Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Thịt Gà Chọi Và Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Mua Hàng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
by Hề Duyên on July 1, 2023
Thịt gà chọi lâu nay đã trở thành món ăn đặc sản rất được yêu thích. Trên thực tế, để phân biệt được thịt gà chọi và lai chọi là rất khó. Nếu không phải người sành sỏi trong nghề thì rất khó có thể nhìn ra được. Vậy làm sao mới chọn được thịt gà chọi ngon đúng chuẩn ? Điều này sẽ được bật mí trong bài viết này.
Gà chọi chân thường cao, to, mình dài và cổ cao. Phần mèo kép màu đỏ tía, cựa sắc và dài. Những con gà trưởng thành thường rõ cựa, còn gà non hơn thì có thể chưa nhú cựa. Cơ ngực của gà chọi cũng nổi rõ, đùi phình to săn chắc. Đặc biệt là khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp.
Quan sát thêm sẽ thấy tích và dái tai có màu đỏ đối với gà trống, còn gà mái là màu xám giống như màu lá chuối khô. Hoặc cũng có thể có màu vàng nhờ điểm đen,. Mỏ và chân của gà chọi là màu chì, mắc đen có vòng đỏ rất rõ.
Gà chọi có mức tăng trọng lượng khá nhanh và ổn định. Đối với gà trống 1 năm tuổi thì cơ thể có thể đạt 2.5 – 3kg; gà mái thì sẽ là 1.9 -2kg. Nếu chăm sóc tốt, luyện tập thường xuyên thì trọng lượng này có thể cao hơn. Trọng lượng trung bình của một con gà mái trưởng thành sẽ đạt đến 2- 5 – 4kg/con.
Thịt gà chọi đỏ thẫm, các thớ thịt săn chắc. Chú ý da gà chọi thường dày hơn so với những loại gà khác, kể cả gà lai chọi.
Một số điểm cần lưu ý khi mua thịt gà chọiMuốn mua được thịt gà chọi ngon cũng cần có kinh nghiệm để không bị mua nhầm. Gà lai chọi và gà chọi có những điểm khác biệt dễ nhận biết. Để phân biệt khi mua cần chú ý một số điểm:
– Thịt gà: Thịt gà chọi luôn săn chắc hơn so với thịt gà lai. Phần da của thịt gà chọi cũng dày hơn. Càng những con đã từng chiến đấu thì điểm này càng lộ rõ.
– Màu sắc: gà chọi da đỏ thẫm, chân xám chì. Gà lai chọi thì chân xám đen có màu hơi trắng bợt hơn. Phần da cũng chỉ đỏ hoặc hơi đỏ.
– Cựa gà: Gà trống chọi sẽ có cựa gà nhú ra rất rõ ràng đối với những con trưởng thành. Còn gà trống chọi non thì phần này ít hơn. Gà lai chọi cũng xuất hiện vết nhú nhưng vết cựa nhú này tròn chứ không nhọn như gà chọi.
– Các cơ của thịt gà: gà chọi cơ ngực nổi rõ, đùi phình to chắc lẳn. . Phần hai hõm ở giữa xương chậu hẹp bó hẹp hơn.
Đó là những điểm cần lưu ý giúp bạn chọn mua được thịt gà chọi chính hiệu. Tuy nhiên, để chất lượng được cam kết và đảm bảo thì tốt nhất bạn cần liên hệ với những địa chỉ bán thịt gà chọi uy tín. Và những nơi bán loại thực phẩm này tốt sẽ có các điểm như:
– Cung cấp thông tin, địa chỉ bán hàng rõ ràng cho khách hàng.
– Nguồn hàng nhập và bán ra có đầy đủ thông tin, giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ cục.
– Giá bán hợp lý.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Chọn Tranh Phong Thủy
Tranh phong thủy bao lâu nay vừa là thú vui tao nhã vừa giúp bạn đáp ứng những yêu cầu về mặt phong thủy. Đặc biệt một trong các yếu tố giúp cho bức tranh hợp phong thủy là kích thước của nó đúng với thước Lỗ Ban.
-Thước Lỗ Ban 52.2cm gồm 8 cung lớn: Dùng để đo khoảng không thông thủy cửa chính, cửa sổ.
-Thước Lỗ Ban 42.9cm gồm 8 cung lớn (Dương trạch): Dùng trong đo đạc, xây dựng cửa bếp, bậc thang, bệ đỡ.
-Thước Lỗ Ban 38.8cm gồm 10 cung lớn (Âm phần): Dùng trong đo đạc, thiết kế đồ nội thất bàn (tủ, kệ, giường), lăng mộ.
Khi đo kích thước khung tranh chúng ta sẽ sử dụng loại thước Lỗ Ban 52,2cm được chia thành 8 cung lớn gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu. Bạn hoàn toàn có thể tự tạo cho mình cây thước này tuy nhiên nếu chỉ sử dụng một lần vào trong đo đạc để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên tìm mua cây thước này ngoài thị trường.
Khi đo kích thước tranh bạn nên cho nó rơi vào các cung tốt trên thước, ta sẽ có cách tính để xác định các cung tốt xấu như sau:
Xét L = 0,52m và n = {0,1,2,3,4,5,6,7,8,9}
-Cung Quý Nhân = n x L + (0,15 đến 0,065).
-Cung hiểm hoạ = n x L + (0,07 đến 0,13).
-Cung thiên tai = n x L + (0,135 đến 0,195).
-Cung thiên tài = n x L + (0,20 đến 0,26).
-Cung phúc lộc = n x L + (0,265 đến 0,325).
-Cung cô độc = n x L + (0,33 đến 0,39).
-Cung thiên tặc = n x L + (0,395 đến 0,455).
-Cung tể tướng = n x L + (0,46 đến 0,52).
2. Các vị trí treo tranh phù hợp và những lưu ý khi treo tranh bạn nên cân nhắc:
-Đối với phòng khách bạn nên chọn những bức tranh mang tính đại chúng, không nên chọn tranh mang xu hướng cá nhân. Với những loại tranh cá nhân này bạn có thể chọn treo trong phòng riêng, vừa đảm bảo phong thủy vừa thể hiện được chất riêng của bản thân.
-Bạn nên treo tranh cách mặt sàn một khoảng từ 1,5m đến 2m có thể điều chỉnh sao cho rơi vào các cung mà bạn mong muốn trên thước Lỗ Ban, như vậy vừa tạo được cân đối cho căn phòng vừa thuận tầm mắt với người nhìn.
-Tùy thuộc vào nội dung tranh mà theo phong thủy ta có các vị trí và hướng treo tranh khác nhau. Ta xét các ví dụ cụ thể sau:
+Tranh ngũ hành sẽ tuân theo quy luật sau:
Tranh có ngũ hành mệnh Mộc gồm các đối tượng như: hoa mai, lan, cúc, trúc, tùng, bách, thư pháp,… nên treo ở hướng Nam
Tranh có ngũ hành mệnh Hỏa gồm các đối tượng như: ngựa, rắn, mặt trời, quả vải, hoa mẫu đơn, xe cộ… nên treo ở hướng Nam và hướng Đông
Tranh có ngũ hành mệnh Thổ gồm các đối tượng như: dê, chó, trâu, bò, đá núi…nên treo theo phương Tây
Tranh có ngũ hành mệnh Kim gồm các đối tượng như: phượng hoàng, hạc tin, chim ứng, gà, khỉ, núi bằng, thiên nga, voi …nên treo theo hướng Bắc
Tranh có ngũ hành mệnh Thủy gồm các đối tượng như: cá, dơi, chim uyên ương, lợn …nên treo theo hướng Bắc, hướng Đông và hướng Tây
Ví dụ bức tranh về ngựa bạn nên đặt tranh ở hướng Nam.
+Tranh có chữ nên treo ngang, không nên treo dọc. Vì ngang là trời, ngụ ý đội trời đạp đất.
+Không nên treo tranh hình thú dữ trong nhà và quá nhiều bức tranh có nội dung trừu tượng trong nhà
+Nếu là treo tranh sơn thuỷ thì bạn nên xem thế nước chảy từ đó đặt vị trí sao cho phù hợp tạo thế nước chảy vào nhà, tránh hướng nước chảy ra ngoài, như vậy mới tạo thêm tài khí cho ngôi nhà, tránh điều xui xẻo.
+Với những bức tranh thuyền buồm thì đặt tranh ở vị trí để đầu thuyền hướng vào trong nhà, kỵ hướng ra ngoài, vì hướng ra ngoài thì sẽ hao tài tổn đinh, còn hướng vào trong thì chiêu tài.
+Phụ thuộc vào tuổi của gia chủ ta có vị trí treo tranh và nội dung tranh phù hợp như sau:
Tranh phong thủy hợp tuổi Tý: nên chọn những bức tranh có nội dung về rồng, sơn thủy hùng vĩ, có khí thế. Đặt ở vị trí phòng khách phía bên trái tường tính từ trong nhà nhìn ra ngoài.
Tranh phong thủy hợp tuổi Sửu: nên chọn tranh phong cảnh mùa xuân, mùa thu, có cây cối cổ thụ hay cánh đồng cỏ. Nên đặt tranh ở hướng Nam tính từ hướng trước mặt phòng khách.
Tranh phong thủy hợp tuổi Dần: nên chọn tranh về sơn thủy, núi cao hoặc hình phong thủy là Hổ. Nên treo tranh ở phòng khách, sảnh, phía sau gia chủ theo hướng phòng.
Tranh phong thủy hợp tuổi Mão: nên treo tranh trúc báo bình an hay hình ảnh phong thủy: Tùng – Trúc – Cúc – Mai hay Lan. Nên treo tranh ở phòng khách và phòng làm việc ở các hướng Đông, Tây Nam.
Tranh phong thủy hợp tuổi Thìn: nên treo các loại tranh như: Bát mã, Hoa mẫu đơn, hay tranh Thanh Long Hí Thủy…Nên treo ở hướng Đông hoặc phía tay trái chủ nhà theo hướng phòng.
Tranh phong thủy hợp tuổi Tỵ: nên chọn tranh rồng bay, hay đại bàng trên trời hoặc mẫu đơn, cá chép ao sen, Tùng – Hạc. Đặc biệt với tranh đại bàng hay rồng bay nên treo tại phòng khách, tuy nhiên nếu treo tranh đại bàng thì bạn nên treo đầu hướng ra ngoài và ngoài phòng khách, phòng làm việc.
Tranh phong thủy hợp tuổi Ngọ: nên chọn tranh như: Cá chép (Cửu ngư đồ), tranh sơn thủy, tùng bác trúc mai. Nên treo tranh phía sau lưng – hướng Bắc, Đông Nam, Tây Nam ở phòng khách, phòng làm việc hoặc đại sảnh.
Tranh phong thủy hợp tuổi Mùi: nên dùng các loại tranh trang trí là sơn thủy, có cỏ cây hoa lá, mẫu đơn hay tranh không gian thảo nguyên mênh mông, tranh tôn giáp Phật, Quan Âm, tranh chữ Phật…Nên treo ở phía tay trái hoặc phía đông theo hướng ngồi ở phòng khách, làm việc.
Tranh phong thủy hợp tuổi Thân: nếu nhà có người cao tuổi thì chọn tranh đàn dơi, tùng hạc, trúc… nếu chủ nhà làm về bên ngoại giao thì nên chọn tranh tùng bác trúc mai. Nên treo tranh ở phía Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam tính theo hướng nhà và ở trị cao ở vị trí hoành phi sẽ hợp lý nhất.
Tranh phong thủy hợp tuổi Dậu: nên chọn tranh là Phượng Hoàng, Bách điểu, Tam Dương khai thái mẫu đơn…nên treo ở phòng khách tại trung tâm hoặc treo ở nhà thờ họ, trường họ.
Tranh phong thủy hợp tuổi Tuất: nên chọn tranh hoa mẫu đơn có thể là tranh 8, 9 bông là tốt nhất. Có thể treo được ở nhiều nơi từ phòng khách tới phòng làm việc, phòng ngủ, đọc sách đều tốt và nên treo hướng Đông, Đông Nam.
Tranh phong thủy hợp tuổi Hợi: nên treo tranh cá chép, phong cảnh sông nước. Nên treo tranh trong phong khách, phòng đọc theo hướng Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc.
Theo chúng tôi
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Gà Trên Sân Thượng
Khi nuôi gà trên sân thượng, vì đặc trưng độ cao nên bạn không thể thả tự do chúng như nuôi trong vườn. Lúc này, cần chuẩn bị chuồng trại phù hợp để nuôi giữ, không cho chúng chạy nhảy, rơi xuống đất hoặc bay, nhảy sang nhà hàng xóm.
Loại chuồng thích hợp để nuôi gà tên sân thượng là chuồng lưới có sàn cao. Trên sàn chuồng, nên đổ thêm một lớp đất cát để dễ vệ sinh khi gà đi vệ dinh.
Dùng men xử lý mùi hôi từ chuồng gàViệc nuôi gà trên sân thượng ít nhiều cũng gây ra chút bất tiện do mùi hôi của gà. Chính vì thế, bạn cần sử dụng các loại men khử mùi để giữ vệ sinh và khử mùi hôi từ chuồng gà.
Có thể tham khảo men khử mùi hôi chuồng Htaza, giá trên thị trường chỉ khoảng 25.000đ. Khoảng 1 tháng một lần, bạn dùng men này rắc trực tiếp lên chuồng để khử mùi hôi. Lưu ý là nền chuồng phải có một lớp trấu hoặc lớp cát để giữ vệ sinh.
Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng gàGà là loài gia cầm rất tạp ăn, hàng ngày thải ra lượng phân khá lớn. Do đó nếu không được vệ sinh phù hợp, chúng rất dễ bốc mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, nếu vào mùa nắng nóng và có gió thổi thì đều này cực kì gây bất tiện cho hafngxosm của bạn. Vì vây, cách tốt nhất là bạn nên kiểm tra chuồng trại một cách thường xuyên. Ở dưới đáy trường, nên rải lớp cát, thỉnh thoảng lấy ra và thay lớp cát mới, đổ phân của gà đi.
Kết hợp trồng cây cạnh chuồng gàNếu sân thượng vẫn còn đủ rộng, bạn nên tận dụng trồng thêm một vài luống rau hoặc chậu cây kiểng. Bởi quá trình quang hợp của cây sẽ góp phần làm thoáng sạch không khí, giảm mùi hôi của gà.
Hơn thế nữa, bạn có thể tận dụng phân của gà để làm phân bón cực kì tốt cho cây. Cách làm này vừa tốt cho cả hai, vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Chọn vị trí đặt chuồngKhi nuôi gà trên sân thượng, bạn phải tinh tế tìm hướng đặt chuồng gà sao cho gió hạn chế thổi qua nhà hàng xóm, mang mùi hôi khó chịu. Tốt nhất, không nên đặt chuồng gà ở hướng đầu gió vì nó sẽ làm cho bạn rất khó kiểm soát mùi.
Những Điều Cần Lưu Ý Khi Nuôi Gà Con Ở Tuần Đầu
Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành (370C), khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh, vì vậy cần phải sưởi ấm cho gà con. Ngay trong tuần đầu, gà con phải tập làm quen với thức ăn, nước uống và các điều kiện ngoại cảnh rất khác biệt so với môi trường máy ấp nhằm giúp gà hoàn thiện các chức năng sinh lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong tuần đầu, gà con có tốc độ sinh trưởng cao nhất nên nhu cầu dinh dưỡng cao nhưng do kích thước và chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Vì thế, thức ăn gà con phải có chất lượng cao, đủ và cân bằng axit amin giới hạn như lysin, methionin, đặc biệt các vitamin nhất là vitamin A.
Phôi gia cầm phát triển ngoài cơ thể mẹ nên chất lượng đàn giống, trứng giống sẽ quyết định chất lượng con giống. Đàn gà mẹ được chủng ngừa tốt đàn con sẽ có kháng thể mẹ truyền qua lòng đỏ trứng để chống lại bệnh truyền nhiễm như Newcastle, đậu, gumboro và viêm thanh khí quản truyền nhiễm… Do đó, để gà có mức sinh trưởng cao đúng với tiềm năng di truyền của từng giống, sức sống cao, người chăn nuôi cần tạo mọi điều kiện để gà con thích nghi nhanh chóng với môi trường bên ngoài.
CHỌN CON GIỐNG TỐT
Cần xác định mục tiêu chăn nuôi rõ ràng để chọn con giống phù hợp với sản phẩm dự kiến. Nếu sản xuất trứng ăn, nhà chăn nuôi phải mua gà mái chuyên trứng như gà Isa Brown, Babcob. Có 2 lựa chọn khi nuôi gà thịt. Nuôi gà thịt công nghiệp thì chọn gà AA, Cobb, thời gian nuôi ngắn, xuất chuồng lúc 5 – 6 tuần tuổi. Nuôi gà thịt lông màu như lương phượng, tam hoàng, thời gian nuôi khoảng 9 – 10 tuần, cần có hợp đồng tiêu thụ chắc chắn.
Con giống phải được mua từ những cơ sở giống có uy tín, trại giống phải đạt tiêu chuẩn theo quy định. Điều quan trọng nhất là con giống phải được ấp từ trứng của đàn gà giống đạt tiêu chuẩn giống, khỏe mạnh, được nuôi dưỡng hợp lý. Gà con phải đồng đều, di chuyển nhanh nhẹn, đạt tiêu chuẩn loại I, mắt to và sáng, mỏ to vừa phải, chắc chắn, chân vững chắc không dị tật, lông khô óng ánh, màng da chân bóng, không bị bết lông, không hở rốn, bụng mềm cân đối.
Loại bỏ những con quá nhỏ, lông xơ xác, hở rốn, da chân khô và nhăn, chảy nước mũi nước mắt. Để thành công trong chăn nuôi, trước khi mua gà con phải nắm được các thông tin về nguồn gốc đàn gà, uy tín của trại giống và nắm vững đặc tính năng suất của đàn gà sắp nuôi. Tuyệt đối không mua gà giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Trọng lượng ở 1 ngày tuổi: gà hướng trứng từ 38 gam, gà hướng thịt từ 40 gam trở lên.
CHUỒNG TRẠI VA TRANG THIẾT BỊ
Trước khi bắt gà con phải chuẩn bị chuồng úm để sưởi ấm chu đáo. Chuồng phải được dọn vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất 3 tuần trước khi nuôi đợt mới. Chuồng úm gà con nên bố trí ở đầu hướng gió, cách ly xa chuồng gà trưởng thành để tránh lây lan bệnh từ gà lớn sang gà con. Nơi nuôi gà con phải đảm bảo khô ráo, tránh mưa tạt, gió lùa, an toàn, tránh chó, mèo, chuột gây hại gà con.
Nếu úm trong lồng phải sửa chữa những chỗ bị hỏng, lưới rách được thay để tránh tổn thương cho gà con. Sàn lồng úm gà con phẳng bằng lưới, kích thước mắt lưới khoảng 1 cm sao cho chân gà không bị lọt và không đọng phân. Những ngày đầu nên trải giấy xốp nhằm giúp gà tập ăn, vừa giữ ấm cho gà và tránh gió lùa từ dưới lên. Sau 3 – 4 ngày, gà con đã cứng cáp có thể bỏ giấy lót sàn. Nếu trời lạnh hoặc ban đêm, chung quanh lồng úm cần được che kín trong tuần đầu để giữ nhiệt. Nguồn nhiệt bố trí ở 1 phần lồng tạo chênh lệch nhiệt độ trong lồng úm. Úm trong lồng nên chia thành đàn nhỏ, tối đa 200 gà, nhằm tránh gà túm tụm lại khi mất điện hoặc khi bị lạnh gây đè chết. Dùng lồng úm gà con sẽ tiết kiệm được diện tích chuồng, tiết kiệm năng lượng sưởi ấm, dễ kiểm soát bệnh cầu trùng.
Nếu úm trên nền phải chuẩn bị chất độn chuồng khô, sạch, an toàn cho gà con, chất độn chuồng mềm, xốp. Nếu lót sàn bằng trấu thì trong những ngày đầu nên trải giấy, tránh gà con ăn phải chất độn chuồng hoặc cạnh sắc của trấu gây nứt chân gà. Úm nền cũng phải chia thành các ô nhỏ khoảng 300 con mỗi chụp úm nhằm tránh gà dồn lại, gây chết do đè lên nhau khi mất điện hoặc khi lạnh, tránh tình trạng gà con đi lạc xa không tìm thấy nguồn nhiệt nên bị lạnh.
Bảng 1.Nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng úm gà con
Với điều kiện khí hậu nước ta thường phải úm gà trong 3 tuần về mùa đông, 2 tuần về mùa hè. Những nơi khí hậu nóng chỉ cần sưởi ấm cho gà trong tuần đầu, sang tuần thứ 2 chỉ cần sưởi ấm vào ban đêm và khi trời mưa gió nhiệt độ xuống thấp dưới 27 0 C.
Máng ăn:trong 1 – 2 ngày đầu, cho gà tập ăn trên khay hoặc trên giấy trải ở nền chuồng, sau đó cho ăn bằng máng dài hoặc tròn. Chiều cao thành máng khoảng 5 cm, có gờ để gà con không bới làm rơi vãi hoặc bẩn thức ăn. Tùy theo số lượng gà nuôi, máng ăn phải đảm bảo đạt 5 cm/con.
Máng uống:phải bố trí đủ, cấu trúc máng phù hợp với gà con, độ cao máng sao cho gà con uống được nước mà không bị ướt lông cổ. Nước uống phải đảm bảo sạch và tiết kiệm được nước. Nếu dùng núm uống phải tập cho gà con uống nước trong những giờ đầu bằng cách đưa mỏ gà vào núm uống để gà có thể uống nước, chỉ cần tập cho khoảng 30 – 40 % số gà là chúng sẽ bắt chước nhau. Trong những giờ đầu phải quan sát và đánh giá gà con tiếp cận được thức ăn và nước uống thuận tiện không.
Máng ăn và máng uống bố trí đủ gần sao cho gà con không phải di chuyển quá 0,5 m để ăn và uống.
THỨC ĂN
Tùy theo giống gà có tốc độ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng trong những tuần đầu khác nhau. Gà thịt nặng cân có tốc độ sinh trưởng cao nên trong 2 tuần đầu có nhu cầu protein cao (22 – 23 %), sau đó giảm dần. Những giống gà chuyên trứng nhẹ cân có tốc độ tăng trọng thấp hơn nên thức ăn khởi đầu chỉ cần mức protein 20 – 21 %, sau 4 tuần mức protein trong thức ăn giảm dần. Gà con mới nở thường bị thiếu vitamin A nên trong tuần đầu phải cung cấp lượng vitamin A khoảng 2000 IU/ con, với liều cao như vậy gà con có thể dự trữ trong gan và trong mô mỡ. Trong ngày đầu cho gà tập ăn trên khay bằng bắp hoặc tấm để gà con quen với việc mổ thức ăn và tiêu nhanh lòng đỏ trong ổ bụng. Trong 3 tuần đầu cho ăn tự do suốt ngày đêm, như vậy gà con có thể nhận lượng thức ăn tối đa mà chúng có thể nhận để kích thích sự phát triển bộ máy tiêu hóa.
Gà con tiêu thụ lượng thức ăn ít nên thức ăn gà con trong những tuần đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Mặt khác phải cấp thức ăn nhiều lần trong ngày, để gà con luôn được ăn thức ăn mới, tránh làm bẩn hoặc hỏng thức ăn.
Bảng 2. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà con trong 2 tuần đầu
CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
gà con trong tuần đầu từ 33 – 350C dưới chụp úm, sau đó mỗi tuần giảm 20C. Khi trời lạnh phải bật thiết bị úm trước sao cho nhiệt độ chuồng úm đủ nhiệt khi thả gà con. Quan sát sự phân bố của gà con trong chuồng để đánh giá tình trạng nhiệt. Nếu gà phân tán đều trong chuồng, gà con sởn sơ, nhanh nhẹn là nhiệt độ đạt tối ưu, khi đó gà con ăn nhiều, khỏe và lớn nhanh. Nếu gà con nằm túm tụm dưới nguồn nhiệt, ăn ít, uống nước ít là gà bị lạnh, cần tăng nhiệt độ. Nếu gà nằm túm tụm ở góc chuồng xa nguồn nhiệt, gà há mỏ thở nhanh, ăn ít, uống nước nhiều là do nhiệt độ quá nóng, cần giảm nhiệt độ. Chuồng nuôi gà con phải đảm bảo khô, ấm và thoáng.
Ẩm độ trong chuồng úm gà con tốt nhất ở khoảng 55 – 75 %, với mức ẩm độ này hơi nước trong phân bay nhanh, nên phân khô, gà khỏe mạnh.
Chế độ chiếu sángcho gà con rất quan trọng. Ánh sáng cần để gà nhận biết và lấy thức ăn. Gà con trong tuần đầu cần chiếu sáng 23 giờ mỗi ngày, sau đó mỗi tuần giảm 2 – 3 giờ chiếu sáng mỗi ngày cho đến khi thời gian chiếu sáng còn 12 giờ/ngày và ổn định suốt trong thời kỳ sinh trưởng. Cường độ chiếu sáng cho gà con khoảng 3,5 – 4 W/m 2 (20 lux), vừa đủ cho gà nhìn thấy thức ăn là đủ, ánh sáng trắng hoặc màu vàng cam nhẹ thích hợp cho gà con.
Mật độ úm gà con có xu hướng cao nhằm tiết kiệm năng lượng sưởi ấm và tận dụng chuồng một cách hiệu quả nhưng vẫn phải đảm bảo điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng. Úm trong lồng 2 tuần đầu có thể 50 gà/m2, sau đó giảm dần. Mật độ thích hợp khi úm ở chuồng nền là 25 – 30 gà/m2.
Gà con hướng trứngnên cắt mỏ để tránh hiện tượng cắn mổ nhau, bới thức ăn làm rơi vãi láng phí thức ăn, đảm bảo gà con phát triển đồng đều. Nên cắt mỏ gà lần đầu vào lúc 10 – 21 ngày tuổi. Gà được cắt mỏ trên khoảng 1/3 từ ngoài vào, mỏ dưới chỉ đốt nóng đầu mỏ để hạn chế phát triển. Cắt mỏ sớm vào những ngày đầu không có lợi vì gà con rất khó uống nước và việc tập ăn cũng gặp trở ngại, thao tác khó nên dễ bỏ sót, mỏ nhanh chóng phát triển nên phải cắt lại trong khoảng thời gian ngắn. Thiết bị cắt mỏ với lưỡi dao được nung nóng nên vừa cắt mỏ vừa đốt vết cắt để bịt những mạch máu tránh chảy máu. Lưỡi dao phải bén để vết cắt gọn, không gây dập mỏ gà con. Cắt mỏ không đúng quy cách sẽ gây chảy máu hoặc dập mỏ. Sau khi cắt mỏ, nên tăng mực nước và thức ăn trong máng nhằm tránh đau cho gà.
Cắt móng, đeo số đánh dấu gà giống trước khi thả gà vào chuồng được thực hiện theo chương trình giống.
Quy trình phòng bệnh: trong 3 ngày đầu cho uống kháng sinh phòng một số bệnh do vi khuẩn như bệnh thương hàn, bệnh hô hấp mãn tính (CRD), viêm rốn và bệnh do E. coli. Thuốc được hòa vào nước uống, nên xen kẽ bổ xung vitamin ADE và B complex. Trước khi cho uống thuốc nên cho gà khát khoảng 2 – 3 giờ. Nước có pha kháng sinh hoặc vitamin nên tính toán sao cho đủ lượng uống trong vòng 20 – 30 phút, sau đó cho uống nước thường. Nếu gà con hở rốn hoặc còn dây rốn phải cắt bỏ và sát trùng rốn bằng cồn iot 0,5 % hoặc xanh metylen 1 %. Vắc-xin phòng bệnh Marek tiêm lúc 1 ngày tuổi cho những đàn gà nuôi trên 12 tuần như gà đẻ trứng, gà giống hoặc gà nuôi thịt 14 – 16 tuần như gà nagoya, tam hoàng. phòng bệnh Newcastle, Gumboro và bệnh đậu bằng vacxin theo quy trình.
Gà thịt công nghiệp nuôi 5 – 6 tuần có thể không cần chủng. Hiện nay có nhiều loại vắc-xin phòng bệnh Gumboro và Newcastle phối hợp với một vài loại bệnh khác, cho nên tùy điều kiện thực tế mà chọn loại vắc-xin phù hợp nhất.
Làm Trại Gà Tre Mỹ Và Những Điều Cần Lưu Ý!
Làm trại gà tre Mỹ cũng giống như nhiều giống gà khác. Nó đòi hỏi yếu tố kích thước chuồng, cách xây dựng và chăm sóc của sư kê. Trong bài viết hôm nay chúng tôi không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách làm trại gà tre mà còn về giống chiến kê này.
Đôi điều về gà tre MỹGà tre là giống gà thuần chủng tại Việt Nam. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài đẹp mà nó còn có tài năng vượt trội trong đá cựa. Do đó ngoài chọn làm cảnh thì nhiều sư kê còn huấn luyện nó thành chiến binh để phục vụ cho các trận đấu.
Gà tre được lai tạo với nhiều dòng khác nhau như Peru, Asil, Mỹ,.. tạo thành nhiều chủng loài hơn.
Hiểu đơn giản là gà tre Mỹ thực chất là gà lai tạo giữa gà tre Việt và gà Mỹ. Nếu nhìn sơ qua bên ngoài rất khó để mà phát hiện được. Tuy nhiên đều đó không có nghĩa là chúng giống nhau hoàn toàn. Có thể nhận biết qua những yếu tố sau:
1. Trọng lượngVì trọng lượng nhẹ nên giống gà này chủ yếu dùng để làm cảnh hoặc thi đấu chứ không nuôi lấy thịt hay làm kinh tế được.
2. Hình dáng bên ngoàiNgoài ra có thể phân biệt gà tre Mỹ thông qua những đặc điểm, hình dáng bên ngoài như:
– Chân cao, cán nhỏ, màu sắc ở mỏ và chân có màu kim cương tươi
– Đuôi bản lớn, sợi to, có độ nghiêng 1 góc từ 30 – 40 độ so với mặt đất
– Mồng gà tre Mỹ có kích thước vừa phải, luôn thẳng đứng
– Vóc dáng nhẹ nhàng, bước đi mạnh mẽ, thoăn thoắt….
3. Màu lôngDựa vào quá trình lai tạo mà gà tre Mỹ sẽ sở hữu những đặc điểm hình dáng khác nhau, nhất là ở màu lông. Tuy nhiên có thể dễ nhận thấy nhất ở ba màu sắc chính là:
– Gà điều: Chiếm khoảng 30% số lượng gà tre Mỹ hiện nay. Có lông cổ và lông mã màu đỏ rực hoặc đỏ tía.
– Màu sắc khác: Chiếm 10%. Có tạo hình khá thu hút và độc đáo. Nó như sự lai tạo giữa gà tre chuối và gà điều.
Hướng dẫn làm trại gà tre MỹLà giống gà lai tạo giữa gà tre Việt nên đặc điểm, tập tục sinh hoạt của nó khá giống với gà tre thường.
Do đó quá trình làm trại gà tre Mỹ cũng khá đơn giản, không hề cầu kỳ chút nào. Anh em chỉ cần lưu ý những vấn đề như:
– Bố trí thêm cành cây chắc ngang chuồng để chiến kê bay lên ngủ.
– Nền chuồng nên sử dụng cát mềm, mịn để đảm bảo chân của gà không bị thương trong quá trình di chuyển. Bởi đây là vũ khí quan trọng nhất của nó.
– Chuồng cần đảm bảo yếu tố chắc chắn, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
– Nên sử dụng tấm lưới để bọc cửa chuồng. Lưu ý mắt lưới cần nhỏ để đảm bảo chuột không vào được. Mùa đông thì dùng vải bọc bên ngoài để giữ ấm.
– Hạn chế không cho người lạ cũng như vật nuôi khác ra vào chuồng. Rất dễ lan truyền bệnh từ bên ngoài vào.
– Thường xuyên vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống để đảm bảo sức khỏe của chiến kê được tốt nhất.
Đó là cách làm trại gà tre Mỹ. Ngoài ra SV388Agent cũng giúp anh em phân biệt giữa hai giống gà tre với nhau. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã có thêm những thông tin thật hữu ích!
Những Điểm Cần Lưu Ý Khi Gà Chọi Thay Lông. Kinh Nghiệm Của Sư Kê
Gà chọi thay lông là quá trình mà người nuôi cần đặc biệt lưu ý. Bởi nếu không chăm sóc đúng cách, gà chọi có thể bị hỏng trong giai đoạn này. Quá trinh thay lông như thế nào? Cần chú ý những gì? Hãy theo dõi bài viết sau để nắm được những thông tin cần thiết. Đây đều là kinh nghiệm của những sư kê có tuổi trong nghề.
Quá trình gà chọi thay lôngGà thay lông sẽ diễn ra theo mùa, theo lứa tuổi. Gà thay lông sẽ giúp cho chúng có một bộ lông óng mượt đẹp đẽ.
Quá trình thay lông của gà thường bắt đầu diễn ra từ cổ. Lông gà sẽ rơi rụng theo nhúm và lan dần xuống phần ngực, lườn gà, lưng gà và cuối cùng là đuôi.
Dựa theo điều kiện sức khỏe của chú gà cũng như cách chăm sóc của chủ nuôi mà quá trình thay lông sẽ diễn ra tốt đẹp hay không.
Điều đó có nghĩa là, quá trình thay lông của gà có thể điều chỉnh bằng thức ăn, nước uống,… nói chung là sự chăm sóc tỉ mẩn của người nuôi.
Gà chọi thay lông bao lâuVậy thì gà chọi thay lông bao lâu? Để trả lời câu hỏi này, người nuôi gà cần xác định, gà của mình đang thuộc gia đoạn nào, gà con thay lông hay gà trưởng thành thay lông.
Gà con thay lôngNếu là gà con thay lông tơ thì quá trình gà thay lông bao lâu không quan trọng. Bởi đây là đợt thay lông đầu tiên của gà nên chu kỳ chưa cố định. Chúng có thể kéo dài từ 6 ngày đến 1 tháng tuổi đầu tiên của gà con.
Quan trọng hơn là, sức khỏe của những chú gà con chưa ổn định nên việc thay lông chỉ giúp chúng giữ ấm cho cơ thể mà chưa hình thành dáng lông.
Gà trưởng thành thay lôngNhững chiếc lông dài sẽ xuất hiện khi gà được 2,5 tháng tuổi hoặc sớm hơn ở 2 tháng tuổi. Lúc này, quá trình gà chọi thay lông bao lâu cũng chưa thể xác định chính xác. Ở lần thay lông này, điều nổi bật nhất là gà trống sẽ nhận biết dễ hơn với gà mái. Tối đa, quá trình này sẽ dừng khi gà ở 5,5 – 6 tháng tuổi.
Khi gà hoàn toàn trưởng thành ở tháng tuổi 16, hoặc chậm nhất là 18 tháng, thì chúng sẽ bước vào lần thay lông sẽ lặp lại chu kì theo hàng năm. Lần thay lông này sẽ lặp lại ở các năm theo mùa. Câu hỏi gà thay lông bao lâu sẽ được trả lời rõ ràng hơn? Quá trình thay lông này diễn ra trong khoảng 2 tháng.
Mùa gà chọi thay lông và lưu ý chăm sócVào tháng 6, 7 âm lịch, tức là lúc giao mùa từ hè sang thu, gà sẽ bắt đầu quá trình thay lông. Tuy nhiên, những con gà trống lại có quá trình thay lông sớm hơn gà mái, thường là vào tháng 5,6 âm lịch.
Sau khi thay lông, gà trống sẽ có một bộ lông sáng, đẹp, mềm mịn và bóng mướt hơn. Phần lông đẹp nhất chính là lông cánh, chúng to và dài hơn so với lông cũ.
Một điều sưu kê cần lưu ý là, lông chính là protein tái tạo, nên việc bổ sung năng lượng, dinh dưỡng cho gà thay lông là rất cần thiết và quan trọng. Người nuôi gà nên đặc biệt chăm sóc và cũng cấp lượng thức ăn giàu protein cho các chú gà của mình.
Gà chọi thay lông bao lâu là tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của gà. Người nuôi gà nên nắm bắt được quá trình thay lông của gà để bổ sung thức ăn phù hợp cho gà của mình.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Thịt Gà Chọi Và Những Điều Cần Lưu Ý Trước Khi Mua Hàng trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!