Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Kỹ Thuật Chăm Sóc Gà Đá Hay Nhất 2023 được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong nội dung bài viết lần này Đại Hoàng Kim sẽ đề cập đến việc lịch trình của cách chăm sóc gà chọi trước khi đá. Vì thế, mọi người cần phải chú ý để thực hiện cho đúng. Vừa giúp tăng cường sức khỏe, sức bền cho gà. Vừa giúp hạn chế đến mức tối đa các bệnh thường gặp ở gà.
Kỹ thuật chăm sóc gà đá – giai đoạn nuôi thúc gàQuá trình chăm sóc nghiêm ngặt từ khi còn nhỏ, sẽ giúp cho gà có lực tốt để bước vào giai đoạn luyện tập khắc nghiệt. Nhưng để thôi thúc gà chiến sẵn sàng về cả thể lực và tinh thần. Thì trước 10 ngày tham chiến cần phải thực hiện việc nuôi thúc gà để cho gà chiến làm quen dần. Lịch trình nuôi thúc gà như sau:Chia sẻ kỹ thuật chăm sóc gà đá theo khoa học
Buổi sáng từ 3-4 giờ: cho gà uống một lượng nước nhất định chứ không để cho uống tự do. Việc làm này vừa giúp tăng cường sức bền. Mà còn làm giảm tình trạng gà bị hốc nước trong khi đá.
5 giờ sáng: cho gà tắm sương sớm bằng chăn được phơi qua đêm đã thấm ướt sương trời. Kết hợp với việc cho gà uống vài giọt sương sớm. Và vảy một chút rượu trắng lên cơ thể gà để giúp máu lưu thông
Khoảng 5 giờ chiều: kỹ thuật chăm sóc gà đá khoa học cũng được thực hiện nghiêm ngặt bằng cách cho gà phơi nắng chiều khi mặt trời chuẩn bị lặn.Trước khi cho gà tắm nắng cũng nên vảy chút rượu lên cơ thể của gà.
Kỹ thuật chăm sóc gà đá trong chế độ dinh dưỡngChế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao sức khỏe, sức bền, độ sung mãn của gà. Thông thường gà sẽ được ăn 2 bữa mỗi ngày trong khoảng 8-9 giờ sáng và 5-6 giờ chiều là tốt nhất. Thời gian cũng có thể bị dao động chút ít nhưng nhất định phải đúng bữa và đúng giờ giấc. Có hai thành phần trong khẩu phần ăn của gà là: thành phần chính và thành phần bổ dưỡng.
Thức ăn chính của gàThức ăn gà đá thường là thóc, lúa, rau xanh, nước uống. Nhưng khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc gà đá chuẩn thì bạn không nên cho gà ăn thóc ngay. Bởi khi đó sẽ có nhiều tạp chất. Vì vậy, thóc đem về phải được đãi sạch loại bỏ sạn, hạt lép. Sau đó đem phơi khô rồi mới cho gà ăn. Làm như vậy thì cơ thể sẽ chắc hơn so với sử dụng các loại thức ăn khác.
Rau xanh sử dụng cho gà là rau muống, xà lách, giá đỗ vừa tốt cho hệ tiêu hóa của gà. Mà lại còn làm tăng khả năng sung mãn, sự hưng phấn trong thi đấu. Đối với nước uống thì chỉ cần là nước sạch là được.
Lưu ý: Với cách chăm gà chọi thì khuyên người chăn nuôi, người chơi gà không cho gà ăn thóc dầm dề. Nếu gà thôi không ăn nữa thì cất đi để bữa sau ăn tiếp. Làm như vậy thì gà sẽ ăn được nhiều hơn, khỏe mạnh hơn tạo thuận lợi cho việc thực hiện đổ gà đá cựa thành công hơn. Chế độ ăn thường của gà
Thức ăn bổ dưỡng dành cho gà đáMột cách nuôi gà đá sung sức là phần quan trọng giống như là quá trình luyện tập vậy. Vì thế, ngoài thức ăn chính thì gà đá cần bổ sung các nguồn thức ăn bổ dưỡng khác giúp cho gà chọi mau sung hơn. Để tăng cường thể lực cho luyện tập và thi đấu. Một số loại thức ăn cho gà chọi sung sức được thực hiện theo chu kỳ 2-3 ngày một lần thường là:
Sâu super worm hoặc dế
Thịt bò
Lươn trạch nhỏ
Cá chép hoặc các loại tôm, tép
Một số loại vitamin cần thiết
Các loại thức ăn chính, mồi bổ sung được kể ở trên đều có thể sử dụng làm thức ăn cho gà đá cựa, gà đá Mỹ đều được. Lượng thức ăn có thể thay đổi tùy từng vào thể trạng của mỗi cá thể gà.
Cung cấp thêm lượng thức ăn dinh dưỡng cho gà
Kỹ thuật nuôi gà đá sau thi đấuNuôi gà đá độ không giống như nuôi gà bình thường nó đòi hỏi một cách thức nuôi gà đá tuân thủ theo đúng kỹ thuật. Áp dụng trước, trong và sau khi thi đấu đều phải được thực hiện đều đặn. Riêng đối với cách nuôi gà đá tốt nhất sau thi đấu thì việc đầu tiên cần phải thực hiện là lau sạch cơ thể gà. Vô đờm kết hợp với om bóp cho gà bằng rượu nghệ để cho các vết thương mau lành.
Một số lưu ý trong cách nuôi gà đá hayBên cạnh những kỹ thuật chăm sóc gà đá ở trên thì mọi người đừng quên việc theo dõi thể trạng. Tình hình sức khỏe của gà thông qua tình trạng phân gà. Để kịp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như là đưa ra biện pháp điều trị sớm nhất. Bởi sức khỏe có tốt thì người nuôi mới bán gà chọi với một giá xứng đáng. Còn sư kê thì sẽ chắc chắn được gà chiến có phong độ tốt nhất trước khi thi đấu.
Người Thái Lan Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Gà
Ông Adisak (chính giữa) giới thiệu cách chăm sóc gà chọi.
Cũng tại chuyến thăm này còn có ông Somboon Kongsing, giám đốc miền bắc của công ty C.P, một công ty chuyên về các sản phẩm nông nghiệp đang cung cấp nhiều sản phẩm như thuốc, thức ăn, nông sản ở Việt Nam.
Theo ông Adisak, chăm sóc gà chọi gồm 3 bước cơ bản với mục đích là cung cấp cho gà đầy đủ nước uống, thức ăn và vitamin cần thiết để gà không gầy mà cũng không quá béo. Là người đam mê gà từ nhỏ, với thời gian 10 năm nghiên cứu cùng niềm đam mê gà chọi, ông Adisak đã sáng tạo ra nhiều loại thuốc chuyên dụng để chăm sóc, phòng bệnh cho gà. Đó là thuốc Speed Boost dùng để cung cấp dinh dưỡng và tăng cường các cơ cho gà từ lúc còn nhỏ tới khi trưởng thành. Đây là loại thuốc được bán rộng rãi ở Thái Lan từ năm 2001 đến nay.
Ngoài ra, Speed Boost cũng được nhiều người nuôi gà chọi ở Lào, Campuchia hay Myanma tin dùng.
Các sản phẩm dành riêng chăm sóc gà.
Ông chủ người Thái còn giới thiệu sản phẩm Speed Pro, một loại thuốc thường dùng cho gà trước khi “lâm trận” có tác dụng tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, Speed Pro cũng có thể cho gà sử dụng giữa giờ nghỉ giải lao khi chiến đấu, thay cho thực phẩm thông thường. Đây được cho là các loại thuốc có hàm lượng dinh dưỡng và công dụng tốt nhất dành cho gà chọi đang được lưu hành.
Ngoài hai sản phẩm dinh dưỡng dành để chăm sóc gà, ông Adisak còn giới thiệu tới người nuôi gà các loại thuốc chuyên trị bệnh ngoài da, trị thương tích hay sát khuẩn dành cho gà do công ty Green Animate của ông sản xuất hay thuốc chữa bệnh đau da dưới mu bàn chân của gà. Và tất cả các loại thuốc này hiện đều được phân phối độc quyền tại Việt Nam thông qua trại gà Ba Bảo Bình Định.
Đây đều là những tin vui dành cho người nuôi gà trong nước vì từ xưa tới nay, người nuôi gà chọi hầu hết phải sử dụng kinh nghiệm và các loại thuốc trôi nổi khi có nhu cầu. Đặc biệt, các sản phẩm đến từ Thái Lan đều có chất lượng đảm bảo bởi từ lâu, đây là đất nước có phong trào nuôi gà chọi rất mạnh.
Chia Sẻ Cách Nuôi Và Chăm Sóc Gà Rừng Đá Cựa Sắt
Gà rừng đá cựa sắt có đặc điểm gì?
Gà rừng khác với gà nhà về dáng mạo và trọng lượng. Gà rừng chỉ nặng từ 1 – 1,2 kg, dáng cao, thân dài như bi chuối rừng. Các ngón chân của nó màu chì nhỏ và có bộ lông đỏ vàng sặc sỡ. Gà rừng có đôi mắt rất lanh lợi và có khả năng bay như chim.
Gà rừng trống vào mùa sinh sản gáy rất hăng và rất hiếu chiến. Chỉ cần phát hiện có đối thủ xâm phạm là ngay lập tức nó sẽ khiêu chiến. Chính vì tính hiếu chiến này mà giống gà rừng được chọn làm gà đá cựa sắt. Gà rừng nhanh nhẹ và bay tốt. Đặc biệt đôi cựa của gà rừng nhọn hoắt như hai cây kim sắt. Đây là vũ khí sát thương lợi hại của gà rừng. Khi giao chiến gà rừng có thể đá thủng diều, mù mắt đối thủ trong chốc lát.
Chia sẻ cách nuôi và huấn luyện gà rừng đá cựa sắt Cách nuôi và chăm sóc gà rừng đá cựa sắtCó hai phương pháp nuôi gà rừng là nuôi thả hoặc nuôi nhốt.
Nuôi thả: gà trên 1 tháng tuổi mới có thể áp dụng nuôi theo cách này. Gà nên được nuôi thả ở những khu vườn, đồi núi thấp hoặc dưới những tán rừng nơi có nhiều cỏ dại. Chú ý bạn chỉ nên nuôi thả gà rừng đã thuần chủng tránh việc gà đi mất. Cách nuôi thả giúp gìn giữ bản năng sinh tồn hoang dã của gà rừng. Chúng sẽ tự tìm thức ăn. Gà rừng nuôi thả có sức đề kháng và tính chiến đấu cao.
Nuôi nhốt: là phương thức nuôi nhốt trong chuồng. Bạn chỉ cần làm chuồng đủ rộng và sạch sẽ sau đó nhốt gà vào. Lưu ý khi làm chuồng nên chọn hướng hè mát, đông ấm. Xung quanh chuồng nên được phát hoang bụi rậm, khai thông rãnh nước.
Thức ăn của gà rừng rất đa dạng, chúng có thể ăn mọi loại ngũ cốc và côn trùng. Giai đoạn gà thay lông rất mất sức nên cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng để hạn chế. Lúc này bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn của gà thịt heo mỡ nhiều nạc ít. Mỗi ngày cho ăn 3 miếng bằng ngón tay út. Bạn không nên cho gà ăn quá nhiều thịt nó sẽ bị khó tiêu.
Nước uống cần sạch sẽ và phải được cung cấp, thay thường xuyên. Tiến hành tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho gà.
Cách huấn luyện gà rừng đá cựa sắtViệc thuần hóa và chăm sóc gà rừng nhiều người tưởng dễ hóa ra lại khó. Đa phần gà rừng mang về nuôi chết nhiều hơn sống. Nếu sống sức khỏe gà rất yếu ớt và không sinh sản được. Gà rừng mới bắt về rất nhát người do đó bạn nên nhốt nó ở nơi thật yên tĩnh. Sau đó bạn cho nó thóc ăn và nước uống. Bên cạnh thóc, lúa bạn nên bổ sung sâu, gián, giun, dế, cào cào…cho gà. Một thời gian sau, khi gà đã quen dần bạn nên tiếp xúc với nó nhiều hơn để nó dần quen với bạn. Lúc này bạn bắt đầu tập luyện cho gà chiến đấu.
Chia Sẻ Kỹ Thuật Om Gà Chọi Đỏ Hiệu Quả Nhất
Tìm hiểu kỹ thuật om gà chọi 1. Om gà chọi để làm gì?
– Om gà chọi là việc làm giúp cho gà sạch sẽ, thoáng lỗ chân lông, lưu thông khí huyết, góp phần giúp da gà dày, bóng, đỏ đẹp, vào trận đấu khó dập rớm và thủng rách hơn gà không đc om. Ngoài ra, việc om gà chọi còn giúp gà hạn chế rận bọ, muỗi và một số loại kí sinh, làm cho gà không bị hôi, ôm vào người thơm tho.
– Tác dụng nữa của việc om gà chọi là tạo sự gần gũi thân quen giữa gà với chủ, làm cho gà đỡ nhát người, không hoảng khi chủ cho ăn, ôm ấp vuốt ve
2. Các nguyên liệu chuẩn bị cho om gà chọi.– Đồ chứa: tốt nhất là dùng nồi điện, vừa đỡ hơi than, vừa tiện điều chỉnh nhiệt, lại dễ trong việc bê đi bê lại.
– Khăn mặt: nên dùng loại khăn mặt bông xốp để giữ hơi nóng khi om, kích cỡ khăn nên chọn loại khi gấp đôi lại phủ lên bàn tay xoè ra vừa chùm hết bàn tay thừa đều ra xung quanh là vừa.
– Một miếng thảm lót dưới chân gà, tránh để gà đứng trực tiếp xuống nền cứng gây hại móng.
– Nghệ: nên dùng nghệ vàng, củ cái tròn to.
– Chè: nếu ai om bằng lá chè tươi thì rửa sạch bỏ thẳng vào nồi, còn nếu ae dùng chè khô thì nên cho vào 1 cái bít tất buộc lại, tránh việc vụn chè dính vào khăn om vãi bừa ra ngoài.
– Ngải cứu: nên dùng cây già thì tốt.
– Bên trên là 3 thứ chủ đạo: nghệ làm dày da nhanh liền sẹo, chè làm dẻo gà và ngải cứu nhanh tan vết bầm + mỏi mệt.
– Một chén rượu trắng (không nên dùng chivas, X.O, hennesy hay tương tự như thế ^^ )
Với các nguyên liệu trên anh em nào ở phố khó kiếm có thể ra chợ, tìm hàng bán lá xông, 1 bó buộc sẵn có đủ các loại này. Đủ nguyên liệu thì bỏ hết vào nồi, đun sôi lên là dùng luôn.
– Ngồi ghế thấp, kẹp nhẹ gà vào giữa háng, nối om nên để hơi chếch về phía trước bên tay phải.
– Nhúng khăn, vắt khô, gập lại.
– Đầu tiên lúc khăn nóng nhất thì ấp vào hầu, sau đến đỉnh tảng, lúc này vẫn túm khăn lại.
– Lúc khăn nguội dần, xoè khăn ra, ấp tròn quanh cổ gà đoạn từ dưới quai hàm xuống tới hết cổ, ủ hơi nóng đồng thời xoa day cổ gà.
– Khăn gần nguội hẳn thì xoè khăn ra, đặt vài lòng bàn tay, lau sạch khe mào, cánh mũi gà, lau dọc cổ từ trên xuống dưới.
– Lau kết hợp xoa day 2 bên táo vai, lau sạch trong nách, lau xuống đùi, ngực và bụng dưới.
– Với gà có máu buồn hay díu thì nên luồn tay từ đầu lườn ra đằng sau, lau ngược lên phía trước chứ không nên lau từ phía sau.
– Làm đi làm lại như thế 3-4 lần.
– Sau khi om bằng khăn thì chuyển sang xoa bóp bằng tay, làm đúng như xoa bằng khăn, xoa tay cho gà khô da và lông.
– Khi gà đã khô nếu là buổi sáng trc 10h thì nên phơi khoảng 30′ rồi cho vào chỗ mát. Nếu là buổi trưa sau 10h đến chiều thì om xong, xoa tay khô không nên phơi nắng, vì lúc ấy phơi rất hại, gà dễ đi ỉa + sổ mũi, cộng với mặt sàn bên dưới lúc ấy rất nóng, không tốt cho chân gà. Nên để gà chỗ có bóng râm, thoáng mát để gà rỉa lông, có cát sạch để gà đầm cát.
4. Một số chú ý khi om gà chọi.– Nếu là gà tơ thì cho ít nghệ, gọi là có thôi còn gà già thì có thể cho nhiều.
– Kĩ thuật om gà mùa đông và mùa hè khác nhau, mùa đông cần vắt chặt tay để khăn khô kiệt, tránh làm ướt gà. Mùa hè 1 khăn có thể lau từ đầu đến chân con gà rồi khăn sau lại thế, nhưng mùa đông nên om kĩ từ vai trở lên, còn thân gà thì om sau, hạ bếp cho nhiệt độ thấp đi, lai nhanh người rồi xoa tay.
– Khi om gà khoẻ mạnh thì ấp khăn kết hợp xoa day, om gà mới đá thì chỉ hấp tang, nghĩa là chỉ ấp hơi cho tan đòn, không xoa day càng làm gà đau đớn mà dễ kén.
– Cách ngày đá trước 3 ngày không nên om chặt tay, có om thì lau qua cho gà sạch sẽ thôi, thả chuồng rộng rãi thoáng mát để gà nghỉ ngơi, không đc lau với nước om cho đặc nghệ.
– Với gà tơ nước om không nên cho vỏ măng cụt và phèn chua.
Chúc anh em luôn thành công trong việc nuôi dưỡng và huấn luyện chiến kê hay!
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Kỹ Thuật Chăm Sóc Gà Đá Hay Nhất 2023 trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!