Bạn đang xem bài viết Con Gà Nòi Gãy Cựa được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tháng giêng là tháng ăn chơi. Câu nói này vào thời xa xưa đúng y chang. Muốn ăn muốn chơi người ta phải chuẩn bị trước. Bởi vậy tết năm nào dân trong làng cũng bỏ ra cả tháng để chuẩn bị ăn và chơi trong dịp Tết Nguyên Đán. Nói cho đúng thì chỉ có đám con nít và mấy ông già hay những người có chút đỉnh của cải không phải đi làm mới có thì giờ chuẩn bị để ăn Tết. Đám con nít lo ăn tết kỹ chẳng kém gì người lớn. Đi học từ thứ hai cho tới thứ năm thôi thành ra chúng có tới ba ngày cuối tuần để chơi và để sửa soạn các trò chơi cho ba ngày tết.
Mới đầu tháng 12 thôi mà đám con nít được lệnh tựu tập ở nhà lồng chợ để bàn chuyện ăn tết. Con nít nhà nghèo và con nít nhà giàu chia thành hai phe rõ rệt. Phe nhà giàu ít người hơn nhưng lại có tiếng nói mạnh mẽ vì có tiền. Phe nhà nghèo đông hơn. Người nghèo lúc nào cũng đông hơn người giàu. Cái điểm đó cũng ứng vào đám con nít trong làng. Phe nhà giàu do Bảy Thưa lãnh đạo còn phe nhà nghèo do Sáu chỉ huy. Sau lần đánh Bảy Thưa bầm mắt và xịt máu mũi, Sáu được con nít nghèo suy tôn lên làm thủ lĩnh đại ca vì nó có ba điều mà đám con nít nghèo không có.
Thứ nhất là hay chữ hơn. Thứ nhì nó có võ và thứ ba nó không sợ thằng Bảy Thưa.
– Tụi mày muốn chơi cái gì?
Bảy Thưa hỏi và đám con nít nhà giàu la lớn. Sáu thường giễu đám con nít thuộc phe Bảy Thưa là gánh hát cải lương.
– Bầu cua cá cọp đi anh Bảy
– Lắc lô tô…
Sáu xì tiếng dài.
– Bầu cua cá cọp với lô tô hoài chán bỏ xừ. Kiếm cái gì mơi mới đi…
Hết nói thêm vào để lấy lòng đàn anh của mình.
– Đá gà đi… đá gà vui lắm…
Đám con nít nhà giàu hưởng ứng liền. Chúng nghĩ tụi con nít miệt vườn toàn là trần minh khố chuối, nghèo rớt mồng tơi thì làm gì có tiền để mua gà đá. Gà thường đã mắc huống hồ gì gà đá. Nó mắc gấp mười lần gà ăn thịt. Mà hỏng có dễ kiếm đâu nghen. Nội cái làng này không có ai đá hoặc nuôi gà đá. Các vùng lân cận chỉ có một tay đá gà mà nghe như đã bỏ nghề vì sạt nghiệp. Đó là bác Tư bà con bên nội của Sáu. Ổng giàu nhất làng Lương Hòa nên ở không ăn chơi mút mùa. Tứ đổ tường cái giống gì ổng cũng biết, cũng chơi qua. Đối với bác Tư thì hỏng phải tứ đổ tường mà là lục hay bát đổ tường.
Nghe nói đá gà Sáu ừ liền. Chuyện đá gà nhắc nó nhớ lại ông năm Hàn. Hồi còn ở trên tỉnh má nó mướn nhà của ông ta. Ông này tuổi độ năm mươi ngoài mà dê thì hỏng có ai bằng. Được người quen chỉ má nó tới mướn nhà của ông ta. Vừa thấy mặt ông ta mê má nó liền. Nhà cho người khác mướn năm chục đồng một tháng mà ổng chỉ lấy rẻ có mười đồng. Ổng còn không muốn lấy tiền nhưng má nó hổng chịu. Sau khi gặp mặt ổng đem cây si bự còn hơn cây me già trồng ngay trước cửa nhà của má nó. Từ đó một tuần lễ ổng có mặt nhà nó ít nhất hai lần. Mái nhà còn mới tinh nhưng vì muốn có cớ chính đáng để thấy mặt má nó ổng kêu thợ gỡ bỏ để lợp mái mới. Ổng tìm đủ cách để làm đẹp lòng người đẹp. Ổng dẫn nó đi theo ổng xem đá gà. Nhờ vậy mà nó cũng biết chút ít về cách nuôi và đá gà. Bởi vậy khi nghe thằng Hết nói đá gà nó ưng liền vì trúng tủ của mình mà.
– Ừa mình đá gà…
Câu nói của Sáu như là một mệnh lệnh hay là quyết định tối hậu. Bảy Thưa cũng chịu đá gà. Nó có thâm ý riêng của nó. Bấy lâu nay đá dế nó bị thua hoài. Sang tới đá cá lia thia nó càng đá càng thua đậm, thua thảm thê. Bây giờ có dịp phục hận nó dễ gì chịu bỏ qua. Biết gà rất mắc tiền nên Sáu bày mỗi phe chỉ đưa 1 con gà ra đá mà thôi. Cả bọn đồng ý. Riêng Sáu cũng hơi lo trong lòng vì không biết mình với đám con nhà nghèo có tiền mua gà để đá không. Đợi cho phe của Bảy Thưa đi hết Sáu họp ban tham mưu của mình bàn chuyện đá gà.
– Làm sao mình có gà để đá anh Sáu?
Thằng Dắt hỏi nhỏ. Thằng Cu trả lời thật nhanh như sợ mấy đứa khác nói trước.
– Dễ ợt… Tao thấy chị sáu Em nuôi một bầy gà. Mình mua một con…
Thằng Hết trề môi.
– Mày ngu như bò. Chị sáu Em nuôi toàn gà mái không. Gà mái mà đá cái gì…
Thằng Cu cố cãi lại.
– Sao gà mái hỏng đá được?
Sáu bật cười hỏi.
– Mày có thấy đứa con gái nào quánh lộn hôn…
Thằng Mến xen vào.
– Có chứ anh. Con Bền nó quánh lộn hoài. Nó quánh luôn cả đám con trai tụi tui nữa…
Sáu gật gù.
– Như vậy nó không phải là con gái mà nó là bà chằng lửa… Tao biết có chỗ để mình mua gà. Chỉ sợ tụi mình không có tiền để mua…
– Ở đâu anh Sáu?
– Bác Tư của tao. Ổng thích đá gà… Tao đoán ông có nuôi gà… Ổng giàu lắm… Tứ đổ tường cái gì ổng cũng biết…
– Tứ đổ tường là gì hả anh Sáu?
Sơn hỏi anh của nó. Sáu nhăn mặt vì câu hỏi của thằng em út. Chính nó cũng hỏng biết tứ đổ tường là cái mốc xì nhưng đã lỡ khoe mình hay chữ nên nó phải trả lời câu hỏi của Sơn.
– Tứ đổ tường là bốn món ăn chơi của người lớn. Tứ là bốn, còn đổ tường là…
Sáu gãi gãi đầu rồi sau cùng à lên tiếng nhỏ.
– Tứ đổ tường là bốn món ăn chơi làm đổ tường nhà của mình bởi vậy mới gọi là tứ đổ tường. Bác Tư ổng ăn chơi riết rồi tường nhà của ổng mất hết trơn…
Sơn gật đầu tỏ vẻ tin vào lời giải thích của anh mình. Anh nó được coi như hay chữ nhất trong đám con nít mà.
– Nhà ông ở đâu hả anh Sáu?
– Lương Hòa…
– Lương Hòa ở đâu?
Sáu nhăn mặt vì câu hỏi của thằng Cu. Nói chuyện với con nít vườn nhiều khi bực mình. Nhà quê hỏng chịu được. Lương Hòa là cái làng bên cạnh mà tụi nó cũng hỏng biết. Suốt đời tụi nó chỉ quanh quẩn trong làng. Con gái mười lăm, mười sáu đã lấy chồng. Con trai mười bảy đã có con. Mới bốn mươi đã làm ông nội hay bà ngoại. Sáu ước ao mình mình được trở lại tỉnh thành, được thấy ánh đèn điện, ăn bánh mì thịt, ăn cà lem cây, coi phim Tarzan hay đi sở thú coi con cọp, con khỉ… Ở đây có ánh trăng nhưng đối với đầu óc của đứa con nít như nó trăng xấu ỉn. Trăng đẹp và huyền ảo chỉ có trong đầu óc nhiều tưởng tượng của ông Đường Minh Hoàng. Tuy nhiên nó còn phải ở đây lâu lắm. Nó còn phải chơi với đám con nít nhà quê dốt, khờ và hổng biết ma lanh. Nó thèm được chơi với thằng Duy. Nó thèm được có một đối thủ đồng cân lượng. Bây giờ nó mới nhớ tới lời của ông năm Hàn khi giảng chuyện Tam Quốc Chí cho nó nghe. Ổng nói sở dĩ Khổng Minh tha Tào Tháo ở Huê Dung lộ chỉ vì ông ta biết một điều là đánh nhau mà không có đối thủ thì buồn chán lắm cũng như đời sống mà không có tri kỷ thì hiu quạnh lắm. Thằng Bảy Thưa chưa phải là kỳ phùng địch thủ của nó. Bảy Thưa có sức mạnh mà không có cái trí. Nhưng thôi không có chó bắt mèo ăn cứt. Dù sao thằng Bảy Thưa cũng là một đối thủ đủ cho nó tiêu bớt chút thời giờ nhàm chán ở cái làng mà nó đã sinh ra và lớn lên. Đám con nít tản mác dần dần vì mặt trời đã khuất sau rặng dừa. Chỉ còn Sáu ngồi trơ vơ trong nhà lồng chợ hoang vắng và đìu hiu. Tự dưng nó cảm thấy buồn, ước ao được có ba để chơi đùa với nó hay giải thích những ý nghĩ rối rắm trong đầu nó. Nó có một bà mẹ hiền nhưng nó cũng cần một người cha. Nếu không nó vẫn cảm thấy thiếu thốn.
Sáu thiếu điều mắc nghẹn khi nghe má nói sáng mai sẽ dẫn chị em nó đi lên Lương Hòa thăm bác Tư Bơ. Đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Hơn tuần lễ nay nó đang rầu vì không kiếm ra con gà đá. Nhiều khi túng quá nó nghĩ con gà gì cũng được. Gà che, gà ác, gà cồ, gà trống, miễn là đá được, ngay cả đá thua con gà của Bảy Thưa cũng hỏng sao. Nếu không tìm ra con gà trống để đá thì nó chỉ còn cách làm cho con gà mái đá. Nó nghe người ta nói gà mái đá gà cồ nên nghĩ gà mái cũng đá được. Cũng giống như người ta vậy. Đôi khi đàn bà, con gái cũng quánh lộn, cũng đánh nhau ngon lành. Sử sách có ghi Hai Bà Trưng quánh thằng cha Tô Định chạy có cờ hay Bà Triệu rượt thằng thứ sử Lục Dận chạy mất quần luôn. Sau này có bà Bùi Thị Xuân giỏi võ quánh đám quân tướng của Nguyễn Ánh chạy xì khói. Vì vậy mà nó nghĩ cùng lắm mình sẽ lên chị Sáu Em mượn con gà mái dầu để đá với con gà nòi của thằng Bảy Thưa. Hôm qua có một thằng theo phe Bảy Thưa bí mật báo cáo cho nó biết là Bảy Thưa được ba của nó dẫn lên nhà ông Tám Gà Nòi miệt Giồng Trôm mua con gà đá bự hơn con ngỗng. Dù biết thằng này ba hoa chích chòe nhưng nó cũng đoán con gà của Bảy Thưa phải là con gà đá nặng ký lắm. Bảy Thưa có tiền thêm ba nó quen biết nhiều nên chắc chắn sẽ kiếm cho nó con gà vô địch. Nó nhủ thầm phen này mình sẽ đại bại. Thằng Bảy Thưa sẽ cười vào mặt nó. Đám con nít nhà giàu gặp mặt nó sẽ nói lêu lêu mắc cỡ.
Sáu thức dậy sớm nhất dù nó là đứa nổi tiếng chuyên dậy trễ nhất. Cả nhà ăn cơm nguội xong mới ra đường đón xe đò đi Lương Hòa. Ngồi trên xe Sáu miên man suy nghĩ đủ mọi cách để thuyết phục ông bác già cho mình con gà đá. Gà gì cũng được kể cả con gà không còn đá được. Độ nửa tiếng đồng hồ xe dừng tại ngã ba. Nguyên gia đình lội bộ trên con đường đá đỏ đi vào làng Lương Hòa nằm kề cận bên sông Bến Tre. Sơn tung tăng đi trước. Nó vui cũng phải. Sau khi anh trở thành đại ca nó được hưởng lây cái vinh quang của anh nó về tinh thần lẫn vật chất. Ngày nào nó cũng được đám con nít trong vườn cho mận, ổi, xoài cạp muốn mòn răng luôn. Ngoài ra nó còn được đám con nít nhà giàu hối lộ kẹo bánh mỗi ngày.
Riêng Sáu vì có mối lo âu trong lòng nên không hề chú ý tới cảnh đồng quê mộc mạc và đẹp như trong sách tả. Ngoài chuyện năn nỉ mua con gà của bác tư nó còn nghĩ tới vụ nhờ bác chỉ bảo về cách nuôi gà và đá gà. Làm được hai chuyện này là đám con nít trong làng sẽ tôn nó làm sư phụ. Tưởng tượng tới lúc nhìn cái mặt méo xẹo của Bảy Thưa vì thua độ gà đá nó bật cười hắc hắc. Chỉ có một điều mà nó quên mất là nó hỏng có tiền để mua con gà con chứ đừng nói con gà nói đá độ của bác Tư.
Gần đứng bóng cả gia đình mới tới Lương Hòa. Đang đi bộ ngoài nắng chang chang mà lọt vào con đường râm mát nhờ dừa cao Sáu cảm thấy khỏe khoắn. Quanh co một hồi mới tới nhà bác Tư. Ông nội có hai đời vợ thì bác Tư là con của bà nội lớn thành ra bác lớn tuổi hơn ba của nó mười mấy tuổi. Tuy gia đình sa sút vì cờ bạc song bác vẫn còn nhiều vườn tược và ruộng đất. Nhà của bác thật lớn, mái lợp ngói âm dương và cửa cẩn sa cừ rất đẹp. Mặc cho mọi người trò chuyện Sáu lửng thững ra sân cố ý tìm kiếm chuồng gà nòi của bác Tư. Nghe tiếng gáy ó o nó nhắm hướng đi tới. Đây rồi. Mấy con gà nòi đang nhởn nhơ, chạy nhảy, phùng cánh trên khoảnh sân rộng và trống trải được rào cẩn thận. Nghe tiếng ho khàn khàn nó quay đầu lại và thấy bác Tư đang đi tới. Ổng nhỏ con mà nhậu nhiều quá thành ra coi còn ốm o hơn.
– Bác có nhiều gà đẹp ghê…
Sáu gợi chuyện. Đứng cạnh thằng cháu bác Tư cười gật đầu chăm chú nhìn đàn gà nòi cưng của mình.
– Mày thấy con gà đó hôn?
Bác Tư lên tiếng hỏi. Nhìn theo tay bác Sáu thấy một con gà nhỏ con, lông trụi lủi đang đứng trong góc. So với những con gà khá thì con này xấu ỉn và trông già nua hơn. Một điều mà Sáu nhận thấy là mấy con gà nòi khác mặt mày đỏ au còn con gà này mặt tái mét như bị bệnh hoạn gì đó.
– Nó đá được hôn bác?
Bác Tư chậm chạp gật đầu. Câu trả lời của bác hơi miễn cưỡng.
– Đá thì cũng được… Nó già rồi…
Quay qua nhìn Sáu bác cười nói tiếp.
– Dòm tướng tá không ai ưa nhưng nó lại có nước đá dị nhất. Gà nòi thì da đỏ hoét còn con gà nòi này da thịt của nó xanh mét. Bởi vậy tao mới đặt cho nó cái tên Đơn Hùng Tín. Nước đá của nó hay lắm. Chỉ có điều nó bị gãy một cựa… Bác gái của mày bả đòi hon nó…
Sáu quay nhìn bác Tư. Nó thấy ông bác già có vẻ buồn vì bị bà vợ hăm he mần thịt đứa con yêu quý của ổng.
– Bác cho con đi bác… Con muốn có con gà nòi…
– Mày xin để làm gì?
– Để đá…
Sáu từ từ kể lại vụ thách đá gà với thằng Bảy Thưa. Bác Tư chăm chú nghe. Ổng có vẻ thích thú về cuộc cáp độ giữa hai phe giàu nghèo này. Nó làm cho ông ta nhớ lại thời ăn chơi huy hoàng của mình. Đợi cho Sáu kể xong ổng xoa đầu thằng nhỏ cười ha hả.
– Tao cho mày con gà Đơn Hùng Tín để đá với thằng Bảy Thưa. Mà tao phải chỉ cho mày vài ngón nghề thì mày mới thắng nó được…
– Người ta cũng như gà đều có cái tướng nghe mậy. Có người tướng sang, có người tướng nghèo. Cha mẹ mà lấy vợ gả chồng cho con cái cũng phải xem tướng…
– Có phải người ta gọi là coi mắt hôn bác?
Bác Tư gật đầu tợp hớp rượu đế. Khà tiếng nhỏ bác tiếp với giọng khàn khàn có lẽ vì nhậu hoài.
– Người ta đi coi mặt đó. Con gái mà mặt chùng ục thì hổng ai thèm cưới đâu. Con gái mà mặt buồn như đưa đám ma thì ai mà dám lấy…
– Sao dậy bác. Con gái mặt buồn mới đẹp chứ bác…
Bác Tư hứ tiếng nhỏ.
– Đẹp gì mậy. Con gái mà mặt buồn buồn thì làm ăn hổng khá. Đánh bài cào thì bù trất… Còn kéo dì dách là hoắc…
Tợp thêm ngụm rượu bác Tư bắt sang chuyện khác.
– Mày hổng nghe ông bà mình có câu ” Ai ơi chớ lấy học trò… Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm…” sao…
Quay qua nhìn Sáu ổng cười cười.
– Ở ruộng mà có thằng rể như mày thì làm sao mà cày cấy hoặc bồi mương bè dừa được. Bởi vậy má tụi bây dọn lên tỉnh cũng phải…
Sáu hổng có muốn nghe chuyện đó nên tìm cách hỏi qua vụ gà.
– Bác nói gà có vãy hả bác?
– Rắn kỵ khoang, gà kỵ vãy nghen mậy… Riêng con gà Đơn Hùng Tín của tao là ngoại lệ. Nó thuộc loại gà dị tướng…
Dù không biết cái dị tướng của con gà là tướng gì nhưng Sáu cũng không cãi lại bác Tư. Nó nghĩ được ổng cho con gà là sướng rồi. Dù nó có dị tướng, dù mặt nó xanh như Đơn Hùng Tín cũng thây kệ miễn là nó đá được còn ăn hay thua tính sau. Sáu tự an ủi mình như vậy. Buổi sáng thức dậy trước khi đi dìa bác Tư còn đưa cho nó chai dầu gió rồi thì thầm.
– Nó mà không chịu đá mầy cho nó nhậu cái này… Thuốc bùa đó…
Về tới nhà không đợi anh ra lệnh Sơn chạy báo tin cho thằng Chiến vì nhà nó gần nhất. Lát sau lũ trẻ trong vườn lần lượt kéo ra mảnh đất trống sau nhà Sáu.
– Con gà này đá được hôn anh Sáu?
Thằng Hết lên tiếng trước nhất khi thấy con gà nòi Đơn Hùng Tín.
– Nó đá mấy độ rồi đó mầy. Độ cuối cùng nó thắng mà bị gãy một cựa nên bác tư tao hổng cho nó đá nữa…
– Sao mặt nó xanh lét vậy anh Sáu?
– Bác Tư tao nói nó có dị tướng. Tụi bây biết Đơn Hùng Tín hôn?
Đám con nít lắc đầu. Toàn dân miệt vườn thì sức mấy có sách truyện mà đọc. Được thể Sáu tha hồ ba hoa chích chòe.
– Ổng giỏi lắm đó… Con gà này mặt xanh như ổng nên đá dữ lắm…
Đám con nít nhà nghèo tin lời đại ca. Hổng tin cũng hổng được vì cho tới bây giờ chưa đứa nào tìm ra con gà đá dù là gà che, gà ác, gà cồ hay gà mái. Con gà xấu ỉn này dù sao cũng là gà nòi, còn đá ăn hay thua gà Bảy Thưa chuyện đó hậu xét.
Thằng Hết có bổn phận đem lúa cho gà ăn. Thằng Sơn và thằng Cu dẫn gà đi chơi. Thằng Tả và thằng Chiến tắm gà còn Sáu tự mình lo vụ huấn luyện gà. Mỗi đứa đều được Sáu giao việc làm hẳn hoi. Tất cả đều nôn nóng chờ tới ngày mồng một tết. Đúng ngày đưa ông táo về trời, Sáu và Bảy Thưa đồng ý sẽ đá gà tại sân trường lúc 2 giơ chiều mồng một tết vì đứa nào cũng phải đi mừng tuổi ông bà để được cho tiền. Trưa ba mươi Sáu họp ban tham mưu lại lần cuối. Thằng Tả nói cho Sáu biết Bảy Thưa được ba nó dẫn xuống Giồng Trôm mua con gà nòi chiến lắm.
– Thằng Bảy Thưa còn nói là con gà của nó mỏ cứng lắm. Nó mổ một cái là lủng sọ liền hà… Cái cựa dài sọc anh ơi. Nhọn hoắt thấy ghê lắm…
– Mày thấy chưa?
Sáu hỏi. Thằng Tả cười hề hề.
– Thấy đâu mà thấy. Nó đâu có cho tui coi…
Sáu gật đầu làm thinh. Đám con nít tản đi dần dần để một mình đại ca Sáu ngồi lo âu và suy nghĩ.
Mồng một tết. Sáu vận bộ quần áo mới nhất. Sơn cũng vậy. Nó còn diện bảnh hơn anh bằng cách bỏ áo vào trong quần. Ăn nhanh gói xôi đậu phọng nó dô bếp ngắm nghía con gà Đơn Hùng Tín lần nữa rồi mới chịu đi theo má vào nhà bà nội để mừng tuổi. Bà lì xì ba chị em nó mỗi đứa một đồng. Trên đường trở về nhà Sơn chê bà nội lì xì ít xịt. Sáu cũng đồng ý. Má nó làm thinh mà nét mặt buồn hiu. Nó nghe chị hai nói bà nội hỏng có thương má mình. Dù còn nhỏ nó cũng đã nhận ra sự khác biệt về cách thức của bà nội và mấy cô đối xử với gia đình nó. Nếu ở nhà bà ngoại nó là ông hoàng tử bé thì ở nhà bà nội nó là thằng ăn mày. Ở nhà ngoại nó tha hồ ăn cái gì nó muốn, uống cái gì nó thích. Bà ngoại rất hiền từ và thương yêu con cháu. Nhà bà trồng nhiều cây ăn trái như mãng cầu xiêm, sa cô chê, ổi, dừa xiêm, thơm khóm… nên mấy chị em nó tha hồ ăn nửa bỏ nửa cũng hỏng sao. Trong khi dô nhà bà nội mấy chị em nó chỉ được ăn trái cây rụng trên đất. Thứ trái cây nào ngon bà nội để dành cho cháu cưng của bà.
Về tới nhà ăn cơm xong, Sáu thay quần áo cũ. Nó không thích mặc quần áo mới vì phải giữ gìn cho sạch sẽ. Ra sau bếp đứng nhìn con gà nòi bị cột dính vào cột nhà bằng sợi nhợ nó ngẫm nghĩ. Lên nhà trên nó lôi ra chai dầu gió mà bác Tư kêu là thuốc bùa. Mở nắp nó đưa lên mũi ngửi. Mùi hăng hắc và thum thủm bốc vào mũi khiến cho nó phải nhảy mũi mấy cái.
– Thúi hoắc mà ổng kêu là thuốc bùa…
Đám con nít trong vườn vỗ tay rầm rầm. Nhiều đứa đốt pháo để đón mừng đại ca ôm gà tới đá độ. Thằng Hết thì thầm vào tai Sáu.
– Thằng Thưa nó đòi cá độ anh Sáu?
Gật đầu Sáu liếc nhanh Bảy Thưa đang chụm đầu bàn tán với phe của nó.
– Độ gì?
– Đồ chơi… Kẹo bánh… Thứ gì mình có nó muốn cá hết… Nó còn đòi cá tiền nữa anh ơi… Mình đâu có tiền…
Sáu gật đầu. Thằng Tửng xen vào.
– Anh dám chắc gà mình đá ăn hôn anh?
Sáu trầm ngâm. Bác Tư có nói cờ bạc là bác thằng bần. Hỏng có thằng nào bài bạc mà giàu hết. Bây giờ thằng Thưa còn cá tiền. Nó ỷ nhà nó giàu. Sáu nghĩ tới chuyện lỡ thua độ đá gà chắc nó phải làm ăn cướp thiệt để lấy lại tiền. Tuy nhiên nó lắc đầu bỏ qua ý nghĩ đó. Làm như thế hỏng phải anh hùng.
– Tụi bây đứa nào có tiền?
Sáu hỏi đàn em của mình. Cả bọn nín thinh. Thấy đàn em nín khu nó rút trong túi của mình ra một đồng bạc mới tinh của bà nội vừa mới lì xì.
– Tao có một đồng…
Thằng Hết dụ dự giây lát mới móc ra đồng bạc mới. Xé tẹt tờ giấy bạc ra làm đôi nó nói.
– Tôi hùn năm chục xu…
Vào những năm 1950, không biết tại sao mà tờ giấy một đồng có thể xé làm đôi để làm thành hai tờ năm mươi xu. Tuy nhiên chỉ trong vòng thời gian ngắn thì hiện tượng đồng bạc xé đôi được chấm dứt.
– Em hùn 1 đồng với anh…
Sơn đưa cho anh nó 1 đồng. Thằng Tửng, Cu, Tả, Em, Chiến, Cưng, Đinh… mỗi đứa hùn năm chục xu thành ra phe nhà nghèo được 6 đồng. Cầm tiền trong tay Sáu dẫn em út tới gặp Bảy Thưa để cáp độ.
– Tụi bây có bao nhiêu tiền?
Bảy Thưa hách dịch hỏi. Sáu nhướng mày.
– Sáu đồng…
– Ít vậy…
Sáu nóng mặt vì bị đối thủ khinh mình nghèo. Nó quắc mắt nhìn Bảy Thưa. Bắt gặp cái nhìn tóe lửa của Sáu Bảy Thưa dịu giọng.
– Tụi bây có trái cây hôn?
Đám con nít vườn gật đầu lia lịa, thi nhau bỏ vào một đống to tướng. Bảy Thưa và đàn em của nó quẳng ra đống bánh kẹo. Sau một hồi so đo kèn cựa hai phe bằng lòng cáp độ. Chiến lợi phẩm là 6 đồng với bánh kẹo và trái cây. Phe nào thắng sẽ ăn nhậu linh đình còn phe thua thì trơ mỏ về nhà lục cơm nguội. Sơn thì thầm khi nhìn đống kẹo bánh.
– Mình chắc ăn hôn anh. Con gà Đơn Hùng Tin đá được hôn anh?
Dù trong lòng lo âu song không muốn làm lính phe mình nhụt nhuệ khí nên Sáu quả quyết.
– Mình sẽ ăn mà… Tụi bây tin tao đi… Tao có bùa…
Hết trợn mắt vì kinh ngạc khi nghe đàn anh nói có bùa.
– Anh có bùa gì vậy anh?
Sáu đáp tỉnh bơ.
– Bùa Lỗ Ban với bùa lỗ miệng… Chừng nào gà mình thua tao thổi cái phù là nó đá chết bỏ…
Bảy Thưa trở lại với cái lồng gà to tướng được phủ vải kín mít. Khom người nó thò tay vào chuồng bắt gà. Khi nó đặt con gà xuống đất thằng Hết buột miệng kêu trời còn Sáu thì nghe trống ngực của mình nhảy thình thịch. Nó trợn mắt nhìn con gà ô của Bảy Thưa. Thằng Tả nói đúng. Con gà ô lớn như con ngỗng hay con gà tây. Mặt mày nó đỏ au. Hai con mắt bự và to lòi ra ngoài. Thân thể nó to lớn, dềnh dàng, hai bắp chân bự bằng tay người lớn. Cái mỏ nhọn cong cong. Cỡ đó mà mổ là lủng sọ. Ghê nhất là cặp cựa dài nhọn hoắt. Nó mà đâm là lủng bầu diều. Sáu cảm thấy miệng mình khô đắng. Nó biết phen này mất toi cha đồng bạc và tiêu luôn tiếng tăm vô địch rồi. Bây giờ nó mới biết mình ngu không chịu giao hẹn để cân đo con gà trước rồi sau đó mới cáp độ. Bây giờ thì quá muộn. Chỉ có nước tiến chứ không lùi được. Nó chỉ còn có hi vọng mỏng manh con gà nòi Đơn Hùng Tín của bác Tư sẽ đá tới chết chứ không chịu đầu hàng.
– Con gà của nó thấy ớn quá anh…
Hết nói nhỏ. Sáu gật đầu. Ớn là phải. Con gà ô của Bảy Thưa đá con nít còn chạy huống chi con gà nòi gãy cựa của nó.
– Đưa con gà cho tao…
Khi Sáu thả con gà của nó ra thì Bảy Thưa bật cười hô hố. Đám con nít con nhà giàu cười rộ lên chỉ chỏ bàn tán um xùm.
– Hi…hi…hi… Con gà gì mặt xanh lè…
– Gà chết nhát tụi bay ơi…
– Chắc nó có lãi tụi bây ơi…
– Mắt nó lồi như mắt ếch…
– Há…ha… Con gà bịnh trĩ…
Bị Bảy Thưa và đám con nít nhà giàu chọc quê Sáu giận xanh mặt. Phe của nó làm thinh. So sánh hai con gà chúng đâm ra mất tự tín. Riêng Sáu ngồi im thầm quan sát hai con gà. Nó nhớ lời bác Tư nói về con gà Đơn Hùng Tín của mình.
– Chân xanh mắt ếch đá chết không chạy nghen mậy. Con gà này có dị tướng. Nó lì lắm… Mày phải cho nó uống thuốc bùa… Nhớ chai thuốc bùa của tao…
Câu nói của ông thầy gà khiến cho Sáu phấn khởi. Hất hàm nhìn Bảy Thưa nó cao giọng.
– Đá chưa?
Bảy Thưa cười hề hề.
– Đá thì đá… Bữa nay tao sẽ đem con gà của mày về rô ti…
Nói dứt Bảy Thưa xô con gà ô ra giữa đấu trường. Đứng nghênh ngang nó cất tiếng gáy vang động. Sáu chưa nghe con gà nào có tiếng gáy mạnh như vậy. Bàn tay mặt lòn dưới ức, Sáu đưa con gà của mình ra còn cách con gà ô chừng sải tay. Đây là một mánh khóe mà bác tư đã chỉ cho Sáu. Đó là dô gà, tức là xô con gà của mình vào sát đối thủ để nó nương đà mà đá liền. Mánh khóe này chỉ dùng với các tay mơ mà thôi. Biết Bảy Thưa là tay gà mờ nên nó mới chơi đòn ma giáo. Được cái đẩy của chủ con gà Đơn Hùng Tín lao vào sát đối thủ. Con gà ô còn đang ưỡn ngực gáy đâu có phòng bị. Rẹt… Con gà mặt xanh đá một cú cật lực. Chỉ có điều Sáu là con nít chưa từng đá gà nên khi xô gà nó không làm đúng cách thức do đó con gà chỉ đá cú nhẹ và không trúng chỗ nghiệt.
– Trúng…
– Trúng rùi… rùi…
– Bể bầu diều rồi…
– Xệ cánh rồi…
Đám con nít la rầm khi thấy con gà ô bị đá một cú xệ bên cánh. Tuy nhiên chỉ trong chốc lát nó lấy lại phong độ bằng cách dùng cái mỏ nhọn mổ lia lia vào đầu, cổ của địch thủ. Mỗi lần nó mỗ trúng là con gà mặt xanh phải la oang oác và lùi lại để né tránh. Rét… Con gà ô đá một đòn vào ngay đùi của con gà mặt xanh khiến cho Sáu giật mình. Bị trúng đòn con gà gãy cựa lảo đảo lùi lại. Sáu chưa kịp can thiệp thì con gà ô nhào tới. Mỏ thì ghì đầu địch thủ, nó tung người đá một cú như trời giáng. Con gà Đơn Hùng Tín lảo đảo lùi lại.
– Hết hiệp…
Sáu lanh tay sớt con gà của mình lên.
– Chắc mình thua quá anh ơi…
Sơn mếu máo. Hết đưa tay vuốt vuốt lông cánh của con gà con tay kia nó vỗ vỗ nước lạnh vào mặt con gà. Sáu thì ngậm nước phun vào mặt con gà làm cho nó tỉnh táo.
– Mình làm sao hả anh?
Sáu mím môi. Nó nghĩ tới chai thuốc bùa của bác Tư.
– Để tao bồng nó ra ngoài kia cho nó nghỉ mệt…
Tay ôm con gà Sáu bước nhanh tới gốc cây me còng. Liếc không thấy đứa nào lảng vãng nó móc chai thuốc ra. Bóp cho con gà há miệng ra nó đổ lọ thuốc bùa của bác Tư vào. Con gà nuốt ừng ực cạn sạch lọ thuốc. Trở vào đấu trường Sáu thấy Bảy Thưa cũng đang bận coi con gà của nó. Thận trọng đặt con gà xuống đất nó kín đáo quan sát. Đang lim dim như ngủ con gà chợt mở mắt ra nhìn láo liên rồi cất tiếng gáy. Dù còn khập khiểng nó cũng đi đi lại lại. Hớp ngụm nước lạnh Sáu phun phèo phèo vào mặt con gà xong miệng lầm bầm.
– Úm ba la… con ma da… cây đa…
– Ảnh làm gì vậy?
Thằng Cu hỏi. Hết làm ra vẻ bí mật.
– Anh dô bùa cho con gà…
– Anh có bùa gì dậy?
– Bùa Lỗ Ban với bùa lỗ miệng…
Đám con nít vỗ tay hò reo khi thấy hai con gà thi nhau gáy rồi châu đầu quần nhau nhứt định ăn thua đủ. Sáu mỉm cười. Chai thuốc bùa của bác Tư thật là thần diệu. Dù bị thương, dù nhỏ con hơn đối thủ nhưng con gà nòi mặt xanh lại khôn ngoan và lanh lẹ hơn. Nó chui dưới bụng, nó lòn dưới cánh để tránh bị cắn vào đầu hay tránh bị đá rồi rình rình đá móc những cú độc địa. Đúng như lời bác Tư nói nó là con gà dị tướng. Con gà ô to lớn, nặng nề nên không lanh lẹ vì vậy liên tiếp bị trúng đòn khiến mình mẩy lông cánh của nó dính đầy máu. Con gà nòi mặt xanh lòn dưới cánh địch thủ xong tung mình nhảy lên. Rét… Cái cựa còn lại của nó móc vào ngực địch thủ sâu lút cựa. Rót lên tiếng lớn con gà ô lảo đảo lùi lại.
– Rồi…
– Dô… dô… dô…
– Bể bầu diều…
– Dập mật rồi…
Đám con nít la rầm. Bảy Thưa đổ mồ hôi hột. Rét… Con gà nòi Đơn Hùng Tín nẹt một cú cuối cùng. Cái cựa dài của nó ghim sâu và dính chặt vào ngực con gà ô. Bị thương nặng và có lẽ đau quá con gà ô của Bảy Thưa kêu một tiếng lớn cắm đầu chạy trốn. Tụi con nít hò la hoan hô kẻ chiến thắng. Chúng quên mất bạn hay thù mà chỉ nhớ một điều là vỗ tay hoan hô kẻ thắng. Lát sau nhớ ra đám con nít phe Bảy Thưa mới im lìm. Đứa nào đứa nấy mặt mày tiu nghỉu. Ôm con gà vào lòng Bảy Thưa nhìn Sáu giây lát rồi đứng dậy đi một nước. Phe của nó lục tục chạy theo đàn anh. Pháo nổ tưng bừng nơi sân trường báo hiệu đám con nít miệt vườn ăn mừng chiến thắng. Chiến lợi phẩm được chia ra để ăn tết. Ngồi ôm con gà nòi mặt xanh bị gãy cựa, Sáu nhớ tới ba của nó. Không biết bây giờ ông đang làm gì?
chu sa lan
Giã Nát Gà Con Đang Sống Để… Chữa Gãy Xương Ở Long An
“Thầy” Mười Chương vốn là nông dân, có 3 đời làm nghề chữa trị trật, gẫy bằng cách bó thuốc. Ông này tiếp tục nối nghiệp cha ông nhưng lại sử dụng gà con mới nở.
Từ chúng tôi về huyện Cần Đước, tỉnh Long An, đến ngã ba Tân Lân rồi theo đường lên Chợ Đào, người dân hai bên đường ai cũng biết tiếng “thầy” Mười Chương ở ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, chuyên về bó xương gãy. Tuy nhiên, “thầy” Mười Chương không bó bằng những loại thuốc Nam, thuốc Bắc như vẫn thường thấy ở một số lương y chuyên trị trặc, đả, mà “thầy” bó bằng cách giã nát 2 hoặc 3 con gà con mới nở còn sống, trộn với hột tiêu đen, rượu trắng cùng với một loại bột màu xám xỉn như tro bếp mà “thầy” nói là “thuốc bí truyền”.
Chẳng rõ đã có ai lành lặn nhờ bài thuốc “độc chiêu” này chưa nhưng theo lời “thầy” thì người bệnh từ chúng tôi Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Đồng Tháp…, thậm chí tận ngoài Đà Nẵng, Kon Tum, Bình Phước cũng lặn lội tìm đến “thầy”. Và không chỉ chữa gãy xương, “thầy” Mười Chương còn chơi luôn bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và ngay cả gãy đốt sống cổ, “thầy” cũng chữa.
“Thầy” Mười Chương tên thật là Nguyễn Hồng Chương, năm nay gần 60 tuổi. “Thầy” vốn xuất thân là nông dân nhưng một số hàng xóm ở gần nhà “thầy” cho chúng tôi biết: “Hồi đó, thời ông nội rồi đến thời ba ổng, trong gia đình có người làm nghề chữa trị trặc, đả bằng cách bó thuốc. Đến đời ổng, ổng tiếp tục nối nghiệp nhưng ổng chữa theo cách của ổng, nghĩa là bó bằng gà con”. Hằng ngày, “thầy” Mười Chương vẫn đi làm ruộng nhưng hễ có người bệnh nào đến thì “thầy” lại ra tay hành nghề.
Vẫn theo lời hàng xóm của “thầy”: “Ổng không treo bảng, đề tên vì sợ chính quyền xử lý về việc chữa bệnh không giấy phép. Người bệnh toàn ở đâu tới chứ bà con trong ấp, trong huyện, nếu ai đau xương đau khớp hoặc nếu chẳng may té ngã gãy xương, họ vô bệnh viện”.
Lời kể của những người hàng xóm phần nào đã nói lên sự thật về khả năng chữa bệnh của ông Chương, cũng như ý kiến của bác sĩ Hùng, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Sài Gòn ITO khi chúng tôi đề cập đến chuyện “bó gà chữa xương gãy”: “Thỉnh thoảng BV Sài Gòn ITO vẫn tiếp nhận những ca lở loét, nhiễm trùng da do gãy xương rồi bó bằng gà, trong đó có người khai là bó ở Cần Đước. Có trường hợp phải tiến hành ghép da để phục hồi tính thẩm mỹ cho người bệnh”.
Dược sĩ Đa, cũng ở huyện Cần Đước nói: “Hai năm trước, má tôi bị gãy cổ xương đùi. Nghe đồn về ông Chương nên mấy đứa em tôi tính chở má tôi đến gặp ổng nhưng tôi cương quyết phản đối rồi đưa má tôi lên BV Chợ Rẫy, chúng tôi mổ thay khớp. Với cách chữa bệnh phi lý, phản khoa học như thế, tôi ngạc nhiên không hiểu vì sao các ngành chức năng ở xã, huyện lại chưa có ý kiến gì?”.
Tập hợp tất cả những thông tin này, chúng tôi đến nhà “thầy”. Vừa bước vào đã thấy một người đàn ông hơi gầy, mặt lốm đốm tàn nhang đang hý hoáy lau bàn ghế. Chừng biết chúng tôi tìm “thầy” Mười Chương, ông ta nhìn chúng tôi một lát như dò xét rồi sẵng giọng: “Tìm ổng làm gì?”. Người bạn cùng đi với tôi chỉ vào cổ tay nói: “Dạ, mấy bữa rày em đau quá. Bác sĩ nói bị bệnh “gút” nhưng uống thuốc hoài không hết nên em tới gặp thầy nhờ chữa trị”.
Nghe xong câu trả lời của bạn tôi, nét mặt người đàn ông giãn ra: “Vậy là chú tìm đúng thầy đúng thuốc rồi đó. Tui là Mười Chương đây. Có mang theo phim chụp X-quang và giấy xét nghiệm không?”. Bạn tôi đáp: “Dạ không, đi vội quá nên quên mất”.
Chỉ cho tôi ngồi xuống cái ghế đá, “thầy” ngồi chồm hỗm dưới đất, dùng tay nắn quanh hai khớp cổ tay bạn tôi: “Nặng lắm rồi à nha. Khớp cứng hết rồi nè nhưng chú cứ yên tâm. Bịnh gì chứ mấy cái vụ đau khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, gãy tay, gãy chân, gãy xương đòn gánh, xương cổ, xương bánh chè… tui đều trị được”.
Vẫn theo lời “thầy”, bà A, ông B ở mãi ngoài Quảng Nam, Đà Nẵng, bị thấp khớp kinh niên, chữa trong nước không hết, đi “Xin Ga Bo” (Singapore – nguyên văn theo lời “thầy”) chữa cũng không hết. Ấy vậy mà khi đến gặp “thầy”, chỉ ba lần “bó gà” là về… đá banh được!
Khi tôi hỏi bà đã tận mắt nhìn thấy người nào được “thầy” Mười Chương chữa lành chưa, và trong gia đình bà đã có ai nhờ “thầy” chưa thì bà ấp úng: “Tui cũng chỉ nghe nói, còn ở nhà tui hồi giờ chưa có ai… đau xương”.
Mang tất cả mọi thứ về lại nhà “thầy”, “thầy” Mười Chương kêu tôi lên phòng trên đốt nhang cúng tổ. Bàn thờ tổ của “thầy” phủ rèm đỏ, tấm phông cũng bằng vải đỏ. Trên bàn, ngoài bông hoa, trái cây, cặp chân đèn, lư hương cùng một chiếc khung trong có tờ giấy đỏ, viết lằng ngoằng chữ Tàu, chẳng hiểu là bùa hay bài vị còn có mấy hộp bánh – loại bánh nhập khẩu từ Đan Mạch và một cái đĩa chứa nhiều tờ tiền mệnh giá 100, 200 và 500 nghìn, chắc đồ cúng là của những bệnh nhân đến trước. Thấy tôi đặt hộp bánh Chocopie lên, “thầy” nhắc: “Đặt tiền tổ nữa”.
Bạn tôi móc túi lấy ra tờ 200 nghìn để vào đĩa trong lúc “thầy” Mười Chương đốt nhang đưa rồi kêu bạn tôi xưng họ tên và vái 3 vái. Tiếp theo, thầy gõ 3 lần vào chiếc chuông nhỏ. Khi màn cúng tổ kết thúc, một phụ nữ tuổi xấp xỉ 40 bưng lên một cái tô bên trong lầy nhầy những máu, thịt, lông – là xác của 3 con gà con đã được bà này giã nát.
Theo lời “thầy” Mười Chương, bạn tôi phải trả cho bà ta 30 nghìn đồng là “tiền công giã 3 con gà”. Rất trịnh trọng và thành kính, “thầy” Mười Chương cho tiêu đen, rượu trắng cùng chất bột màu tro bí truyền vào tô, trộn đều. Cái hỗn hợp ấy được “thầy” đắp vào hai bên khớp cổ tay bạn tôi rồi bó lại bằng cuộn băng: “Về nhà không được để ướt chỗ bó thuốc nghe. Nếu muốn tắm thì ngồi xuống, giơ cao hai tay lên. Cứ 2 tiếng phải đổ vào chỗ bó một ly nhỏ rượu trắng rồi 5 ngày sau quay lại đây”.
Tôi hỏi bệnh gút như bạn tôi thì phải bó mấy lần? “Thầy” Mười Chương đáp: “Bó 2 lần là hết hẳn. Thêm một lần nữa để nó khỏi tái phát, tổng cộng là 3 lần”. Tôi hỏi ăn uống có kiêng cữ gì không? Thầy phán “kiêng đồ biển” trong lúc theo y học, nếu đã là “gút” thì phải kiêng tuyệt đối bia rượu, óc, tủy, tiết canh, phủ tạng động vật, cũng như những loại thức ăn có nhiều axit uric khác…
Ra khỏi nhà thầy sau khi đã cảm ơn và hẹn ngày bó tiếp, chạy thêm một đoạn, chúng tôi dừng lại rồi nhanh chóng tháo cuộn băng ra, vét hết “bài thuốc bí truyền” của “thầy” Mười Chương ở hai cổ tay ném vào đám cỏ và rửa sạch bằng một chai nước suối vì thịt gà, máu gà tươi nói riêng cũng như máu, thịt của những loại gia cầm khác nói chung, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
Bác sĩ Lê Văn Quang, chuyên khoa Giải phẫu bệnh cho biết: “30 phút sau khi máu động vật, gia cầm ra ngoài cơ thể chúng là vi khuẩn đã bắt đầu sinh sôi, còn thịt thì chậm hơn, khoảng 1 tiếng. Khi đắp vào da, những loại vi khuẩn ấy xâm nhập cơ thể, gây nhiễm trùng, lở loét, thậm chí còn có thể hoại tử, phải tháo bỏ khớp. Rượu trắng có đổ vào liên tục cũng chẳng tác dụng gì vì nồng độ cồn trong rượu không đủ khả năng diệt khuẩn”.
Lương Y Huỳnh Văn Khai, ở quận 6 chúng tôi nói: “Các bài thuốc Đông y trị chấn thương, trặc đả hầu hết đều là thảo dược, trong đó có nhiều vị rất độc như mã tiền nên chỉ dùng ngoài da. Còn gà dùng làm thuốc cũng có nhưng là gà ác và cũng chỉ hầm lên để lấy nước uống chứ không ai đắp vào chỗ gãy xương vì nó là thịt sống, để hai ba ngày nó thúi hoắc, chịu gì nổi”.
Theo dược sĩ Đa, đã có mấy người ở Cần Đước bị tàn phế vì “bó gà” của “thầy” Mười Chương, thậm chí có người sau 5 ngày mở băng ra thì thấy… có giòi. Hẳn là vì thế nên “thầy” dặn tôi cứ 2 tiếng phải tưới rượu một lần, chắc là để thịt, máu gà khỏi thối!
Theo một cán bộ thuộc Văn phòng UBND huyện Cần Đước, xử lý việc hành nghề y không phép nằm trong thẩm quyền của xã Mỹ Lệ. Nếu cần, xã có thể báo cáo về huyện để huyện chỉ đạo thêm. Vì vậy, theo thiển ý của chúng tôi và của những người biết rõ về cách chữa bệnh của ông Chương, đã đến lúc UBND xã Mỹ Lệ cần chấm dứt ngay hoạt động của “ông thầy” này.
Bí Quyết Nuôi Gà Nòi Con Thành Công
Ngày nay nhiều hộ nuôi gà nòi con đạt năng suất cao tạo ra nguồn kinh tế bền vững. Cho nên chúng tôi chia sẻ kỹ thuật cũng như yếu tố quyết định cho việc chăn nuôi thành công.
Để quá trình chăm sóc, chăn nuôi diễn ra một cách thuận lợi, gà chọi phát triển tốt nhất. Bạn cần lựa chọn giống nuôi tốt, khỏe mạnh. Chỉ khi gà có giống tốt mới phát huy được hết cách nuôi.
Cách giữ ấm cho gà nòi con mới nởViệc nuôi gà nòi con cần chu đáo chăm sóc. Vì gà con mới nở còn rất non yếu chưa kịp thích nghi ngay với môi trường dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài rất nhanh bị nhiễm bệnh khi không có gà mẹ bên cạnh.
Việc giữ ấm cho gà con mới nở rất cần thiết, nếu chăn nuôi gà với số lượng nhỏ bạn có thể sử dụng thùng xốp để úm gà con, còn nuôi với số lượng lớn hãy làm chuồng với kích thước phù hợp.
Kỹ thuật úm gà nòi conChuồng úm: vệ sinh, quét dọn sạch sẽ, khử trùng sát khuẩn trước khoảng 7-10 ngày. Có thể dùng vôi bột, Focmon 2%, crezin, hanlamind.
Chất độn lót: có thể sử dụng trấu mùn cưa, rơm rạ bởi khả năng hút ẩm của những nguyên liệu này khá tốt. Đối với những hộ chăn nuôi gà chuyên úm để bán thì ở lúc 5 – 10 ngày tuổi có thể sử dụng rơm rạ giúp cho gà không bị ướt lông trông đẹp mã gà hơn giảm tỷ lệ chết. tuy nhiên phải thay rơm rạ 2-3 ngày thay 1 lần.
Con giống: lựa chọn con giống ngay từ ban đầu sẽ giúp tăng chất lượng đàn gà. Chọn những con gà khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, không nên chọn những con hở rốn, ướt lông chân bại,..
Kỹ thuật úm gà: bạn cần chú ý tới mật độ nuôi, nhiệt độ úm gà, thời gian chiếu sáng
Mật độ nuôi: 1 tuần tuổi: từ 30 – 45 (con/m2); 2 tuần tuổi: từ 25 – 40 (con/m2); 3 tuần tuổi: từ 20 – 35 (con/m2); 4 tuần tuổi: từ 10 – 30 (con/m2).
Nhiệt độ úm: tùy theo mùa vụ nên khi nuôi gà nòi con ta linh hoạt điều chỉnh nhiệt độ úm gà con cho phù hợp. Cần theo dõi sát sao xem nhiệt độ úm gà như vậy đã đủ chưa. Nếu gà túm tụm lại gần bóng đèn dẫn đến gà bị lạnh. Gà con tản ra xa bóng đèn,thở hổn hển thì gà bị nóng. Gà con túm lại 1 góc quây úm thì gà bị gió lùa. Cần che chắn cẩn thận và đặt lại nhiệt độ bình thường.
Thời gian chiếu sáng: Tùy thuộc vào chuồng kín hay hở, mùa hè hay mùa đông mà có cách điều chỉnh thời gian chiếu sáng cho gà con. Sử dụng đèn sợi đốt 40W để sưởi ấm cho gà con.
Thức ăn khi nuôi gà nòi con lớn nhanh như gió thổiCông thức ăn cho gà con mau lớn bằng nhiều loại khác nhau:
Cho ăn thức ăn lên men, cám, thóc.
Cơm nấu chín và bôt ngô và thóc nấu cho nứt vỏ chấu. Tiếp đến dùng men rượu 5 quả men với khoảng 7kg thức ăn. Nghiền lát rồi trộn đều hỗn hợp. Tiếp đến đổ vào xô nhựa, chum vại có đậy nắp kín trong khoảng 4 ngày. Khi hỗn hợp đạt yêu cầu (còn phụ thuộc vào thời tiết).
Bột cá: Các loại cá nhỏ rửa sạch luộc chín, phơi khô, sau đó mang đi say nhỏ cho vào lọ dùng dần
Nấu chín cám gạo, bột ngô, cơm nguội, rau thái nhỏ bột cá và cho 1/ 5 số thức ăn lên men vào hỗn hợp thức ăn chính.
Vậy nên để nuôi gà mau mập ngày cho ăn 3 bữa. Mỗi bữa cho ăn 2/ 3 diều gà thi thoảng bổ sung cá thịt chất tanh cho gà ăn,.. Đặc biệt là phải làm sạch truồng gà sau khi ăn, khử trùng chuồng trại.
Vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà nòi conMôi trường sống rất quan trọng khi nuôi gà con, lượng thức ăn không đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp giảm sức đề kháng của gà.
Các biện pháp phòng bệnh vệ sinh cho gà conVệ sinh chuồng trại sạch sẽ, không để ao tù trong khu vực thả gà. Phải đảm bảo cho gà “ăn sạch, ở sạch, uống sạch” thì gà mới phát triển nhanh, chất lượng gà tốt được.
Chọn lựa con giống tốt, có sức đề kháng cao tránh mắc bệnh khi gặp thời tiết xấu và bệnh dịch.
Tiêm phòng vắc xin đúng lịch, tuân thủ quy trình dùng kháng sinh phòng một số bệnh hay mắc phải ở gà do vi trùng.
Lưu ý: Trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bị bệnh. Đến sau 6 tháng đẻ, phòng ngừa lại các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, Gumboro gà mái đẻ.
Chăm sóc gà conChăm sóc gà con là việc làm hàng ngày khi chăn nuôi gà rồi. Cách nuôi gà con nhanh lớn mỗi ngày phải thường xuyên thay chất độn lót chuồng gà. Điều đó giúp môi trường sống của gà con sạch sẽ, thoáng mát hơn. Và giảm tối đa vi khuẩn gây hại giảm sự phát triển của gà con.
Máng ăn, bình nước cho gà con phải rửa thay nước sạch hàng ngày tránh tích tụ vi khuẩn. Trong quá trình chăm sóc gà con bạn cần chú ý đến việc thanh lọc những con gà yếu, dị tật cách ly chăm sóc theo chế độ riêng.
Cách Nhận Biết Tướng Gà Đá Tốt Bạn Nên Biết ,Cua Ga, Bán Cựa Gà, Ban Cua Ga, Cựa Gà Giá Rẻ, Cua Ga Gia Re, Cựa Gà Nòi, Cua Ga Noi, Cựa Gà Tre, Cua Ga Tre, Bán Cựa Gà Nòi, Loại Đá Tiền (Thép Trắng) Cựa Gà Nòi
Điểm mấu chốt để xem một chiến kê hay đó là phải xem về dáng đi đứng của nó, nên dáng đi đứng của gà là điều cần thiết để đánh giá được
TƯỚNG ĐI ĐỨNG” Nhất thời chấm muối quăng ra Nhì thời lắc mặt, thứ ba né lồng”.
Đó là câu châm ngôn của các “sư kê”, được truyền tụng nhau từ đời này qua đời nọ, mục đích là chỉ bảo cách tìm gà hay giống tốt. Gà không giống nhau ở tướng đi, mỗi con mỗi khác, con thì đi hai chân khít nhau, con thì rộng ra, hoặc đưa chân thấp, nâng chân cao, có khi lúc bước cả ba ngón đều xòe ra, trái lại con thì cụp vào, con thì vừa đi vừa lắc người lắc cổ, con thì cứng đơ như pho tượng v.v…. – “Chấm muối quăng ra” có nghĩa là: Khi con gà đi, chân bước vào, đồng thời, mấy ngón chân túm lại khi sắp sửa chấm đất mới dương ra, kiểu đi này là “quý tướng”, rất tốt, ngón càng túm nhiều càng hay. Lại có con đi thì đầu cổ lúc lắc, và mặt rảy lia lịa, tựa hồ như có vật gì dính, cần rảy bỏ, luôn luôn như vậy, ấy mới quý, đúng là “gà lắc mặt”. Khi bắt một con gà vào một cái lồng, cái bội, con gà đứng thụt đầu thụt cổ, nép mình, nếu đi đi lại lại thì nghiêng bên này bên kia trông lạ mắt, nó sợ cái lồng, có bội đụng vào mình nó, mặc dầu có thể dư sức cho nó quạt cánh thong thả, đó là gà “né lồng” có kiểu đi “bán nguyệt”, hai chân bước chéo qua chéo lại. – “Đứng giọt mưa” là Vai nó rất cao, ngực ưỡn ra, đuôi xuôi xuống, cổ thẳng băng và dựng cao, đứng như thế, có thế giọt mưa trơn tuột, trông rất đẹp mắt, “gà giọt mưa” mặt sáng sủa, thường có tài đi đường trên, đánh đầu cổ địch thủ. – “Đứng đòn cân” là: Mình gà ngang như cán cân lúc thăng bằng, lúc đi, nó không cất cao cổ như “gà giọt mưa”, trái lại, cái đầu thả thấp, tựa như muốn chui ẩn. Gà này chuyên chạy dưới, đánh trong. Gà đánh trong nếu bình thường thì dở, trái lại gặp con có tài thì thật là “xuất chúng”. Những con có tướng chẳng ra trên mà cũng chẳng ra cân, anh này lanh lẹ lắm, nhưng thế đánh gần như loạn xạ, lung tung. Con gà khi đi có vẻ lấc xấc, xông xáo, gà này tùy tài tùy sức, nhưng thuộc dòng võ tướng, thích đấm đá nhiều, ham mái túc con lia lịa, tính tình không đằm thắm. Gà đi đứng điềm đạm, mắt nhìn từ tốn nhưng sắc bén, không ham mái, chẳng đánh con, thoạt nhìn, người không rành tưởng gà thiếu sung sức, kém nuôi, nhưng kỳ thật, nó có một bản tính cố định như vậy, nó thuộc dòng dõi “văn tướng”, trên “võ tướng” một bậc (không “hữu dõng vô mưu”). Bước đi đâu là từng bước nhẹ nhàng, thân mình khó rung chuyển bình tĩnh, nhìn vật gì rất sắc bén, con mắt soi thẳng vào vật nhìn, bản mặt không vô tư chút nào, thường những gà tiếng tăm là nó, quý lắm. Lúc đi, gà thường nhón gót, chịu đựng bằng ngón, không để chân đụng đất, tướng đi có vẻ khó khăn, bạn nên để ý, bắt xem có thể có “địa giáp”, nếu đúng thì hẳn gà ấy xứng danh là “linh kê”, (địa giáp là một vảy được gán giữa lòng bàn chân, giữa chậu). Không xem không biết được, vì vảy này nằm dưới gót chân, sát đất. Lại có con có nhiều vảy nhỏ, rõ ràng dưới chân, cùng là gà tốt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Con Gà Nòi Gãy Cựa trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!