lễ hội Đền Trần thôn Thịnh Phú, xã Nghĩa Bình.

Hầu hết các di tích thờ nhân thần trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đều thờ các vị vua, danh tướng từ thời Hùng Vương đến các triều đại Đinh, Lê, Trần như: Hùng Nghị đại vương, Quý Minh đại vương, Nam Hải đại vương, Chiêu Hải đại vương, Triệu Việt Vương, Trần Hưng Đạo… Xã Nghĩa Thịnh là vùng quê bảo lưu được nhiều giá trị văn hoá truyền thống với gần 20 ngôi đình, đền, chùa, miếu; trong đó có 5 di tích được Nhà nước xếp hạng bảo vệ, tôn tạo. Đình Hưng Lộc và Đình – Chùa Hải Lạng đều thờ Thái uý Đại tướng Phạm Cự Lượng – danh tướng có công lao trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước dưới 2 vương triều Đinh – Lê. Phạm Cự Lượng sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn võ, quê ở Khúc Giang, Nam Sách (thuộc tỉnh Hải Dương ngày nay). Dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng ông được phong các chức: Phòng ngự sứ tiên phong tướng quân, Tâm phúc tướng quân… Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân các làng: Hưng Lộc, Hải Lạng, Hưng Nghĩa, Nhân Hậu, Bình A đều lập đền thờ ông với thần hiệu “Lê triều tiên phong đại tướng quân, Thái úy Đồng Cổ sơn thần”. Hằng năm, tại Đình Hưng Lộc và Đình – Chùa Hải Lạng đều diễn ra lễ hội. Đó là ngày hội Xuân vào mồng 6, 7 tháng giêng và lễ hội kỷ niệm ngày sinh của tướng quân Phạm Cự Lượng từ ngày 18 đến 21-11 âm lịch với nhiều nghi lễ trang trọng. Đền – Chùa Hạ Kỳ là di tích lịch sử – văn hoá thờ Đinh Lôi – danh tướng thời Trần có công cùng Hưng Đạo Đại Vương đánh bại quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII. Hằng năm, cứ từ ngày mồng 10 đến 12 tháng Giêng, tại đền Hạ Kỳ, nhân dân tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày mất của tướng quân Đinh Lôi. Trong lễ hội, các trò vui mang nhiều ý nghĩa như: thi nấu cơm, thi làm bánh dầy, tổ tôm điếm đã góp phần bảo lưu những giá trị truyền thống của làng quê. Những nghi thức linh thiêng như: rước cối xay, rước thổ công, rước Bà Chúa lúa, lễ xin lửa, lễ xin gạo mang đậm sắc thái của cư dân nông nghiệp, gửi gắm ước nguyện về một năm bội thu. Đền – Chùa Hà Dương (xã Hoàng Nam) là di tích lịch sử – văn hoá được Bộ VH, TT và DL xếp hạng năm 2023. Đền thờ Chiêu Hải Đại Vương Nguyễn Đèn – người giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình dưới 3 đời vua Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Duệ Tông, đồng thời phối thờ Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Lễ hội Đền – Chùa Hà Dương được tổ chức mỗi năm 2 lần; trong đó, lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh Trần diễn ra trong 2 ngày 19 và 20-8 âm lịch với nhiều nghi thức tế, lễ trang trọng. Từ ngày 21 đến 23 tháng Giêng là lễ hội kỷ niệm ngày kị của Chiêu Hải Đại Vương Nguyễn Đèn. Lễ hội được dân làng tổ chức với nhiều nét sinh hoạt văn hoá tâm linh như: múa rồng, rước kiệu, thi làm bánh dầy, nặn tò he, thi đấu cờ người, hát chèo… Ở huyện Nghĩa Hưng, giá trị văn hoá tín ngưỡng thờ nhân thần không chỉ thể hiện qua các di tích thờ các vị anh hùng dân tộc mà còn gắn với các di tích thờ danh nhân văn hoá của quê hương; tiêu biểu như: Đền thờ Phạm Văn Nghị (xã Nghĩa Lâm), Đền thờ Doãn Khuê (xã Nghĩa Thành), Đình – Chùa Lộng Điền (xã Nghĩa Đồng), Đình Nhân Hậu (xã Nghĩa Thái), Đình – Đền – Chùa – Phủ Hưng Nghĩa (xã Nghĩa Thịnh)… Hằng năm, lễ hội tại các di tích được tổ chức, quản lý theo hướng văn minh, tiết kiệm, trở thành nét sinh hoạt văn hoá tâm linh đặc sắc. Di tích lịch sử – văn hoá cấp quốc gia Đền – Chùa Hưng Thịnh (xã Hoàng Nam) thờ hai anh em họ là Tiến sĩ Phạm Nguyên Bảo và Tiến sĩ Phạm Đạo Phú. Ngoài ra, đền còn phối thờ các tổ có công khai hoang, lấn biển đầu thế kỷ XV.

Theo “Hưng Thịnh lương chí”, Phạm Nguyên Bảo đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức 18 (1487) đời vua Lê Thánh Tông, giữ chức Phó đô Ngự sử còn Phạm Đạo Phú thi đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) giữ các chức: Hàn lâm viện kiểm thảo, Hình bộ tả Thị lang, Tham tri trung ý Trung đẳng thần. Lễ hội truyền thống tại di tích được tổ chức vào ngày mồng 2-8 âm lịch và 27 tháng Giêng hằng năm, ngoài phần lễ trang trọng, phần hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: bắt vịt, gà chọi, tổ tôm điếm… Tại Đền thờ Phạm Văn Nghị (xã Nghĩa Lâm), hằng năm cứ vào dịp Tết Nguyên tiêu (14 tháng Giêng) dân làng Sĩ Lâm lại tổ chức lễ hội. Ở Đền thờ Doãn Khuê (xã Nghĩa Thành), ngoài kỳ lễ hội Xuân ngày 19 tháng Giêng, vào các ngày: 15-10 (ngày sinh) và 2-10 (ngày mất) của Tiến sĩ Doãn Khuê cũng được nhân dân tổ chức tế lễ trang trọng.

Trong các loại hình văn hoá tín ngưỡng ở Nghĩa Hưng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ con cháu và đã trở thành đạo lý của dân tộc. Ngay từ thời mở đất (từ thế thứ X đến thế kỷ XV), con cháu dòng họ ở các địa phương đã lập đền thờ các vị Thuỷ tổ có công quai đê, lấn biển, lập làng xã, gây dựng cuộc sống cho nhân dân. Trên địa bàn huyện có hàng chục di tích là những ngôi đền, từ đường thờ các vị tổ khai sáng, khai cơ các dòng họ: Nguyễn, Vũ, Khương, Hoàng… Di tích lịch sử – văn hoá Từ đường họ Nguyễn (xã Nghĩa Thịnh) thờ Thuỷ tổ Nguyễn Đình Cơ (Nguyễn Phụ) và em gái là Tổ cô Nguyễn Thị Lạc (Phù Dung Công chúa). Nguyễn Đình Cơ là người có công khai khẩn vùng cửa biển Đại An lập trang Hạ Kỳ còn Nguyễn Thị Lạc là người làm nghề bốc thuốc và dạy học trong triều đình nhà Lê. Ngày nay, tại từ đường vẫn còn bảo lưu các di vật có giá trị như: nhang án, tượng Tổ cô, câu đối và 2 đạo sắc phong triều Nguyễn niên hiệu Duy Tân 5 (1911) và niên hiệu Khải Định 9 (1924) phong cho Nguyễn Thị Lạc là Phù Dung Công chúa – Thượng đẳng thần. Hằng năm các con cháu trong dòng họ tổ chức 2 kỳ lễ kị chính vào ngày 11 tháng Giêng (ngày kị Thuỷ tổ) và ngày mồng 6 tháng 3 (ngày chính kị Tổ cô).

Cùng với tiến trình lịch sử, giá trị văn hóa tâm linh qua các di tích lịch sử – văn hoá ở Nghĩa Hưng vẫn luôn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần bồi đắp những giá trị đạo đức quý báu, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong cuộc sống hôm nay./.

Cơm Gà Hải Nam Và Lịch Sử Di Dân Singapore

Được chế biến từ cảnh sống tằn tiện, cơm gà Hải Nam – một trong những món ăn truyền thống của Singapore – trông khá là đơn giản. Nhưng đó lại là món ăn mà bạn sẽ sẵn lòng đi xuyên lục địa để tới ăn.

Cơm gà Hải Nam là món gà đặc trưng nhất trong giới ăn thịt gà. Bạn không tin sao? Bạn thử hình dung: tại Maxwell Food Centre ở Phố Tàu của Singapore, trước mặt tôi là một khay ê hề gà luộc, một dĩa cơm được nấu bằng nước luộc gà và một chén tương ớt nhỏ trộn với thịt gà.

Và để vượt qua bất cứ món ăn gà nào khác thế giới, trong khay còn có thêm một chén súp gà. Tôi cứ nghĩ rằng khi ăn xong chắc mình phải kêu như gà.

Cảm giác đê mê

Tôi tìm đến Maxwell để ăn tại quầy hàng ăn Tian Tian (1 Kadayanallur St) đã 30 năm phục vụ, một nơi nổi tiếng với món cơm gà Hải Nam vốn được những đầu bếp lừng danh như Anthony Bourdain và Gordon Ramsay khen ngợi.

Khi tôi đang múc một muỗng cơm định cho vào miệng, chủ hàng ăn, bà Foo Kui Lian, bước đến gần.

Bà giải thích rằng cơm gà Hải Nam, một trong những món ăn quốc hồn quốc túy của Singapore, nhìn qua tưởng chừng đơn giản, nhưng bạn nhất định phải thử qua món này nếu bạn đến Singapore.

Tôi trộn một miếng thịt đùi gà có một lớp mỡ sền sệt nằm giữa da và thịt với miếng cơm thơm mùi gừng và sả cùng với tương ớt bỏ vào miệng.

Hương vị của nó khiến cho đầu lưỡi của tôi tê tái. Tôi có cảm giác rằng từng tế bào trong cơ thể như nhảy múa và tôi không thể không nhắm nghiền mắt lại để tận hưởng cảm giác đê mê đó.

Mặc dù tôi có thể ăn món cơm gà ở đất nước của tôi, ở New York City, món cơm gà ở đây vượt trội hơn hẳn khiến tôi sẵn sàng bay 15 tiếng đồng hồ chỉ để được thưởng thức nó.

Tuy hình thức không có gì bắt mắt và khá là đơn điệu, đây lại là một món ăn tuyệt vời. Tuy nhiên, điều khiến tôi suy nghĩ là tại sao?

Cách nấu cơm gà

Hãy bắt đầu với cách thực hiện. Theo Madame Foo, bạn luộc gà trong khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó bạn đặt nó trong đá.

“Làm như vậy giữ cho hương vị không bị mất đi và bảo quản lớp da,” bà nói.

Sau khi để gà trong đá khoảng 30 phút, bạn treo nó lên cho khô trong khoảng nửa giờ. “Do phía ngoài thịt gà vẫn còn lạnh do để trong đá, phần bên trong vẫn còn đang chín tới.”

Trong khi đó, bạn lấy nước luộc gà để nấu cơm, làm món canh gà và chưng tương ớt.

Phần mỡ gà thừa thường được cho vào nước tương mè được dùng để quét lên thịt gà trước khi được đặt ra đĩa. Tính cả thảy thì làm xong món cơm gà mất khoảng hai tiếng.

Nhưng điều gì làm cho cơm gà ở Tian Tian ngon đến vậy và nổi tiếng đến vậy trong vô số những hàng ăn nằm rải rác khắp đảo quốc này?

“Đó là nước sốt bí truyền của chúng tôi,” Madam Foo nói. Ý bà muốn nhắc đến chất lỏng màu nâu phủ nhẹ lên thịt gà.

Tôi lấy muỗng múc lên từ dưới đáy bát. “Nước tương, dầu hào… và có lẽ là mỡ gà chăng?” Tôi hỏi. Madame Foo chỉ cười và lắc đầu. Bà không muốn tiết lộ bí quyết có từ lâu đời của gia đình bà.

‘Gạo phải ngon’

Để tìm hiểu điều gì đã khiến cho món ăn tưởng chừng đơn giản này lại ngon tuyệt như vậy, tôi đến Chatterbox, một nhà hàng cao cấp gần đường mua sắm sang trọng Orchard Road – nơi đã liên tục giành các giải thưởng về món cơm gà Hải Nam – và gặp gỡ bếp trưởng Liew Tian Heong.

Thoạt nhìn qua, món cơm gà của ông không có gì quá khác biệt so với ở quán Tian Tian ngoại trừ nó được đặt trong những cái bát đắt tiền.

Điều này khiến tôi hỏi vị bếp trưởng này điều gì đã khiến nó khác biệt so với món cơm gà ở các quán ăn bình dân vốn được chính quyền trợ giá như ở Maxwell Food Centre.

“Thành phần quan trọng nhất của món cơm gà,” Liew nói, “không phải là thịt gà mà là cơm. Cơm phải được nấu từ gạo thơm.”

Ông múc lên một chén cơm và đưa lên mũi hít. Mắt ông nhắm lại khi ông đang ngửi. “Sả, gừng, tỏi và lá dứa. Gạo phải ngon để tự cơm không cũng đủ ngon rồi.”

Cơm gà ở nhà hàng Chatterbox rất tuyệt và có đầy đủ những đặc điểm của cơm gà ở quán Tian Tian mặc dù nó mắc hơn gấp bốn lần.

Với giá tiền cao hơn thì phần ăn cũng nhiều hơn, không gian ăn sang trọng và thịt gà, như Liew nói, là loại đặc biệt được lấy từ Malaysia. Miếng gà mềm hơn và ngon ngọt hơn những miếng gà khác mà tôi đã nếm qua.

Nguồn gốc di dân

Khi xét qua nguồn gốc món ăn này, có một điều trớ trêu là người ta phải bỏ ra nhiều tiền hay phải xếp hàng để được ăn đúng chất món ăn quốc hồn quốc túy của Singapore này.

Khi di dân từ đảo Hải Nam của Trung Quốc bắt đầu đến Singapore vào giữa thế kỷ 19, họ bị gạt ra ngoài lề bởi vì thổ ngữ khác biệt khiến họ không thể giao tiếp hoàn toàn với những di dân Trung Quốc khác và vì đa phần những ngành nghề hái ra tiền đều nằm trong tay những di dân Trung Quốc từ lục địa vốn đã có chỗ đứng vững chắc ở Singapore.

Điều này khiến di dân Hải Nam bị gạt ra và trở thành người hầu hạ cho những ông chủ người Anh hay thành người nấu ăn.

Di dân Hải Nam phục vụ món cơm gà cho người Anh vì họ nghĩ rằng món gà luộc không có gì đặc biệt, cho nên sẽ phù hợp với khẩu vị của người Anh.

Tuy nhiên việc hương vị gà thấm đẫm trong toàn bộ món ăn lại là điều gì đó gây bất ngờ. Liew giải thích: “Người ta dùng những con gà mái già để làm cơm gà vì chúng không thể đẻ trứng được nữa. Và do đó họ muốn đảm bảo rằng họ tận dụng tối đa thịt gà bằng cách trải hương vị thịt gà ra càng nhiều càng tốt thông qua nước canh, cơm, nước sốt…”

Cơm gà là một món ăn ra đời từ sự tiết kiệm tối đa trong hoàn cảnh nỗ lực sinh tồn khi mà di dân Hải Nam phải tìm cách có chỗ đứng ở Singapore.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi quân Nhật chiếm đóng Singapore vào Đệ nhị Thế chiến. Người Anh bị đuổi đi và di dân Hải Nam mất đi nguồn thu nhập. Đó là lúc nhà hàng cơm gà đầu tiên mở cửa.

Như Tony Boey, cây viết blog ẩm thực địa phương giải thích với tôi: “Trước đó, dân gốc Hải Nam chỉ làm cơm gà ở nhà. Nhưng trong thời kỳ Nhật chiếm đóng và sau đó, họ phải tìm cách sinh nhai.”

Một trong những nhà hàng cơm gà đầu tiên ra đời là Yet Con (25 Purvis St), mở cửa vào đầu những năm 1940. Nhà hàng này vẫn còn tồn tại và vẫn phục vụ món cơm gà.

Tôi rủ một người bạn là đầu bếp và cũng là dân địa phương, Vivian Pei, đi cùng với tôi đến đó.

Khi chúng tôi bước vào, lúc đó khoảng 5 giờ chiều, chủ nhà hàng nhìn chúng tôi khinh khỉnh. Bởi đó là lúc đã quá giờ ăn trưa, nhưng lại chưa tới lúc ăn tối, và bởi đó cũng là lúc chính họ còn đang ăn tối. Họ miễn cưỡng cho chúng tôi vào.

Khi cơm gà được dọn ra, có điều gì đó kỳ lạ. “Không có sốt trên thịt gà,” Pei nói.

Vào khoảng những năm 1970 hay đầu thập niên 1980, các đầu bếp nấu cơm gà bắt đầu rưới nước sốt làm từ nước tương mè lên thịt gà luộc.

Nhưng ở Yet Con, rõ ràng họ vẫn duy trì cách giống như hồi năm 1949 – có nghĩa là không có nước sốt. Điều đó khiến cho thịt gà trông rất nhạt nhẽo.

Một khác biệt lớn nữa, như Pei chỉ ra, là Yet Con để gà khô tự nhiên và bỏ qua toàn bộ quy trình để thịt gà vào nước đá.

Cô cắn một miếng. “Hơi khô.” Khi mà kỹ thuật mới ra đời để làm cho thịt gà mềm hơn – chẳng hạn như bỏ nó vào nước đá – thì món thịt gà ở đây quả thật đi sau thời đại một cách thảm hại.

“Tôi nghĩ điều mấu chốt để có món cơm gà ngon,” Pei nói, “là mọi thứ phải cân bằng. Chỉ cần một yếu tố không tốt thì toàn bộ món ăn sẽ trở thành dở.” Trong trường hợp cơm gà ở quán Yet Con, điểm yếu đó chính là ở thịt gà.

Vòng Cuối V.league 2023: Viettel Hay Hà Nội Tạo Nên Lịch Sử?

V.League 2023 – Tất cả mọi sự chú ý ở vòng cuối đều hướng về 2 sân Cẩm Phả và Thống Nhất – nơi có tới 2 chiếc cúp vô địch đã được chuẩn bị sẵn cho Viettel FC hoặc Hà Nội FC.

Chỉ duy nhất 1 điều chắc chắn là cúp sẽ về Thủ đô, còn liệu Viettel hay Hà Nội sẽ đăng quang, và đội nào sẽ xếp nhì – ba cũng đều còn để ngỏ, chờ kết quả của 2 trận “chung kết” V.League 2023…

Chiều 7/11 diễn ra 2 trận đấu sớm, cùng mang ý nghĩa danh dự với 4 đội ở nửa dưới bảng xếp hạng nhóm A.

Tại Pleiku, Hoàng Anh Gia Lai tiếp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (cùng 20 điểm), 2 đội có kết quả thi đấu “đuối” nhất, đặc biệt là đội quân phố núi với “kỷ lục buồn” 6 trận thua liên tiếp, liệu họ có thể giành được 1 chiến thắng mang ý nghĩa danh dự hay không khi đối thủ là một đội bóng tân binh?

Nhưng HL Hà Tĩnh cũng sẽ chẳng buông xuôi, dù đã tự bằng lòng với 1 suất trụ hạng sớm. Trong trường hợp đội khách vẫn phát huy lối đá phòng ngự chặt chẽ thì sẽ không dễ để chúng tôi giành trọn 3 điểm, dù họ vẫn được đánh giá cao hơn.

Trận TPHCM – Becamex Bình Dương (cùng 27đ) được chờ đợi hơn ở khía cạnh chuyên môn. Nhưng tình thế cũng được cho là rất cân bằng.

Trong trận lượt đi, chính chúng tôi – đội được cho là “khắc tinh” của các đội bóng TPHCM – đã lấy trọn 3 điểm ngay tại SVĐ Thống Nhất. Nói cách khác, đây giống như một cuộc “đòi nợ” mang ý nghĩa danh dự và phân định xem đội nào có thể góp mặt trong tốp 5 của giải đấu.

Hà Nội hay Viettel sẽ là nhà vô địch V.League 2023.

Hai trận “chung kết” của cả mùa giải cùng diễn ra sau đó 1 ngày (8/11).

Trận “chung kết” thứ nhất diễn ra trên SVĐ Cẩm Phả, nơi đội chủ nhà đã không còn khả năng cạnh tranh vào 2 vị trí đầu bảng, nhưng đội khách Hà Nội FC thì hừng hực khí thế muốn lấy trọn 3 điểm để hướng tới một cuộc “lội dòng nước ngược” cực kỳ đáng nhớ.

Xin nhắc lại là để bảo vệ được ngôi vô địch, Hà Nội buộc phải thắng ở nơi mà họ từng thua 1-3 trong tại giai đoạn 1. Nhưng Hà Nội bây giờ đang rất khác so với gần 8 tháng trước, khi họ thiếu hụt lực lượng trầm trọng và nhiều cầu thủ trụ cột suy giảm phong độ. Sức mạnh của Hà Nội đã được phục hồi rất nhanh chóng trong thời gian qua, đặc biệt là nhiều vị trí trụ cột đã tìm lại phong độ cao.

“Cú đại bác” của Quang Hải trong trận thắng 4-2 trước Sài Gòn cho thấy sự lợi hại của ngôi sao này; thêm vào đó là sự lắt léo rất “dị” của Thành Lương, phong độ ổn định của Văn Quyết, rồi sự tiến bộ thần tốc của các cầu thủ trẻ như Văn Xuân, Văn Tới… bên cạnh các ngoại binh như Moses, Rimario, Pape Omar… và tất nhiên phải nói tới sự ổn định của thủ môn Tấn Trường đã đem đến sự bổ sung rất kịp thời.

Đội chủ nhà Than Quảng Ninh thì ngoài việc không có Hồng Quân, Xuân Tú, sẽ vắng thêm chân sút Jemie Lynch… nên sẽ rất khó tái lập thế trận và kết quả ở trận “lượt đi”. Thậm chí nhiều người còn tin vào một chiến thắng cho Hà Nội, nhưng mới là điều kiện CẦN trong các điều kiện mà thôi…

Lịch thi đấu vòng cuối V.League 2023.

Điều kiện ĐỦ của Hà Nội lại nằm ở… sân Thống Nhất, nơi Viettel – đội đang dẫn đầu bảng với 38 điểm làm khách trong cuộc đối đầu với Sài Gòn (34đ) – đội vừa chính thức mất cơ hội vô địch, nhưng vẫn chưa hết hy vọng vươn lên vị trí Á quân (nếu thắng trực tiếp Viettel).

Trên lý thuyết, Viettel đang chiếm ưu thế khi hơn HN 2 điểm, nhưng nếu chỉ hòa thôi trong khi HN thắng TQN thì khoảng chênh ấy sẽ lập tức bị san bằng và Hà Nội mới là đội lên ngôi nhờ chỉ số phụ cao hơn! Cái khó của thầy trò HLV Trương Việt Hoàng nằm ở đó, họ cũng buộc phải hướng tới 1 chiến thắng mới đảm bảo có thể đi vào lịch sử của BĐVN với danh hiệu vô địch lần đầu tiên.

Những phát biểu của HLV Vũ Tiến Thành ngay sau trận đấu với Hà Nội ở vòng trước đã cho thấy đội chủ nhà sẽ quyết tâm như thế nào để có thể vừa chứng minh khả năng của mình, vừa hướng tới hy vọng có thể giành được vị trí Á quân (thay vì bằng lòng với 1 vị trí trong tốp 3 hiện tại).

Xác định 3 CLB Việt Nam tham dự cúp châu Á 2023

Xét về thực lực và phần nào đó về phong độ, đương nhiên Viettel được đánh giá cao hơn nhờ chiều sâu lực lượng cũng như sự ổn định trong lối chơi (phần nào mang màu sắc “thực dụng” đầy chắc chắn).

Nhưng Sài Gòn FC thì hơn ở tâm lý thoải mái, họ sẽ thi đấu mà gần như không chịu một áp lực tâm lý lớn như đối thủ của mình. Bởi lý do ấy mà mọi khả năng đều có thể xảy ra trong trận “chung kết” thứ hai được dự báo là sẽ vô cùng gay cấn và hấp dẫn này.

Nếu bảo vệ được ngôi vô địch, Hà Nội FC sẽ lập cùng lúc 2 kỷ lục: Đội đầu tiên có 6 lần VĐQG và cũng là đội đầu tiên vô địch trong 3 mùa giải liên tiếp. Còn Viettel, nếu lên ngôi thì sẽ ghi thương hiệu của mình vào bảng vàng các nhà vô địch – một mốc son thật sự tuyệt vời!

VIDEO: Top bàn thắng đẹp vòng 6 GĐ 2 V.League 2023

Khám Phá Nét Đẹp Văn Hóa Lịch Sử Của Ý Yên, Nam Định

Một số điểm tham quan du lịch: Làng nghề đúc đồng Tống Xá (xã Yên Xá), làng chạm khắc gỗ Ninh Xá, La Xuyên (xã Yên Ninh), Làng nghề sơn mài Cát Đằng (xã Yên Tiến); đền Ninh Xá (xã Yên Ninh), đình Cát Đằng (xã Yên Tiến), đình La Xuyên (xã Yên Ninh), đình Ruối (xã Yên Nghĩa), đình chùa Đô Quan (xã Yên Khang); phủ Quảng Cung (xã Yên Đồng), Cây Dã Hương trên 500 năm tuổi ( xã Yên Nhân); Đền thờ Liệt sỹ (tại trung tâm huyện)…

Một số lễ hội tiêu biểu:hội làng Tống Xá (xã Yên Xá), hội đền vua Đinh ( xã Yên Thắng), Lễ hội Đình Ruối ( Yên Nghĩa), Lễ hội đền Độc Bộ (xã Yên Nhân)… Hội chợ xuân Yên Thọ ( ngày mùng 9 tết nguyên đán); Hội chợ xuân Yên Thắng ( ngày mùng 10 tết nguyên đán)

Hàng lưu niệm: đồ đồng (tranh đồng, tượng đồng, con giống, đồ thờ…), đồ gỗ mỹ nghệ (trạm khắc…), tranh sơn mài, các sản phẩm từ nứa chắp, băng giang, thêu ren, nón lá, đồ may mặc…

Không chỉ có những cảnh đẹp làm mê đắm lòng người mà những đặc sản về ẩm thực nơi đây cũng khiến du khách phải nhớ mãi: Chân giò muối Ý Yên, Bánh đậu xanh Ý yên, Phở bò Nam Định, Xôi xíu Nam Định, Bánh nhãn Hải Hậu Nam Định, Gỏi cá Nam Định, Rượu Kiên Lao, Gỏi Nhệch, Gạo Tám, bánh gai Nam Định,…

Ngoài ra, đến với Ý Yên ta không thể không đến đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Đền được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1987. Đền cùng với các di tích lân cận như đền Cộng Hòa, đình Thượng Đồng và đình Cát Đằng ở xã Yên Tiến tạo thành quần thể di tích thờ Vua Đinh ở Nam Định.

Đinh Bộ Lĩnh đã nghỉ tại khu vực mà sau này là đền Vua Đinh. Gò Đại Duyệt là nơi Đinh Bộ Lĩnh chỉ huy quân sĩ luyện tập. Cánh đồng Mo là nơi quân sĩ bỏ lại những mo cau gói cơm nhiều đến mức chất thành những đống lớn… Lễ hội đền vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Yên Thắng diễn ra vào ngày 24 tháng 12 âm lịch hàng năm, được coi là một trong số những lễ hội tiêu biểu ở Nam Định. Trong vùng, dân gian còn lưu truyền câu ca:

Nhất đới sơn lâm thiên ấn định

Lưỡng hồ long phượng địa tôn vương

Chân vương nhất thống lưu loan giá

Cổ miếu trùng tân sưởng phượng đầu

Một dải núi rừng trời định sẵn

Hai hồ mắt phượng đất xưng vua

Hoàng đế dừng xe lưu danh quý

Ghi công đền cổ sáng ngàn thu

Nhận Vận Chuyển Hàng Hoá Tuyến Hà Nội

Giao thông Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên.Phía đông của tỉnh giáp với các tỉnh là Gia Lai khá thuận lợi. Do đó ngành dịch vụ vận chuyển hàng hóa phát triển. Tỉnh có Quốc lộ 14 nối các tỉnh Đắk Lắk, Kontum thông đến Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt tuyến đường Hồ Chí Minh đã rút ngắn khoảng cách từ Gia Lai đến các trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Phía tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km. Phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, và phía bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.

Vận tải Trường Giang cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa tuyến Hà Nội Gia Lai uy tín, chuyên nghiệp, Giảm giá Shock 10%-20%. Dịch vụ vận chuyển hàng đi Gia Lai gồm:

Gửi hàng lẻ, hàng ghép, nguyên chuyển giao nhận hàng tận nơi

Vận chuyển hàng sản xuất công nghiệp, hàng nhập khẩu

Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

Đội xe Vận tải Trường Giang được chúng tôi đầu tư với nhiều chủng loại: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa,gửi hàng Hà Nội Gia Lai Giảm 10%- 20%

Giá cả là yếu tố Vận tải Trường Giang cạnh tranh nhất, giá cả chúng tôi luôn ổn định trong thời gian dài.

Đội ngũ nhân viên trẻ,năng động,nhiệt huyết, hợp tác và làm việc hết mình vì khách hàng.

Có đội ngũ kỹ thuật khảo sát hàng hóa, tư vấn phương pháp vận chuyển kỹ lưỡng. Đảm bảo chi phí vận chuyển thấp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất

Có hợp đồng vận chuyển, hóa đơn, biên nhận vận chuyển rõ ràng, chính xác, đầy đủ

Có đội xe số lượng lớn đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu vận chuyển hàng hóa của quý khách hàng. Luôn đáp ứng kịp thời khi khách hàng có nhu cầu,

Đội ngũ hùng hậu bốc xếp, đóng gói, gia cố hàng hóa trước khi hàng lên xe. Đảm bảo hàng hóa được an toàn nhất, sẽ không có trường hợp hàng bị móp mép, ẩm ướt, rách bao bì..

Có lịch xe chạy liên tỉnh mỗi ngày, hàng hóa sẽ không bị lưu tại kho, hay trễ hẹn giao hàng.

Nhận tận nơi chuyển hàng đến tận nơi. Nhận tại bãi xe chuyển hàng tận nơi hoặc giao nhận theo yêu cầu khách hàng. Có đội bốc xếp, đóng gói đóng kiện đầy đủ khi khách hàng có nhu cầu. Nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt với chi phí rẻ, chúng tôi sẽ mang đến những giá trị thiết thực nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu chuyển hàng, gửi hàng tuyến Hà Nội Gia Lai thì chúng tôi là địa chỉ cần thiết. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi, những ưu đãi đặc biệt đang chờ bạn phía trước.

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 18, Ngõ 42/177 Đường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Bãi xe tại Hà Nội : 486 Tổng kho 6_ Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Điện thoại: 0986 55 77 27 Email: [email protected]

Cập nhật thông tin chi tiết về Đình Chèm – Di Tích Lịch Sử – Văn Hoá Hà Nội trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!