Bạn đang xem bài viết Cách Xem Vảy Gà Chọi Xấu Đơn Giản Chính Xác Nhất được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách xem vảy gà xấu các loại chính xác nhất
Có rất nhiều loại vảy gà tốt xấu khác nhau. Ở mỗi loại vảy gà chọi xấu lại có đặc điểm nhận dạng riêng mà không phải người chơi gà nào cũng biết hết được. Bạn muốn biết chú gà chọi của bạn có vảy gà xấu, vảy gà chọi độc có mang đi đá gà được không. Việc nắm chắc cách xem vảy gà chọi tốt hay xấu là rất quan trọng.
Không chỉ loại bỏ được con gà chọi yếu kém khi biết cách xem vảy gà kết hợp với các kiến thức bạn có về gà tốt và xấu. Lúc đá gà bạn cũng sẽ nhìn ra được chú gà nào sẽ chiến thắng khi giao đấu nhanh nhất.
Cập nhật một số vảy gà chọi xấu các sư kê không nên chơi
Vảy khai vuông tám vảy – đá chán lắm
Với vảy khai vuông tám vảy loại gà chọi này đã được lai với các con gà khác không giữ được giống các đặc tính tốt cũng mất đi phần nào. Khai vuông 8 vảy tức là nó có 8 vảy ở chân đá kém, đá không hay. Bác nào đem chiến kê này đi đá cá độ dễ bị thua thảm lắm. Dù khi xem tướng gà này có tướng tốt nhưng tóm lại đá vẫn dở. Bởi vậy bạn cần biết xem vảy gà đá xấu để tránh mang đi đá.
Vảy khai hậu – nát hậu sừng trâu
Rất dễ để nhận biết gà chọi có vảy khai hậu – nát hậu. Khi quan sát hình dáng cựa cong lên trên nhìn tưởng đá hay và dữ dằn nhưng không đem đi đá là thua đấy. Bởi cựa chếch lên trên khó đâm trúng đối thủ. Vảy khai hậu thường là những con gà cuổng bổn không được xem là giống gà nòi. Con gà chọi của bạn có vảy này cộng với cựa sùng trâu, xem vảy gà xấu này xấu không nên nuôi gà đá vì đá chẳng trúng.
Vảy cán dưới
Vảy gà chọi xấu nếu bạn thấy gà chọi có loại vảy này không nên mang đi đá. Đơn giản bằng mắt thường vảy cán trên nằm gối và cựa còn vảy cán dưới nằm khoảng giữa cựa và chậu. Với vảy gà xấu này không nên nuôi rất khó huấn luyện thành gà đá hay.
Vảy áp khẩu – Vảy gà đá xấu
Với vảy áp khẩu là vảy gà xấu đường hoa đăng không sáng. Để ý kỹ bạn sẽ thấy Hàng Thới có một hàng vảy đi lên xong chẻ ra thành 2 hàng vảy nhỏ. Vậy nên con gà chọi nào có vảy áp khẩu này không nên đem đi đá gà.
Vảy đoản hậu
Với gà đá có vảy đoản hậu xem tướng vảy xấu thường gà đá kém. Vảy đoản hậu đặc điểm vảy hậu chưa tới cựa đã mất hậu vảy phải kéo dài đến cựa mới là vảy gà tốt. Đây có thể là gà lai hoặc gà đã xuống bổn.
Vảy độ tiền thiếu
Xem vảy gà tốt xấu qua vảy độ tiền thiếu thì đây là gà đá không hay, đá chán, sức chịu đòn kém, không ra được đòn mạnh, phản công thấp. Ngón chân to và ngắn thường thấy ở gà có vảy độ tiền thiếu. Gà chọi đá hay thường có 14 vảy ở ngón ngoại và ngón nội, ở ngón chúa phải có 19 vảy.
Vảy dăm ngoại
Vảy dăm ngoại ở gà chọi hơi khó nhìn một chút có thể là vảy gà tốt hoặc vảy gà xấu. Cụ thể, nếu gà đá có vảy tiền nát nằm cách 3 vảy đây là gà xấu. Kỹ năng đá kém, rất khó huấn luyện gà đá hay được khó khăn trong việc ra đòn.
Gà cựa xóc không có vảy độ
Gà không vảy tốt hay xấu với gà không có vảy độ thường là gà lai, ra đòn đâm hay trượt rất ít khi thắng. Nếu có thâm trúng thì độ sát thương không cao. May mắn lắm thì mới có trận thắng, tốt nhất vẫn không nên vác gà đi đá.
Vảy gà kém hậu – Vảy bể biên nội
Vảy gà xấu tốt vảy kém hậu là vảy không tốt hàng hậu của gà này có thể xuống tới cựa nhưng lại nhỏ và yếu.
Vảy bể biên nội phần lớn là những con gà đá yếu. Con gà chọi nào có vảy bể biên nội, vảy bể biên ngoại hay vảy đâu đầu thường là gà lai. Khả năng đá yếu dạy mãi không mạnh lên được.
Vảy gà ém là một chiếc vảy nhỏ tựa tựa như vảy huyền trâm nhưng nó lại nằm ở phía trên hoặc dưới cựa. Gà đá có vảy ém thường đá kém, đá dễ thua tướng xấu nên được nuôi rất ít.
Sổ chậu tám vảy – Cựa xuôi
Thường những con gà đã xuống bổn hay có sổ chậu tám vảy. Kỹ thuật đá gà không được tốt. Với gà có cựa xuôi, cựa hướng xuống đất, không nên đem đi đá. Vì không có tính sát thương cao, nuôi gà đá thì khó lắm.
Vảy vấn cán trên – gối nát – sổ nội, sổ ngoại
Vảy vấn cá trên tốt hay xấu, gà đá được lai hay có vay van can trên hoặc sổ nội, sổ ngoại hoặc gối nát. Là giống gà chọi đã được tai nên các đặc điểm nổi trội của gà nòi đã dần giảm đi, khả năng đá không được tốt. Vì thế mà đừng mang đi cản mái hay đi đá gà ăn tiền.
Cách xem vảy gà chọi tốt hay xấu không quá khó khăn bạn chỉ cần chú ý một chút là có thể nhận biết được. Phần nào bạn sẽ thấy khả năng đá gà của chúng ra sao. Tuy vậy vẫn có nhiều sư kê ít chú ý coi vảy là tốt hay xấu nuôi rất tốn công sức.
Cách Xem Hậu Độ Gà Chọi Chuẩn Và Chính Xác Nhất
HƯỚNG DẪN XEM VẢY GÀ ĐỘ
Khi tiến hành xem hậu độ gà chọi, sư kê phải để ý 1 đến 2 hàng vảy nhỏ dưới chân gà, mọc từ phần cựa hướng lên trên gối. Đây là phần vảy độ, và việc nhận biết cũng như xem xét nó là điều rất quan trọng. + Phần vảy này có hình dạng càng nhỏ, càng cao thì lại càng tốt, càng quý. + Vảy độ phải được bố trí thẳng hàng, đều nhau. Những con có các bên vảy độ cao thấp khác nhau được xếp vào loại cách độ, loại này có thể ăn lớn nhưng cũng sẽ trả độ. + Nếu vảy độ hai hàng thì phải song song lẫn nhau. Những con có 1 bên chân hai hàng, chân còn lại chỉ một hàng thì cũng ít khi thắng độ, phần lớn chỉ ăn những độ nhỏ, độ lớn khó ăn. Không được đánh giá cao, không tốt lắm.
+ Ưu tiên chọn những con có phần vảy độ hình vuông hơn hình tròn, phần vảy độ hơi nghiêng về trước thì tốt hơn. + Những con có hàng độ đóng quá nhiều, vảy độ đâm xuyên hàng kẽm hoặc hàng quách thì cũng không tốt, hạn chế chọn. + Ngoài ra, những con có vảy độ tốt nhưng lại không có hàng kẽm thì cũng khó thắng độ lớn, loại này còn được gọi là gà nhập hậu.
HÀNG KẼM CỦA GÀ ĐỘ
Hàng kẽm là phần vảy mọc ở sát trên cựa, song song với hàng độ. Hình dạng của hàng kẽm đa phần thường là phần đầu nhỏ, to dần ở đuôi. Khi xem xét đến hậu độ gà chọi phải luôn quan tâm đến hàng kẽm này bởi nó cũng rất quan trọng.
+ Ưu tiên chọn những con có phần hàng kẽm rõ ràng, càng cao hơn hàng độ thì càng tốt, dễ thắng độ. Ngược lại, những con có hàng kẽm thấp hơn thì cho dù độ có đẹp đến mấy cũng sẽ phải trả độ. + Ngoài ra, những con có hàng độ bị thiếu vảy ngang thì cũng không tốt, sẽ thua. Vảy độ mọc chệch sang hàng quách thì là độ huề.
CÁC LOẠI HẬU ĐỘ GÀ CHỌI
Hậu độ gà chọi có các loại phổ biến gồm : + Gà có 1 hàng độ, không có hàng kẽm gọi là Độ Nhập Hậu + 1 hàng độ, 1 hàng kẽm gọi là Độ Song Khai + 1 hàng độ, 2 hàng kẽm gọi là Độ Tam Tằng
+ 1 hàng độ, 3 hàng kẽm gọi là Độ Liên Ba + 2 hàng độ, 1 hàng kẽm gọi là Độ Cường.
VẢY YỂM VÀ VẢY CHẤM KHI XEM HẬU ĐỘ GÀ CHỌI
+ Những con có hàng quách loạn lớp thứ nhưng hàng kẽm lại rõ ràng, đều thì cũng là gà tốt, đá hay nhưng ít bền sức. + Đối với những con có hàng quách nhiều, chân bên kia 2 hàng, chân này có điểm xuống đến cựa thì rất tốt, gà quý, đá rất hay, dễ thắng độ. + Những con có một hàng chu vi là những con gà đá hay, đòn cáo, nên chọn độ.
CÁCH TĂNG ĐỘ CHÍNH XÁC KHI XEM HẬU ĐỘ GÀ CHỌI
Để xem hậu độ gà chọi một cách chính xác cao, dễ ăn độ nhất thì các sư kê phải kết hợp thêm các yếu tố khác gồm “nhất mình, nhì chân, tam đầu, tứ đuôi”
PHẦN THÂN MÌNH
Phần mình cũng khá quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu, sức bền cùng khả năng ra đòn. Những con gà chọi hay phải có thân hình vững chắc, các phần cơ chắc chắn, khỏe mạnh. Khi nhấc lên cảm thấy được phần khung xương chắc, không được lỏng lẻo, yếu ớt.
+ Hai cánh gà phải rộng, tương xứng với phần đuôi. Phần lườn phải thẳng và đều, tránh xiên vẹo sang bên. Phần đùi gà to, khỏe, săn chắc. Phần gối không nên có dạng hình củ lạc. Phần phao câu phải dính sát vào thân, ghim gà khít lại chỉ khoảng 1 ngón tay trở xuống.
PHẦN CHÂN
Đây cũng là phần quan trọng bởi nó sẽ là thứ vũ khí tấn công kẻ thù, phần chân gà chọi phải có được sự chắc chắn, cứng cáp cùng những cử động linh hoạt. Có thể kiểm tra bằng cách tung gà lên độ cao khoảng 2m và cho rơi tự do xuống đất. Khi tiếp đất mà vẫn giữ được sự thăng bằng, chân không xiên vẹo thì có thể đánh giá gà chọi này có đôi chân tốt. Sau đó, tiến hành xem phần vảy trên chân để đánh giá gà chọi đó có đá hay, dễ thắng độ hay không. Nếu nó sở hữu những loại vảy tốt, vảy quý như vảy án thiên, vảy tam tài phủ địa, vảy vấn sáo, vảy giao long, vảy kích giáo, vảy bán nguyệt giao long…thì được đánh giá cao bởi những loại vảy này đều là loại vảy quý nên chọn độ.
Ngoài ra, nếu chúng sở hữu những loại vảy xấu như vảy dặm ngoại, vảy bể biên nội, vảy độ tiền thiếu, vảy song cúc, vảy khai hậu, khải kém hậu, khai vuông tám vảy, lộc điền ngoại…đều không nên chọn, dễ thua độ bởi những con gà này có lối đánh kém, không hay, ra đòn thường thiếu chính xác, dễ bỏ chạy.
PHẦN ĐẦU
Phần đầu gà chọi hay sẽ có các yếu tố sau đây : + Con mắt phải sâu, không được lồi, phần mí mắt mỏng. Đôi mắt phải sáng, thể hiện được sự nhanh nhạy, hay cử động quan sát xung quanh.
+ Phần sọ phải to, phần mào nên chọn những con có mào vua, mào công hoặc mào chỉ thiên. Phần lỗ tai nhỏ, được phủ lông che lại. + Mỏ ngắn, vành mỏ cứng, chắc chắn, khi khép lại phải kín và chặt như vậy những cú mổ sẽ có nhiều uy lực hơn.
PHẦN ĐUÔI
Đây là yếu tố được xem đến cuối cùng, phần đuôi giúp gà có được sự thăng bằng khi tấn công lẫn phòng thủ, né tránh trong chiến đấu. Theo như kinh nghiệm dân gian thì những con gà chọi có đuôi hình dáng giống đuôi tôm thì sẽ đá rất tốt, đá hay và khôn khéo.
Ngoài ra, còn có các dạng đuôi gà khác như : + Đuôi Nguyệt Cung : có dạng như mặt lưỡi liềm, nhiều lông. Đây là loại gà tốt, nhiều đòn cáo. + Đuôi Bạch Linh : có nhiều sợi trắng pha lẫn trong phần lông đuôi. Loại gà này thường có lối đánh cẩn thận, kỹ lưỡng, khả năng quan sát tốt. + Đuôi Bắp Chuối : gà có lối đá thiên về sức mạnh, dễ lấn áp đối thủ + Lông Đuôi Dài : sở hữu lối đánh đặc trưng là đá bồi.
Cách Xem Tuổi Gà Chọi Chính Xác Qua Lông &Amp; Cựa
Trong thi đấu gà chọi, việc đoán tuổi của chiến kê đối thủ có vai trò rất quan trọng. Những con gà trưởng thành, cứng cáp không thể cho thi đấu với những chiến kê ít tháng, non kinh nghiệm. Vì vậy, qua việc quan sát và nắm bắt tuổi gà, sư kê có thể nhận định việc nên “chiến” hay là không.
Xác định tuổi của gà thông qua lông cánh
Cách xem tuổi gà chọi chính xác nhất đó là xem qua lông của gà. Lông gà sẽ giúp bạn đoán định ra số tuổi của chiến kê bằng cách quan sát đơn giản.
Đầu tiên với lông cánh, gà chọi sẽ mọc đủ lông ở cánh khi nó đủ 6 đến 7 tháng tuổi. Lông cánh được chia thành 2 nhóm rất dễ nhận thấy bao gồm:
Nhóm lông bay: Nhóm lông này mọc ở ở ngoài cùng của cánh gà . Chúng như một lớp giáp bảo vệ gà chọi trước những đòn đánh sát thương của đối thủ. Đặc điểm của nó là đầu lông nhọn, dài và cứng.
Nhóm lông thứ hai tên là nhóm lông lượn. Nhóm này nằm ở phía trong. Nó mềm, đầu lông khá tròn và cong.
Xác định tuổi gà chọi thông qua lông tuổi
Bên cạnh lông cánh, người nuôi gà có thể xác định tuổi của gà thông qua lông tuổi. Lông tuổi không mọc cùng với lông trục, lông bay và lông lượn. Nó chỉ xuất hiện khi gà vào 3 mùa thay lông lần liên tục.
Với những sư kê có nhiều kinh nghiệm, họ thậm chí có thể đoán gần như chính xác tháng gà qua quan sát độ dài của lông tuổi. Lông càng dài và càng có độ chênh lệch với lông bay ít thì độ tuổi nó càng nhiều. Cụ thể như sau:
Đối với gà chưa xuất hiện lông tuổi: Gà chỉ khoảng dưới 5 tháng tuổi
Gà chọi có 1 lông tuổi, gốc lông của gà có má, lông mềm: Gà chọi ở độ tuổi 5 đến 7 tháng tuổi.
Gà có 1 lông tuổi, nhưng lông tuổi đã khô máu: Gà chọi có độ tuổi từ 8 đến 16 tháng tuổi.
Gà có 2 lông tuổi, lông tuổi thứ hai vẫn còn vệt máu: Độ tuổi của gà nằm trong khoảng 17 đến 19 tháng tuổi. Đây là độ tuổi sung sức nhất của gà chọi. Vì vậy, các sư kê cần đặc biệt lưu ý khi cho chiến kê của mình thi đấu với những gà chọi đang ở độ tuổi này.
Gà có 2 lông tuổi, cả hai lông đều đã khô máu: Độ tuổi của gà nằm trong khoảng 20 – 22 tháng tuổi.
Bên cạnh việc xem lông cánh gà để xác định chính xác khoảng tuổi gà chọi, đây còn là cách để các sư kê đánh giá được sức chiến đấu của gà chọi. Nếu như lông cánh che gần hết lưng, phần da không bị che có diện tích nhỏ, gà sẽ rất mạnh ở các đòn đá cao, đá tạt và đá quăng. Ngoài ra, cũng có thể xem lông cánh để nhận định gà tốt hay không như hai lông cánh ngoải khép kín, bằng phẳng và cuộn vào bên trong.
Xem tuổi gà thông qua đôi cựa
Đôi cựa gà cũng thường là nơi để căn cứ đoán định tuổi của con gà. Cựa càng cứng thì gà càng lớn. Một con gà chọi đã bong vảy chân, da dai cứng ắt gà già.
Kết hợp với cách xem tuổi qua lông ta cũng như chạng gà ta có thể ước chừng tương đối tuổi của con gà. Tuy nhiên, để đoán tuổi qua cựa gà chính xác cần đảm bảo con gà có cựa phát triển bình thường.
Phân biệt gà chọi lông 1, lông 2, lông 3…
Ngoài ra, có thể nhìn vào những đặc điểm khác ở gà để nhận biết tuổi gà như:
Lông bờm cổ: Con có lông bờm cổ ngắn hơn sẽ già hơn, gà non lông bờm cổ sẽ dài và mượt
Gà lông 2 sẽ có mình dày và vững chãi hơn gà lông 1
Với đầu mặt, gà chọi lông 2 sẽ có bộ mặt dày hơn, mang thần thái điềm tĩnh,
Gà lông 2 thường sẽ không đẹp như gà lông 1
Gà lông 2 và 3 về cơ bản không có quá nhiều sự khác biệt.
Cách Chọn Gà Đá Tốt Bằng Cách Vảy Gà Đơn Giản Mà Chuẩn Xác
Khi chúng ta xem một con gà, khi chúng ta bế con gà trên tay, trước hết là coi sơ cái mặt. xem mặt nó có lanh lợi hay không hoạt bát hay không, sau đó là quan sát kỹ bộ chân. Bộ chân tuy nhỏ nhưng chúng lại góp phần không nhỏ trong các trận đấu. Nhưng tùy theo trình độ hiểu biết của mỗi người, mỗi sư kê về vảy gà mà có mức độ lưu tâm chú ý khác nhau. Người biết ít thì nhìn tổng thể, còn những người có nhiều năm kinh nghiệm thì nhìn từng cái vảy một từ trước ra sau, cân phân những cái hay cái dở…Có khi màu mè xem xét cả giờ vẫn chưa xong. Hôm nay, gadaviet sẽ hướng dẫn các bạn bằng cách xem vảy gà đơn giản mà cực chuẩn xác.
Cách chọn gà đá tốt bằng cách vảy gà
Như chúng ta cũng biết xem chân gà cũng không phải là dễ dàng. Phải là những người có trình độ mới có thể xem hết được cái hay của nó. Cách chọn gà đá tốt cũng vậy cũng phải quan sát kĩ lắm mới chọn được nhưng cũng có người lý luận rằng:
– Một con gà nòi, gà chọi đá thắng hay thua là do sức lực nó mạnh hay yếu, và tài nghệ riêng của nó cao hay thấp,và trong vụ đó, còn phải kể đến sự may rủi nữa.
– Đúng là con gà có lực tất nhiên là chúng phải đá thắng con gà sức yếu rồi. Gà mạnh thì đá đau đòn ra đòn có lực, có sức chịu đựng giỏi, đá nhau cả buổi chưa thấm mệt. Còn gà yếu sức, cất chân lên không muốn nổi thì còn mong đá ăn ai? Đúng là khi xáp trận với nhau thì tất nhiên con gà nào có đòn độc hiểm là con đó thắng. Gà nào càng độc thì càng thắng nhanh với đối thủ của mình. Kết thúc trận tranh hùng càng sớm. Còn chuyện may rủi là chuyện miễn bàn vì thực tế nó là như vậy. Có nhiều con gà đá thật dữ đá đâu thắng đó, nhưng có trận phải thua vì một đòn đá hoảng của con gà tồi vì chúng cũng có những chiêu thức của mình. Chuyện đó xưa nay vẫn thường xảy ra ở các trường đấu gà chọi. Tất cả những chuyện vừa kể trên đều đúng.
Nhưng có điều chúng ta phải nhìn nhận là những con gà tài,gà hay gà thắng trận ở trên thường là những con gà có vảy tốt. Trong khi đó, những con thua thường là những con gà có vảy xấu. Con gà có vảy tốt mà thua con gà có vảy xấu có thể là nhiều lý do. Chính vì những lẽ kể trên nên người ta phải lựa chọn thật kỹ một con nòi toàn bích về mọi mặt để nuôi, trong đó vảy tốt luôn luôn đóng vai trò quan trọng. Chân gà nòi có nhiều dạng vảy: Vảy tốt lẫn vảy xấu.
Vì vậy sư kê phải chọn những con vảy tốt mà nuôi, gà vảy xấu nên loại bỏ không thương tiếc vì chúng ta giữ lại cũng chỉ là con gà vô dụng mà thôi. Chuyện hình dáng bên ngoài của con gà thì ngay người mới vào nghề nếu được chỉ vẽ sơ sơ, họ cũng hiểu và nhớ được, chớ còn vảy gà thì ngay cả những người nuôi lâu cũng chưa chắc đã am tưởng tất cả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Xem Vảy Gà Chọi Xấu Đơn Giản Chính Xác Nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!