Xu Hướng 6/2023 # Điều Trị Và Phòng Bệnh Phù Đầu Ở Gà # Top 11 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Điều Trị Và Phòng Bệnh Phù Đầu Ở Gà # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Điều Trị Và Phòng Bệnh Phù Đầu Ở Gà được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bện phù đầu ở gà có ảnh hưởng như thế nào đến đàn gà và cách điều trị và phòng bệnh phù đầu ở gà như thế nào. Đọc bài viết sau để biết cách phòng trị bệnh phù đầu ở gà.

Bệnh phù đầu ở gà (bệnh Coryza) hay còn gọi là bệnh viêm mũi truyền nhiễm ở gà. Bệnh phù đầu ở gà xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở gà ở độ tuổi khoảng 4 tuần trở lên. Bệnh do vi khuẩn có tên khoa học: Haemophillus paragallinarum gây ra.

Biểu hiện và triệu trứng của bệnh phù đầu ở gà

Gà bị chảy nước mũi, khò khè, mặt bị phù thũng, đầu và hốc mắt sưng lên, kết mạc bị viêm.

Thời gian phát bệnh thường kéo dài 1-2 tuần, lây lan rất nhanh qua không khí, tiếp xúc, thức ăn và nước uống giữa gà bệnh và khỏe mạnh.

Tỉ lệ mắc bệnh cao khoảng từ 40-70%, Tỉ lệ chết do bệnh phù đầu thấp chỉ từ 5-10%. Nhưng sẽ dễ lây lan các bệnh khác như tụ huyết trùng, đậu gà, Mycoplasma gallisepticum làm gà bệnh nặng hơn và tỉ lệ chết sẽ tăng lên 35-40%.

Thời gian ủ bệnh: từ 2-10 ngày, và bắt đầu xuất hiện các triệu trứng điển hình như:

– Đầu và mặt gà phù thũng

– Viêm kết mạc mắt

– Tích sưng phồng

– Giảm tỉ lệ đẻ ở gà mái từ 10-40%

Bệnh tích của bệnh phù đầu ở gà

Nếu gà chết nghi do bị bệnh phù đầu, sau khi giải phẫu sẽ thấy các bệnh tích sau:  

– Ổ viêm xoang mũi đôi khi có cục viêm bã đậu.

– Tổ chức dưới da, đầu phù thũng.

– Viêm kết mạc mắt.

– Viêm thanh quản, khí quản và đôi khi viêm phổi.

Lưu Ý: Bệnh phù đầu ở gà cần được phân biệt với các bệnh sau: bệnh tụ huyết trùng mãn tính, đậu gà (có những hạt đậu dưới da ở vùng mặt), thiếu vitamin A (niêm mạc mắt, ruột, da và lông khô, sần sùi), viêm thanh khí quản truyền nhiễm, C.R.D – viêm hô hấp mãn tính (viêm phổi và viêm túi khí).

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Do bệnh được gây ra bởi vi khuẩn nên việc dùng kháng sinh trong điều trị là rất cần thiết và thực hiện như sau:

Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da NORFLOXILIN liên tục trong 5 ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Kết hợp cho uống TERRA-COLIVIT với liều lượng 2g/1lít nước liên tục trong 5 ngày để phòng các tác nhân gây bệnh kế phát cũng như kích thích tăng trọng, tăng sản lượng trứng, tăng tỷ lệ trứng có phôi.

Sau khi ngừng dùng kháng sinh cần sử dụng men Navet-Biozym thêm 7 ngày để đàn gà chóng phục hồi sức khoẻ.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Trong công tác phòng bệnh, cần đặc biệt lưu ý rằng khi khỏi bệnh tuy cơ thể con vật có tạo được miễn dịch nhưng chúng lại mang trùng, nên dễ gây bệnh cho những đàn nuôi sau. Vì vậy khi nhập đàn gà mới về cần lưu ý không nuôi chung hoặc nhốt chung đàn cũ và đàn mới trong cùng một chỗ.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ, và phun thuốc sát trùng NAVETKON-S hoặc BENKOCID định kỳ 2lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh trong và ngoài môi trường.

Bổ sung VITA-ELECTROLYTES (NAVETCO) và TERRAMYCIN TRỨNG trong nước uống theo chỉ định giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi và tăng năng suất cho gia cầm đẻ trứng cũng như tăng tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cao.

Ngoài ra, người ta còn dùng vacxin để phòng bệnh phù đầu trên đàn gà đẻ. Hiện trên thị trường có các loạivacxin như: Haemovac, OVC-4 và Ariffa-RII.

Bệnh Newcastle ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Bệnh cầu trùng trên gà

Bệnh Sưng Phù Đầu Ở Gà

Bệnh sưng phù đầu ở gà là một trong những bệnh thường gặp ở gà. Bệnh này thường gây sưng phù ở đầu, mắt và mặt của gà. Khiến gà giảm thị lực nghiêm trọng, khó khăn trong việc ăn uống và hoạt động. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh sưng phù đầu gà như thế nào. Cùng xem những chia sẻ sau của xemgada.com.

Cách điều trị bệnh sưng phù đầu ở gà do Coryza. Nguyên nhân gà bị sưng phù đầu

Gà bị phù đầu sổ mũi truyền nhiễm Coryza. Hay còn gọi là bệnh Coryza. Do một loại vi khuẩn có tên Haemophillus Paragallinarum gây ra.

Không kể bất kỳ lứa tuổi nào, loại vi khuẩn này đều có thể xâm nhập. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở gà con từ 4 tuần tuổi trở lên.

Cách thức lây nhiễm bệnh sưng phù đầu gà

Thông thường, bệnh sưng phù đầu ở gà Coryza thường lây qua không khí bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong những nguyên nhân chính đó là do gà bị bệnh không được cách ly và lây sang đàn gà khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, việc lây nhiễm còn có thể xuất hiện do môi trường sống của gà. Gà khỏe mạnh bị lây do tiếp xúc qua chất thải của gà bị bệnh.

Ngoài ra, bệnh phù đầu gà còn lây qua đường ăn uống. Do gà bị bệnh chảy dịch viêm từ mắt, mũi xuống thức ăn, nước uống.

Triệu chứng gà bị bệnh phù đầu

Gà bị sưng phù đầu thường có thời gian ủ bệnh khoảng 2 – 10 ngày. Người nuôi cần để ý thật kỹ khi gà có những biểu hiện sau:

Gà bị sưng phù đầu, mặt, mắt

Mắt bị viêm kết mạc, mí mắt của gà bị dính lại với nhau.

Viêm khí quản, thanh quản hoặc viêm phổi.

Gà bị hen khò khèn, chảy nước mũi.

Cách điều trị bệnh sưng phù đầu gà.

Để trị bệnh sưng phù đầu ở gà hay bệnh Coryza thì dùng vacxin là tốt nhất. Vì các vi khuẩn Haemophilus gallinarum khá nhạy cảm với một số vacxin. Như Tylosin, Neomycin, Spiramycin, mpicillin, Kanamycin, Stretomycin …

Các sư kê dùng một trong số các loại thuốc trên. Pha với nước uống của gà hoặc trộn chung với thức ăn cho gà ăn. Lưu ý cần tuân theo những hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì hoặc hướng dẫn của thú ý. Sử dụng thuốc trong 7 ngày kết hợp với việc bổ sung men Probiotic. Để gà hồi phục hệ vi khuẩn có lợi đường ruột. Giúp gà có sức khỏe tốt, nhanh phục hồi.

Cách chữa bệnh sưng phù đầu ở gà do APV. Nguyên nhân gà bị phù đầu

Nguyên nhân thứ hai của bệnh gà bị sưng mặt phù đầu. Là do một loại virus Avian pneumovirus (APV) gây nên. Bệnh gà bị phù đầu này nhiều người cũng thường gọi là bệnh APV.

Thực tế thì gà bị sưng phù đầu do virus APV ghép Ecoli gây nên. Triệu chứng bệnh sưng mặt phù đầu ở gà do APV có triệu chứng giống Coryza. Nhưng cách chữa trị lại khác.

Triệu chứng gà bị sưng phù đầu do APV.

Gà con

Thông thường, gà con bị phù đầu sẽ có biểu hiện không quá rõ ràng. Nhưng thường thì gà phát triển rất chậm. Gà con bị phù đầu thường khó nhận ra bởi triệu chứng không rõ rệt do đó, tỷ lệ chết ở gà con khi mắc bệnh này là rất cao.

Gà trưởng thành

Còn đối với gà trưởng thành sẽ có nhiều biểu hiện hơn như:

Gà thường thở nhanh, gấp, hay ho….

Chảy nước mũi, mắt sưng và thường chảy nước mắt

Gà hay run đầu, phù da đầu

Nếu như gà bị bệnh nặng thường có triệu chứng ảnh hưởng đến thần kinh. Như: vẹo cổ, đi không cân bằng, đầu hay lắc và sưng mắt, mặt.

Gà đẻ.

Trường hợp gà đẻ bị nhiễm bệnh sưng phù đầu gà. Sẽ gây chất lượng trứng giảm, buồng trứng vỡ, biến dạng và teo….

Gà giống

Đặc biệt đối với gà giống, tỷ lệ nở giảm 5 – 10%. Những bệnh tích do phù đầu ở gà gây ra

Cách điều trị bệnh sưng phù đầu ở gà do virus APV.

Gà bị sưng phù đầu do vi khuẩn APV chưa có thuốc đặc trị. Việc sử dụng thuốc kháng sinh đề điều trị gà bị bệnh phù đầu là cách hiệu quả nhất. Có thể hạn chế được kế phát mầm bệnh hiệu quả.

Sư kê nên tiêm vắc xin Norfloxilin ở vùng bắp hoặc dưới da. Tiêm liên tục 5 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp Terra-colivit với tỷ lệ 2g/lít nước. Để cho gà uống liên tục trong 5 ngày. Việc kết hợp này sẽ giúp gà tăng tỷ lệ trứng. Gà tăng trưởng nhanh và có sức đề kháng tốt hơn.

Cuối cùng, nên dùng men Navet-Biozym. Để giúp gà ổn định sau khi dừng tiêm kháng sinh bệnh phù đầu ở gà.

Tuy nhiên, dùng kháng sinh chỉ là cách tức thời để hạn chế mầm bệnh phát triển mà thôi.

Lưu ý trong cách trị bệnh sưng phù đầu ở gà.

Các sư kê cần phải cách ly những con gà bệnh khỏi gà khỏe mạnh. Để tránh tình trạng lây lan trong đàn.

Vệ sinh chuồng trại, khử trùng chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống. Để tránh gà ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn.

Việc phát hiện bệnh sớm để có những hành động chữa trị kịp thời. Là điều cực kì quan trọng.

Bổ sung dinh dưỡng là điều cần quan tâm. Để gà nhanh chóng phục hồi lại sức đề kháng tốt hơn.

Nên chú trọng công tác phòng bệnh cho gà. Bởi điều này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và giảm thiệt hại kinh tế hơn cho sư kê.

Cách phòng bệnh sưng phù đầu ở gà

Phòng bệnh luôn là phương pháp an toàn cho các chủ nuôi. Bởi đối với những bệnh có khả năng lây truyền thì tỷ lệ thiệt hại kinh tế là rất cao. Do đó chủ nuôi cần:

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm thấp.

Vệ sinh máng ăn, nguồn nước phải sạch.

Khử trùng theo định kỳ bằng vôi bột hoặc thuốc khử trùng

Thường xuyên bổ sung Vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa và các loại thuốc bổ gan, giải độc để gà tăng sức đề kháng.

Khi phát hiện gà nhiễm bệnh sưng phù đầu ở gà. Cần tách ly gà bị bệnh và gà khỏe ngay lập tức. Chuồng gà bị bệnh cần được khử trùng trong khoảng thời gian quy định để vi khuẩn bị diệt hết mới được cho gà ở lại.

Bệnh sưng mặt phù đầu ở gà cần sự chuẩn đoán chính xác, phát hiện nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Việc điều trị thành công hay không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của gà và cách chăm sóc của chủ nuôi.

Chúc các sư kê thành công trong việc nuôi gà đá.!!!

Cách Điều Trị Và Phòng Tránh Bệnh Ốm Trong Cho Gà

Nhận biết gà bị ốm trong

Khi một con gà chiến bị ốm trong, bạn rất dễ nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở chúng. Gà bị bệnh thường ủ rũ, mất sức, da dẻ nhợt nhạt và sụt cân nhanh chóng. Nếu nhận thấy chiến kê của mình có những dấu hiệu trên, bạn cần chữa trị ngay. Nếu không, gà có thể bị tụt lực nghiêm trọng, phát bệnh nặng mà chết.

Nguyên nhân khiến gà bị ốm

Theo những người có kinh nghiệm nuôi gà lâu năm, bệnh ốm trong ở gà xảy ra do nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do không gian sống của gà bị ô nhiễm, gà bị thiếu chất dinh dưỡng,… Nhiều người thực hiện om bóp vào nghệ cho gà quá sớm cũng khiến chúng bị ốm trong, sụt kí và tụt lực. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập, nếu bạn vần gà quá tay hoặc om gà không đúng cách cũng có thể khiến gà bị ốm.

Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh ở gà, bạn cần tiến hành chữa trị ngay. Tránh để ‘“đêm dài lắm mộng”, bệnh trở nặng hơn mà hại cho gà.

Cách chữa gà bị ốm trong – phục hồi chiến kê 100%

Khi gà có dấu hiệu bị ốm trong, bạn cần lập tức chữa trị cho gà. Đầu tiên, để khắc phục tình trạng bị tụt lực ở gà, bạn cần thay đổi lại chế độ ăn uống, quá trình luyện tập cho gà. Bên cạnh đó, sử dụng một số thuốc trợ lực là cách tốt nhất để giúp gà chọi của bạn nhanh chóng phục hồi thể lực.

Chế độ ăn uống

Vẫn cho gà ăn thức ăn như bình thường, nhưng không nên cho gà ăn quá nhiều thóc, thịt, cá, lươn,… Các thức ăn sống cần được nấu chín để tránh gà mắc thêm các bệnh khác về tiêu hóa. Đồng thời, bạn cần cho gà ăn rau càng nhiều càng tốt, đặc biệt là rau giá, cà chua,… Nếu gà bị sụt cân nhiều thì có thể bổ sung thêm cám tổng hợp xen lẫn với các bữa ăn thóc để gà nhanh lại sức.

Chế độ luyện tập cho gà

Trong giai đoạn gà bị ốm trong, cần cho gà nghỉ ngơi nhiều. Tránh luyện tập hoặc om bóp nghệ cho gà. Hàng ngày, bạn chỉ cần phun nước chè tươi, lau khô và sau đó đem phơi khô ngoài nắng ấm. Chú ý không nên để gà ngoài nắng gắt quá lâu vì có thể khiến bệnh gà nặng thêm.

Bạn nên nuôi gà bệnh trong một chuồng riêng nhưng đảm bảo sạch sẽ, ấm áp. Tránh để gà ốm ở gần những con gà chiến khỏe mạnh khác. Khi gà bắt đầu hồi phục thì cho gà chạy giàng, chạy đà. Nếu trời đẹp thì có thể cho gà nhảy khoảng 5 phút mỗi lần. Như vậy gà sẽ nhanh phục hồi hơn.

Dùng thuốc trợ lực

Nếu chỉ áp dụng 2 cách trên thì bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để khiến gà trở lại khỏe mạnh bình thường. Để chiến kê nhanh chóng phục hồi thể lực, bạn cần phải nhờ đến thuốc trợ lực. Cho gà uống kháng sinh enervon C và boganic, mỗi loại 1 viên/ngày. Bên cạnh đó, cứ cách nhau 1 ngày bạn tiến hành tiêm 1cc Catosal, tiêm xong 3 lần thì nghỉ.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thuốc tăng cơ bắp và thuốc bổ nội tạng cho gà. Các thuốc trên bạn dễ dàng mua được với mức giá khá rẻ.

Bệnh Gà Bị Khô Chân, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Phù Hợp

Gà bị khô chân khi mới nuôi từ lúc nhỏ

Khi gặp trường hợp này mà các bạn không thấy biểu hiện của bệnh gì khác ở gà con thì có thể do thiếu nước uống, nếu thấy một số con uống nước theo kiểu rất khát thì nên chú ý bố trí lại mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi chuồng úm, bố trí lại máng uống cho hợp lý hơn. Vào mùa khô, nắng nóng cần tăng thêm độ ẩm trong chuồng nuôi bằng cách sử dụng vòi xịt tạo hơi nước, giữ cho gà không bị mất nước nhanh.

Gà bị khô chân khi trưởng thành Cách chữa trị gà bị khô chân

Như tôi đã trình bày ở trên, nếu gà con bị khô chân thì chỉ cần xem lại cách chăm sóc gà con, cho uống đủ nước là được. Còn với gà to thì phải xem xét đầy đủ các triệu trứng kèm theo để phát hiện đúng bệnh.

Trước tiên cần phải cách ly những con có triệu trứng của bệnh (bệnh gì cũng phải cách ly) để tiện theo dõi và trữa trị.

Cần làm vệ sinh tổng thể chuồng trại, dọn sạch chất độn cũ, khử trùng chuồng nuôi và sử dụng chất độn mới.

Cho những con khỏe mạnh ăn uống đầy đủ, sử dụng kháng sinh Enroseptyl-L.A và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho gà.

Những con gà có triệu trứng lạ cần theo dõi kỹ hơn, sử dụng kháng sinh và chất điện giải giúp gà khỏe mạnh hơn.

Dùng Dizavit-plus, 2g/1 lít nước, liên tục 5 ngày đêm. Kết hợp cho uống một trong các loại kháng sinh sau: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col (1g/1 lít nước uống) hoặc Pharcolivet (10g/2,5 lít nước uống), liên tục 5 ngày đêm để khống chế vi khuẩn bội nhiễm.

Khi bệnh có xu hướng nặng hơn thì cần ghi lại tất cả các triệu trứng khác để chữa bệnh phù hợp vì chân khô chỉ là một triệu trứng nhỏ của bệnh khác.

Tìm hiểu thêm các loại bệnh khác để có thêm kiến thức chăn nuôi, phát hiện đúng bệnh mới chữa khỏi bệnh.

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Trị Và Phòng Bệnh Phù Đầu Ở Gà trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!