Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Đá Đòn được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình “ngố” thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:
– Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ).
– Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm.
– Có khả năng tránh đòn tốt.
Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.
Phân bố
Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,…nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870 g ở con mái
Gà chọi được nuôi từ xa xưa ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Bình Định. Đến nay, ước tính cả tỉnh có khoảng 1000 gà trống được tuyển chọn, huấn luyện và sử dụng làm gà thi đấu ở các cấp độ khác nhau. Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
Chơi gà chọi cũng là hoạt động giao lưu văn hoá, cho nên giống gà chọi Bình Định hiện nay không chỉ tồn tại riêng ở Bình Định mà còn phát tán ra các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.
Gà trống thi đấu đạt thành tích cao thường được bán đi nhiều nơi trong và ngoài nước.
Phương thức nuôi gà chọi và tổ chức chọi gà ở Bình Định
Người chơi gà chọi ở Bình Định Khá đông, song phần lớn là người nuôi gà trống với số lượng ít (1 – 3 con), có một số gia đình nuôi gà mái để tạo giống. Nếu có dòng mái tốt thì họ thường giữ độc quyền, không bán con mái ra ngoài mà chỉ bán con trống.
Chọn và nhân giống
– Chọn dòng mái tốt theo ngoại hình, thể chất (thường là những con mái dữ) và đời trước cũng như đời sau của nó có nhiều con trống đạt thành tích cao. Gà mái chọn nhân giống thường là đã đẻ một vài lứa và tuổi không quá già (<6 năm tuổi). – Chọn gà trống có ngoại hình tốt và có thành tích cao, tuổi từ 1.5 – 4.0 năm, không đồng huyết với mái đã chọn. – Bổ sung dinh dưỡng cho gà trống và gà mái đã chọn trong suốt một tháng trước khi giao phối. – Tiến hành ghép phối (thường là vào cuối tháng chạp và đầu tháng riêng). – Ấp nở: theo truyền thống, người ta thường cho gà nở vào mùa xuân bằng phương thức ấp tự nhiên do bản thân gà mẹ thực hiện với một vài động tác hỗ trợ của con người. Đã có một số thử nghiệm ấp bằng máy, song lại được đánh giá là chưa thành công, thể hiện ở nhược điểm là gà lớn lên có khả năng thi đấu rất kém.
Thức ăn và dinh dưỡng
Theo truyền thống, gà chọi Bình Định được nuôi dưỡng bằng thức ăn tự nhiên dạng nguyên, bao gồm: lúa, gạo, ngũ cốc, giun, dế, động vật thuỷ sinh, côn trùng cây cỏ,…. Ngày nay, người ta sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp để cho gà con ăn ở giai đoạn theo mẹ. Sau 1.5 tháng tuổi cho thêm lúa, gạo, cơm, ngô, ếch, nhái, lươn, thịt bò, lòng đỏ trứng, rau, giá,…. khi tăng lượng lúa thì rút dần cám công nghiệp , đến khi tách mẹ thì cho ăn hoàn toàn bằng lúa. Cho gà ăn làm hai bữa vào 9 giờ sdáng và 4 – 5 giờ chiều. Riêng gà con cho ăn tự do, gà tách mẹ ngoài hai bữa chính còn tự đi kiếm ăn. Gà lớn trên 6 tháng cho ăn thêm rau, giá, xà lách, chuối sứ, cà chua, mỗi tuần cho ăn thêm 1 – 2 bữa lươn hoặc thịt bò.
* Khẩu phần ăn cho gà con tách mẹ (cho ăn tự do):
– cám gạo : 10%
– bắp : 20%
– lúa : 30%
– Cá tươi nấu chín : 20%
– Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.
* Khẩu phần cho một gà trống thi đấu/ ngày:
– Lúa : 0.25 kg.
– Rau, giá : 0.10 kg.
– Lươn, thịt bò : 0.10 kg.
Quản lý huấn luyện gà thi đấu
– Gà con được nuôi chung cả ổ và theo mẹ đến 2.5 hoặc 3 tháng tuổi.
– Sau khi tách mẹ vẫn được nhốt chung, cho đến 4 – 5 tháng tuổi thì tách riêng trống, mái. Gà trống lúc này được nhốt riêng mỗi con một ô, không cho các con trống thấy mặt nhau để tránh mổ và đá bậy.
– Khi gà đã gáy rõ tiếng thì bắt đầu cắt lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi nhằm bộc lộ da ở các vùng này. Đồng thời cắt tai, tích.
– Cho gà đá thử 1 – 5 trận, xem con nào có khả năng đá hay thì giữ lại huấn luyện tiếp, hoặc không thì bán hoặc giết thịt.
– Huấn luyện gà bằng các việc chính:
+ Quần sương: cho gà vận động vào sáng sớm hàng ngày.
+ Xát nghệ: dùng nghệ giã nhỏ, hoà với rượu, nước trà, nước tiểu trẻ con sát vào vùng da đã cắt lông trong vòng 3 tháng để cho da dày lên nhằm tăng khả năng chịu đòn và giảm thương tích khi thi đấu.
+ Dầm cẳng: trước khi thi đấu 1 tháng, gà được cho ngâm chân trong hỗn dịch: nghệ, muối, nước tiểu để cho gà được cứng chân.
– Tổ chức thi đấu:
+ Gà được phân theo 3 hạng: hạng tiểu (<3.0 kg), hạng trung (3.0 – 3.5 kg) và hạng đại (từ 3.5 kg trở lên). Các gà cùng hạng thường được thi đấu với nhau. Tuy nhiên, nếu là gà có tài nghệ cao thì chủ gà có thể cho đấu với hạng trên. + Mỗi trận đấu thường được tổ chức từ 01 hiệp trở lên, mỗi hiệp có thời gian 20 phút. Thời gian nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu là 05 phút để săn sóc và hồi phục cho gà. – Mùa thi đấu: Mùa chọi gà thường được tổ chức vào dịp Tết và Xuân, kéo dài từ tháng chạp đến tháng tư âm lịch. Sau đó, từ tháng năm đến tháng mười một âm lịch là mùa gà thay lông nên không sử dụng thi đấu được.
Đặc điểm ngoại hình
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
Màu sắc của lông, da
Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tie lệ 50 – 60%.
* Màu lông
+ Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, loại này chiếm tỉ lệ cao nhất.
+ Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía.
+ Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám.
+ Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà ó.
+ Gà có màu lông trắng roàn thân, gọi là gà Nhạn.
+ Gà có lông 5 màu ( đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc.
Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đen có chấm trắng…
* Màu mỏ:
Màu mỏ cũng có màu sắc đa dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).
* Màu chân:
Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.
* Màu da:
Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc trắng và da mỏng.
Tầm vóc
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10 – 13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chậu hẹp (1.5 – 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.
Chỉ tiêu Trống Mái
Dài thân (cm) 22 20
Vòng ngực(cm) 41 31
Dài lườn (cm) 13,5 12
Sâu ngực (cm) 15,75 13,5
Cao chân (cm) 31,5 25
Dài đùi (cm) 17,5 11,5
Một số đặc điểm ngoại hình khác
– Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn (rất dễ gãy).
– các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phát triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá.
– Mặt gà gọn gàng, thường khômg có tích, tai ít phát triển.
– Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lá, dâu, cục)
– Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ.
– Mắt thường nhỏ và sâu. mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông (màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tử ra xung quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh.
Phát dục
Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu.
Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4 – 5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.
Sinh sản
Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 192 ngày.
Khối lượng trứng : 52 – 0,55 gam/quả.
tỷ lệ trứng có phôi : 91,6%.
Tỷ lệ nở/trứng : 85%.
Số trứng đẻ/lứa : 8 – 12 quả.
Thời gian gà mẹ nuôi con : 3 tháng.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ : 5 tháng.
Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà trống có khả năng thi đấu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9 – 10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con. Các tính trạng đặc biệt
Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiện ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục (mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều gà chọi Bình Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,…nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm. Gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên 1 năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034g con trống và 2.870 g ở con mái
Tìm kiếm phổ biến:
Cách Nuôi Gà Tre Đá Theo Kỹ Thuật Chia Sẻ Từ Chuyên Gia
Cách nuôi gà tre đá sung mãn và có lực tới pin thì không phải ai cũng biết. Bởi việc nuôi gà tre làm cảnh khác rất nhiều với việc nuôi gà tre đá. Nếu không tuân thủ theo đúng kỹ thuật thì sức bền cũng như cơ thể không đảm bảo được độ săn chắc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lực đá của gà trong suốt thời gian thi đấu. Vậy cách nuôi gà tre đá như thế nào là đúng? Cùng theo chân chuyên gia đi tìm kỹ thuật nuôi gà tre hay nhất.
1. Cách nuôi gà tre đá khi còn nhỏ
Gà tre mới nở có sức khá yếu, nếu nuôi trong mùa hè thì không sao. Nhưng nếu vào mùa đông thì nhất định phải thắp bóng đèn 6W 24/24 để sưởi ấm cho gà. Đồng thời khi gà còn nhỏ không nên nuôi gà trong một diện tích lớn tránh bị trúng gió mà nhiệt độ trong chuồng nuôi không đủ ấm. Thay vào đó là một diện tích nhỏ hơn, được dải một lớp đệm lót bằng trấu.
Để thực hiện tốt cách nuôi gà tre đá có lực ngày từ khi còn nhỏ. Thì nên sử dụng cám công nghiệp và lượng cám được chia thành nhiều bữa. Vừa đảm bảo chất dinh dưỡng mà lại tránh được lãng phí. Bên cạnh đó uống thuốc phòng bệnh ngay từ khi còn nhỏ để hạn chế tối đa các căn bệnh nguy hiểm như bệnh gà rù, đậu gà, H5N1….
2. Kỹ thuật nuôi gà tre đá
Khi gà tre bắt đầu bước vào giai đoạn sinh trưởng thì ngoài thức ăn chính (cám, lúa, thóc…) thì cần bổ sung một số loại thức ăn khác giàu protein vào trong khẩu phần ăn của gà như: dế, sâu super worm, thịt bò, tép, lươn, trạch. Một số loại rau xanh như: rau muống, xà lách, giá. Việc thực hiện cách nuôi gà tre đá với đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ nâng cao được thể chất, sức đề kháng, sức khỏe. Bên cạnh đó, giảm thiểu được tình trạng gà quá béo làm cho cơ thể trở nên chậm chạp.
Ngoài ra, cần phải tách riêng từng con để gà có thể phát triển nhanh. Cơ thể được nở nang, đâm lông đầy đủ. Kết hợp với việc phơi nắng, tắm thường xuyên sẽ tạo ra một bộ lông bóng mượt.
Tất nhiên, các phương thức luyện tập như vần hơi, dầm sương dãi nắng cũng là điều cần thiết. Và quan trọng đối với bất cứ sư kê nào khi tham gia cách nuôi gà tre đá ngay tại nhà.
3. Tiêu chuẩn làm chuồng trại nuôi gà tre
Lưu ý: Không nên nhốt gà quá lâu mà phải thả ra thường xuyên nếu không muốn cách nuôi gà tre đá được chia sẻ ở trên bị mất hết tác dụng.
Chuồng có máng
Là các loại chuồng bằng sắt hoặc bằng gỗ. Thường áp dụng cho gà cảnh chứ không nên dùng cho gà tre đá.
Ưu điểm: dễ dọn, gà luôn sạch sẽ và không bị dây bẩn
Nhược điểm: do cấu tạo bằng sắt hoặc gỗ nên dễ va chạm với lông gà gây ra tình trạng gập đuôi, chẻ lông.
Chuồng không máng
Loại chuồng được rải một lớp đệm lót bằng trấu, cát hoặc xỉ than ở dưới nên. Loại chuồng này được xây bằng gạch với diện tích khá rộng và bổ sung máng rời. Nếu thực hiện cách nuôi gà tre đã thì nên dùng loại chuồng này là tốt nhất.
Loại chuồng này vừa giúp giữ ấm chân gà nhờ đệm lót, diện tích rộng nên gà không cần phải đứng yên một chỗ. Nếu dùng trấu làm đệm lót sẽ tạo ra thói quen vận động tìm thức ăn ngay cả khi gà ở trong chuồng.
Ngoài cách nuôi gà tre đá như ở trên thì đừng quên việc phòng bệnh và khử trùng chuồng trại thường xuyên cho gà. Có như vậy mới giảm thiểu được tối đa nguy cơ gà bị nhiễm bệnh do vi khuẩn trong chính nơi ở gây ra. Và cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của như khả năng thi đấu của gà tre.
Chia Sẻ Quy Trình Nuôi Gà Nòi Đòn
– Gà Ô: Màu lông màu đen tuyền. Nếu lông đen mượt có ánh xanh thì là gà ô ướt
– Gà Nhạn: Lông gà màu trắng
– Gà Điều: Màu lông đỏ pha xám
– Gà Xám: Lông màu xám tro. Gà có lông mã, lông cánh màu đỏ thẫm thì là gà xám son. Còn nếu màu xám khô khốc, giống như gà mái thì là gà xám khô.
– Gà Ó: Màu lông lem luốc giống lông chim ó hoặc màu hung đỏ như lông của chim diều hâu
– Gà Ngũ Sắc: Có bộ lông với nhiều màu pha với nhau như: Đen, đỏ, trắng, xám…
Như các dòng gà khác, việc chọn bố mẹ làm giống luôn rất quan trọng.
Lưu ý sẽ ưu tiên những con gà mái vừa khỏe vừa dữ. Bên cạnh đó cũng cần xem xét ngọai hình như: đầu mỏ, trường đòn, vai vóc và sâu lườn. Những con gà nòi mái gốc được chọn thường có tuổi từ khoảng 1 – 6 tuổi.
Gà trống để đổ dòng thường là những con có thành tích cao khi thi đấu (ít nhất là ăn 2 độ trở lên). Đạt độ tuổi từ 2 năm đến 5 năm. Thời gian phối giống tốt nhất là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng. Lúc này, chế độ ăn của gà sẽ được tăng phần dinh dưỡng như thóc, lúa, rau, tôm tép hay cá.
Giai đoạn ấp và nở của gà nòi đòn là vào đầu mùa Xuân.
Thường thường thì người ta sẽ sàng lọc 2 lần để được những con giống tốt nhất.
Ở vòng này thì mỗi người lại có mỗi cách khác nhau theo kinh nghiệm của từng người. Song, theo mình thì gà con 2 tháng tuổi là có thể xem vảy gà rồi. Những con có vảy xấu thì nên loại bỏ.
Sau khi gà được 7 tháng tuổi, ta bắt đầu tuyển chọn vòng hai. Những con nào bị vẹo lườn, vẹo cổ hay hở xương ghim sẽ bị lọai bỏ.
Trước khi thi đấu, những chú gà nòi thường hớt lông đầu, lông tơ và lông dưới cánh bởi mỗi con lại có lượng lông khác nhau phụ thuộc vào dòng gà.
– Đầu: Cần hớt đầu để tránh cho gà không bị đối phương mổ lông để đá cũng như dễ dàng trong việc hút máu bầm, xử lý vết thương sau khi thi đấu. Phần lông ở đầu thường được tỉa và hớt sát.
– Cổ và đùi: Lông ở phần cổ và phần đùi thường được cắt để vào nghệ và thuốc cho gà.
– Lông tơ: Phần lông này mọc ở phía dưới cánh, bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà. Lúc ra trận gà nên được hớt lông tơ mềm để sư kê hay nài nước dễ dàng trong lúc làm nước, lau rửa làm gà mát gà vì thời tiết vào những tháng gần Tết bắt đầu nóng, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.
– Lông ngực: Lông ở ngực này không ảnh hưởng nên thường được giữ nguyên.
Vần hơi cho gà nòi đòn hay còn gọi xổ hơi, quần hơi…Áp dụng cho gà tơ được khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trở lên. Phương pháp này gà sẽ bị bịt mỏ và cựa, chỉ được dùng cổ để xoay xở trước đòn đánh của đối phương. Phương pháp này là để rèn luyện cho gà sức chịu đựng, sức bền và giúp chủ gà biết được tính, đòn đánh của gà.
Đây là cách đẻ tập luyện bắp thịt của đùi và chân của gà nòi đòn. Người nuôi sẽ nhốt một con gà mồi trong một cái bội tre, sau đó chụp thêm 1 cái bội tre to phía bên ngoài để gà của mình không thể đánh con gà trong bội nhỏ. Lúc đó, con gà nòi đòn của mình sẽ khó chịu mà chạy quanh bội gà nhỏ.
Gà nòi đòn được vào nghệ có pha lẫn với các vị thuốc để da gà nòi đòn có màu đỏ đẹp và làm da gà dày hơn làm tăng khả năng chịu đòn.
Người nuôi cần ngâm chân gà nòi đòn vào một dung dịch thuốc được pha với nước tiểu hoặc muối. Phương pháp này để làm cho chân gà rắn chắc, ra đòn đau hơn. Thường thì nên ngâm chân gà khoảng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối mỗi lần như thế là 30 phút.
Cách này làm gà nòi đòn khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chịu đựng của gà đá. Vào sáng sớm, ta thả gà ra sân để nó vươn vai, đập cánh đi lại trong sân khi vẫn còn sương sớm.
Gần giống với vào nghệ, cách này dùng cá vị thuốc nam như trà xanh, gừng, ngải cứu…để giúp gà khỏe mạnh hơn. Mỗi ngày, gà nòi đòn được tắm rửa và xông hơi bằng khăn ấm cùng một nồi nước nấu bằng các vị thuốc trên.
Gà nòi đòn được cáp độ với với gà tương đương, cùng tuổi để giao lưu và tập cho quen với việc thi đấu thực sự. Mỗi lần xổ gà chỉ nên cho gà đá từ 1-2 hiệp.
Gà nòi đòn là giống gà lớn, vì thế để gà phát triển tốt nhất cần phải có thời gian nên các sư kê cần kiên trì. Những người chơi gà nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách chăm sóc gà nòi đòn, cách tập luyện để gà đủ khỏe mới cho thi đấu. Người chơi không nên háo thắng, ép gà đá non khi chưa đủ lực rất dễ thua trận, làm gà yếu đi sau mỗi trận đấu.
(Chia Sẻ) Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Tây Huba Thịt (Phần 1)
Gà tây Huba được nhập vào nước ta từ năm 2008, sau thời gian nuôi thích nghi chịu đựng tốt trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm, có khả năng chăn thả, tự kiếm ăn. Tỷ lệ nuôi sống: 92-95%, khối lượng cơ thể 5 tháng tuổi: 5,5- 6,0 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 3,2-3,3 kg. Hiện nay, nhiều vùng ở Hưng Yên và Hà Nội phát triển chăn nuôi giống gà này thay thế dần gà tây nội có năng suất thấp.
Kỹ thuật chăn nuôi gà tây Huba thịt (Phần 2)
I. ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI
1. Chuồng nuôi gà tây
– Chuồng nuôi cần đáp ứng yêu cầu chung về chuồng nuôi gia cầm.
– Tiến hành xây chuồng nuôi trên một khu đất cao 30 – 50 cm trong vùng đất khô.
– Độ cao thích hợp cho chuồng nuôi là 2,5 – 2,8m vì gà tây thích nghỉ ngơi trên sào gỗ cao. Mái hiên rộng ít nhất 30 – 40cm.
– Chuồng nuôi cần phải có cửa sổ ánh sáng ở phía Nam hoặc phía Đông Nam, Cửa sổ phải cách sàn nhà 40 – 50cm, diện tích cửa sổ tối thiểu 20% khoảng không gian trong chuồng.
– Nền chuồng có thể được làm bằng đất sét nện hoặc bằng bê tông để dễ dàng vệ sinh và tẩy uế.
Đối với gà non và gà trưởng thành chuồng nuôi đơn giản. Chúng được làm từ vật liệu rẻ và đơn giản, có thể tháo rời được và vận chuyển dễ dàng. Chuồng nuôi kín 3 phía. Độ cao đằng trước: 2,5- 3m, đằng sau: 1,5 – 2m; chiều rộng: 2-3 m; chiều dài phụ thuộc vào số lượng nuôi.
Trong chuồng nuôi cần có sào đậu, chiều cao sào đậu: 50cm (con non); 70 – 150cm (con trưởng thành); chiều dài sào đậu tối thiểu: 35 – 40 cm/con.
2. Dụng cụ chăn nuôi 2.1. Máng ăn
Máng ăn: gà tây 1 ngày tuổi có thể cho ăn từ những hộp giấy cắt (mép cao 2-3cm), hoặc hộp nhựa mép cao 5cm.
0-7 ngày tuổi: 40- 60 con/máng (kích thước máng: cao 3cm x rộng 50cm x dài 80cm)
7-42 ngày tuổi: 30-40 con/máng tròn (đường kính 40cm).
Sau 42 ngày tuổi: máng ăn tự động: 1 con/3 – 4cm máng dài.
Máng ăn tự động có thể được thay thế bằng máng sắt hoặc máng gỗ rộng 25 – 30cm và cao 15 – 20 với chân máng cao 40 – 60cm.
2.2. Máng uống
1-5 ngày tuổi: 30 con/máng uống (2 lít)
hoặc 1 con/1 cm máng uống dài
5-42 ngày tuổi: 60 con/máng uống tròn (đường kính 40cm)
hoặc 1 con/2 cm máng uống dài.
Sau 42 ngày tuổi: Máng ống cắt (đường kính 130 mm) hoặc máng uống dài: 1 con/2 cm (1 con/1 cm trong trường hợp 2 mặt ngang nhau).
3. Sân chơi và bãi cỏ cho gà tây
– Diện tích sân chơi tối thiểu gấp 2 – 3 lần diện tích chuồng nuôi.
– Bãi cỏ tiêu chuẩn cho gà tây là vườn cây ăn quả.
– Có thể đưa gà tây tới nơi trồng cỏ.
– Nếu không có đồng cỏ nào tốt, chúng ta phải tạo nơi chạy nhảy cho gà tây: yêu cầu 20 – 25 m 2/con.
– Nơi tắm cát cần được đặt trong khu chơi.
– Nơi chơi cần phải được bảo vệ bằng lưới cao 2,5m.
II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ TÂY THỊT 1. Chuẩn bị điều kiện nuôi gà tây con
Mục đích: Tạo những điều kiện tối ưu cho gà tây đến 6 tuần tuổi.
Trước khi nuôi gà cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kĩ thuật như: chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống. Kiểm tra các trang thiết bị lần cuối trước khi đưa gà vào nuôi.
Tất cả các dụng cụ phải được khử trùng trước khi sử dụng 2 – 3 ngày. Chuồng được xông hơi bằng KMnO 4 + Foocmol (120 ml foocmol + 60g KMnO 4 cho 4 m 3 chuồng) rồi đóng kín cửa lại trong 24 giờ, sau đó mở cửa và thông hơi 12 – 24 giờ trước khi đưa gà xuống chuồng. Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn giống.
Chuồng nuôi phải được thông thoáng tốt sau lần khử trùng cuối cùng. Được đặt ở nhiệt độ ấm tối ưu, hoặc bật lò sưởi và điều chỉnh nhiệt độ chuẩn. Nhiệt độ trong quây úm phải được đảm bảo cao hơn 2 – 3 0 C so với nhiệt độ trong chuồng nuôi.
Sử dụng cót ép cao 40 – 50cm để quây cho gà tây 1 ngày tuổi.
Chất độn chuồng: trấu, dăm bào sạch hoặc rơm chặt ngắn (cắt khoảng 5 – 6 cm), không bị mốc trải dày 5 – 10 cm và được phun thuốc sát trùng (fooc mol 2%). Sưởi ấm chuồng 10 – 12 giờ trước khi đưa gà vào.
2. Chọn giống và thả gà con
Chọn những con gà nhanh nhẹn, mắt sáng, bông lông, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn nuôi những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông.
Các bước khi tiến hành thả gà con:
– Máng uống cần phải được đổ đầy nước (20-22 0 C) với lượng vitamin mới và phải được hòa tan.
– Đổ sẵn thức ăn vào máng ăn trước khi đưa con non vào.
– Hộp vận chuyển khi mang tới chuồng nuôi được sắp xếp đều trong khu vực thích hợp.
– Bắt đầu thả gà từ những hộp phía trong trước và lùi dần ra ngoài.
Lưu ý:
– Nơi đặt máng ăn cần phải được chiếu sáng vì gà tây con nhìn rất kém.
– Để gà con lớn đều cần nuôi ở mật độ đàn tương đối thấp và kích cỡ đàn nhỏ.
– Gà con ở độ tuổi khác nhau cần phải nuôi riêng biệt.
3. Nhiệt độ
Gà tây con rất cần ấm bởi vì nó không tự điều chỉnh thân nhiệt trong 2 tuần đầu. Do vậy việc giữ ấm theo nhu cầu cơ thể gà trong các tuần tuổi đầu mới xuống chuồng rất cần thiết. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa dễ phát sinh.
Bảng 1. Nhiệt độ nuôi gà tây con
Từ 3 tuần tuổi, gà con cần có nơi để chạy. Đầu tiên chỉ cần mở lỗ hổng vào ban ngày – gà con có thể ra ngoài nếu muốn. Sau đó, chúng ta có thể ngăn gà con ở bên ngoài khoảng 1 – 2 giờ khi thời tiết cho phép. Không cho chúng ở ngoài khi trời mưa, hoặc nơi có nước ở khu vực chơi hoặc cỏ bị ướt vì chúng rất nhạy cảm. Khi chúng có bộ lông hoàn chỉnh đầu tiên (5 tuần tuổi) – sau khi thay lông – chúng chịu được nước, thậm chí chúng có thể tắm được. Khi đó, máng ăn và máng uống có thể để ra ngoài.
Thiết bị sưởi ấm: Có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn măng xông, bếp than, lò ủ trấu,… ở vùng sâu vùng xa.
Dụng cụ sưởi treo giữa quây trong ô chuồng, đặt cao hay thấp tùy theo yêu cầu nhiệt độ cụ thể.
Trong quá trình nuôi, quan sát phản ứng của đàn gà đối với nhiệt độ:
– Nếu đàn gà tập trung gần nguồn nhiệt chen lấn, chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ, gà bị lạnh.
– Nếu đàn gà tản xa nguồn nhiệt, nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng, cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
– Nếu gà con tụm lại một phía là bị gió lùa, rất nguy hiểm, cần phải che kín hướng gió thổi.
– Khi nhiệt độ trong quây thích hợp gà vận động, ăn uống bình thường, ngủ nghỉ tản đều.
Chụp sưởi giữ ấm cho gà con
4. Ẩm độ
Độ ẩm trong chuồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự điều chỉnh nhiệt của gà con. Độ ẩm tương đối 60 – 70% là phù hợp với gà tây, tuy nhiên ở Việt Nam độ ẩm chuồng trại bao giờ cũng cao hơn nhiều. Để khắc phục độ ẩm cao ở Việt Nam chuồng trại phải luôn giữ cho khô ráo, tránh ẩm ướt. Đặc biệt gà tây con mới nở tuyệt đối không để gà bị ướt vì giai đoạn này chúng rất mẫn cảm với nước.
5. Ánh sáng
Gà con cần chiếu sáng 24/24h từ 1 đến 3 tuần đầu, sau đó giảm dần còn ánh sáng tự nhiên.
Trước khi gà đẻ 1 tháng, sử dụng bóng đèn có công suất 75 – 100W. Cường độ ánh sáng 3 – 4 W/m 2 nền chuồng.
Chú ý: Lượng ánh sáng phải được phân bố khắp chuồng nuôi.
6. Mật độ nuôi * Nuôi nền, sử dụng độn chuồng: Bảng 2. Mật độ nuôi gà tây con
Trong nuôi chăn thả, khi gà tây ở 8 tuần tuổi, mật độ nuôi có thể cao hơn 12 con/m 2. Đến 10-12 tuần tuổi có thể nuôi 6-8 con/m 2 cũng không cần san ra, tuy nhiên lớn hơn nữa nếu không san ra thì sẽ chết nhiều.
* Nuôi trên sàn lưới:
Có thể nuôi gà tây con trong lồng đến 8 tuần tuổi. Mật độ nuôi gà tây trên lồng có thể nuôi 60 – 80 con/m 2 đến 2 tuần tuổi; 30 – 40 con/m 2 đến 4 tuần tuổi và 15 – 20 con/m 2 đến 6 tuần tuổi.
TS. Nguyễn Duy Điều Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Đá Đòn trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!