Bạn đang xem bài viết Cách Vần Gà Chọi Vụ Lông 2 Và Chăm Sóc Cho Gà Đang Thay Lông được cập nhật mới nhất trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách vần gà chọi vụ lông 2
Trên thực tế, cách vần gà chọi vụ lông 2 có thứ tự không khác gì vần gà vụ lông 1. Vần gà vẫn theo số lượng là 4 kỳ vần đòn 3 kỳ vần hơi. Khi vần vẫn xen kẽ kỳ hơi và kỳ đòn. Để gà nghỉ ngơi đủ mới cho vần tiếp.
Đặc biệt cách vần gà chọi vụ lông 2 thì cần lưu ý nhiều hơn tới mức độ luyện tập. Tức là cần cho gà làm quen từ từ và có chế độ vần phù hợp với thể trạng hơn. Bên cạnh đó, thì các thao tác luyện gân gối cơ bắp cho gà cứng cáp và vững vàng cũng nên được áp dụng nhiều hơn.
Và trong quá trình vần gà, việc om bóp rượu nghệ cũng nên được thực hiện đều đặc để gà khỏe mạnh và da dày dạn hơn. Om bóp rượu nghệ cũng giúp gà tránh mắc một số bệnh ngoài da. Mà khi gà thay lông xong, là điều kiện rất dễ mắc bệnh ở gà.
Lưu ý khi vần gà chọi vụ lông 2
Trong cách vần gà chọi vụ lông 2 yêu cầu người nuôi phải chăm sóc và đảm bảo chê sđộ dinh dưỡng cho gà chọi. Ví dụ như trước khi cho gà vần vụ lông 2, cần chuyển chúng sang chuồng rỗng rãi hơn để có thể dễ dàng tự do đi lại, vỗ cánh.
Thức ăn cho gà chọi trong quá trình vần phải là cơm trộn thóc đã được ngâm trong 2,3 ngày. Mỗi lần kết thúc vần đòn thì phải lau sạch sẽ và vỗ đờm chơ gà chọi. Ngoài ra, việc cho gà ngâm chân vào nước lạnh cũng nên được thực hiện. Động tác này sẽ giúp gà tránh việc bị sung cụm bàn chân.
Việc cho gà chạy lồng cùng là cần thiết. Tuy nhiên, phải tùy vào tình trạng sức khỏe của gà để thực hiện.
Cách chăm sóc gà đang vần đòn vụ lông 2
Cách chăm sóc cho gà trong quá trình vần đòn vụ lồng 2 rất quan trọng. Sau quá trình tiêu hoa phần lớn năng lượng, gà chọi cần được phục hồi lại một cách khoa học. Đặc biệt là các phương pháp giữ vệ sinh, vỗ đờm, làm tan đòn cho gà chọi.
Nên nhỏ mắt cho gà để tránh tình trạng đau mắt. Có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt dành cho người. Thêm vào đó, việc om bóp nhẹ nhàng sẽ giúp gà tan đòn và hồi phục nhanh hơn.
Trong mùa lạnh, thì việc om bóp cần kết hợp với việc sấy kho để tránh gà bị nhiễm lạnh. Và thời gian nghỉ ngơi sau mỗi kỳ vần đòn, vần hơi nên dài hơn do vết thương lâu lành.
Trong khoảng thời gian này, việc cho gà đi đá là tuyệt đối tránh. Vì gà chưa phục hồi được sức khỏe hoàn toàn. Nên việc cho gà đi đá chỉ khiến gà mất sức, dã đòn và mất lối mà thôi.
Cách vần gà lông vụ 2 cần phải lưu ý nhiều về cách chăm sóc và dinh dưỡng cho gà. Các sư kê nên lưu ý để tránh làm hỏng gà chọi. Những lưu ý và chú ý khi chăm sóc gà chọi vần vụ lông 2 cũng đã được bài viết nêu rất rõ. Đây là những thông tin rất hữu ích cho người nuôi gà chọi.
Posted in Tagged KINH NGHIỆM NUÔI GÀ cách vần gà chọi vụ lông 2, lưu ý khi vần gà chọi, vần gà chọi khi thay lông
Hướng Dẫn Vần Hơi Cho Gà Chọi Vụ Lông 1 Và Vụ Lông 2
Cách vần gà chọi vụ lông 1
Cách vần hơi cho gà đá là ta tìm con gà bằng trạng bằng cân, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng một hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng bốn đến năm ngày vì là gà non. Tranh thủ thời gian ta cắt tai tích cho gà hoặc cắt trước sau gì đó là do sở thích và quan điểm của từng sư kê.
Cách vần gà chọi là ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút quấn kĩ chân sau đó quấn chặt mỏ để gà quàn nhau khoảng ba hồ ( mỗi hồ khoảng 15 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta nên cho gà đánh thả đòn khoảng 10 phút xong thì vỗ đờm và lau sạch. Cho gà nghỉ khoảng chín ngày.
Cách vần hơi cho gà đá ở giai đoạn này là ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng hai hồ, sau đó vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 6 – 8 ngày tùy theo độ trọng thương.
Ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng bốn hồ (Mỗi hồ từ 20 – 25 – 30 – 35 phút), trước khi kết thúc vần hơi ta lên cho gà đánh đòn thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong rồi sau đó vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 12 – 14 ngày.
Cách vần gà chọi là ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đánh đòn khoảng 4 hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 14 – 16 ngày tùy độ thương tích.
Các sư kê tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn trạng một chút, quấn kỹ chân sau đó bịt mỏ để gà quần nhau khoảng bốn hồ (Mỗi hồ từ 30 – 40 – 50 – 60 phút), trước khi dừng vần hơi ta lên cho gà đánh thả mỏ khoảng 7 – 10 phút xong thì vỗ hen và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 22 ngày.
Cách vần gà chọi là ta tìm con gà bằng trạng bằng cân hoặc hơn một chút, quấn kỹ chân cho đá đòn khoảng sáu hồ, xong thì vỗ đờm và lau sạch sẽ. Cho gà nghỉ khoảng 20 – 24 ngày tùy mức độ thương tích (Kỳ này ta có thể cáp độ đá bao trong khoảng 6 hồ thắng thua gì thì hết 6 hồ là bê lên cốt là để lấy kỳ vần. Nhưng vẫn có những con gà tài không đơi tuổi do vậy mà không cần phải vần đủ thời gian giống như công thức, chỉ cần được 4 hồ đòn và 100 phút hơi là cho gà xuất chinh đi chiến đấu được rồi).
Vần gà vụ lông 2 mất khá nhiều thời gian và cẩn thận vì chỉ cần nóng vội sơ xuất trong cách vần hơi cho gà đá là có thể làm hỏng con gà. Do vậy mà khi vần hơi hoặc vần đòn ta đều phải tăng từ từ không được tăng quá nhanh vì nó không giống gà vụ lông 1 bởi nó bị gián đoạn trong thời gian nghỉ thay lông.
Gà vụ lông 2 trước khi đưa gà vào chế độ, trong thời kỳ gà còn chưa khô lông thì ta nên tập tay cho gà có gân gối vững vàng cứng cáp trước khi đưa vào chế độ.
– Trước khi ra trường ta xả nghệ năm ngày và không om ngày cuối. mà thả gà ra chuồng thật rộng, thoáng mát và tránh mưa nắng để cho gà đi lại thoải mái cho xung gà.
– Sau giao đấu hay kỳ vần ta phải cho gà ngâm chân từ 5 – 20 phút trong nước lạnh, ngâm ngập đến đầu gối để làm mát chân gà và tránh chân gà bị xưng cụm bàn.
– Khoảng 2 giờ sau thì dùng thuốc nhỏ mắt V-Rohto loại chai màu nâu nhỏ vào mắt gà làm cho sạch cát bụi và trị đau mắt, dùng thuốc bóp lau quét vào cho gà để làm tan đòn mỗi ngày 2 lần sáng chiều.
– Vần gà xong khoảng 3 – 4 giờ sau cho ăn cơm trộm với thóc ngâm 1 ngày, nếu cẩn thận thì ta cho ăn 2 – 3 ngày (Tùy theo từng trận chiến và sức khỏe của gà).
– Sau các trận đánh đấm 3 – 4 ngay ta cho gà chạy lồng để rèn luyện thể lực. gà chạy lồng xong thước khi nhốt gà ta nên massage cho gà (Chú ý tùy vào tình trạng con gà và mỗi trận đấu để có thể cho gà tập sớm hoặc muộn).
– Do đặc thù của thời tiết miền Bắc mà trong cách thức om bóp theo từng mùa cũng phải linh động cho phù hợp tránh gà bị nhiễm lạnh. Mùa Đông khi om gà xong tốt nhất là lấy máy sấy tóc sấy khô cho gà rồi sau đó thà ra cho gà vỗ cánh.
– Hàng ngày trước khi gà đi ngủ ta lấy hỗn hợp rượu om gà rồi lấy chổi sơm hoặc chổi vẽ quét vào chân quản gà để cho chân quản gà được khô cứng rắn chắc.
– Về mùa đông lạnh giá ta cho gà nghỉ dưỡng thương tích 5 ngày/1 hồ đòn vì mùa đông gà hồi phục thể trạng chậm hơn các mùa khác trong năm.
101 Điều Cần Biết Về Cách Chăm Sóc Gà Chọi Đang Thay Lông
Thay lông ở gà chọi là một chu kỳ tự nhiên, diễn ra nhiều lần trong đời. Việc thay lông nhằm loại bỏ các lông già xơ xác bằng một bộ lông óng ánh tuyệt đẹp. Tuy nhiên, khi gà thay lông thường lên cân, yếu và bở gà. Do đó, nếu không biết cách chăm sóc đúng đắn sẽ làm “hỏng” con gà chọi.
Cách nhận biết gà chọi đang thay lông
Để có thể nhận biết được dấu hiệu gà chọi thay lông đối với một người bình thường khá là khó. Đôi khi thường nhầm lẫn nó với việc gà bị bệnh.
Thay lông ở gà chọi phụ thuộc vào sức khỏe, tình trạng chăm sóc, quá trình điều chỉnh thức ăn, nước uống, ánh sáng của mỗi con gà.
Việc thay lông ở gà chọi thường diễn ra một cách tuần tự, từ phần đầu sau lan xuống cổ, lưng, ức, cánh và cuối cùng là đuôi.
Gà chọi thường thay lông vào khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch hàng năm, nằm khoảng vào cuối hạ và đầu thu.
Chăm sóc gà chọi khi thay lông như thế nào?
Gà chọi thay lông là khoảng thời gian cần chăm sóc đặc biệt nhất. Để đảm bảo sức khỏe cho gà cũng như gà thay lông nhanh, mọc lông đẹp và săn chắc hơn thì bạn cần thực hiện các các bước sau:
Giai đoạn 1: lúc gà chọi bắt đầu thay lông.
Khi nhận thấy dấu hiệu gà chuẩn bị thay lông thì bạn nên cho gà nghỉ ngơi. Không tham gia các kỳ vần hơi, vấn đòn tốn quá nhiều năng lượng. Thay vào đó, hằng ngày vào buổi trưa sẽ tắm cho gà, tắm xong lấy khăn mềm lau cho gà ráo nước.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cho gà. Tăng cường rau xanh,, chủ yếu là giá đỗ, giảm 1/3 lượng thóc lúa hằng ngày. Cách 3 ngày bổ sung mồi và lạc cho đến khi gà ra lông mới.
Bên cạnh đó, bạn hãy rút 3 cái lông đầu cánh ở hai bên và 2 lông đuôi chúa. Việc rút lông như vậy nhằm kích thích sự rụng lông của gà chọi.
Giai đoạn 2: gà chọi bắt đầu ra lông mới
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng để quyết định gà chọi có bộ lông đẹp hay xấu. Vì vậy, khâu chăm sóc này bạn cần chú tâm hơn.
Giảm khẩu phần ăn còn 2/3 so với những con gà chiến bình thường. Bổ sung thêm rau xanh, lạc vào khẩu phần ăn của gà. Cứ cách hai ngày thì cho uống một viên dầu cá để bổ sung thêm đạm. Một tuần thì cho gà ăn một quả trứng cút và một miếng thịt nạc nhỏ.
Không nên tắm quá nhiều lần mà cách 2 hoặc 3 ngày mới tắm một lần. Với cách làm như vậy sẽ thúc đẩy việc mọc lông, giúp cho gà chọi có bộ lông óng mượt và đẹp mắt.
Giai đoạn 3: chăm sóc khi gà chọi khô lông
Gà bước vào giai đoạn khô lông thường tăng cân rất nhanh. Để hạn chế việc lên cân không kiểm soát và tránh gà bị bở thì bạn cần phải thực hiện các bước sau.
Loại bỏ thịt lợn nạc ra khỏi khẩu phần ăn của gà. Còn các khẩu phần khác thì giữ nguyên như trước.
Nên tắm cho gà 1 lần 1 tuần để kích thích gà ra lông và giúp lông thắng hơn. Đặc biệt nên tắm khi trời có nắng, tắm xong dùng khăn mềm lau cho gà. Vì lúc này gà rất dễ bị nhiễm lạnh, mất gân và bị một số bệnh về đường hô hấp.
Chờ sau khi gà hoàn thành thay lông xong thì tỉa bớt lông ở các vị trí đầu, cổ để gà giải nhiệt khi thời tiết quá nóng. Lúc thời tiết nắng ráo thì tiến hành vần gà, chạy lồng, chạy bộ để tăng cường thể lực.
Một số lưu ý trong khi chăm sóc gà chọi thay lông
Ngoài những cách làm đã được đề cập ở trên thì bạn cần phải chú ý một số lưu ý sau:
Không tiến hành nhổ hết lông cánh của gà chọi. Nếu không, khi thay lông, lông gà không được thẳng và dễ dàng thay lại.
Khi thay lông, tuyệt đối không cho gà đúc mái quá nhiều. Nếu không sẽ làm hỏng gân gà, dễ bị xuống gối.
Khi gà đang ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 tuyệt đối không cho gà chạy lồng.
Khi nuôi gà thay lông thì bạn nên tăng cường vitamin cho gà bằng cách cho ăn hoa quả.
Mong rằng, với cách chăm sóc trên, những chú gà của các bạn sẽ sở hữu một bông óng mượt và đẹp nhất.
Cách Nhận Biết Gà Thay Lông Và Chăm Sóc Cho Phù Hợp
Gà thay lông nhiều lần trong vòng đời của chúng. Nên không thể nói chính xác thời điểm nào, tuổi nào chúng sẽ thay lông. Nhưng với những sư kê giàu kinh nghiệm họ sẽ nắm được khoảng thời gian khi chúng bắt vào thay lông.
Gà thay lông vào thời điểm cuối hạ đầu thu, việc thay đổi bộ lông nhằm giúp chúng giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ tăng cao. Và quá trình thay lông sẽ kéo dài ít nhất 2.5 tháng – 3 tháng. Thậm chí là lâu hơn.
Một số cách nhận biết gà thay lông như:
– Lông tơ rụng dần, thay thế cho những chiếc lông dày, cứng cáp hơn
– Lông dày hơn
– Bộ lông cũ gần như rụng hết. Đây cũng là lúc gà trở nên rất yếu.
– ….
Cách chăm sóc khi gà thay lông
Việc chăm sóc khi gà thay lông sẽ giúp chúng sở hữu bộ lông đẹp, dày và cứng cáp hơn. Đồng thời hạn chế bệnh tật.
– Chuồng nuôi: Bạn nuôi gà trong bội trong suốt khoảng thời gian thay lông. Nhớ là dùng bạt che quanh lông. Mục đích là để cản gió. Bên cạnh đó hạn chế việc chúng thụt cổ ra các kẽ bội, làm rụng lông.
– Vệ sinh: Khi gà thay lông nên tắm rửa cho chúng thường xuyên. Một ngày tắm 1 lần. Không cần phơi nắng. Một lưu ý nữa là nên tách chuồng nuôi gà và hạn chế những chiến kê khác lại gần. Vì khi gà thay lông chúng rất nhát. Nghe gà nào gáy hay lại gần sẽ rất sợ. Sau này thay lông hoàn chỉnh, nết ra trường của chúng sẽ rất xấu, nhát, dễ chạy.
– Khẩu phần ăn: Nên giảm bớt 3 phần. Ví dụ nếu ngày thường cho ăn 10 phần thì khi gà thay lông chỉ cho ăn khoảng 7 phần là được. 3 phần trong còn lại thì thay thành rau xanh, cà chua,…
Nguyên nhân là gà thay lông không thể tập luyện thể lực được. Nếu cho ăn quá nhiều chúng rất dễ mập. Khi đi đá gà trực tiếp sẽ mất đi sự nhanh nhạy, trở nên ù lì.
Một số vấn đề cần lưu ý trong cách nhận biết gà thay lông
– Gà thay lông từ cổ trước, đến phần lông nhỏ trên cánh, phần lông dài trên cánh rồi mới đến mình, đuôi.
– Lúc gà thay lông trông rất giống gà bị bệnh. Nên cần nhận biết thật kỹ để tránh chăm sóc sai.
– Nắm rõ cách nhận biết gà thay lông sớm sẽ giúp bạn chủ động trong việc chăm sóc gà chiến đúng cách.
– Tuyệt đối không xổ gà hay cho gà đi cọ mỏ, tập thể lực với những chiến kê khác.
– Nếu muốn cho lông gà đẹp nên bổ sung nhiều rau xanh, cà chua, giá đỗ.
– Không thể xác định được thời gian gà ra lông là bao giờ. Nên các sư kê cứ chăm sóc và quan sát đến khi bộ lông mới hoàn thiện gần xong thì thôi.
– Khi lông mới của gà bắt đầu mọc, nên hạn chế tắm cho gà. Vì lông vẫn còn yếu. Tắm nhiều dễ làm hỏng, đứt lông,…
– ….
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Vần Gà Chọi Vụ Lông 2 Và Chăm Sóc Cho Gà Đang Thay Lông trên website Raffles-design.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!