Xu Hướng 6/2023 # Chia Sẻ Kỹ Thuật Om Gà Chọi Đỏ Hiệu Quả Nhất – Gà Chọi Hay # Top 10 View | Raffles-design.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chia Sẻ Kỹ Thuật Om Gà Chọi Đỏ Hiệu Quả Nhất – Gà Chọi Hay # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Kỹ Thuật Om Gà Chọi Đỏ Hiệu Quả Nhất – Gà Chọi Hay được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tìm hiểu kỹ thuật om gà chọi 1. Om gà chọi để làm gì?

– Om gà chọi là việc làm giúp cho gà sạch sẽ, thoáng lỗ chân lông, lưu thông khí huyết, góp phần giúp da gà dày, bóng, đỏ đẹp, vào trận đấu khó dập rớm và thủng rách hơn gà không đc om. Ngoài ra, việc om gà chọi còn giúp gà hạn chế rận bọ, muỗi và một số loại kí sinh, làm cho gà không bị hôi, ôm vào người thơm tho.

– Tác dụng nữa của việc om gà chọi là tạo sự gần gũi thân quen giữa gà với chủ, làm cho gà đỡ nhát người, không hoảng khi chủ cho ăn, ôm ấp vuốt ve

2. Các nguyên liệu chuẩn bị cho om gà chọi.

– Đồ chứa: tốt nhất là dùng nồi điện, vừa đỡ hơi than, vừa tiện điều chỉnh nhiệt, lại dễ trong việc bê đi bê lại.

– Khăn mặt: nên dùng loại khăn mặt bông xốp để giữ hơi nóng khi om, kích cỡ khăn nên chọn loại khi gấp đôi lại phủ lên bàn tay xoè ra vừa chùm hết bàn tay thừa đều ra xung quanh là vừa.

– Một miếng thảm lót dưới chân gà, tránh để gà đứng trực tiếp xuống nền cứng gây hại móng.

– Nghệ: nên dùng nghệ vàng, củ cái tròn to.

– Chè: nếu ai om bằng lá chè tươi thì rửa sạch bỏ thẳng vào nồi, còn nếu ae dùng chè khô thì nên cho vào 1 cái bít tất buộc lại, tránh việc vụn chè dính vào khăn om vãi bừa ra ngoài.

– Ngải cứu: nên dùng cây già thì tốt.

– Bên trên là 3 thứ chủ đạo: nghệ làm dày da nhanh liền sẹo, chè làm dẻo gà và ngải cứu nhanh tan vết bầm + mỏi mệt.

– Một chén rượu trắng (không nên dùng chivas, X.O, hennesy hay tương tự như thế ^^ )

Với các nguyên liệu trên anh em nào ở phố khó kiếm có thể ra chợ, tìm hàng bán lá xông, 1 bó buộc sẵn có đủ các loại này. Đủ nguyên liệu thì bỏ hết vào nồi, đun sôi lên là dùng luôn.

– Ngồi ghế thấp, kẹp nhẹ gà vào giữa háng, nối om nên để hơi chếch về phía trước bên tay phải.

– Nhúng khăn, vắt khô, gập lại.

– Đầu tiên lúc khăn nóng nhất thì ấp vào hầu, sau đến đỉnh tảng, lúc này vẫn túm khăn lại.

– Lúc khăn nguội dần, xoè khăn ra, ấp tròn quanh cổ gà đoạn từ dưới quai hàm xuống tới hết cổ, ủ hơi nóng đồng thời xoa day cổ gà.

– Khăn gần nguội hẳn thì xoè khăn ra, đặt vài lòng bàn tay, lau sạch khe mào, cánh mũi gà, lau dọc cổ từ trên xuống dưới.

– Lau kết hợp xoa day 2 bên táo vai, lau sạch trong nách, lau xuống đùi, ngực và bụng dưới.

– Với gà có máu buồn hay díu thì nên luồn tay từ đầu lườn ra đằng sau, lau ngược lên phía trước chứ không nên lau từ phía sau.

– Làm đi làm lại như thế 3-4 lần.

– Sau khi om bằng khăn thì chuyển sang xoa bóp bằng tay, làm đúng như xoa bằng khăn, xoa tay cho gà khô da và lông.

– Khi gà đã khô nếu là buổi sáng trc 10h thì nên phơi khoảng 30′ rồi cho vào chỗ mát. Nếu là buổi trưa sau 10h đến chiều thì om xong, xoa tay khô không nên phơi nắng, vì lúc ấy phơi rất hại, gà dễ đi ỉa + sổ mũi, cộng với mặt sàn bên dưới lúc ấy rất nóng, không tốt cho chân gà. Nên để gà chỗ có bóng râm, thoáng mát để gà rỉa lông, có cát sạch để gà đầm cát.

4. Một số chú ý khi om gà chọi.

– Nếu là gà tơ thì cho ít nghệ, gọi là có thôi còn gà già thì có thể cho nhiều.

– Kĩ thuật om gà mùa đông và mùa hè khác nhau, mùa đông cần vắt chặt tay để khăn khô kiệt, tránh làm ướt gà. Mùa hè 1 khăn có thể lau từ đầu đến chân con gà rồi khăn sau lại thế, nhưng mùa đông nên om kĩ từ vai trở lên, còn thân gà thì om sau, hạ bếp cho nhiệt độ thấp đi, lai nhanh người rồi xoa tay.

– Khi om gà khoẻ mạnh thì ấp khăn kết hợp xoa day, om gà mới đá thì chỉ hấp tang, nghĩa là chỉ ấp hơi cho tan đòn, không xoa day càng làm gà đau đớn mà dễ kén.

– Cách ngày đá trước 3 ngày không nên om chặt tay, có om thì lau qua cho gà sạch sẽ thôi, thả chuồng rộng rãi thoáng mát để gà nghỉ ngơi, không đc lau với nước om cho đặc nghệ.

– Với gà tơ nước om không nên cho vỏ măng cụt và phèn chua.

Chúc anh em luôn thành công trong việc nuôi dưỡng và huấn luyện chiến kê hay!

Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Đá Đòn

Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình “ngố” thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:

– Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ).

– Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.

– Có khả năng tránh đòn tốt.

Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.

Phân bố

Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,…nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870 g ở con mái

Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.

Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.

Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước.

Phương thức nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định

Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 – 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống.

Chọn và nhân giống

– Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi). – Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 – 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn. – Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. – Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng). – Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.

Thức ăn và dinh dưỡng

Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,…. Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sdáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.

* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):

– cám gạo : 10%

– bắp : 20%

– lúa : 30%

– Cá tươi nấu chín : 20%

– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:

– Lúa : 0.25 kg.

– Rau, giá : 0.10 kg.

– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.

Quản lý huấn luyện gà thi đấu

– Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi.

– Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.

– Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.

– Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.

– Huấn luyện gà bằng các việc chính:

+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.

+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.

+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.

– Tổ chức thi đấu:

+ Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 – 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên. + Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà. – Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.

Đặc điểm ngoại hình

Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.

Màu sắc của lông, da

Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tie lệ 50 – 60%.

* Màu lông

+ Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất.

+ Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.

+ Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.

+ Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.

+ Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn.

+ Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.

Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng…

* Màu mỏ:

Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).

* Màu chân:

Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.

* Màu da:

Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.

Tầm vóc

Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10 – 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1.5 – 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.

Chỉ tiêu Trống Mái

Dài thân (cm) 22 20

Vòng ngực(cm) 41 31

Dài lườn (cm) 13,5 12

Sâu ngực (cm) 15,75 13,5

Cao chân (cm) 31,5 25

Dài đùi (cm) 17,5 11,5

Một số đặc điểm ngoại hình khác

– Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn (rất dễ gãy).

– các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá.

– Mặt gà gọn gàng, thường khômg có tích, tai ít phát triển.

– Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lá, dâu, cục)

– Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ.

– Mắt thường nhỏ và sâu. mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông (màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tử ra xung quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh.

Phát dục

Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu.

Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4 – 5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.

Sinh sản

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 192 ngày.

Khối lượng trứng : 52 – 0,55 gam/quả.

tỷ lệ trứng có phôi : 91,6%.

Tỷ lệ nở/trứng : 85%.

Số trứng đẻ/lứa : 8 – 12 quả.

Thời gian gà mẹ nuôi con : 3 tháng.

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ : 5 tháng.

Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trống có khả năng thi đấu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9 – 10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con. Các tính trạng đặc biệt

Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,…nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870 g ở con mái

Tìm kiếm phổ biến:

Cách Om Gà Chọi Đỏ Đúng Kỹ Thuật Sư Kê Nên Biết

Om gà chọi là gì?

Om gà chọi là kỹ thuật sử dụng các bài thuốc tác động tới cơ thể gà thông qua việc thẩm thấu qua da của gà. Các bài om gà nâng cao sức khỏe, thể trạng và vẻ đẹp của gà một cách đáng kể. Giúp da gà chọi dày hơn, đỏ hơn, sức chịu đòn tốt và dẻo dai hơn trong các trận chiến của mình.

Om gà chọi có tác dụng gì? Da gà chọi dày hơn

Nhờ tác dụng của các loại thuốc bên trong nước om gà kết hợp với nhiệt độ cao khiến độ dày của da gà tăng lên. Từ đó giúp tăng khả năng chống chịu của gà trong các trận chiến. Hạn chế bị mất sức, mất máu đối với các đối thủ cứng đầu hoặc trận chiến thời gian kéo dài.

Om gà chọi giúp da gà đỏ

Tự nhiên da gà không có màu đỏ như vậy. Chúng cần trải qua quá trình om bóp cẩn thận và kỹ càng, dài lâu. Lớp da từ màu vàng trắng bình thường nhanh chóng chuyển sang màu đỏ. Vừa nâng cao khí chất của gà vừa giúp gà đẹp hơn. Qua đó có giúp gà có giá hơn vì vẻ đẹp thẩm mỹ cao hơn.

Chiến đấu dai sức, chịu đòn tốt

Làn da dày sẽ giúp gà dai sức và chịu đòn tốt. Một phần lực tác động của gà đá được da gà hấp thụ. Tăng cường sự đàn hồi và giảm thiểu lực đá. Từ đó hạn chế những chấn thương vào bên trong cơ thể của gà. Da dày cũng giúp chúng hạn chế bị rách, xước và mất máu trong chiến đấu.

Nâng cao sức khỏe của gà

Gà được om bóp rượu thường xuyên sẽ được nâng cao sức khỏe. Hạn chế gặp phải các bệnh thông thường của gà về mặt hô hấp cũng như da bên ngoài. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột cũng khó có thể làm chúng bị ốm, ủ rũ hoặc biếng ăn.

Ngoài ra khi gà mới đi chiến về hoặc mới ốm dậy thì việc om bóp gà chọi cũng giúp sức khỏe gà dần dần hồi phục. Từ đó lấy lại sức khỏe để có thể tập luyện và sẵn sàng chiến đấu tiếp.

Vị thuốc om gà chọi bao gồm những gì? Nghệ

Nguyên liệu cơ bản của bất cứ bài thuốc om gà chọi nào. Chúng có nhiều tinh chất giúp cơ thể gà, da gà tốt hơn. Nhờ những tinh chất này khiến cho vết thường gà mau lành hơn và chất axit khiến da gà dày hơn. Tùy theo từng nhu cầu sử dụng mà có thể sử dụng nghệ trắng hoặc nghệ đỏ để làm bài thuốc.

Rượu

Là chất dẫn xúc tác của các bài thuốc om gà. Nhờ cơ chế nhanh thẩm thấu và bay hơi của chúng mà giúp các chất trong vị thuốc có thể phát huy nhanh tác dụng. Hơn nữa nồng độ cồn trong rượu cũng giúp sát trùng vết thương khá tốt. Nên sử dụng rượu trắng vì nó không bị pha tạp các chất khác và nồng độ cồn ổn định. Không nên sử dụng các loại rượu tây, rượu màu không rõ nguồn gốc.

Chè

Sử dụng cả chè khô hoặc chè tươi đều được. Tinh chất của chè cũng khiến cho thể trạng của gà được tốt hơn.

Ngải cứu, xả, vỏ bưởi, quế

Các nguyên liệu này có thể xuất hiện riêng lẻ trong từng bài thuốc om gà hoặc xuất hiện cùng nhau. Một số trường hợp còn cho thêm tinh chất quế để tăng thêm hiệu quả. Tất cả chúng được đun nóng và sôi lên nhằm có thể chiết được những tinh dầu bên trong các nguyên liệu. Giúp giãn nở lỗ chân lông từ đó thẩm thấu vào bên trong.

Nên om gà chọi khi nào là tốt nhất?

Khi gà đã đủ cứng cáp thì chúng ta tiến hành om bóp cho gà chọi. Điều này sẽ giúp gà có thể phát triển tối đa được thể chất của chúng một cách tốt nhất. Tránh tình trạng khi om bóp quá sớm có thể khiến gà không thể đạt được như kỳ vọng.

Độ tuổi om gà chọi hiệu quả nhất là khi gà đã bắt đầu gáy căng. Điều này báo hiệu chúng đã phát triển hoàn thiện toàn bộ cơ thể. Tiến hành cắt lông gà chọi và chuẩn bị om gà chọi tơ lần đầu tiên.

Gà sau khi ốm dậy cũng nên om bóp để nâng cao sức khỏe. Hiểu đơn giản thì cách om này khá giống với các bài thuốc xông hơi của con người khi bị ốm sốt mà muốn nhanh khỏi.

Gà trước và sau những trận đánh căng thẳng. Nếu như trước trận nâng cao sức khỏe thì việc om bóp sau trận sẽ giúp các cơ, gân cốt có thể hoạt động thoải mái nhất. Nhanh chóng hồi phục các vết thương trên cơ thể gà.

Cách om gà chọi đúng cách như thế nào? Chuẩn bị nước om gà chọi

Cho tất cả những vị thuốc trên vào xoong nồi rồi đun sôi lên. Nên chuẩn bị 1 xoong cũ bỏ đi chỉ chuyên sử dụng để làm nước om gà chọi.

Khi đã đun sôi 1 thời gian khoảng 10-15 phút để các tinh chất có thể thẩm thấu hòa vào nước om hiệu quả.

Để nguội đi một chút và có thể dùng chúng để om gà chọi đỏ đẹp, khỏe mạnh.

Những lần sau có thể chỉ cho thêm nước vào và đun sôi là có thể dùng được. Mỗi lần om bóp chúng ta chỉ nên sử dụng trong khoảng từ 2-4 ngày. Đun sôi quá nhiều lần có thể khiến các tinh chất bị biến đổi.

Chuẩn bị gà chọi để om

Đối với gà chọi tơ lần đầu được om bóp thì nên xử lý cắt tỉa lông lá cẩn thận. Đảm bảo những vị trí da cần độ dày đều được cắt tỉa lông.

Đối với gà chọi mới ốm dậy cần đảm bảo sức khỏe hồi phục tốt. Tránh việc gà ốm quá nặng không nên om gà.

Không om gà đối với những chú gà có vết thương hở quá nhiều. Chúng có thể tác động lên vết thương khiến chúng trở nên nặng, nhiễm trùng.

Tiến hành om gà

Sau khi đã để nước om gà chọi nguội đi một chút chúng ta lấy khăn mặt bông sạch để tiến hành om bóp. Khăn dạng sợi bông sẽ giúp giữ nước trong chúng tốt hơn.

Mới đầu nên sử dụng một chút một để gà có thể quen dần với cách om gà chọi tơ này. Đối với gà mới ốm dậy có thể cũng chưa quen. Chúng sẽ giúp gà chọi bình tĩnh hơn, tránh việc hốt hoảng bay loạn xạ.

Dùng khen nhẹ nhàng lướt qua các vị trí để gà quen hơn như hầu, cổ, vai, dưới cánh.

Sau khi đã lướt qua một lượt thì tiếp tục các vị trí cuống cổ, cần, vai. Mỗi vị trí chỉ nên lướt qua khoảng từ 1-3s lúc đầu.

Những vị trí tiếp theo đó là ngực, lườn, mào khu vực đầu cổ. Đây cũng là lúc chúng ta có thể vệ sinh cho gà khỏi nấm mốc.

Những vị trí nách dưới cánh, dưới hậu môn, trên lưng.

Thời gian một lần om gà

Thông thường các sư kê thường duy trì om gà từ 15 cho tới 30 phút. Lặp đi lặp lại các bước trên để cơ thể gà có thể ngấm được các tinh chất từ nước om gà. Chúng ta nên lướt qua một lượt trước khi om vào từng chi tiết của gà. Nếu gà tơ hoặc gà bị ốm có thể giảm thời gian om gà đi một chút và tăng dần nếu thể trạng gà khỏe mạnh.

Cách om gà chọi tơ không nên quá thường xuyên. Chúng ta nên giãn cách để lớp da có thể thích ứng. Mới đầu có thể lớp da sẽ bị bong tróc ra do chưa quen với các tinh chất trong bài thuốc om gà. Dần dần chúng sẽ đỏ hơn, dày hơn. Một tuần có thể om gà từ 2 cho tới 3 lần.

Đối với gà chọi chiến thì thường om gà sau các lần ốm dậy hoặc trước các trận đánh từ 2-3 ngày. Sau đó nghỉ ngơi thư giãn sau trận đánh từ 2-3 ngày tiếp tục om bóp tránh mốc, phục hồi sức khỏe.

Om gà chọi chiến cần chú ý điều gì? Gà đủ sức khỏe, độ tuổi

Hãy đảm bảo gà chọi đủ sức khỏe và độ tuổi để tiến hành om bóp. Gà quá tơ quá non hoặc đang bị ốm thì chúng ta không nên om bóp. Vô tình ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của gà.

Gà không bị vết thương nặng

Những vết thương nặng cần được xử lý kỹ càng và lên da non hoàn thiện thì mới có thể tiến hành om bóp vần gà. Vì khi om bóp tác động trực tiếp tới làn da gà bằng tinh chất và nhiệt. Nếu vẫn còn vết thương hở sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

Duy trì nhiệt độ thuốc om gà chọi

Các bài thuốc om gà chọi đỏ đẹp nên được duy trì nhiệt độ ngay trong lúc om. Tức là chúng ta nên để chúng vẫn còn nóng ấm và vừa với sức chịu đựng của gà. Không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không còn tác dụng.

Thời điểm om gà chọi trong ngày

Nên om gà chọi chiến vào khoảng từ 9h cho tới 13h chiều. Đây là khoảng thời gian đẹp ánh sáng không quá gắt và tốt cho sức khỏe của gà. Không nên om gà quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. Nếu quá sớm cơ thể gà chưa thích nghi được. Còn nếu quá muộn gà dễ bị cảm lạnh và sinh ra bệnh.

Nên phơi gà sau khi om

Sau khi om bóp gà chọi thì chúng ta nên phơi gà để các dưỡng chất có thể thẩm thấu và tự bay hơi. Đây cũng là cách giúp gà có thể khô lông nhanh hơn. Tránh tình trạng om gà xong nhốt vào nơi ít ánh nắng có thể sinh ra nấm mốc, bệnh tật.

Bài thuốc om gà cho từng loại gà

Chia Sẻ Cách Làm Cổ Gà Chọi To An Toàn Và Hiệu Quả

Cổ gà là bộ phân rất quan trọng đối với gà chọi. Đây là vũ khí lợi hại cũng là điểm phòng vệ khi đối đầu với đối thủ. Thế nhưng không phải con gà chọi nào sinh ra đã có một cần cổ to với nhiều lợi thế. Vậy có cách nào làm cần cổ gà chọi to hơn không? Hãy theo dõi bài viết sau để biết cách làm cổ gà chọi to an toàn và hiệu quả.

Cần cổ gà có đặc điểm gì?

Phần từ dưới tai trở xuống gáy chạm lưng được tính là phần cổ gà. Gà chọi có cổ càng to sẽ càng có lợi thế khi đi đá. Bởi cần cổ nhỏ quá sẽ có nhiều bất tiện và không đủ khả năng để trả đòn.

Vì vậy, cổ gà càng to. Dài và đặc xương thì mới tốt. Ngược lại, cổ nhỏ, rỗng thì không tốt. Vì vậy, cách làm cổ gà chọi to là cần thiết và được rất nhiều sư kê quan tâm.

Làm sao để biết cần làm cổ gà chọi to?

Để biết cổ gà chọi của bạn đã to chưa thì cần làm phép thử. Cách thử như sau: Dùng tay đẩy cổ gà lên xuống, qua lại. Cần phải xem xét xem cổ gà có lớn không, cứng không, khỏe không. Nếu không đạt yêu cầu thì cần phải làm to cổ gà chọi hơn.

Để làm cổ gà chọi to cần nhiều bước, nhiều giai đoạn. Vì thế, các sư kê cần kiên nhẫn thực hiện đúng yêu cầu của từng giai đoạn.

Cách làm cổ gà chọi to hiệu quả

Trên thực tế, cổ gà to hay bé còn phụ thuộc vào độ tuổi và tiếng gáy. Bởi khi gáy, cổ gà căng phồng, kích thước cổ gà mới hiện rõ. Nếu kích thước cổ gà quá nhỏ thì làm to bằng các bước sau:

Bước 1: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho gà chọi

Yêu cầu đầu tiên để làm cổ gà chọi to là đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho gà chọi. Khi ăn uống thiếu chất, gà không thể phát triển toàn diện. Vì vậy, gà chọi có cổ nhỏ dù tiềm chất không phải vậy rất có khả năng xảy ra.

Vậy đầy đủ chất dinh dưỡng gồm những gì? Dinh dưỡng cần thiết cho gà sẽ bao gồm đủ lượng protein, chất xơ và một số loại vitamin. Cụ thể, thức ăn của gà chọi cần có các loại sau: thóc lúa là thức ăn chính. Rau xanh để cung cấp chất xơ.

Các loại mồi như giun, dế, sâu, thịt bò, lươn để cung cấp protein và năng lượng. Ngoài ra, các loại vitamin A,K,… rất cần thiết cho gà chọi. Một số loại phụ gia như tỏi, gừng cũng cần thiết để tăng cường hệ tiêu hóa tránh bệnh cảm cúm ở gà.

Bước 2: Làm nước vào cổ gà

Dùng vỏ cây xà cừ đun kỹ với nước tạo ra một hỗn hợp ở dạng đặc thì thôi để vỗ cho cổ gà.

Bước 3: cách vô cổ gà

Ban ngày, dùng hai bàn tay lăn đều trên cổ gà từ 70 – 100 lần với mức độ từ nhẹ đến mạnh tăng dần. Thực hiện đều đặn hàng ngày thì sau một thời gian ngắn cần cổ sẽ to ra trông thấy.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Kỹ Thuật Om Gà Chọi Đỏ Hiệu Quả Nhất – Gà Chọi Hay trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!