Bạn đang xem bài viết Để Gà Đẻ Trứng Đều được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chọn gà mái mắn đẻ, đẻ khỏe: Tùy mục đích lấy trứng cho ấp nở hay trứng thương phẩm mà người ta chọn giống gà phù hợp. Khi mua giống gà sinh sản nên mua tăng thêm 50% số con để trong thời gian nuôi hậu bị loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn.
Trong chăn nuôi gà sinh sản , việc đàn gà mái đẻ đều, đẻ lâu, cho sản lượng trứng cao và ổn định quyết định hiệu quả chăn nuôi .
Kinh nghiệm của những hộ chăn nuôi gà lâu năm ở huyện Hiệp Hòa – Bắc Giang cho thấy, nên loại bỏ những gà mái hậu bị 2 lần lúc 3 và 5 tháng tuổi, loại bỏ những con gà đầu to, bụng xệ quá béo, chân to, mắt lệch, đi lại nặng nề chậm chạp.
Chăm sóc để gà đủ tuổi đến trên 6 tháng tuổi mới vỗ đẻ, cho uống đủ nước pha chất điện giải những ngày nắng nóng. Cho uống vitamin ADE thường xuyên và trộn thêm vỏ sò, bột sương xay nhỏ vào cám cho gà ăn giúp cho gà đẻ khỏe, trứng to, vỏ dày và sáng.
Những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời
Nhiều bà con nông dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang sử dụng sản phẩm Vườn sinh thái cho gà uống thường xuyên với liều lượng 5ml/30 lít nước cách 2-3 ngày cho uống 1 ngày kết quả rất tốt. Đàn gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt, phân giảm 70% mùi hôi, trứng đẻ to đều. Tỷ lệ đẻ cao và kéo dài thêm 15-20 ngày so với gà không sử dụng sản phẩm.
KS NGUYỄN – Nông nghiệp VN, 30/12/2009
Phương pháp nâng cao sản lượng trứng cho gà đẻ
Thông thường, gà đẻ sẽ thay lông hoàn toàn sau một chu kỳ đẻ trứng (khoảng 80 tuần tuổi). Khi gà thay lông, năng suất trứng sẽ giảm, vì vậy, đàn gà giữ được bộ lông trong suốt quá trình đẻ sẽ góp phần giúp ổn định năng suất.
Những điều cần lưu ý để kéo dài thời gian cho trứng của gà đẻ:
– Giống: Nên chọn giống gà chuyên trứng và thích nghi tốt với điều kiện của vùng nuôi.
– Quy mô nuôi: Số lượng đàn gà phù hợp với khả năng đầu tư và quản lý của người chăn nuôi.
– Dinh dưỡng trong giai đoạn gà con và gà hậu bị: Thông thường, đến 12 tuần tuổi gà đã hoàn chỉnh khung xương, vì vậy nên cho ăn thức ăn chứa nhiều chất khoáng, đạm, lưu ý không để gà quá mập hoặc quá gày.
– Dinh dưỡng trong giai đoạn gà đẻ: Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp gà cho năng suất trứng ổn định.
Ngoài ra, cần giữ chuồng trại thông thoáng, áp dụng quy trình phòng bệnh hợp lý.
Việc kéo dài thời gian khai thác trứng của gà phải được chuẩn bị ngay từ khi còn nhỏ đến suốt thời gian đẻ trứng. Năng suất của mỗi giống gà chỉ thể hiện tốt khi được nuôi trong điều kiện thích hợp về thức ăn, môi trường, chuồng trại,…
Muốn gà đẻ thương phẩm thay lông đồng loạt cần chú ý: Dự đoán giá bán trứng trong 6 – 8 tuần tới, so sánh chi phí để thực hiện quy trình thay lông với chi phí để nuôi đàn gà mới.
Quy trình cho gà thay lông đồng loạt: Giảm thời gian chiếu sáng còn 8 – 10 giờ/ngày. Ngày thứ 1 – 2: cho gà nhịn đói và khát hoàn toàn. Ngày thứ 3 – 9: cho ăn 40 – 50g thức ăn/con/ngày và cho uống nước; ngày kế tiếp cho nhịn đói và khát. Ngày thứ 11 – 60: cho ăn 70 – 80g thức ăn/con/ngày và cho uống nước tự do. Từ ngày thứ 61 trở đi cho ăn, uống tự do, tăng thời gian chiếu sáng lên 14 – 16 giờ/ngày.
Lưu ý: Phải tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm trước khi thực hiện quy trình thay lông 1 – 2 tuần.
KS. Đặng Tịnh – Hội nông dân, 2/6/2010
Để gà đẻ trứng tốt trong mùa hè
Mùa hè nóng bức, sức ăn của gà giảm, gà đẻ trứng sẽ ít. Để gà đẻ trứng nhiều, hộ chăn nuôi cần tạo chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ.
Cần chú ý hàm lượng các vi chất trong thành phần thức ăn đối với gà đẻ, bổ sung thêm 1,5% protein (đậu nành) tỷ lệ khoảng 18% trong khẩu phần thức ăn; ngũ cốc (ngô) không quá 50-55% bảo đảm sự cân bằng amino axit. Bổ sung bã đậu, khô lạc, các loại bánh bã gạo trong thức ăn cho gà đẻ khoảng 20-25%, lưu ý các loại thức ăn chứa protein (giảm bột cá), tăng hàm lượng thức ăn thực vật để gà ăn ngon miệng. Đồng thời cần bổ sung thêm 0,1-0,4% vitamin C và 0,2-0,3% chloride vào khẩu phần ăn của gà để giải nhiệt, thêm 0,04% kẽm kháng sinh vào thức ăn hằng ngày của gà để nâng cao chuyển hóa thức ăn; cho thêm 0,1% axit fumaric vào thức ăn hoặc nước uống của gà sẽ có tác dụng giải nóng, giảm căng thẳng, gia tăng sức ăn và tỉ lệ đẻ trứng của gà.
Tại Sao Gà Đẻ Trứng Non? Làm Sao Để Gà Hết Đẻ Trứng Non?
Khi nuôi gà sinh sản đẻ trứng, thỉnh thoảng chúng ta gặp trường hợp gà đẻ trứng non. Biểu hiện là trứng gà đẻ ra không có lớp vỏ canxi cứng, tròn bao quanh mà chỉ được bao bọc bởi một lớp màng mỏng, mềm. Những quả trứng như vậy còn được gọi là trứng vỏ lụa.
Một quả trứng bình thường có vỏ chia thành hai lớp: Lớp thứ nhất là lớp vỏ cứng, tiếp theo là lớp màng trứng dính sát ngay sau lớp thứ nhất. Gà đẻ trứng non là hiện tượng gà đẻ trứng khi trứng còn chưa hình thành đầy đủ lớp vỏ cứng bên ngoài mà mới chỉ có lớp màng trứng bên trong.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên:
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do khẩu phần ăn của gà thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu Canxi, vitamin E, B12, D và phosphore, selenium…Đặc biệt đối với gà đẻ, nhu cầu canxi của gà đẻ là rất lớn. Nếu khẩu phần ăn không được cung cấp đủ canxi và phospho (thiếu bột sò, bột xương, bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương…). Hoặc trong thức ăn bổ sung canxi, phospho nhưng ở dạng khó tiêu hóa…
Hoặc có thể do chuồng trại làm quá kín ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà khiến gà không hấp thu được nguồn vitamin D tự nhiên. Thiếu vitamin D là thiếu yếu tố điều hòa sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể hay khẩu phần ăn chứa lượng chất béo (mỡ, dầu) quá cao, làm giảm khả năng hấp thụ canxi, photpho, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi của cơ thể gà.
Cũng có thể do gà mắc một số bệnh như bệnh truyền nhiễm ( như viêm phế quản, cúm gia cầm), hay mắc các bệnh do các loại ký sinh trùng, mắc hội chứng giảm đẻ… dẫn đến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, stress…và ảnh hưởng đến quá trình hình thành vỏ trứng.
Hoặc , do chuồng nuôi có độ ẩm cao quá hoặc thấp quá.
Ở những con gà đẻ lứa đầu tiên, do cơ quan sinh sản chưa ổn định và ở những con gà mái già, cơ quan buồng trứng thoái hóa, cũng khiến gà đẻ trứng non.
Thứ nhất: Ta cần chuẩn bị khẩu phần ăn của gà đẻ trứng đảm bảo đầy đủ canxi, photpho, kẽm… Muốn vậy cần cho gà đẻ ăn thường xuyên các loại thức ăn giàu canxi như vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trứng xay mịn, đậu tương, bột xương, bột cá… với tỉ lệ hợp lý.
Bổ sung các loại vitamin A-D-E, chất khoáng vi lượng, BCOMPLEX (vitamin tổng hợp bổ sung cho thức ăn gia súc)… để tăng cường sức khỏe và khả năng hấp thu canxi, photpho cho đàn gà.
Thứ hai: Điều trị hoặc loại thải những gà mái sinh sản ốm yếu, mắc bệnh, gà không còn khả năng sinh sản để chuyển sang nuôi mới.
Thứ ba: Cần phải thiết kế chuồng trại thông thoáng, có thể đón ánh nắng buổi sáng để gà có điều kiện sưởi nắng, hấp thu vitamin D.
Gà Chọi Nuôi Bao Lâu Thì Đẻ Trứng? Mỗi Lần Đẻ Bao Nhiêu Trứng
Gà chọi nuôi bao lâu thì đẻ trứng
Gà chọi nếu được nuôi đúng kỹ thuật đảm bảo về chế độ dinh dưỡng, chuồng trại tốt thì sau 210 ngày tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng. Gà chọi đẻ trứng đầu tiên sẽ khá nhỏ gọi là trứng con so hay trứng gà con so. Các trứng sau sẽ to dần lên và ổn định ở một kích thước nhất định.
Gà chọi là giống gà ta bản địa của Việt Nam, giống gà này đẻ khá sai với sản lượng từ 60 – 70 trứng/mái/năm.
Thời gian gà chọi thành thục và bắt đầu đẻ trứng là 210 ngày tuổi. Thời gian này có thể bị kéo dài do nhiều yếu tố từ thời tiết, chế độ dinh dưỡng, chuồng trại, tình hình dịch bệnh … Thời tiết nắng ít gà sẽ thành thục muộn hơn, chế độ dinh dưỡng kém gà chọi sẽ đẻ trứng muộn thậm chí không đẻ, chuồng trại không đảm bảo gà chọi sẽ phát triển kém và thời gian đẻ trứng cũng bị kéo dài. Do đó, thời gian gà chọi đẻ trứng đôi khi không cố định như số ngày vừa nêu trên.
Thời gian gà chọi đẻ trứng trên được tính khi có 5% số lượng gà chọi trong đàn đẻ được trứng đầu tiên. Ví dụ khi chọn một đàn gà chọi 100 con để xem thời gian nuôi đến khi đẻ trứng là bao nhiêu ngày. Khi đàn gà chọi này có 5 con đã đẻ được trứng thì chúng ta lấy mốc đó là mốc thời gian gà chọi bắt đầu đẻ.
Gà chọi đẻ bao nhiêu trứng mỗi lần
Gà chọi là giống gà cho sản lượng trứng ở mức trung bình. Mỗi lần gà chọi đẻ thường đẻ khoảng 7 – 12 quả. Nếu cho gà chọi ấp trứng và nuôi con thì thời gian giữa mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 5 tháng. Với thời gian như vậy thì gà chọi cho năng suất trứng không được cao. Để gà chọi có năng suất trứng cao thì người nuôi gà cần ấp trứng bằng máy và cai ấp cho gà mái chọi để gà nhanh đẻ lứa tiếp theo.
Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc gà chọi nuôi bao lâu thì đẻ trứng thì câu trả lời là 210 ngày tuổi. Tuy nhiên, thời gian gà chọi đẻ trứng trong thực tế có thể sẽ có sai khác nhất định với con số vừa nêu ra vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đẻ trứng của gà chọi. Nếu các bạn nuôi gà chọi đúng kỹ thuật thì thời gian thành thục và đẻ trứng của gà chọi sẽ đảm bảo được như số ngày vừa nêu trên.
Kỹ Thuật Nuôi Gà Đẻ Siêu Trứng. Cách Kích Thích Gà Đẻ Trứng Nhiều
Gà mái đẻ cần được nuôi nhốt trong khu vực chuồng trại cao ráo, thoáng mát, được xây dựng bằng các vật liệu hợp vệ sinh, được che chắn kỹ vào mùa lạnh và mùa mưa. Khi gà sắp đẻ, bà con cần chuẩn bị ổ đẻ với mật độ 5 – 6 con gà/ổ. Ổ cho gà đẻ nên đặt ở những nơi tránh ánh sáng trực tiếp và phân bố đều trong chuồng. Ổ được lót bằng trấu, rơm rạ sạch và định kỳ thay lớp lót 2 lần/tuần.
Chất lượng gà giống ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng trứng thu được. Với mục đích nuôi gà lấy trứng, bà con nên chọn những giống gà chuyên trứng và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của địa phương.
Khi gà đến tuổi nuôi hậu bị, bà con lưu ý chọn những con gà mái có đặc điểm ngoại hình phát dục tốt như sau: thân hình cân đối, lông màu sáng, bóng mượt, da chân bóng, trạng thái nhanh nhẹn, xương chậu rộng, đầu tròn nhỏ, mắt to sáng, mào và tích đỏ tươi… Đây sẽ là những con gà chất lượng tốt, có thể đẻ được nhiều trứng.
Để nắm bắt được lượng thức ăn của gà đã đủ và đúng hay chưa, bà con có thể quan sát kích thước và ngoại hình của quả trứng. Nếu trứng gà đẻ ra nhỏ hơn bình thường có nghĩa là gà chưa ăn đủ, cần tăng thêm lượng thức ăn. Nếu vỏ trứng đẻ ra mỏng hoặc gà đẻ trứng non, nghĩa là gà thiếu canxi, cần bổ sung vỏ sò, bột xương xay nhỏ vào khẩu phần ăn.
Cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho gà
Trong quá trình đẻ trứng, gà mái tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Vì vậy chúng cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng và nước uống đầy đủ mới có thể đẻ dày và đẻ nhiều trong thời gian dài. Tuy nhiên, cho gà ăn quá nhiều khiến gà quá béo cũng bị hạn chế khả năng đẻ trứng.
Kích thích cơ thể gà sản xuất hormone
Hormone hay nội tiết tố là yếu tố rất quan trọng trong quá trình sinh nở của gà mái. Hormone được sinh ra từ tuyến yên có tác dụng điều khiển các mô mềm khiến chúng dãn ra và đàn hồi trước khi gà đẻ trứng. Gà mái có lượng hormone tiết ra càng nhiều thì càng mắn đẻ.
Để kích thích cơ thể gà sản xuất nhiều hormone, bà con cần cho gà sưởi nắng, vì ánh nắng mặt trời sẽ tác động đến tuyến yên, từ đó tuyến yên sản xuất hormone. Thời gian sưởi nắng cho gà phù hợp là khoảng 12 – 14 giờ/ngày, kéo dài liên tục trong 3 tuần.
Sử dụng các thuốc kích thích đẻ trứng
Thuốc kích thích đẻ trứng được xem là phương pháp tiện lợn và hiệu quả nhất để khiến gà mái đẻ nhiều và đẻ dày. Một số loại thuốc phổ biến có thể kể đến như: Thyreoprotein, Caseiniod, Eitririn, Analgin… Tuy nhiên để biết nên sử dụng cụ thể loại thuốc nào cho đàn gà của nhà mình, bà con cần tìm đến các bác sĩ thú y để nhận được tư vấn chính xác, tránh sử dụng các chất kích thích bừa bãi gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Để Gà Đẻ Trứng Đều trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!