Xu Hướng 6/2023 # Diễn Đàn Yêu Gà Cảnh # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Diễn Đàn Yêu Gà Cảnh # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Diễn Đàn Yêu Gà Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn gốc xuất sứ của gà tre Tân Châu

Nhiều giả thiết khác nhau về nguồn gốc của giống gà tre bản địa của Việt Nam này. Có hai giả thiết cơ bản là chúng bắt nguồn từ gà rừngvà được dân bản địa thuần hóa, thuyết thứ hai cho rằng chúng là kết quả lai tạo do những người Nhật hay người Hoa tức người Trung Quốc mà ra !

Nội địa

Lai tạo

Một giả thiết khác cho rằng giống gà du nhập vào vùng đất Nam Bộ có nguồn gốc từ Nhật Bản là giống gà tre Nhật Bản (Japaness Bantam). Đây là giống gà kiểng xưa, được vua chúa, quý tộc của Nhật ưa thích. Chúng đã theo chân các thương nhân đến Việt Nam, rồi được các nghệ nhân đất Tân Châu lai tạo trở thành giống gà kiểng nổi tiếng. Một giả thuyết khác cho rằng, Tân Châu vốn là vùng đất phát triển hưng thịnh, sự xuất hiện của những thương nhân người Hoa và người Hoa ưa thích việc chơi chim, hoa kiểng. Có thể họ đã thuần dưỡng, lai tạo giống gà rừng vùng Thất Sơn trở thành gà tre Tân Châu ngày nay.

Đặc điểm của gà tre Tân Châu thuần chủng :

Gà tre Tân Châu Chúng có vóc dáng gần giống gà rừng nhưng nhỏ con, thấp. Trọng lượng tối đa 800 – 900 gam với con trống, 700 – 800 gam cho con mái. Gà tre ít có giá trị về thịt nhưng ngoại hình đẹp mắt. Gà Tân Châu chân ngắn, lông mượt, màu sắc đẹp như một vũ công đầy kiêu sa. Gà chọn làm cảnh thường là con trống bởi hình dáng oai vệ. Màu khét là sắc đặc trưng của gà Tân Châu.

Để chọn làm gà cảnh chúng còn phải đáp ứng các tiêu chí về màu sắc và bộ lông. Cụ thể, nên chọn gà Gà tre Tân Châu có màu tươi sáng, sặc sỡ, bắt mắt, mặt và mào nhỏ, tích (dưới càm) ngắn, lông bờm dài, dày. Riêng bộ cánh phải dài phủ chấm chân, đuôi dài, dầy và cong chênh chếch 45 độ. Vì lông gà mềm nên còn có cách gọi là gà tre xứ lụa.Một chú gà lông trắng tuyền không bị pha gọi là màu nhạn. Lông bờm phủ lên phần trên lưng tiếp giáp sát đuôi được gọi là đẹp.

Mỗi con gà tre Tân Châu có được bộ mã đẹp là thành quả của một quá trình lai tạo khá vất vả. Thế hệ gà đầu tiên phải là một đôi trống-mái có hình thể đẹp. Sau quá trình lai tạo nhiều thế hệ, người chơi sẽ có một con gà trống có đặc điểm hình dáng lý tưởng. Con gà đó được nuôi lớn và lai tạo với con mái khác để tận dụng nguồn gen quý. Phải thực hiện việc đổ gà nhiều đời như thế mới có được những con ưng ý nhất.

Gà Thái không đẹp như gà tre Việt, gà Thái chỉ một đoạn, còn gà Việt hình dáng gồm ba đoạn. Gà Thái đuôi cong lên như đuôi bồ câu, đẹp nhưng phá tướng con gà. Nhìn đầu gà và đuôi gà liền nhau che mất thân mình nên gà Thái như hình vuông. Còn gà Việt đầu, mình, đuôi phân biệt từng đoạn rất rõ. Một con gà tre trống đẹp phải hội tụ được nhiều điểm như gà phải lùn, chân vuông, lông đuôi cụp xòe như đuôi tôm, thân hình phải thẳng, đầu nhỏ, cánh hơi xệ dài chấm chân, lông cổ phủ lưng, long mã đều.

Người chơi mê gà tre Gà tre Tân Châu bởi màu lông sặc sỡ và tiếng gáy nhẹ nhàng của chúng. Gà tre có điểm hay là đúng 3 giờ sáng mới gáy, sau đó cứ cách đúng 1 tiếng là gáy đều đều. Lúc nó vỗ cánh bay đậu lên chậu kiểng, giương cổ gáy phùng lông lên màu sắc hòa với hoa lá cành. Gà tre không bươi phá như gà nòi nên thả một con gà tre trong vườn kiểng vừa thưởng thức gà đẹp vừa yên tâm cây kiểng không bị phá.

Nguồn internet.

Diễn Đàn Xây Dựng Thương Hiệu Việt

Nuôi gà thả vườn, gà công nghiệp, vịt siêu thịt liên tục thất bại; nhưng từ vài chục con gà sao làm kiểng, anh Hai Lực (Tiền Giang) đã làm giàu nhanh chóng.

Năm 1994, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh Trần Văn Lực, ngụ ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), mưu sinh bằng việc nuôi gà thả vườn rồi gà công nghiệp, nhưng liên tiếp thất bại. Khi dịch cúm gia cầm xảy ra cuối năm 2003, dù trại gà của anh không bị bệnh nhưng vì các đại lý cắt nguồn thức ăn, anh phải bán tháo đàn gà 1.000 con đang đẻ trứng. Tạm ngưng một thời gian, anh chuyển sang nuôi vịt siêu thịt nhưng dịch cúm gia cầm cứ tái đi, tái lại nên anh tiếp tục thất bại. Sau vịt, anh chuyển sang nuôi heo thì gặp dịch lở mồm, long móng. Lúc này anh ôm nợ gần 300 triệu đồng.

Giữa lúc khó khăn, anh phát hiện ra đàn gà sao 30 con mà anh mua về làm kiểng không hề hấn gì, trong khi gà công nghiệp lại dễ bị lây nhiễm H5N1. Vậy là anh quyết định chuyển sang nuôi gà sao. Theo anh, so với gà công nghiệp thì gà sao dễ nuôi, điều kiện chuồng trại đơn giản, ít bị dịch bệnh. Gà sao nuôi thả vườn hay nuôi bán công nghiệp đều được, sử dụng thức ăn nuôi gà công nghiệp. Gà thịt từ 75 – 80 ngày sẽ cho trọng lượng từ 1 – 1,2 kg; nếu nuôi lấy trứng thì khoảng 6 tháng gà đẻ (gà sao chỉ đẻ trong mùa mưa).

Thời gian đầu khi chưa có thị trường tiêu thụ, hằng tuần anh Lực phải dùng xe gắn máy chở gà sao lên chúng tôi gõ cửa từng nhà hàng để chào bán. Một số nhà hàng thận trọng mua vài con chế biến bán thử. Đợt đầu anh bán được giá 60.000 đồng/con (chừng 1 kg), trong khi cùng lúc một con gà tàu 1,5 kg chỉ bán được khoảng 30.000 đồng. Chỉ bán được vài đợt thì hết gà, trong khi các nhà hàng gọi điện thoại đặt hàng liên tục. Thế là anh lấy ngắn nuôi dài, từng bước nhân đàn gà lên và từ từ mở rộng chuồng trại. Đến năm 2006 anh nuôi được 300 con gà đẻ. Năm 2007 nâng lên khoảng 1.000 con và từ năm 2008 đến nay đàn gà đẻ của anh đạt 3.000 con, không kể gà thịt, gà hậu bị, nhưng vẫn không đủ giống cung cấp cho người nuôi trong cả nước.

Hiện anh Lực đã xây dựng được các đại lý tiêu thụ gà sao tại Nha Trang, Bảo Lộc, Cần Thơ, Long Xuyên và một trại nuôi ở huyện Bình Chánh (TP.HCM). Trung bình mỗi tháng anh bán ra khoảng 5.000 con gà giống và 1.000 gà thịt. Theo anh Lực, vì gốc là gà rừng nên thịt gà sao (còn gọi là sao trĩ) rất ngon, có mùi thơm đặc trưng, thịt dai, ít mỡ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay giá bán một con gà sao nướng tại các nhà hàng khoảng chừng 250.000 đồng. Gà thịt thì giá trung bình khoảng 100.000 đồng một con (chừng 1 kg). Riêng gà hậu bị (90 ngày tuổi) giá gấp đôi, khoảng 200.000 đồng một con. Một trứng gà sao hiện bán được 10.000 đồng, nếu ấp nở thì bán 35.000 đồng một con… Nhờ nuôi gà sao mà anh Lực đã trả được hết nợ nần, thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 50 triệu đồng và anh đang cất lại nhà với chi phí khoảng 700 triệu đồng.

Anh Lực rất tự hào là người đầu tiên ở Tiền Giang và cũng là trong cả nước nuôi gà sao với quy mô lớn thành công, được Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT đặt vấn đề bảo tồn gien giống gà sao địa phương. Ngày 22.4.2009, anh Lực đã được Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phát triển thương hiệu Việt (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật VN) cấp chứng nhận thương hiệu “Gà sao Hai Lực”. Ngoài việc mở rộng chuồng trại và nâng quy mô nuôi gà thịt, anh Lực cho biết sẽ đầu tư xây dựng dây chuyền giết mổ, đông lạnh và đóng bao bì để đưa thịt gà sao vào tiêu thụ tại các siêu thị.

quocdung – cap nhat

Tả Cảnh Gà Mẹ Dẫn Đàn Gà Con Đi Kiếm Mồi

Tả cảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi – Bài làm 1

Buổi trưa hè nóng bức, em cùng chị gái của mình ngồi ở mái hiên cùng nhau trông thóc giúp mẹ. Ở đây, chúng em vừa trông thóc, vừa nói chuyện thật vui vẻ. Không chỉ thế, chúng em còn ngồi ngắm khung cảnh trưa hè thật đẹp, từ tiếng ve râm ran trên những tán cây xanh, từ những ánh nắng vàng soi chiếu xuống vườn cây, tạo ra những đốm nắng tuyệt đẹp. Xa xa kia, thu hút tầm mắt của chị em em, đó chính là hình ảnh của cô gà mái hoa mơ đang dẫn đàn con của mình kiếm mồi trong vườn.

Cô gà mái hoa mơ dẫn năm chú gà con đi khắp khu vườn để kiếm ăn. Mới hôm nào cô gà mái hoa mơ còn cục ta cục tác khi ấp những quả trứng hồng. Thì nay những quả trứng ấy đã nở ra những chú gà con thật đẹp. Những chú gà có màu vàng óng như màu của ánh nắng, lúc nào cũng lon ton chạy theo mẹ kiến ăn ở khắp nơi. Cô gà mái hoa mơ đã ấp nở được năm chú gà con, những chú gà con này lúc nào cũng chạy theo đàn và theo chân mẹ, không bao giờ tách đàn để vui chơi một mình cả. Cô gà mái hoa mơ thì luôn quan tâm đến những đứa con của mình, sẵn sàng dang cánh bảo vệ con khỏi những chú gà trống, hay sự đe dọa của những chú chó, chú mèo. Lúc này, cô gà mái hoa mơ sẽ đón các con của mình vào lòng và sẵn sàng tấn công những con vật kia, nếu như có ý định làm hại những đứa con của mình.

Tình thương của những cô gà mái hoa mơ dành cho con của mình còn thể hiện ở sự che chở khi cần thiết. Khi đang kiếm ăn mà trời chợt đổ mưa thì cô gà mái hoa mơ lại một lần nữa dang cánh, đón các con vào trong lòng, dùng hai cánh lớn để che chở cho các con, không quan tâm việc mình có bị ướt hay không. Lúc đi ngủ thì những chú gà con cũng nằm ấp áp trong lòng mẹ. Vì những chú gà con còn nhỏ, chưa biết cách kiếm mồi nên luôn theo chân mẹ, được mẹ dạy cho cách kiếm những hạt thóc vương vãi hay những con sâu ở trên mặt đất thì chúng cũng tíu tít làm theo, những chiếc mỏ nhỏ mổ tung đống mùn, thi thoảng cũng kiếm được những hạt thóc rơi, khi ấy trông những chú gà con rất vui vẻ.

Ngồi ngắm nhìn những chú gà con theo mẹ kiếm mồi em thấy rất thú vị. Hình ảnh ấy thật đẹp, cô gà mái hoa mơ luôn che chở, quan tâm đến những đứa con của mình. Nhìn hình ảnh ấy em lại nhớ đến mẹ của mình, có lẽ chỉ cần là mẹ thì dù là con người hay con vậy như cô gà mái hoa mơ thì cũng luôn yêu thương và che chở cho những đứa con.

Tả cảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi – Bài làm 2

Em đang thơ thẩn dạo chơi giữa vườn, bỗng nghe có tiếng gì sột soạt mới quay nhìn. Ô, mẹ con chị gà mái xúm xít kiếm mồi dưới gốc cây.

Thật là hai hình ảnh trái ngược nhau. Mẹ thì xơ xác lông xù ra, chẳng khác người đàn bà vì quá bận bịu con cái mà quên chải chuốt để quần áo xốc xếch. Còn đàn con thì mơn mờn, óng ánh như cuộn tơ vàng. Chị mái có vẻ gầy đi, bên cái nét mượt mà của thời son trẻ cũng bị tàn phai. Có lẽ, đó là dấu vết của những ngày nằm ấp trứng chờ con nở quên uống quên ăn.

Chị mái đi trước, đàn con theo sau. Miệng chị luôn “cục cục”, sợ con mình lạc lối. Đôi chân chị bới tung từng đống lá khô để tìm mồi. Hễ gặp con sâu, con dế nào, chị gắp bỏ ra rồi lại “cục cục” gọi con. Lũ con tham ăn rối rít chớp đôi cánh bé nhỏ lông mới lú, lăn xả tranh mồi, miệng “chiếp chiếp”. Vài chú bị kẹt giò vấp ngã, chị mái lật đật quay lại như âu yếm:

– Con mẹ có sao không nào!

Cứ thế, chị mái, hết đống lá khô này rồi bụi cỏ kia, luôn chịu khó cặm cụi chăm sóc đàn con thơ đại của mình mà chẳng hề biết mệt mỏi là chi.

Tả cảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi – Bài làm 3

Anh gà trống vỗ cánh phành phạch, nhún chân một cái đã ở ngay trên hàng rào, vươn cổ gáy một hồi thật to đánh thức mọi người dậy.

Tiếng gáy vừa dứt thì sân nhà bỗng rộn rã hẳn lên. Chị mái mơ dẫn đàn con của mình ra ngoài đi kiếm ăn.

Đàn gà con líu ríu quanh chân mẹ. Chị Mái Mơ vừa đi vừa gọi đàn con.

– Các con nhanh chân lên, chúng ta sẽ đến bái cát đất kia để kiếm mồi.

Nghe mẹ gọi, các chú gà con chạy nhanh hơn, chẳng mấy chốc đã đến bãi đất. Chị gọi các con lại gần hơn và cặm cụi tìm mồi quanh những đám cỏ còn đẫm sương. A, được một chú giun béo mập rồi, chị gọi con:

Một bầy líp nhíp vàng tơ chạy ùa lại, chúng tranh nhau con mồi, làm cho chú giun bị đứt ra thành từng đoạn nhỏ. Con nhiếp bé nhất chậm chân nên không được miếng nào. Chị Mơ vội cố sức đào bới, kiếm thêm được một chú giun nhỏ. Chị nỏi với các con: “Đây là phần của nhiếp, các con đừng tranh giành với em, tội nghiệp”. Thế là nhiếp nhà ta cứ thế mà nuốt chửng con giun làm cho cái diều căng tròn ra một cục, ngồi thở hổn hển. Bỗng chú phát hiện ra một vật giống con giun, chú kêu lên: “Mẹ ơi, đằng này có một con giun nữa!” Chị Mái Mơ chạy lại, nhìn kỹ thì té ra là cọng thun, chị nói:

“Nhiếp nhầm rồi, đấy là cọng thun, đừng ăn nghe con!”.

Đang mải miết kiếm mồi cho con, bỗng trên trời xanh xuất hiện một bóng đen, chao qua, lượn lại. Chị nhìn lên, rồi hốt hoảng gọi các con:

– Lại đây nhanh các con ơi! Diều Hâu đang ở trên đầu chúng ta đấy.

Nghe mẹ nói Diều Hâu, các chú gà con hoảng sợ vội vã chạy về với mẹ. Chị Mái Mơ dang rộng đôi cánh ấp ủ các con mình, mắt dán chặt vào vòng lượn của chú Diều Hâu. Lượn qua vài vòng không thấy gà con đâu cả, lão sà xuống thấp hơn và lớn giọng nói:

– Ê, chị gà mái kia! Gà con đâu cả rồi, hãy hiến cho ta vài con, ta đang đói bụng đây!

Chị Mái Mơ vẫn không trả lời. Chị xòe cánh ấp kín đàn con của mình hơn. Diều Hâu rất hiểm độc, hắn bay lên cao và dùng cái mỏ cứng như sắt mổ vào đầu chị Mái Mơ. Nhưng rất may, chị Mái Mơ đá tránh được, rướm cổ mổ một phát thật mạnh vào mắt Diều Hâu. Lão Diều Hâu đau quá, hoảng sợ bay lên. Nó không thể nào đánh nổi nữa, vội bay vọt lên cao chuồn thẳng.

Chị Mái Mơ nhẹ nhàng đứng dậy nói với các con: “Lão Diều Hâu đi rồi, các con hãy ra đi, nhưng chớ có đi xa, phòng khi lão quay lại đấy”.

– Mẹ đuổi lão ta đi rồi phải không?

Chị mim cười dịu dàng:

– Ừ, mẹ đuổi nó đi rồi, các con đừng lo nữa!

– Mẹ đúng là mẹ của con, mẹ thật dũng cảm!

Chị Mái Mơ không nói gì, chỉ mỉm cười.

Thấp thoáng trong sân vườn, dáng đi hơi cao cao của chị Mái Mơ và bước chân chạy líu ríu của lũ gà nhiếp tiếp tục đi kiếm ăn trong vườn. Nắng đã lên cao. Chị dẫn các con mình vào bỏng râm nghĩ mát.

Hình ảnh chị Mái Mơ dũng cảm chiến đấu với Diều Hâu bảo vệ đàn con mình thật là đẹp. Em thật sự cảm phục hành động của chị Mái Mơ.

Từ khóa từ Google

Kê Kinh Diễn Nghĩa (Đạo Kê Diễn Nghĩa)

Mô tả

Kinh kê diễn nghĩa đang trở thành những kiến thức giúp sư kê thành công hơn

Kinh kê đá gà là gì?

Trải qua hàng thế kỷ, gà chọi đã biến thành trò choi truyền thống sở hữu thuộc tính dân gian của người Việt. bởi vậy , chiếm hữu tương đối đa dạng kinh nghiệm truyền miệng về phương pháp chọn chiến kê , tông, giống được truyền lại qua thông thường đời. Trong số đố, kinh kê chọi gà là cuốn sách chép tay cô quạnh , ghi lại tất cả đầy đủ khả năng , thời gian tìm hiểu xem tướng gà, chọn chiến kê cho người chơi.

Kinh kê gà chỉ rõ phương pháp xem tướng gà chọi

khác lạ hơn nữa, chiêm nghiệm qua thực tiễn , người ta thấy rằng những điều tiên đoán nhưng mà kinh kê chỉ ra gần như mang độ chính xác từ 80-90%. Chính vì vậy , các sư kê vẫn thường lấy bốn liệu từ cuốn sách này khiến kim chỉ nam vững chãi trong thời kỳ chơi chọi gà hoặc chọn tông, giống… Về thời gian có mặt trên thị trường của kinh kê chơi đá gà , hiện vẫn chưa sở hữu viện dẫn đúng mực để khẳng định. Cũng có thể, cuốn sách này có mặt trên thị trường vào thời Tây Sơn, bí quyết đây hàng trăm năm.

Về nội dung, kinh kê chỉ bày cực kì rõ ràng cách xem chiến kê phụ thuộc những đặc điểm như vảy, cựa, sắc lông, màu mắt, … Thậm chí, với các dị bản chiếm hữu hình vẽ minh họa rõ ràng, tạo điều kiện cho đọc giả dễ bề phân biệt, nhận diện.

Cuốn sách chép tay này chỉ ra hơi nhiều bí quyết xem, chọn chọi gà dựa vào hình tướng, thói quen của chơi đá gà . Trong số đấy , sở hữu thể đúc kết ra một số công bố như sau :

Về tướng đi, chọn chiến kê mang tướng đi thẳng, ngực ưỡn về phía trước, vai chứa cao.

Trong kinh kê, có đoạn trích:

” nhất thời chấm muối bỏ ra hai thời lắc mặt thứ ba né lồng Vai chứa cao ngực ưởn thì mong chọi gà đi trên đá vào mồng chọi gà kia Đá đầu đá mặt lia chia Giột mưa gà chọi đứng ôi kìa đá gà hay Đòn Cân thế đứng như vầy Phần trên Đốc cổ ngang đầy đồn đại câu Chui lòn đi dưới thật mầu Thường đá bạc dướichẳng mau ăn tiền”

Về chân, vảy, cựa, chọn các con chiếm hữu đặc điểm cựa thới, vảy khai vương, nhật nguyệt hoặc vấn sao. sở hữu những con gà chọi chiếm hữu đặc điểm gần giống đều biểu hiện được đặc tài đá chọi vô cùng xuất chúng.

Trong kinh kê, nói về vảy, mang đoạn viết:

Bên cạnh đó , đối mang nguyên tắc xem màu lông, mắt, cánh gà , kinh kê chơi đá gà đều nhắc vô cùng kĩ lưỡng. sở hữu các bạn bè chơi chơi đá gà, sở hữu kinh kê là lý lẽ để lựa chọn, trui rèn nên các linh kê thật xuất sắc.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Cập nhật thông tin chi tiết về Diễn Đàn Yêu Gà Cảnh trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!